You are on page 1of 91

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Hoàng Thu Hương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO


NHẠC
CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ÂM NHẠC

CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đặng Hồng Phương

Hà Nội, năm 2022

i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn chân
thành nhất đến PGS, TS Đặng Hồng Phương – người đã tận tâm hướng dẫn
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành nhất đến Ban Chủ nhiệm Khoa và
các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi được học tập và bảo vệ khoá luận của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên mầm non ở các trường mầm non đã
giúp tôi hoàn thành phiếu trưng cầu ý kiến. Từ đó tôi có những số liệu thiết
thực để đưa ra thực trạng và biện pháp cho đề tài nghiên cứu của mình hoàn
thiện hơn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè những người thân
luôn động viên tôi, giúp đỡ tôi trong những lúc kho khăn để tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu này.
Khóa luận không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự chỉ dẫn góp ý
của quý thầy cô, bạn đọc để khóa luận của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Tác giả

Hoàng Thu Hương

i
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................3
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................3
3.1 Khách thể nghiên cứu.....................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC............................................................................3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................3
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.....................................................4
7.2.1. Phương pháp quan sát.................................................................................4
7.2.2. Phương pháp đàm thoại..............................................................................5
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.........................................................5
7.3. Phương pháp thống kê toán học....................................................................5
8. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN....................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..................................................6
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ..............................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non........6
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ mầm non........7
1.1.3. Những nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc................................................8

iii
1.2. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI.........................9
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.....11
1.2.2. Biểu hiện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi...........11
1.2.3. Rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi......13
1.3. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ
24 – 36 THÁNG TUỔI.......................................................................................17
1.4. QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO
TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ
ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC.........................................................................22
1.4.1. Mục đích và nguyên tắc rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24
– 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc..................22
1.4.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc....................................23
1.4.3. Phương pháp và biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc.............25
1.4.4. Hình thức và phương tiện rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc.............27
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc.............29
1.4.5.1. Yếu tố chủ quan.....................................................................................29
1.4.5.2. Yếu tố khách quan.................................................................................30
1.4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36
tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc..........................31
1.4.6.1.Tiêu chí đánh giá....................................................................................31
1.4.6.2. Thang đánh giá......................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO
NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ
CHỦ ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC.................................................................33

iv
2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG....................................................33
2.1.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................33
2.1.2. Khách thể khảo sát....................................................................................33
2.1.3. Địa bàn khảo sát........................................................................................33
2.1.4. Nội dung khảo sát.....................................................................................33
2.1.5. Phương pháp khảo sát...............................................................................33
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT...............................................................................36
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc rèn luyện kỹ năng vận
động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo
dục âm nhạc........................................................................................................36
2.2.2. Thực trạng việc sử dụng biện pháp để phát triển kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc.....................................................................................................................39
2.2.3. Thực trạng biểu hiện mức độ phát triển của kỹ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc. 42
2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá...................................................................................42
2.2.3.2. Thang đánh giá......................................................................................42
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO
NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ÂM NHẠC................................................................................................45
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC............................................................45
3.1.1. Đảm bảo tính vừa sức...............................................................................45
3.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ........................................46
3.1.3. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp............................................................47
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP..............................................................48
3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trên hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc................................................................................................48

v
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa..................................................................................48
3.2.1.2. Nội dung................................................................................................48
3.2.1.3. Cách tiến hành.......................................................................................49
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện................................................................................50
3.2.2. Tích hợp hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc với các giờ học
khác.....................................................................................................................50
3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa...................................................................................50
3.2.2.2. Nội dung................................................................................................50
3.2.2.3. Cách tiến hành.......................................................................................52
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện................................................................................52
3.2.3. Tổ chức hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc trong các ngày lễ
hội.......................................................................................................................52
3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa...................................................................................52
3.2.3.2. Nội dung................................................................................................53
3.2.3.3. Cách tiến hành.......................................................................................54
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện................................................................................54
3.2.4. Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc...............................................................................................................54
3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa...................................................................................54
3.2.4.2. Nội dung................................................................................................54
3.2.4.3. Cách tiến hành.......................................................................................55
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện................................................................................55
3.3. TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP.......................................55
3.3.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm..............................................55
3.3.1.1 Mục đích khảo nghiệm...........................................................................55
3.3.1.2. Nội dung và các bước khảo nghiệm......................................................55
3.3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm.........................................................................56
3.3.1.4. Địa bàn khảo nghiệm.............................................................................56
3.3.1.5. Phương pháp khảo nghiệm....................................................................56

vi
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm................................................................................56
3.3.2.1. Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc.....................................................................................................................56
3.3.2.2. Tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc.....................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................60
I. KẾT LUẬN.....................................................................................................60
II. KIẾN NGHỊ...................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................62
PHỤ LỤC...........................................................................................................66
PHIẾU ĐIỀU TRA.............................................................................................66

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc rèn luyện kỹ năng
vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc
Bảng 2.2 So sánh kết quả kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc giữa trẻ nam và trẻ nữ
Bảng 2.3: Thang đánh giá kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc
Bảng 3.1. Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc
Bảng 3.2. Tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


VĐTN Vận động theo nhạc
GV Giáo viên

viii
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần phải thường xuyên
cập nhập các tri thức mới, phải thay đổi để phù hợp với các tiến bộ, yêu cầu
của xã hội. Giáo dục là một bộ phận quan trọng trong việc phát triển,
nâng tầm tri thức của con người; vì vậy đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi
để góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi người phù hợp với yêu cầu xã
hội.
Giáo dục mầm non là một bậc học nền tảng, là một mắt xích quan trọng
giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành nhân cách của mỗi con người. Âm
nhạc là món ăn tinh thần, nhu cầu trong cuộc sống của mọi người. Đối với
trẻ em thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu vui tươi trong trẻo của
các tác phẩm âm nhạc là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi đứa trẻ. Âm
nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển
tình cảm và các quan hệ xã hội. Trẻ em được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn
nằm trong nôi, qua lời ca trong sáng, những giai điệu du dương, tiết tấu nhịp
nhàng, tự nhiên của âm nhạc đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu
tình cảm của trẻ. giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi
trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng
lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả
hứng thú của trẻ. Trẻ mầm non dễ tiếp nhận, dễ cảm xúc, vốn ngây thơ,
trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Thế
giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ
phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối
quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc rõ ràng.
Đó là sự hình thành mối quan hệ giữa trẻ em với âm nhạc nhằm phát triển
1
ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái
không hay, biết hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt
động âm nhạc khác nhau.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động vận động theo nhạc
là một hoạt động quan trọng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ 24 –
36 tháng tuổi. Âm nhạc là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các
hoạt động ở trường. Vận động theo nhạc không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu
cầu tình cảm, phát triển cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ trong
sáng, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện cái đẹp, tiến tới sáng tạo cái đẹp mà
còn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Việc giáo dục âm nhạc
được tích hợp trong rất nhiều hoạt động hàng ngày của trẻ: đón trẻ, thể dục
sáng, hoạt động góc, ăn trưa, ngủ, hoạt động lễ hội…và trong các giờ học
khác nhau: làm quen với tác phẩm văn học, tạo hình, làm quen với toán…
Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt
động. Trẻ em thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa theo tiếng nhạc có giai
điệu và tiết tấu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Nhờ đó mà cuộc sống của mỗi
đứa trẻ luôn vui vẻ và hồn nhiên. Ngoài ra, âm nhạc còn được sử dụng để ổn
định lớp, chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng
thú, thư giãn, gây sự chú ý của trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe,
ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ. Vì vậy việc giáo dục âm nhạc có vai trò rất
quan trọng trong sự hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Hiện nay, việc g i á o d ụ c â m n h ạ c cho trẻ tại các trường mầm non
vẫn chưa được chú trọng, các phương pháp giảng dạy chưa phát huy được hết
khả năng của trẻ, bài hát trẻ hát chưa đúng giai điệu, vận động múa còn hời
hợt, cứng nhắc chưa biết kết hợp dáng, không tự nhiên, vận động theo tiết tấu
chưa chính xác. Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó,
giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung tổ chức hoạt
động cũng như tìm kiếm nguồn tài liệu, các biện pháp hướng dẫn tổ chức
2
hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Đối với đặc điểm
của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc
cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình
thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc.
Vì tất cả các lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp rèn
luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt
động giáo dục âm nhạc”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài:
Xây dựng được hệ thống biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc nhằm
nâng cao mức độ vận động theo nhạc cho trẻ.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vận động theo nhạc có thể giúp phát triển về mặt thể chất cũng như tinh
thần cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp rèn
luyện kỹ năng vận động theo nhạc trong hoạt động có chủ đích mang tính mới
lạ, hấp dẫn kích thích cơ thể và não bộ phát triển thì sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ
tốt hơn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận về biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
3
- Tìm hiểu thực trạng biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc
của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
- Xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 –
36 tháng tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu biện pháp rèn luyện kỹ năng vận
động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế hoạt
động vận động theo nhạc của trẻ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi và đưa ra được một
số biện pháp trong thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 04/2022.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu và phân tích để tổng hợp các nội dung, phân
loại và hệ thống hóa những công trình trong và ngoài nước có liên quan nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép thông tin để khảo sát quá trình trẻ vận động theo nhạc,
biểu hiện khả năng chú ý của trẻ khi nghe luật chơi, tư duy giải quyết nhiệm vụ
khi tham gia.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện với giáo viên để thu thập thông tin liên quan đến
đề tài nghiên cứu để làm cơ sở phân tích và minh chứng cho kết quả thu nhận
được, làm sáng tỏ thông tin thu thập từ quá trình.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

4
Sử dụng phiếu hỏi bằng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin từ giáo viên
mang lại những thông tin đầy đủ chính xác từ nhận thức và thái độ của trẻ.
7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm
Dựa trên hệ thống bài tập đã được dựng sẵn để khảo sát tính khả thi và tính
hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học: Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành trắc
nghiệm, xử lý số liệu khách quan. Từ đó thống kê kết quả nghiên cứu thực trạng
của vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kết luận.
8. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng của đề tài
Chương 3: Đề xuất các biện pháp

5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm
non
Âm nhạc hết sức gắn bó với cuộc sống từ khi chào đời tới khi giã từ cuộc
sống. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã được tiếp xúc với âm nhạc, được tắm mình
trong lời ru, khúc hát yêu thương, trìu mến của mẹ. Lớn lên, trẻ được tiếp xúc
với những bài hát, những khúc đồng dao… và lúc này sự tác động của âm nhạc
tới trẻ ngày một đa dạng hơn. Ngay cả khi giã từ cuộc sống, con người cũng ra
đi trong tiếng nhạc tiếc thương.
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ. Sự tác
động của âm nhạc đối với trẻ thơ có ý nghĩa quan trọng để phát triển một nhân
cách toàn diện cho trẻ. Xukhomlinxky – nhà giáo dục vĩ đại người Nga đã nói:
“Đem âm nhạc đến cho trẻ thơ, chúng ta đào tạo trước hết không phải các nhạc
sĩ mà là những con người”
Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt
động giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non cũng như sự tác động của âm nhạc
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ở Việt Nam cũng có một
số nhà sư phạm nghiên cứu đưa dân ca vào chương trình giáo dục phổ cập.
Trong chương trình tiểu học có “Inh lả ơi” (Dân ca Thái), “Màu xanh quê
hương” (Dân ca Kh’mer).
Đối với chương trình giáo dục mầm non thì chú trọng cho trẻ làm quen
với dân ca dưới hình thức nghe cô hát. Năm 1993 – 1996 Vụ giáo dục mầm non
đã thực hiện chuyên đề giáo dục âm nhạc. Luận văn tốt nghiệp Đại học của Phan
Đông Phương “ Bước đầu dạy hát đồng dao phổ nhạc của Phạm Tuyên” cho trẻ
mẫu giáo. Gần đây hơn là luận án thạc sĩ của Phạm Thị Hòa “Nghiên cứu âm
nhạc đối với trẻ mẫu giáo” là công trình nghiên cứu cơ bản trong chương trình

6
“Tính giáo dục truyền thống thông qua hoạt động âm nhạc”. Tác giả đã sưu tầm
và phân tích một số bài dân ca vừa sức để cho trẻ bước đầu làm quen.
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ mầm
non
Vận động theo nhạc rất gần gũi với con người đặc biệt là trẻ thơ. Việc đi
sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu về vận động theo nhạc cho trẻ là một việc làm
cần thiết.
Trên thế giới đã có một số nước nhìn nhận được tầm quan trọng của việc
vận động theo nhạc đối với trẻ. Một số nước như: Liên xô (cũ), Hung-ga-ri, Tiệp
khắc đã nghiên cứu khả năng vận động theo nhạc của trẻ và đã áp dụng trên trẻ
coi vận động theo nhạc như mầm mống đầu tiên của việc hình thành thị hiếu
nghệ thuật cho trẻ. Trong cuốn “Sáng tạo nghệ thuật” của tác giả Ôtstraylia vấn
đề vận động theo nhạc của trẻ cũng được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh: trẻ thơ
và việc nhảy múa trong lớp học, tầm quan trọng của khiêu vũ với trẻ, phương
pháp dạy trẻ vận động (múa)
Ở nước ta, vấn đề vận động theo nhạc cho trẻ cũng được nghiên cứu ở các
khía cạnh khác nhau. Cuốn “Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc” của
tác giả Ngô Thị Nam có đề cập đến vấn đề vận động theo nhạc cho trẻ trong hệ
thống giáo dục âm nhạc về lý luận cũng như về phương pháp dạy trẻ vận động
theo nhạc. Gần đây, vấn đề vận động theo nhạc cũng được một số sinh viên
quan tâm đến như: Luận văn tốt nghiệm của Nguyễn Thị Cẩm Bích – Sinh viên
Đại học sư phạm Hà Nội “Bước đầu áp dụng một số hình thức vận động theo
nhạc mới cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” đã đưa ra và thử nghiệm thành công một
số hình thức vận động theo nhạc mới, hay khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị
Hồng Vân – sinh viên Cao đẳng sư phạm trung ương “Bước đầu tìm hiêu đặc
điểm của một số bài hát múa – vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo bé” đã
phân tích được nội dung, tính chất của một số bài hát và đưa ra hình thức vận
động phù hợp cho trẻ 3-4 tuổi.
7
1.1.3. Những nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc
Có nhiều công trình nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm Thị Hòa: “Thiết kế bài soạn giáo
dục âm nhạc cho giáo viên mầm non theo định hướng đổi mới”
Đề tài nghiên cứu khoa học của Vũ Thị Việt Hiếu: “Hứng thú học âm
nhạc của trẻ 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Yên Bái”
Tiến sĩ Ngô Thị Nam: “Phương pháp dạy âm nhạc cho trẻ trước tuổi học”
1.2. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi
Khái niệm về kỹ năng:
Hiện nay, trong Tâm lý học và Lý luận dạy học khi nghiên cứu về kỹ
năng có hai quan điểm.
- Quan điểm 1: xem kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác. Đại
diện cho quan điểm này có các tác giả: V.A. Kruchetxki, N.D. Levitovxam, Trần
Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng…
Tác giả V.A. Kruchetxki cho rằng: “kỹ năng là thực hiện một hành động
hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những
phương thức đúng đắn”.
Tác giả N.D. Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động.
Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng
đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông
nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người phải nắm vững lý thuyết về
hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế.

