You are on page 1of 79

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP LỚN


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
THIẾT LẬP GAP
CHO TRANG TRẠI NUÔI CÁ
Nhóm 3 – Lớp: HC18TP

Phạm Thanh Nhàn – 1813313

Cao Đăng Khoa – 1812636

Khưu Trung Hải Minh – 1813068

Quách Hải My – 1813124

Lê Thị Nhi – 1813394

GVHD GS.TS Đống Thị Anh Đào

NĂM HỌC 2020 – 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP LỚN


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
THIẾT LẬP GAP
CHO TRANG TRẠI NUÔI CÁ
Nhóm 3 – Lớp: HC18TP

Phạm Thanh Nhàn – 1813313

Cao Đăng Khoa – 1812636

Khưu Trung Hải Minh – 1813068

Quách Hải My – 1813124

Lê Thị Nhi – 1813394

GVHD GS.TS Đống Thị Anh Đào

NĂM HỌC 2020 – 2021


Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Mục lục

Mục lục ............................................................................................................................ 1


Danh mục hình................................................................................................................. 4
Danh mục bảng ................................................................................................................ 5
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ 7
Lời mở đầu....................................................................................................................... 8
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ GAP .................................................................................. 9
1.1 Khái niệm GAP ......................................................................................................... 9
1.2 Phân loại GAP ......................................................................................................... 10
1.2.1 Các tiêu chuẩn GAP trên thế giới .................................................................... 10
1.2.1.2 VietGAP ........................................................................................................ 11
1.3 Nội dung của GAP ................................................................................................... 13
1.4 Các bước thiết lập GAP ........................................................................................... 16
1.5 Lợi ích của việc áp dụng GAP cho trang trại nuôi cá tra ........................................ 19
Chương 2: NỘI DUNG CỦA GAP CHO TRANG TRẠI NUÔI CÁ TRA .................. 22
Hệ thống phân tích mối nguy ........................................................................................ 22
Xác lập chỉ tiêu chất lượng ............................................................................................ 27
2.1 Đánh giá và chọn vùng sản xuất .............................................................................. 28
2.1.1 Chọn vị trí ........................................................................................................ 28
2.1.2 Nguồn nước ...................................................................................................... 28
2.1.3 Hồ sơ ................................................................................................................ 29
2.2 Giống ....................................................................................................................... 29
2.2.1 Nguồn gốc giống .............................................................................................. 29
2.2.2 Chất lượng giống .............................................................................................. 29
2.2.3 Hồ sơ ................................................................................................................ 30
2.3 Quản lý đất và giá thể .............................................................................................. 30
2.3.1 Yêu cầu về đất .................................................................................................. 30
2.3.2 Hồ sơ ................................................................................................................ 32

1
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.4 Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường ............................................... 32
2.4.1 Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho ....................... 32
2.4.2 Sử dụng ............................................................................................................ 33
2.4.3 Bảo quản ........................................................................................................... 34
2.4.4 Sản phẩm quá hạn ............................................................................................ 34
2.4.5 Hồ sơ ................................................................................................................ 35
2.5 Nguồn nước ............................................................................................................. 36
2.5.1 Chất lượng nguồn nước .................................................................................... 36
2.5.2 Sử dụng nước ................................................................................................... 37
2.6 Quy trình nuôi cá ..................................................................................................... 38
2.6.1 Thiết kế xây dựng ao ........................................................................................ 38
2.6.1.1 Lựa chọn vị trí........................................................................................... 38
2.6.1.2 Chuẩn bị ao ............................................................................................... 38
2.6.2 Mùa vụ nuôi ..................................................................................................... 38
2.6.3 Thả cá giống ..................................................................................................... 39
2.6.3.1 Mật độ thả ................................................................................................. 39
2.6.3.2 Cách thả cá giống...................................................................................... 39
2.6.4 Quản lý, chăm sóc, cho ăn ............................................................................... 40
2.6.4.1 Quản lý ao ................................................................................................. 40
2.6.4.2 Cách cho ăn ............................................................................................... 40
2.6.5 Sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi ......................................................... 41
2.6.6 Quản lý sức khỏe của cá trong quá trình nuôi.................................................. 41
2.6.7 Phân biệt ao nuôi áp dụng GAP, Quản lý dịch hại và động vật quý hiếm ....... 45
2.6.7.1 Phân biệt ao nuôi áp dụng GAP ................................................................ 45
2.6.7.2 Quản lý dịch hại ........................................................................................ 46
2.6.7.3 Bảo vệ động vật quý hiếm ........................................................................ 46
2.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch ........................................................................... 47
2.7.1 Thu hoạch ......................................................................................................... 47
2.7.2 Vận chuyển ....................................................................................................... 47

2
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.7.3 Xử lý sau thu hoạch.......................................................................................... 48


2.8 Quản lý và xử lý chất thải ........................................................................................ 48
2.8.1 Cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở nuôi cá ................................................. 48
2.8.2 Quản lý nước thải ............................................................................................. 48
2.8.3 Quản lý chất thải .............................................................................................. 50
2.9 Người lao động ........................................................................................................ 51
2.9.1 Sử dụng người lao động ................................................................................... 51
2.9.1.1 Tuổi người lao động.................................................................................. 51
2.9.1.2 Quyền và chế độ của người lao động ....................................................... 52
2.9.2 An toàn lao động và sức khỏe người lao động ................................................. 52
2.9.2.1 Điều kiện làm việc .................................................................................... 52
2.9.2.2 An toàn lao động ....................................................................................... 52
2.9.2.3 Sức khỏe người lao động .......................................................................... 53
2.9.3 Hợp đồng và tiền lương (tiền công) ................................................................. 54
2.9.3.1 Thử việc và hợp đồng ............................................................................... 54
2.9.3.2 Tiền công và tiền lương ............................................................................ 54
2.9.4 Đào tạo ............................................................................................................. 55
2.10 Kiểm tra nội bộ ...................................................................................................... 55
2.11 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại .......................................................................... 56
2.11.1 Đối với khách hàng ........................................................................................ 56
2.11.2 Đối với người lao động .................................................................................. 56
2.11.3 Đối với cộng đồng .......................................................................................... 57
2.12 Lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc, thu hồi sản phẩm. .................................... 57
2.12.1 Tài liệu hướng dẫn ......................................................................................... 57
2.10.2 Hồ sơ .............................................................................................................. 58
2.10.3 Truy nguyên nguồn gốc ................................................................................. 58
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77

3
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Danh mục hình


Hình 1 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá tra ................................... 27
Hình 2 Một số công thức thức ăn tự chế dùng để nuôi cá tra bằng nguyên liệu sẳn có
(tính cho 10kg thức ăn) .................................................................................................. 61

4
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Danh mục bảng


Bảng 1 Phân tích mối nguy đối với sản phẩm cá tra ..................................................... 22
Bảng 2 Phân tích mối nguy từ thức ăn, hóa chất sử dụng ............................................. 23
Bảng 3 Phân tích mối nguy từ nguồn nước ................................................................... 24
Bảng 4 Phân tích mối nguy trong phòng và chữa bệnh................................................. 24
Bảng 5 Phân tích mối nguy trong thu hoạch và vận chuyển cá..................................... 25
Bảng 6 Chỉ tiêu chất lượng của cá tra[2] ....................................................................... 27
Bảng 7 Chỉ tiêu kim loại nặng cho sản phẩm cá tra[3] ................................................. 28
Bảng 8 Biểu mẫu ghi chép nhập thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa
chất và chất xử lý cải tạo môi trường ............................................................................ 35
Bảng 9 Biểu mẩu nhập/ xuất thức ăn ( công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng
sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học ................................................................................. 36
Bảng 10 Biểu mẫu ghi chép sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học,
hóa chất và xử lý cải tạo môi trường ............................................................................. 36
Bảng 11 Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá[5] ............................... 60
Bảng 12 Khẩu phần và hạm lượng đạm trong thức ăn cho cá nuôi ở các kích cỡ khác
nhau[1] ........................................................................................................................... 61
Bảng 13 Danh mục sản phẩm hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng[5] ............................ 62
Bảng 14 Danh mục sản phẩm hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng nhưng không
được vượt quá giới hạn cho phép[5].............................................................................. 63
Bảng 15 Biểu mẫu ghi chép chất lượng nguồn nước cấp .............................................. 64
Bảng 16 Biểu mẫu ghi chép giống thả cho cơ sở nuôi .................................................. 65
Bảng 17 Các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe cá giống và hướng xử lý sau khi thả nuôi ..... 66
Bảng 18 Chế độ cho ăn phục hồi sức khỏe cá giống sau khi thả nuôi. ......................... 66
Bảng 19 Các nhóm dinh dưỡng bổ sung cho cá tra giai đoạn nuôi. .............................. 67
Bảng 20 Liều sử dụng sản phẩm dinh dưỡng ................................................................ 69
Bảng 21 Liều sử dụng sản phẩm xử lý môi trường ....................................................... 72
Bảng 22 Liều sử dụng thuốc xổ ..................................................................................... 73
Bảng 23 Liều sử dụng kháng sinh ................................................................................. 74
5
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bảng 24 Biểu mẫu theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống .................................................. 75


Bảng 25 Biểu mẫu thu hoạch......................................................................................... 75
Bảng 26 Chất lượng nước thải từ nuôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài[5] ....... 76
Bảng 27 Biểu mẫu xử lý chất thải nguy hại và chất thải hữu cơ ................................... 76

6
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Danh mục từ viết tắt


GAP Good Agricultural Practices
IPM Intergrated Pest Management
ICM Intergrated Crop Management
ATVS An toàn vệ sinh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VietGAHP Vietnam Good Animal Husbandry Practices
GDP Good Distribution Practices
MRL Maximum Residue Limits
IUCN Liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
DO ôxy hòa tan

7
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Lời mở đầu
Ngày nay, ngành thực phẩm đang ngày càng phát triển, do đó vấn đề chất lượng
và an toàn thực phẩm luôn là vấn đề mà mọi người quan tâm. Chuỗi sản xuất thực phẩm
luôn có quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và sau thu hoạch, do đó phương thức
GAP là rất cần thiết trong quá trình nuôi trồng để đảm bảo theo yêu cầu về chất lượng
ổn định của nguồn nguyên liệu nông nghiệp và theo sự thay đổi nhanh chóng của các
phương thức quản lý chất lượng TP.

Trong nuôi trong thủy sản thì việc áp dụng GAP tạo nên rất nhiều lợi ích cho việc
nuôi trồng, sản xuất và quản lý trang trại. Do đó, nhóm em đã thực hành việc thiết lập
GAP cho một ao nuôi cá Tra nhằm tìm hiểu về việc áp dụng GAP trong nuôi trồng thủy
sản, qua đó để biết được những lợi ích của việc áp dụng GAP trong nuôi cá Tra.

Nội dung của bài báo cáo sẽ giới thiệu cho chúng ta những kiến thức về GAP và
nội dung của GAP cho trang trại nuôi cá Tra. Qua đó sẽ cho chúng ta biết quy trình để
thiết lập một GAP cho một trang trại nông nghiệp.

Qua đây, chúng em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đống Thị Anh Đào đã hướng
dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài báo cáo này. Chúng
em mong nhận được sự góp ý của cô về bài báo cáo để cho nó được hoàn thiện hơn.

8
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ GAP


1.1 Khái niệm GAP
GAP (Good Agricultural Practices) là một phương thức đảm bảo chất lượng có
mục tiêu, ý nghĩa, nội dung thực hiện tương tự như GMP, được áp dụng cho sản xuất
nông nghiệp. GAP cũng mang tính phòng ngừa ngay từ giai đoạn thiết kế, để ngăn ngừa
các mối nguy lý, hóa, sinh, khả dụng và kinh tế có thể xảy ra đối với sản phẩm nông
nghiệp, đem lại sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời bảo vệ
môi trường nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân về vật chất lẫn tinh thần.[1]
Nội dung của GAP chính là sự áp dụng những kiến thức, quy định về nông nghiệp
vào quản lý, sản xuất nông nghiệp và sau thu hoạch, để quản lý tốt trang trại và ngưỡng
tới hạn các mối nguy, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực để tạo ra các
sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm hoặc thực phẩm tươi
sống bổ dưỡng an toàn, đồng thời tạo nên sự bền vững về môi trường, kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa của việc áp dụng GAP trong sản xuất nông nghiệp:
+ Việc thực hiện GAP giúp xác lập một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau, hoa, quả, cà phê, thủy sản tươi sống,… đem lại chất lượng ổn định cho sản phẩm
nông nghiệp, và cũng là nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cho sản xuất thực phẩm.
+ GAP công nhận việc phát triển và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, phúc lợi cao cho người nông
dân và cũng đồng thời bảo vệ môi trường sống ở nông thôn.
+ GAP khuyến khích việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp như phòng trừ
dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pest Management), và quản lý vụ mùa tốt ICM
(Intergrated Crop Management) cho sản xuất nông nghiệp.
+ GAP khuyến khích việc áp dụng các phương thức GMP, HACCP,… để thực
hiện quá trình sau thu hoạch.
- Lợi ích việc thực hiện GAP:
+ An toàn TP: Dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim
loại nặng, hàm lượng nitrate,…) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh nên
đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
9
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Chất lượng cao: Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng GAP có chất
lượng cao (ngon, đẹp,…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.
+ Môi trường, người lao động: Các quy trình sản xuất của GAP theo hướng hữu
cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ và đảm bảo an toàn cho người lao động trong
quá trình làm việc.

1.2 Phân loại GAP


1.2.1 Các tiêu chuẩn GAP trên thế giới
- GLOBALGAP là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất nông nghiệp đã được
áp dụng phổ biến cho các loại rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, và nuôi thủy sản.[1]
Mục tiêu của GLOBALGAP là:
+ Thực phẩm an toàn: Nguồn nông sản được sản xuất đạt ATVS, có chất lượng
ổn định là cơ sở cho việc sản xuất thực phẩm an toàn và đạt chất lượng ổn định.
+ Truy nguyên nguồn gốc: Tài liệu hồ sơ của hoạt động sản xuất nông nghiệp
được thiết lập và lưu trữ để minh chứng cho nguồn gốc của nguyên liệu an toàn được
dùng trong sản xuất thực phẩm và cũng nhằm phòng ngừa khi có sự cố về an toàn thực
phẩm xảy ra thì có thể điều tra, ngăn chặn và dập tắt nhanh chóng.
+ An toàn lao động: Áp dụng các biện pháp đồng thời sử dụng công cụ lao động
phù hợp bảo vệ người lao động và tập huấn cho họ để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp trong quá trình lao động nông nghiệp.
+ An sinh xã hội: Áp dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao đem
lại năng suất cao, giảm thiểu sự rủi ro về an toàn thực phẩm, cung cấp thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao, lợi ích sức khỏe cho mọi người trong xã hội, sản phẩm nông nghiệp
được mở rộng thị trường, người nông dân được phát triển kinh tế, nâng cao đời sống về
vật chất và tinh thần.
+ An toàn môi trường: giảm thiểu và ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường do hoạt
động sản xuất nông nghiệp và chất thải của quá trình này, nhằm đảm bảo an toàn sức
khỏe cho mọi người dân ở nông thôn.

