You are on page 1of 99

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH CHUNG

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT

Chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI- NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH CHUNG

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT

Chuyên ngành: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ


Mã số: 8520503

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI- NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trịnh Thị Hoài Thu. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn thạc sĩ kỹ thuật là trung thực xuất phát từ những kết quả quan trắc
thực tế tại TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận.
Học viên

Nguyễn Đình Chung


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Hoài Thu, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự
tận tình hƣớng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin
địa lý đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và
giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn về những góp ý có
ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cƣơng nghiên cứu.
Xin cảm ơn các lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, trung
tâm quan trắc môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bắc Ninh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Nguyễn Đình Chung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT .......... 3
1.1. Khái quát về nƣớc mặt ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về nước mặt ............................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước mặt ................................................................... 3
1.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt trên thế giới và Việt Nam ............................ 5
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới ........................................... 5
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam ............................................ 8
1.3. Tổng quan nghiên cứu về ứng dụng GIS trong đánh giá phân bố chất lƣợng
nƣớc mặt ................................................................................................................ 11
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................. 11
1.3.2. Trong nước ............................................................................................... 14
1.4. Vấn đề nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 16
CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC MẶT ................................................................................................. 18
2.1. Khái quát về GIS và vai trò của GIS trong đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt .... 18
2.1.1. Khái niệm cơ bản về GIS .......................................................................... 18
2.1.2. Thành phần của GIS ................................................................................. 18
2.1.3. Dữ liệu địa lý trong GIS ........................................................................... 19
2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt ................................................ 22
2.2.1. Thông số quan trắc ................................................................................... 22
iv

2.2.2. Chỉ số WQI ............................................................................................... 26


2.3. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt ........................................... 33
2.3.1. Phương pháp đánh giá dựa trên các điểm quan trắc đơn lẻ ................... 33
2.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt dựa theo mô hình ................................... 35
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................ 44
3.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu................................................................... 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................... 45
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 46
3.3. Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt ........................................................................ 48
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt theo các chỉ số quan trắc ....................... 48
3.3.2. Đánh giá theo chỉ số WQI ........................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 70
1. Kết luận .............................................................................................................. 70
2. Kiến nghị............................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
v

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: TS. Trịnh Thị Hoài Thu
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS Doãn Hà Phong
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Tiến Thành
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 06 tháng 04 năm 2019
vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Họ tên học viên: Nguyễn Đình Chung
Lớp: CH3A.TĐ Khóa: 3
Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Trịnh Thị Hoài Thu
Tên đề tài: Ứng dụng GIS đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc mặt.
Tóm tắt: Luận văn thực hiện việc đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc mặt cho
hệ thống sông Cầu khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận. Dữ liệu sử dụng để
đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt bao gồm: Các thông số quan trắc môi trƣờng nƣớc
mặt đƣợc thực hiện tại 32 điểm phân bố trên toàn thủy vực, theo bốn quý của năm
2017 và dữ liệu không gian về lớp nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu đƣợc chiết tách
từ bản đồ sử dụng đất tỉ lệ 1:10000 hệ VN-2000. Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt tại
khu vực nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc xác định chỉ số WQI riêng rẽ
cho từng thông số quan trắc và tính WQI tổng thể cho tất cả các điểm quan trắc theo
từng quý. Giá trị WQI tổng thể sẽ đƣợc sử dụng để nội suy xác định giá trị chất
lƣợng nƣớc mặt cho toàn bộ không gian thủy hệ. Tổng số điểm dùng trong nội suy
là 32 điểm trong đó có 26 điểm sử dụng để nội suy và và 06 điểm kiểm tra. Thực
hiện nội suy hai phƣơng pháp IDW và Kriging, so sánh độ chính xác cho thấy kết
quả thực hiện nội suy theo phƣơng pháp Kriging tốt hơn IDW. Kết quả cho thấy
chất lƣợng nƣớc tại hệ thống sông Cầu khu vực thành phố Bắc Ninh và các huyện
lân cận là ô nhiễm nặng với chỉ số WQI rất thấp từ 05 đến 25.
vii

DANH MỤC VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Giải thích
BOD5 Oxy sinh hóa trong 5 ngày đầu tiên
BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng
COD Oxy hóa học
CP Chính Phủ
CSDL Cơ sở dữ liệu
DMT Đánh giá tác động môi trƣờng
DO Oxy hòa tan
DTL Đất thủy lợi
Phần trăm nồng độ oxy bão hòa
Nồng độ oxy bão hòa
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
HUR Hydrologic Response Unit (Đơn vị phản ứng thủy văn)
IDW Inverse Distance Weighted (Nghịch đảo khoảng cách có trọng số)
LVS Lƣu vực sông
MT Môi trƣờng
NĐ Nghị định
NO3-N Nitrat nitrogen
NSI Chỉ số Nash-Sutcliffe
NTS Đất nuôi trồng thủy sản
NH4 Amonia
MNP Số lƣợng xác suất cao nhất (số lƣợng chắc chắn nhất có thể)
OE Tổ chức các quốc gia phát triển kinh tế
PO4-P Phốt pho
QĐ Quyết định
TP. Thành phố
TSS Chất rắn lơ lửng
TW Trung ƣơng
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế thế giới
WQI Chỉ số chất lƣợng nƣớc
XK Xuất khẩu
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
QCCP Quy chuẩn cho phép
viii

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Một số đặc trƣng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam ........4
Bảng 2.1. Giá trị giới hạn các thông số chất lƣợng nƣớc mặt..................................24
Bảng 2.2. Bảng so sánh theo thang điểm WQI .......................................................28
Bảng 2.3. Bảng so sánh theo thang điểm WQI .......................................................30
Bảng 2.4. Quy định các giá trị , BPi.....................................................................31
Bảng 2.5. Quy định các giá trị BPi và qi đối với ..............................32
Bảng 2.6. Quy định các giá trị BPi và qi đối với pH ...............................................32
Bảng 2.7. Bảng so sánh theo thang điểm WQI .......................................................33
Bảng 2.8. Hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con ngƣời .........................35
Bảng 3.1. Phiếu kết quả phân tích...........................................................................47
Bảng 3.2. Bảng tính chỉ số WQI cho quý I năm 2017 ............................................54
Bảng 3.3. Bảng tính chỉ số WQI cho quý II năm 2017 ...........................................55
Bảng 3.4. Bảng tính chỉ số WQI cho quý III năm 2017 .........................................56
Bảng 3.5. Bảng tính chỉ số WQI cho quý IV năm 2017 .........................................58
Bảng 3.6. Chỉ số WQI quý I bằng Kriging .............................................................60
Bảng 3.7. Chỉ số WQI quý II bằng Kriging ............................................................61
Bảng 3.8. Chỉ số WQI quý III bằng Kriging ...........................................................61
Bảng 3.9. Chỉ số WQI quý IV bằng Kriging ..........................................................61
Bảng 3.10. Chỉ số WQI quý I bằng IDW ................................................................62
Bảng 3.11. Chỉ số WQI quý II bằng IDW ..............................................................62
Bảng 3.12. Chỉ số WQI quý III bằng IDW .............................................................63
Bảng 3.13. Chỉ số WQI quý IV bằng IDW .............................................................63
Bảng 3.14. Bảng so sánh sai số trung phƣơng của 04 quý giữa Kriging và IDW ..64
ix

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nƣớc theo các LVS ..........................................5
Hình 2.1. Cấu trúc dữ liệu GIS ...............................................................................20
Hình 2.2. Thế giới thực trên hai mô hình raster (a) và vector (b) ..........................21
Hình 2.3. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp (IDW) ...............................................36
Hình 2.4. Điểm cần nội suy và điểm quan trắc lân cận...........................................37
Hình 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ ảnh hƣởng và khoảng cách ...........................37
Hình 2.6. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp Spline ...............................................38
Hình 2.7. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp Kriging .............................................39
Hình 3.1. Vị trí hành chính tỉnh Bắc Ninh.............................................................44
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ pH theo 04 quý tƣơng ứng (pH I, pH II, pH III, pH IV)
năm 2017 .................................................................................................................49
Hình 3.3. Diễn biến nồng độ DO theo 04 quý tƣơng ứng (DO I, DO II, DO III và
DO IV) năm 2017 ....................................................................................................49
Hình 3.4. Diễn biến nồng độ TSS theo 04 quý tƣơng ứng (TSS I, TSS II, TSS III và
TSS IV) năm 2017 ..................................................................................................50
Hình 3.5. Diễn biến nồng độ COD theo 04 quý tƣơng ứng (COD I, COD II, COD
III và COD IV) năm 2017 .......................................................................................51
Hình 3.6. Diễn biến nồng độ BOD5 theo 04 quý tƣơng ứng (BOD5 (200C) I, BOD5
(200C) II, BOD5 (200C) III và BOD5 (200C) IV) năm 2017 ................................51
Hình 3.7. Diễn biến nồng độ photphat theo 04 quý tƣơng ứng (Photphat I, Photphat
II, Photphat III và Photphat IV) năm 2017 .............................................................52
Hình 3.8. Diễn biến nồng độ Amoni theo 04 quý tƣơng ứng (Amoni I, Amoni II,
Amoni III và Amoni IV) năm 2017 ........................................................................52
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ Coliform theo 04 quý tƣơng ứng (Coliform I, Coliform
II, Coliform III và Coliform IV) của năm 2017 ......................................................53
Hình 3.10. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận quý I năm 2017 .....................................................................64
x

Hình 3.11. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân
cận quý II năm 2017 ................................................................................................65
Hình 3.12. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân
cận quý III năm 2017 ..............................................................................................66
Hình 3.13. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân
cận quý IV năm 2017 ..............................................................................................67
Hình 3.14. Chỉ số chất lƣợng nƣớc WQI tổng tại các vị trí quan trắc của 04 quý
tƣơng ứng (WQI I, WQI II, WQI III và WQI IV) năm 2017 .................................68
1

MỞ ĐẦU
Theo UNICEF, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đang diễn ra ở khắp nơi trên
thế giới đặc biệt là các nƣớc phát triển, khi chất lƣợng nƣớc mặt tại các sông, suối,
ao hồ thƣờng bị tác động và biến đổi bởi các hoạt động của con ngƣời. Năm 2016,
tổ chức môi trƣờng thế giới đã báo động Việt Nam là một trong những quốc gia có
lƣợng rác thải đổ ra biển nhiều nhất trên thế giới. Hiện tƣợng xả thải trực tiếp ra hồ,
sông, suối trở nên nghiêm trọng đặc biệt là những khu vực có làng nghề, khu chế
xuất, khu công nghiệp và Bắc Ninh là một ví dụ điển hình. Bắc Ninh là tỉnh có
nhiều khu công nghiệp và làng nghề với vị trí thuận lợi về giao thông đƣờng bộ và
đƣờng không. Các tuyến đƣờng huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38,
đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh nối liền tỉnh Bắc Ninh với các
trung tâm kinh tế, văn hóa và thƣơng mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng
hàng không quốc tế Nội Bài. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải
pháp phát triển kinh tế hợp lý, tỉnh Bắc Ninh đã, đang khai thác các tiềm năng hiện
có để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, một vệ tinh quan trọng cho
Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh. Bên cạnh mặt tích cực của việc phát triển nhanh về kinh tế thì vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng nƣớc mặt ở Bắc Ninh cũng là một vấn
lớn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chất lƣợng sống của ngƣời dân. Trong những
năm qua việc đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dựa vào việc
phân tích các thông số riêng biệt, so sánh với giá trị giới hạn đƣợc quyết định trong
các tiêu chuẩn trong và ngoài nƣớc, điều này chƣa phản ánh đƣợc chất lƣợng nƣớc
mặt tổng thể, đồng thời cũng không thấy đƣợc sự phân bố chất lƣợng nƣớc mặt cho
toàn thủy vực. Để khắc phục nhƣợc điểm trên, cần có một nghiên cứu đánh giá chất
lƣợng nƣớc mặt tại Bắc Ninh một cách tổng thể về các chỉ tiêu lý – hóa – sinh của
nguồn nƣớc mặt và đƣợc đánh giá theo thang điểm thống nhất. Và nghiên cứu này
phải có tính khái quát cao để mô tả diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt theo không gian
và thời gian, là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản lý và cộng đồng để thực
hiện giám sát, ra quyết định khai thác, bảo vệ hay cải thiện nguồn nƣớc mặt kịp
2

thời. Xuất phát từ ý nghĩa đó, đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá phân bố chất lượng
nước mặt” đƣợc chọn thực hiện.
Mục tiêu đề tài
- Ứng dụng đƣợc công nghệ GIS trong đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc mặt
tại TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về GIS;
- Nghiên cứu tổng quan vê nƣớc mặt, tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt;
- Nghiên cứu về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt;
- Đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc mặt tại thành phố Bắc Ninh và một số
huyện lân cận.
Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập, thống kê, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan;
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng các phƣơng tiện và các công cụ
tiện ích, phân tích, tổng hợp các tƣ liệu, đánh giá khách quan các yếu tố để đƣa ra
kết luận làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra;
- Ứng dụng Tin học: Sử dụng phần mềm GIS, Microstation V8i và các phần
mềm phụ trợ trong việc đánh giá chất lƣợng nƣớc.
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT
1.1. Khái quát về nƣớc mặt
1.1.1. Khái niệm về nước mặt
Nƣớc mặt là nƣớc tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [1] và là nƣớc phân bố
trên mặt đất, nƣớc trong sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Các yếu tố về điều kiện khí hậu và
các hoạt động của con ngƣời tác động mạnh mẽ làm thay đổi thành phần hóa lý của
nƣớc mặt, tuy nhiên thì nƣớc mặt cũng phục hồi nhanh ở những vùng thƣờng có mƣa.
Thông thƣờng việc đánh giá tài nguyên nƣớc dựa vào lƣợng, chất, động thái.
- Lƣợng là đặc trƣng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nƣớc trên lƣu
vực, lãnh thổ.
- Chất bao gồm các đặc trƣng về hàm lƣợng các hòa tan hoặc không hòa tan
trong nƣớc (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tƣợng sử dụng).
- Động thái của nƣớc đƣợc đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trƣng dòng
chảy theo thời gian, sự thay đổi giữa các khu vực chứa nƣớc, sự chuyển động nƣớc
dƣới đất, các quá trình trao đổi chất hòa tan, truyền mặn,…
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước mặt
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lƣợng mƣa trung bình
nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1940 mm/năm nhƣng do ảnh hƣởng của
địa hình đồi núi, lƣợng mƣa phân bố không đều trên cả nƣớc và biến đổi mạnh theo
thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lƣợng và phân bố tài nguyên nƣớc.
Ở nƣớc ta có hơn 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109
sông chính. Toàn quốc có 16 LVS với diện tích lƣu vực lớn hơn 2500 km2, 10/16
lƣu vực có diện tích trên 10 000 km2. Tổng diện tích các LVS trên cả nƣớc lên đến
trên 1 167 000 km2, trong đó, phần lƣu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ nƣớc ta
chiếm đến 72%.
Do vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên có tính đặc thù nên khoảng 60%
lƣợng nƣớc của cả nƣớc tập trung ở LVS Mê Công, sau đó là LVS Hồng - Thái
Bình chiếm 16%, hệ thống sông Đồng Nai chiếm khoảng 4%, các LVS lớn khác,
4

tổng lƣợng nƣớc chỉ chiếm phần nhỏ còn lại đƣợc thể hiện tại hình 1.1.
Tổng lƣợng nƣớc mặt của nƣớc ta phân bố không đều giữa các mùa một phần
là do lƣợng mƣa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ
lụt thƣờng xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lƣợng mƣa thay đổi theo mùa và
thời điểm mùa mƣa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt
đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn
hơn, vào tháng 01. Mùa khô ở nƣớc ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt,
lƣợng nƣớc trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lƣợng nƣớc của cả năm.
Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu nƣớc - bất
thƣờng hoặc cục bộ. Tổng lƣợng nƣớc mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam
khoảng 830 - 840 tỷ m3 /năm, nhƣng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nƣớc
nội sinh, còn 520 - 525 tỷ m3 (63%) là nƣớc chảy từ các nƣớc láng giềng vào lãnh
thổ Việt Nam. Chẳng hạn, ở LVS Hồng nguồn nƣớc ngoại lai chiếm 50% tổng khối
lƣợng nƣớc bề mặt. Còn ở LVS Mê Công có đến 90% tổng khối lƣợng nƣớc bề mặt
có nguồn gốc ngoại lai [2].
Bảng 1.1. Một số đặc trƣng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam [2]
5

Hình 1.1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nƣớc theo các LVS [2]
1.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc mặt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nƣớc mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc
biệt tại các lƣu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Trung
bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 02 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ
và biển cả, 70% lƣợng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các
nguồn nƣớc tại các quốc gia đang phát triển. Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km3
nƣớc, trong đó nƣớc mặn chiếm 97%, nƣớc ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km3
nƣớc ngọt có thể sử dụng đƣợc, phần còn lại là nƣớc đóng băng [2].
Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nƣớc đƣợc nghiên cứu tại [2]:
- 69% sử dụng cho nông nghiệp;
- 23% sử dụng cho công nghiệp;
- 8% sử dụng cho đời sống và đô thị.
Theo ƣớc tính, những khu vực đất bị hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất liền
trên toàn thế giới, trong đó bao gồm 40% đất đai là sa mạc, việc khan hiêm nƣớc ở
khu vực này là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đáng báo động là có đến
50 nƣớc, nghĩa là 750 triệu dân đƣợc cung cấp nƣớc dƣới mức 1700 m3 (1 ngƣời/1
năm) thấp hơn rất nhiều so với mức sử dụng nƣớc bình quân trên mỗi đầu ngƣời
6

vào khoảng 2000 m3, tình trạng thiếu nƣớc sẽ trở nên trầm trọng hơn tại Châu Phi,
Trung Quốc và Ấn Độ.
Ô nhiễm nƣớc đang là 'vấn nạn' lớn trên toàn cầu. Một trong những thủ phạm
lớn nhất ở các nƣớc phát triển đó là thuốc trừ sâu và các hóa chất sử dụng thƣờng
xuyên trong nông nghiệp. Chúng gây tích tụ nitrat trong nƣớc mặt, gây ra sự nở hoa
tảo độc, làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.
Thêm vào đó là quá trình sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp cũng là một
nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Hàng năm các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, nhà máy,... đã thải ra môi trƣờng hàng loạt các chất thải độc hại gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc. Dƣới đây là hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
tại một số quốc gia trên thế giới:
- Ở Trung Quốc
Sông Hoàng Hà đƣợc biết đến nhƣ là con sông bị ô nhiễm nặng nề ở Trung
Quốc, theo số liệu nghiên cứu năm 2007 chỉ có 16% mẫu nƣớc xét nghiệm đạt mức
cho phép sử dụng theo thang tiêu chuẩn cho phép của chƣơng trình môi trƣờng Liên
Hợp Quốc. Điều nguy hại hơn là có tới 70% lƣợng chất thải từ sông Hoàng Hà là
xuất phát từ các nhà máy công nghiệp (theo thống kê trong số 20 000 nhà máy hóa
dầu toàn quốc, có đến 4000 nhà máy nằm ven sông Hoàng Hà), 23% là chất thải
sinh hoạt và 6.4% từ các nguồn thải khác [3].
Năm 2010, đã sảy ra một vụ tràn dầu lớn ở vùng biển Hoàng Hải của Trung
Quốc nguyên nhân là do sự cố nổ đƣờng ống dẫn dầu khiến 1500 tấn dầu thô tràn ra
biển gây ra một vành đai 50 km2 dầu trên mặt nƣớc, làm cho nƣớc biển lúc đó bị ô
nhiễm một cách nghiêm trọng [3].
Đến năm 2013, hiện tƣợng dịch bệnh trong chăn nuôi tại Trung Quốc lên tới
định điểm dẫn đến có tới 16 000 con lợn chết trôi sông Hoàng Phố, làm cho nguồn
nƣớc bị nhiễm virut bệnh mạch vành. Dù rằng bệnh này không có hại cho con
ngƣời, nhƣng làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm một cách nặng nề [3].
- Ấn Độ
Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2510 km bắt nguồn từ dãy
7