8
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của
hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động,
có kỹ năng.
- Quan điểm 2: Coi kỹ năng nghiêng về mặt biểu hiện năng lực của con
người
Các tác giả có cùng quan điểm này: Paul Herrey, Ken Blanc Hard, P.A.
Rudich, Vũ Dũng, Nguyễn Thị Thúy Dung, Huỳnh Văn Sơn,…
Từ điển Tiếng Việt (1997) định nghĩa: “kỹ năng là khả năng vận dụng
những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa: “kỹ
năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng.
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2009) cho rằng: “kỹ năng là một biểu
hiện năng lực của con người thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt
động nào đó bằng cách tiến hành đúng đắn kỹ thuật của hành động trên cơ sở
vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vốn có về hành động đó”.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009) quan niệm “kỹ năng là khả năng thực hiện
có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng
không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng
lực của con người”.
Các quan điểm trên về hình thức diễn đạt tuy có vẻ khác nhau nhưng thực
chất chúng không mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Sự khác nhau là ở chỗ mở
rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng hành động trong các tình
huống khác nhau. Từ những quan điểm trên, chúng tôi xác định:
“Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một
hành động, công việc nào đó để đạt được chủ đích đã xác định trên cơ sở nắm

9
vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù
hợp với những điều kiện nhất định”
Khái niệm về kỹ năng vận động theo nhạc:
- Vận động theo nhạc (VĐTN) là những động tác biểu hiện cảm xúc theo
tính chất và nhịp điệu âm nhạc có mang yếu tố múa.
Khi nghe hát, nghe nhạc dưới tác động của âm thanh ta có cảm xúc và bộc
lộ cảm xúc đó bằng cử chỉ, hoạt động của hình thể chân, tay, đầu một cách ngẫu
hứng. Đó là cảm xúc tự nhiên bật ra bằng hành động theo tính chất giai điệu
hoặc nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
Vận động theo nhạc có thể có luật định nhất định do đã tích lũy được kinh
nghiệm hoặc không có luật động, tự tùy hứng.
- Kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi là khả năng
tương tác cùng thực hiện có hiệu quả dựa trên những tri thức đã có trong điều
kiện nhất định.
Mặt khác, Kỹ năng vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm
nhạc mầm non và các động tác của cơ thể hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ
đệm theo nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp
phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
1.2.2. Biểu hiện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi
Đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, VĐTN là những động tác biểu hiện
cảm xúc theo tính chất và nhịp điệu âm nhạc, thường là động tác đơn lẻ như:
đung đưa, vỗ tay, giậm chân, gật gù, nhảy…biểu hiện tính chất, nhịp điệu theo
một nét nhạc, một tiết tấu nhất định của bài hát.
Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24-36 tháng tuổi có liên quan đến khả năng
âm nhạc và vận động theo nhạc
1.2.3. Rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ từ 24 – 36 tháng
tuổi
10
Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy
việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất
cần thiết. Vai trò của cô giaó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say
mê hoạt động nghệ thuật.
Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ
Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các
động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp
sau:
Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với chủ đích khôi
phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô
phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát (Bản nhạc). Những động
tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát.
Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính
xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động
độc lập.
Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng)
Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một
con vịt của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa
riêng động tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con
múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ
động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.
Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú
và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ
hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và
giúp trẻ làm chính xác lại.
Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo
tiết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô
làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.
11
Đa dạng hoá các vận động: Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của
trẻ tôi nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo
thành trò chơi cho trẻ.
Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng
các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải
vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo
tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ
cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo không
cần hát.
Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập,
sang tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ
nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài
tập.
Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện
tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.
Cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi
Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng.
Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống
xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo
những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm
non được triển khai theo phương châm Chơi mà học. Và giáo dục âm nhạc cho
lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Thực tế cho thấy, trẻ em từ 24 – 36 tháng tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc.
Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. chủ đích
của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. giáo dục
âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con
người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể
như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. giáo dục âm nhạc
12
còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ
tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi
trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát
triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng.
Thực tế giáo dục âm nhạc từ 24 – 36 tháng tuổi cho thấy, khả năng cảm
thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá
trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm
quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ
nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát
được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát
những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua
nội dung của các bài hát đó. Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây bang
Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh.
Qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học. Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng
cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên
nhiên, môi trường xung quanh...
Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải
tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ
của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn thu hút trẻ. Trong
một tiết hoạt động âm nhạc tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các hình ảnh bài
thơ, câu đố, nét mặt vui tươi, bằng những câu nói nhẹ nhàng, sử dụng các trò
chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học
xuyên suốt theo một chủ đề. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát Màu hoa cô
giáo có thể làm một số loại hoa tươi để thu hút trẻ.
13
Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ:
Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to -
nhỏ, hát nối tiếp nhau hoặc cho cháu thi hát với nhau
Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng
mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với
trẻ và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động âm nhạc cũng như các
hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: đàn,
phách tre, đĩa nhạc, phục trang đẹp và có màu sắc nổi bật, đặt ở nơi trẻ dễ quan
sát, dễ lấy, đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát
và vận động. Ví dụ cho trẻ hát và vận động bài. Cháu yêu cô chú ông nhân gợi ý
cho trẻ sử dụng trống lắc, phách tre, dùng đủa gõ vào lon tạo ra âm thanh hổn
hợp thật hài hòa.
Phối hợp với phụ huynh
Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ
huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc
này bao giờ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay
từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của hoạt động âm nhạc trong trường mầm non.
Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên
cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên luôn
muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên
thông báo, trao đổi với phụ huynh thông qua bảng tin của lớp, ở các buổi họp
phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ về những trẻ có khả năng âm nhạc để
gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ
huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các
con được luyện tập ở nhà.
Mặt khác nhằm kích thích thích hứng thú say mê với âm nhạc thì rất cần
phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy
14
hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp sữa, chai
nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hoá trangĐể cô và trẻ có thể tự tạo ra những nhạc cụ,
đạo cụ hoá trang nhằm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm
nhạc.
1.3. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO
TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24-
36 tháng tuổi trên giờ chơi – tập có chủ đích, giáo viên có thể thực hiện một số
biện pháp tổ chức hoạt động VĐTN sau:
Tạo môi trường nhiều tính nhạc, kích thích trẻ tham gia hoạt động
Môi trường tổ chức hoạt động giàu tính nhạc là một trong những yếu tố
góp phần quan trọng vào việc tạo không khí âm nhạc, từ đó khơi gợi xúc cảm,
tình cảm thẩm mĩ, kích thích và duy trì hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia
hoạt động. Môi trường tổ chức hoạt động VĐTN bao gồm môi trường vật chất
và môi trường tinh thần:
- Tạo môi trường vật chất:
Giáo viên (GV) lập kế hoạch, chuẩn bị, sắp xếp và bố trí không gian hoạt
động nghệ thuật, phù hợp, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của trẻ, thuận tiện cho
việc triển khai các nội dung hoạt động VĐTN.
Sắp xếp, bố trí khu vực tổ chức hoạt động như: Diện tích lớp học phù hợp
với hoạt động VĐTN, bố trí đồ dùng, dụng cụ âm nhạc: Đàn, tivi, tranh ảnh, mô
hình, các loại nhạc cụ, đạo cụ, trang phục…ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng.
Tranh ảnh, mô hình, ti vi, máy chiếu (nếu có) đặt ở khoảng cách phù hợp, thuận
tiện cho trẻ quan sát. Khi trẻ VĐTN, GV bố trí vị trí phù hợp sao cho tất cả trẻ
đều quan sát được hoạt động của GV.
Tại góc hoạt động nghệ thuật, ngoài các nhạc cụ mua sẵn (đàn, trống nhỏ,
trống cơm, kèn, sáo, chuông, xắc xô…), giáo viên có thể tự tạo và khuyến khích
trẻ sử dụng một số dụng cụ phát ra âm thanh (chai, lọ có hột, hạt ở bên trong…).
15
Trang phục biểu diễn (nếu có) cần phù hợp với nội dung, tính chất, sắc thái của
bài hát, bản nhạc. Ví dụ: VĐTN bài hát “Con gà trống” của Tân Huyền, GV
chuẩn bị mũ và quần áo con gà trống.
- Tạo môi trường tinh thần:
GV tạo ra không khí âm nhạc bằng những bản nhạc, lời ca vui nhộn, gần
gũi, thu hút trẻ. GV dẫn dắt trẻ bước vào hoạt động một cách hứng thú, tự nhiên,
chủ động với thái độ gẫn gũi, thân thiện, nhẹ nhàng. VD: Trước khi tổ chức cho
trẻ VĐTN bài hát “Con gà trống” của Tân Huyền, GV gây hứng thú bằng lời nói
nhẹ nhàng, gợi lại những ấn tượng của trẻ về nội dung, giai điệu của bài hát, bản
nhạc; GV và trẻ cùng nghe âm thanh tiếng gà trống, ngắm nhìn bức tranh chú gà
trống…
Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động, GV tôn trọng khả năng vận động
của trẻ, khen ngợi, động viên trẻ đúng lúc và khuyến khích khả năng thể hiện
cảm xúc ở trẻ.
Vận động mẫu diễn cảm
Vận động mẫu được tiến hành khi bắt đầu quá trình dạy trẻ VĐTN nhằm
giúp trẻ tri giác một cách tổng thể, trọn vẹn các thao tác vận động từ đầu đến
cuối của bài hát, bản nhạc. Giáo viên cần luyện tập thuần thục các động tác, phối
hợp các vận động nhịp nhàng, đẹp mắt, phù hợp với nội dung, tính chất giai
điệu, theo trình tự của bài hát, bản nhạc. Đặc biệt, GV cần chú ý cử chỉ, nét mặt
thể hiện đúng tính chất, sắc thái và giao lưu cảm xúc với trẻ. Các động tác vận
động mẫu cho trẻ 24-36 tháng cần đơn giản, rõ ràng, biểu cảm. Số lượng các
động tác được thiết kế căn cứ vào tính chất của bài hát, bản nhạc và khả năng
vận động của trẻ nhưng cần được lặp đi lặp lại và có tính nhịp điệu.
Vận động mẫu có thể sử dụng kết hợp với các đạo cụ, trang phục biểu
diễn hoặc có thể sử dụng vận động của các bộ phận cơ thể (đầu, mình, chân,
tay…). Các nhạc cụ và trang phục biểu diễn cần đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn,
vệ sinh đối với trẻ.
16
+ Với vận động mẫu kết hợp với sử dụng các nhạc cụ và trang phục biểu
diễn: GV lựa chọn những loại nhạc cụ tạo âm thanh rõ ràng về cao độ, âm sắc.
Thao tác mẫu của GV cần chính xác, biểu cảm, thể hiện đúng nhịp, phách của
bài hát, bản nhạc.Những trang phục được lựa chọn để kết hợp cần đảm bảo sự
phù hợp với bài hát/ bản nhạc, tránh làm rối các động tác vận động.
+ Với vận động mẫu không sử dụng âm nhạc và trang phục biểu diễn: GV
sử dụng động tác vận động của các bộ phận cơ thể: Tay, chân, đầu, mình để thể
hiện nội dung, tính chất của bài hát bản nhạc. Vì vậy, từng động tác vỗ tay, nhún
nhảy, lắc lư, đưa tay lên, hạ tay xuống, cuộn tay… cần chính xác, rõ ràng theo
từng tiết nhịp và có tốc độ phù hợp với trẻ 24-36 tháng tuổi.
Dùng lời hướng dẫn trẻ vận động
Biện pháp này được sử dụng khi dạy trẻ kĩ năng vận động mới hoặc củng
cố các kĩ năng vận động đã dạy nhằm giúp trẻ hiểu, dễ dàng thực hiện được các
vận động.
Đối với trẻ 26 – 36 tháng tuổi, GV hướng dẫn một cách tổng quát các
động tác theo toàn bài, không nên dừng riêng từng động tác rồi mới hướng dẫn
sang động tác khác. Lời hướng dẫn cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Có hai cách
dùng lời hướng dẫn trẻ thực hiện động tác VĐTN:
+ Cách thứ nhất: Hướng dẫn động tác theo trình tự lời bài hát, bản nhạc.
GV dùng lời giải thích động tác theo trình tự lời bài hát, bản nhạc giúp trẻ
vận động một cách chính xác. Ví dụ: GV hướng dẫn trẻ vận động minh họa theo
bài hát “ Con gà trống” của Tân Huyền, GV nói: “Lời hát “Con gà trống” cô
nhún hai chân, lời hát “có cái mào đỏ” cô nhẹ nhàng đưa tay phải lên trán làm
mào gà và nhún nhẹ. Lời hát “Chân có cựa”, cô giậm hai chân tại chỗ…”
+ Cách thứ hai: Hướng dẫn động tác theo hình tượng biểu hiện trong bài
hát, bản nhạc.
Cách hướng dẫn này đòi hỏi trẻ phải hiểu được những vận động của trẻ
thể hiện hình ảnh gì, từ đó trẻ có cảm xúc nhất định với động tác thể hiện. Ví dụ:
17
Trong hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc bài “Cá vàng bơi” của Hà Hải, muốn
trẻ vẫy hai cánh tay mềm mại mô phỏng động tác uốn lượn của con cá vàng, GV
có thể nói: “Nào, chúng ta hãy cùng nhau làm cá vàng bơi”.
Sửa sai trong quá trình trẻ luyện tập, chú ý đến khả năng vận động của
từng cá nhân trẻ
Trong quá trình luyện tập, GV quan sát trẻ vận động và sửa sai cho trẻ,
giúp trẻ có những kĩ năng vận động đúng và khắc phục được những hạn chế
trong quá trình vận động theo nhạc. Trình tự sửa sai động tác là sửa sai theo thứ
tự từ trên xuống cuối bài, không tách riêng từng động tác để sửa. Khi sửa sai,
nếu động tác khó, GV dùng lời kết hợp với các hình ảnh gần gũi để giải thích
cho trẻ dễ hiểu. VD: Các con hãy làm giống cánh chim bay; các con hãy giậm
đều chân giống như các chú bộ đội hành quân hoặc chúng mình đi lạch bạch
giống như các chú vịt nào…
Mỗi hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc có cách sửa sai khác nhau,
GV có thể sử dụng cách sửa sai như sau:
+ Với hình thức vận động minh họa lời bài hát: Nếu trẻ thực hiện chưa
đúng, GV làm mẫu lại động tác, sau đó cho trẻ thực hiện lại từ đầu bản nhạc
theo cô hoặc cùng nhóm sau.
+ Với hình thức vỗ tay hoặc gõ đệm: Nếu trẻ vỗ hay gõ đệm chưa đúng,
GV có thể làm mẫu chậm cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ vỗ tay hoặc cho gõ
đệm lại từ chậm rồi tăng dần về tốc độ. Khi trẻ thực hiện đúng, GV cho trẻ ghép
lời và cho trẻ thực hiện lại từ đầu đến cuối bài hát, bản nhạc.
+ Với hình thức vận động tự do (nhún nhảy, lắc lư…): Nếu trẻ thực hiện
chưa đúng nhịp, GV đứng cạnh trẻ nhún giữ nhịp, khi trẻ thực hiện đúng nhịp,
GV khuyến khích trẻ tự thể hiện động tác. Trong quá trình trẻ thực hiện, GV có
thể sử dụng các đạo cụ như trống, phách tre, trống cơm…giúp trẻ giữ đúng nhịp
và duy trì hứng thú cho trẻ.