10
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bên cạnh việc thực thi GlobalGAP với yêu cầu cao tại các quốc gia kinh tế phát
triển như châu Âu, thì các tiêu chuẩn GAP riêng cho từng vùng hay từng quốc gia đã
được xác lập, để khuyến khích người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp tốt trong
điều kiện hiện tại của đất nước họ, để làm nền tảng tiến đến hội nhập GlobalGAP, mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản, gồm:
- VietGAP của Việt Nam (năm 2008).
- AseanGAP của khu vực các nước Đông Nam Châu Á (năm 2006).
- ChinaGAP của Trung Quốc.
- Fresh-Care là tiêu chuẩn của Úc.
- IndonGAP của Indonesia.
- VF-GAP của Singapore.
- ThaiGAP của Thái Lan.
- SALM là tiêu chuẩn của Malaysia.
- USGAP là tiêu chuẩn của Mỹ.
- JGAP của Nhật Bản.
- IndiaGAP của Ấn Độ.
1.2.1.2 VietGAP
VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices nghĩa là Thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.[1]
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản
xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch sản phẩm của mình.
Mục đích của VietGAP nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo
phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy
nguyên nguồn gốc sản xuất.
Các loại tiêu chuẩn VietGAP: hiện nay, dựa vào các lĩnh vực trong nông nghiệp
VietGAP được phân thành 03 loại chính:
- VietGAP trồng trọt:

11
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP) – Phần 1: Trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày
17/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hoạt động canh tác, trồng trọt tất cả các sản phẩm
nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm:
+ Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại;
+ Trái cây các loại;
+ Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn,…);
+ Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều,…
- VietGAP Chăn nuôi:
VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP chăn nuôi (Vietnam Good Animal
Husbandry Practices – Quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam) do Cục Chăn
nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xây dựng và ban hành ngày
10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.
Phạm vi áo dụng: Quy trình VietGAP chăn nuôi theo Quyết định số 4653/QĐ-
BNN-CN do Cục Chăn nuôi ban hành cho hoạt động chăn nuôi bao gồm:
+ Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu)
+ Bò thịt/Bê thịt
+ Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu)
+ Dê thịt
+ Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ)
+ Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà)
+ Ngan, vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan)
+ Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…).
- VietGAP thủy sản:
VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành lần đầu năm 2011 theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011
và được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban

12
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số
3824/QĐBNN-TCTS).
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao
từ công đoạn chuẩn bị ao, thả giống đến thu hoạch, vận chuyển, bao gói, ghi nhãn và
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. (Ngoại trừ cá cảnh)
Các hướng dẫn về VietGAP thủy sản gồm có:
+ Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra
+ Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm
+ Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng.

1.3 Nội dung của GAP


Sản xuất nông nghiệp gồm hai quy trình: quy trình trồng trọt thực vật hoặc nuôi
động vật và quy trình sau thu hoạch. Trong mỗi quy trình đều cần thiết thực hiện việc
phân tích mối nguy (đánh giá rủi ro) cho từng công đoạn và áp dụng các nguyên tắc
SSOP để đảm bảo ATVS cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện SSOP
không đòi hỏi nghiêm khắc (hoặc có thể đến mức độ vô trùng trong một số công đoạn
cuối) như các quá trình sản xuất thực phẩm ở quy mô công nghiệp.
- Quy trình trồng trọt hoặc chăn nuôi: bắt đầu từ công đoạn chọn giống cây, con
và chọn địa điểm thiết lập trang trại cho đến khi thu hoạch.
- Quy trình sau thu hoạch: bắt đầu từ công đoạn vận chuyển các rau quả, hạt lương
thực, ngũ cốc đã được thu hái, con vật đã đúng thời kỳ có thể dùng thịt về trang trại, và
thực hiện các công đoạn kế tiếp như sau:
+ Đối với thực vật thì phân loại, xử lý, rửa loại đất hoặc rửa sạch, có thể cắt gọt
tùy theo yêu cầu; và đóng bao bì, lưu kho (thời gian ngắn) chờ vận chuyển cung cấp.
+ Đối với động vật thì thực hiện việc phân loại, giết mổ, rửa sạch, xẻ thịt thành
từng mảng to (gia súc) hoặc giữ nguyên con (gia cầm), bao gói, lưu kho (thời gian ngắn)
chờ vận chuyển.
Việc vận chuyển thực phẩm sau thu hoạch được thực hiện theo GDP đến đại lý
phân phối lẻ hoặc xí nghiệp sản xuất thực phẩm.

13
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Những nguyên tắc của GAP được cụ thể hóa thành 14 nội dung yêu cầu, cũng là
nội dung kiểm tra, như sau:
1. Truy nguyên nguồn gốc
2. Ghi chép và kiểm tra nội bộ
3. Giống cây trồng
4. Lịch sử và quản lý vùng đất
5. Quản lý đất và giá thể trồng trọt
6. Phân bón
7. Nước tưới
8. Thuốc bảo vệ thực vật
9. Thu hoạch
10. Chế biến, bảo quản sau thu hoạch
11. Quản lý chất thải, nguồn nhiễm và việc tái sử dụng
12. Bảo hiểm, an toàn lao động, sức khỏe cho người sản xuất
13. Bảo vệ và bảo tồn môi trường
14. Khiếu nại
Để đảm bảo đạt được các nội dung trên, cần chia chúng thành bốn nhóm nội dung
chính:
a) Kỹ thuật sản xuất: bao gồm quy trình nuôi trồng sau thu hoạch trong đó bao
gồm các phƣơng pháp thực hiện và thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
giống cây con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...
- Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm làm giảm
thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường.
- Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM).
- Quản lý mùa vụ tổng hợp (Intergrated Crop Management = ICM).
- Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản
phẩm.
b) An toàn thực phẩm: các biện pháp đảm bảo không xảy ra các mối nguy:

14
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Sinh học: nông sản bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm men, mốc vượt giới hạn cho
phép.
- Hóa học: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
- Vật lý: mảnh gương, mảnh kim loại, các loại sợi,…
- Khả dụng: sản phẩm không đạt giá trị cảm quan như độ tươi của rau quả, thịt
gia súc, gia cầm hay thủy sản, cấu trúc, màu, mùi, vị của vỏ, quả, hạt ngũ cốc, thịt,…
- Kinh tế: không đúng về chủng loại, kích thước, khối lượng.
c) Môi trường làm việc: nội dung này nhằm đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ
môi trường, phòng tránh bệnh nghề nghiệp đối với người lao động trong sản xuất nông
nghiệp, đem lại đời sống tốt đẹp về vật chất cũng như tinh thần:
- Vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất, việc thực hiện các quy định về an toàn vệ
sinh (các chất lây nhiễm thuộc dạng lý, hóa, sinh).
- Những bằng chứng về việc các công nhân tuân thủ các hướng dẫn về an toàn vệ
sinh, gồm: vệ sinh cá nhân (đồ bảo hộ lao động: quần áo, nón, ủng, bao tay, khẩu trang,
trang sức, vệ sinh móng tay,…), vệ sinh quần áo, hành vi cá nhân trong qui trình sản
xuất (không hút thuốc, khạc nhổ, ăn uống trong lúc đang tiếp xúc với hóa chất).
- Những yêu cầu khác trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp như: bao
gói, nhãn hiệu, xử lý rác thải.
- Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ (tủ thuốc cấp cứu, phương tiện vận chuyển
và liên lạc khi cấp cứu), nhà vệ sinh, nhà nghỉ và bữa ăn cho người lao động.
- Đào tạo tập huấn cho công nhân về kiến thức an toàn trong sản xuất nông nghiệp
như đảm bảo an toàn khi: phun thuốc bảo vệ thực vật, pha chế hóa chất,...
- Phúc lợi xã hội: đảm bảo đời sống người lao động được đầy đủ.
d) Hồ sơ: hồ sơ lưu trữ và cập nhật (được xem xét hàng năm) về đánh giá rủi ro
(ở mức độ quốc gia, địa phương, hoặc từng hộ sản xuất cá thể) bao gồm các yếu tố vệ
sinh của quá trình sản xuất sản phẩm. Hồ sơ cũng là kết quả trực tiếp về:
- Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn
gốc. Do đó, hồ sơ được lập chi tiết từ công đoạn sản xuất đến công đoạn tiêu thụ sản
phẩm, gồm các biện pháp:

15
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Các thùng chứa sản phẩm đã đóng gói cần có nhãn hiệu rõ ràng để có thể truy
nguồn gốc, xuất xứ của trang trại hoặc địa điểm sản xuất ra loại nông sản đó, mã số của
lô sản xuất, lập hồ sơ và lưu trữ.
+ Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có hồ sơ lưu ghi ngày tháng và địa điểm giao
hàng.
+ Sản phẩm sản xuất phải được ghi rõ địa điểm, mã số, thời điểm sản xuất và lưu
hồ sơ.
+ Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm, thì cần cách ly
lô sản phẩm đó, ngừng phân phối hoặc thông báo tới người tiêu dùng nếu họ đã mua sản
phẩm.
+ Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm
đồng thời lưu lại biên bản.
- Lưu giữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ: chủ trang trại phải cập nhật và lưu trữ tài liệu
trong thời gian tối thiểu hai năm trừ khi được yêu cầu về mặt pháp lý phải lưu trữ lâu
hơn.
- Kiểm tra
+ Kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
+ Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá.
+ Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm
vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Các hồ sơ kiểm tra nội bộ hoặc bảng kiểm tra (đột
xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
+ Phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
+ Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất phải có trách nhiệm
giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết
vào hồ sơ.

1.4 Các bước thiết lập GAP


A) Giai đoạn 1: KHẢO SÁT TRẠI NUÔI, GÓP Ý VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
THỦ Y, AN TOÀN SINH HỌC

16
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Việc khảo sát trang trại nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiện
trạng cơ sở vật chất, quy trình chăn nuôi, hiện trạng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, các
biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, ngăn ngừa dịch bệnh, .... để có tư vấn thay đổi các
điều kiện và biện pháp kiểm soát điều kiện vệ sinh thú y, an toàn sinh học, an toàn dịch
bệnh theo các hướng dẫn, nguyên lý trong quy trình VIETGAP theo Quyết định số
4653/QĐBNN-CN.
- Sau hoạt động khảo sát, đánh giá điều kiện thực tế của trại nuôi thì cơ sở nuôi
có thể đánh giá thực trạng đáp ứng ban đầu, các thay đổi cần thực hiện và hoạch định
được lộ trình thực hiện.
B) Giai đoạn 2: ĐÀO TẠO, XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG QUY TRÌNH, BIỂU
MẪU GIÁM SÁT
- Các cán bộ kỹ thuật của trang trại cần được đào tạo thấu hiểu về các quy định
trong Quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo VIETGAP để có nhận thức và thực thi
chuyển đổi sang chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh theo nguyên tắc trong VIETGAP một
cách thuận lợi.
- Sau khi các cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo thấu hiểu về các yêu cầu trong
VIETGAP thì nhóm này hoặc chuyên gia tư vấn (nếu có) sẽ triển khai xây dựng các quy
trình, hướng dẫn thực hiện công việc trong trại nuôi cho tất cả các khâu trong quy trình
sản xuất cũng như thiết lập các Biểu mẫu ghi chép, giám sát để chuẩn hóa quy trình thực
hiện và có hồ sơ, bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc.
- Sau khi hệ thống quy trình, hướng dẫn và biểu mẫu được chuẩn hóa sẽ được
thống nhất ban hành và áp dụng trong tất cả các bộ phận của trại nuôi.
- Sau khi đã ban hành thì hoạt động đào tạo nội bộ cho người lao động cần phải
được thực hiện để thay đổi thói quen, cách làm cũ sang cách làm khoa học mới theo
VIETGAP.
C) Giai đoạn 3: KIỂM SOÁT THỰC THI THEO VIETGAP VÀ TỰ ĐÁNH
GIÁ NỘI BỘ

17
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Khi các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu ghi chép, giám sát đang được áp dụng
thì cần có hoạt động kiểm soát thường xuyên tại trại nuôi cũng như kiểm soát thao tác
thực hiện của người lao động đã tuân thủ theo các quy trình và hướng dẫn đã thiết lập.
- Đặc biệt đối với trại nuôi để ngăn ngừa lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh động
vật thì các yêu cầu về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các biện pháp nâng cao sức
đề kháng của vật nuôi theo các nguyên lý theo VIETGAP cần được tuân thủ thực hiện.
- Ngoài ra để đảm bảo hệ thống thực hành nông nghiệp tốt theo VIETGAP áp
dụng tại trang trại được duy trì ổn định và bền vững thì cần có hoạt động tự đánh giá,
kiểm soát chéo giữa các bộ phận hoặc giữa chủ trang trại với các bộ phận trong trang
trại để duy trì ổn định quy trình theo VIETGAP.
C) Giai đoạn 4: ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TẠI TRẠI NUÔI VÀ LẤY MẪU
KIỂM NGHIỆM
- Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành chăn nuôi tốt theo VIETGAP, các
quy trình, hướng dẫn và biếu mẫu được tuân thủ đầy đủ thì trang trại cần đăng ký với
Trung tâm kiểm nghiệm để cử đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế tại trang trại làm
cơ sở để có được chứng chỉ VIETGAP để làm thương hiệu và chứng minh cho người
tiêu dùng và đối tác là trại nuôi và sản phẩm chăn nuôi đã đạt chuẩn VIETGAP.
- Hoạt động đánh giá của Trung tâm kiểm nghiệm bao gồm việc đánh giá thực tế
hoạt động chăn nuôi, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh tại trại nuôi, phỏng vấn người lao
động, đánh giá tính phù hợp của quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu giám sát đã thiết lập và
kiểm tra tính đầy đủ, rõ ràng của hồ sơ ghi chép đảm bảo được thông tin, truy xuất từ
sản phẩm chăn nuôi đến quá trình chăn nuôi chi tiết và thuốc thú y, thức ăn, ... đã sử
dụng cho vật nuôi.
- Sau khi đánh giá thực tế tại trại nuôi, chuyên gia lấy mẫu sẽ tiến hành lấy mẫu
để kiểm nghiệm gồm:
+ Mẫu thành phẩm: Đối với gia súc lớn, chuyên gia sẽ chỉ định lấy mẫu nước
tiểu, còn đối với gia cầm nhỏ thì lấy mẫu vật nuôi thương phẩm để thử nghiệm dư lượng
một số kháng sinh và chất cấm (chất tăng trọng).

18
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Mẫu nước uống: chỉ định phân tích các chỉ tiêu an toàn, đảm bảo nước sạch cho
vật nuôi sử dụng
+ Mẫu thức ăn: Đối với thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc)
đã được chứng nhận hợp quy thì không cần lấy mẫu, Trung tâm kiểm nghiệm chỉ lấy
mẫu các loại thức ăn tự chế, thức ăn phối chế do cơ sở nuôi tự cung cấp, phối trộn để
thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn.
+ Mẫu nước thải chăn nuôi: Để chỉ định thử nghiệm một số chỉ tiêu trong nước
thải để đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải trong chăn nuôi.

1.5 Lợi ích của việc áp dụng GAP cho trang trại nuôi cá tra
Việc thực hiện GAP cho ao nuôi các tra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội,
cho người tiêu dùng, người làm chế biến xuất khẩu, người lao động làm thuê và cho cả
người chủ cơ sở nuôi.
- Lợi tích cho toàn xã hội:
+ Xã hội sẽ giảm được chi phí y tế do các sản phẩm đã bảo đảm an toàn thực
phẩm, tránh được các vụ ngộ độc, kháng thuốc,…;
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, người dân được sử dụng thực
phẩm an toàn (vì dư lượng của các chất cấm có thể là nguyên nhân gây ung thư, ảnh
hưởng đến nòi giống,…);
+ Giúp giảm thiểu mâu thuẫn hoặc giải quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng
đồng, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng, ổn định trật tự xã hội.
- Lợi ích mang lại cho người tiêu dùng:
+ Được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm;
+ Dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị
trường, thông qua mã số chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP;
+ Có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm và yêu cầu người sản xuất phải chịu trách
nhiệm về sản phẩm của mình;

19
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Khi sử dụng sản phẩm VietGAP sẽ đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung
bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, công bằng xã hội; người tiêu dùng sẽ có ý
thức, trách nhiệm hơn với cộng đồng, với thế giới.
- Lợi ích cho người làm chế biến xuất khẩu:
+ Khi có chứng nhận VietGAP, nguồn nguyên liệu đã được bảo đảm về chất
lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm chế biến, giữ được uy tín với
khách hàng và nâng cao doanh thu;
+ Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu sản phẩm đầu vào do
nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng;
+ Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập, do
không bảo đảm yêu cầu về dư lượng hóa chất;
+ Dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có khiếu nại.
- Lợi ích cho người lao động làm thuê trong các cơ sở nuôi cá Tra:
+ Được bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp như quyền lao động, quyền được
học hành khi còn trong độ tuổi vị thành niên, được sống, làm việc trong môi trường an
toàn và bảo đảm vệ sinh;
+ Người lao động có thể nâng cao kỹ năng lao động thông qua các lớp tập huấn
kỹ thuật, thường xuyên ghi chép sổ sách.
- Lợi ích cho người chủ cơ sở nuôi cá Tra:
+ Quản lý cơ sở nuôi theo hệ trống khoa học, tránh nhầm lẫn, rủi ro nhờ lập biển
báo, kho tàng, hệ thống ao nuôi,…;
+ Giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh: do sử dụng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh
học bảo đảm chất lượng, quản lý tốt chất thải;
+ Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất do quản lý tốt nguồn
nguyên liệu đầu vào (nhờ thế sản xuất sẽ có lãi, chứ không phải lãi do sản phẩm VietGAP
sẽ bán được với giá cao hơn trước);
+ Chứng minh với người tiêu dùng về sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm
(thông qua mã số chứng nhận và khả năng truy xuất nguồn gốc), tránh được sự lẫn lộn
giữa cơ sở nuôi tốt và cơ sở nuôi không tốt;

20
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Chủ cơ sở nuôi tạo dựng được mối quan hệ tốt và ổn định với người lao động,
với cộng đồng, giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất.