Hymalaya, chảy theo hƣớng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vinh Bengal.
Sông Hằng có lƣu vực rộng 907 000 km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có
mật độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng đƣợc ngƣời Hindu rất coi trọng, sùng kính
và là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo ở đất nƣớc Ấn Độ [3].
Lƣu vực sông Hằng gần nhƣ tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là
một trong 12 vùng dân cƣ trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi
sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lƣỡng cƣ và loài cá heo sông Hằng [3].
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới
vì bị ảnh hƣởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và rác
thải sinh hoạt chƣa qua xử lý tới mức những ngƣời mộ đạo trƣớc kia tôn thờ nguồn
nƣớc sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nƣớc đó. Chất lƣợng nƣớc
đang trở nên xấu đi nghiêm trọng [3].
Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lƣợng nƣớc do những đập nƣớc đang làm
cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ƣớc tính, có hơn 400
triệu ngƣời sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có hai triệu ngƣời tới bờ sông
làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể
rồi thả trôi sông những thi thể ngƣời trôi trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ
các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông [3].
Nƣớc sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không
thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim
loại độc trong nƣớc sông khá cao nhƣ thủy ngân (nồng độ từ 65-520 ppb), chì (10-
800 ppm), crom (10-200 ppm) và nickel (10-130 ppm) [3].
- Indonesia
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc đang diễn ra ở Indonesia là rất nghiêm
trọng với những dòng sông phủ kín rác. Ngƣời Indonesia xả khoảng 3.5 triệu tấn rác
thải nhựa mỗi năm và gần một nửa trong đó đổ ra biển, ƣớc tính đây là quốc gia có
lƣợng giác thải nhựa lớn thứ hai sau Trung Quốc. Con sông Citarum nằm ở
Indonesia, rộng 13 000 km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia,
đƣợc mệnh danh là “Dòng sông ô nhiễm nhất thế giới” với nguy cơ phát tán nguồn
8

bệnh nguy hiểm cho con ngƣời và ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng, sông Citarum
cung cấp 80% lƣợng nƣớc sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta và khoảng 30
triệu ngƣời Indonesia vẫn phải dựa vào nó để tƣới tiêu, giặt giũ, uống, tƣới cho
những cánh đồng cung cấp 5% sản lƣợng lúa gạo và là nguồn nƣớc cho hơn 2000
nhà máy, nơi làm ra 20% sản lƣợng công nghiệp của đảo quốc này [3].
- Philippines
Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ở Philippines khá nặng nề. Một trong những
con sông đang rất báo động ở đất nƣớc này đó là sông Marilao. Nằm trong hệ thống
các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô
nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lƣu thông
hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn
nƣớc của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con ngƣời
nhƣ đồng, thạch tín. Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cƣ dân
trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.
Trƣớc nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phƣơng đã có những biện pháp can thiệp,
nhƣng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven
sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông [3].
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam
Giống nhƣ các nƣớc đang phát triển trên thế giới, Việt Nam cũng đứng trƣớc
thách thức hết sức nặng nề về nạn ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng nƣớc
mặt tại các khu công nghiệp và đô thị.
Ô nhiễm nguồn nƣớc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận
nhiều loại nguồn thải, môi trƣờng nƣớc mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi,
tùy theo đặc trƣng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu
thống kê nên trong phần này chỉ đề cập đến bốn nguồn thải chính tác động đến môi
trƣờng nƣớc mặt ở nƣớc ta: Nƣớc thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y tế.
Mức độ gia tăng các nguồn nƣớc thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở
hầu hết các vùng miền trong cả nƣớc. Gần nhƣ toàn bộ hệ thống sông hồ ở các
thành phố lớn nhƣ TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có dân cƣ đông đúc và
9

nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do lƣợng nƣớc
thải đều không đƣợc xử lý mà đổ thẳng trực tiếp vào dòng chảy các sông, suối,...
Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ tăng
dân số và đô thị hóa nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2015 TP. Hồ Chí Minh có
mật độ dân số là 3888 ngƣời/km2 cao nhất cả nƣớc đứng thứ hai là TP. Hà Nội với
2171 ngƣời/km2, tiếp đến là Bắc Ninh với mật độ là 1404 ngƣời/km2 làm cho lƣợng
nƣớc thải sinh hoạt ở những khu vực này rất lớn. Ví dụ nhƣ tại Hà Nội, mỗi ngày có
khoảng 600 000 m3 nƣớc thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn rác đƣợc thải trực tiếp ra
các sông. Ô nhiễm không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu vực nông thôn, lƣợng
nƣớc thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh qua các năm [4].
Quá trình công nghiệp hóa với việc xây dựng hàng loạt khu công nghiệp, khu
chế xuất các nhà máy cũng đang gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do không có công
trình, thiết bị xử lý chất thải hoặc có nhƣng chƣa thực hiện một cách nghiêm túc mà
đã xả thải trực tiếp ra môi trƣờng làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng nề. Tại cụm
công nghiệp Tham Lƣơng, TP. Hồ Chí Minh, nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn bởi nƣớc
thải công nghiệp với tổng lƣợng nƣớc thải ƣớc tính 500 000 m3/ngày từ các nhà
máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở TP. Thái Nguyên, nƣớc thải công nghiệp thải ra
từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa
cạn tổng lƣợng nƣớc thải khu vực TP. Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lƣu lƣợng
sông Cầu; nƣớc thải từ sản xuất giấy có pH từ 8.4-9.0 và hàm lƣợng NH4 là 4 mg/l,
hàm lƣợng chất hữu cơ cao, nƣớc thải có màu nâu, mùi khó chịu [4].
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau
khi sử dụng đã không xử lý vỏ đúng cách mà thƣờng vứt thẳng xuống cách kênh
ngòi dẫn nƣớc làm cho các nguồn nƣớc ở sông, hồ, kênh, mƣơng bị ô nhiễm, ảnh
hƣởng lớn đến môi trƣờng nƣớc và sức khoẻ nhân dân. Một vẫn đề khác cũng làm
cho nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễn đó là do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch,
không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi
trƣờng nƣớc. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất
trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dƣ lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm
10

cho môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật
gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều
đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam [5].
Tình trạng ô nhiễm nƣớc ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng
còn kém, phần lớn các chất thải của con ngƣời và gia súc, gia cầm không đƣợc xử
lý, các chất thải từ những làng nghề truyền thống làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nƣớc về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao [4].
Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành có hệ thống sông dày và đồng thời nơi
đây là một tỉnh thành có rất nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nƣớc. Theo thống
kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số làng nghề truyền thống của
cả nƣớc. Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, có
đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng những năm qua (tính từ
năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp
chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị
sản xuất công nghiệp của tỉnh). Nhìn chung chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt ở các
làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh đang có dấu hiệu xấu đi. Nƣớc thải sinh hoạt
của hầu hết các khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm, một số khu vực tình
trạng ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng. Nƣớc thải Công nghiệp - TTCN ở tất cả các
làng nghề đã ô nhiễm mức độ khá cao bởi các thông số hữu cơ và kim loại nặng.
Trong đó, có rất nhiều làng nghề tình trạng ô nhiễm nƣớc mặt ở mức nghiêm trọng
nhƣng vẫn chƣa có biện pháp xử lý nhƣ: Sản xuất giấy Phong Khê, tái chế nhôm
Văn Môn, đúc đồng Đại Bái,... Ở một số vùng nông thôn, ao hồ gần nhƣ không còn
khả năng tự làm sạch. Nguồn nƣớc dƣới đất ở một số vùng đã bị ô nhiễm bởi sự
thẩm thấu của các chất thải sản xuất trong các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất công
nghiệp - TTCN, chế biến lƣơng thực, thực phẩm,... đặc biệt trong thời gian gần đây,
mực nƣớc dƣới đất ở một số vùng có mật độ khai thác và sử dụng nhu cầu lớn cho
sản xuất công nghiệp - TTCN đã có hiện tƣợng suy giảm nguồn nƣớc ngầm. Hiện
trạng thạch tín (As) trong nƣớc, dƣới đất trên địa bàn toàn tỉnh có phát hiện ở diện
11

rộng, song cơ bản hàm lƣợng As nằm trong QCCP. Theo điều tra, đánh giá hiện
trạng các chỉ số môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011 cho thấy đặc trƣng
ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt tại các điểm quan trắc đƣợc đánh giá thông qua các
thông số cơ bản về hữu cơ bao gồm: DO (oxi hoà tan); BOD5 (200C); Amoni (tính
theo nitơ); Nitrit. Nhìn chung, môi trƣờng nƣớc mặt tại các xã có làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, trong bốn chỉ số: BOD5, COD, NH4+
và NO2 có giá trị phân tích vƣợt 1.07 đến 19.5 lần, cá biệt có Ao thôn Đức Lý, xã
Tam Đa, huyện Yên Phong, chỉ số NH4+ vƣợt QCCP đến 69 lần. Đối với môi
trƣờng nƣớc dƣới đất các làng nghề, theo lấy mẫu môi trƣờng nƣớc dƣới đất tại ba
làng nghề Đại Bái – huyện Gia Bình, kết quả cho thấy nƣớc dƣới đất tại ba khu vực
trên đều có hàm lƣợng Mn vƣợt QCCP. Đối với môi trƣờng nƣớc thải các làng
nghề: về nƣớc thải sản xuất, theo chƣơng trình mạng Quan trắc môi trƣờng quý II -
2012 cho thấy môi trƣờng nƣớc thải tại các vị trí lấy mẫu mức độ ô nhiễm khá cao ở
các thông số hữu cơ và kim loại: COD, BOD5, S2- , NH4+, TSS, Mn. Trong đó có
rất nhiều làng nghề ô nhiễm mức độ nặng nhƣng vẫn chƣa có biện pháp xử lý, điển
hình là làng nghề giấy Phong Khê, làng nghề thôn Đào Xá làng nghề sản xuất bánh,
bún xã Khắc Niệm, các thông số nhƣ: BOD5, COD và TSS đều vƣợt QCCP từ 05-
20 lần, có thời điểm lấy mẫu vƣợt QCCP đến gần 50 lần. Về nƣớc thải sinh hoạt:
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải sinh hoạt tại các làng nghề khu vực nông thôn tỉnh
Bắc Ninh ô nhiễm khá cao ở năm thông số: Nhu cầu oxi sinh học (BOB5), tổng chất
rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hoà tan (TDS), Amoni NH4+ , tổng Coliform tại
hầu hết các điểm trong tổng số 70 vị trí của 17 làng nghề, các thông số ô nhiễm đặc
trƣng đều vƣợt QCCP từ 6.9 đến 8.4 lần trên địa bàn các huyện Yên Phong, Thuận
Thành và Lƣơng Tài [6].
1.3. Tổng quan nghiên cứu về ứng dụng GIS trong đánh giá phân bố chất
lƣợng nƣớc mặt
1.3.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS vào công tác đánh giá chất
lƣợng nƣớc và quản lý sử dụng nƣớc là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới quan
12

tâm, đặc biệt đối với các nƣớc phát triển. Nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh
giá lƣu lƣợng dòng chảy và chất lƣợng nƣớc của lƣu vực dƣới tác động của biến đổi
sử dụng đất, biến đổi khí hậu,…
Liên quan đến phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc có hai phƣơng pháp phổ
biến: Ứng dụng mô hình toán và phƣơng pháp nội suy. Dƣới đây là một số nghiên
cứu sử dụng GIS trong quản lý chất lƣợng nƣớc mặt:
Salvatore Spinella và cộng sự (2008) đã thực hiện đề tài đánh giá chất lƣợng
nƣớc sông với phƣơng pháp nội suy mờ. Phép nội suy mờ có thể biểu diễn trạng
thái môi trƣờng về mặt đo lƣờng dữ liệu. Hơn nữa, sự không chắc chắn mờ có thể
đƣợc truy vấn để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng từ dữ liệu trực tiếp mà không cần
thống kê xem xét về dữ liệu. Phƣơng pháp nội suy mờ, áp dụng cho quan trắc nƣớc
cho phép tốt hơn đặc trƣng cho việc phân loại thu đƣợc theo các quy định kỹ thuật
và đánh giá nội địa hóa của các điểm giám sát. Phƣơng pháp này có thể đƣa ra chỉ
dẫn với thông tin cụ thể hơn và chi tiết về lƣu vực tốt hơn hiểu và đánh giá kết quả.
Phƣơng pháp nội suy mờ xuất hiện đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả của
giám sát nội địa hóa trạm để đại diện cho tình trạng chất lƣợng của các thân sông.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy phƣơng pháp mờ mà Salvatore Spinella và
cộng sự thực hiện thể hiện lƣu vực sông Bacchiglione đƣợc đặc trƣng với mật độ
dân số và công nghiệp cao. Tình hình tồi tệ nhất dọc theo dòng sông đƣợc chỉ ra sau
khi đóng góp hệ thống nƣớc thải cho các thị trấn Vicenza (phần lƣu vực trên) và
Padua (phần lƣu vực dƣới) [7].
Tác giả Cynthia Meyer (2006) đã thực hiện đề tài với mục tiêu đánh giá chất
lƣợng nƣớc tại hạt Pinellas, USA. Trƣớc đây, việc đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt
đƣợc thực hiện tính toán giá trị trung bình cho toàn khu vực từ dữ liệu lấy mẫu phân
tầng. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nội suy không gian
IDW cho hai chỉ tiêu là chlorophyll và DO (oxy hòa tan), phƣơng pháp này là một
minh chứng cho sự thể hiện toàn diện hơn và thể hiện rõ hơn về sự lan tỏa không
gian chất lƣợng nƣớc ở Vịnh Tampa, đồng thời phƣơng pháp này cũng xác định
đƣợc các điểm nóng của khu vực bị ô nhiễm. Kết quả nội suy này hỗ trợ chính
13

quyền trong việc thực hiện đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt và sàng lọc để bảo vệ,
khắc phục các khu vực có khả năng bị suy yếu về chất lƣợng nƣớc [8].
Rajkumar V. Raikar và cộng sự (2012) đã thực hiện đề tài ứng dụng GIS để
phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm của Bhadravathi taluk sử dụng phƣơng pháp nội
suy không gian IDW. Các bản đồ IDW cho thấy sự phân bố không gian của các
thông số lý hóa khác nhau tạo tiền đề trong việc xác định các khu vực thích hợp.
Chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) cho thấy một sự khác biệt lớn trong số tất cả các
mẫu nƣớc. Đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý chất thải tránh tình trạng ô nhiễm [9].
Adebayo Olubukola Oke và cộng sự (2013) đã thực hiện đề tài thành lập bản
đồ chất lƣợng nƣớc trên lƣu vực sông Ogun – Osun, Nigeria bằng phƣơng pháp
IDW. Kết quả cho thấy chất lƣợng nƣớc vẫn còn trong giới hạn cho phép trong lƣu
vực sông. Mặc dù, nitrat nitrogen (NO3-N) nằm trong phạm vi giới hạn do đó
không có nhiều mối lo ngại về môi trƣờng ở khu vực này, phốt pho (PO4-P) còn
khá cao trên lƣu vực nghiên cứu. Biến đổi theo các mùa ảnh hƣởng đến nồng độ các
chất gây ô nhiễm trong đó cho thấy dòng chảy góp phần gây ô nhiễm. Điều này thể
hiện rõ qua việc chỉ số BOD5, PO4- P, E, Coli và F. Coliform cao trong mùa mƣa.
Các bản đồ GIS chất lƣợng nƣớc dựa trên phƣơng pháp nội suy IDW cho phép các
nhà quản lý theo dõi đƣợc quá trình lan truyền của các chất ô nhiễm trong tất cả các
hệ thống sông trên lƣu vực [10].
Nghiên cứu tích hợp viễn thám và GIS mô hình hóa ô nhiễm nƣớc mặt tại lƣu
vực sông Al-Abrash của A.Yaghi và H.Salim. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm bản đồ
lớp phủ bề mặt đƣợc chiết tách từ ảnh viễn thám, dữ liệu địa hình, dữ liệu khí
tƣợng, số liệu về phân bón hóa học trong đất để xác định tác nhân gây ra ô nhiễm
đến sông Al-Abrash. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa USLE lập bản
đồ nguy cơ ô nhiễm cho cho lƣu vực sông. Kết quả của nghiên cứu cung cấp cơ sở
lập kế hoạch quản lý lƣu vực đảm bảo giảm các chất ô nhiễm tiếp cận với sông [11].
Nghiên cứu của Anirudh Ramaraju và Giridhar M.V.S.S thực hiện phân tích
không gian chất lƣợng nƣớc mặt bằng cách sử dụng GIS. Giám sát chất lƣợng nƣớc
sử dụng nƣớc đƣợc thực hiện dựa trên 27 thực thể nƣớc riêng rẽ đƣợc xác định từ
14