18
Trong quá trình trẻ luyện tập, GV cần chú ý đến khả năng vận động theo
nhạc của từng trẻ để kịp thời khuyến khích, hỗ trợ hợp lý. Với những trẻ nhút
nhát, GV có thể kết hợp với lời động viên, khích lệ trẻ luyện tập cùng cô hoặc
cùng nhóm bạn. VD: “Bạn A đã vận động rất giống chú bộ đội đang hành quân
rồi đấy! Chúng ta cùng vận động lại bài hát này một lần nữa nhé!”Điều này giúp
trẻ tự tin và hứng thú hơn trong quá trình tham gia hoạt động VĐTN.
Sử dụng các trò chơi âm nhạc
Trò chơi âm nhạc được sử dụng vào mọi thời điểm của hoạt động
VĐTN.Bắt đầu hoạt động VĐTN, trò chơi âm nhạc nhằm gây hứng thú cho trẻ.
VD: VĐTN bài “Một con vịt”, trò chơi âm nhạc có thể là “Bắt chước tiếng vịt
kêu”. Trong quá trình hoạt động VĐTN, GV cho trẻ chơi trò chơi “Bắt chước vịt
bơi”.Kết thúc hoạt động VĐTN, trò chơi được sử dụng nhằm củng cố ôn luyện
các động tác. VD: Trò chơi “Nghe vịt mẹ kêu, vịt con bơi vào bờ”.
Khi sử dụng trò chơi âm nhạc, GV cần chú ý đảm bảo cân bằng giữa tính
chất động – tĩnh của hoạt động, phù hợp với khả năng của trẻ. GV có thể sử
dụng một số trò chơi sau:
+ Trò chơi với ngón tay, bàn tay, cánh tay, chân và các bộ phận thân thể:
GV hướng dẫn trẻ sử dụng các cử động phối hợp của cánh tay, bàn tay, ngón tay
để mô phỏng các vận động đơngiản của đối tượng, sự vật nhắc đến trong bài hát,
bản nhạc hoặc bài ca dao, đồng dao…Trò chơi phỏng theo bài đồng dao “Con
cò, con cua, con cá”; bài hát “Cá vàng bơi”, “Trời nắng, trời mưa”. “Tai, Mũi,
Mồm”, “Con nhện”, “Xoay, xoay, xoay”…
+ Trò chơi với các bản nhạc cụ hoặc phương tiện tạo ra âm thanh: Ly thủy
tinh, hòn đá, xắc xô, mõ, trống, phách tre: Trẻ gõ các phương tiện theo nhịp,
phách để cảm nhận sắc thái âm thanh khác nhau của từng phương tiện.
+ Trò chơi chuyển động theo cường độ âm thanh to, nhỏ của bản nhạc.
VD: Âm thanh to thì bước đi lên, âm thanh nhỏ thì đi lùi lại theo nhịp của bản
nhạc.
19
+ Trò chơi vận động theo nhịp, phách: Nhảy vào vòng, giậm chân, vỗ tay,
lắc lư, nghiêng người theo tiết nhịp hoặc theo phách của bài hát, bản nhạc.
Trong quá trình tổ chức hoạt động VĐTN, GV cần linh hoạt trong việc sử
dụng và phối hợp các biện pháp ở trên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
VĐTN.
1.4. QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ
CHỦ ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC
1.4.1. Mục đích và nguyên tắc rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc
Thói quen nghe nhạc sẽ hình thành và củng cố được các dạng kỹ năng vận
động cho trẻ. Rèn luyện khả năng lắng nghe, quan sát và phản ứng linh hoạt với
các âm điệu bài hát.
Ở trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát
triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng
diễn tả những hứng thú của trẻ.
Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm
nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những
ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu…cùng với thời
gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời
nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới
kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm
non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều
không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo
điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu
biết của trẻ.
20
Giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng
nhanh và đúng các ấn tượng.
Thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ bộc lộ được cảm xúc, giao tiếp với
bạn bè.
Giúp trẻ hiểu về kĩ năng, từ đó biết so sánh, lựa chọn vẻ đẹp của múa ghe
được trong âm nhạc.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo,
khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc.
Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc,
giao tiếp với bạn bè.
1.4.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36
tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc
Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động giáo
dục mầm non
Theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục Mầm non thì nội
dung giáo dục mẫu giáo được chia thành 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Nội dung rèn luyện kỹ
năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ
đích giáo dục âm nhạc được đề cập khá rõ ràng như sau:
- Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện
tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc).
Trẻ thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh các bài hát, bản nhạc và
ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác
phẩm nghệ thuật.
- Phát triển cho trẻ kỹ năng nghe, hát, vận động theo nhạc
Trẻ nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ
điển)
21
Trẻ nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài
hát, bản nhạc.
Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù
hợp với các bài hát, bản nhạc.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp).
- Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc
Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát,
bản nhạc yêu thích.
Biết đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc
một đoạn).
Nội dung dạy âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong Chuẩn phát triển
trẻ
Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc
- Chỉ số 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản
nhạc
- Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của
bài hát hoặc bản nhạc
Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo
Từ các nội dung cụ thể dạy âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng trong Chương
trình giáo dục Mầm non và trong chuẩn phát triển trẻ em 24 – 36 tháng, nhóm
nghiên cứu sẽ dựa trên những nội dung này để xây dựng các bài tập, qua đó
quan sát và đánh giá những biểu hiện về thái độ, nhận thức và hành vi của trẻ để
tiến hành đo mức độ hứng thú của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động ca hát ở
trường mầm non.
1.4.3. Phương pháp và biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc

22
Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong
giáo dục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương
pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống sư phạm cụ thể, phương
pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng
thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc là tổ hợp các bước tương
tác giữa giáo viên và trẻ. Trong đó, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn để
trẻ cùng trải nghiệm, khám phá, thực hành và sáng tạo với các âm hình tiết tấu
nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động giáo dục âm nhạc nói chung hay
từng nội dung trong các bài học nói riêng.
Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo
Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy
việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết.
Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say
mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ
thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu
diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất.
Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm chủ đích cho trẻ tri giác toàn vẹn
(Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất).
Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có
nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài
hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp.
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách
mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ.
- Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng
bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở
đầu ô nhịp)

23
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể
linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc.
Dạy cả lớp vận động theo nhạc.
Nối tiếp theo tổ. (Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ
nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)
Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì
các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các
bạn gái thực hiện.
Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý,
song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua
nét mặt kết hợp với âm nhạc.
Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt
chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ
khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy
bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được
những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.
Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.
Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các
động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp
sau:
Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với chủ đích khôi
phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô
phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát (Bản nhạc). Những động
tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát.
Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính
xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động
độc lập.
Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng)
24
Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một
con vịt của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa
riêng động tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con
múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ
động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.
Đa dạng hoá các vận động:
Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy
cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng
các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải
vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo
tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo viên là người gợi ý giúp trẻ
cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe nhạc, vận động theo không
cần hát.
1.4.4. Hình thức và phương tiện rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc
Tạo môi trường
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu
thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động
giáo dục một cách hiệu quả ở trường mầm non.
Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi
nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc
cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp.
- Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi
tính…

25
- Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt
động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng
dạy.
- Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không
thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:
Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…
Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo
ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận.
Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những
đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu
tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.
Ví dụ:
+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.
+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có
hình dáng khác nhau.
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.
+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.
+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.
Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.
+ Mút xốp làm mũ múa..v.v…
Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi
đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao
cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học
Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong
phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền
đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học.

26
Ví dụ: Dạy múa bài Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Để chuẩn bị cho
bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối
với bà của mình bằng cách cho trẻ xem video clip vở kịch rối tóm tắt theo truyện
Tích Chu. Tôi tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu
bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm
đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc
dùng máy vi tính để mở. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy,
tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và
tích cực vào vận động theo nhạc.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc
1.4.5.1. Yếu tố chủ quan
Trẻ em ở 24 – 36 tháng thường dành phần lớn thời gian trong ngày ở
trường Mầm non, đối tượng thường xuyên tiếp xúc với trẻ trong độ tuổi này
ngoài bạn bè cùng trang lứa còn có giáo viên mầm non. Do vậy, giáo viên có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt, trong đó có rèn luyện kỹ
năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ
đích giáo dục âm nhạc.
Thái độ tích cực, trìu mến, dịu dàng với trẻ, luôn tìm tòi, học hỏi, đưa ra
những cách thức, phương pháp mới cũng như cách lên tiết, cách bố trí lớp học
sao cho bắt mắt của giáo viên có ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc giúp trẻ rèn
luyện kỹ năng vận động theo nhạc. Ngoài ra, việc lựa chọn bài hát sao cho phù
hợp với độ tuổi cùng với việc lựa chọn phương tiện dạy hát của cô cũng hết sức
quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho
trẻ.
Để làm được điều đó, giáo viên mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được
thỏa sức hoạt động với âm nhạc, tổ chức tiết học bằng nhiều hình thức độc đáo
27
khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ được sáng tạo, hoạt động ca hát với bạn bè. Từ đó
sẽ kích thích hứng thú trong trẻ đối với hoạt động ca hát. Tất cả các biện pháp
tác động mà giáo viên áp dụng cho trẻ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến rèn
luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ. Do vậy có thể khẳng định vai trò của
giáo viên mầm non là hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ
năng vận động theo nhạc của trẻ theo chiều hướng tích cực.
Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào, vì thế đặc
điểm tâm sinh lý, tính cách, sở trường, sở đoản cũng như sở thích của từng trẻ là
khác nhau. Chẳng hạn như: Có trẻ thích đông đúc, nhộn nhịp; Trẻ thích yên tĩnh;
Trẻ hoạt bát, trẻ trầm lặng hay có trẻ thích nghe nhạc, ca hát, nhảy múa, nhưng
có trẻ lại không thích những điều đó,...
1.4.5.2. Yếu tố khách quan
Cơ sở vật chất: Phòng học chuyên biệt dành riêng môn thực hành âm nhạc
và nhạc cụ thực hành nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập môn Âm
nhạc tại trường ảnh hưởng trực tiếp đên chất lượng rèn luyện kỹ năng vận động
theo nhạc cho trẻ.
Xây dựng một môi trường học tập sáng tạo là rất cần thiết để các em học
sinh có thể phát triển khả năng sáng tạo của mình. Từ đó sẽ cảm thấy hứng thú
và thú vị khi được học tập trong môi trường sáng tạo giúp khơi dậy tinh thần học
tập của trẻ.
Tính sáng tạo của một đứa trẻ được quyết định một phần là do bẩm sinh,
phần còn lại chính là môi trường giáo dục. Chính vì vậy, giáo dục đóng vai trò
quan trọng quyết định đến tư duy sáng tạo của trẻ. Đầu tiên, khi được học tập
trong môi trường giáo dục tốt sẽ mang lại cho chúng cảm giác thấy mình được
tôn trọng về những gì mình muốn, mình nói, mình làm và mình thể hiện.
Khi được tương tác với môi trường học tập sẵn sàng, tính sáng tạo của trẻ
sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên. Một môi trường năng động có trật tự và thực
tế thì sẽ khơi dậy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, môi trường
28
được thiết kế và xây dựng sáng tạo đóng vai trò quan trọng với nhu cầu phát
triển khả năng sáng tạo của trẻ hiện nay. Không gian học tập sáng tạo sẽ giúp
các em học sinh chủ động trong việc học tập, giao lưu, kết bạn và tạo nhiều ý
tưởng thú vị, mới mẻ.
1.4.6. Một số hình thức vận động theo nhạc của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
Vận động theo nhạc có hai dạng cơ bản là múa và trò chơi âm nhạc.
1.4.6.1. Trò chơi âm nhạc:
Trò chơi âm nhạc là dạng hoạt động tổng hợp có sử dụng ca hát, nghe
nhạc, múa… dưới hình thức hấp dẫn và vừa sức trẻ. Trò chơi âm nhạc là loại trò
chơi có luật trong đó trẻ phải vận động phù hợp với nhạc và lời ca. Về tính chất,
đây là loại trò chơi vận động nhưng về nhiệm vụ lại thuộc trò chơi học tập.
Dựa vào hình thức và nội dung của trò chơi, chúng tôi tạm thời chia trò chơi
âm nhạc thành 4 loại:
 Trò chơi theo ca hát (trò chơi với hát)
 Trò chơi với nhạc cụ
 Trò chơi kể truyện
 Trò chơi dân gian
* Trò chơi với hát: Trò chơi với hát giúp trẻ rèn luyện tai nghe âm nhạc, trí
nhớ âm nhạc, cảm giác nhịp điệu. Thông qua trò chơi trẻ ôn luyện kĩ năng ca
hát, biết thể hiện nội dung âm nhạc, biết vận động phù hợp với tính chất âm
nhạc. Trò chơi với hát có thể có hai hình thức: phân vai và không phân vai.
Trong trò chơi hát phân vai trẻ thực hiện những động tác khác nhau của các vai.
Trong trò chơi không phân vai, tất cả trẻ tham gia trò chơi đều vận động như
nhau.