21
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Chương 2: NỘI DUNG CỦA GAP CHO TRANG TRẠI


NUÔI CÁ TRA
Hệ thống phân tích mối nguy
Bảng 1 Phân tích mối nguy đối với sản phẩm cá tra

Tính
Mối nguy nghiêm Nguyên nhân Cách khắc phục
trọng

Cát, sạn lẫn Cá bị rơi ra đất, Xem xét phương pháp và


Vật lý trong mang cá, Không thức ăn lẫn cát dụng cụ thu hoạch, kiểm tra
dạ dày cá. sạn. thức ăn của cá.

Dư lượng thuốc
Từ nguồn nước, Yêu cầu tổ chức nuôi có
kháng sinh,
Hóa thức ăn cá, cá bị chứng nhận GAP hoặc giám
kim loại nặng, Có
học bệnh do ao nuôi sát, kiểm tra quy trình nuôi
độc tố
nhiễm bẩn. cá.
aflatoxin.

Giám sát môi trường nuôi cá,


Vi khuẩn gây
Sinh Nhiễm từ ao chất lượng thức ăn của cá
bệnh, giun sán Có
học nuôi thức ăn Yêu cầu tổ chức nuôi đạt
có trong cá.
chứng nhận GAP

Xme xét dụng cụ thu hoạch


Cảm quan: vết Thu hoạch và
như: lưới, vợt, phương tiện,
trầy sướt da vận chuyển
Khả thời gian, bao bì vận chuyển
Vết thương khá Do đã bị thương
dụng Yêu cầu tổ chức nuôi đạt
sâu ở thịt cá có trước khi thu
GAP
thể đa có mủ hoạch
Xem xét ao có con vật lạ

22
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Không nhận chế biến cá bị


thương (vết thương cá có
máu, mủ)

Có nhân viên thú y kiểm tra


Loài, khối
Kinh nhập cá
lượng, kích
tế Yêu cầu nuôi và thu hoạch
thước
đúng thời gian

Bảng 2 Phân tích mối nguy từ thức ăn, hóa chất sử dụng

Yếu tố Mối nguy Biện pháp kiểm soát

Tính chính xác từng ngày


Thức ăn dư thừa Vi khuẩn, NH3, H2S
lượng thức ăn cho cá.

Không sử dụng hóa chất,


kháng sinh, chế phẩm sinh
An toàn thực phẩm, hình học trong danh mục cấm.
Lạm dụng hóa chất, kháng
thành hệ vi khuẩn kháng
sinh
kháng sinh
Sử dụng theo hướng dẫn
của cán bộ chuyên môn.

Dụng cụ dùng riêng cho


từng ao.
Dụng cụ cho ăn, người
Lan truyền mầm bệnh
chăm sóc
Dụng cụ, người chăm sóc
làm vệ sinh và khử trùng.

23
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bảng 3 Phân tích mối nguy từ nguồn nước

Yếu tố Mối nguy Biện pháp kiểm soát

Kênh, cống cấp - thoát


nước riêng biệt.

Tảo, hữu cơ lơ lửng, mầm Xử lý nước đúng kỹ thuật


Nguồn nước cấp bệnh, kim loại nặng, thuốc trước khi nuôi.
trừ sâu. Theo dõi chương trình dư
lượng, cảnh báo bệnh dịch
trước khi lấy nước vào

Hóa chất độc, hữu cơ lơ Xử lý đạt quy chuẩn trước


Nước thải
lửng, mầm bệnh khi thải.

Nếu sử dụng nước ngầm


Ảnh hưởng đến hệ sinh
Lấy nước ngầm phải xin phép cơ quan tài
thái
nguyên môi trường.

Bảng 4 Phân tích mối nguy trong phòng và chữa bệnh

Tính
Mối nguy nghiêm Nguyên nhân Khắc phục
trọng

Nhiễm bụi bẩn từ Chưa vệ sinh dụng


Vật lý các dụng cụ cho Không cụ sau mỗi lần cho Vệ sinh dụng cụ
cá ăn ăn

Tính toán kỹ lượng


Lượng thuốc Trong quá trình
kháng sinh cần bổ
Hóa học kháng sinh dùng Có phòng bệnh có thể
sung để phòng bệnh
để phòng bệnh sử dụng dư lượng
cho cá

24
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

kháng sinh được cho


phép

Có thể xử lý bằng
kháng sinh ức chế
Ký sinh trùng ký sinh trùng như
Do xử lý ký sinh
Sinh học còn sót lại trọng Có APADOXYL 40 +
trùng không kỹ
ao nuôi APA GENTA PRO,
APA DOXYL 40+
APA LEVO

Bảng 5 Phân tích mối nguy trong thu hoạch và vận chuyển cá

Mối nguy Nguyên nhân Khắc phục

Kiểm tra dụng cụ chứa đựng


Nhiễm bụi Do bao bì không sạch, dụng Vệ sinh dụng cụ như khay
bẩn. Dính đất cụ đựng cá chưa được vệ đựng cá…

Vật lý cát sạn. sinh sạch.


Trước khi thu hoạch cũng
Chất bẩn có trong khu vực nên vệ sinh xối rửa nơi thu
thu hoạch cá mua cá, hạn chế những mùi
hôi thối.

Hàm lượng kháng sinh xử Kiểm tra hàm lượng kháng


- Kháng sinh
dụng có thể vượt mức quy sinh trong cá trước khi thu
trong cá gây
định trước khi thu hoạch 1 hoạch.
ảnh hưởng đến
Hóa học tháng. Kiểm tra và lựa chọn kỹ
sức khỏe
Do có thể đã dùng những càng hóa chất được cho
người tiêu
hóa chất bị cấm sử dụng phép sử dụng trong bảo
dùng
trong quá trình bảo quản cá. quản cá.

25
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Nhiễm từ Yêu cầu tổ chức nuôi phải


hóa chất dùng đạt GAP
để bảo quản
trong quá trình
vận chuyển

Khi thu hoạch chú ý không


Trong quá trình vận chuyển
Nhiễm từ đổ cá thành quá nhiều lớp
thu hoạch vô tình đổ cá
Sinh học những con cá cao, hạn chế lớp này chồng
chồng chất lên nhau khiến
bị ương chất lên lớp kia. Cá dễ hư
chúng nhanh bị hư thối
hỏng.

Xem xét dụng cụ thu hoạch


Cảm quan: vết Trong quá trình thu hoạch
như: lưới, vợt, phương tiện,
Khả trầy sướt da và vận chuyển
thời gian, bao bì vận chuyển
dụng Do đã bị thương trước khi
Yêu cầu tổ chức nuôi đạt
thu hoạch
GAP

Có nhân viên thú y kiểm tra


nhập cá
Loài, khối
Yêu cầu nuôi và thu hoạch
Kinh tế lượng, kích
đúng thời gian để làm cơ sở
thước
kiểm tra kích thước, khối
lượng cá.

26
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Hình 1 Sơ lược các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá tra

Xác lập chỉ tiêu chất lượng


Bảng 6 Chỉ tiêu chất lượng của cá tra[2]

Chỉ tiêu Yêu cầu

1. Khả năng bắt Có khả năng bắt được mồi bên ngoài
mồi

2. Ngoại hình Hoàn chỉnh, tỷ lệ dị hình nhỏ hơn hơn 2 % tổng số

3. Màu sắc Cơ thể trong, có sắc tố nhạt trên thân

4. Trạng thái Bơi nhanh nhẹn, hướng quang


hoạt động

5. Tuổi tính từ Từ 20 h đến 24 h (ở nhiệt độ 28 °C đến 30 °C), khi đã hết noãn hoàng
khi trứng nở,
tính bằng giờ

6. Tình trạng Không có dấu hiệu bệnh lý


sức khỏe

Khối lượng của cá không nhỏ 300g/con.

27
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bảng 7 Chỉ tiêu kim loại nặng cho sản phẩm cá tra[3]
Chỉ tiêu Mức tối đa

Thủy ngân (Hg) 0,5

Chì (Pb) 0,3

Cadimi (Cd) 0,05

2.1 Đánh giá và chọn vùng sản xuất


2.1.1 Chọn vị trí
- Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng của địa phương: Nơi nuôi
phải có giấy chứng nhận mả số nhận diện cơ sở nuôi cá Tra của cơ quan quản lý nuôi
trồng thủy sản cấp tỉnh.
- Nơi nuôi phải được xây dựng ở nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô
nhiễm được kiểm soát: tách biệt với nhà máy, bệnh viện, các cơ sở sản xuất hóa chất.
- Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi khu vực bảo tồn quốc gia hoặc quốc tế thuộc
mục từ Ia tới IV của Liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở
nuôi nằm trong mục V hoặc VI theo IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quản
quản lý. Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước
tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái.[1]
- Ngoài ra, nên xây dựng ao nuôi cá gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, thuận
tiện giao lưu, ở gần các trục giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và
buôn bán cá thịt được dễ dàng, thuận lợi. Khi chọn vị trí xây dựng ao phải xem xét nhiều
mặt, cân nhắc hợp lý các điều kiện và các tiêu chuẩn trên để quyết định chính xác. Tuy
nhiên, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu thức ăn là những yếu tố quan trọng hàng
đầu.
2.1.2 Nguồn nước
- Nước cấp nơi xây dựng ao không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước phèn, không
bị ô nhiễm, nhất là gần các cống nước thải đô thị, nước thải các nhà máy sử dụng hóa
chất, các khu ruộng lúa sử dụng thuốc sát trùng, ...hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.
28
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

[1] Nếu nơi nuôi nằm gần những khu vực kể trên thì cần có biện pháp kiểm soát để đảm
bảo nguồn nước đưa vào ao đạt yêu cầu. kiểm soát nguồn nước theo yêu cầu tại Phụ lục
1.
2.1.3 Hồ sơ
- Phải có một trong hai loại tài liệu chứng minh khu vực nuôi cá nằm trong vùng
quy hoạch như sau:
+ Bản sao (công chứng của cấp có thẩm quyền gần nhất) một phần bản đồ quy
hoạch nuôi trồng thủy sản. Trên bản đồ có dấu hiệu chỉ rõ vị trí vùng nuôi (dùng bút dạ
khoanh tròn hoặc bôi màu), hoặc
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã
xác nhận khu vực nuôi là hợp pháp.
- Với cơ sở nuôi cá tra phải có giấy chứng nhận Mã số nhận diện cơ sở nuôi của
cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh.

2.2 Giống
2.2.1 Nguồn gốc giống
- Cá giống được mua từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện, từ đàn cá bố mẹ có
nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng. [1]
- Chủ cơ sở nuôi cá phải lưu bản sao: giấy tờ chứng minh cá giống được sản xuất
từ đàn cá bố mẹ bảo đảm chất lượng; biểu mẫu/biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại cơ
sở sản xuất, kinh doanh cá giống đạt loại A hoặc B theo Thông tư số 14/2001/TT-
BNNPTNT.
2.2.2 Chất lượng giống
- Chỉ mua cá giống nếu kết quả kiểm dịch là âm tính (không có tác nhân gây
bệnh) đối với các bệnh truyền nhiễm và đạt kích cỡ đồng đều, chiều dài tối thiếu 10cm
hoặc chiều cao thân tối thiểu 1,7cm, sáng màu, bơi lội nhanh nhẹn, không dị tật, dị hình.
[1]
- Cơ sở nuôi cá phải lập và lưu trữ trong bộ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng
cá giống bao gồm:

29
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch cá giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
+ Các chứng từ mua cá giống, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở bán cá giống,
kích cỡ và chất lượng giống, ngày bán.
2.2.3 Hồ sơ
- Bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc cá giống; biểu mẫu/biên bản kiểm tra,
đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Bộ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng cá giống bao gồm:
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch cá giống.
+ Các chứng từ mua cá giống.

2.3 Quản lý đất và giá thể


2.3.1 Yêu cầu về đất
+ Đất không được chứa kim loại nặng hoặc tồn dư hóa chất độc hại (nitrat) vượt
mức quy định và không bị xói mòn, ngập úng.
+ Cần phân tích đất, nước trước khi lập trang trại nuôi trồng.
+ Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ để có thể
truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu.
+ Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng,
nitrate, xói mòn và ngập úng), thì tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của
nhà chuyên môn, và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.[4]
- Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa
sự lây nhiễm của các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và an toàn
lao động.
+ Bố trí các đơn vị nuôi và khu vực phụ trợ thuận tiện cho sản xuất và tránh lây
lan dịch bệnh. Các công trình phải được thiết kế chắc chắn tránh bị sạt lỡ, rò rỉ, ngập lụt.
+ Cơ sở nuôi phải đảm bảo hạn chế sự lây nhiễm từ người lao động, nước thải
sinh hoạt/nhà vệ sinh, dầu máy, khu chứa chất thải, …

30
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Cơ sở nuôi cá phải bảo đảm vệ sinh nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi
của người lao động nhằm tránh nguy cơ phát sinh và lây nhiễm các tác nhân gây mất an
toàn thực phẩm.
* Phải thiết kế nhà vệ sinh tự hoại, có hệ thống dẫn nước thải sinh hoạt ra khu
xử lý chung, tránh làm nhiễm bẩn ao nuôi và hệ thống cấp nước.
* Phải dọn sạch rác/chất thải quanh ao nuôi cá và khu vực làm việc, nghỉ ngơi
của người lao động. Người lao động không được xả rác bừa bãi trong khu nuôi cá và các
khu lân cận.
* Người làm việc tại cơ sở nuôi cá, khách tham quan phải tuân thủ các yêu cầu
về vệ sinh do cơ sở nuôi quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm
bệnh trong khu vực nuôi cá. Cơ sở nuôi cá phải bố trí nhà vệ sinh tự hoại, có vòi nước
rửa tay, được cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay dành cho người lao
động
* Cơ sở nuôi cá cần hướng dẫn người lao động, khách tham quan thực hiện theo
yêu cầu về vệ sinh cá nhân do cơ sở nuôi quy định (không hút thuốc, ăn uống tại nơi làm
việc, băng kín các vết thương hở trên da, những người có dấu hiệu mắc bệnh truyền
nhiễm không được tiếp xúc với sản phẩm thủy sản, sử dụng chung quần áo bảo hộ lao
động,...).
+ Cơ sở nuôi phải có hệ thống mương cấp nước và thoát nước riêng biệt. Như
vậy nước cấp cho ao nuôi và nước thảo mới không bị trộn lẫn.
- Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi, các công trình phụ trợ phù hợp
giữa sơ đồ mặt bằng và thực tế. Các biển báo phải in rõ ràng, treo đặt ở nơi dể nhận biết
bằng ngon ngữ thông dụng.
- Cảnh báo nguy cơ mất an toàn: Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi nguy
cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm ví dụ như: điện cao thế, độ nước ngập
sâu, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, nước có hóa chất xử lý, khu vực
cách ly thủy sản nhiễm bệnh, … các biển báo này phải có kích thước phù hợp và có thể
dễ dàng nhận biết từ vị trí an toàn.[5]