ảnh Google Earth và mỗi đối tƣợng này đều đƣợc lấy mẫu với các thông số pH, chất
rắn tan hoàn toàn, cacbonat (CO3), canxi cacbonat (CaCO3), muối cacbonat (HCO3),
clo (CL), flo (F), nitrat (NO3), nitơ (N), lƣu huỳnh (SO4), natri (Na), kali (K), canxi
(Ca), magie (Mg), độ cứng toàn phần nhƣ CaCO3 và PO4. Nghiên cứu đƣa ra kết
quả chỉ số chất lƣợng nƣớc đƣợc xác định theo không gian trƣớc và sau mùa mƣa và
đồng thời nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng GIS trong
đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc [12].
1.3.2. Trong nước
Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao và đang dần
chuyển mình để chở thành một nƣớc công nghiệp chính vì thế nƣớc là có vai trò vô
cùng quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế. Nguy cơ thiếu hụt
nguồn nƣớc do ô nhiễm do tác động của con ngƣời cũng nhƣ tình hình biến đổi khí
hậu đang ngày cảng diễn biến hết sức phức tạp ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên
nƣớc, cụ thể là nguồn tài nguyên nƣớc mặt. Nhận thấy tính cấp thiết của việc cần
phải tính toán quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nƣớc mặt cùng với
với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng nhƣ khoa học kỹ thuật, các nhà khoa
học ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Dƣới đây
là một trong số công trình nghiên cứu tiêu biểu về xác định nƣớc mặt tại Việt Nam:
Thái Nguyễn Ngọc Thanh (2014) đã thực hiện đề tài ứng dụng GIS và mô hình
SWAT đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt lƣu vực sông Đak-Bla tỉnh Kon Tum. Nghiên
cứu đã tiến hành thu thập bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, bản đồ địa hình và dữ liệu
thời tiết, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình SWAT, tính toán, mô phỏng
chất lƣợng nƣớc mặt cho lƣu vực sông Đak-Bla. Từ đó chạy mô hình SWAT để
đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt của lƣu vực sông Đak-Bla. Kết quả của nghiên cứu
đã đề xuất những giải pháp thích hợp để bảo vệ và nâng cao chất lƣợng nƣớc mặt
của lƣu sông Đak-Bla [13].
Phan Viết Chính (2011) đã thực hiện đề tài ứng dụng mô hình toán đánh giá
chất lƣợng nƣớc hạ lƣu sông Đồng Nai đến năm 2020, trong bài sử dụng mô hình
toán dòng chảy một chiều MIKE 11 để phỏng đoán đánh giá chất lƣợng nƣớc hạ lƣu
15

sông Đồng Nai đoạn chảy qua TP. Biên Hòa hiện trạng năm 2005 và mô phỏng dự
báo chất lƣợng nƣớc năm 2011 và 2020 do tác động bởi các nguồn xả thải của đô
thị Biên Hòa theo qui hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Đồng
Nai. Tác giả sử dụng số liệu địa hình, số liệu thủy lực, thủy văn năm 2003, số liệu
chất lƣợng nƣớc thực đo năm 2003 và năm 2005 để hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình.
Sau đó đã sử dụng bộ thông số hiệu chỉnh để mô phỏng dự báo chất lƣợng nƣớc cho
các phƣơng án phát triển kinh tế xã hội của TP. Biên Hòa đến năm 2020 [14].
Bùi Nguyễn Linh (2009) Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt dựa trên số liệu quan trắc áp dụng cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nội dung nghiên cứu là thu thập số liệu quan trắc, số liệu về môi trƣờng tự nhiên,
hiện trạng môi trƣờng nƣớc, sông ngòi khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu sau đó dựa vào
các số liệu quan trắc và mô hình WQI đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc [15].
- Nguyễn Duy Liêm (2011), “Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông
tin địa lý và mô hình toán, tính toán cân bằng nƣớc lƣu vực Sông Bé”, TP. Hồ Chí
Minh. Phƣơng pháp tiếp cận của nghiên cứu này là tích hợp công nghệ viễn thám,
GIS với mô hình tính toán, bao gồm: Mô hình mƣa - dòng chảy SWAT và mô hình
cân bằng nƣớc WEAP. Theo đó, công nghệ viễn thám, GIS có chức năng tính toán
nhu cầu nƣớc, phân vùng cân bằng nƣớc làm cơ sở cho việc thiết lập mô hình
WEAP, mô hình SWAT đƣợc sử dụng để mô phỏng dòng chảy trong hệ thống sông
làm đầu vào cho mô hình WEAP, tính toán cân bằng nƣớc lƣu vực sông đƣợc mô
phỏng bằng mô hình WEAP [16].
Đề tài “Ứng dụng Geoinformatics trong công tác quản lý lƣu vực sông Sài
Gòn- Đồng Nai - một số kết quả đánh giá ban đầu” do Huỳnh Thị Minh Hằng và
Nguyễn Hoành Anh thuộc Viện Môi trƣờng và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia
thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2006. Đề tài giới thiệu một số kết quả ban
đầu của việc nghiên cứu sử dụng tổ hợp bốn modul của hệ Geoinformatics bao
gồm: GIS - Viễn thám - Modelling - Database trong công tác quản lý tổng hợp lƣu
vực sông Sài Gòn - Đồng Nai (phần cửa sông). Để phát triển bền vững lƣu vực sông
Sài Gòn - Đồng Nai, nghiên cứu đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng tổ
16

hợp hệ thống Geoinformatics trên nền phƣơng pháp luận địa chất môi trƣờng; trong
đó cần ƣu tiên xây dựng website quản lý lƣu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, xây
dựng hệ cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn lƣu vực [18].
Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu ứng dụng GIS đánh giá chất
lƣợng nƣớc mặt, các mô hình toán tuy có độ chính xác cao, nhƣng khi xây dựng mô
hình yêu cầu về lƣợng dữ liệu nhiều, phải đồng bộ quy chuẩn dữ liệu cũng nhƣ tốn
nhiều thời gian để thu thập, xử lý số liệu và chạy mô hình. Phƣơng pháp nội suy
không gian với ƣu điểm thời gian thực hiện nhanh chóng sẽ giúp ta xác định những
khu vực lân cận với độ chính xác cao.
1.4. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi có một hệ
thống sông ngòi dày đặc, có tiềm năng nguồn nƣớc phong phú và dồi dào. Tuy
nhiên Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh thành có mức độ công nghiệp hóa và đô
thị hóa nhanh chính điều này đã kéo theo một hệ lụy vô cùng nguy hiểm đó là việc
xử lý nƣớc thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại địa bàn tỉnh đã không
thể đáp ứng đƣợc yêu cầu làm cho nguồn nƣớc thải đổ trực tiếp ra các sông, ngòi
gây ô nhiễm một cách nặng nề và ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của
ngƣời dân trong khu vực. Trƣớc thực tiễn đó, cần một giải pháp nhằm đánh giá
chính xác, khách quan nhất tình trạng chất lƣợng nƣớc tại khu vực tỉnh Bắc Ninh.
Hiện này, GIS là một công nghệ tiên tiến tích hợp các dữ liệu có thể hỗ trợ mô hình
hóa các điểm quan trắc. Ngoài ra, GIS có thể hỗ trợ trong việc dự báo các điểm ô
nhiễm dựa theo phân tích công suất xả thải và khoảng cách từ điểm xả thải đến vị trí
quan trắc, có khả năng phân tích không gian để phân vùng chất lƣợng môi trƣờng
nƣớc. Trong thực tế, việc phân vùng chất lƣợng nƣớc có ý nghĩa hết sức quan trọng
phục vụ các mục đích khác nhau nhƣ: Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, phục
vụ tƣới tiêu,… GIS cho phép ngƣời sử dụng xác định đƣợc phạm vi không gian cho
từng mục đích sử dụng nguồn nƣớc khác nhau, cho từng hoạt động cụ thể dựa vào
việc nội suy không gian các chỉ tiêu quan trắc, phân tích nƣớc.
Dựa trên các cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn đã đƣợc xem xét đến ở
17

trên, yêu cầu đƣa ra một phƣơng pháp, công nghệ phù hợp ứng dụng cho lĩnh vực
quản lý nƣớc mặt là cần thiết. Tận dụng đƣợc các ƣu việt và thế mạnh của công
nghệ GIS để đánh giá môi trƣờng nƣớc là một giải pháp hữu hiệu cho các nhà quản
lý môi trƣờng, đặc biệt là đối với hệ thống nƣớc mặt. Trƣớc những vấn đề môi
trƣờng đang diễn ra ngày một xấu hơn tại lƣu vực hệ thống sông của TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận, thì việc ứng dụng công nghệ GIS đánh giá phân bố chất lƣợng
nƣớc mặt dựa trên số liệu quan trắc áp dụng cho khu vực TP. Bắc Ninh và các
huyện lân cận tại lƣu vực sông trên địa bàn khu vực nghiên cứu là điều cần thiết,
góp vào chuỗi các công cụ hữu hiệu mà các nhà quản lý cần xem xét để đạt đƣợc
mục đích bảo vệ môi trƣờng của mình.
Để thực hiện luận văn “Ứng dụng GIS đánh giá phân bố chất lƣợng nƣớc mặt”,
cần phải thu thập những dữ liệu quan trắc tại thủy vực trên toàn địa bàn nghiên cứu,
dữ liệu bản đồ phục vụ cho công tác đánh giá. Dữ liệu thu thập bao gồm số liệu 32
điểm với 09 thông số môi trƣờng và bản đồ sử dụng đất tại khu vực. Tiến hành tính
toán các chỉ số WQISI của 09 thông số quan trắc đƣợc từ đó tính toán ra đƣợc chỉ số
chất lƣợng nƣớc WQI tổng của điểm quan trắc đó theo phƣơng pháp tính toán do
Tổng cục Môi trƣờng ban hành. Sau khi tính toán xong chỉ số WQI tổng kết hợp với
GIS tiến hành nội suy theo Kriging để phân tích đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt theo
thủy vực dựa trên nền dữ liệu bản đồ sử dụng đất thu thập đƣợc cho khu vực TP.
Bắc Ninh và các huyện lân cận đƣa ra cảnh báo mức độ ô nhiễm của khu vực
nghiên cứu, phục vụ cho các nhà quản lý đƣa ra các giải pháp, quyết định tiếp theo
nhằm giảm thiểu ô nhiễm nƣớc của khu vực.
18

CHƢƠNG 2
ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT
2.1. Khái quát về GIS và vai trò của GIS trong đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt
2.1.1. Khái niệm cơ bản về GIS
Thuật ngữ GIS đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Địa lý, kỹ
thuật tin học, quản lý môi trƣờng và tài nguyên, khoa học xử lý về dữ liệu không
gian,... sự đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng dẫn đến có rất nhiều định nghĩa về
GIS. Một số định nghĩa tiêu biểu về GIS có thể kể đến nhƣ:
Theo Burrough (1986) cho rằng GIS là “Một tập hợp các công cụ thu thập, lƣu
trữ, trích xuất, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ
cho một mục đích nào đó”.
Chi tiết hơn, Aronoff (1989) định nghĩa GIS là “Một hệ thống dựa trên máy
tính cung cấp bốn khả năng về dữ liệu không gian: Nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu, xử
lý và phân tích, xuất dữ liệu”.
Theo Nguyễn Kim Lợi và cộng tác viên: Hệ thống thông tin địa lý đƣợc định
nghĩa nhƣ là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác
phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc
thu nhận, lƣu trữ, quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế
giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con ngƣời
đặt ra.
Tóm lại có rất nhiều khái niệm về GIS. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn
giản GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy
tính, dữ liệu địa lý và con ngƣời, đƣợc thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lƣu trữ, cập
nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin có liên quan đến vị
trí địa lý.
2.1.2. Thành phần của GIS
GIS có năm thành phần cơ bản [18]:
- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên đó.
Việc lựa chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêu máy tính.
19

Các máy tính cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phần mềm và dung
lƣợng bộ nhớ đủ để lƣu trữ thông tin (dữ liệu).
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để
lƣu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Nhìn chung, tất cả các phần mềm
GIS có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu này, nhƣng giao diện của chúng có thể
khác nhau.
- Dữ liệu: Dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS.
Dữ liệu này có thể đƣợc thu thập nội bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu
thƣơng mại. Bản đồ số là hình thức dữ liệu đầu vào cơ bản cho GIS. Dữ liệu thuộc
tính đi kèm đối tƣợng bản đồ có thể đƣợc đính kèm với dữ liệu số. Một hệ thống
GIS sẽ tích hợp dữ liệu không gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản
trị CSDL.
- Phƣơng pháp: Một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, đó là những
mô hình và cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ. Về cơ bản, nó bao gồm các
phƣơng pháp phân tích không gian cho một ứng dụng cụ thể. Ví dụ, trong thành lập
bản đồ, có nhiều kỹ thuật khác nhau nhƣ tự động chuyển đổi từ raster sang vector
hoặc vector hóa thủ công trên nền ảnh quét.
- Con ngƣời: Ngƣời sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kỹ thuật, đó là ngƣời
thiết kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là ngƣời sử dụng GIS để hỗ trợ cho
các công việc thƣờng ngày. GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian
thực. Con ngƣời lên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đƣa ra những kết luận,
hỗ trợ cho việc ra quyết định.
2.1.3. Dữ liệu địa lý trong GIS
Có hai thành phần quan trọng của dữ liệu địa lý: Dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lƣu
giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm tọa
độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng
bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ
20

hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi,…
Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lƣợng, mối quan hệ của
các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian đƣợc gọi
là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tƣợng không
gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ
chế thống nhất chung.

Hình 2.1. Cấu trúc dữ liệu GIS


- Mô hình dữ liệu không gian:
Đây là dạng dữ liệu cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý. Dạng dữ liệu này
bao gồm các thông tin có tính đồ họa chỉ rõ hình dạng, phạm vị không gian, vị trí
địa lý của một thực thể trong thế giới thực đƣợc khái quát hóa thành các đặc tính địa
lý. Trong máy tính số, dữ liệu không gian của các thực thể có thể đƣợc biểu diễn
theo hai mô hình raster và vector.
Trong mô hình vector: Thông tin về điểm, đƣờng, vùng đƣợc mã hóa và lƣu
dƣới dạng tập hợp các tọa độ x,y. Đối tƣợng dạng điểm lƣu dƣới dạng tọa độ (x,y).
Đối tƣợng dạng đƣờng nhƣ đƣờng giao thông, sông, suối,… đƣợc lƣu dƣới dạng tập
hợp các toạ độ điểm x1y1, x2y2,…, xnyn hoặc là một hàm toán học, tính đƣợc chiều
dài. Đối tƣợng dạng vùng nhƣ khu vực buôn bán, nhà cửa, thủy hệ,… đƣợc lƣu nhƣ
một vòng khép kín của các điểm tọa độ, tính đƣợc chu vi và diện tích vùng.
Trong mô hình raster: Cấu trúc dữ liệu raster, đối tƣợng đƣợc biểu diễn thông
qua các ô (cell) hay ô ảnh (pixel) của một lƣới các ô. Trong máy tính, các ô lƣới này
21

đƣợc lƣu trữ dƣới dạng ma trận trong đó mỗi ô lƣới là giao điểm của một hàng và
một cột trong ma trận. Điểm đƣợc xác định bởi một pixel (giá trị nhỏ nhất trong cấu
trúc raster), đƣờng đƣợc xác định bởi một chuỗi các ô có cùng thuộc tính kề nhau có
hƣớng nào đó, còn vùng đƣợc xác định bởi một số các pixel cùng thuộc tính phủ lên
trên một diện tích nào đó.

Hình 2.2. Thế giới thực trên hai mô hình raster (a) và vector (b) [19]
Trong mỗi kiểu cấu trúc dữ liệu, cách tổ chức dữ liệu cho ba đối tƣợng không
gian trên khác nhau. Tuỳ tỷ lệ hoặc mức độ chi tiết mà các đối tƣợng không gian
đƣợc thiết kế trong GIS khác nhau. Trong tỷ lệ nhỏ thì nhiều khi điểm là cả một
vùng trong tỷ lệ lớn. Ba đối tƣợng không gian dù ở mô hình cấu trúc dữ liệu GIS
nào đều có một điểm chung là vị trí của chúng đều đƣợc ghi nhận bằng giá trị toạ độ
trong một hệ toạ độ nào đó tham chiếu với hệ toạ độ dùng cho Trái Đất [19].
- Dữ liệu thuộc tính:
Cơ sở dữ liệu thuộc tính lƣu trữ các số liệu mô tả các đặc trƣng, tính chất,…
của đối tƣợng nghiên cứu. Các thông tin này có thể là định tính hay định lƣợng,
đƣợc lƣu trữ trong máy tính nhƣ là tập hợp các con số hay ký tự; ở dạng văn bản và
bảng biểu. Thông thƣờng, dữ liệu thuộc tính là các thông tin chi tiết cho đối tƣợng
hoặc các số liệu thống kê cho đối tƣợng. Các dữ liệu thuộc tính chủ yếu đƣợc tổ
chức thành các bảng dữ liệu, gồm có các cột dữ liệu (trƣờng dữ liệu): Mỗi cột diễn
đạt một trong nhiều thuộc tính của đối tƣợng và các hàng tƣơng ứng với một bản
ghi: Gồm toàn bộ nội dung thuộc tính của một đối tƣợng quản lý [19].
22

2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt
2.2.1. Thông số quan trắc
Các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc quy định giá trị giới hạn các
thông số chất lƣợng nƣớc mặt tại quyết định QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Quy chuẩn này áp dụng:
- Đánh giá và quản lý chất lƣợng của nguồn nƣớc mặt, làm căn cứ cho việc bảo
vệ và sử dụng nƣớc một cách phù hợp;
- Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nƣớc theo các mục đích sử
dụng xác định;
- Đánh giá sự phù hợp của chất lƣợng nƣớc mặt đối với quy hoạch sử dụng
nƣớc đã đƣợc phê duyệt;
- Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào, nguồn tiếp nhận, đảm bảo
nguồn nƣớc mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng;
- Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lƣợng nƣớc.
Một số thông số đánh giá chất lượng nước mặt:
- Màu, mùi, vị: Nƣớc tinh khiết không màu, không mùi, không vị. Sự xuất hiện
màu, mùi vị của nƣớc một mặt biểu thị sự thay đổi tính lý học của nƣớc, tác động
đến cảm quan, thẩm mỹ, mặt khác nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hóa học và
sinh học của nƣớc.
- Nhiệt độ: Nhân tố sinh thái quan trọng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc quá nhanh
đều tác động xấu đến hệ sinh thái, đặc biệt là những mắt xích nhạy cảm nhất, nhƣ
các loài con non, ấu trùng, trứng, cơ quan sinh sản,...
- pH: Đại lƣợng đặc trƣng cho mức độ axit hoặc kiềm của nƣớc. Nƣớc trong tự
nhiên thƣờng có giá trị pH vào khoảng 6.0-6.5; nhiều loại sinh vật thủy sinh không
có khả năng sống trong môi trƣờng có pH quá cao hoặc quá thấp.
- Độ đục, độ trong, chất rắn lơ lửng (TSS): Là những thông số vật lý biểu thị sự
có mặt của các hạt lơ lửng, các phù du thực vật cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng.
Độ đục lớn, độ trong nhỏ tác động bất lợi tới cảm quan, giảm rất lớn đến giá trị sử
dụng của nƣớc.
23