Thí dụ: đôi với bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” của nhạc sĩ Mộng Lân, tiết tấu
nhạc ngắn gọn, nhịp điệu đồng bộ, mô phỏng tiếng tàu chạy, lời hát phù hợp với
hình tượng ngoài cuộc sống của chúng ta. Có thể tổ chức cho các cháu trong cả

29
lớp nối đuôi nhau thành đoàn tàu, miệng hát chân bước theo phách, tay vung
theo nhịp chân bước.

Còn đối với bài “Thả đỉa ba ba” của Hoàng Kim Định thì chúng ta lại bắt

gặp trò chơi với hát cho trẻ dưới dạng phân vai. Với tiết tấu ngắn gọn, dứt khoát,
có sự thay đổi về nhịp, tiết tấu, lời ca rõ ràng, phù hợp với từng vai đã cuốn hút
lôi cuốn trẻ vài các trò chơi. Một trẻ đóng vai làm đỉa nhẹ nhàng vuốt tay, bước
chân theo nhịp bài hát 2/4, các trẻ còn lại bước nhịp nhàng theo phách, đến cao
trào trẻ làm đỉa vỗ tay nhanh theo phách của nhịp 4/8 tạo nên sự gấp gáp, các trẻ
khác nhảy đương tương với nhịp vỗ tay.

Khác với các hình thức khác, bài hát vận động dưới dạng trò chơi là sự cuốn hút
chơi tập thể có tính cầu kì, cháu này theo cháu kia tham gia chơi, luân phiên
nhau không biết chán. Trò chơi vận động với hát mang đến niềm vui, sự hào
hứng và tinh thần tập thể cao. Tiết tấu ngắn gọn, lời ca mang tính mô phỏng, trò
chơi còn góp phần mang đến tư duy hình tượng ở trẻ.

* Trò chơi với nhạc cụ:

Trò chơi với nhạc cụ giúp trẻ phát triển tai nghe một các hữu hiệu nhất.
Nhạc cụ của trò chơi này chủ yếu là những dụng cụ tạo nhịp đơn giản mà trẻ có
thể sử dụng một cách thành thạo như xắc xô, thanh gõ, mõ, trống con… đơn
giản nhất là tiếng vỗ tay và giọng hát. Trò chơi với nhạc cụ sẽ hấp dẫn và đạt
hiệu quả giáo dục cao khi trẻ đã được hướng dẫn nghe cũng như được hướng
dẫn sử dụng các nhạc cụ. Trẻ không thể phân biệt được tiếng mõ với tiếng thanh
gõ haowjc với bất kì tiếng nào khác nếu như chưa một lần nào được nghe âm
thanh của những nhạc cụ phát ra. Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ không chỉ tạo ra
30
hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tai nghe và là cơ sở để phát hiện
năng khiếu âm nhạc ở trẻ thơ.

Trò chơi với nhạc cụ có hai hình thức: Chơi có chủ đề và chơi không có
chủ đề. Trong trò chơi với nhạc cụ có chủ đề, trẻ thể hiện bằng vận động hình
tượng của vai được diễn tả trong âm nhạc. Còn trò chơi nhạc cụ không có chủ đề
cơ bản là để trẻ thi đua với nhau.

Dưới hình thức chơi “Tai ai tinh” “Ai đoán giỏi”… đã giúp trẻ nhận biết
âm sắc giọng hát, nhạc cụ. Không chỉ có vậy, thông qua các nhạc cụ, trẻ còn
phân biệt được tiết tấu của bài hát như “tiết tấu nhanh” thì vang lên như thế nào,
nó khác với tiết tấu phối hợp, tiết tấu chậm ra làm sao?

 Tiết tấu nhanh: vỗ tay hoặc gõ 4 tiếng liền nhau tương đương với

một nốt móc đơn, tiếng thứ 5 gõ một tiếng bằng một nốt đen.

 Tiết tấu chậm: vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen,
rồi nghỉ một phách.

 Tiết tấu phối hợp: vỗ tay hoặc gõ tiếng thứ nhất, tiếng thứ tư bằng
một nốt đen, tiếng thứ hai, ba vỗ bằng một nốt móc đơn, nghỉ một
lặng đen:

31
Ngoài ra, trò chơi nhắc lại tiếng vang của nhạc cụ thật sự hấp dẫn và
bổ ích đối với trẻ: Trẻ nhắc lại nốt nhạc mà cô giáo vừa đàn cho cả lớp
nghe, đồng thời có thể có động tác minh họa.

Ví dụ: Khi cô đánh đàn nốt “Sol” trẻ sướng âm nốt sol và đưa tay
ngang trước ngực. Tương tự nốt “Mì” thì chỉ tay xuống dưới, “La” chỉ
tay lên trời… Đây là một trò chơi phát hiện năng khiếu âm nhạc ở trẻ
rất hữu hiệu.

* Trò chơi âm nhạc – kể chuyện:

Trò chơi âm nhạc – kể chuyện so với trò chơi với hát được nâng cao hơn,
kết hợp các dạng hoạt động hát, múa – vận động, nghe nhạc. Vì vậy các kỹ năng
của trẻ được phát triển, tạo điều kiện phát triển sở thích nghệ thuật đồng thời
đem lại cho trẻ niềm vui, hào hứng, tự tin, tập trung. Trò chơi tim nhọc - kể
chuyện có mối quan hệ chặt chẽ với văn lọc, tạo hình. Thông qua những bức
tranh, câu chuyện, bài thơ... trẻ múa hát phù hợp với nội dung của tác phẩm. Trò
chơi âm nhạc - kẻ chuyện thường hướng trẻ vào nội dung đơn gian của tác phẩm
văn học hay tạo hình, lồng âm nhạc hợp lý, khéo léo, Để phân biệt với giờ thơ
truyện có kết hợp âm nhạc, trò chơi âm nhạc - kể chuyện mục đích là rèn luyện
âm nhạc, cung cấp những biểu tượng trực quan về các phương tiện diễn tả âm
nhạc cơ bản như cao độ, cường độ âm sắc...

Như trong trò chơi "Nhân hình đoán tên bài hát’’ ứng với những bức tranh
cô giáo đưa ra trẻ sẽ hát những bài hát có nội dung liên quan đến bức tranh: giả
sử, cô giáo đưa ra bức tranh “Chú bộ đội” thì trẻ có thể hát những bài hát và chú

32
bộ đội như: “Chú bộ đội đi xa", "Cháu thương chú bộ đội”, “Chú hộ đội”, “Làm
chú bộ đội”, “Màu áo chú bộ đội"... Cũng có thể cô giáo đọc một bài thơ mà bài
thơ đó đã được phổ nhạc hoặc có nội dung tương tự với bài một bài hát nào đó
như. Ví dụ, cô giáo đọc bài thơ:

“Em làm được cái hoa

Cô cho mang về nhà

Nói rằng con biếu me

Quà ngày tết tháng 3 ...”

thì trẻ có thể hát bài hát “Quà 8-3" của nhạc sĩ Hoàng Long,

Trò chơi âm nhạc – kể chuyện có thể cấu tạo theo vở kịch nhỏ thật ngắn,
dựa vào truyện cổ tích rồi đưa âm nhạc vào các tình tiết, các vai. Có thể lấy một
câu chuyện có nhiều nhân vật (hoặc con vật) đã được chuyển thành ca cảnh bao
gồm nhiều bài hát nhỏ để trẻ đóng vai, Đây là một loại hình nghệ thuật mang
tính tổng hợp: có sự kết hợp chặt chẽ giữa kịch, thơ văn, âm nhạc trong đó nổi
bật lên là những chủ đề âm nhạc phản ánh được những tính cách khác nhau của
các nhân vật. Tham gia vào trò chơi này, không chỉ có một số cháu đóng vai mà
cả nhóm trẻ đều có thể cùng tham gia nhảy múa, ca hát làm nền cho cá cảnh
hoặc ca ngợi các nhân vật trong câu chuyện, tạo ra sự giao lưu đồng cảm.

Có thể kể đến một số tập ca cảnh như: “Con cóc là cậu ông trời" của
Phạm Tuyên: “Ngày hội đầu xuân", "Bé trồng cây mùa xuân", "Sói và gà cánh
tiên"... của Trần Ngọc các ca cảnh của nhiều nhạc sỹ khác.

Ở một số nước tiên tiến có kinh nghiệm về giáo dục mẫu giáo, loại ca
cảnh dung cho các cháu thường được thể hiện bằng văn vấn, vui vẻ nhà hợp với
lứa tuổi và chỉ có một loặc lui bài hát (tức là chỉ có một hoặc hai giai điệu) khác
33
nhau hát với những lời thơ đó để đông đảo các cháu được tham gia ngay tại lớp
học, trên sân trường. Các ca cảnh này có thể dàn dựng thành những tiết mục
biểu diễn trong các ngày lễ hội.

* Trò chơi dân gian:

Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo, lưu truyền tự
nhiên, lộng rãi trong dân gian. Trò chơi dân gian của người lớn thường gắn với
hội làng, tập trung vào lễ hội mùa xuân, mùa thu theo chu kỳ sản xuất nông
nghiệp.

Trò chơi dân gian của trẻ em chính là sự biến dạng, cải biên những trò
chơi lân gian của người lớn cho phù hợp với lứa tuổi. Nhưng cũng có trò chơi
cho trẻ tự sáng tạo ra cách chơi, đồ chơi... dựa trên cơ sở hắt chước những hoạt
động lao động của người lớn.

Trò chơi dân gian nằm trong hoạt động vui chơi của trẻ, nó mang nhiều
chức năng và mục đích giáo dục. Trong dó, chức năng cơ bản nhất là thoả mãn
và phát triển nhu cầu, năng lực sáng lập của trẻ. Mỗi thế hệ trẻ sinh ra đều tiếp
thu những trò chơi được truyền lại và thể hiện theo cách riêng của mình. Những
sáng tạo đó đã làm cho trò chơi sự thay đổi và có tác dụng rèn luyện trí sáng tạo
cho những người tham gia cuộc chơi. Tính sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh
mẽ trong việc “hoá thân” đóng vai, tự quy ước, thay đổi, bổ sung luật lệ chơi
cho phù hợp với điều kiện chơi của cộng đồng bé nhỏ, của "Xã hội trẻ em".

Trò chơi dân gian thoả mãn nhu cầu vận động nhu cầu tìm hiểu thế giới
xung quanh, nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người, giữa con người với
thiên nhiên. Trò chơi dân gian còn góp phẩn giáo dục tinh thần đoàn kết trong
cộng đồng, giáo dục các chuẩn mực xã hội và các quy định trong mối quan hệ
giữa tập thể cộng đồng với cá thể thông qua mối quan hệ giữa các “vai đóng”

34
trong trò chơi. Trò chơi dân gian nên luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong khi chơi
thông qua việc tuân thủ các luật lệ chơi, quy trình chơi.

Trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo phần lớn là những trò chơi có lời đồng
dao như: Nu na nu nống, kéo cửa lừa xẻ, lung tung dung dẻ, gánh gánh gồng
gồng... Nội dung đồng dao trước hết là những trò chơi của tập thể trẻ. Ngôn ngữ
đồng dao là yếu tố hữu cơ của trò chơi, nó đưa vào thế giới của trò chơi một
cách nhẹ nhàng, có nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên hấp dẫn. Đặc biệt ngày
nay một só nhạc sỹ như Phạm Tuyên, Lương Bằng Vinh… đã phổ nhạc cho lời
đồng dao thì trò chơi dân gian như được tắm mình trong thế giới âm nhạc với
nhịp điệu, tiết tấu... và càng trở nên hấp dẫn và cuốn hút trẻ. Nhiều bài đồng dao
có lời dí dỏm, dân dã, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, qua đó trẻ tiếp thu được
ngôn ngữ dân gian chân thực. Lời đồng dao góp phần bồi dưỡng, rèn luyện tiếng
nói cho trẻ thơ, phát âm chính xác, cung cấp vốn từ ngữ cho trẻ. Lời đồng dao
còn giúp trẻ nhận thức được thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó trẻ yêu mến thiên
nhiên, cảnh vật và con người của quê hương.

Trò chơi dân gian không chi thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn
góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Những trò chơi dân gian vui gắn bó với
sinh hoạt hàng ngày của các em, từ bao đời nay đã đáp ứng một phần những nhu
cầu của trẻ thơ.Có thể tìm trong các trò chơi ấy các chất thơ, nhạc, múa... Đó là
những chất liệu quí giá có thể khai thác để đưa nliững tinh hoa ấy vào những
sáng tác mới cho các em. Giúp các em hồn nhiên hơn, hiểu biết hơn, đặc biệt là
giáo dục truyền thống văn hoá cho trẻ một cách sâu sắc. Chỉ tiếc rằng hiện nay
trong chương trình giáo dục mẫu giáo gần như trò chơi dân gian, đồng đạo chưa
được đưa vào cho các em. Có chăng chỉ là những bài đơn giản dành cho các trẻ
nhà trẻ như: “Chi chi chành chánh”; “Kéo cưa lừa xe"... Đây quả thật là một
thiếu sót của các nhà giáo dục và là thiệt thòi cho các em.

35
1.4.6.2. Múa

Múa là dạng vận động tinh tế có tác dụng rõ rệt trong việc phát triển tính
thẩm mỹ của trẻ. Nghệ thuật múa đem lại cái đẹp và phản ánh cuộc sống muôn
màu muôn vẻ của con người. Múa luôn chuyển động trong âm thanh, tiết tấu và
trên các đội hình khác nhau. Động tác được cách điệu, nội dung được khái quát,
sự vật được tưởng tượng tổng thể mang tính tạo hình cao. Múa thực sự là một
lĩnh vực thu hút và gây hứng thú đối với con người đặc biệt là với trẻ em phù
hợp với tư duy trực quan hình tượng. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi, do đặc điểm
tâm sinh lý mà các bài múa của trẻ thường đơn giản, có khi chỉ có một động tác
nhưng được trình bày trên hai hoặc ba đội hình góc độ khác nhau. Thông
thường, một điệu múa của trẻ chỉ nên có đến 3 động tác. Những bài múa vui
chơi có đội hình đơn giản hơn những bài múa biểu diễn.