31
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.3.2 Hồ sơ
- Quyền sử dụng đất/mặt nước: Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước
để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành, cần có 1 trong 3 loại giấy sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Giấy quyết định giao đất/giao mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất/mặt nước cần chứng nhận của công
chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
- Đăng ký hoạt động: Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan
quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
+ Nếu cơ sở nuôi là doanh nghiệp, tổ chức thì cần có: Giấy đăng ký sản xuất kinh
doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản.
+Nếu cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình thì phải có: Giấy đăng ký nuôi thủy sản
hoặc cho phép nuôi của cơ quan có thẩm quyền (nếu là cơ sở nuôi cá tra, giấy này phải
được xác nhận bởi cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh); Giấy xác nhận cơ sở
nuôi nằm trong danh sách các hộ nuôi trồng thủy sản của Ủy ban nhân dân xã.
- Hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất

2.4 Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường
2.4.1 Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho
- Cơ sở nuôi cá phải lập và cập nhật thường xuyên danh mục thức ăn, thuốc, sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho.
-Thực hiện kiểm kê định kỳ hằng tháng và ghi nhận bằng biên bản, gồm các thông
tin sau: tên, số lượng, tình trạng và hạn sử dụng của từng loại sản phẩm. Cần luôn bảo
đảm rằng: "Tổng lượng nhập kho = Tổng lượng tồn kho + Tổng lượng sử dụng + Tổng
lượng tiêu hủy". [4]
-Khi kết thúc vụ nuôi cá, phải xem xét hạn dùng của từng loại kháng sinh, hóa
chất, chế phẩm sinh học và tiến hành kiểm kho để có phương án xử lý đối với những
loại hết hạn, trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

32
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.4.2 Sử dụng
- Cơ sở nuôi cá chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
được phép lưu hành tại Việt Nam, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản
xuất:
+Chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nằm trong danh
mục hoặc công văn/quyết định cho phép lưu hành tạm thời trong nuôi trồng thủy sản
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có
thể tham khảo thêm thành phần thức ăn ở Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4.
+Không sử dụng thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường hết hạn, không
rõ nhãn sản phẩm.
- Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần: sáng từ 6-10 giờ; chiều từ 16-18 giờ. Khi cho cá ăn
cần chú ý:
+Nguyên liệu chế biến thức ăn tự chế có nguồn gốc động vật (như cá tạp) phải
tươi, không bị ươn thối, bột cá có mùi thơm đặc trưng, không lẫn tạp chất, cá tạp khô
không bị sâu mọt; không nhiễm Salmonella, nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố
(aflatoxin). Khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp phải chú ý đến chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.
+ Quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và mức lớn của cá để tính
toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn thiếu hoặc dư thừa thức ăn.
- Chỉ sử dụng kháng sinh, hóa chất để trị bệnh cho cá khi đã biết rõ tác nhân gây
bệnh (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng); việc chữa trị phải theo sự chỉ dẫn của cán bộ chuyên
môn. Mỗi lần lấy kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học ra khỏi kho để sử dụng phải
có ghi chép vào phiếu xuất kho và cập nhật vào sổ cái.
- Tuyệt đối không dùng kháng sinh để trị bệnh cá do tác nhân là virút; không trộn
kháng sinh vào thức ăn nhằm mục đích kích thích cá tăng trưởng hay phòng bệnh.
- Cơ sở nuôi cá không sử dụng hóa chất, kháng sinh có tên trong danh mục cấm
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Phải ghi chép thông tin mỗi lần sử dụng thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi
trường tại mỗi ao nuôi cá, thông tin bao gồm: tên sản phẩm, liều dùng (tổng khối lượng

33
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

cá ước tính trong ao), mục đích sử dụng, ngày sử dụng, hạn sử dụng, người thực hiện.
Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế, cơ sở nuôi cá phải ghi chép thông tin về thành phần
và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn, khối lượng từng loại nguyên liệu, nơi mua và
ngày mua nguyên liệu.
2.4.3 Bảo quản
- Cơ sở nuôi cá phải bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất:
+ Kho chứa kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học được bố trí ở nơi không ảnh
hưởng đến nơi ở, sinh hoạt của người; kết cấu phải chắc chắn, thông hơi tốt, có đèn,
ngăn chặn được động vật gây hại đột nhập; vật liệu làm nền, tường, trần kho không gây
phản ứng với kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học trong kho; cửa kho phải có khóa.
+ Kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đặt trên kệ, giá, xếp theo từng
loại, phân theo khu để dễ thấy, dễ lấy. Những loại kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh
học sắp hết hạn, hay đang dùng dở phải để ở vị trí ngoài cùng của khu bảo quản của mỗi
loại và nên có nhãn màu đỏ ghi "đang dùng dở/hết hạn ngày....").
+ Điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, cách sắp xếp) từng loại kháng sinh, hóa
chất, chế phẩm sinh học phải theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì của nhà sản
xuất.
- Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, không để ẩm mốc; phải để cách biệt
với dầu máy và các hóa chất độc làm nhiễm bẩn thức ăn.
- Thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường phải được bảo quản riêng biệt, theo
đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và có bảng phân công người chịu trách nhiệm bảo
quản.
- Thuốc, hóa chất đã mở bao gói nhưng dùng chưa hết phải được buộc chặt, tránh
bị ẩm và giảm chất lượng.[5]
2.4.4 Sản phẩm quá hạn
Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản
thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm:

34
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Sản phẩm quá hạn, không bảo đảm chất lượng phải được chứa trong dụng cụ
chuyên dùng, không bị rò rỉ, phát tán chất thải, mùi ra môi trường bên ngoài và được
loại bỏ ngay khi phát hiện có ảnh hưởng đến môi trường. Kháng sinh, hóa chất quá hạn,
không bảo đảm chất lượng được coi là chất thải nguy hại và được xử lý theo qui định.
- Phải lập danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn
sử dụng, không bảo đảm chất lượng.
- Không được chôn lấp hóa chất, kháng sinh quá hạn sử dụng và bao bì tiếp xúc
trực tiếp với kháng sinh, hóa chất.
2.4.5 Hồ sơ
Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản
thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm:
- Lưu bản sao Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Danh mục hoặc giấy phép
lưu hành, trong đó có tên thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường của nhà sản
xuất mà cơ sở đã mua và sử dụng.
- Có danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nhập kho, trong
kho, sử dụng, bảo quản, xử lý/loại bỏ sản phẩm quá hạn, không bảo đảm chất lượng,
biên bản kiểm kê định kỳ.
- Lưu trữ chứng từ mua thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.
- Có bảng phân công người chịu trách nhiệm bảo quản sản phẩm.
Bảng 8 Biểu mẫu ghi chép nhập thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa
chất và chất xử lý cải tạo môi trường

Ngày- Tên Số Tên cửa hàng/đại lý Ngày sản Hạn sử


tháng-năm sản lượng bán và địa chỉ xuất dụng
phẩm

35
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bảng 9 Biểu mẩu nhập/ xuất thức ăn ( công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng
sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học
Tên
sản
Tên
phẩm,
người/ Mua/ nhập Xuất kho, sử
mã số Ngày Hạn Cách Đơn Tồn kho
Số cửa sản phẩm dụng
sản sản sử bảo vị
lô hàng
phẩm, xuất dụng quản tính
bán và
nhà
địa chỉ
sản Số Số Số
Ngày Ngày Ngày
xuất lượng lượng lượng
HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC

Bảng 10 Biểu mẫu ghi chép sử dụng thức ăn, thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học,
hóa chất và xử lý cải tạo môi trường

Ngày-tháng- Tên sản Liều lượng Khối lượng Mục đích sử dụng
năm phẩm

2.5 Nguồn nước


2.5.1 Chất lượng nguồn nước
Nước sử dụng để nuôi cá phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể và đáp ứng
quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chất lượng nước cấp vào ao nuôi đạt theo yêu cầu tại Phụ lục 1.
- Với dư lượng hóa chất có trong nước (thủy ngân, chì, cadimi, dipterex,
trifluralin), cơ sở nuôi có thể dựa trên kết quả quan trắc/phân tích chất lượng nước đã

36
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

được cơ quan quản lý trung ương, địa phương/trung tâm quan trắc/đơn vị nghiên cứu
thủy sản công bố hoặc cơ sở nuôi tự thực hiện để quyết định thời điểm lấy nước vào ao
nuôi cá.
- Cơ sở nuôi cá cần có bản mô tả quy trình cấp/thoát nước để tránh làm ô nhiễm
nguồn nước cấp và bản ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước cấp.
2.5.2 Sử dụng nước
- Hằng ngày phải thực hiện đo kiểm các chỉ tiêu môi trường ao nuôi cá và ghi
chép số liệu vào Sổ nhật ký ao nuôi. Nếu cần có các chỉ tiêu môi trường mà cơ sở nuôi
không có khả năng tự phân tích, cần gửi mẫu đến phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
- Khi kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu môi trường cho biết đã vượt quá giới hạn
chịu đựng của cá nuôi, cần áp dụng ngay các biện pháp xử lý môi trường nhằm nhanh
chóng đưa các chỉ tiêu môi trường về giới hạn thích hợp cho cá nuôi.
- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước vào ao để duy trì điều kiện vệ sinh
và sức khỏe của cá nuôi. Phải có hồ sơ ghi chép từng ao ít nhất gồm thông tin: Ngày và
người kiểm tra, chỉ tiêu môi trường, kết quả kiểm tra, cách xử lý. Xem biểu mẫu tại phụ
lục 5.
+ Đo hàng ngày: DO, pH, nhiệt độ.
+ Đo hàng tuần: NH3, H2S, muối phosphate.[4]
- Bùn thải từ ao nuôi được chứa tại khu vực riêng biệt bảo đảm không bị nước
mưa chảy tràn xuống ao hoặc môi trường xung quanh. Có thể sử dụng vôi để xử lý giảm
mùi hôi. Việc sử dụng bùn thải cho cây trồng cần tham khảo ý kiến chuyên môn.
- Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về lượng nước sử dụng cho mỗi
vụ nuôi; những thông tin cần có: ngày, người lấy nước, lượng nước lấy vào từng đợt.

37
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.6 Quy trình nuôi cá


2.6.1 Thiết kế xây dựng ao
2.6.1.1 Lựa chọn vị trí
- Ao được xây dựng gần sông, kênh, mương lớn, độ sâu tối thiểu của ao phải đảm
bảo chiều cao ngập nước là 2m.
2.6.1.2 Chuẩn bị ao
- Ao nuôi cá tra có diện tích từ 1.000m2 trở lên, độ sâu nước trên 2m, bờ ao chắc
chắn và cao hơn mức nước cao nhất trong năm, cần thiết kế cống cấp, thoát nước riêng
biệt để chủ động cấp, thoát nước dễ dàng cho ao. Ao nên gần nguồn nước như sông,
kênh mương lớn để có nước chủ động. [4]
- Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị ao như sau:
+ Tháo cạn ao, bắt hết cá tạp trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy và bờ ao.
+ Vét hết lớp bùn đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 5 - 10cm.
+ Lấp hết hang, hốc và những nơi bị rò rỉ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
+ Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao với liều lượng 7 - 10 kg/100m2 để điều
chỉnh pH thích hợp, đồng thời để diệt hết các mầm bệnh còn trong đáy ao.
+ Phơi đáy ao 2-3 ngày.
+ Sau cùng, cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và
địch hại lọt vào ao, khi đạt mức nước yêu cầu thì tiến hành thả cá giống.[1]
Tất cả quá trình cũng như thông tin về các bước chuẩn bị ao đều phải được ghi
chép theo mẫu được trình bày ở Phụ lục 6.
2.6.2 Mùa vụ nuôi
- Trước đây, do nguồn cá giống phụ thuộc vào tự nhiên nên ngư dân thường nuôi
2 vụ chính: vụ 1 từ tháng 4 đến tháng 6, vụ 2 từ tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch cá thịt
vào tháng 5 - 6 hoặc tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
- Hiện nay, chúng ta đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả
giống có thể thả nuôi quanh năm.

38
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.6.3 Thả cá giống


2.6.3.1 Mật độ thả
Mật độ cá thả phụ thuộc vào:
- Điều kiện ao nuôi: ao lớn hay nhỏ, độ sâu của ao; ao có chủ động cấp, thoát
nước tốt hay không.
- Thời gian nuôi (để chọn kích cỡ cá thả).
- Tay nghề, khả năng đầu tư (đồng vốn).
Nên nuôi với mật độ 15-20 con/m2 để dễ dàng quản lý dịch bệnh. Những ao có
điều kiện cấp, thoát nước thuận tiện như vùng bãi bồi, gần sông lớn thì mật độ thả là 30-
50 con/m2. Hiện nay, ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường thả nuôi với mật
độ 40-60 con/m2.
2.6.3.2 Cách thả cá giống
- Vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá,
thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá bị sây sát. Nên vận chuyển cá giống lúc trời mát, vào
lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200
con/bao (60 x 100 cm). Dùng dây thun buộc 2 góc bao nilon lại tránh gai nhọn của vây
cá đâm vào nilon làm thủng bao. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong nước 15
phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao
nuôi. [1]
- Trước khi thả cá giống xuống ao, phải tắm cá qua nước muối 2% để sát trùng,
loại bỏ ký sinh trùng bám trên cơ thể cá.
- Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300 m2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50
- 100 m2 ao, thả cá giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 - 30 ngày
tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để cá ra ao.
Tất cả quá trình cũng như thông tin về giống cá được thả trong ao đều phải được
ghi chép theo mẫu được trình bày ở Phụ lục 7.

39
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.6.4 Quản lý, chăm sóc, cho ăn


2.6.4.1 Quản lý ao
Hằng ngày, thường xuyên quan sát, kiểm tra ao để kịp thời phát hiện và xử lý các
hiện tượng bất thường như bờ ao bị sạt lở, hang, hốc do cua, rắn, chuột đào, cống bọng
bị rò rỉ, hư hỏng.
Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường nuôi nhưng
do nuôi thâm canh trong ao với mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều và chất thải ra cũng
lớn làm cho môi trường ao nuôi bị nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó, cần phải thay nước mới
hằng ngày; mỗi ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao để môi trường nước luôn sạch,
phòng cho cá không bị nhiễm bệnh.
Cần kiểm tra hằng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hòa tan (DO), pH, nhiệt độ; và
3 - 5 ngày/lần với các chỉ tiêu: độ kiềm, NH3, H2S, bảo đảm giá trị của các thông số quy
định tại Phụ lục 1. [1]
Khi tiến hành thả vào/ vớt/loại bỏ/san thưa cá giữa các ao nuôi, cơ sở nuôi cá
phải ghi chép thông tin: ngày, ước tính số lượng hoặc khối lượng cá đã di chuyển; ao đi;
ao chuyển đến. Đối với việc di chuyển cá từ bên trong ra bên ngoài/từ bên ngoài vào
bên trong địa điểm nuôi, cơ sở nuôi phải ghi chép thông tin cụ thể: ngày, tháng, số lượng,
khối lượng đi/đến, điểm đi, điểm đến. Nên lựa chọn những thông tin ngắn gọn, chính
xác để ghi chép vào các biểu mẫu để khi cần có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
2.6.4.2 Cách cho ăn
- Cơ sở nuôi cá phải có các biện pháp theo dõi tại chỗ để bảo đảm lượng thức ăn,
số lần cho cá ăn hằng ngày phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá nuôi ở từng giai
đoạn, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lịch cho ăn phải được ghi chép lại và nếu cần
có thể viết lên bảng để người nuôi thực hiện đúng (ở doanh nghiệp có nhiều công nhân).
Cho cá ăn theo phương pháp bốn định: định chất lượng, định số lượng, định vị trí và
định thời gian. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần: sáng từ 6-10 giờ; chiều từ 16-18 giờ. [1]
- Cán bộ chuyên môn và người nuôi cá phải biết ước tính tổng sinh khối cá nuôi
trong từng thời điểm để từ đó tính ra lượng thức ăn phù hợp với yêu cầu của cá. Theo