- Oxi hoà tan (DO): Độ bão hòa oxi hòa tan trong nƣớc sạch phụ thuộc nhiệt
độ, áp suất. Ở 00C và P = 1 atm, DO đạt bão hòa là 14.6 mg/l. Thông thƣờng DO
trong nƣớc chỉ đạt 8-10 mg/l, nhƣng trong điều kiện quang hợp giải phóng oxi
mạnh, nó có thể đạt tới 200% (siêu bão hòa). Hai nguồn cấp oxi chính cho thủy vực
là quang hợp, diễn ra trên tầng mặt khi có các thực vật và tảo, đƣợc chiếu sáng và
trao đổi với khí quyển qua mặt nƣớc khi oxi trong nƣớc chƣa đạt độ bão hòa. Hai
quá trình tiêu thụ oxi chính là hô hấp, diễn ra ngày đêm và phân hủy các chất hữu
cơ. Do đó phân bố lƣợng DO trong nƣớc không đồng đều, căn cứ vào lƣợng DO có
thể đánh giá đƣợc các điều kiện chiếm ƣu thế trong nƣớc, đánh giá chất lƣợng nƣớc.
DO thấp không thuận lợi cho sự sống và quá trình tự làm sạch.
- Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD): Là lƣợng oxi cần thiết cho quá trình phân hủy
các chất hữu có trong nƣớc bằng con đƣờng sinh học. Thông thƣờng ngƣời ta tính
BOD cho 5 ngày đầu tiên, BOD5 (thƣờng chiếm khoảng 70% BOD toàn phần) hoặc
BOD20 (thƣờng chiếm khoảng 95% - 99% BOD toàn phần). Do đó BOD là đại
lƣợng gián tiếp biểu thị mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nƣớc.
- Nhu cầu oxi hoá học (COD): Là lƣợng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa các
chất hữu cơ trong nƣớc bằng con đƣờng hóa học, đƣợc xác định thông qua việc sử
dụng một tác nhân oxi hóa mạnh trong môi trƣờng axit. Phản ứng oxi hóa xảy ra
không chỉ với chất hữu có mà còn cả đối với một số chất vô cơ ở dạng khử. Do vậy,
COD là đại lƣợng biểu thị không chỉ cho chất ô nhiễm hữu cơ mà còn có cả một
phần chất vô cơ. Kết quả phân tích BOD phản ánh lƣợng chất hữu cơ bao gồm cả
sinh vật có thể oxi hóa đƣợc và không oxi hóa đƣợc, do đó chỉ số COD > BOD.
Các chỉ tiêu hóa học:
- Kim loại nặng trong nƣớc: Là những nguyên tố kim loại có tỷ trọng lớn (>5),
chúng thƣờng có mặt trong tự nhiên với hàm lƣợng nhỏ nhƣng lại có tính độc cao
đối với đời sống sinh vật và con ngƣời. Những kim loại nặng thƣờng đƣợc nghiên
cứu nhƣ: As, Pb, Hg, Mn,…
- Thủy ngân (Hg): Là nguyên tố rất độc, phát tán vào nguồn nƣớc từ các nguồn
thải tự nhiên, khai khoáng, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất clo, kiềm,
24

thủy ngân có thể tồn tại ở dạng liên kết với các tác nhân hữu cơ hoặc vô cơ. Trong
môi trƣờng axit, Hg tồn tại ở dạng methylmercury (CH3Hg), chất này tan trong
nƣớc, tích lũy theo chuỗi thức ăn, gây độc cho sinh vật và ngƣời.
- Asen (As): Có nguồn gốc tự nhiên từ núi lửa, xói mòn do gió, cháy rừng, bụi
đại dƣơng; nguồn gốc nhân tạo từ các quá trình nấu chảy đồng, chì, kẽm, sản xuất
thép, đốt chất thải, thuộc da, sành sứ, hóa chất, thủy tinh. Các hợp chất metyl và
dimetyl là dạng phổ biến thƣờng gặp nhất trong nƣớc. Trong nƣớc sạch, nƣớc mƣa,
hàm lƣợng As = 0.4-1 µg/l. As làm giảm sự ngon miệng, giảm khối lƣợng, gây hội
chứng dạ dày, gây ung thƣ.
- Nitơ: Tồn tại ở các dạng khác nhau, nhƣ nitrat, nitrit, amoni, và các dạng hữu
cơ. Nó là chất dinh dƣỡng rất quan trọng cần cho sự sống vì có trong thành phần
của protein, ezim,… nồng độ nitơ cao trong nƣớc gây nguy cơ phú dƣỡng, ô nhiễm
nƣớc. Nồng độ ion NO2, NO3- cao trong nƣớc uống gây bệnh xanh xao ở trẻ em;
nồng độ các chất này cao trong nƣớc uống và thực phẩm là nguy cơ tạo ra chất
nitrosamin gây ung thƣ ở ngƣời.
Các chỉ tiêu sinh học:
Để đặc trƣng cho ô nhiễm nƣớc về mặt sinh học thƣờng đƣợc xác định bằng
thông qua sự có mặt của một số loại vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm, có đặc điểm là tồn tại
với số lƣợng lớn, phổ biến trong phân ngƣời và gia súc, dễ xác định. Thƣờng dùng
là chỉ số Colifrom, bao gồm một số nhóm các vi sinh vật tuy không gây bệnh nguy
hiểm cho con ngƣời nhƣng có số lƣợng khá lớn và tƣơng đối ổn định trong nƣớc.
Hiện nay, ở Việt Nam quy chuẩn đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt là
QCVN 08-MT:2015/BTNMT với quy định kỹ thuật đƣợc đƣa tại [20]:
Bảng 2.1. Giá trị giới hạn các thông số chất lƣợng nƣớc mặt

Giá trị giới hạn

TT Thông số Đơn vị A B

A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8.5 6-8.5 5.5-9 5.5-9
25

Giá trị giới hạn

TT Thông số Đơn vị A B

A1 A2 B1 B2

2 BOD5 mg/l 4 6 15 25

3 COD mg/l 10 15 30 50

4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l >6 >5 >4 >2

5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

6 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 0.3 0.3 0.9 0.9

7 Clorua (Cl-) mg/l 250 350 350 -

8 Florua (F-) mg/l 1 1.5 1.5 2

9 Nitrit (NO-2tính theo N) mg/l 0.05 0.05 0.05 0.05

10 Nitrat (NO-3tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO43- tính theo P) mg/l 0.1 0.2 0.3 0.5

12 Xyanua (CN-) mg/l 0.05 0.05 0.05 0.05

13 Asen (As) mg/l 0.01 0.02 0.05 0.1

14 Cadimi (Cd) mg/l 0.005 0.005 0.01 0.01

15 Chì (Pb) mg/l 0.02 0.02 0.05 0.05

16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0.01 0.02 0.04 0.05

17 Tổng Crom mg/l 0.05 0.1 0.5 1

18 Đồng (Cu) mg/l 0.1 0.2 0.5 1

19 Kẽm (Zn) mg/l 0.5 1.0 1.5 2

20 Niken (Ni) mg/l 0.1 0.1 0.1 0.1

21 Mangan (Mn) mg/l 0.1 0.2 0.5 1


26

Giá trị giới hạn

TT Thông số Đơn vị A B

A1 A2 B1 B2

22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001 0.001 0.001 0.002

23 Sắt (Fe) mg/l 0.5 1 1.5 2

24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0.1 0.2 0.4 0.5

25 Aldrin MQ/l 0.1 0.1 0.1 0.1

26 Benzene hexachloride MQ/l 0.02 0.02 0.02 0.02

27 Dieldrin MQ/l 0.1 0.1 0.1 0.1

Tổng Dichloro diphenyl


28 MQ/l 1.0 1.0 1.0 1.0
trichloroethane (DDTs)
Heptachlor &
29 MQ/l 0.2 0.2 0.2 0.2
Heptachlorepoxide

30 Tổng Phenol mg/l 0.005 0.005 0.01 0.02

31 Tổng dầu. mỡ (oils & grease) mg/l 0.3 0.5 1 1


Tổng các bon hữu cơ (Total
32 mg/l 4
Organic Carbon, TOC)

33 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0.1 0.1 0.1 0.1

34 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/l 1 1 1 1


MPN hoặc
35 Coliform 2500 5000 7500 10000
CFU /100 ml
MPN hoặc
36 E.coli 20 50 100 200
CFU /100 ml

2.2.2. Chỉ số WQI


Chỉ số môi trƣờng là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với đánh giá từng
thông số hay sử dụng các chỉ thị. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã triển khai
27

áp dụng các mô hình chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) với nhiều mục đích khác nhau.
Từ nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán phù hợp, ta thu
đƣợc một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một cách tổng quát nhất
về chất lƣợng nƣớc. Chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) với ƣu điểm là đơn giản, dễ
hiểu, có tính khái quát cao có thể đƣợc sử dụng cho mục đích đánh giá diễn biến
chất lƣợng nƣớc theo không gian và thời gian. Có nhiều cách tính toán chỉ số WQI
trên thế giới [21]:
a. Phương pháp tính WQI của bang Origon:
Phƣơng pháp WQI áp dụng tại bang Origon – Hoa kỳ sử dụng 8 thông số:
Nhiệt độ, pH, DO, BOD, tổng N (ammonia+nitrate nitrogen), tổng P, tổng rắn
(total solids), Fecal Coliform.
n
WQI  (2.1)
1

n
i 1 2
SI i
trong đó:
n: Số lƣợng thông số;
SIi : Chỉ số chất lƣợng nƣớc của từng thông số.
- Chỉ số DO
Chỉ số phụ DO đƣợc xây dựng dựa trên tác động đến các loài thủy sinh. Cách
tính chỉ số phụ DO nhƣ sau:
DO saturation hay DOs ≤ 100%; nồng độ DOc ≤ 3.3 mg/l, SIDO = 10
3.3 mg/l < DOc ≤ 10.5 mg/l, SIDO= -80.29+31.88*DOc-1.401*DOc2
10.5 mg/l < DOc, SIDO = 100
100% < DOs ≤ 275%, SIDO=100*exp((DOs - 100)*1.179E-2)
275% < DOs, SIDO = 100
- Chỉ số BOD
BOD thể hiện tổng mức tiêu thụ oxy do các sinh vật thủy sinh. Phƣơng pháp
tính chỉ số phụ BOD nhƣ sau:
BOD ≤ 8 mg/l: SIBOD = 100*exp(BOD*-0.1993)
8 mg/l < BOD, SIBOD = 10
28

- Chỉ số amonia + nitrate nitrogen N


N ≤ 3 mg/l, SIN = 100*exp(N* -0.4605)
3 mg/l < N, SIN =10
- Tổng photphat P
P ≤ 0.25 mg/l, SIP = 100 – 299.5*P – 0.1384*P2
0.25 mg/l ≤ P, SIP = 10
Chỉ số pH
- Công thức tính chỉ số phụ pH nhƣ sau:
pH < 4, SIpH = 10
7 ≤ pH < 7, SIpH = 2.628*exp(pH*0.52)
7 ≤ pH ≤ 8, SIpH = 100
8 < pH, SIpH =10
- Chỉ số tổng rắn TS: Công thức tính phụ thuộc vào các lƣu vực khác nhau
- Chỉ số nhiệt độ T
T ≤ 11oC, SIT = 100
11oC ≤ 29oC, SIT = 76.54 + 4.172*T – 0.1623.T2 – 2.0557*10-3 *T3
29oC ≤ T, SIT = 10
- Yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe - Fecal Coliform FC
FC ≤ 50 #/100 ml, SIFC = 98
50 #/100ml < FC ≤ 1600 #/100ml, SIFC = 98*exp((FC-50)* -9.9178E-4)
1600 #/100ml < FC, SIFC = 10
Sau khi tính toán đƣợc các chỉ số WQI thì việc so sánh, đánh giá chất lƣợng
nƣớc mặt bị ô nhiễm nặng hay nhẹ sẽ đƣợc căn cứ vào các thang giá trị chất lƣợng
nƣớc mặt nhƣ sau:
Bảng 2.2. Bảng so sánh theo thang điểm giá trị WQI
Giá trị WQI Chất lƣợng nƣớc mặt
10-59 Rất xấu
60-79 Xấu
84-84 Trung bình
85-89 Tốt
90-100 Rất tốt
29

b. WQI – phương pháp do cơ quan bảo vệ môi trường (Canada)


- Phƣơng pháp đƣa ra bởi trung tâm St Laurent Trung tâm St Laurent (CSL) là
một trung tâm chịu trách nhiệm báo cáo chất lƣợng nƣớc của sông St. Lawrence.
Chỉ số WQI đƣợc CSL đƣa ra nhƣ sau:

WQI 
A F i i
(2.2)
n
trong đó:
Ai là giá trị trung bình mức độ vƣợt quá mức hƣớng dẫn của các biến. Khi giá
trị của thông số vƣợt quá mức hƣớng dẫn thì tỉ lệ “Giá trị thông số/mức hƣớng dẫn”
đƣợc tính toán và Ai là trung bình của các giá trị đó;
Fi là tần số của giá trị vƣợt quá mức hƣớng dẫn so với tổng số giá trị thu đƣợc
của biến đó (Fi = Faccced/Ftotal);
n là số lƣợng giá trị trung bình vƣợt quá mức hƣớng dẫn.
- Phƣơng pháp của QUEBEC
Phƣơng pháp này dựa trên cách tiếp cận của New Zealand. WQI là giá trị nhỏ
nhất của các giá trị WQI phụ. Mỗi chỉ số phụ đƣợc tính toán từ một thông số quan
trắc môi trƣờng nƣớc.
WQI = min(Isub1, Isub2,…, Isubn) (2.3)
Phƣơng pháp tính toán các chỉ số phụ khác của phƣơng pháp áp dụng tại
Canada đó là phƣơng pháp này sử dụng đƣờng cong Delphi. Đƣờng cong Delphi
xây dựng bằng phƣơng pháp chuyên gia về mức độ quan trọng của các thông số
trong môi trƣờng nƣớc. Họ sử dụng một đƣờng phi tuyến (dựa trên ý kiến tổng hợp
các chuyên gia) để xác định mức WQI phụ dựa trên giá trị các thông số. Chỉ số
Quebec là giá trị xấu nhất của các giá trị WQI phụ.
- Phƣơng pháp British Columbia
WQI = (F1+F2+F3)½ (2.4)
trong đó:
F1 là phần trăm các mẫu vƣợt quá mức hƣớng dẫn
F2 là phần trăm các thông số có một hoặc nhiều hơn 1 mẫu vƣợt quá mức
30

hƣớng dẫn
F3 là giá trị cao nhất của mẫu vƣợt quá mức hƣớng dẫn
Trong ba thành phần F1, F2, F3 thì có hai thành phần giống với các phƣơng
pháp tính WQI khác: F2 giống với chỉ số của bang Alberta, F3 tƣơng tự chỉ số của
trung tâm St Laurent, còn thành phần F1 thì không giống bất kỳ phƣơng pháp nào
khác. Các mức WQI khác nhau phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
Bảng 2.3. Bảng so sánh theo thang điểm giá trị WQI

Giá trị Điều kiện sinh thái Điểm Loại


WQI
Tuyệt vời: Chất lƣợng nƣớc đƣợc bảo vệ mà không có mối
95-100 đe dọa hoặc suy yếu ảo; điều kiện rất gần với mức độ tự 4 A
nhiên hoặc nguyên sơ
Tốt: Chất lƣợng nƣớc đƣợc bảo vệ chỉ với mức độ đe dọa
80-94 hoặc suy yếu nhỏ; điều kiện hiếm khi khởi hành từ mức độ 3 B
tự nhiên hoặc mong muốn

Trung Bình: Chất lƣợng nƣớc thƣờng đƣợc bảo vệ nhƣng


65-79 đôi khi bị đe dọa hoặc suy yếu; điều kiện đôi khi khởi hành 2 C
từ mức độ tự nhiên hoặc mong muốn
Kém (cận biên): Chất lƣợng nƣớc thƣờng xuyên bị đe dọa
45-64 hoặc suy yếu; điều kiện thƣờng khởi hành từ mức độ tự 1 D
nhiên hoặc mong muốn
Rất kém (kém): Chất lƣợng nƣớc hầu nhƣ luôn bị đe dọa
0-44 hoặc suy yếu; điều kiện thƣờng khởi hành từ mức độ tự 0 F
nhiên hoặc mong muốn
c. Phương pháp tính WQI do Tổng cục Môi trường ban hành
Ở Việt Nam phƣơng pháp tính toán chỉ số WQI ở đây áp dụng theo sổ tay
hƣớng dẫn tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc ban hành kèm quyết định số 879/QĐ-
TCMT do Tổng cục trƣởng Tổng cục Môi trƣờng ký ngày 01/7/2011.
- Tính toán WQI riêng lẻ
Các thông số thƣờng đƣợc sử dụng để tính chỉ số WQI bao gồm: DO, BOD5,
COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, tổng Coliform, pH. Tuy nhiên trong từng trƣờng
hợp thì một vài thông số có thể không đƣợc sử dụng trong công thức tính toán.
31

+ Công thức tính toán WQI riêng lẻ


WQI thông số đƣợc tính toán từ mỗi thông số theo công thức nhƣ sau:

( ) (2.5)

trong đó:
: Nồng độ giới hạn dƣới giá trị thông số quan trắc đƣợc quy định trong
bảng 2.4 tƣơng ứng với mức i;
: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc đƣợc quy định
trong bảng 2.4 tƣơng ứng với mức i +1;
: Nồng độ thông số, nồng độ thông số nằm giữa hai mức ;
: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tƣơng ứng với giá trị ;
: Giá trị WQI ở mức i+1 đã cho trong bảng tƣơng ứng với giá trị .
Bảng 2.4. Quy định các giá trị , BPi

Các mức BPi (Giá trị thông số trong các quy chuẩn)
i WQI QCVN
1 2 3 4 5 6 7
BOD COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS Coliform
1 100 A1 4 10 0.1 0.1 5 20 2500
2 75 A2 6 15 0.2 0.2 20 30 5000
3 50 B1 15 30 0.5 0.3 30 50 7500
4 25 B 25 50 1 0.5 70 100 10000
5 1 50 80 5 6 100 >100 >10000

Thông số độ đục đưa ra theo nghiên cứu của Pesce and Wunderlin (2000) [13].
Đối với thông số DO thì ta tính WQISI thông qua nồng độ DO phần trăm bão
hòa (không tính trực tiếp từ nồng độ DO tuyệt đối).
Các bƣớc tính toán nồng độ DO phần trăm bão hòa nhƣ sau:
+ Tính nồng độ DO bão hòa:
(2.6)
32

trong đó:
: Nồng độ Oxy bão hòa;
T: Nhiệt độ nƣớc.
+ Tính nồng độ DO phần trăm bão hòa.
(2.7)

Bảng 2.5. Quy định các giá trị BPi và qi đối với

i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bpi <20 20 50 75 88 112 125 150 200 >200

qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1

- Nếu 112 < nồng độ DO < 200 thì tính theo công thức (2.5)
- Nếu 20 < nồng độ DO% < 88 thì tính theo công thức (2.8)

( ) (2.8)

Bảng 2.6. Quy định các giá trị BPi và qi đối với pH

I 1 2 3 4 5 6

Bpi <5.5 5.5 6 8.5 9 >9

qi 1 50 100 100 50 1

- Nếu giá trị pH thì =1


- Nếu giá trị pH nằm trong khoảng từ 5.5 đến 6 thì áp dụng (2.5)
- Nếu giá trị pH nằm trong khoảng từ 8.5 đến 9 thì áp dụng (2.8)
- Nếu pH thì =1
- Tính toán WQI tổng hợp:

[ ∑ ∑ ] (2.9)
33

trong đó:
: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH;
: Giá trị WQI đã đƣợc tính toán trong các thông số: DO, BOD5, COD,
N-NH4, P-PO4;
: Giá trị WQI đã tính toán đối với hai thông số: TSS, độ đục;
: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số tổng Coliform.
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt theo kết quả tính toán WQI
Sau khi tính toán đƣợc chỉ số chất lƣợng nƣớc, sử dụng bảng xác định giá trị
WQI tƣơng ứng với chất lƣợng nƣớc để so sánh, đánh giá, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.7. Bảng so sánh theo thang điểm giá trị WQI
Giá trị
Ý nghĩa Màu
WQI
Xanh
91-100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt
nƣớc biển
Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng cần các Xanh là
76-90
biện pháp xử lý phù hợp cây
51-75 Sử dụng cho mục đích tƣới tiêu và mục đích tƣơng đƣơng Vàng

26-50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tƣơng đƣơng Da cam

0-25 Nƣớc ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tƣơng lại Đỏ

2.3. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt
2.3.1. Phương pháp đánh giá dựa trên các điểm quan trắc đơn lẻ
* Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
- Tài liệu về thông tin, số liệu quan trắc, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, kết quả quan trắc nƣớc mặt
của khu vực nghiên cứu;
- Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trƣờng, quản lý tài nguyên nƣớc, các
Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam,… và các tài liệu có liên quan.
* Phương pháp khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát dọc theo sông, ngòi, kênh thoát nƣớc, tập tục sinh hoạt
34

của ngƣời dân, các loại hình sản xuất có nguồn nƣớc thoải trên địa bàn nghiên cứu;
- Tiến hành lấy bẩy mẫu nƣớc mặt đại diện xung quanh khu vực nghiên cứu.
Các mẫu nƣớc mặt này là nguồn nƣớc mặt chính và là các nguồn tiếp nhận nƣớc
thải của các làng nghề, các cụm công nghiệp trên địa bàn.
* Phương pháp so sánh đánh giá chất lượng môi trường nước
Dựa vào số liệu phân tích đƣợc, tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh
với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng Việt Nam.
Giá trị của thông số phân tích đƣợc so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt. Vì hiện nay tại các điểm trong
khu vực nghiên cứu chƣa có QCVN cho từng loại/đoạn sông và chƣa có quy hoạch
về mục đích sử dụng nƣớc.
* Phương pháp xử lý số liệu
Đảm bảo mục tiêu chất lƣợng số liệu
Phản ánh đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng xung quanh/đặc trƣng ô
nhiễm của nguồn thải. Tạo ra sự chính xác những thông tin về môi trƣờng thu nhận
đƣợc. Những thông tin, dữ liệu thu thập trong quá trình phân tích tại phòng thí
nghiệm đƣợc đƣa vào xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp những thông tin cần
thiết và thể hiện đƣợc mức độ ô nhiễm của nƣớc mặt.
Tần suất phát hiện ô nhiễm đƣợc tính theo công thức:
(2.10)