Múa dành cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi có thể chia làm 3 loại chính:

 Múa minh họa

 Múa sinh hoạt

 Múa biểu diễn

* Múa minh họa:

Múa minh họa gồm các động tác đơn giản phù hợp với nội dung lời ca,
tiết tấu của bài hát nhằm "minh họa" cho bài hát đó. Những động tác minh hoạ
phải rất tự nhiên, hợp lý, không bị gò ép và phải có dáng, đường nét.

Thông thường, các bài hát được múa minh hoạ thường miêu tả, ca ngợi
thiên nhiên, phản ánh cuộc sống xã hội, cuộc sống của trẻ cũng như miêu tả hình
tượng của sự vật. Ví dụ như trong bài “Đội kèn tí hon” của nhạc sĩ Phan Huỳnh
Điểu ta bắt gặp một nét nhạc thể hiện tính chất hành khúc rất khoẻ mạnh thúc
36
dục. Điều ấy dẫn đến các động tác minh họa mạnh mẽ theo nhịp hành khúc. Trẻ
có thể có chân cao, dậm chân theo phách, đầu thẳng, tay đánh theo nhịp chân.
Đội hình có thể thay đối theo các tuyến khác nhau tuỳ thuộc lời ca và cấu trúc
của âm nhạc... Hay như trong bài “Cho tôi đi làm mưa với" của Hoàng Hà, thì
các động tác là mô phỏng những tình tiết trong lời bài hát. Mô phỏng tiếng mưa
rơi, tiếng gió thổi...

Trong múa minh họa, thường tất cả trẻ trong tập thể tham gia.

* Múa sinh hoạt:

Múa sinh hoạt cũng gồm cốc động tác tương đối đơn giản phù hợp với sự
tham gia của đông đảo trẻ. Thường những bài múa sinh hoạt mang tính chất dân
gian, mô phỏng cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các điệu múa sinh hoạt thường
đứng theo đội hình vòng tròn. Tất cả trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn, nhảy
múa càng tăng thêm tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết.

Múa sinh hoạt thường đặc trưng cho mỗi dân tộc. Dân tộc Thái khi có hội
hè thì các động tác trong bài múa sinh hoạt mang tính chất của thân tộc mình
múa nón, đi wki... Nhưng những bài văn của tân tộc Tây Nguyên thì lại là những
động tác mạnh mẽ tượng trưng cho tính cách mạnh mẽ anh hùng của người dân
Tây Nguyên như lắc hông.

Bên cạnh đó, ngày nay những bản nhạc sôi động, những điệu nhảy của
Phương Tây du nhập vào nước ta cũng trở thành những điệu múa sinh hoạt. Như
các điệu nhảy Cha cha cha", "Slow”...

* Múa biểu diễn:

So với hai hình thức múa trên thì múa biểu diễn gồm các động tác phức
tạp hơn. Ở múa minh hoạ và múa sinh hoạt tất cả trẻ đều có thể tham gia thì múa

37
biểu diễn chỉ dành cho một nhóm trẻ hoặc một trẻ thể hiện mà thôi. Đội hình của
múa biểu diễn cũng thay đổi linh hoạt và phức tạp hơn.Trẻ có thể chuyển động
liên tục theo đội hình hàng ngang, vòng cung, vòng tròn... Múa biểu diễn thường
được dàn dựng bởi các nhà đạo diễn hoặc những người có khả năng về múa và
thường được thể hiện trong những buổi lễ hội, biểu diễn trên sân khấu.

1.4.7. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
24 – 36 tháng thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc
1.4.7.1.Tiêu chí đánh giá
Vận động theo nhạc nhằm giáo dục nhịp điệu cho trẻ, phát triển ở trẻ cảm
giác về nhịp điệu và khả năng biểu hiện nhịp điệu âm nhạc bằng sự vận động cơ
thể. Ngoài tác dụng rèn luyện năng lực tập trung tư tưởng và phân phối chú ý,
giáo dục tính mạnh dạn tự tin. Vận động theo nhạc còn giúp trẻ sớm có ý thức
về vận động của mình, làm cho hệ cơ khỏe mạnh, nhanh chóng biết vận động
khéo léo và đặc biệt phát triển năng khiếu chung về âm nhạc, vì thực chất nhịp
điệu là một trong những phương tiện diễn tả cơ bản của âm nhạc. Khi vận động
theo nhạc, trẻ luôn phải lắng nghe nhạc để làm động tác của mình phù hợp với
diễn biến của bài hát, bản nhạc nên khả năng nghe nhạc được phát triển và do đó
nhạy cảm với nhịp điệu khi ca hát.

Chính vì vậy vận động theo nhạc có những yêu cầu sau:

1. Đúng nhạc: một vận động không theo nhạc, không tuân theo tính chất
của âm nhạc thì chỉ là một vận động đơn thuần chứ không phải là vận
động theo nhạc. Đúng nhạc không chỉ hiểu là đúng nhịp, với các thành
tố của âm nhạc thì có thể ở chỗ này hay chỗ khác cần nhấn mạnh thành
tố nào cần vận động cần làm rõ thành tố đó (như giai điệu, tiết tấu,
cường độ…) Đúng nhạc còn hiểu là sự vận động đúng với tính chất
của âm nhạc: bản nhạc đó mang tính chất gì? Hành khúc, trữ tình hay
dật nảy…thì vận động cũng phải mang tính chất đó.
38
2. Đúng động tác: đây là yêu cầu thứ hai không thể thiếu trong giáo dục
vận động theo nhạc cho trẻ. Vận động theo nhạc phải mang nội dung
cụ thể mà biểu hiện của nội dung đó là động tác vận động. Yêu cầu
này là không thể thiếu nhất là trong múa. Trẻ thực hiện đúng động tác
sẽ góp phần phát triển cảm xúc và sự sáng tạo của trẻ.

3. Sự diễn cảm: đây là yêu cầu nâng cao khi đã thực hiện đúng động tác
vận động theo nhạc. Việc củng cố rèn luyện vận động để đạt đến sự
khéo léo, diễn cảm, hào hứng là cần thiết.

1.4.7.2. Thang đánh giá


Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đã xây dựng thang đánh biểu hiện
mức độ phát triển của kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng thông
qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc theo các mức độ như sau:
- Mức độ cao: trẻ thực hiện được cả 3 tiêu chí: đúng nhạc, đúng động tác,
diễn cảm.
- Mức độ trung bình: trẻ thực hiện động tác đúng nhạc, đúng động tác.
- Mức độ thấp: trẻ thực hiện động tác chỉ đúng nhạc hoặc chỉ đúng động
tác hay không thực hiện được.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN
ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ Đ1ÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC
2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp về việc rèn luyện kỹ năng vận
động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc của giáo viên.
2.1.2. Khách thể khảo sát

39
25 trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trung Sơn Trầm thuộc
thành phố Hà Nội.

2.1.3. Địa bàn khảo sát


Trường mầm non Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Hà Nội.

2.1.4. Nội dung khảo sát


Giai đoạn 1: Quan sát sự hứng thú, tập trung chú ý của trẻ.

Chúng tôi tiến hành quan sát sự hứng thú, tập trung chú ý của trẻ sau đó
ghi chép, tính phần trăm số trẻ hứng thú, tập trung chú ý và số trẻ không hứng
thú, tập trung chú ý.

Giai đoạn 2: Khảo sát về kỹ năng vận động.

Khảo sát dựa theo ba tiêu chí của vận động theo nhạc:

- Đúng nhạc.

- Đúng động tác.

- Diễn cảm.

Thang đánh giá được chia làm 3 bước:

- Mức độ cao (3 điểm): trẻ thực hiện được cả 3 tiêu chí: đúng nhạc, đúng
động tác, diễn cảm.
- Mức độ trung bình (2 điểm): trẻ thực hiện động tác đúng nhạc, đúng
động tác.
- Mức độ thấp (1 điểm): trẻ thực hiện động tác chỉ đúng nhạc hoặc chỉ
đúng động tác hay không thực hiện được.
2.1.5. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, gồm có:
phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thống kê toán học
Sau khi quan sát cũng như dùng lời để hỏi trẻ, gợi ý cho trẻ chúng tôi sẽ
đi tính phần trăm số trẻ thực hiện được ở các mức độ khác nhau.

40
Cách tính:

T = P/S 100%
Trong đó:
- T: là % số trẻ thực hiện được vận động ở từng mức độ (cao, trung bình,
thấp)
- P: là số trẻ đạt được ở từng mức độ.
- S: Tổng số trẻ tham gia khảo nghiệm.
Chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng 4 bài tập vào quá trình khảo sát
Bài 1:

41
Bài hát được viết ở giọng đô trưởng (C-dur) âm vực quãng 9.

42
Là khoảng cách mà trẻ có thể hát được thuận lợi vì nốt sol thấp ứng với
âm “hoài” mang dấu huyền.
Nhịp 2/4 là loại nhịp đơn giản, một phách mạnh, một phách nhẹ, nhấn
theo chu kỳ là phù hợp với sinh lý của trẻ.
Bài có cấu trúc là một đoạn nhạc gồm 2 câu:
Câu 1: “Cho tôi đi làm mưa … tốt tươi”
Câu 2: “Cho tôi … rong chơi” nhắc lại ý nhạc của câu 1.

Câu nhạc cân đối các tiết nhạc bằng nhau gồm 2 ô nhịp một, tiết tấu 4
móc mi liền nhau và cuối tiết nhạc ngắt bởi các dấu lặng tạo cho nét nhạc gọn,
ngắn, xúc tích, dễ nhớ rất phù hợp với việc thay đổi đội hình trong múa.

Lời ca vui tươi trong sáng, giàu sức biểu cảm nhằm phản ánh thế giới
thiên nhiên và tâm tư tình cảm của trẻ thơ. Trẻ muốn hoà mình với thiên nhiên
dưới cách nhìn nhân cách hoá hết sức ngây thơ mà điều này chỉ có thể gặp ở trẻ
em.
“Cho tôi đi làm mưa với, chị gió ơi chị gió ơi... làm hạt mưa giúp cho
đời...”
Sự nhịp nhàng, tươi tắn của bài hát khiến cho trẻ thơ khó có thể hát mà
không vận động theo.
Múa minh hoạ:" Cho tôi đi làm mưa với "
Yêu cầu:
Trẻ múa nhịp nhàng

43
Chuẩn bị:
- Thuộc bài hát.
Hướng dẫn:
Đội hình chính: Hàng ngang và vòng tròn.
Trẻ đứng đều hai bên lớp.
+ Nhạc lần 1:
Câu 1: "Cho tôi đi làm mưa... tốt tươi"
Nhịp 1, 2, 3, 4: "Cho tôi đi làm mưa với, chị gió ơi chị gió ơi”.
Trẻ chạy đội hình thành 4 hàng ngang, tay giơ vuông góc với vai, rung
nhę.
Nhịp 5, 6, 7, 8:" Tôi muốn cây... tốt tươi"
- Hàng (1) (3) (5). quay 180' theo nhịp nhạc, đứng quay mặt lại với các
hàng 2,4,6...
Chân trái bước sang trái một góc 90° vào phách mạnh của câu nhạc ứng
với từ "tôi". Hai tay đưa cao vờn sang trái, chân phải rút lên đặt cạnh chân trái,
hai tay vờn sang phải.
Chân trái bước tiếp sang trái 90 vào từ " khoai", đồng thời quay mặt lại
với hàng 2, 4,6...
- Hàng (2) (4) (6): Hai tay đưa cao, vờn sang hai bên chân nhún nước nhẹ.
Câu 2:" Cho tôi đi ... rong chơi ".
Nhịp 9, 10, 11, 12: "Cho tôi đi làm mưa với, chị gió ơi chị gió ơi". Hai
tay vuốt xuống rồi rung nhẹ từ từ đưa lên cao. Đồng thời bốn trẻ chuyển động
tạo thành một vòng tròn nhỏ đi quanh nhau.
Nhịp 3, 4, 5, 18: " Làm hạt mưa giúp cho đời không phí hoài mong chơi".
Đội hình như trên.
Chân bước theo nhịp nhạc trong vòng tròn nhỏ, hai tay đưa cao vờn vào
trong người rồi ra ngoài (trái phải).
+ Nhạc lần 2:
44
Câu 1:
- Hai tay rung mạnh giả làm mưa, đồng thời chay thành vòng tròn lớn.
- Chân bước theo nhịp nhạc trong vòng tròn lớn. Hai tay vờn sang người
hai bên,
Câu 2:
- Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn. Cùng bước vào, ra tạo nên sự nhịp
nhàng đoàn kết. Nắm tay nhau, đưa lên, hạ xuống theo nhịp bước, nhịp nhạc.
- Hai tay vuốt xuống rồi đưa lên tay vuông góc với vai, Cổ tay rung.
Bài 2

45
Người Thái ở Tây Bắc có nền âm nhạc dân gian đạt tới sự phát triển tương
đối cân xứng giữa thanh nhạc và khí nhạc".
Bên cạnh những tác phẩm văn thơ rất phong phú về nội dung và nghệ
thuật thì âm nhạc và múa là hai yếu tố không thể thiếu trong đời Sống tinh thần
của người dân Thái. Thiên nhiên với loa lá, chỉ niuông, cảnh núi non hùng vĩ...
được phản ánh rất phong phú và sâu sắc trong âm nhạc. Hình tượng chim Khun
và hoa ban dã đi vào dân ca, đi vào nghệ thuật múa của người dân Thái.

46
Bài " Inh lả ơi" có âm vực quãng 5 (rề - la) phù hợp với mọi giọng hát.

Nhịp điệu khoan thai bởi tiết tấu đơn giản gồm móc đơn, nốt đen, cuối tiết
nhạc là nốt trắng.
Cấu trúc bài là một đoạn đơn gồm 2 câu vuông vắn.

Lời ca " Inh ả ơi” và “sao noọng ơi” ứng với 2 tiết nhạc (2+2) ở đâu câu 1
và cuối câu 2 như mở bài và kết bài. Vì vậy câu 1 kết cấu theo lối tổng hợp tức
là hai tiết nhạc dài bằng nhau và một tiết nhạc bằng tổng hai tiết nhạc đó.

Câu 2 có kết cấu phân giải gồm một tiết nhạc lớn và 2 tiết nhạc nhỏ giống
nhau về khuôn khổ độ dài.