40
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

dõi mức ăn của cá hằng ngày để điều chỉnh cho phù hợp; tránh cho cá ăn dư thừa. Khẩu
phần và hàm lượng đạm trong thức ăn được quy định tại Phụ lục 2
- Về nguồn gốc và chất lượng thức ăn cho cá, chủ cơ sở nuôi cá cần định kỳ thu
thập thông tin trên website của Tổng cục Thủy sản (http://www.fistenet.gov.vn) để cập
nhật danh mục, nhãn mác rõ ràng của các loại thức ăn công nghiệp cho các loài cá nuôi
được phép lưu hành trên thị trường.
- Kích cỡ thức ăn phải phù hợp với độ tuổi của cá nuôi
- Không sử dụng hoócmôn, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi thâm
canh cá trong ao.
- Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho cá ăn hằng ngày:
thời điểm cho ăn và lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn phải được ghi chi tiết theo từng
ao nuôi.
2.6.5 Sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi
- Tuyệt đối không sử dụng hoóc môn hay kháng sinh với mục đích tăng trưởng
và phòng bệnh cho cá.
- Cơ sở nuôi cá chỉ sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho cá khi cá bị các bệnh do
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và phải theo đơn thuốc hoặc phác đồ điều trị của cán bộ
chuyên môn, phù hợp với từng loại bệnh.
- Cơ sở nuôi cá phải ghi chép các biện pháp đã áp dụng để điều trị bệnh.
- Cơ sở nuôi cá phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến
cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý
- Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc sử dụng kháng sinh để
chữa bệnh cho cá nuôi, thông tin bao gồm: ký hiệu của ao nuôi đã xử lý; nguyên
nhân/triệu chứng bệnh; tên khánh sinh đã sử dụng; liều dùng và cách dùng; ngày bắt đầu
sử dụng và thời điểm được phép thu hoạch; người thực hiện.
2.6.6 Quản lý sức khỏe của cá trong quá trình nuôi
- Cơ sở nuôi cá phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản với sự tham
vấn của cán bộ chuyên môn là người được đào tạo chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản,
bệnh học thủy sản (ngư y) có trình độ từ trung cấp trở lên:

41
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

+ Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản phải do cán bộ chuyên môn lập với nội
dung phù hợp với điều kiện nơi nuôi.
+ Trường hợp cơ sở nuôi cá không có cán bộ chuyên môn và tự xây dựng kế
hoạch quản lý sức khỏe thủy sản thì phải có xác nhận đồng ý của cán bộ chuyên môn.
Kế hoạch này cần được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết.
- Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản ít nhất phải đề cập đến các nội dung cơ bản
sau: [4]
A) Quy trình nuôi cá thâm canh trong ao
Nội dung của quy trình nuôi thâm canh cá trong ao được trình bày ở Phụ lục 8.
Biện pháp theo dõi sức khỏe của cá
- Cơ sở nuôi cá phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu cá nuôi bị sốc hoặc bị
bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh
- Cơ sở nuôi cá phải kiểm tra định kỳ khối lượng trung bình, tỷ lệ sống, tổng sinh
khối cá nuôi của từng ao nuôi tùy theo đối tượng nuôi
- Định kỳ 15 ngày tiến hành thu mẫu cá để xác định khối lượng trung bình của cá
nuôi trong ao.
- Theo dõi và ghi chép số lượng cá bị chết hằng ngày để tính tỷ lệ sống.
- Ước tính tổng sinh khối cá nuôi có trong ao nuôi = (Số cá giống đã thả - Số cá
chết/thất thoát) × Khối lượng trung bình của cá.
- Người nuôi cần xác định tốc độ tăng trưởng của cá nuôi để có thể có những điều
chỉnh cần thiết về mặt kỹ thuật. Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên
quan đến sức khỏe cá nuôi, cụ thể:
- Ghi chép về khối lượng trung bình, tỷ lệ sống, tổng khối lượng cá nuôi của từng
đơn vị nuôi theo mẫu được trình bày ở Phụ lục 10
- Ghi chép các dấu hiệu cá nuôi bị sốc hoặc bị bệnh, thông qua các hiện tượng cá
chết, cá nổi đầu, thức ăn dư thừa, trạng thái hoạt động của cá,... Thông tin cần ghi chép
bao gồm: ngày; dấu hiệu/triệu chứng; số lượng/ khối lượng cá nuôi có dấu hiệu bị bệnh,
bị chết và xác định nguyên nhân (nếu biết); tỷ lệ sống, khối lượng trung bình, tổng khối
lượng cá của từng ao nuôi.

42
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Ghi chép các biện pháp xử lý từng tình huống để cải thiện sức khỏe cá nuôi khi
phát hiện dấu hiệu bị bệnh, sốc.
- Người nuôi cá thâm canh trong ao phải được đào tạo về các loại bệnh thường
gặp của cá: các tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, phân bố lan truyền và biện pháp
phòng trị với từng loại bệnh. Các tài liệu đào tạo về bệnh cá và chứng chỉ đào tạo phải
được lưu giữ trong bộ hồ sơ của cơ sở nuôi cá.
B) Biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh, kể cả việc sử dụng vắcxin
Môi trường và bệnh trên cá tra có mối tương quan chặt chẽ với nhau, đồng thời
giữ môi trường sạch là yếu tố quyết định nghề nuôi cá Tra, bổ sung dinh dưỡng, mang
đến nhiều giá trị phòng bệnh hiệu quả và hổ trợ tích cực cho phương pháp điều trị bệnh
về sau. Khi thay nước, xử lý môi trưởng, cho ăn dinh dưỡng đầy đủ giúp ích rất nhiều
cho mục đích giảm chi phí thuốc và nâng tỉ lệ sống của đàn cá trong quá trình nuôi. Quy
trình kỹ thuật APA ưu tiên cho chi phí dinh dưỡng, xử lý nước và sổ ký sinh trùng định
kỳ (tầm soát ký sinh trùng trong khung an toàn), phát hiện và ngăn ngừa sớm khi cá
chớm bệnh giúp giảm chi phí thuốc kháng sinh, chữa bệnh cá nhanh khỏi, tỷ lệ hao hụt
thấp.
C) Các bệnh thường gặp và phác đồ điều trị;
- Các bệnh không truyền nhiễm:
Bệnh do những biến đổi bất lợi của môi trường, thường xảy ra vào những ngày
giao mùa, làm cho cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dẫn đến cá suy dinh dưỡng và dễ nhiễm bệnh,
gây chết ở các tháng sau đó. Cá có thể chết do nước có nhiều khí độc như H2S, CH4,
NH3... hoặc CO2 quá cao, nước nhiễm phèn, nước thải công nghiệp có độc tố, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, thức ăn và cách cho ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của
cá. Nếu nguyên liệu chế biến thức ăn để quá lâu (như bột cá để lâu quá sẽ bị hỏng, mốc
và nấm độc phát triển, cá tạp bị ươn thối, cám gạo bị mốc,...) sẽ có nguy cơ gây độc cho
cá. Thức ăn không đủ hàm lượng đạm sẽ làm cá tăng trưởng chậm và dễ bị nhiễm bệnh.
Thiếu vitamin sẽ làm sức tăng trưởng của cá bị giảm …

43
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Các bệnh truyền nhiễm:


Có nhiều tác nhân gây bệnh cho cá như vi khuẩn, nấm, virút và ký sinh trùng.
Bệnh cá hầu như xuất hiện quanh năm, tuy nhiên cũng có một số bệnh xuất hiện theo
mùa rõ rệt như bệnh viêm ruột gây chết cá tra vào các tháng đầu năm; bệnh đốm đỏ,
đốm trắng xuất hiện nhiều vào các thời điểm giao mùa (tháng 2 - 3 và 5 - 6); bệnh nhiễm
giun tròn xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm.
Bệnh thường xuyên xảy ra: xuất huyết phù đầu do Aeromonas hydrophyla và
bệnh gan thận mù Edwwardsiella italuri (tần suất xuất hiện 2-3 lần trên 1 vụ nuôi) bao
gồm 5 bước xử lý là cắt mồi, xử lý môi trường, xử lý ký sinh trùng (nếu có) cho cá ăn
kháng sinh và chất dinh dưỡng để cá phục hồi quy trình được trình bày ở Phụ lục 9.
D) Biện pháp cách ly ao nuôi cá nghi bị nhiễm bệnh;
Khi phát hiện cá bệnh, cơ sở nuôi cá phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn
sự lây nhiễm bệnh giữa các ao nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài:
- Các dụng cụ, thiết bị (trừ các thiết bị đo các yếu tố môi trường) trong quá trình
nuôi cá phải được sử dụng riêng biệt, được làm sạch, tẩy/khử trùng trước và sau khi
dùng.
- Không chuyển cá bệnh từ ao này sang ao khác, từ nơi nuôi ra bên ngoài trong
thời gian đang có bệnh cá.
- Không được xả nước ao nuôi có cá bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.[5]
E) Biện pháp loại bỏ và xử lý cá nhiễm bệnh hoặc chết;
Cơ sở nuôi phải có biện pháp xử lý cá bị chết đúng cách để tránh gây ô nhiễm
môi trường và lây lan bệnh dịch.
Vớt cá chết và đưa vào dụng cụ chứa không bị rò rỉ, phát tán nước/chất thải ra
môi trường bên ngoài ngay khi phát hiện.
- Phải có biện pháp xử lý cá chết thích hợp: nấu chín, ướp muối, chôn lấp kết hợp
với rải vôi hoặc chất diệt khuẩn bảo đảm không tái nhiễm cho ao nuôi và môi trường.
- Sau khi xử lý, tiêu hủy cá chết, người lao động phải vệ sinh cá nhân để tiêu diệt
mầm bệnh.

44
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Cơ sở nuôi cá phải ghi chép vào biểu mẫu: ngày, số lượng cá chết, biện pháp xử
lý và người xử lý.[5]
F) Biện pháp xử lý khi có dịch bệnh bùng phát và quy trình ngăn ngừa dịch
bệnh lan rộng.
Khi phát hiện cá nuôi có những dấu hiệu bất thường/ bị bệnh, cơ sở nuôi cá phải
thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất.
- Cơ sở nuôi cá phải phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp
ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Phải khử trùng nước trong ao nuôi cá bị bệnh; tẩy trùng, sát khuẩn, xử lý bùn
đáy; diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao nuôi
Cơ sở nuôi cá phải ghi chép về ngày xảy ra bệnh dịch; ngày dập dịch, khử trùng;
tên bệnh và các biện pháp dập dịch, khử trùng; hóa chất đã sử dụng và liều dùng.
Khi cá có hiện tượng bất thường, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và có
biện pháp xử lý kịp thời. Để phòng bệnh cho cá, định kỳ dùng vôi bột hòa với nước và
tạt đều khắp ao với liều lượng 20 - 30 kg/1.000m2 nước. Có thể dùng các loại chế phẩm
vi sinh để cải thiện chất lượng nước ao nuôi.[4]
2.6.7 Phân biệt ao nuôi áp dụng GAP, Quản lý dịch hại và động vật quý hiếm
2.6.7.1 Phân biệt ao nuôi áp dụng GAP
Cơ sở nuôi cá phải thể hiện trong hồ sơ và trên thực tế để bảo đảm không có sự
nhầm lẫn giữa ao nuôi/sản phẩm nuôi theo GAP và chưa theo GAP, cụ thể như sau:
- Trong hồ sơ có:
+ Sơ đồ các ao nuôi cá đã áp dụng và chưa áp dụng GAP.
+ Các biểu mẫu ghi chép riêng cho từng ao trong quá trình áp dụng GAP từ khi
bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch cá thương phẩm. Các yếu tố đầu vào (thức ăn, kháng
sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, cá giống,...), các dụng cụ chăm sóc cũng cần được
tách biệt giữa ao áp dụng tGAP và ao chưa áp dụng GAP, kể từ khi nhập kho, bảo quản,
sử dụng, cho đến khi thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Trên thực tế, phải có hệ thống biển báo, đánh số, đánh dấu ao nuôi, kênh cấp,
kênh thoát,... để phân biệt giữa ao nuôi áp dụng GAP và ao chưa áp dụng GAP. Cơ sở

45
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

nuôi cá phải có sơ đồ ao nuôi cá áp dụng GAP, trong đó ghi rõ vị trí địa lý của ao theo
hệ thống quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000: bao gồm kinh độ (độ, phút, giây),
vĩ độ (độ, phút, giây). Nếu cơ sở nuôi chỉ có 01 ao thì chỉ cần xác định tọa độ ngay tại
tâm ao; nếu có từ 02 ao trở lên thì xác định tại 4 góc của toàn bộ khu vực ao nuôi.[4]
2.6.7.2 Quản lý dịch hại
Cơ sở nuôi cá có các biện pháp bảo đảm ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong
nơi/ao nuôi cá, kể cả động vật nuôi trên cạn, nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho các loài
động vật tự nhiên.
- Cần phân loại động vật gây hại thành các nhóm: 1) loài quý hiếm cần bảo vệ
(chim, rùa, rái cá, rắn,...); 2) loài hoang dã được phép bắt dùng làm thực phẩm; 3) loài
có hại nhưng không sử dụng biện pháp tiêu diệt bằng hóa chất (chuột,...); 4) loài có thể
diệt bằng hóa chất (các loại vi sinh vật gây bệnh).
- Việc kiểm soát, ngăn ngừa địch hại đối với cá nuôi dựa trên nguyên tắc chung
là: 1) không gây chết đối với động vật quý hiếm; 2) không bắt, không gây chết vô cớ
đối với động vật tự nhiên; 3) có thể dùng bẫy bắt chuột nhưng không gây chết bằng
thuốc độc; 4) có thể dùng hóa chất để diệt mầm bệnh và động vật gây hại khi tiến hành
cải tạo đáy ao, chuẩn bị ao nuôi.
Cơ sở nuôi cá phải có biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự xâm nhập của động
vật nuôi (chó, mèo, ngỗng, vịt...).
2.6.7.3 Bảo vệ động vật quý hiếm
Cơ sở nuôi cá phải sử dụng biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ và không gây
chết đối với những loài động vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện
trong vùng nuôi.
Khi có sự xuất hiện của chúng cần áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết và báo
cáo cho tổ chức bảo vệ động vật hoang dã biết để phối hợp cùng bảo vệ. Có hiểu biết về
những loài động vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, kể cả các loài di cư có khả năng xuất
hiện tại địa bàn cơ sở nuôi cá.

46
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch


2.7.1 Thu hoạch
- Cơ sở nuôi cá phải thu hoạch sản phẩm thủy sản tại thời điểm thích hợp để bảo
đảm an toàn thực phẩm, cụ thể: chỉ được thu hoạch khi thời gian ngừng sử dụng các hóa
chất và kháng sinh nằm trong danh mục hạn chế sử dụng bảo đảm theo đúng yêu cầu
của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý. Một tháng trước khi thu hoạch cá phải kiểm tra
dư lượng thuốc kháng sinh. Sau vụ nuôi 8 - 10 tháng, cá đạt cỡ 0,7 - 1,5kg. Việc thu
hoạch cá đôi khi phụ thuộc vào hợp đồng với các nhà chế biến xuất khẩu và cũng phụ
thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa. Trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày, phải giảm 32 lượng
thức ăn và ngưng hẳn vào trước ngày thu hoạch.
- Cơ sở nuôi cá sử dụng phương pháp thu hoạch phù hợp, dùng lưới kéo bắt từ từ
cho đến hết, nên thu hoạch cá trong một thời gian ngắn, hạn chế cá bị xây xát, tróc vảy;
giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ cá chết khi thu hoạch, vận chuyển. Tùy theo yêu cầu của
người mua cần vận chuyển cá sống, hoặc rửa sạch, ướp đá thì khi thu hoạch cần thực
hiện theo nguyên tắc Nhanh - Lạnh - Sạch. Để vậy thì cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ nhân
lực và dụng cụ đánh bắt cá, thùng chứa cá. Dụng cụ sử dụng trong quá trình thu hoạch
phải được làm sạch và không lây nhiễm mầm bệnh.
Cơ sở nuôi cá phải ghi chép thông tin về thu hoạch ở từng ao nuôi, thông tin bao
gồm: ngày thu hoạch; ký hiệu ao nuôi; sản lượng, kích cỡ khi thu hoạch; khách hàng
(tên, địa chỉ, khối lượng mua). Biểu mẫu được trình bày ở Phụ lục 11
2.7.2 Vận chuyển
Cơ sở nuôi cá không được dùng các hóa chất và kháng sinh nằm trong danh mục
hạn chế sử dụng để bảo quản sản phẩm. Trong quá trình vận chuyển phải áp dụng các
điều kiện vận chuyển phù hợp để bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong trường hợp phải
bảo quản cá tươi, không được dùng các loại hóa chất hoặc thuốc đã bị cấm sử dụng,
không đổ cá thành lớp quá cao làm lớp bên dưới bị đè bẹp và nhanh bị hư thối, biến
chất. Nếu phải dùng nước đá để vận chuyển thì nước đá phải được sản xuất từ nguồn
nước sạch.