* Phương pháp lấy mẫu và phân tích


- Lấy mẫu và phân tích;
- Lấy mẫu đại diện ;
- Quy trình lấy mẫu bằng dụng cụ Bathomet chuyên dụng;
- Thời gian lấy mẫu;
- Thời gian lấy mẫu đƣợc cập nhật số liệu qua các quý và năm;
- Nguyên nhân lấy các mẫu.
Nguyên nhân lấy các mẫu nƣớc mặt này là do các nguồn tiếp nhận nƣớc thải
35

của các làng nghề, các cụm công nghiệp trên địa bàn gây ô nhiễm đối với nguồn
nƣớc mặt.
* Phương pháp tính toán thải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Bảng dƣới đây thể hiện hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con ngƣời,
do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu và ƣớc tính.
Bảng 2.8. Hệ số ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt của con ngƣời

STT Thông số Đơn vị Hệ số ô nhiễm

1 BOD5 g/ngƣời/ngày 45-54


2 COD g/ngƣời/ngày 1.6-1.9 BOD

3 Chất lơ lửng g/ngƣời/ngày 60-90

4 Lƣợng nƣớc sinh hoạt Lít/ngƣời/ngày 200

5 Chất thải rắn sinh hoạt Kg/ngƣời/ngày 0.5

2.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt dựa theo mô hình
Có 2 phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt thƣờng đƣợc sử dụng trên
công nghệ GIS là: Ứng dụng mô hình toán và phƣơng pháp nội suy.
* Phương pháp nội suy
Nội suy không gian là quá trình tính toán giá trị của các điểm chƣa biết từ điểm
đã biết trên miền bao đóng của tập giá trị đã biết bằng một phƣơng pháp hay hàm
toán học nào đó.
Hiện nay, có nhiều thuật toán nội suy khác nhau, nhƣng mỗi thuật toán có điểm
mạnh riêng. Có thể phân loại theo các cách [21]:
- Nội suy điểm, nội suy bề mặt;
- Nội suy toàn diện, nội suy cục bộ;
- Nội suy chính xác, nội suy gần đúng.
Tuy nhiên trong đề tài với thời gian và nội dung cho phép tôi chỉ đề cập đến ba
phƣơng pháp nội suy thông dụng trong ArcGIS đó là nghịch đảo khoảng cách có
trọng số (IDW), Spline, Kriging.
36

- Phương pháp IDW


Phƣơng pháp IDW xác định giá trị của các điểm chƣa biết bằng cách tính trung
bình trọng số khoảng cách các giá trị của các điểm đã biết giá trị trong vùng lân cận
của mỗi pixel. Những điểm càng cách xa điểm cần tính giá trị càng ít ảnh hƣởng
đến giá trị tính toán.
Công thức nội suy của phƣơng pháp này
∑ (2.11)

Với
(2.12)

trong đó:
i: Các điểm dữ liệu đã biết giá trị;
n: Số điểm đã biết;
Zi: Giá trị điểm thứ i;
di: Khoảng cách đến điểm i;
p: Hằng số IDW, số mũ p càng cao thì mức độ ảnh hƣởng của các điểm ở xa
càng thấp (thông thƣờng p = 2).

Hình 2.3. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp (IDW)


Ƣu điểm lớn của phƣơng pháp IDW là nhanh chóng, dễ thực hiện. Trong thuật
toán IDW, các điểm cần nội suy đƣợc xác định bằng cách tính trung bình các giá trị
37

của các điểm quan trắc trong vùng lân cận tại hình 2.4. Điểm càng gần điểm cần nội
suy càng có ảnh hƣởng nhiều hơn, nghĩa là có trọng số lớn hơn. Điểm cần nội suy
đƣợc xác định theo công thức (2.11) và (2.12). Giá trị nội suy đƣợc lấy trong
khoảng nhỏ hơn giá trị lớn nhất của giá trị điểm đo. Mối quan hệ giữa mức độ ảnh
hƣởng và khoảng cách không gian đƣợc thể hiện tại hình 2.5 [18].

Hình 2.4. Điểm cần nội suy và điểm quan trắc lân cận

Hình 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ ảnh hƣởng và khoảng cách
+ Phương pháp Spline
Spline sử dụng một hàm toán học giảm thiểu độ cong tổng thể của bề mặt.
Điều này dẫn đến kết quả là một bề mặt nhẵn mà chính xác qua các điểm đầu vào.
Thuật toán đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp nội suy Spline nhƣ công thức sau:

( ) ( ) ∑ ( )
(2.13)
38

trong đó:
j = 1, 2 ,3 ,..., n;
n: Số lƣợng điểm có thể đƣa vào nội suy;
: Các trọng số đƣớc tính bằng cách giải một loạt các phƣơng trình tuyến tính;
: Khoảng cách từ điểm có tọa độ (x,y) tới điểm j;
( ) và ( ): Các hàm số phụ thuộc vào lựa chọn của ngƣời sử dụng khi
tính toán nội suy.

Hình 2.6. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp Spline


Phƣơng pháp nội suy Spline là phƣơng pháp nội suy tổng quát, phƣơng pháp
này hiệu chỉnh bề mặt đƣờng cong.
Một số ƣu điểm của Spline:
Các thuật toán đƣợc sử dụng để làm mịn bề mặt kết quả, đảm bảo kết quả hiển
thị mô hình không dao động nhiều ở giữa các điểm quan trắc.
+ Kriging
Kriging là một nhóm các kỹ thuật sử dụng trong địa thống kê để nội suy giá trị
từ những điểm mẫu.
Nội suy Kriging tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp IDW trong việc giá trị cần xác
định đƣợc xác định từ các điểm mẫu xung quanh. Tuy nhiên, trong phƣơng pháp
39

Kriging, trọng số không chỉ dựa vào khoảng cách giữa điểm mẫu và điểm nội suy
mà còn dựa vào phân bố không gian tổng thể của các điểm mẫu.
Kriging giả thiết rằng khoảng cách và hƣớng giữa các điểm mẫu phản ánh mối
tƣơng quan không gian đƣợc sử dụng để giải thích sự thay đổi trong bề mặt. Để sử
dụng phân bố không gian tổng thể vào trọng số, tự tƣơng quan không gian đƣợc
định lƣợng thông qua hàm thực nghiệm bán phƣơng sai.
Có hai phƣơng pháp Kriging trong GIS: Phƣơng pháp thông thƣờng và phƣơng
pháp phổ quát. Công thức của Kriging nhƣ sau:

n
Z ( S o )   i Z ( S i )
^

i 1
(2.14)

trong đó:
^
Z (So ) : Là giá trị nội suy;

Z (Si ) : Là giá trị của các điểm mẫu xung quanh, n số điểm xung quanh;

i : Là trọng số của hàm;


n: Số lƣợng điểm để đƣa vào nội suy.

Hình 2.7. Nội suy bề mặt theo phƣơng pháp Kriging


Kriging nội suy giá trị dựa vào giá trị của các điểm xung quanh. Những điểm
40

gần điểm nội suy sẽ ảnh hƣởng nhiều hơn những điểm ở xa. Quá trình hai bƣớc của
Kriging bắt đầu với ƣớc tính mức độ tƣơng quan và sau đó thực hiện phép nội suy.
Một số ƣu điểm của phƣơng pháp này là giá trị của các điểm đƣợc gán không
chỉ phụ thuộc vào khoảng cách mà còn phụ thuộc vào sự phân bố không gian các
điểm. Điều này làm cho các giá trị nội suy mang tính tƣơng quan không gian hơn.
Nhận xét chung về 3 thuật toán
Dựa vào ƣu nhƣợc điểm của ba thuật toán IDW, Spline và Kriging là ba
phƣơng pháp nội suy không gian. Phƣơng pháp IDW và phƣơng pháp Spline là
phƣơng pháp tạo giá trị nội suy từ các mẫu có mức độ tƣơng đồng. Tuy nhiên,
phƣơng pháp Spline nội suy chính xác qua từng điểm mẫu, IDW sẽ không đi qua
bất kỳ điểm nào. Còn phƣơng pháp Kriging là phƣơng pháp thống kê địa lý sử dụng
kỹ thuật thống kê mạnh mẽ dự đoán các giá trị dựa trên mối quan hệ giữa các điểm
đã biết giá trị và kỹ thuật trung bình trọng số phức tạp.
* Ứng dụng mô hình toán
Một lợi thế rất quan trọng của GIS là khả năng tích hợp các mô hình tính toán
để mô tả chất lƣợng nƣớc cũng nhƣ đƣa ra các dự báo về ô nhiễm. Hầu hết các mô
hình đƣợc sử dụng hiện nay đều có thể tích hợp vào GIS nhƣ MIKE, QUAL2E,
SWAT,…. Tuy nhiên, tính năng quan trọng nhất của GIS vẫn là khả năng hiển thị
các kết quả phân tích, xử lý số liệu ở dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Chính khả năng này
đã đem tới cho ngƣời dùng một cái nhìn trực quan hơn, cụ thể hơn, qua đó hỗ trợ
hiệu quả cho quá trình ra quyết định chính xác hơn. Điển hình nhƣ mô hình SWAT
đƣợc trình bày dƣới đây.
Tổng quan về mô hình SWAT
SWAT cho phép mô hình hóa nhiều quá trình vật lí trên cùng một lƣu vực. Ý
nghĩa của mô hình SWAT là một lƣu vực lớn có thể đƣợc chia thành nhiều tiểu lƣu
vực, mô hình hóa theo tiểu lƣu vực mang lại lợi ích khi những vùng này tƣơng đồng
về đặc điểm sử dụng đất và tính chất đất. Sự phân chia này giúp ngƣời sử dụng có
thể áp dụng kết quả nghiên cứu của một vùng này vào một vùng khác khi chúng có
sự tƣơng đồng nhất định. Thông tin đầu vào của mỗi tiểu lƣu vực đƣợc nhóm và
41

phân loại thành những nhóm chính sau: Đƣờng phân thủy, mạng lƣới sông, HRUs,
hồ, nƣớc ngầm, khí hậu. Mô hình thủy học trong lƣu vực đƣợc phân chia thành hai
nhóm chính, chúng có thể tồn tại riêng lẻ:
- Chu trình thủy văn nƣớc ngầm: Kiểm soát lƣợng nƣớc, sự bồi lắng, dinh
dƣỡng và thuốc trừ sâu đƣợc đƣa từ trong mỗi tiểu lƣu vực ra sông chính.
- Chu trình nƣớc trong hệ thống sông: Kiểm soát quá trình di chuyển từ dòng
nƣớc và quá trình bồi lắng diễn ra trong hệ thống sông ngòi của những lƣu vực đến
các cửa sông.
Dữ liệu đầu vào của SWAT đƣợc sắp xếp theo từng cấp độ chi tiết: Lƣu vực,
tiểu lƣu vực hay đơn vị thuỷ văn. Những đối tƣơng đơn lẻ nhƣ: Hồ, nguồn điểm có
dữ liệu đặc trƣng của đối tƣợng đó, và cũng nằm trong lƣu vực. Dữ liệu đầu vào
đƣợc sử dụng để chạy mô hình các quá trỉnh diễn ra trong lƣu vực. Phƣơng pháp
đƣợc lựa chọn để mô hình hoá khả năng bốc hơi trực tiếp và gián tiếp sẽ ứng dụng
trên tất cả các đơn vị thuỷ văn (HRU). Dữ liệu ở mức độ tiểu lƣu vực đó nếu dữ liệu
thuộc một quá trình đƣợc mô hình trong HRU.
Quá trình đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc đánh giá dựa trên các thông số
khác nhau với 4 cấp độ phân hạng bảng 2.1: A1, A2, B1 và B2 [20]. Tuy nhiên cần
quan tâm là theo [20], giá trị giới hạn của các thông số chất lƣợng nƣớc mặt tính
theo nồng độ mg/l, trong khi đó đơn vị tính của các thông số này trong mô hình
SWAT lại tính theo đơn vị kg. Do vậy, cần phải chuyển đổi đơn vị tính của các
thông số này trong SWAT về cùng đơn vị tính theo tiêu chuẩn [20]. Quá trình
chuyển đổi sẽ đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau:
Tính toán tổng lƣợng dòng chảy tháng W (m3), hay lƣợng nƣớc chảy qua mặt
cắt cửa xả tiểu lƣu vực trong khoảng thời gian tháng theo công thức:
W = Q x T. (2.14)
trong đó:
- Q là lƣu lƣợng dòng chảy tháng (m3/s), bằng giá trị FLOW_OUT trong SWAT;
- T là số giây trong tháng (s), T = số ngày trong tháng x24giờ x 60phút x 60giây.
- Xác định nồng độ của các thông số (mg/l) bằng cách lấy giá trị tính trong
42

SWAT (kg) chia cho tổng lƣợng dòng chảy tháng W (m3), sau đó quy đổi sang đơn
vị mg/l, ví dụ nhƣ sau:
Nồng độ = (MINP_OUT / W) x 103 (2.15)
Nồng độ = (NO3_OUT / W) x 103 (2.16)
- Phương trình tính toán các thông số như sau:
+ Phương trình thuật toán tính lượng nitrat ( )
Khối lƣợng nitrat trong lƣu vực sông có thể tăng bởi quá trình oxi hoá của
NO2. Nồng độ nitrat cũng có thể đƣợc giảm bởi sự hấp thụ NO3 từ tảo. Sự thay đổi
lƣợng nitrat trong ngày đƣợc tính bởi phƣơng trình (2.17), [22].
(𝛽 ( ) ) (2.17)
trong đó:
: Sự thay đổi nồng độ nitrat (mg N/L);
𝛽 : Hằng số tốc độ quá trình oxi hoá sinh học của nitrat (1 ngày hoặc 1 giờ);
: Nồng độ nitrat đầu ngày (mg N/L);
: Các thành phần của tảo đã hấp thụ nitơ từ Amoni trong lƣu vực sông;
: Một phần nhỏ sinh khối của tảo là nitơ (mg N/mg alg biomass);
: Tốc độ tăng trƣởng của tảo (1 ngày hoặc 1 giờ);
algae: Nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày (mg alg/L).
TT : Dòng chảy trong thời gian di chuyển của lƣu vực sông (ngày hoặc giờ);
+ Phương trình thuật toán tính lượng Amoni ( )
Khối lƣợng Amoni ( ) trong lƣu vực sông có thể tăng lên bởi sự chuyển
hoá photpho trong sinh khối tảo thành photpho hữu cơ. Lƣợng photpho hữu cơ tập
trung trong dòng sông có thể giảm đi bởi sự chuyển hoá của photpho hữu cơ hoà tan
thành photpho vô cơ hoặc sự mất đi của lƣợng photpho hƣu cơ trầm tích. Sự thay
đổi lƣợng Amoni trong ngày đƣợc tính bởi phƣơng trình (2.18), [22].
( 𝛽 ) (2.18)
trong đó:
: Sự thay đổi nồng độ photpho (mg N/L);
43

: Một phần nhỏ sinh khối của tảo là photpho (mg P/mg alg biomass);
: Tỷ lệ sự sống hoặc chết đi của tảo (ngày hoặc giờ);
𝛽 : Hằng số tốc độ khoáng hoá của photpho hữu cơ (ngày hoặc giờ );
: Nồng độ photpho hữu cơ đầu ngày (mg N/L);
: Hệ số tỷ lệ photpho hữu cơ mất đi (ngày hoặc giờ);
algae: Nồng độ sinh khối của tảo vào đầu ngày (mg alg/L);
TT: Dòng chảy trong thời gian di chuyển của lƣu vực sông (ngày hoặc giờ).
44

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM
3.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong châu
thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Nam giáp Hƣng Yên và một phần
Hà Nội, phía Đông giáp Hải Dƣơng, phía Tây giáp TP. Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm: Tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,
khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao, giao lƣu kinh tế mạnh.

