You are on page 1of 47

KINH TẾ VI MÔ 1

(MICROECONOMICS 1)

Bộ môn Kinh tế học


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2
Nội dung chương 6

6.1. Các đặc trưng cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất

6.2. Thị trường lao động

6.3. Thị trường vốn

6.4. Thị trường đất đai

3
6.1. Các đặc trưng cơ bản của thị trường
các yếu tố sản xuất
▪ Trong thị trường các yếu tố sản xuất, các hãng đóng vai
trò là người mua (lực lượng cầu), còn các hộ gia đình và
người lao động đóng vai trò của người cung cấp các
nguồn lực (lực lượng cung).
▪ Giá của các yếu tố sản xuất: là chi phí mà hãng phải bỏ ra
đồng thời là thu nhập của người sở hữu chúng.
• Giá của lao động: w (tiền công, tiền lương)
• Giá của vốn: r (tiền thuê vốn), i (lãi suất)
• Giá của đất đai: giá cả và tiền thuê đất đai
4
▪ Cầu đối với các yếu tố sản xuất là: cầu thứ phát
6.2. Thị trường lao động

6.2.1. Cầu về lao động

6.2.2. Cung về lao động

6.2.3. Cân bằng thị trường lao động

6.2.4. Tác động của việc quy định tiền lương tối thiểu
tới thị trường lao động

5
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Khái niệm:

Cầu lao động phản ánh lượng lao động mà các hãng muốn
thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác
không đổi)

6
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Một số khái niệm liên quan:

- Sản phẩm cận biên của lao động (MPL )

Là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm đầu do sử dụng thêm một
đơn vị đầu vào là lao động
Q
Công thức: MPL = = Q(L )
'

L

7
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Một số khái niệm liên quan:


- Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL)
Là sự thay đổi trong tổng doanh thu đầu do sử dụng thêm một
đơn vị đầu vào là lao động
TR
Công thức: MRPL = = TR('L )
L
TR TR Q
MRPL = =  = MR.MPL
L Q L
8
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Một số khái niệm liên quan:

- Sản phẩm giá trị biên của lao động (MVPL)

Là giá trị bằng tiền được tạo ra từ các đơn vị sản phẩm tăng
thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào là lao động

Công thức: MVPL = P x MPL

9
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Một số khái niệm liên quan:


- Mối quan hệ giữa MRPL và MVPL
• Khi thị trường đầu ra là thị trường CTHH
Do MR = P => MRPL = MVPL
• Khi thị trường đầu ra không phải là thị trường CTHH
Do MR < P => MRPL < MVPL

10
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Đường cầu lao động của hãng là: đường MRPL


MRPL
w

A
w1

B
w2

MRPL

0
L1 L2 L
11
6.2.1. Cầu về lao động
▪ Đường cầu lao động của hãng
Chứng minh: Đường MRPL là đường dốc xuống
- Công thức tính: MRPL = MR × MPL
- MPL giảm dần khi tăng lao động (do quy luật sản phẩm cận
biên giảm dần)
- MRL : Xét hai trường hợp:
• Khi thị trường đầu ra là CTHH: MR = P không đổi
• Khi thị trường đầu ra không phải thị trường CTHH: MR
giảm khi tăng sản lượng bán ra.
→ Kết luận: đường MRPL là đường dốc xuống (đường MRPL là
12
đường có độ dốc âm)
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ
- Giả thiết:
• Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động với
vốn là cố định. (MC=MCL)
• Thị trường đầu vào là thị trường CTHH
• Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
• Chỉ có tiền công là chi phí về lao động (MCL=w)
13
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ
- Nguyên tắc:
Hãng sẽ thuê lao động đến số lượng lao động mà tại đó sản
phẩm doanh thu cận biên bằng với mức tiền công phải trả cho
người lao động
MRPL = w
- Đường cầu lao động trùng với đường MVPL
14
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ
- Chứng minh:
• Số lao động được thuê tối ưu khi: MRPL = w
 Giả sử w là mức tiền lương thị trường. Khi đó:
ΠL’ = TRL’ – TCL’ = MRPL - MCL = MRPL - w
 Hãng đạt được tối đa hóa lợi nhuận khi:
ΠL’ = 0 ↔ MRPL - w = 0 ↔ MRPL = w
15
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ
MRPL