47
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Cơ sở nuôi cá phải lập và lưu trữ hồ sơ ghi chép về quá trình vận chuyển, thông
tin bao gồm: ngày vận chuyển; phương tiện và điều kiện vận chuyển; khối lượng vận
chuyển; người vận chuyển; điểm đến/khách hàng.
2.7.3 Xử lý sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch, cơ sở nuôi cá phải bơm bùn thải vào vị trí thích hợp, bảo đảm
không bị rò rỉ và gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh.
Các bước tẩy trùng, cải tạo ao nuôi trước khi nuôi vụ mới được thực hiện theo
quy trình nuôi đã có trong kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản sau mỗi vụ nuôi phù hợp
với điều kiện cụ thể.
Thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ phù hợp với từng đối tượng nuôi và điều kiện cụ
thể.
Cơ sở nuôi cá phải lập, lưu trữ hồ sơ ghi chép về các hoạt động cải tạo, tẩy trùng,
xử lý nước thải, bùn thải và thời gian ngừng/ nghỉ giữa 2 vụ.

2.8 Quản lý và xử lý chất thải


2.8.1 Cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở nuôi cá
- Cơ sở nuôi cá phải liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên, môi
trường để được hướng dẫn làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo
vệ môi trường, hoặc Đề án bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
- Quá trình xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ
môi trường/đề án bảo vệ môi trường phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư xung
quanh. Nội dung của báo cáo phải được niêm yết công khai để cộng đồng giám sát việc
thực hiện.
Cơ sở nuôi phải có ghi chép về các hoạt động/biện pháp đã thực hiện để bảo vệ
môi trường.
2.8.2 Quản lý nước thải
- Cơ sở nuôi cá phải có biện pháp hoặc công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong
quá trình nuôi. Nước thải ra ngoài môi trường phải nằm trong giới hạn cho phép, theo
quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

48
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Đối với ao nuôi cá tra, nước thải ra ngoài môi trường phải nằm trong giới hạn
cho phép được trình bày trong Phụ lục 12.
- Cơ sở nuôi cá phải có ghi chép kết quả kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ
(hằng tuần đối với vụ nuôi dưới 4 tháng hoặc hằng tháng đối với vụ nuôi trên 4 tháng),
ngày thải nước.
 Xử lý nước thải
Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của vùng nuôi, quy mô diện tích đất và điều kiện
đầu tư, có thể xây dựng hệ thống xử lý môi trường trong nuôi thủy sản.
Dạng xử lý tự nhiên
Có thể áp dụng tại các vùng có quy mô diện tích rộng với tỷ lệ diện tích 1:1. Cụ
thể, 1 hécta ao nuôi thủy sản mật độ 20 - 25 con/m2 cần 1 hécta ao lắng sinh học. Thời
gian nước thải sau tồn lưu và tự lắng từ 2 đến 3 ngày sẽ theo cống xả thoát ra ngoài đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường.
Dạng xử lý tự nhiên phối hợp với cây lục bình
Diện tích ao xử lý trồng lục bình chiếm 1/3 tổng diện tích ao nuôi. Khả năng giữ
lại các chất lơ lửng của cây lục bình khá cao, đồng thời cây còn hấp thu chất ô nhiễm
làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường của nước thải ao nuôi. Thời gian tồn lưu nước
thải trong ao xử lý khoảng 2 - 3 ngày.
Dạng xử lý sinh học phối hợp với cơ học
Diện tích ao xử lý dạng mẻ (hệ thống xử lý) chiếm 1/4 tổng diện tích ao nuôi.
Nước thải sẽ được chảy tràn tự nhiên hay được bơm vào các ao xử lý vì lượng nước thải
phát sinh hằng ngày tối đa là 1/4 ao. Nước thải trong ao xử lý sẽ được sục khí liên tục
để cung cấp ôxy cho vi sinh vật phân hủy chất ô nhiễm và thời gian tồn lưu là 24 giờ.
Cần lưu ý: Bùn thải sau mỗi vụ nuôi không được bơm, hút thải trực tiếp ra sông,
kênh, rạch. Có thể xử lý bằng hình thức bơm, hút vào các hố lắng, diện tích đất trống
hoặc các ao xử lý. Ngoài ra, để làm tăng hiệu quả xử lý môi trường của các phương án
nêu trên, giảm chi phí bơm nước, giảm lượng nước đầu ra có thể đào ao xử lý sâu hơn,
giảm mật độ nuôi, sử dụng một số chế phẩm (Eco, EM,...) dùng để xử lý ngay trong ao

49
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

nuôi theo từng đợt nhằm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải trước khi qua ao xử lý và
làm tăng hiệu quả xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường xung quanh. [1]
2.8.3 Quản lý chất thải
- Cơ sở nuôi cá phải thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo
quy định hiện hành.
- Hệ thống thu gom, phân loại, tập kết và xử lý chất thải: căn cứ vào mức độ
nghiêm trọng, phương thức gây hại của các loại tác nhân gây hại đối với thủy sản, con
người và môi trường, có thể phân loại chất thải thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm chất thải đặc biệt nguy hại: gồm cá chết, bao bì chứa đựng kháng sinh,
hóa chất, chế phẩm sinh học, chất thải nhà vệ sinh, rong tảo, xăng, dầu rò rỉ,...
+ Nhóm chất thải nguy hại: gồm chất thải thực phẩm từ nhà bếp, nước thải sinh
hoạt,...
+ Nhóm chất thải ít nguy hại: gồm bao bì đựng thức ăn, rác thải sinh hoạt, cỏ
dại,...
 Xử lý chất thải
- Đối với chất thải là kháng sinh, hóa chất hết hạn, không bảo đảm chất lượng và
bao bì tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh, hóa chất, phải thu gom, chứa trong dụng cụ
chuyên dùng, không bị rò rỉ, phát tán chất thải, mùi ra môi trường bên ngoài và được
loại bỏ bằng cách gửi trả nhà cung cấp hoặc ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép vận
chuyển, xử lý, tiêu hủy. [1]
- Đối với chất thải hữu cơ có thể phát sinh mầm bệnh như cá bệnh/chết, thực
phẩm thừa,... phải được thu gom, loại bỏ kịp thời để không lây lan mầm bệnh tại nơi
nuôi cá và môi trường bên ngoài.
- Đối với chất thải rắn thông thường có thể tái chế (giấy/bao bì, vỏ chai, sắt
vụn,...), chất thải thông thường không thể tái chế (gốm, mảnh sành,...) thì phải thu gom
và loại bỏ.
- Không được đốt rác, bao bì nylon trên bờ ao.

50
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Cơ sở nuôi cá phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc xử lý chất thải nguy
hại theo biểu mẫu ở Phụ lục 13.
- Phải giữ phiếu thu tiền vệ sinh hằng tháng/hằng quý hoặc có phương án thu
gom, xử lý thuận tiện và phù hợp với vị trí, điều kiện nơi nuôi cá.
Cơ sở nuôi cá phải ghi chép thông tin hoặc có giấy tờ chứng minh về việc xử lý
chất thải nguy hại như: giấy nhận lại chất thải nguy hại của đại lý hoặc bảng ghi chép
với nội dung bao gồm: ngày xử lý/đưa đi xử lý/trả lại đại lý; tên và số lượng/khối lượng
sản phẩm xử lý/trả lại đại lý; phương án xử lý; người hoặc đơn vị xử lý/nhận.

2.9 Người lao động


2.9.1 Sử dụng người lao động
2.9.1.1 Tuổi người lao động
- Trang trại nuôi cá không sử dụng người lao động làm thuê dưới 15 tuổi.
- Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, trang trại nuôi cá
phải:
+ Có hợp đồng lao động với chữ ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật
của người lao động. Nội dung hợp đồng cần thể hiện rõ: tổng số giờ làm việc không quá
8 giờ/ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không gây hại đến sức khỏe, chỉ giao làm
những việc nhẹ, không giao những việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm như khiêng vác máy
bơm/thức ăn, nạo vét bùn, lắp dây điện..., không gây ảnh hưởng đến việc học tập hay
làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.
+ Có bản mô tả công việc.
+ Người lao động xác nhận về việc chủ cơ sở đã tuân thủ các nội dung thực hiện
của hợp đồng.[4]
- Trang trại phải có hồ sơ của tất cả người lao động: Lưu danh sách (tên; ngày,
tháng, năm sinh; quê quán; quan hệ với chủ hộ), bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân
và hợp đồng lạo động của tất cả người lao động.

51
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.9.1.2 Quyền và chế độ của người lao động


- Người lao động ở trang trại nuôi cá được phép thành lập hoặc tham gia các tổ
chức đoàn thể hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của họ mà không bị chủ trang trại nuôi can
thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.
- Người lao động ở trang trại nuôi cá không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn
giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác:
+ Nội quy của cơ sở nuôi cần được xây dựng và treo/dán ở nơi mọi người dễ nhận
biết để cùng thực hiện.
+ Đối với trang trại nuôi cá sử dụng trên 10 lao động, có thể xây dựng Thỏa ước
lao động tập thể và phổ biến rộng rãi cho người lao động.
- Người lao động làm việc ngoài giờ ở trang trại nuôi cá phải có sự thỏa thuận,
với số giờ không vượt quá mức tối đa (200 giờ/năm) và được trả tiền làm thêm giờ theo
quy định hiện hành.
2.9.2 An toàn lao động và sức khỏe người lao động
2.9.2.1 Điều kiện làm việc
- Trang trại nuôi cá phải bố trí nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi giữa giờ, môi trường
sống an toàn và hợp vệ sinh cho người lao động. Nhà vệ sinh được bố trí hợp lý để người
lao động có thể sử d ụng trong quá trình làm việc tại nơi nuôi. [1]
- Trang trại nuôi cá phải:
+ Cung cấp miễn phí và sẵn có tại nơi nuôi các trang bị bảo hộ cho người lao
động để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Có sẵn phương tiện, trang bị cần thiết để ứng phó với tình trạng khẩn cấp có
thể xảy ra và sơ tán/cấp cứu người bị nạn.
2.9.2.2 An toàn lao động
- Vệ sinh các nhân:
+ Cung cấp tài liệu hướng dẫn về vệ sinh cá nhân cho người lao động.
+ Huấn luyện người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và lưu giữ
hồ sơ huấn luyện, đào tạo.
+ Bố trí nhà vệ sinh và khu rửa tay cho nhân viên.

52
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Có bẳng phân tích mối nguy (đánh giá rủi ro) hiện hành dựa trên luật định của
địa phương, vùng và quốc gia cũng như các nghị định trong lĩnh vực nuôi trồng.
- Dụng cụ, trang thiết bị và các thủ tục khi xảy ra tai nạn:
+ Hộp thuốc y tế dùng cho sơ cứu cần được đặt ở gần nơi làm việc.
+ Phải có những tấm biển cảnh báo chỉ những mối nguy hiểm tiền tàng như: các
hố rác thải, các loại máy móc, nguồn điện, H2S…
+ Có thủ tục bằng văn bản mô tả các bước cần thực hiện khi có trường hợp khẩn
cấp hay tai nạn, các chăm sóc người bị nan. Các thủ tục phải nêu rõ tên của người cần
liên hệ, vị trí gần nhất của các thiết bị liên lạc, bảng danh sách các số điện thoại liên
quan cập nhật nhất (cảnh sát, cứu thương bệnh viện, cứu hỏa) và chúng có thể truy cập
mọi lúc.
- Thiết bị và quần áo bảo hộ:
+ Các bộ quần áo bảo hộ (ủng cao su, quần áo không thấm nước, áo khoác, mũ,
nón lá chống mưa nắng, găng cao su, khẩu trang, áo phao hoặc phao cứu sinh…) phù
hợp với những chỉ dẫn trên bao bì và ở tình trạng sử dụng tốt.
+ Có các quy định hoặc các đề nghị về việc sử dụng các thiết bị và đồ bảo hộ
tương ứng cho người lao động. [1]
2.9.2.3 Sức khỏe người lao động
- Trang trại nuôi cá phải có bằng chứng chứng minh đã đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm
y tế cho người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. [4]
- Người lao động xác nhận là có được nghỉ việc khi bị ốm để chữa trị và nghỉ
ngơi.
- Trang trại nuôi cá phải có các hành động kịp thời khi xảy ra tai nạn và có biện
pháp phòng ngừa tai nạn tương tự.
- Cần ghi chép tất cả tai nạn xảy ra, các hành động giải quyết cụ thể (bao gồm
tên, loại tai nạn, ngày xảy ra, biện pháp xử lý đã thực hiện, kết quả, hóa đơn thanh toán
tiền thuốc, v.v.), bao gồm cả kế hoạch phòng ngừa tai nạn tương tự.

53
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Người lao động ở trang trại nuôi cá khi được phỏng vấn sẽ xác nhận mức độ
khẩn trương cấp cứu người lao động khi bị tai nạn.
2.9.3 Hợp đồng và tiền lương (tiền công)
2.9.3.1 Thử việc và hợp đồng
- Trang trại nuôi cá phải bảo đảm thời gian thử việc tối đa đối với người lao động
không được vượt quá thời gian quy định của Bộ luật lao động. Người lao động xác nhận
trang trại nuôi ký hợp đồng ngay sau thời gian thử việc nếu họ đáp ứng yêu cầu. Thời
gian thử việc không quá thời gian quy định của Bộ luật lao động:
+ 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật
từ cao đẳng trở lên;
+ 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật
trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp;
+ 06 ngày làm việc đối với công nhân, nhân viên và các công việc khác.
- Trang trại nuôi cá phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với tất cả người lao
động thường xuyên (người lao động giữ 01 bản), trừ trường hợp thuê người lao động
thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng. Trường hợp người lao động là
thành viên trong gia đình của chủ trang trại nuôi thì không cần phải ký hợp đồng lao
động.
- Trang trại nuôi cá phải có thỏa thuận thử việc, có chứng từ về việc trả lương thử
việc.
2.9.3.2 Tiền công và tiền lương
- Trang trại nuôi cá phải có bảng chấm công và bằng chứng về việc trả đủ tiền
công, tiền lương bằng tiền mặt (không trả lương bằng sản phẩm như trả bằng tôm, cá,
khoai, lúa, v.v. khi chưa được sự chấp thuận của người lao động) và theo phương thức
thuận tiện nhất cho người lao động. Khi được phỏng vấn, người lao động sẽ xác nhận
có đúng với thực tế mà họ đã được nhận hay không.
- Tiền lương tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định tại thời điểm trả lương và phải được trả hằng tháng.