Hình 3.1. Vị trí hành chính tỉnh Bắc Ninh


Dân số: Bắc Ninh có dân số là 998.4 nghìn ngƣời, mật độ 1236 ngƣời/km2.
Cơ quan hành chính gồm: TP. Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện: Gia
Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du.
Địa hình: Bắc Ninh có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu
theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, thể hiện qua các dòng chảy
45

mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Độ cao vùng đồng bằng phổ biến từ 3m -
7m, vùng đồi núi và trung du là 300m - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ
(0.53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu: Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa dông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23.3oC. Lƣợng mƣa trung bình năm dao động
trong khoảng 1400mm - 1600mm nhƣng phân bố không đều trong năm. Mƣa tập
trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 20%. Tổng số giờ nắng trong
năm khoảng 1530 - 1776 giờ [23].
Thủy văn: Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống mạng lƣới sông ngòi dày đặc, mật độ
sông khá cao. Có ba hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và
sông Thái Bình. Ngoài ra còn có các hệ thống sông ngòi nội địa nhƣ sông Ngũ
huyện Khê, sông Đông Coi, sông Bùi, sông Đồng Khởi, sông Đai Quảng Bình,...
- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, phần lớn là rừng trồng.
Tổng diện tích đất rừng là 661.26 ha. Tổng trữ lƣợng gỗ ƣớc tính 3279m3,
trong đó rừng phòng hộ 363m3, rừng đặc dụng 2916m3.
Tài nguyên khoáng sản khá nghèo nàn, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng: Đất
sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn; đất sét làm gạch chịu lửa ;
đá cát kết với trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn; đá sa thạch trữ lƣợng khoảng 300 000m3
và than bùn trữ lƣợng 60 000 – 200 000 tấn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh là 803.87km2. Trong đó đất nông
nghiệp chiếm 64.7%; đất lâm nghiệp chiếm 0.7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm
23.5% và đất chƣa sử dụng còn 11.1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh còn
lớn. Riêng đất đô thị là 1158.9 ha, chiếm 1.44% diện tích tự nhiên [23].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Kinh tế
Tổng sản phẩm trên toàn tỉnh (GRDP) năm 2017 chiếm 3.11% GDP cả nƣớc,
xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trƣởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra
46

tăng 9.0-9.2%) là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017.
Sản xuất công nghiệp tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017
ƣớc đạt 1049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc
Ninh đứng thứ hai cả nƣớc, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho
kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trƣởng cao trong năm 2017 [23].
- Văn hóa - xã hội, di tích lịch sử
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh; đời sống của nhân dân
ở khu vực nông thôn đƣợc cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18.14
tiêu chí/xã, tăng 0.94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, chiếm 72.1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có hai đơn vị là
huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn đƣợc công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và
thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nƣớc về chính sách an sinh, phúc
lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống
đƣợc quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo
xuống còn 2.5%.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
* Dữ liệu bản đồ: Trong luận văn sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2017 của TP. Bắc Ninh, huyện Yên Phong, TX Từ Sơn, huyện Tiên Du, huyện Quế
Võ với tỉ lệ 1:10000. Bản đồ đƣợc thành lập trong hệ VN-2000 do văn phòng đăng
ký đất đai tỉnh Bắc Ninh cung cấp. Để phục vụ cho công tác đánh giá sự phân bố
chất lƣợng nƣớc mặt thì các lớp thông tin về thủy hệ nhƣ DTL, NTS đƣợc chiết tách
để làm ranh giới phân vùng nƣớc mặt.
* Dữ liệu quan trắc: Dữ liệu quan trắc lấy mẫu trực tiếp tại 32 điểm quan trắc
tại các hệ thống sông ngòi, kênh, mƣơng trên khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện
lân cận sau đó đƣợc trung tâm quan trắc tỉnh Bắc Ninh xử lý bằng những công nghệ
máy móc hiện đại và đƣợc so sánh theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Kết quả quan
trắc của các thông số (chi tiết trong phụ lục 1). Dƣới đây là một mẫu phiếu kết quả
sau khi đã đƣợc phân tích xử lý:
47

Bảng 3.1. Phiếu kết quả phân tích


Nước mặt của Mạng lưới Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Tên mẫu
Đợt I năm 2017
Vị trí lấy mẫu NM1: Cầu Song Tháp – Đa Hội, TX Từ Sơn

Tọa độ X = 544312.79m; Y = 2335841.50m

Ngày lấy mẫu 07/03/2017

Ngày phân tích 07-12/3/2017

QCVN 08-
MT:2015/ Kết
TT Thông số Đơn vị Phƣơng pháp thử
BTNMT quả
(B1)
1 pH - TCVN 6492:2011 5.5 đến 9 6.7

2 DO mg/l TCVN 7325:2004 ≥4 4.6


0
3 Nhiệt độ C SMEWW 2550B:2012 - 19.2

4 TDS - SOP – QTN1.1/14 - 608

5 Độ đục NTU TCVN 6184:2008 - 88

6 TSS mg/l SMEWW 2540D: 2012 50 33.4

7 BOD5 (200C) mg/l SMEWW 5210B:2012 15 20

8 COD mg/l HACH 8000:1998 30 31

9 Amoni mg/l HACH 8038 - 1998 0.9 7.7


SMEWW 4500 NO2-
10 Nitrit mg/l 0.05 2.6
B: 2012
11 Photphat mg/l SMEWW4500 P.E - 2012 0.3 <0.07

12 Tổng dầu, mỡ mg/l SMEWW 5520B: 2012 1 <0.3


13 Coliform VK/100ml TCVN 6187-2: 1996 7500 600
14 Crom (VI) mg/l SMEWW 3500Cr.B:2012 0.04 0.009
48

QCVN 08-
MT:2015/ Kết
TT Thông số Đơn vị Phƣơng pháp thử
BTNMT quả
(B1)
15 Fe mg/l SMEWW 3125:2012 1.5 9.1
SMEWW 4500
16 Clorua mg/l 350 106.6
Cl- B:2012
17 Cu mg/l SMEWW 3125:2012 0.5 0.014

18 Pb mg/l SMEWW 3125:2012 0.05 0.0004

3.3. Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt


Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt dựa trên tính toán các chỉ số chất lƣợng môi
trƣờng WQI tại khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận thì có rất nhiều phƣơng
pháp tính toán, đánh giá cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, việc tính toán các thông
số WQI thì đều có những bƣớc cơ bản sau:
- Bƣớc 1: Lựa chọn phƣơng pháp tính toán;
- Bƣớc 2: Lựa chọn thông số;
- Bƣớc 3: Chuyển các thông số về cùng một thang đo (tính toán chỉ số phụ);
- Bƣớc 4: Tính toán chỉ số cuối cùng.
Đối với luận văn này, việc tính các thông số WQI riêng rẽ hay WQI tổng đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp của Tổng cục Tài nguyên môi trƣờng.
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt theo các chỉ số quan trắc
Quan trắc môi trƣờng tại TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận đƣợc lấy mẫu ở
32 điểm với 18 thông số. Hiện nay, việc đánh giá các chỉ số chất lƣợng môi trƣờng
đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp, một trong những phƣơng pháp mà dễ dàng
thực hiện cũng nhƣ phù hợp với đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt tại TP. Bắc Ninh và
các huyện lân cận đó là phƣơng pháp tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc mặt do Tổng
cục Môi trƣờng ban hành [13] với 09 thông số quan trắc đƣợc đƣa vào tính toán: Độ
đục, TSS, BOD, COD, Amoni, photphat, Coliform, DO, pH. Trong phần này luận
văn sẽ đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt theo các thông số sau:
* Chỉ tiêu pH: Giá trị pH đặc trƣng cho độ axit/bazơ của nƣớc
49

Giá trị (mg/l)


7.8
7.6
7.4
7.2
7
6.8
6.6
6.4
6.2
6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
pH I pH II pH III pH IV

Hình 3.2. Diễn biến nồng độ pH theo 04 quý tƣơng ứng


(pH I, pH II, pH III, pH IV) năm 2017
Nồng độ pH là chỉ số đặc trƣng cho độ axit/bazơ của nƣớc và là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng nƣớc. Hình 3.2 cho thấy giá trị pH
của khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận thể hiện đặc trƣng kiềm nhẹ, dao
động trong khoảng từ 6.4 đến 7.6 tƣơng ứng giá trị thấp nhất tại điểm quan trắc số
03 vào quý II và giá trị cao nhất tại vị trí 13 quý III. Toàn bộ 32 vị trí có giá trị pH
đều đạt yêu cầu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (loại B1).
* Chỉ tiêu DO: Thể hiện hàm lƣợng ôxi hòa tan trong nƣớc
Giá trị (mg/l)
5

4.5

3.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
DO I DO II DO III DO IV

Hình 3.3. Diễn biến nồng độ DO theo 04 quý tƣơng ứng


(DO I, DO II, DO III và DO IV) năm 2017
Hàm lƣợng DO đặc trƣng cho lƣợng ôxi hòa tan trong nƣớc đƣợc đo quan trắc
50

theo 04 quý thể hiện tại hình 3.3. Giá trị hàm lƣợng DO giao động trong khoảng từ
3.5 mg/l đến 5.0 mg/l, nằm trong hai loại B1 và B2 đƣợc quy định bởi TCVN 08-
MT:2015/BTNMT. Đối với quý I giá trị DO của 32 điểm quan trắc cho thấy khá
đồng đều có giá trị lớn hơn 4 mg/l đƣợc xếp vào loại B1 theo quy định bởi TCVN
08-MT:2015/BTNMT và chỉ dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi hoặc các mục
đích sử dụng khác có yêu cầu chất lƣợng nƣớc tƣơng tự hoặc dùng ở các mục đích
sử dụng nhƣ loại B2.
* Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng (TSS):

Giá trị (mg/l)


200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

TSS I TSS II TSS III TSS IV

Hình 3.4. Diễn biến nồng độ TSS theo 04 quý tƣơng ứng
(TSS I, TSS II, TSS III và TSS IV) năm 2017
Hình 3.4 thể hiện giá trị TSS, hàm lƣợng chất rắn lơ lửng của bốn quý năm
2017. TSS tại quý I, II và III khá tƣơng đồng với đa phần giá trị các điểm nằm trong
khoảng từ 0 đến 50. Quý II là quý có nhiều điểm quan trắc đạt dƣới ngƣỡng 20mg/l
nằm trong sử dụng tốt cho cấp nƣớc sinh hoạt. Quý IV có sự khác biệt rõ rệt tại vị
trí điểm số 02 và điểm số 30 với giá trị TSS vƣợt qua ngƣỡng 100mg/l của tiêu
chuẩn TCVN 08-MT:2015/BTNMT, với chất lƣợng nƣớc nhƣ vậy chỉ dùng đƣợc
cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lƣợng nƣớc
thấp.
51

* Chỉ tiêu COD:


Giá trị (mg/l)
800
700
600
500
400
300
200
100
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1011121314151617181920212223242526272829303132
COD I COD II COD III COD IV

Hình 3.5. Diễn biến nồng độ COD theo 04 quý tƣơng ứng
(COD I, COD II, COD III và COD IV) năm 2017
Theo chỉ tiêu về lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong
nƣớc bao gồm cả vô cơ và hữu cơ thể hiện tại hình 3.5. Hàm lƣợng COD ở quý II
và quý II thấp hơn nhiều so với quý I và quý IV tại hầu hết các vị trí quan trắc. Quý
I và IV có những điểm COD vƣợt quá 100 mg/l vƣợt quá ngƣỡng cho phép tối đa
đƣợc quy định bởi QCVN 08-MT:2015/BTNMT (loại B2).
* Chỉ tiêu BOD5:
Giá trị (mg/l)
600
500
400
300
200
100
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

BOD5(200C) I BOD5(200C) II BOD5(200C) III BOD5(200C) IV

Hình 3.6. Diễn biến nồng độ BOD5 theo 4 quý tƣơng ứng
(BOD5 (200C) I, BOD5 (200C) II, BOD5 (200C) III và BOD5 (200C) IV) năm 2017
52

Diễn biến nồng độ BOD5 đƣợc thể hiện ở hình 3.6 cho thấy 32 điểm quan trắc
tại bốn quý có giá trị thấp hơn rất nhiều so với quý I và quý IV tại hầu hết các vị trí
quan trắc. Quý I và quý IV có những điểm vƣợt ngƣỡng cho phép của TCVN 08-
MT:2015/BTNMT lớn điển tại điểm 18 của quý IV đạt vƣợt ngƣỡng 500mg/l.
* Chỉ tiêu photphat:
Giá trị (mg/l)
2.5
2
1.5
1
0.5
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Photphat I Photphat II Photphat III Photphat IV

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ photphat theo 04 quý tƣơng ứng
(Photphat I, Photphat II, Photphat III và Photphat IV) năm 2017
Ở quý I , III và IV, nồng độ photphat của các điểm nằm hầu hết trong khoảng
từ 0 đến 0.5 là khoảng giao động nằm trong (TCVN 08-MT:2015/BTNMT) so với
hai quý còn lại với số lƣợng lớn các điểm nằm trong khoảng <0.1 đạt tiêu chuẩn A1.
Chỉ số nồng độ photphat ở quý II là quý có nhiều điểm vƣợt ngƣỡng cho phép đặc
biệt là các điểm 30 vƣợt ngƣỡng cho phép rất lớn ở hình 3.7.
* Chỉ tiêu Amoni:
Giá trị (mg/l)
35
30
25
20
15
10
5
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Amoni I Amoni II Amoni III Amoni IV

Hình 3.8. Diễn biến nồng độ Amoni theo 04 quý tƣơng ứng
(Amoni I, Amoni II, Amoni III và Amoni IV) năm 2017
53

Theo hình 3.8 cho thấy hàm lƣợng Amoni quý II và quý III cao hơn rất so với
quý I và quý IV tại hầu hết các vị trí quan trắc. Trong cả bốn quý vẫn có những
điểm nằm trong ngƣỡng cho phép của TCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên hầu
hết các điểm trong cả bốn quý đều vƣợt ngƣỡng cho phép rất lớn.
* Chỉ tiêu Coliform:
Giá trị (VK/100ml)
8000

6000

4000

2000

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

Coliform I Coliform II Coliform III Coliform IV

Hình 3.9. Diễn biến nồng độ Coliform theo 04 quý tƣơng ứng
(Coliform I, Coliform II, Coliform III và Coliform IV) của năm 2017
Theo hình 3.9 diễn biến nồng độ Coliform theo bốn quý khá tốt với quý I và
quý III toàn bộ các chỉ số đều nằm trong khoảng <2500 đạt mức A1 theo quy định
bởi TCVN 08-MT:2015/BTNMT. Quý II và quý IV các điểu hầu hết cũng đạt mức
A1 riêng có hai điểm 14 của quý IV, điểm 26 của quý II nằm trong mức A2 và điểm
18 nằm ở loại B1 (TCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Nhìn chung tại những điểm lấy mẫu của khu vực TP. Bắc Ninh và các huyện
lân cận đa phần là những nơi có mật độ dân cƣ đông hoặc gần những khu công
nghiệp, lƣợng chất xả thải ra môi trƣờng cực kỳ lớn làm cho nguồn nƣớc mặt ô
nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Tại các vị trí quan trắc có một số thông số vƣợt quá giá
trị cho phép nhƣ: TSS, BOD5, COD, DO, PO4, TSS, NH4+.
3.3.2. Đánh giá theo chỉ số WQI
Từ những số liệu quan trắc của các thông số (phụ lục 1) và áp dụng các công
thức từ (2.5) đến (2.9) ta tính đƣợc các chỉ số WQI của từng thông số cũng nhƣ
WQI tổng cho từng quý ở từng điểm quan trắc trên khu vực nghiên cứu từ bảng 3.2
đến bảng 3.5.
54

Bảng 3.2. Bảng tính chỉ số WQI cho quý I năm 2017
Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu
1 1 58 38 73 1 108 119 50 100 15

2 1 53 56 1 1 108 119 31 100 15


3 1 83 1 125 27 108 123 30 100 17
4 1 85 1 135 1 108 124 30 100 18
5 1 76 43 1 1 23 120 36 100 17
6 1 102 21 48 1 23 116 36 100 18
7 7 80 58 1 1 22 123 35 100 18
8 1 59 18 4 1 22 114 36 100 15
9 1 84 17 35 1 25 118 31 100 17
10 1 105 43 1 1 23 119 36 100 18
11 4 86 11 13 1 24 114 35 100 17
12 1 103 24 43 1 108 118 33 100 18
13 1 114 40 65 1 108 119 32 100 19
14 1 116 43 1 1 108 119 30 100 19
15 1 56 38 68 1 108 119 35 100 15
16 1 79 10 9 1 108 114 36 100 17
17 1 55 1 1 1 108 114 35 100 15
18 1 58 10 14 1 108 119 34 100 15
19 1 60 13 18 1 108 116 34 100 15
20 1 57 1 4 1 108 114 36 100 15
21 1 59 1 7 1 1 118 36 100 15
22 1 77 26 55 1 75 119 31 100 17
23 1 81 40 1 1 108 119 30 100 17
24 1 78 43 1 1 108 118 32 100 17
25 1 85 1 1 1 108 104 31 100 16
26 1 86 1 1 1 108 111 31 100 17
55

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu
27 1 127 43 1 1 108 118 34 100 20
28 1 87 24 53 1 26 119 31 100 17
30 1 60 1 1 55 49 114 32 100 15
32 1 105 21 48 1 43 119 33 100 18
33 1 32 1 1 1 108 114 30 100 12
35 1 1 1 1 1 22 114 32 100 5

Bảng 3.3. Bảng tính chỉ số WQI cho quý II năm 2017
Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu
1 1 83 74 100 1 95 124 45 100 17
2 1 1 56 1 1 1 124 30 100 5
3 1 81 72 100 1 85 124 31 100 17
4 1 1 1 130 1 103 125 30 100 6
5 1 108 1 135 1 1 124 31 100 19
6 1 113 1 135 1 108 125 33 100 19
7 110 140 69 78 1 108 125 31 100 25
8 1 125 1 135 1 23 124 36 100 20
9 1 118 44 1 1 23 110 30 100 19
10 1 57 72 100 1 23 121 36 100 15
11 13 138 1 135 1 23 125 38 100 21
12 1 84 25 60 1 75 111 31 100 17
13 1 115 43 1 1 1 114 31 100 19
14 1 108 44 1 1 1 118 30 100 19
15 1 1 1 135 1 23 125 31 100 5
16 1 105 6 15 1 23 114 36 100 18
17 1 110 63 1 1 22 125 36 100 19
18 1 75 63 1 1 23 124 33 100 17
56

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu
19 1 54 1 125 1 23 123 32 100 15
20 1 120 1 125 1 108 125 35 100 20
21 1 123 19 28 1 108 123 35 100 20
22 1 86 24 65 1 25 116 30 100 17
23 1 1 1 125 1 90 125 31 100 6
24 1 81 50 1 1 1 116 31 100 17
25 1 81 25 53 1 108 109 30 100 17
26 1 1 23 43 1 108 97 30 100 5
27 4 103 71 82 50 108 118 32 100 19
28 1 113 21 43 1 23 105 30 100 18
30 1 110 40 1 1 18 104 31 100 18
32 4 120 15 22 1 23 110 31 100 19
33 1 125 50 1 1 1 118 30 100 20
35 1 103 45 1 1 13 122 31 100 19

Bảng 3.4. Bảng tính chỉ số WQI cho quý III năm 2017

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

1 1 57 22 40 1 108 114 47 100 15

2 1 51 43 1 1 97 119 29 100 15

3 1 84 1 115 28 105 125 32 100 17

4 1 84 1 130 27 109 125 29 100 18

5 2 82 1 110 28 108 125 33 100 17

6 1 57 1 110 27 90 125 35 100 15

7 7 60 1 105 26 107 125 33 100 16


57

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

8 1 129 24 48 1 108 123 31 100 20

9 1 114 20 35 1 26 120 27 100 19

10 1 79 74 100 27 80 124 33 100 17

11 11 114 23 48 1 108 118 31 100 19

12 1 78 29 68 1 125 123 30 100 17

13 1 29 23 43 1 1 120 33 100 12

14 1 85 41 1 1 1 122 31 100 17

15 1 131 40 1 1 108 120 30 100 20

16 1 134 41 1 1 108 119 35 100 20

17 1 57 17 23 1 1 118 36 100 15

18 1 58 20 28 1 75 122 31 100 15

19 1 107 18 40 1 87 123 33 100 19

20 1 39 14 22 1 23 121 35 100 13

21 1 38 20 43 1 108 119 33 100 13

22 1 60 38 1 1 109 122 28 100 16

23 1 38 72 100 1 103 124 30 100 14

24 1 85 1 110 26 108 124 30 100 18

25 1 111 40 1 1 102 124 29 100 19

26 1 115 43 1 25 109 123 29 100 19

27 1 52 18 35 1 105 121 32 100 15


58

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

28 1 120 17 28 1 32 116 28 100 19

30 1 82 18 30 1 77 118 32 100 17

32 2 59 18 38 1 1 119 30 100 15

33 1 59 22 53 1 87 123 31 100 16

35 1 57 67 78 1 11 124 30 100 15

Bảng 3.5. Bảng tính chỉ số WQI cho quý IV năm 2017
Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

1 1 1 23 53 1 108 114 42 100 5

2 1 56 1 135 1 105 125 37 100 15

3 1 57 1 120 58 105 125 31 100 15

4 1 75 1 120 81 105 125 37 100 17

5 6 123 35 1 1 31 116 33 100 20

6 1 122 48 1 1 26 114 35 100 19

7 2 106 74 105 1 108 119 34 100 19

8 1 58 1 120 100 108 125 31 100 16

9 1 140 50 1 50 25 118 27 100 20

10 1 86 1 125 81 108 125 34 100 18


59

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

11 8 80 1 120 113 108 125 30 100 18

12 1 111 45 1 60 1 114 30 100 19

13 1 77 20 43 1 24 101 29 100 16

14 1 123 14 25 1 22 99 29 100 18

15 1 137 56 1 1 93 119 30 100 20

16 1 140 73 103 1 108 124 33 100 21

17 1 112 56 1 1 1 124 36 100 19

18 1 27 1 1 1 22 50 32 100 9

19 1 119 46 1 1 23 118 34 100 19

20 1 51 43 1 1 24 114 36 100 14

21 6 50 23 55 1 21 104 35 100 14

22 1 112 60 1 1 108 116 27 100 19

23 1 58 45 1 1 108 114 36 100 15

24 1 114 56 1 27 95 118 29 100 19

25 1 118 53 1 27 108 119 37 100 19

26 1 133 33 73 27 108 116 38 100 20

27 6 80 45 1 1 31 116 32 100 17

28 1 139 53 1 50 25 116 28 100 20

29 1 120 1 115 1 108 125 29 100 20

30 1 1 15 28 1 21 114 28 100 5
60

Địa
WQI WQI
điểm WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI
do pho WQI
lấy TSS BOD COD Amoni Coliform DO pH
duc phat
mẫu