E M
w0
B
N
DL  MRPL  MVPL

0 16
L1 L* L2 L
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên thị trường lao động và độc quyền trên thị trường hàng
hóa, dịch vụ
- Giả thiết:
• Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động với
vốn là cố định. (MC = MCL)
• Thị trường đầu vào là thị trường CTHH
• Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
• Chỉ có tiền công là chi phí về lao động (MCL=w) 17
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên thị trường lao động và độc quyền trên thị trường hàng
hóa, dịch vụ
- Nguyên tắc:
Hãng sẽ thuê lao động đến số lượng lao động mà tại đó sản
phẩm doanh thu cận biên bằng với mức tiền công phải trả cho
người lao động
MRPL = w
- Đường cầu lao động không trùng với đường MVPL 18
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng độc
quyền trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa,
dịch vụ
- Giả thiết:
• Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động với
vốn là cố định. (MC=MCL)
• Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Hãng là hãng độc quyền trên thị trường lao động:
19
MCL = w0 + L.w/L
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng độc
quyền trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa,
dịch vụ
- Nguyên tắc:
Hãng sẽ thuê lao động đến số lượng lao động mà tại đó sản
phẩm doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên của người
lao động được thuê.
MRPL = MCL
- 20
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Xác định số lao động được thuê tối ưu: Đối với hãng CTHH
trên cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa, dịch vụ
MRPL MCL1
w
MCL0
E1

w1
E0
w0

DL  MRPL

0 21
L*1 L*0 L
6.2.1. Cầu về lao động

▪ Các yếu tố tác động đến cầu lao


động: MRPL
- Giá của sản phẩm đầu ra: w

• P↑ → MRPL ↑
→ Đường cầu lao động W1 C

dịch chuyển sang bên phải A B


W0
- Thay đổi công nghệ, Năng suất lao
DL1
động:
DL0
DL2
→ MPL↑ → Đường cầu lao động dịch
0
chuyển sang bên phải L0* L1*
22
L
6.2.2. Cung về lao động

▪ Khái niệm:

Cung lao động phản ánh lượng lao động mà người lao động
sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau
trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác
không đổi)

23
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội
- Áp lực về mặt kinh tế
- Phạm vi thời gian
- Lợi ích cận biên của lao động
- Tiền công

24
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động cá nhân:


- Chia thời gian trong ngày: giờ nghỉ ngơi và giờ lao động
- Lợi ích của lao động: thu nhập từ tiền công
• Có thể được xác định tương đương với giá trị mang lại của
hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động có thể mua được
bằng tiền công
• Chính là chi phí cơ hội của nghỉ ngơi
- Chi phí cơ hội của lao động: giá trị của việc nghỉ ngơi bị giảm đi
25
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động cá nhân:


- Người lao động sẽ quyết định cung ứng lao động trên nguyên tắc:
tối đa hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi.
- Khi mức tiền công tăng lên, gây ra hai hiệu ứng:
• Hiệu ứng thu nhập: tiền công tăng => thu nhập tăng => người
lao động có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn
• Hiệu ứng thay thế: khi mức tiền công tăng => chi phí cơ hội của
nghỉ ngơi tăng => người lao động có xu hướng nghỉ ngơi ít và
làm việc nhiều hơn 26
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động cá nhân:


- Khi hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập:
• Người tiêu dùng có xu hướng tăng số giờ lao động và giảm số
giờ nghỉ ngơi
• Đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương
- Khi hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế:
• Người tiêu dùng tăng số giờ nghỉ ngơi và giảm số giờ lao động
• Đường cung lao động cá nhân có độ dốc âm
• Đường cung lao động cá nhân vòng ngược 27
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động cá nhân:


w
SL
Đường cung lao động cá nhân C
Hiệu ứng
thu nhập
B

Hiệu ứng
thay thế

A
0
(1) (2) L
28
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động của ngành:


- Cung lao động của ngành là: sự cộng theo chiều ngang đường cung
lao động của các cá nhân
- Đường cung lao động của ngành trong thực tế là: một đường dốc lên
(có độ dốc dương)

29
6.2.2. Cung về lao động

▪ Cung lao động của ngành:


w w

SL
SL

w2 B w2 B

w1 w1
A A

0 0
L1 L2 L L1 L2 L
Cung đối với ngành lao Cung đối với ngành yêu cầu 30
động phổ thông trình độ đặc biệt
6.2.3. Cân bằng trên thị trường lao động

Cân bằng trên thị trường lao


w
động được xác định tại giao
SL
điểm của đường cung và đường
cầu lao động. E
w0

DL

0
L0 L
31
6.2.4. Tác động của việc quy định tiền lương
tối thiểu tới thị trường lao động

▪ Tiền lương tối thiểu là: mức


w
lương thấp nhất do Chính phủ
quy định người sử dụng lao Thất nghiệp SL
A B
động phải trả cho người lao w1
E
động. w0

▪ Tiền lương tối thiểu cao hơn


mức tiền lương cân bằng trên
DL
thị trường 0
L1 L0 L2 L
32
6.3. Thị trường vốn

6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn

6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn

6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

33
6.3.1. Vốn và các hình thức của vốn

▪ Khái niệm: Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, và các


phương tiện được sử dụng trong quá trình sản xuất.