54
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Trang trại nuôi cá có chứng từ chứng minh đã trả đủ tiền công ngay sau khi
người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng đã kết thúc công
việc.
- Trang trại nuôi cá phải có hợp đồng lao động, bảng lương/danh sách trả lương
thể hiện tiền lương hằng tháng của người lao động.
2.9.4 Đào tạo
- Người quản lý nơi nuôi cá phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp
phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản bởi giảng viên/chuyên
gia/cán bộ quản lý thủy sản địa phương đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ đào
tạo.
- Người lao động làm việc tại trang trại nuôi cá phải được tập huấn và áp dụng
đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động.
- Ngườ giảng dạy/đào tạo cho người lao động có thể là người quản lý đã được
cấp chứng nhận đào tạo hoặc giảng viên/ chuyên gia/ cán bộ quản lý thủy sản địa phương
được cấp chứng chỉ GAP của Tổng cục Thủy sản.
- Trang trại nuôi cá phải lưu danh sách tập huấn (có xác nhận của người giảng
dạy) hoặc giấy chứng nhận đã đạt kết quả đào tạo có tên người lao động. Việc hiểu biết
của người lao động còn được đánh giá thông qua việc phỏng vấn, quan sát các hoạt động
ở thực tế và kiểm tra hồ sơ.[5]

2.10 Kiểm tra nội bộ


- Kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bẳng kiểm tra đánh giá.
- Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhấn sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm
vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Các hồ sơ kiểm tra nội bộ hoặc bảng kiểm tra (đột
xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

55
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.11 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


2.11.1 Đối với khách hàng
- Phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cấu
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và các nhân sản xuất phải có trách nhiệm
giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết
vào hồ sơ.
- Mẫu đơn khiếu nại phải bao gồm thông tin lô hàng (tên sản phẩm,
ngày/tháng/năm mua hàng, số lượng, mô tả sản phẩm, điều kiện vận chuyển hay bảo
quản, khối lượng, trọng lượng,…) và phải gửi kèm theo kết quả thử nghiệm.
2.11.2 Đối với người lao động
- Người lao động có quyền góp ý, khiếu nại với trang trại nuôi cá về các vấn đề
liên quan đến quyền lao động và điều kiện làm việc. Chủ trang trại nuôi cá phải có các
hình thức thích hợp để tiếp nhận ý kiến của người lao động:
+ Có hòm thư góp ý đặt tại trang trại nuôi để người lao động có kênh bày tỏ
những mong muốn, nguyện vọng, khó khăn của họ (hằng ngày chủ trang trại nuôi phải
kiểm tra hòm thư, lưu hồ sơ và trả lời một cách xây dựng, có trách nhiệm; không được
trù dập người đóng góp ý kiến).
+ Nếu không có hòm thư góp ý, chủ trang trại nuôi có thể tổ chức các cuộc họp
định kỳ hằng tháng với người lao động. Biên bản cuộc họp được ghi lại để đối thoại và
giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lao động và các điều kiện làm việc ở cơ sở
nuôi.
+ Chủ trang trại nuôi cá phải lưu lại các Biên bản họp, các thư gửi đến hòm thư
góp ý. Người lao động sẽ xác nhận các thông tin này khi được phỏng vấn.
- Trang trại nuôi cá phải xem xét, phản hồi hoặc giải quyết các kiến nghị, khó
khăn mà người lao động nêu ra:
+ Các góp ý, khiếu nại cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng và được người
lao động ở trang trại nuôi cá xác nhận khi được phỏng vấn.
+ Có bảng thống kê các trường hợp đã góp ý, khiếu nại, thời điểm tiếp nhận, xử
lý và phương án giải quyết/ phản hồi đã thực hiện, kèm theo các bằng chứng.

56
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.11.3 Đối với cộng đồng


- Trang trại nuôi cá phải lường trước mâu thuẫn trong cộng đồng để có giải pháp
phòng tránh, giải pháp giải quyết xử lý ngay khi xảy ra mâu thuẫn đối với các trang trại
nuôi thủy sản liền kề và cộng đồng xung quanh. Trường hợp chưa xảy ra/không có mâu
thuẫn, trang trại nuôi cá vẫn cần tổ chức họp với cộng đồng 1 năm/lần.
- Trang trại nuôi cá phải lưu giữ kết quả giải quyết khiếu nại, mâu thuẫn với cộng
đồng xung quanh:
+ Có hồ sơ lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày, giờ cụ thể và lộ trình phản hồi.
+ Có chương trình và biên bản họp có chữ ký của đại diện chính quyền và ít nhất
một tổ chức đoàn thể địa phương hoặc một tổ chức xã hội dân sự có uy tín xác nhận khi
tổ chức họp với cộng đồng.
2.12 Lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc, thu hồi sản phẩm.
2.12.1 Tài liệu hướng dẫn
Cơ sở nuôi cá phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần
thực hành trong quá trình nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở
nuôi và thuận tiện cho việc tham khảo, áp dụng tại nơi nuôi. Cụ thể cần bao gồm:
- Phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mối nguy gây mất an
toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường, an toàn lao động trong nuôi
trồng thủy sản;
- Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản;
- Kiểm tra chất lượng nước nuôi;
- An toàn cho người lao động và vệ sinh;
- Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn và xử lý nước thải;
- Thu hoạch và xử lý nơi nuôi sau thu hoạch;
- Xử lý nước thải, bùn thải sau thu hoạch;
- Biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật trong Sách Đỏ và sinh vật gây
hại;
- Quy định không phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc.

57
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

2.10.2 Hồ sơ
Cơ sở nuôi cá phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện
trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản, cụ thể cần có sẵn các hồ sơ sau:
(1) Hồ sơ pháp lý;
(2) Hồ sơ tập huấn người quản lý và người lao động (bao gồm giấy chứng nhận
đã đạt kết quả đào tạo của người quản lý);
(3) Hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định
(4) Hồ sơ sử dụng lao động, an toàn và sức khỏe người lao động, tiền công/tiền
lương và các vấn đề cộng đồng theo quy định
(5) Hồ sơ kiểm soát lưu chuyển thủy sản nuôi;
(6) Hồ sơ bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định
(7) Hồ sơ quản lý sức khỏe thủy sản theo quy định
(8) Các ghi chép và đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn xuất đi (nếu có).
Các hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường từ (1) đến (4) phải được lưu trữ cho đến
khi có sự thay đổi. Các hồ sơ liên quan đến sản phẩm. thủy sản (cá) từ (5) đến (8) phải
được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau khi thu hoạch.
Hồ sơ lưu trữ và cập nhật (được xem xét hàng năm) về đánh giá rủi ro (ở mức độ
quốc gia, địa phương, hoặc từng hộ sản xuất cá thể) bao gồm: các yếu tố vệ sinh của quá
trình sản xuất thực phẩm.[4] Hồ sơ cũng là kết quả trực tiếp về:
2.10.3 Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Do đó, hồ sơ được lập
chi tiết từ công đoạn sản xuất đến công đoạn tiêu thụ sản phẩm, gồm các biện pháp:
- Các thùng chứa sản phẩm đã đóng gói cần có nhãn hiệu rõ ràng để có thể truy
nguồn gốc, xuất xứ hoặc địa điểm sản xuất ra loại nông sản đó, mã số của lô sản xuất,
lập hồ sơ và lưu trữ.
- Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có hồ sơ lưu ghi ngày tháng và địa điểm giao
hàng.
- Sản phẩm sản xuất phải được ghi rõ địa điểm, mã số, thời điểm sản xuất và lưu
hồ sơ.

58
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm, thì cần cách ly
lô sản phẩm đó, ngừng phân phối hoặc thông báo tới người tiêu dùng nếu họ đã mua sản
phẩm.
- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm
đồng thời lưu lại biên bản.
Thu hồi sản phẩm
- Thu hồi sản phẩm khi:
+ Ghi nhãn, logo không đúng hạn.
+ Quá thời gian bảo quản.
+ Bị hư hỏng trong quá trình bảo quản vận chuyển
+ Có chất cầm hoặc tác nhân gây ô nhiễm xuất hiện.
+ Sản phẩm xuất khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, tổ chức
quốc tế thông báo có chất gây hại đến sức khỏe của con người.
+Không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn mà cơ sở kinh doanh đặt ra.
- Hình thức xử lý:
+ Khắc phục lỗi ghi nhãn, lỗi logo (do in ấn sai); trường hợp ghi nhãn, logo chưa
đúng quy định và có các vi phạm khác thì lô hàng sẽ bị tiêu hủy hoặc chuyển mục đích
sử dụng.
+ Chuyển mục đích sử dụng đối với lô hàng hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp
với mục đích sử dụng ban đầu, tiêu chuẩn đặt ra nhưng không gây mất an toàn đối với
sức khỏe và môi trường.
+ Tiêu hủy lô hàng bị hư hỏng, có chất gây mất an toàn sức khỏe môi trường vượt
quá quy định.

59
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bảng 11 Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi cá[5]
STT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép
1 Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥20
2 pH 7-9
3 Độ kiềm mg CaCO3/l 60-180
4 NH3 mg/l ≤0.3
5 H2 S mg/l ≤0.05
6 Nhiệt độ O
C 25-32

Phụ lục 2
- Thành phần thức ăn
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu có
sẵn ở địa phương. Tùy theo giá sản phẩm mà quyết định tỷ lệ (%) các thành phần nguyên
liệu phối chế để có hàm lượng đạm của công thức thích hợp cho hoạt động tăng trưởng
và tính hiệu quả của mô hình.
Thức ăn tự chế
Có thể phối trộn thức ăn từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương theo bảng
bên dưới.

60
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Hình 2 Một số công thức thức ăn tự chế dùng để nuôi cá tra bằng nguyên liệu sẳn có
(tính cho 10kg thức ăn)
Các nguyên liệu trên được xay nhuyễn, trộn đều, nấu chín.
Thức ăn công nghiệp
Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của cá nuôi mà sử dụng thức ăn viên có
hàm lượng đạm thích hợp khoảng 18 - 30%. Nếu dùng thức ăn công nghiệp, trong 2
tháng đầu mới thả nuôi thì cho cá ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 28-30%, các tháng
tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm xuống 24-26%; hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn
có hàm lượng đạm 18-22%. Đồng thời, để tăng sức đề kháng cho cá cần bổ sung thêm
vitamin C với lượng 1-2 g/kg thức ăn. Cho cá ăn 2 lần/tuần. Thức ăn công nghiệp được
tính toán và phối chế các thành phần và hàm lượng dinh dưỡng cân đối, phù hợp cho
từng giai đoạn của cá. Cả thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế phải tuân theo quy
định không được chứa các loại hóa chất hoặc kháng sinh đã bị cấm và chất kích thích
tăng trưởng.
Bảng 12 Khẩu phần và hạm lượng đạm trong thức ăn cho cá nuôi ở các kích cỡ khác
nhau[1]
Trọng lượng cá (g) Khẩu phần (%/trọng lượng) Hàm lượng đạm (%)
12-200 8-10 28-30

61
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

200-300 6-7 26-28


300-700 4-5 22-26
800-1.100 1.5-3 18-22

Phụ lục 3
Bảng 13 Danh mục sản phẩm hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng[5]
STT Tên hóa chất, kháng sinh
1 Aristolochia spp. và các chế phẩm từ chúng
2 Chloramphenicol
3 Chloroform
4 Chlorpromazine
5 Colchicine
6 Dapsone
7 Dimetridazole
8 Metronidazole
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
11 Ronidazole
12 Green Malachite (Xanh Malachite)
13 Ipronidazole
14 Các Nitroimidazole khác
15 Clenbuterol
16 Diethylstilbestrol (DES)
17 Glycopeptides
18 Trichlorfon (Dipterex)
19 Gentian Violet (Crystal violet)
20 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và
Bắc Mỹ)

62
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

21 Trifluralin
22 Cypermethrin
23 Deltamethrin
24 Enrofloxacin

Phụ lục 4
Bảng 14 Danh mục sản phẩm hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng nhưng không
được vượt quá giới hạn cho phép[5]

STT Tên hóa chất, kháng Dư lượng tối đa (MRL)


sinh (ppb)

1 Amoxicillin 50

2 Ampicillin 50

3 Benzylpenicillin 50

4 Cloxacillin 300

5 Dicloxacillin 300

6 Oxacillin 300

7 Oxolinic Acid 100

8 Colistin 150

9 Diflubenzuron 1000

10 Teflubenzuron 500

11 Emamectin 100

12 Erythromycine 200

13 Tilmicosin 50

14 Tylosin 100

63
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

15 Florfenicol 1000

16 Lincomycine 100

17 Neomycine 500

18 Paromomycin 500

19 Spectinomycin 300

20 Chlortetracycline 100

21 Oxytetracycline 100

22 Tetracycline 100

23 Sulfonamide (các loại) 100

24 Trimethoprim 50

25 Ormetoprim 50

26 Tricainemethanesulfonate 15-330

27 Danofloxacin 100

28 Difloxacin 300

29 Ciprofloxacin 100

30 Sarafloxacin 30

31 Flumequine 600

Phụ lục 5
Bảng 15 Biểu mẫu ghi chép chất lượng nguồn nước cấp

Ngày- Oxy hòa tan pH Nhiêt NH3 Độ H2S


tháng- (mg/l) độ (OC) (mg/l) kiềm (mg/l)
năm (mg/l)
Sáng Chiều Sáng Chiều

64
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Phụ lục 6
- Tên của cơ sở nuôi:
- Họ và tên của chủ cơ sở nuôi:
- Địa chỉ cơ sở nuôi:
- Điện thoại
- Tổng diện tích cơ sở nuôi (m2): Trong đó
Tổng diện tích ao nuôi (m2):
Tổng diện tích chứa bùn thải (m2):
- Đối tượng nuôi: - Thời gian nuôi:
Phụ lục 7
Bảng 16 Biểu mẫu ghi chép giống thả cho cơ sở nuôi
Tên vả Số giấy
Ngày – địa chỉ chứng
Diện tích Kích cỡ Mật độ
tháng - Mã số ao cơ sở nhận
ao giống thả thả
năm bán kiểm
giống dịch

Phụ lục 8[1]


a) Giai đoạn mới nhập giống (1-2 tuần đầu tiên)
- Kích cỡ trung bình của cá tra giống từ 10g-30g/con (tương đương 33-100
con/kg)
- Trước khi nhập cá giống cần đánh giá: ngoại hình cá, sức khỏe cá (dấu hiệu
nhiễm khuẩn, ký sinh trùng) và bồi bổ để tăng sức đề kháng trước khi vận chuyển.

65
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

- Khi thả cá giống ao ngày 1-3 cần kiểm tra sức khỏe cá và xử lý theo bảng bên
dưới.
Bảng 17 Các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe cá giống và hướng xử lý sau khi thả nuôi

Đặc điểm Tiết Khô Bong Xuất huyết, Phù đầu, lồi mắt (tuần
nhiều da da hoại tử cơ đầu)

nhớt
Hướng xử lý

Nhẹ  
Cấp độ    
Trung bình

Nặng     

APA LS 600H+ APA LS 600 H hoặc Max clear


Muối hột (20 – 30 kg/ 1000 + muối hột hoặc APA Blue No 1 tùy
m3) theo tình trạng mà có thể xử lý liên tục 2-
3 ngày
Môi trường
Xử lý APA LEVO + APA COTRIM 48 APA
BETACAN
Cho ăn
*Liều cho ăn theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì

Sau 2-3 ngày cá bắt đầu hồi phục và quen với môi trường ao mới, bắt đầu ăn mồi,
kiểm tra cá và cho ăn dinh dưỡng bổ sung như bảng bên dưới. Ở giai đoạn này do cá
mới nhập nên việc cho ăn dinh dưỡng đầy đủ giúp cá hồi phục nhanh, nhanh thích nghi
với ao mới, nhanh tăng trưởng về sau.
Bảng 18 Chế độ cho ăn phục hồi sức khỏe cá giống sau khi thả nuôi.

Đặc Mùa thuận (tháng 4-9): thời tiết Mùa nghịch (tháng 10- 3): thời tiết
điểm thuận lợi (ấm áp, nhiệt độ ổn định, xấu (mưa lạnh, âm u, biến động nhiệt
môi ít mưa) cao)
trường

66
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Đặc Khỏe mạnh, hồi phục nhanh, bắt Yếu, lờ đờ, chưa ăn mạnh
điểm mồi tốt Dấu hiệu gan thận mù, trắng mang,
đàn cá gan sau khi bị xuất huyết.