32 6 77 22 53 56 85 104 32 100 16

33 1 53 72 100 1 108 119 29 100 15

35 1 122 25 63 1 22 116 30 100 19

Giá trị WQI riêng rẽ và WQI tổng đƣợc tính cho 32 điểm quan trắc với 09
thông số. Tiến hành nội suy theo ranh giới nƣớc mặt bằng hai phƣơng pháp IDW và
Kriging theo bốn quý năm 2017. Số điểm đƣợc sử dụng trong nội suy là 26 và số
điểm kiểm tra độ chính xác của phƣơng pháp nội suy là 06 điểm, các điểm kiểm tra
đƣợc phân bố đều trong vùng ranh giới nƣớc mặt. Đánh giá độ chính xác của
phƣơng pháp nội suy bằng cách phƣơng pháp tính sai số trung phƣơng thông qua
việc xác định độ lệch giữa giá trị WQI thực tế và WQI nội suy, kết quả đánh giá các
phƣơng pháp nội suy đƣợc thể hiện trong bảng 3.6 đến bảng 3.14.
- Phƣơng pháp Kriging:
Bảng 3.6. Chỉ số WQI quý I bằng Kriging
WQI theo Tổng cục
Điểm X (m) Y (m) WQI theo Kriging Sai số
Môi trƣờng

4 547276.9 2348165.1 17.550518 16.675635 -0.874883

5 561234.5 2345695.7 16.671395 17.757606 1.086211

14 552299.4 2338456.7 19.119666 17.424366 -1.695300

16 573312.4 2339694.9 16.622046 16.227807 -0.394239

18 559070.1 2337695.7 15.220347 16.875015 1.654668

24 544880.3 2336347.2 16.750819 16.561887 -0.188932

Sai số trung phƣơng: ±1.244858


61

Bảng 3.7. Chỉ số WQI quý II bằng Kriging


WQI theo Tổng cục WQI theo
Điểm X (m) Y (m) Sai số
Môi trƣờng Kriging
4 547276.90 2348165.12 5.620197 15.745405 10.125208

5 561234.49 2345695.74 18.903887 17.006038 -1.897849

14 552299.38 2338456.74 18.582561 15.281293 -3.301268

16 573312.38 2339694.88 18.229775 18.235166 0.005391

18 559070.06 2337695.71 16.771246 15.938679 -0.832567

24 544880.29 2336347.15 16.853833 15.590723 -1.263110

Sai số trung phƣơng: ±4.884848

Bảng 3.8. Chỉ số WQI quý III bằng Kriging


WQI theo Tổng cục WQI theo
Điểm X (m) Y(m) Sai số
Môi trƣờng Kriging
4 547276.90 2348165.12 17.511886 17.050889 -0.460997

5 561234.49 2345695.74 17.378361 16.870543 -0.507818

14 552299.38 2338456.74 17.372886 15.639903 -1.732983

16 573312.38 2339694.88 20.033148 17.515769 -2.517379

18 559070.06 2337695.71 15.359288 15.907418 0.548130

24 544880.29 2336347.15 17.517710 15.641207 -1.876503

Sai số trung phƣơng: ±1.651214

Bảng 3.9. Chỉ số WQI quý IV bằng Kriging


WQI theo Tổng cục WQI theo
Điểm X (m) Y(m) Sai số
Môi trƣờng Kriging
4 547276.90 2348165.12 16.907486 17.971417 1.063931

5 561234.49 2345695.74 19.578818 17.858508 -1.720310


62

WQI theo Tổng cục WQI theo


Điểm X (m) Y(m) Sai số
Môi trƣờng Kriging
14 552299.38 2338456.74 18.327540 15.520772 -2.806768

16 573312.38 2339694.88 20.655300 17.824911 -2.830389

18 559070.06 2337695.71 8.884928 16.219136 7.334208

24 544880.29 2336347.15 18.915918 14.960849 -3.955069

Sai số trung phƣơng: ±4.228798

- Phƣơng pháp IDW


Bảng 3.10. Chỉ số WQI quý I bằng IDW
WQI theo Tổng cục
Điểm X (m) Y (m) WQI theo IDW Sai số
Môi trƣờng
4 547276.9 2348165.1 17.550518 16.933544 -0.616974

5 561234.5 2345695.7 16.671395 16.261881 -0.409514

14 552299.4 2338456.7 19.119666 13.873273 -5.246393

16 573312.4 2339694.9 16.622046 18.480928 1.858882

18 559070.1 2337695.7 15.220347 15.759830 0.539483

24 544880.3 2336347.2 16.750819 15.243268 -1.507551

Sai số trung phƣơng: ±2.611214

Bảng 3.11. Chỉ số WQI quý II bằng IDW


WQI theo Tổng cục WQI theo
Điểm X (m) Y (m) Sai Số
Môi trƣờng IDW
4 547276.90 2348165.12 5.620197 16.933544 11.313347

5 561234.49 2345695.74 18.903887 16.261881 -0.383206

14 552299.38 2338456.74 18.582561 13.873273 -1.388787


63

WQI theo Tổng cục WQI theo


Điểm X (m) Y (m) Sai Số
Môi trƣờng IDW
16 573312.38 2339694.88 18.229775 18.480928 -4.860760

18 559070.06 2337695.71 16.771246 15.759830 0.488894

24 544880.29 2336347.15 16.853833 15.243268 -0.159466

Sai số trung phƣơng: ±5.549033

Bảng 3.12. Chỉ số WQI quý III bằng IDW


WQI theo Tổng cục
Điểm X (m) Y (m) WQI theo IDW Sai Số
Môi trƣờng
4 547276.90 2348165.12 17.511886 16.933544 -0.578342
5 561234.49 2345695.74 17.378361 16.261881 -1.116480
14 552299.38 2338456.74 17.372886 13.873273 -3.499613
16 573312.38 2339694.88 20.033148 18.480928 -1.552220
18 559070.06 2337695.71 15.359288 15.759830 0.400542

24 544880.29 2336347.15 17.517710 15.243268 -2.274442


Sai số trung phƣơng: ±2.077075

Bảng 3.13. Chỉ số WQI quý IV bằng IDW


WQI theo Tổng cục
Điểm X (m) Y (m) WQI theo IDW Sai Số
Môi trƣờng
4 547276.90 2348165.12 16.907486 17.418143 0.510657

5 561234.49 2345695.74 19.578818 19.061494 -0.517324

14 552299.38 2338456.74 18.327540 15.959177 -2.368363

16 573312.38 2339694.88 20.655300 19.523787 -1.131513

18 559070.06 2337695.71 8.884928 16.484583 7.599655

24 544880.29 2336347.15 18.915918 11.032238 -7.883680

Sai số trung phƣơng: ±5.046286


64

Bảng 3.14. Bảng so sánh sai số trung phƣơng của 04 quý giữa Kriging và IDW

Quý Kriging IDW


1 ±1.244858 ±2.611214
2 ±4.884848 ±5.549033
3 ±1.651214 ±2.077075
4 ±4.228798 ±5.046286
Từ bảng 3.14 so sánh sai số trung phƣơng của bốn quý theo hai phƣơng pháp
nội suy cho thấy phƣơng pháp Kriging có độ chính xác cao hơn phƣơng pháp IDW.
Chính vì vậy, để đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt cho hệ thống sông Cầu tại khu vực
TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận một cách chính xác, đồng thời thể hiện đƣợc rõ
tình trạng ô nhiễm nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu thì luận văn lựa chọn thể hiện
sự phân bố chất lƣợng nƣớc theo kết quả nội suy bằng phƣơng pháp Kriging. Kết
quả chất lƣợng nƣớc nội suy bằng phƣơng pháp Kriging theo bốn quý đƣợc thể hiện
từ hình 3.10 đến hình 3.13.

Hình 3.10. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận quý I năm 2017
65

Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt quý I năm 2017 trong hệ thống sông Cầu khu
vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận đƣợc thể hiện ở hình 3.10 và hình 3.14 cho
thấy giá trị WQI nằm trong khoảng từ 05-25, trong đó, giá trị của WQI trong
khoảng từ 15-20 đƣợc thể hiện nhiều nhất trên toàn khu vực nghiên cứu với gam
màu cam, nằm trong khoảng từ 05-10 là mức độ ô nhiễm nặng nề nhất ở quý I, thể
hiện trên bản đồ bằng màu đỏ tập trung tại các khu vực có làng nghề và khu công
nghiệp nhƣ làng nghề thu gom rác thải ở Văn Môn, làng nghề sắt thép sắt thép Đa
Hội, Từ Sơn và khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn.

Hình 3.11. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận quý II năm 2017
Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt quý II năm 2017 trong hệ thống sông Cầu khu
vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận đƣợc thể hiện ở hình 3.11 và hình 3.14, cho
thấy giá trị WQI cũng vẫn nằm trong khoảng từ 05-25, giá trị trong khoảng 05-10
66

vẫn tập trung ở những khu vực làng nghề và khu công nghiệp nhƣ ở quý I, tuy nhiên
sự phân bố không gian của WQI ở trong khoảng này tăng hơn nhiều so với quý I và
phần lớn nằm ở vị trí khu vực huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn. Có hai nguyên
nhân thứ nhất là do thời điểm này vào mùa khô, thứ hai là do lƣợng nƣớc thải ở các
khu công nghiệp cũng nhƣ làng nghề tại địa bàn Yên Phong xả trực tiếp ra các hệ
thống sông, ngòi, kênh, mƣơng cháy qua địa bàn làm cho chất thải bị ứ đọng gây ra
tình trạng ô nhiễm nặng do nƣớc bẩn không thể thoát ra đƣợc.

Hình 3.12. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận quý III năm 2017
Quý III từ hình 3.12 và hình 3.14, giá trị WQI có giá trị trong khoảng từ 10-25,
điều này cho thấy chất lƣợng nƣớc mặt ở quý này là tốt nhất so với quý I, II và IV.
Điều này đƣợc lý giải, do quý III rơi vào mùa mƣa lƣợng nƣớc ở các sông, ngòi, ao,
hồ nhiều, việc trao đổi lƣu lƣợng giữa các dòng nƣớc diễn ra lớn chính vì vậy việc ô
nhiễm ở quý III này đã giảm đi đáng kể, thể hiện rõ nhất là khu vực Yên Phong, khi
67

quý II hầu nhƣ toàn bộ hệ thống nƣớc ở khu vực này có màu đỏ nghĩa là giá trị WQI
chỉ dao động trong khoảng từ 05-10 ô nhiễm rất nghiêm trọng thì sang quý III này
chất lƣợng nƣớc mặt khu vực này đã có chuyển biến tốt hơn nền màu ở khu vực này
đƣợc thể hiện màu cam nhạt với giá trị WQI dao động trong khoảng 15-20 .

Hình 3.13. Phân bố chất lƣợng nƣớc mặt khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận quý IV năm 2017
Quý IV giá trị WQI trong khoảng 05-20, giá trị ô nhiễm trong khoảng từ 05-10
xuất hiện ở tại vị trí số 30 và cầu Song Tháp, xã Đa Hội, thị xã Từ Sơn vị trí số 01.
Nguyên nhân do các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động với công suất
cao để phục vụ cuối năm cùng với việc xả thải trực tiếp với lƣợng lớn ra dọc bờ
sông đuống đoạn chạy qua địa bản huyện Tiên Du làm cho nguồn nƣớc ở đây bị ô
nhiễm một cách nặng nề.
68

Giá trị
30

25

20

15

10

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

WQI I WQI II WQI III WQI IV

Hình 3.14. Chỉ số chất lƣợng nƣớc WQI tổng tại các vị trí quan trắc của 04 quý
tƣơng ứng (WQI I, WQI II, WQI III và WQI IV) năm 2017
Nhận xét: Thực trạng chất lƣợng nƣớc mặt trên hệ thống sông Cầu khu vực TP.
Bắc Ninh và các huyện lân cận cho thấy mức độ ô nhiễm nƣớc ở nơi này là rất
nghiêm trọng và đáng báo động với chỉ số WQI rất thấp, số liệu tính toán WQI
quan trắc trên cả bốn quý đều ở mức rất thấp dao động từ 05 đến 25 là mức ô nhiễm
nghiêm trọng cần các biện pháp xử lý trong tƣơng lai. Ô nhiễm mức 05-10 tập trung
ở các khu vực công nghiệp và làng nghề thuộc các huyện Yên Phong, thị xã Từ Sơn
và huyện Tiên Du. Giá trị WQI trên sông Ngũ Huyện Khê nằm trong khoảng từ 05
đến 15, với giá trị này mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn so với nhánh sông Cầu đi
qua địa bàn nghiên cứu với chỉ số WQI trong khoảng 15 đến 25. Mức độ ô nhiễm
cũng bị ảnh hƣởng theo mùa, từ những dữ liệu tính toán, có thể thấy mức độ ô
nhiễm đƣợc thể hiện ở quý I, II, IV cao hơn ở quý III, thời gian lấy mẫu của quý III
tập trung vào mùa mƣa từ tháng 06 đến tháng 10 trong nằm, chiếm 80% tổng lƣợng
mƣa cả năm. Lƣợng mƣa nhiều làm cho khả năng trao đổi chất tốt hơn, độ ô nhiễm
của nƣớc đƣợc giảm đi đáng kể. Tổng lƣợng mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
69

rơi vào quý IV, quý I và quý II, chỉ chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm. Những
quý I, II, IV do lƣợng mƣa ít hơn nên mức độ ô nhiễm nhiều hơn, nhất là vào quý II
lúc này bắt đầu vào mùa khô lƣợng nƣớc mặt bị cạn đi do không có mƣa làm cho
chất lƣợng nƣớc kém đi, điển hình nhƣ ở hình 3.11 có thể thấy khu vực Yên Phong
bị ô nhiễm nặng nề nguyên nhân là do một số vấn đề về hạ tầng kỹ thuật chƣa đồng
bộ lên hệ thống xử lý nƣớc thải chƣa thể đi vào hoạt động ổn định cùng với việc các
làng nghề truyền thống xả rác thải trực tiếp xuống kênh mƣơng nhất là khu vực xã
Văn Môn nơi mà làng nghề truyền thống chính là thu gom rác thải nơi đây nhƣ là
một bãi rác thải của cả tỉnh gây tắc nghẽn mạch lƣu thông của dòng chảy lâu ngày
khiến nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm.
70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá phân bố chất
lƣợng nƣớc mặt” học viên có một số kết luận sau:
Tình hình ô nhiễm nƣớc mặt trên hệ thống sông Cầu tại khu vực TP. Bắc Ninh
và các huyện lân cận đƣợc đánh giá với 32 điểm quan trắc trực tiếp với 9 thông số.
Giá trị quan trắc của một số thông số nhƣ TSS, BOD5, COD, DO, PO4, TSS, NH4+
vƣợt quá giá trị cho phép gấp nhiều lần. Chất lƣợng nƣớc mặt của khu vực nghiên
cứu đƣợc đánh giá theo chỉ số WQI tổng thể của tổng cục Môi trƣờng đƣợc cho kết
quả dao động trong khoảng từ 05 đến 25 trong quý I, II, IV phản ánh mức độ ô
nhiễm nƣớc mặt ở khu vực này là rất nghiêm trọng. Riêng quý III chỉ số WQI có giá
trị dao động từ 15 đến 25 có mức độ ô nhiễm giảm hơn so với quý I, II và IV, điều
này có thể lý giải là do lƣợng mƣa trong quý này nhiều làm cho mức độ ô nhiễm
nƣớc giảm đi đáng kể.
Để mô phỏng toàn bộ bức tranh ô nhiễm nƣớc trên hệ thống sông Cầu tại khu
vực TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận, luận văn thực hiện nội suy giá trị WQI từ
26 điểm theo hai phƣơng pháp IDW và Kriging. Luận văn lấy 06 điểm để đánh giá
độ chính xác của hai phƣơng pháp. Kết quả đánh giá độ chính xác cho thấy phƣơng
pháp nội suy Kriging cho độ chính xác tốt hơn với sai số trung phƣơng dao động từ
±1.2 đến ±4.8. Kết quả nội suy theo phƣơng pháp Kriging đƣợc sử dụng để đánh giá
phân bố không gian chất lƣợng nƣớc mặt toàn hệ thống sông Cầu tại khu vực Bắc
Ninh và các huyện lân cận. Ô nhiễm ở mức cao nhất nằm trong giá trị từ 05 đến 10
tập trung tại các khu vực khu công nghiệp và các làng nghề thuộc các huyện Yên
Phong, thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du, ô nhiễm ở mức này hầu nhƣ phủ trùm toàn
bộ nƣớc mặt ở khu vực Yên Phong và một phần của thị xã Từ Sơn trong quý II và
quý IV.
Những kết quả đã đạt đƣợc bƣớc đầu của đề tài luận văn là cơ sở giúp cho các
nhà quản lý tài nguyên môi trƣờng và cộng đồng có cái nhìn rõ hơn về mức độ ô
nhiễm nguồn nƣớc đang diễn ra tại TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận, đó là nguồn
71

thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý môi trƣờng đƣa ra kế hoạch, hành động cụ
thể nhằm cải thiện môi trƣờng nƣớc. Nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu
tiếp theo về hiện trạng chất lƣợng nƣớc tại của các cụm công nghiệp, làng nghề, khu
công nghiệp trên địa bàn TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận.
2. Kiến nghị
- Vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc tại Bắc Ninh là một vấn đề nghiêm trọng và cần
có những nghiên cứu tiếp theo trong việc ứng dụng GIS đánh giá ô nhiễm nƣớc mặt
theo các phƣơng pháp khác, đồng thời ứng dụng GIS đánh giá tác động của việc xả
thải từ các khu công nghiệp và làng nghề vào nƣớc mặt.
- Chính quyền cần xây dựng các chính sách và truyền thông nâng cao nhận
thức cải thiện môi trƣờng nƣớc mặt tại TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận.
72