Sự kết hợp thủ pháp tổng hợp và phân giải trong câu nhạc tạo nên sự đối
tỷ về kết cấu làm tác phẩm có phong cách thú vị, tạo hình tượng cho các vận
động cơ thể. Trong chương trình, " Inh lả ơi" là bài hát nghe dành cho trẻ mẫu
47
giáo nhỡ 4 - 5 tuổi. Nhưng với cấu trúc đơn giản, cân đối nó rất phù hợp để dựng
múa biểu diễn cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
Múa biểu diễn: " Inh lả ơi" - dân ca Thái
Chuẩn bị
- Nón Thái
- Quần áo Thái
- Hai tốp trẻ nữ, mỗi tốp 5 trẻ.
Hướng dẫn
- Nhạc dạo lần 1: Tốp 1 đi ngang nối sát nhau, người xoay lưng ra khán
giả, tay phải cầm nón để sau gáy che đầu, tay trái vịn vai bạn đi ra.
- Nhạc dạo lần 2: đi vòng xuống phía dưới thành hình vòng cung rồi mở
ra thành hàng ngang, mặt hướng xuống khán giả.

+Nhạc lần 1:
Câu 1:
" Inh lả ơi ... sáng ngời".
Nhip 1: chân trái bước sang trái vào phách mạnh, người nghiêng theo,
dân phải rút sang để sát chân trái vào phách nhẹ, người thẳng trở lại.
Nhịp 2: Ngược lại nhịp 1: Chân phải bước sang phải vào phách mạnh,
người nghiêng theo chân trái rút sang để sát chân phải vào phách nhẹ, người
thẳng trở lại.
Cứ như vậy mỗi nhịp 1 bên chân lần lượt trái, phải...
Câu 2:
“Mùa xuân… ơi”
- Hai tay cầm nón giơ cao lên đầu, đồng thời xoay tay đưa nón quay 1
vòng trước mặt rồi ra đằng sau nhún nhę.
+Nhạc lần 2:
Câu 1:
48
Tốp 1: nghiêng người hai bên vào phách mạnh, phách nhẹ thằng người.
- Vòng nón trước mặt một vòng từ trái qua phải về sau gáy.
Tốp 2: Đi từ góc phải ra, chân phải bước trước, tay phải cầm nón đưa ra
trước. Chân trái đặt nửa bàn chân cạnh chân phải, đưa nón về sau. Bước tiếp
chân trái mỗi bước 1 nhịp. Cứ thế tiến ra xen kẽ vào tốp múa đang ngồi.
Câu 2:
- Tốp múa 1 từ từ đứng dậy
- Cả 2 tốp xoay 1 vòng bên trái, nón từ trên cao hạ xuống.
Bài 3:

Bài viết ở nhịp 2/4 rất dễ vận động nhịp nhàng đều đặn. Giai điệu trong
sáng tính chất vũ khúc, trữ tình phù hợp với múa sinh hoạt tập thể.

Yêu cầu:

- Trẻ biết múa nhịp nhàng theo nhịp nhạc.

Chuẩn bị:
49
- Trẻ đứng thành vòng tròn rộng, mặt quay vào trong.

- Có thể đeo lục lạc, chuông nhỏ vào các ngón tay.

Hướng dẫn:

+ Nhạc lần 1:

- Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn. Bước sang phải nhún mềm, rối bước
ang trái nhún mềm theo nhịp nhạc.

- Chân phải bước lên phía trước, kéo chân trái lên ký bên nhún mềm. Tay
nắm tay khuỷu tay hơi co lên, nhún nhẹ theo nhịp nhạc, Sau đó bước chân trái
lại về phía sau, kéo theo chân phải, khuỷu tay duỗi ra, nhún nhẹ.

+ Nhạc lần 2:

Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn. Chân trái bước về bên phải. Hết nhịp
1,2 nhảy đá nhẹ chân trái về phía trước bên phải. Sau đó di chuyển vòng tròn về
bên trái, nhảy đá nhẹ chân phải về phía trước bên trái, tương tự như trên).

Bài 4

50
Bài múa vui của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác sau chiến tranh, khi trẻ
em được vui sống trong hòa bình, chan hòa lời ca tiếng hát. Nhiều thế hệ trẻ em
đã múa hát bài hát này bởi nội dung âm nhạc và lời ca rộn ràng, phấn khởi, lạc
quan. Cấu trúc chia đoạn cân đối phù hợp với động tác múa.

Câu 2: “Nắm tay nhau, bắt tay nhau” là cao trào của bài thể hiện ở chỗ âm
điệu ở nốt cao nhất phát triển tiết tấu của câu nhạc 1.

Lời ca gợi ý các hình tượng múa tập thể.

Yêu cầu:

-Tất cả trẻ cùng tham gia.

Chuẩn bị

-Thuộc bài hát.

Hướng dẫn:

+ Nhạc lần 1:

Câu 1:

“Cùng nhau múa vui… múa đều"

Nhịp 1, 2, 3, 4 Trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn đi vẻ phía bên phải.
Chân phải bước mỗi bước một phách. Nhún ký vào thách thứ tư (chữ "tròn").
Bước tiếp, nhìn ký vào phách thứ 8 (chữ “vui”).

Nhịp 5, 6, 7, 8: vòng tròn chuyển động về phía bên trái. Động tác như
nhịp 1, 2, 3, 4.

Câu 2:

“Nắm tay nhau... múa đều”

51
Nhịp 9, 10, 11, 12: Chân trái bước lên trước, trân phải rút lên đặt nửa bàn
chân cạnh chân trái, nhún mềm. Chân phải bước về, chân trái nút về đặt nửa bàn
chân cạnh chân phải, nhún mềm.

Nhịp 13, 14, 15, 16: Trẻ nắm tay nhau đi theo hướng bên phải, bước nhún
ký vào mỗi phách.

+Nhạc lần 2:

Câu 1:

Trẻ nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn.

Nhịp 1, 2, 3, 4 Di chuyển về phía phải

Nhịp 5, 6, 7, 8 Di chuyển về phía trái

Câu 2:

Nhịp 9, 10 , 11, 12: Hai trẻ quay vào nhau, vỗ tay vào phách mạnh, chạm
tay nhau ở phách nhẹ.

Nhịp 13, 14 Hai trẻ nắm tay nhau bước về hai phía, hai cánh tay duỗi
thẳng.

Nhịp 15, 16: Hai cánh tay giơ cao trên đầu, vẫy tay đồng thời xoay tròn
tại chỗ.

Kết thúc.

2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT


2.2.1. Quan sát sự hứng thú, tập trung chú ý của trẻ.

Trong quá trình cho trẻ hát, vận động 4 bài mà chúng tôi lực chọn theo những gì
trẻ đã biết. Chúng tôi quan sát thấy.

Bài 1: “Cho tôi đi làm mưa với” (Hoàng Lân)

Trẻ vỗ tay theo nhịp

52
Trong 25 trẻ, có 4 trẻ không tập trung chú ý để hát và vỗ tay.

% kết quả như sau:

Hứng thú, tập trung chú ý :84%

Không hứng thú, tập trung chú ý :16%

Bài 2: “Ing lả ơi” (dân ca Thái)

Đây là bài nghe cô hát ở lớp 24-36 tháng tuổi nhưng trẻ thuộc và thường
vỗ tay theo nhịp.

Quan sát chúng tôi thấy: có 6/25 trẻ không tập trung chú ý, không hứng
thú.

% kết quả như sau:

Hứng thú, tập trung chú ý :76%

Không hứng thú, tập trung chú ý :24%

Bài 3: “Xòe hoa” (dân ca Thái)

Đây là bài cô hát cho trẻ nghe nhưng rất ngắn và đơn giản. Trẻ đều thuộc
và thường vỗ tay theo phách

Trong 25 trẻ tham gia, có 5 trẻ không mấy hứng thú còn lại 21 trẻ rất say
xưa hát theo và vỗ tay.

% kết quả như sau:

Hứng thú, tập trung chú ý :80%

Không hứng thú, tập trung chú ý :20%

Bài 4: “Múa vui” – Lưu Hữu Phước.

53
Đây là bài ngoài chương trình nhưng rất được trẻ ưa thích. Trẻ thường vỗ
tay theo nhịp bài hát.

Có 4/25 trẻ không mấy hứng thú, tập trung chú ý.

% kết quả như sau:

Hứng thú, tập trung chú ý :84%

Không hứng thú, tập trung chú ý :16%

Tổng kết lại ta có bảng sau:

Bảng 1: Hứng thú, tập trung chú ý của trẻ trong quá trình khảo sát.

Biểu hiện Hứng thú, tập trung chú ý Không hứng thú, tập
trung chú ý
Bài (%)
(%)

1 84 16

2 76 24

3 80 20

4 84 16

2.2.2. Khảo sát về kỹ năng vận động

Dựa vào 3 tiêu chí và thang đánh giá, chúng tôi quan sát thấy.

Bài 1: “Cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà

Trong 25 trẻ tham gia chúng tôi quan sát thấy có:

4 trẻ vận động đạt mức độ cao.

17 trẻ vận động đạt mức độ trung bình.

4 trẻ vận động ở mức độ thấp.

% Kết quả như sau:

54
Mức độ cao :16%

Mức độ trung bình :68%

Mức độ thấp :16%

Bài 2: “Inh lả ơi” (Dân ca Thái)

Trong 25 trẻ tham gia chúng tôi quan sát thấy có:

4 trẻ vận động đạt mức độ cao.

15 trẻ vận động đạt mức độ trung bình.

6 trẻ vận động ở mức độ thấp.

% Kết quả như sau:

Mức độ cao :16%

Mức độ trung bình :60%

Mức độ thấp :24%

Bài 3: “Xòe hoa” (Dân ca Thái)

Trong 25 trẻ tham gia chúng tôi quan sát thấy có:

1 trẻ vận động đạt mức độ cao.

19 trẻ vận động đạt mức độ trung bình.

5 trẻ vận động ở mức độ thấp.

% Kết quả như sau:

Mức độ cao :4%

Mức độ trung bình :76%

Mức độ thấp :20%

Bài 4: “Múa vui” (Lưu Hữu Phước)

Trong 25 trẻ tham gia chúng tôi quan sát thấy có:

3 trẻ vận động đạt mức độ cao.


55
18 trẻ vận động đạt mức độ trung bình.

4 trẻ vận động ở mức độ thấp.

% Kết quả như sau:

Mức độ cao :12%

Mức độ trung bình :72%

Mức độ thấp :16%

Tổng kết lại ta có bảng sau:

Bảng 2: Kỹ năng vận động của trẻ trong quá trình khảo sát.

Mức độ Cao Trung bình Thấp

Bài (%) (%) (%)

1 16 68 16

2 16 60 24

3 4 76 20

4 12 72 16

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG


THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
3.1.1. Đảm bảo tính vừa sức

56
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ
khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần
thiết, nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó
khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới
hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất.
Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mỗi độ tuổi gắn
liền với sự trưởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng
của các cơ quan đó, cũng như với sự tích lũy những kinh nghiệm về mặt nhận
thức và về mặt xã hội, với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó, lứa tuổi thay
đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi.
Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều
kiện tiến hành dạy và học với cả tập thể cần:
- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập
những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức
của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng
trẻ.
- Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của trẻ và hình
thức học tập nhóm tại lớp, trước tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và
dưới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết và trong
thời gian đó, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho
trẻ, mà từng trẻ giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức
mỗi người.
3.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực tự giác của trẻ
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải lôi cuốn hấp dẫn tạo
hứng thú học hỏi cho trẻ, tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của họ, bởi tình cảm có

57
vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, thôi thúc con người hành
động, thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp
Thực tiễn cũng chứng minh rằng nếu bạn yêu thích một công việc nào đó
thì bạn sẽ dễ dàng hoàn thành nó, mặt khác nếu gặp khó khăn trong chính công
việc bạn yêu thích bạn cũng sẽ biết cách giải quyết nó một cách triệt để nhất.
Ngược lại, nếu bạn không yêu thích công việc đó thì không những không động
viên được chính mình mà còn đè nén nó tạo ra cái cảm giác khó chịu trong lòng
làm cho công việc có hiệu quả không được cao bởi vậy việc học tập của trẻ cũng
giống như như vậy.
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:
- Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất
nước, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh, đó là phương tiện hình thành
tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.
- Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt
động tích cực tìm tòi, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, phát hiện, điều đó sẽ tạo điều
kiện cho trẻ hình thành tình cảm trí tuệ.
- Nên sử dụng các phương tiện nghệ thuật như văn học, âm nhạc, nghệ
thuật tạo hình, kịch…trong quá trình dạy học, vì đó là những phương tiện tác
động mạnh mẽ đến tình cảm của người học, đây là một phương pháp giúp cho
trẻ thích thú hơn. Người dạy không cần phải lo cho trẻ thiếu tập trung vào công
việc học tập nghiêm túc, vì khoa học và nghệ thuật nó gắn liền với nhau.
Khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng
phương tiện sử dụng của chúng khác nhau, khoa học phản ánh hiện thực bằng
khái niệm, định luật, lý thuyết còn nghệ thuật bằng hình tượng, cả hai cách phản
ánh đó không mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo
điều kiện hình thành và phối hợp tư duy logic với tư duy thẩm mỹ.
- Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào
hoạt động học tập, hoạt động tập thể của trẻ càng có nội dung, càng phong phú
58
về hình thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập, vì vậy
cần chú ý tổ chức hoạt động tập thể của trẻ cần tổ chức dạy học như một hình
thức tham quan học tập, hình thức ngoại khoá.
- Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt
cảm xúc đối với người học, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thể hiện thái
độ của giáo viên đối với những sự vật, hiện tượng và tư tưởng được trình bày
không chỉ giúp cho học sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích hình
thành tình cảm tương ứng.
3.1.3. Đảm bảo theo quan điểm tích hợp
Giáo dục và phát triển ở trẻ mầm non không phải hướng tới mức độ trẻ
đạt được, mà luôn hướng đến ngưỡng phát triển gần nhất đối với trẻ.
Giáo dục trẻ liên tục, thường xuyên và phù hợp với sức khỏe của trẻ, tạo
điều kiện tự hình thành nhân cách theo hướng định sẵn. Đảm bảo giáo dục đúng
quá trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ tùy theo năng lực và thể chất của mỗi trẻ.
Cân nhắc các nhiệm vụ vừa sức hoặc cao hơn chút ích để tăng khả năng phát
triển từ trẻ.
Giáo dục trẻ thông qua tích hợp các nguyên tắc là động lực cho quá trình
sáng tạo và phát triển hoàn thiện nhận thức cho trẻ. Trẻ học tập và vui chơi trong
môi trường lành mạnh, được học tập kiến thức và kỹ năng sống thiết yếu.
Nguyên tắc này quan tâm đến khả năng phát triển của trẻ hơn là việc nhồi
nhét lượng kiến thức vượt cấp. Kế hoạch giảng dạy được chọn lọc theo các tiêu
chí phát triển và kết hợp các phương pháp giảng dạy trẻ mầm non.
Xây dựng các nguyên tắc và thực hiện giáo dục mầm non là trách nhiệm
và nghĩa vụ đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên sẽ căn cứ vào các nguyên tắt
này mà tiến hành lên kế hoạch giảng dạy cho trẻ mầm non.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