▪ Các hình thức của vốn:

- Vốn tài chính (financial capital): Tiền và các tài sản khác
tương đương tiền (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...)

- Vốn hiện vật (real capital or physical capital): những hàng hóa
được sản xuất ra không vì mục đích tiêu dùng cuối cùng mà
được làm ra để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác (ví dụ nhà
34
xưởng, thiết bị máy móc...)
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn

▪ Bản chất của lãi suất:


- Tiền lãi: là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Lãi suất: tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần
trăm. Lãi suất chính là giá của vốn.
- Ví dụ: Một người vay 100 triệu sau 1 năm phải trả 110 triệu.
Tiền lãi phải trả là 10 triệu và lãi suất vay vốn là 10%.

35
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn

▪ Giá trị hiện tại của vốn:


- Khái niệm:
Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại ngày nào đó trong
tương lai là số tiền nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu
được đúng khoản tiền vào ngày tương lai đó.
- Ví dụ:
Có 90 triệu đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc lẫn lãi
là 100 triệu => 90 triệu là giá trị hiện tại của 100 triệu sau 1 năm

36
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn

▪ Giá trị hiện tại của vốn:


- Công thức tính:
Giả sử có số tiền X, cho vay với lãi suất i%/năm
Sau 1 năm, thu được số tiền là: X + Xi = X(1+i)
Sau 2 năm, thu được số tiền là: X(1+i) + X(1+i)i = X(1+i)2
Sau 3 năm, thu được số tiền là: X(1+i)2 + X(1+i)2i = X(1+i)3
Sau n năm, thu được số tiền là: X(1+i)n

37
6.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn

▪ Giá trị hiện tại của vốn:


- Công thức tính:
NFV = NPV(1+i)n

NFV
 NPV =
- Ví dụ:
(1 + i) n

Một người cho vay khoản tiền với mức lãi suất năm là i =
5%/năm. Sau 5 năm nhận được cả gốc và lãi là 255,256 triệu. Hỏi
người đó đã cho vay khoản tiền là bao nhiêu? 38
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

▪ Cầu về dịch vụ vốn của hãng:

- Giả thiết:

• Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động với lao
động là cố định.

• Thị trường đầu vào là thị trường CTHH.

• Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

39
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

▪ Cầu về dịch vụ vốn của hãng:

Tương tự cầu về lao động


- Nguyên tắc thuê vốn tối ưu: MRPK = r / MRPK = MCK
- Đường cầu về vốn của hãng: là đường MRPK
- Các nhân tố tác động đến cầu về vốn:
• Giá của hàng hóa hay dịch vụ đầu ra
• Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kết hợp với vốn
• Tiến bộ kỹ thuật
40
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

▪ Cung về dịch vụ vốn của hãng:


Cung về vốn trong ngắn hạn Cung về vốn trong dài hạn

r r
SKN

SKD

0 0 41
K0 K K
6.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn

▪ Cân bằng trên thị trường vốn


r
SKN
SKD
r0 E
E*
r*

DK = MRPK

0
K0 K* K
42
6.4. Thị trường đất đai

6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai

6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai

6.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai

43
6.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai

- Đất đai là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp
kinh doanh nào.

- Đất đai không thể tăng lên khi giá tăng lên và không thể co lại
khi giá giảm đi.

→ Yếu tố cung đất đai là cố định

- Giá sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian được gọi
là địa tô hay tô, hay chính xác là tô kinh tế thuần túy.

44
6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai

▪ Cung về đất đai:

Cung đất đai là cố định trong cả dài hạn và ngắn hạn. → Đường
cung đất đai có dạng thẳng đứng song song với trục tung.

▪ Cầu về đất đai:

Tương tự cầu về vốn và lao động.

MRĐ = MR.MPĐ

45
6.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai

▪ Cân bằng trên thị trường đất đai


T

T* E

0 Đ
Đ* 46
6.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai

▪ Tiền thuê đất đai:

Tiền thuê đất đai chính là địa tô, tô sử dụng đất, hay là khoản
tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được
sở hữu nó.

▪ Giá cả của đất đai:

Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ được
gọi là giá cả của đất hay giá đất. Khi DN bỏ ra một khoản tiền
bằng với giá đất thì DN không chỉ được quyền sử dụng mà còn
47
được sở hữu nó.

You might also like