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật tài nguyên nƣớc 2017.
2. Bộ Tài nguyễn và Môi trƣờng (2008). Quy chuẩn Quốc gia về chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt 2008.
3.Nhật Hạ (2018), thảm cảnh của 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới, báo môi
trƣờng và đô thị.
4. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990). Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi
trƣờng. NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990
5. Ngô Đức Thiệu và Hà Học Ngô (1978). Giáo trình Thuỷ nông. NXB Nông thôn,
Hà Nội năm 1978.
6. Khổng Văn Thắng (2013), “Môi trƣờng làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực
trạng và giải pháp”. Số 10, báo Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Salvatore Spinella. 2008. River water quality assessment with fuzzy
interpolation, Ecological Chemistry And Engineerings, Vol 15, No.2.
8. Cynthia Meyer. 2006. Evaluating Water Quality using Spatial Interpolation
Methods, Pinellas County, Florida, U.S.A. Esri International User Conference
Proceedings.
9. RajkumarV.Raikar, etal (2012) GIS for quality assessment in Bhadravathi.
10.. A.Yaghi, H.Salim. 2015. Integration of RS/GIS for surface water pollution risk
modeling. Case study: Al-abrash syrian coastal basin.
11. Adebayo Olubukola Oke and etc. 2013. Mapping of river water quality using
Inverse Distance Weighted interpolation in Ogun-Osun river basin, Nigeria,
Landscape & Environment 7 (2) 2013, p48-p62.
12. Anirudh Ramaraju and Giridhar M.V.S.S. 2015. Spatial Analysis of Surface
Water Bodies Quality using GIS. Hydro 2015 International.
13. Thái Nguyễn Ngọc Thanh (2014), “Ứng dụng GIS và mô hình SWAT đánh giá
chất lƣợng nƣớc mặt lƣu vực sông Đak-Bla tỉnh Kon Tum”. Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
14. Phan Viết Chính (2011), “Ứng dụng mô hình toán đánh giá chất lƣợng nƣớc hạ
73

lƣu sông Đồng Nai đến năm 2020”. Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Đà Nẵng
15. Bùi Nguyễn Linh (2009), “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt dựa trên số liệu quan trắc áp dụng cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tôn Đức Thắng
16. Nguyễn Duy Liêm (2011),“Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin
địa lý và mô hình toán, tính toán cân bằng nƣớc lƣu vực Sông Bé”, Luận văn thạc
sĩ, TP. Hồ Chí Minh.
17. Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Hoành Anh (2006), “Ứng dụng geoinformatics
trong công tác quản lý lƣu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai”, Viện Môi trƣờng và Tài
nguyên – Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
18. Theo bài báo của ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS
http://dgc.net.vn/he-thong-thong-tin-gis-va-vien-tham-2/
19. Aronoff, S. 1989. Geographical information systems. Management perspective.
WDL Publications, Canada.
20. QCVN 08-MT: 2015/ BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt.
21. Giáo trình thực hành phân tích không gian – TT GIS Ứng Dụng Mới
22. Neitsch, SL, Williams, JR, Arnold, JG và Kiniry, JR (2011). Công cụ đánh giá
đất và nƣớc. 2009. Viện tài nguyên nƣớc Texas, College Station.
23. Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2010 -2017)
74

PHỤ LỤC 1
Kết quả quan trắc các thông số theo 04 quý tại 32 điểm quan trắc
75

STT X (m) Y (m) Địa điểm lấy mẫu

QTM NM1: Cầu Song Tháp – Đa Hội. TX Từ Sơn


1 544312.79 2335841.54
(sông Ngũ Huyện Khê)
QTM NM2: Cầu Nét - Đông Thọ. huyện Yên Phong
2 547339.87 2341247.11
(Sông Ngũ Huyện Khê)
QTM NM5: Làng Đại Lâm – xã Tam Đa. huyện Yên
3 555346.72 2346478.16
Phong (sông Cầu)
QTM NM6: Thôn Nhƣ Nguyệt. xã Tam Giang. huyện
4 547276.90 2348165.12
Yên Phong (sông Cầu)

5 561234.49 2345695.74 QTM NM8: Cảng Đáp Cầu – TP Bắc Ninh (Sông Cầu)

QTM NM9: Trạm bơm Kim Đôi – xã Kim Chân. TP


6 561563.27 2345597.12
Bắc Ninh (sông Cầu)
QTM NM10: Sau trạm bơm Hiền Lƣơng – xã Phù
7 573738.54 2339860.94
Lƣơng. huyện Quế Võ (Sông Cầu)
QTM NM11: Bãi rác Phù Lãng – xã Phù Lãng. huyện
8 575543.43 2340601.09
Quế Võ (sông Cầu)
QTM NM12: Ao làng nghề Văn Môn. huyện Yên
9 544443.77 2341984.81
Phong
QTM NM13: Trạm bơm Tân Chi. xã Tân Chi – huyện
10 560553.50 2331793.74
Tiên Du (sông Đuống)
QTM NM14: Cảng Him Lam – xã Châu Phong. huyện
11 579504.94 2338793.48
Quế Võ (Sông Đuống)
QTM NM20: (Kênh B20). thôn Đồng Phúc phƣờng
12 545441.89 2336858.98
Châu Khê. TX Từ Sơn
QTM NM21: (Kênh B20). cầu Tiêu xã Tƣơng Giang.
13 550672.46 2338597.70
TX Từ Sơn
QTM NM22: (Kênh B20). Cầu Nội Duệ. huyện Tiên
14 552299.38 2338456.74
Du
QTM NM25: (Ngòi Tào Khê). khu tiếp nhận nƣớc thải
15 573245.23 2339329.31
KCN Quế Võ 2. xã Phù Lƣơng. huyện Quế Võ
QTM NM26: (Ngòi Tào Khê). trƣớc trạm bơm Hiền
16 573312.38 2339694.88
Lƣơng. xã Phù Lƣơng. huyện Quế Võ
QTM NM27: (Ngòi Tào Khê). cống La Miệt. xã Yên
17 565079.54 2337319.00
Giả. huyện Quế Võ
QTM NM28: (Ngòi Tào Khê). điểm tiếp nhận nƣớc từ
18 559070.06 2337695.70
kênh N6 thôn Trầm xã Hạp Lĩnh. huyện Tiên Du
76

QTM NM29: (Kênh Kim Đôi). tiếp nhận nƣớc thải từ


19 562289.9 2343869.7
nhà máy xử lý nƣớc thải KCN Quế Võ

QTM NM30: (kênh Kim Đôi). cầu Ngà. phƣờng Vân


20 561693.2 2341880.5
Dƣơng. TP Bắc Ninh
QTM NM31: (Kênh Kim Đôi). nơi tiếp nhận nƣớc thải
21 562377.5 2343853.7 của nhà máy xử lý nƣớc thải Thành phố Bắc Ninh. Kim
Chân. TP Bắc Ninh
QTM NM32: (Kênh Đặng Xá). đoạn trƣờng cấp 3 Lý
22 555934.1 2344315.71
Nhân Tông. phƣờng Vạn An. TP Bắc Ninh
QTM NM33: (Kênh Nam). đoạn chảy qua CCN Mả
23 545473.51 2335045.3
Ông. phƣờng Châu Khê. thị xã Từ Sơn
QTM NM34: (Kênh Nam). trạm bơm Trịnh Xá.
24 544880.29 2336347.15
phƣờng Châu Khê. TX Từ Sơn

25 560739.79 2345301.75 QTM NM35: (Hồ Đồng Trầm) - thành phố Bắc Ninh

26 557795.94 2343109.1 QTM NM36: (Hồ Thành) - thành phố Bắc Ninh

27 558669.94 2341055.06 QTM NM37: (Cầu Bồ Sơn) - thành phố Bắc Ninh

28 544321.47 2341192.78 QTM NM39: Cầu Tó. xã Văn Môn. huyện Yên Phong

QTM NM42: Ao thôn Rền xã Cảnh Hƣng. huyện Tiên


30 555685.68 2332985.02
Du
QTM NM45: Cầu Trầm. mƣơng dọc TL 38 (ngòi Tào
32 559991.96 2334306.73
Khê) giáp CCN Tân Chi. huyện Tiên Du
QTM NM46: Trạm bơm Đa Hội. phƣờng Châu Khê.
33 543541.76 2336498.27
TX Từ Sơn
QTM NM48: Kênh tiếp nhận nƣớc thải của KCN Đại
35 550161.51 2335096.47 Đồng – Hoàn Sơn trƣớc khi chảy ra ngòi Tào Khê
thuộc huyện Tiên Du
77

Dữ liệu quan trắc nƣớc mặt quý I năm 2017

Nhiệt Độ BOD5
pH DO TSS COD Amoni P-PO4 Coliform
STT độ đục (200C)
I I I I I I I
I I I

1 6.7 4.6 19.2 88 33.4 20 31 7.7 0.07 600


2 6.8 4.1 19.5 87 43.8 13 21 2.4 0.07 600
3 6.5 4 19.7 85 23.8 5 5 0.75 0.07 210
4 7 4 19.9 85 21.7 5 3 1.15 0.07 110
5 7.1 4.7 20 85 29.5 18 28 5.48 1.01 460
6 6.5 4.6 20.5 99 19.4 29 41 7.25 0.89 900
7 6.6 4.5 19.5 60 26.1 12 20 4.48 1.08 210
8 6.7 4.6 20 93 31.6 32 76 7.05 1.22 1100
9 7 4.1 19.2 87 22.9 33 46 4.42 0.51 750
10 6.6 4.6 20.3 76 18.1 18 26 2.7 0.99 600
11 7.1 4.5 20.5 65 20.9 40 65 7 0.74 1100
12 6.6 4.3 19.3 86 18.9 26 43 9.05 0.07 750
13 6.9 4.2 19.5 127 14.4 19 34 2.65 0.07 640
14 7.1 4 20 93 13.5 18 30 2.3 0.07 640
15 6.9 4.5 20 70 37.5 20 33 6.35 0.07 640
16 6.8 4.6 21 84 26.8 41 70 6.6 0.07 1100
17 6.9 4.5 20 129 40.3 85 125 5.05 0.07 1100
18 6.8 4.4 20.5 160 34.2 41 64 5.64 0.07 640
19 6.7 4.4 20 180 30.5 38 59 6 0.07 900
20 7.2 4.7 20 170 36.7 52 76 7.3 0.07 1100
21 6.8 4.6 20 90 31.8 51 73 6.7 0.21 750
22 7.1 4.1 19.3 93 28.4 24.6 38 4.35 0.2 640
23 6.5 4 19.2 92 25.6 19 29 3.35 0.07 640
24 7 4.2 19.3 80 27.3 18 28 6.75 0.07 750
25 6.7 4.1 19.2 88 22.4 93 137 20.7 0.07 2100
26 7.1 4.1 19.4 92 21.6 72 108 5.1 0.07 1400
27 6.8 4.4 20 80 9.2 18 29 1.8 0.07 750
28 7 4.1 19.1 95 20.6 25.6 39 3.26 0.49 640
30 7 4.2 19.7 95 30.6 63 101 0.4 0.31 1100
32 6.8 4.3 21 85 17.9 29.5 41 5.05 0.36 640
33 6.9 4 19.6 74 61.2 76 105 10 0.07 1100
35 7 4.2 19.2 95 72.8 67 108 12.6 1.09 1100
78

Dữ liệu quan trắc nƣớc mặt quý II năm 2017

Nhiệt Độ BOD5
pH DO TSS COD Amoni P-PO4 Coliform
STT II độ đục (200C)
II II II II II II
II II II

1 6.9 4 20.3 90 24 6.5 10 1.65 0.12 90


2 6.9 4 22.8 91 20 13 21 2.15 0.29 60
3 6.4 4.1 26.4 91 25 7.2 10 1.95 0.16 110
4 6.9 3.9 24.9 88 20 5 4 2.35 0.09 30
5 6.7 4.1 23 70 17 5 3 4.7 0.21 110
6 6.9 4.3 24 98 15 5 3 2.55 0.07 29
7 6.7 4.1 24 6 4 8.2 13 7.3 0.07 23
8 6.9 4.7 24.5 87 10 5 3 6.75 1.05 64
9 6.9 3.9 24.1 89 13 17.5 28 7.25 1.04 1500
10 6.8 4.6 23 70 36 7.2 10 13 1.03 380
11 7.2 4.9 23 50 5 5 3 7.5 1.05 11
12 6.7 4.1 23 89 23 25 36 6.2 0.2 1400
13 6.8 4.1 18.9 118 14 18 29 4.2 0.29 1100
14 7 3.9 20.1 98 17 17.5 29 2.95 0.25 700
15 7.1 4.1 23 79 20 5 3 7.55 0.92 27
16 7.2 4.7 23 79 18 45 63 7.2 0.92 1100
17 7.3 4.7 23.5 117 16 10.5 17 7.35 1.16 20
18 7.2 4.3 23 110 30 10.2 17 8.3 0.89 150
19 6.7 4.2 24 160 43 5 5 12.5 1.04 160
20 7 4.5 24.5 112 12 5 5 2.4 0.07 27
21 6.9 4.5 24 86 11 31.6 49 19 0.07 210
22 6.9 3.9 22 91 21 25.6 34 4.86 0.51 900
23 6.7 4.1 21.8 87 20 5 5 3.11 0.14 14
24 6.9 4.1 21.8 89 25 15 24 5.5 0.23 900
25 6.8 4 21.1 86 25 25 39 3.95 0.07 1600
26 7.1 4 21.2 90 20 27.5 43 3.35 0.07 2800
27 7.2 4.2 24 65 19 7.5 11 0.5 0.07 700
28 6.9 3.9 25.1 88 15 29 43 8.15 1.07 2000
30 7.1 4.1 20.1 92 16 19 30 11.8 2.12 2100
32 7.2 4.1 23.5 65 12 35 54 24.25 1.06 1500
33 6.9 4 20.3 90 10 15 24 2.1 0.21 750
35 6.9 4.1 23.1 99 19 17 27 15.2 3.14 270
79

Dữ liệu quan trắc nƣớc mặt quý III năm 2017

Nhiệt Độ BOD5
pH DO TSS COD Amoni P-PO4 Coliform
STT III độ đục (200C)
III III III III III III
III III III

1 6.8 3.8 25.4 87 36.2 28 44 4.15 0.070 1100


2 6.8 3.8 28.4 87 48.8 18 25 2.48 0.114 640
3 6.5 4.2 28.4 90 23 5 7 0.53 0.079 3
4 6.8 3.8 28.6 90 22.8 5 4 0.69 0.065 3
5 6.8 4.3 22 69 24.8 5 8 0.55 0.069 3
6 6.7 4.5 24 115 35.6 5 8 0.66 0.142 3
7 6.8 4.3 22 60 30.4 5 9 0.84 0.073 3
8 6.8 4.1 22 81 8.6 26.5 41 8.6 0.070 210
9 6.8 3.6 29.3 85 14.6 30.6 46 1.76 0.492 460
10 6.9 4.3 21 81 27.2 6.2 10 0.59 0.182 90
11 6.9 4.1 23 53 14.4 27 41 6 0.070 750
12 6.8 3.9 26.3 91 27.8 23.5 33 4.6 0.000 210
13 7.6 4.3 26 105 65.4 27 43 9.55 0.220 460
14 7.1 4.1 26 101 22.4 18.5 26 3.8 0.209 270
15 7 4.0 22 93 7.6 19 27 2.83 0.070 460
16 7.2 4.5 22 87 6.6 18.5 28 3.2 0.070 600
17 7.2 4.7 21 184 35.4 33 52 6.95 0.203 750
18 7 4.1 21 138 34.6 30.6 49 9.25 0.199 260
19 6.9 4.3 23 201 17.4 32 44 5.1 0.151 240
20 7 4.5 24.5 153 52.6 36 54 27.7 1.000 360
21 7 4.3 22 81 54.2 30.5 43 3.5 0.070 640
22 6.8 3.7 26.8 88 30.4 20 28 12.6 0.064 270
23 6.8 4.0 25.3 90 53.4 7 10 2.62 0.090 90
24 6.8 3.9 26.3 87 22.2 5 8 0.79 0.070 90
25 6.8 3.8 25.3 84 15.8 19 27 1.14 0.092 110
26 7.1 3.8 25.4 87 14.2 18 25 0.96 0.066 240
27 7.2 4.2 23 78 46.8 32 46 11.5 0.079 360
28 6.8 3.7 28.9 90 12 33 49 9.25 0.442 900
30 7 4.2 24.8 99 24.2 32 48 6.95 0.192 750
32 7 4.0 21 68 31.6 32.5 45 7.9 0.212 640
33 6.8 4.1 25.6 92 32 28 39 5 0.153 210
35 6.8 4.0 25 94 35.2 9 13 2.75 3.750 90
80

Dữ liệu quan trắc nƣớc mặt quý IV năm 2017

Nhiệt Độ BOD5
pH DO TSS COD Amoni P-PO4 Coliform
STT IV độ đục (200C)
IV IV IV IV IV IV
IV IV IV

1 6.9 3.81 20.1 89 191 27 39 1.9 0.07 1100


2 6.8 4.8 20.6 93 38.7 5 3 1.3 0.08 3
3 6.6 4.1 20.6 95 35.5 5 6 0.35 0.08 3
4 6.8 4.75 20.7 92 29.8 5 6 0.13 0.08 3
5 6.7 4.3 19.8 62 10.7 21 29.5 22.13 0.45 900
6 6.6 4.5 20 102 11.1 15.8 22 21 0.49 1100
7 6.8 4.4 19 68 17.6 6.5 9 1.6 0.07 600
8 6.7 4.1 19.2 78 33.9 5 6 0.1 0.07 3
9 6.7 3.56 20.1 86 4 15 20 0.5 0.53 750
10 7.2 4.4 20.3 84 21 5 5 0.13 0.07 3
11 6.8 4 20.2 58 25.8 5 6 0.05 0.07 3
12 6.8 3.92 20.3 92 15.8 17 24 0.3 0.23 1100
13 6.8 3.86 20.3 112 28.5 30 43 10.9 0.78 2400
14 6.7 3.81 20.2 102 10.8 36 50 21.4 1.26 2600
15 7.2 4 19 90 5.2 13 18 1.1 0.13 600
16 7.3 4.3 19.3 84 4 6.8 9.5 1.3 0.07 90
17 7.1 4.7 20 134 15.1 13 18 5.8 0.24 110
18 7 4.2 19.5 118 68 510 715 33.7 1.229 7500
19 6.8 4.4 19.3 202 12.3 16.5 23 11.7 1.02 750
20 7.2 4.6 19.8 141 47.5 18 25 7.2 0.67 1100
21 6.9 4.5 20 62 49.5 27 38 2 1.32 2100
22 6.8 3.62 20.1 89 15.3 11.5 16 2 0.07 900
23 6.8 4.7 20.2 102 34 17 24 1.3 0.07 1100
24 6.7 3.86 20.2 99 14.6 13 18 0.75 0.12 750
25 6.8 4.8 20.1 91 12.7 14 20 0.6 0.07 600
26 6.7 4.82 20.2 97 6.8 22 31 0.75 0.07 900
27 7.1 4.2 20.2 62 26.4 17 24 23.5 0.45 900
28 6.8 3.7 20.6 91 4.5 14 19 0.5 0.52 900
30 6.9 3.68 20.5 97 173.1 35 49 9 1.44 1100
32 7.2 4.2 20.5 61 28.5 28 39 0.38 0.16 2100
33 6.7 3.8 20.2 91 44.4 7 10 2.5 0.07 640
35 6.7 3.9 20.9 94 11.4 25 35 17 1.3 900
81

PHỤ LỤC 2
Các bƣớc thực hiện tính toán thông số trong nội suy
82

Kết quả nội suy theo phƣơng pháp IDW

Hình 1. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý I

Hình 2. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý II
83

Hình 3. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý III

Hình 4. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý IV
84

Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy Kriging

Hình 5. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý I

Hình 6. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý II
85

Hình 7. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý III

Hình 8. Kết quả nội suy của phƣơng pháp nội suy IDW của quý IV
86

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Nguyễn Đình Chung

Ngày tháng năm sinh: 17/02/1994 Nơi sinh: Bắc Ninh

Địa chỉ liên lạc: Xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Quá trình đào tạo:

- Từ 09/2012 đến 06/2016: Sinh Viên học tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi
trƣờng Hà Nội.

- Từ 05/2017 đến nay: Học Cao học tại trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng
Hà Nội.
87

XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƢU CHIỂU

TRƢỞNG KHOA TRẮC ĐỊA , BẢN ĐỒ VÀ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


THÔNG TIN ĐỊA LÝ

You might also like