59
3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trên hoạt động học có
chủ đích giáo dục âm nhạc thông qua việc rèn kỹ năng hát và biểu diễn đối
với người giáo viên.
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
- Trẻ được tiếp xúc, làm quen và học hát với nhiều thể loại bài hát khác
nhau tạo cho trẻ cảm giác không bị nhàm chán, luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú
với giờ học hát.
- Trẻ ghi nhớ nội dung bài hát, nhận biết được thể loại bài hát, giai điệu
bài hát
- Trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm thong qua bài hát
- Trẻ tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc khác nhau sẽ giúp trẻ tăng kỹ
năng vận động theo nhạc cho trẻ. Một số thể loại có thể đưa vào dạy hát cho trẻ
như: hai con vịt…
3.2.1.2. Nội dung
Kỹ năng hát và biểu diễn là phần trình bầy của giáo viên, để trẻ có cảm
xúc đầy đủ về bài hát: tính chất âm nhạc, giai điệu, tiết tấu, lời ca, phong cách
khi biểu diễn thể hiện sắc thái, tình cảm với tính chất bài hát...Cô thể hiện tốt sẽ
gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ: sự hứng thú, yêu thích, có nhu cầu học hát.
Muốn chuyển tải nội dung ca khúc trọn vẹn đối với trẻ, trước tiên giáo
viên phải thuộc bài hát, hát rõ lời, biết được nhịp điệu của bài hát, cao độ, tường
độ...phong cách biểu diễn bài hát đó, thấy được tình cảm thật trong ca khúc và
cái hay, cái đẹp mà nhạc sĩ muốn gửi gắm vào ca khúc đó. Với trẻ ấn tượng lần
đầu tiên là rất quan trọng, nhất là với một bài hát mới, trẻ rất chăm chú và cảm
nhận bài hát cô thể hiện, bởi vậy khi dạy trẻ hát cô cần phải thể hiện một cách
hay nhất, chính xác nhất và để lại hình ảnh đẹp nhất trong các ca từ của bài hát.
Sau đó truyền thụ, rèn luyện các thể loại âm nhạc với trẻ bằng các hình thức hát,
vỗ tiết tấu, biểu diễn thể hiện đúng ý của tác giả. Như vậy giáo viên mới thu hút
được sự chú ý của trẻ.
60
3.2.1.3. Cách tiến hành
Khi dạy trẻ hát cô giáo phải có cảm xúc và kỹ năng thể hiên tự nhiên,
chuẩn xác. Có những hình thức thay đổi trong quá trình dạy trẻ hát như tay đánh
nhịp theo nhịp điệu bài hát, hát nối tiếp, hát đối đáp... để nâng cao kỹ năng ca
hát cho trẻ. Giáo viên phải biết giúp trẻ hiểu bài hát từ nội dung lời ca đến tính
chất thể hiện: Bài hành khúc nhấn mạnh vai trò của tiết tấu thể hiện tính chất
bước hành quân rắn rỏi; bài vũ khúc vui vẻ, nhịp nhàng; bài hát ru thong thả,
chậm rãi. Quá trình giáo viên thể hiện, trẻ tiếp thu ca khúc một cách trọn vẹn,
hiểu nội dung bài hát, tích lũy thêm kiến thức, năng khiếu nghệ thuật... trẻ tiếp
thu quá trình giáo dục của cô để biến thành kinh nghiệm của mình và vận dụng
vào hoạt động tái tạo ca khúc.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ bài hát: “Ông cháu” ở chủ đề gia đình, cô hát với nhịp
điệu nhanh, vui tươi, dí dỏm, thể hiện tình cảm yêu quý các cháu bé của ông để
thu hút trẻ.
Ví dụ 2: Khi cho trẻ nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”, cô hát với nhịp
điệu mượt mà, nhẹ nhàng, uyển chuyển, trầm bổng, với nét mặt tươi cười, gần
gũi với trẻ thể hiện tình cảm yêu thương của cha mẹ với các con, để gây sự hứng
thú cho trẻ.
Ví dụ 3: Khi hát bài: “Múa đàn” cô có thể làm động tác gảy đàn, nhún chân
theo nhịp điệu, sẽ gây thu hút hứng thú của trẻ tham gia vào bài hát.
Múa là dạng vận động có tác dụng phát triển thẩm mĩ, hình thành tư thế
dáng điệu. bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm
nhạc, lời ca. Múa được sử dụng chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là với trẻ 5-6
tuổi đã có kĩ năng múa rõ ràng, đa dạng. Bởi vậy, khi dạy trẻ múa giáo viên phải
làm mẫu đẹp, động tác rõ ràng, nhịp nhàng, chính xác và biết thể hiện cảm xúc
khi múa sao cho phù hợp với nội dung tính chất bài hát.

61
Ví dụ 4: Khi dạy trẻ múa bài: “Múa cho mẹ xem”. Giáo viên thể hiện
động tác múa trên đôi bàn tay thật mềm dẻo kết hợp nhún chân nhịp nhàng, mắt
nhìn theo tay, thể hiện sự vui tươi.
Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, có
kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến
trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần biết đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ
trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ... để có
phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt, giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể
hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ.
Để xây dựng kế hoạch hoạt động âm nhạc theo đề tài trong hoạt động
học, tôi đã kiên trì rèn luyện bằng nhiều hình thức: Trước hết nghiên cứu tài liệu
về âm nhạc, tâm sinh lí lứa tuổi...tham gia học tập chuyên môn, dự giờ đồng
nghiệp để cùng nhau trao đổi kiến thức kĩ năng âm nhạc và học tập qua truyền
thanh, truyền hình, ti vi, băng đài... nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động âm nhạc cho trẻ. Mỗi bài tôi chuẩn bị dạy cho trẻ, tôi phải học thuộc,
hát đúng cao độ, trường độ, thể hiện được tình cảm và hòa mình vào với ca
khúc. Với những bài vận động minh họa hay múa tôi phải lựa chọn những động
tác phù hợp với giai điệu, lời ca của bài hát, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ,
rồi tập luyện cho nhuần nhuyễn để chuẩn bị dạy cho trẻ...Từ đó tôi đã gây hứng
thú, ngẫu hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc cho trẻ và trẻ muốn bắt chước,
tái tạo lại ca khúc bằng khả năng của mình. Do đó, chất lượng âm nhạc của trẻ
được nâng cao hơn.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Giáo viên phải thuộc bài hát, hát rõ lời, biết được nhịp điệu của bài hát, cao độ,
tường độ...phong cách biểu diễn bài hát đó.
- Giáo viên cần phải biết truyền đạt, biết thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với
trẻ.

62
3.2.2. Lồng ghép hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc với các
giờ học khác
3.2.2.1 Lồng ghép âm nhạc trong hoạt động nhận biết tập nói
Trong giờ nhận biết tập nói giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện
thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp
của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt
Nam nối tiếp nhau.
Thông qua việc dạy tiết nhận biết tập nói “Cá vàng”, cô cho trẻ nghe bài
“Cá vàng bơi”
Một sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và văn học đã làm cho các tiết thơ,
truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu
chuyện qua bài hát đó.
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được
nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng được chuyển thể thành bài hát như:
“Gánh gánh gồng gồng” “Kéo cưa lừa xẻ””Rềnh rềnh ràng ràng”.
Thông qua hoạt động làm quen văn học kết hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ
tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của trẻ.
3.2.2.2. Lồng ghép âm nhạc trong hoạt động tạo hình
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình là giáo viên sử dụng âm nhạc ở đầu
tiết học hoặc sử dụng trong khi trẻ thực hiện bài tạo hình, âm nhạc đóng vai trò
khơi dậy không gian trầm lắng của giờ học tạo hình và thời gian của bản nhạc
cũng chính là thời gian trẻ thực hiện bài tập tạo hình của mình.

Hoạt động tạo Đề tài Nghe nhạc kết hợp


hình
Mưa Mưa rơi (Dân ca xê đăng)
Vẽ Hoa Màu hoa (Hồng Đăng)
Con cá Cá vàng bơi (Hà Hải)
63
Dán tranh Vườn cây ăn quả. Vườn cây của ba
Vịt con Đàn vịt con (Mộng Lân)
Quả bóng Quả bóng tròn tròn
Nặn Cái vòng Vòng tròn ước mơ
Qua hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ tích chất nhịp điệu trong âm
nhạc và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình hình thực tế ở
trường lớp.
3.2.2.3. Lồng ghép âm nhạc trong giờ khám phá khoa học
Giờ cho trẻ khám phá khoa học nhằm trau dồi năng lực hoạt động trí tuệ,
nhận biết môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Để hiểu đúng đắn các đối
tượng, trẻ phải quan sát, tiếp xúc nhiều lần bằng các giác quan. Việt kết hợp sử
dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với đối tượng.
Ví dụ: Khi giới thiệu một số loài hoa, yêu cầu trẻ phân biệt được một số
loài hoa và so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau về cấu tạo, hình dáng, màu
sắc, hương thơm...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm của hoa, biết yêu quý, bảo
vệ hoa. Cho trẻ nghe bài hát Đi cấy- dân ca Thanh Hóa được đặt lời mới dưới
tên Hoa trong vườn vừa nhằm mục đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, vừa
mang ý nghĩa giáo dục đạo đức. Hoặc có thể cho các cháu nghe bài hát  Ra chơi
vườn hoa của Văn Tấn.
Để trẻ nhận biết môi trường xã hội, hiểu công việc lao động của người
lớn, với chủ đề chú công nhân, yêu cầu trẻ nhận biết được một số công việc của
người công nhân xây dựng, dệt vải... và ý nghĩa của công việc đó trong xã hội để
từ đó trẻ biết kính trọng, yêu quý người lao động và biết giữ gìn đồ chơi. Kết
hợp sử dụng cho trẻ nghe bài hát Cháu yêu cô chú công nhân của Hoàng Văn
Yến, Cháu yêu cô thợ dệt của Thu hiền.
Về chủ đề các mùa trong năm, ngoài sự miêu tả, dùng tranh ảnh giảng
giải...Có thể kết hợp cho trẻ nghe các bài sau đây để tăng thêm ấn tượng về thiên

64
nhiên phong phú: Vườn trường mùa thu (Cao Minh Khang), Khát vọng mùa
xuân (Mô da), mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung).
Trẻ rất yêu thích các con vật, thường các em làm quen qua câu chuyện
phim ảnh và các con vật nuôi gần gũi trong gia đình. Giờ làm quen với môi
trường xung quanh, cô giáo có nhiệm vụ giới thiệu, phân loại các con vật điển
hình sống ở các môi trường khác nhau như dưới nước, trên cạn, trên không. Tùy
từng nội dung cụ thể để chọn cho các cháu nghe kết hợp với các bài hát.
Ví dụ: Tìm hiểu con vật sống trong rừng như: Khỉ, voi, hươu... Cho trẻ
nghe kết hợp bài hát “Đố bạn”.
Âm nhạc trong giờ làm quen với môi trường xung quanh góp phần tạo
cho giờ học thêm sinh động, phát huy tích cực các giác quan của trẻ, đem tới
cho các cháu nhiều ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc.
3.2.3. Tổ chức hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc trong các
ngày lễ hội
3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung
thu…là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi
trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động
nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịch…tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui
vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng vận động cho trẻ, mở rộng
nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường
giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng
hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội,
ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được.
3.2.3.2. Nội dung
Giáo viên cần phải sưu tầm, chuẩn bị tiết mục múa, hát dân ca cho từ
trước. Nếu có điều kiện thì nhà trường có thể mời các đoàn nghệ thuật chuyên
hát dân ca về biểu diễn cho trẻ xem để tăng thêm sự hấp dẫn, để chương trình
65
thêm đặc sắc, đa dạng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên hay phụ huynh cũng có thể
tham gia biểu diễn cùng trẻ vài tiết mục. Thực tế cho thấy, nếu chương trình văn
nghệ có sự đầu tư tốt thường đạt được chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp trong
lòng mọi người, đặc biệt là đối với trẻ.
Tổ chức cho trẻ đón xuân đón tết với tâm trạng háo hức vui mừng. Giáo
dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó giữa con người và các dân tộc.
Giáo viên có thể xây dựng một vài tiết mục múa hát dân ca: Múa “Cây Trúc
xinh” và hát múa minh họa bài “Khúc nhạc mùa xuân”.
Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ trong năm như ngày hội bé
đến trường, vui hội trung thu…biểu diễn ngày sinh nhật Bác, từ đó mỗi lớp đều
có kế hoạch đầu tư tiết mục cho lớp, luyện tập kỹ năng cho các cháu một cách tỉ
mỉ, sữa sai cho mỗi trẻ, khi trẻ đã có kĩ năng không thua kém bạn lúc đó trẻ tự
tin hơn sẽ tự vận động nhảy khi nghe nhạc mà không chờ đến yêu cầu của cô.
Đặc biệt là thông qua hoạt động này nhằm tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

66
3.2.3.3. Cách tiến hành
Nêu một vấn đề xảy ra trong cuộc sống hoặc hỏi trẻ về các trải nghiệm
trước đó của trẻ có liên quan đến chủ đề về lễ hội trong năm cho trẻ có thể hiểu
và tiếp thu được nội dung của chủ đề.
Tạo tình huống (câu hỏi, câu chuyện, phim ngắn…) để gây sự tiếp thu và
định hướng đến chủ đề từ đó có thể kích ứng khả năng vận động cho trẻ.
- Trẻ trao đổi, lựa chọn đồ dùng, dụng cụ phù hợp và thực hiện các hoạt
động trải nghiệm.
- Kết thúc hoạt động, giáo viên hướng dẫn trẻ có thể tập luyện ở nhà về
các bài tập trong buổi học.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Tổ chức vào các ngày lễ như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam,
tết trung thu, tết thiếu nhi…
- Tạo các tình huống liên quan tới chủ đề về các ngày lễ hội giúp cho trẻ
có thể cảm nhận được những ngày lễ hội.
3.2.4. Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động học có chủ
đích giáo dục âm nhạc
3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động học có chủ đích giáo dục
âm nhạc thường có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ bởi tính có vấn đề, điều này sẽ
tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì hứng thú trong suốt quá trình vận động, kích
thích trí tò mò ham hiểu biết và sự khao khát, mong muốn được làm những việc
có ý nghĩa như: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn giữa các thành viên
trong nhóm lớp cũng như với mọi người xung quanh, từ đó kỹ năng hợp tác của
trẻ cũng được phát triển.
3.2.4.2. Nội dung

67
Giáo viên treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới
thiệu về các vật dụng, các thiết bị kĩ thuật, ... và nêu yêu cầu định hướng cho sự
quan sát của trẻ.
Giáo viên trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ... tiến hành
làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện
ảnh... để nhằm cho trẻ tập trung và vận động theo các phương tiện.
Giáo viên yêu cầu một số trẻ trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu
đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương
tiện kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
Từ những chi tiết, thông tin trẻ thu được từ phương tiện trực quan, giáo
nêu câu hỏi yêu cầu trẻ rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực
quan cần chuyển tải.
3.2.4.3. Cách tiến hành
- Giáo viên quan sát xem trẻ có sử dụng được các phương tiện trực quan
trong quá trình vận động.
- Đánh giá mức độ của trẻ trong quá trình thích nghi các công cụ để dạy
học và khả năng rèn luyện của trẻ theo các công cụ.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, luôn muốn tìm tòi, khám phá,
vì vậy giáo viên cần chú ý trình bày logic, khoa học, chữ viết to, rõ ràng nhằm
thu hút sự chú ý của trẻ.
- Hình ảnh, tài liệu minh họa, tranh ảnh phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt
mắt, càng ít chi tiết càng tốt. Tránh lạm dụng hình ảnh gây phản tác dụng khiến
trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí là sợ học.
3.3. TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
3.3.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm
3.3.1.1 Mục đích khảo nghiệm

68
Thu thập những ý kiến đánh giá của giáo viên tại trường mầm non Trung
Sơn Trầm để so sánh với kết quả thu được từ đó xác định mức độ cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
3.3.1.2. Nội dung và các bước khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: tính khả thi và
tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24
– 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc. Thực
hiện đánh giá các tiêu chí theo 3 mức độ từ cao đến thấp và được lượng hóa
bằng điểm số.
- Đánh giá tính khả thi ở 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2
điểm); Không khả thi (1 điểm)
- Đánh giá tính hiệu quả ở 3 mức độ: Rất hiệu quả (3 điểm), Hiệu quả (2
điểm), Không hiệu quả (1 điểm)
Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lí số liệu trên
bảng thống kê, tính phần trăm khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã được
khảo sát, sau đó đánh giá và rút ra kết luận
3.3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm
20 giáo viên mầm non và 25 trẻ 24-36 tháng tuổi của lớp Star 1 tại trường
mầm non Trung Sơn Trầm
3.3.1.4. Địa bàn khảo nghiệm
Trường mầm non Trung Sơn Trầm tại địa bàn Hà Nội
3.3.1.5. Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
3.3.2.1. Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động
theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc.
69
Bảng 3.1. Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo
dục âm nhạc
ST Biện pháp Tính khả thi
T Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
SL % SL % SL %
1 Nâng cao chất 15 75 5 25 0 0
lượng giáo dục
cho trẻ trên hoạt
động học có chủ
đích giáo dục âm
nhạc thông qua
việc rèn kỹ năng
hát và biểu diễn
đối với người
giáo viên.
2 Tích hợp hoạt 16 80 3 15 1 5
động học có chủ
đích giáo dục âm
nhạc với các giờ
học khác
3 Tổ chức hoạt 15 75 4 20 1 0
động học có chủ
đích giáo dục âm
nhạc trong các
ngày lễ hội
4 Sử dụng phương 15 75 5 25 0 0
70
tiện trực quan
trong hoạt động
học có chủ đích
giáo dục âm
nhạc.
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận
động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc được thể hiện ở bảng 3.1.
Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy cách đánh giá tính khả
thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc có mức độ
khả thi rất cao bởi vì cả bốn biện pháp đều thể hiện tính rất khả thi trên 75%.
Mức độ khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị phần
trăm không quá xa nhau. Điều đó khẳng định các biện pháp rèn luyện kĩ năng
vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ
đích giáo dục âm nhạc cần phải phối hợp lẫn nhau cả 5 biện pháp trên, mỗi biện
pháp có những thế mạnh riêng, chúng ta sẽ bổ trợ cho nhau. Chúng ta có thể so
sánh mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận
động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc

71
3.3.2.2. Tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động
theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích
giáo dục âm nhạc.
Bảng 3.2. Tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ đích giáo
dục âm nhạc
STT Biện pháp Tính hiệu quả
Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu
quả
SL % SL % SL %
1 Nâng cao chất 14 70 4 20 2 10
lượng giáo dục
cho trẻ trên hoạt
động học có chủ
đích giáo dục âm
nhạc thông qua
việc rèn kỹ năng
hát và biểu diễn
đối với người giáo
72
viên. .
2 Tích hợp 13 65 7 35 0 0
hoạt động học có
chủ đích giáo dục
âm nhạc với các
giờ học khác

3 Tổ chức 12 60 6 30 2 10
hoạt động học có
chủ đích giáo dục
âm nhạc trong các
ngày lễ hội

4 Sử dụng 13 65 5 25 2 10
phương tiện trực
quan trong hoạt
động học có chủ
đích giáo dục âm
nhạc

Kết quả khảo nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng
vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động học có chủ
đích giáo dục âm nhạc được thể hiện ở bảng 3.2.
Kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy, tính hiệu quả của các biện pháp rèn
luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt
động học có chủ đích giáo dục âm nhạc tương đối cao. Các biện pháp được đánh
giá có tính hiệu quả cao là: Biện pháp 1: “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ

73
trên hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc thông qua việc rèn kỹ năng hát
và biểu diễn đối với người giáo viên.” với 70% xếp bậc 1/4
- Biện pháp quản lý có tính hiệu quả thấp nhất trong 4 biện pháp là: “Tổ
chức hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc trong các ngày lễ hội”. Song
với 60 % đánh giá rất hiệu quả từ giáo viên thì biện pháp này vẫn hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. KẾT LUẬN
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không
thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần
giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ.
Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có
vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt
những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả
nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm
đó, chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng
phát triển hoàn thiện hơn.

74
Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá
trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi
hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở
thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn
diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm
mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc.
Qua công trình nghiên cứu “Biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo
nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc” chúng
tôi nhận thấy rằng trẻ 24 – 36 tháng tuổi rất thích, hứng thú, và có khả năng vận
động theo nhạc rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp
với khả năng hình thành kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ.
Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích
trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho
nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ.
Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ
nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết
dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng
âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung
động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã
góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
II. KIẾN NGHỊ
- Mở hội thi giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc để giáo viên có nhiều cơ hội
học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Xin phòng đầu tư mỗi lớp một máy vi tính để giáo viên có thể ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
- Tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên.
- Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
75
- Nghiên cứu và xây dựng một hệ thống bài tập, trò chơi nhằm phát triển
kỹ năng vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa - GD học mầm non tập I, II,
III. Nxb Đại học Sư phạm I – Hà Nội, 2005.
2. Bộ GD và Đào tạo - Chiến lược GD học mầm non từ năm 1998 đến năm
2020. Hà Nội, 1999.
3. Bộ GD và Đào tạo - Hội thảo quốc tế GD mầm non Việt Nam – Nhật
Bản. Hà Nội, 2007.
4. Bộ GD đào tạo – Giáo trình trò chơi. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao,
2007
5. Bộ GD và Đào tạo - Luật GD. Hà Nội, 1998.
6. Vũ Thị Thanh Bình, Lê Phương Nga - Sinh lý học thể dục thể thao. Nxb
GD, 1998.
7. Phạm Thị Châu - GD học mầm non. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
8. Chimôphaêva.E.A - Trò chơi VĐ dành cho trẻ MG. Hồ Chí Minh, 1986.
9. Lương Kim Chung, Đào Duy Thư – Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ.
Nxb Thể dục Thể thao, 1994.
10.Hoàng Chúng - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD.
Nxb GD, TP Hồ Chí Minh, 1982.
11.Ecônhin.D.B - Tâm lý học trò chơi. Liên Xô cũ, 1978.
12.Nguyễn Thị Thúy Hiền - Giáo trình phát triển và tổ chức thực hiện
chương trình GD mầm non. Nxb GD, 2008.
13.Nguyễn Thị Hòa – Giáo trình GD tích hợp ở bậc học mầm non. NXB Đại
học Sư phạm, 2010.
14.Tạ Thúy Lan - Sinh lý học thần kinh. Nxb Sư phạm, 2007.
15.Nguyễn Lân – Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 1997.
16.Lêonchiew A.V - Sự phát triển tâm lý trẻ em. Trường Cao đẳng Sư phạm
MG TW 3, TP. Hồ Chí Minh, 1980.

77
17.Thanh Mai – Rèn luyện thể lực và trò chơi cho trẻ. Nhà xuất bản Thể dục
Thể thao, 2008
18.Patricia H. Miler – Các thuyết về tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản văn
hóa thông tin, 2003
19.Đặng Hồng Phương - Giáo trình lí luận và phương pháp GD thể chất cho
trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm, 2005.
20.Hoàng Thị Phương – Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ
làm quen với môi trường xung quanh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ,
2008.
21.Tôn Thất Sam – Trò chơi ngoài trời. Nxb Trẻ, 2002.
22.Jang Young Soog – Hướng dẫn hoạt động âm nhạc, thể dục, tạo hình cho
trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Việt Nam, 2009.
23. Sở GD và Đào tạo Hà Nội – Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hoạt động GD
thể chất cho trẻ mầm non – thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2008
24.Phạm Thị Sửu - 60 năm GD Mầm non Việt Nam. Nhà xuất bản GD, Hà
Nội, 2006
25.Lưu Tân – Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi học. Nxb Thể dục thể
thao, 2002
26.Đặng Đức Thao, Trần Tiên Tiến - Thể dục và phương pháp GD thể chất
cho trẻ. Nhà xuất bản GD, 1998.
27. Đoàn Quang Thọ - Giáo trình triết học. Nxb lí luận chính trị, 2007.
28.Vũ Đức Thu - Giáo trình lịch sử và quản lý học thể dục thể thao. Nxb
Đại học Sư phạm, 2008
29.Phan Thị Thu - Giáo trình phương pháp GD thể chất. Nxb GD, 2006.
30.Đồng Văn Triệu - Lí luận và phương pháp GD thể chất trong trường học.
Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội – 2000.
31.Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Thương Luyến, Hoàng Nguyên Cát - Thể
dục và trò chơi VĐ. Nhà xuất bản GD, 1959.
78
32.Tuyển tập nghiên cứu khoa học GD sức khỏe, thể chất trong nhà trường
các cấp. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 1993.
33.Nguyễn Ánh Tuyết - Trò chơi của trẻ em. Nhà xuất bản phụ nữ, 2000.
34.Nguyễn Ánh Tuyết – Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
35.Nguyễn Quang Uẩn – Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2003
36.Vận dụng phương pháp Montessori vào GD hòa nhập ở trường mầm non.
Huế, 2010
37.Vụ GD Mầm non - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm
non chu kì II (2004 - 2007) quyển I, II. Nxb Hà Nội, 2005.
38. Phạm Viết Vượng - Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. 2000.
39.Trương Quốc Yên – Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao. Nxb Thể
dục thể thao, 2005.
40.Nguyễn Như Ý – Đại từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin, 1999.

79
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên mầm non)
Kính gửi quý cô!
Chúng em là sinh viên khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học sư
phạm Hà Nội. Chúng em đang thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài: “Biện
pháp rèn luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua
hoạt động giáo dục âm nhạc”. Kính mong quý cô dành chút thời gian trả lời 1 số
câu hỏi sau nhằm giúp chúng em tìm hiểu ược kỹ năng vận động theo nhạc cho
trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
Rất mong được sự họp tác từ quý cô. Chúng em xin cảm ơn!
Xin các Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào
những ý các Cô chọn
Phần 1: Thông tin cá nhân
+ Giáo viên lớp: ………………………
Trường: ………………………...............
+ Trình độ chuyên môn:
Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học 
+ Thâm niên công tác:
1-5 năm  5-10 năm  10-15 năm  Trên 15 năm

+ Số năm tham gia giảng dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi..........................năm
Phần 2: Nội dung khảo sát
Câu 1: Cô vui lòng đánh giá tính khả thi của biện pháp: “Nâng cao
chất lượng giáo dục cho trẻ trên hoạt động học có chủ đích giáo dục âm
nhạc thông qua việc rèn kỹ năng hát và biểu diễn đối với người giáo
viên.”

80
a. Rất khả thi
b. Khả thi
c. Không khả thi
Câu 2. Cô vui lòng đánh giá tính khả thi của biện pháp: “Tích hợp hoạt
động học có chủ đích giáo dục âm nhạc với các giờ học khác”
a. Rất khả thi
b. Khả thi
c. Không khả thi
Câu 3. Cô vui lòng đánh giá tính khả thi của biện pháp: “Tổ chức hoạt
động học có chủ đích giáo dục âm nhạc trong các ngày lễ hội”
d. Rất khả thi
e. Khả thi
f. Không khả thi
Câu 4. Cô vui lòng đánh giá tính khả thi của biện pháp: “Sử dụng phương
tiện trực quan trong hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc”
a. Rất khả thi
b. Khả thi
c. Không khả thi
Câu 5. Cô vui lòng đánh giá tính hiệu quả của biện pháp: “Nâng cao chất
lượng giáo dục cho trẻ trên hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc
thông qua việc rèn kỹ năng hát và biểu diễn đối với người giáo viên.”
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả
c. Không hiệu quả
Câu 6. Cô vui lòng đánh giá tính hiệu quả của biện pháp: “Tích hợp hoạt
động học có chủ đích giáo dục âm nhạc với các giờ học khác”
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả
81
c. Không hiệu quả
Câu 7. Cô vui lòng đánh giá tính hiệu quả của biện pháp: “Tổ chức hoạt
động học có chủ đích giáo dục âm nhạc trong các ngày lễ hội”
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả
c. Không hiệu quả
Câu 8. Cô vui lòng đánh giá tính hiệu quả của biện pháp: “Sử dụng
phương tiện trực quan trong hoạt động học có chủ đích giáo dục âm nhạc”
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả
c. Không hiệu quả

Xin chân thành cám ơn các Cô!

82

You might also like