Cách xử Cho ăn: APA MAX + APA Hạn chế hao: Tiếp tục điều trị kháng
lý BETACAN + APA VITA F + APA sinh + APA PRO
MELY Dưỡng sau khi dùng kháng sinh:
APA Liver PRO + APA LIWHITE
+ BETACAN + APA SUNZYME/
APA 6S

b) Giai đoạn nuôi tăng trưởng ( tuần thứ 2 cho đến khi cá đạt khoảng 600g)
- Bổ sung dinh dưỡng định kì
Dinh dưỡng bổ sung có vai trò quan trọng đối với cá ở ao nuôi công nghiệp. Nên
định kỳ bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn, vào lúc thời tiết xấu để năng cao sức khỏe cá
chống lại các yếu tố bất lợi và dịch bệnh. Cân đối điều chỉnh cho phù hợp tình trạng của
đàn cá nuôi. Bảng bên dưới tóm tắt một số nhóm dinh dưỡng và mục đích sử dụng.
Bảng 19 Các nhóm dinh dưỡng bổ sung cho cá tra giai đoạn nuôi.

STT Nhóm dinh Chức năng Thời gian bổ sung


dưỡng

1 Nhóm sản phẩm Hổ trợ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh Hàng tuần
men tiêu hóa đường ruột. Giảm nguy cơ bệnh Khi cá kém tiêu hóa
đường ruột

Giảm hệ số FCR, giảm bệnh đường


ruột

2 Nhóm sản phẩm Tăng khả năng hoạt động của gan Hàng tuần
giải độc và hỗ trợ kích thích băt mồi và hấp thu thức Sau khi điều trị

67
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

chức năng hoạt ăn, bổ sung các chất hỗ trợ tiêu hóa,
động gan đào thải độc tố.

Phòng bênh về đường tiêu hóa

3 Nhóm sản phẩm Tăng sức đề kháng khi thời tiết thay 2 tuần/ lần
tăng sức đề kháng đổi, cá bị nhiễm bệnh hoặc sau khi Khi thời tiết kém, ao
điều trị. chuyển biến xấu.ư

Sau khi điều trị bệnh

4 Nhóm sản phẩm Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết Hàng tuần
dinh dưỡng tổng yếu mà cá không tự tổng hợp được. Bổ sung khi cá thiếu
hợp Giúp chuyển hóa dinh dưỡng, tăng dinh dưỡng, lớn
tốc độ phát triển cá. chậm

Thúc cá lớn nhanh


theo kế hoạch mùa
vụ, giá cá tăng.

5 Nhóm sản phẩm Cung cấp Sắt và vi lượng giúp tái Hàng tháng, bổ sung
bổ sung sắt tạo máu nhanh. khi cá thiếu máu,
màu sắc nhợt nhạt,
cá bị thiếu máu do
thiếu sắt, sau điều
trị.

6 Nhóm sản phẩm Cung cấp khoáng cho cá, giúp hệ Hàng tháng
khoáng trộn thức khung xương, da chắc khỏe, cá đẹp. khi cá có biểu hiện
ăn thiếu khoáng, nhất là
khi cá còn nhỏ.

Lưu ý thời gian bổ sung được tính toán dựa theo số liệu trung bình ở các ao nuôi.
Tùy thực tế có thể thay đổi.
68
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

c) Giai đoạn nuôi tăng trưởng từ 600g/con đến khi thu hoạch
Giai đoạn này thường cá ít bệnh hơn giai đoạn nhỏ, tuy nhiên cũng có cá biệt một
số ao cá lớn vẫn bị hội chứng gan thận mù do yếu tố bất lợi của thời tiết và môi trường
xuống cấp. Trong giai đoạn này cần chủ yếu tập trung thay nước và cho ăn, hạn chế dịch
bệnh dựa vào xổ kí sinh trùng kết hợp tăng cường sức đề kháng là 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tập trung thường xuyên xổ định kì 20-30 ngày/ lần, mỗi lần cho ăn 2
ngày liên tục thuốc điều trị ký sinh trùng (thường dùng trong giai đoạn này là APA
IVERMAX, APA LEVASOLE, APA FENFOR. Nếu cá bị ngoại ký sinh trùng (bám
mang, da) chạy dàn nên xử lý bẳng APA IVETEX.
Bước 2: sau khi xổ điều trị ký sinh, cho ăn kết hợp các sản phẩm sau: APA MELY
+ APA MAX + APA BETACAN + APA LACTO F hoặc nếu cá có dấu hiệu thiếu máu,
trắng gan trắng mang nên dùng APA LIVERPRO, APA LIWHITE, APA BETACAN +
APA SUZYME/APA LACTO F.
Giai đoạn này nước đáy hay dơ do cá ăn nhiều thức ăn cá thường bị nấm: có thể
Kill Algae xử lý nấm, củng cố môi trường sạch và tăng cường sức đề kháng cao cho cá
APA MELY, APA MAX, APA BETACAN… nghịch mùa cho ăn APA LIVERPRO,
APA LIWHITE, APA BETACAN … (trong trường hợp cá có dấu hiệu thiếu máu, vàng
da, vàng thịt).
Giai đoạn cực quan trọng, thay nước kỹ, cho ăn kỹ giai đoạn này ảnh hưởng nhiều
đến hệ số chuyển đổi thức ăn – FCR và chất lượng cá khi xuất bán. Để tăng tỉ lệ cá tra
có thịt fillet màu trắng bổ sung APA C MAX, APA LIVERBREST cho ăn từ 3-5 ngày
để tăng tỉ lệ T1.
Liều sử dụng của các thành phần dinh dưỡng được trình bày ở bảng dưới
Bảng 20 Liều sử dụng sản phẩm dinh dưỡng

Tên sản phẩm Chức năng Liều phòng Liều hỗ trợ


điều trị

APA MELY Bổ sung sorbitol, methionine, Bổ sung 1- 1kg sử dụng


lysine, cyanobalamin B12. 2g/kg thức ăn 30 tấn cá

69
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Phục hồi chức năng gan sau


bình phục bệnh và điều kiện bất
lợi

APA LIVER PRO Bổ sung vitamin B5, B6, Bổ sung 1- 1kg sử dụng
Glycine, sorbitol. Dưỡng gan 2g/kg thức ăn 30- 35 tấn cá
giúp gan hoạt động tốt

APA Bổ sung sorbitol, methionine, Bổ sung 1- 1kg sử dụng


LIVERBEST C, Lysine. Giải độc gan, tăng 2g/kg thức ăn 30 tấn cá
cường hoạt động đào thải.

APA MAX Bổ sung vitamin C,E Bổ sung 1- 1kg sử dụng

Tăng cường sức đề kháng, kích 2g/kg thức ăn 30 tấn cá

thích tiêu hóa bắt mồi

APA BRTACAN Bổ sung 1,3-1,6 betaglucan Bổ sung 1- 1kg sử dụng

Kích thích hệ miễn dịch tự 2g/kg thức ăn 30 tấn cá

nhiên, tăng sức đề kháng.

APA VITAF Bổ sung vitamin tổng hợp giúp Bổ sung 1- 1kg sử dụng
giúp cá giảm stress, chống 2g/kg thức ăn 30 tấn cá hoặc
shock với bất lợi môi trường, tạt chống
kích thích tăng trưởng. shock cho cá
mới thả 2000
m3

APA LIWHITE Bổ sung chất sắt hữu cơ Fe Bổ sung 1- 1kg sử dụng


fumarate, acid folic giúp ngăn 2g/kg thức ăn 30 tấn cá
ngừa thiếu máu, đặc trị hội
chứng thiếu máu, trắng gan
trắng mang trên cá.

70
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

APA SUNZME Bổ sung enzyme tiêu hóa và vi Bổ sung 1- 1kg sử dụng


sinh có lợi lactobacillius, 2g/kg thức ăn 30 tấn cá
bacillus, saccharomyces kích
thích tiêu hóa và hấp thụ thức
ăn. Chống lại vi khuẩn có hại

APA LACTO F Bổ sung saccharomyces và Bổ sung 1- 1kg sử dụng


lactobacillius reuteri và 2g/kg thức ăn 30 tấn cá
lactobacillius salivarius giúp
ổn định men đường ruột, chống
xuất huyết nội ở ruột

APA C MAX Bổ sung vitamin C và acid Bổ sung 1- 1kg sử dụng


citric giúp cá chống shock và 2g/kg thức ăn 30 tấn cá
cải thiện chức năng đề kháng

APA PRO Bổ sung enzyme tiêu hóa Bổ sung 2- 1 lít sử dụng


cellulase, amylase, protease 3ml/kg thức ăn 20 – 30 tấn cá
kích thích tiêu hóa hấp thu, ổn
định đường ruột có thể kết hợp
với kháng sinh.

Phụ lục 9 [1]


Bước 1: Cắt cữ cho ăn khi cá yếu, chức năng hệ tiêu hóa giảm sút, khả năng tiêu
hóa kém. Cắt cữ cũng tạo điều kiện cho cơ thể cá thay đổi tăng cường đáp ứng miễn
dịch. Đánh giá tình trạng sức khỏe của ao cá là khâu cực kì quan trọng.
Bước 2: Xử lý môi trường: dùng (APA LS 600H hoặc APA Blue No.1 hoặc APA
N900 …) xử lý liên tục hai ngày dể giảm mật độ của vi khuẩn gây bệnh xuống mật độ
thấp nhất. Khi môi trường có nhiều biến động xấu (mùa mưa, chuyển mùa, ô nhiễm đáy
ao) nên sử dụng thêm APA IRON VIP để làm sạch nước, APA YUCCA VIP 1/APA
DEO YUCCA để làm giảm khí độc tức thời trước khi diệt khuẩn.

71
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bảng 21 Liều sử dụng sản phẩm xử lý môi trường

Tên sản phẩm Thành phần Liều sử dụng Ghi chú

APA BLUE NO.1 Glutaraldehyde 10% 1 lít 1200 -1500 Buổi sáng 8-
3
Benzalkonium chloride m 10h

3%

APA IRON VIP Ethylenediamine 1 lít 500 -800 m3 Buổi sáng 8-


tetraacetic aicd 5% 10h

APA N900 Benzalkonium chloride 1 lít 2500 - Buổi sáng 8-


80% 3000m3 10h

APA YUCCA VIP Yucca Schidigera 50% 1 lít 6000-7000 Buổi sáng 8-
1 m3 10h hoặc chiều
15-17h

APA LS600H PVD Iodine 60% 1 lít 5000-6000 Chiều mát


m3

APA MAX Povidone Iodine 60% 1 lít 2500 -3000 Chiều mát
CLEAR m3

APA KILL L Bronopol 50% 1 lít 5000-6000 Buổi sáng 8-


ALGAE m3 10h

APA DEO Saponin từ cây Yucca 1 lít 3000-5000 Buổi sáng 8-


YUCCA Schidigera 5% m3 10h hoặc chiều
15-17h

APA IVERTEX Ivermectic 30gr 100ml cho 8000- Buổi sáng 8-

Tá dược 1 lít 10000 m3 10h

72
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bước 3: Xử lý ký sinh trùng: ao nuôi cá tra thương phẩm đều bị nhiễm ký sinh
trùng thường xuyên. Khi cá nhỏ nên xổ theo chu kỳ 2-3 tuần/ lần cho ăn liên tục 2 ngày
giảm tối đa ký sinh trùng, một số trường hợp có thể kết hợp kháng sinh với thuốc xổ.
Nên chọn thuốc xổ điều trị ký sinh trùng mang tính đặc hiệu từng nhóm loài do đó luân
phiên thay đổi thuốc theo loài ký sinh gây bệnh. Các sản phẩm được sử dụng phổ biến
cho cá Tra là APA KILL PORINE, APA FENFOR, APA LEVASOLE, APA SPORA
hoặc APA IVERMAX (cho cá 150g/con trở lên).
Bảng 22 Liều sử dụng thuốc xổ
Tên sản phẩm Thành phẩm Liều sử dụng Ghi chú
APA KILL Praziquantel 100gr 1 kg 25 30 tấn cá, Có thể kết hợp với
PORINE Tá dược 1kg chuyên về nhóm kháng sinh
sán
APA FENFOR Itraconazone 10gr 1 lít 30 tấn cá Có thể kết hợp với
Fenbendazole 50gr chuyên sổ Trùng kháng sinh (thận
Tá dược 1 lít Lông cho cá trọng với sức khỏe
cá)
APA LEVASOLE Levamisole 30% 1 lít 35 40 tấn cá
Tá dược 1 lít chuyên về giun
tròn
APA SPORA Hoạt chất cây xoan 1 lít 10 20 tấn cá
(azadirachtin) 50gr chuyên về nhóm
Tá dược 1 lít tạo bào tử
APA IVERMAX Ivermectin 70gr 1 lít 80 100 tấn cá
Tá dược 1 lít chuyên về nhóm
giun sán nội

Bước 4: xử lý kháng sinh: Tùy điều kiện ao nuôi, sức khỏe cá và mức độ nhiễm
bệnh, chọn lựa các loại thuốc kháng sinh đang nhạy tốt với vi khuẩn gây bệnh để tăng
hiệu quả điều trị và nên thay đổi kháng sinh (tránh lập lại kháng sinh đã dùng trước đó

73
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

để tránh vi khuẩn kháng thuốc). Một số công thức kết hợp thường được sử dụng như
sau: APADOXYL 40 + APA GENTA PRO, APA DOXYL 40+ APA LEVO…
Bảng 23 Liều sử dụng kháng sinh

Tên sản phẩm Thành phần Liều sử Ghi chú


dụng

APA LEVO Levofloxacin 200gr 1 lít 30 – 40 Vẫn tính theo liều đơn

Tá dược 1 lít tấn cá trên liều kết hợp, nên


phối thêm Betacan

APA COTRIM 48 Sulfadimidine 40% 1 lít 30 – 35 Vẫn tính theo liều đơn

Trimethoprim 8% tấn cá trên liều kết hợp, nên


phối thêm Betacan
Tá dược 1 lít

APA DOXY 40 Doxycyline 100gr 1 lít 45– 50 Vẫn tính theo liều đơn

Tiamuline 50gr tấn cá trên liều kết hợp, nên


phối thêm Betacan
Tá dược 1 lít

APA GENTAPRO Gentamycine 150gr 1 lít 35 – 40 Vẫn tính theo liều đơn

Tá dược 1 lít tấn cá trên liều kết hợp, nên


phối thêm Betacan

APA EBOM Erythromycin 100gr 1 lít 30 – 35 Vẫn tính theo liều đơn

Sulfamethoxzole tấn cá trên liều kết hợp, nên

100gr phối thêm Betacan

Trimethoprim 20gr

Tá dược 1 lít

APA SUPER Cefuroxim 100gr 1 lít 35 – 40 Vẫn tính theo liều đơn
CEFUR tấn cá trên liều kết hợp, nên
phối thêm Betacan

74
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Bước 5: Bổ sung dinh dưỡng: trong quá trình điều trị cá bệnh cũng như gặp thời
tiết bất lợi, cơ thể đang yếu, cần có năng lượng và các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho chức
năng cơ thể để tăng sức đề kháng, tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng, phục hồi cơ thể. Tùy
theo tình trạng của cá cần đưa dinh dưỡng bổ sung vào trước, trong hoặc sau khi điều trị
để mang lại tỷ lệ thành công cao nhất. Sử dụng sản phẩm theo như bảng Liều sử dụng
sản phẩm dinh dưỡng, thường sử dụng là kết hợp bộ 3: dinh dưỡng bổi sung/ giải độc
gan, tăng sức đề kháng và bổ sung sắt tái tạo máu.

Phụ lục 10
Bảng 24 Biểu mẫu theo dõi sinh trưởng và tỷ lệ sống
Ngày – Khối Số cá Số cá Số cá bị Mô tả Ước tỷ
tháng – lượng cá chết thất thoát bệnh dấu hiệu lệ sống
năm trung (con) (con) (con) (%)
bình
(g/con)

Phụ lục 11
Bảng 25 Biểu mẫu thu hoạch
Ngày tháng Mã số ao Khối lượng cá Sản lượng Tên và địa
năm (g/con) (tấn) chỉ cơ sở thu
mua

75
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

Phụ lục 12
Bảng 26 Chất lượng nước thải từ nuôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài[5]

STT Thông số Đơn vị Gía trị cho phép

1 pH 5.5-9

2 BOD5 (20OC) mg/l ≤50

3 COD mg/l ≤150

4 Chất rắn lơ lửng mg/l ≤50

5 Coliform MPN/100ml ≤5000

Phụ lục 13
Bảng 27 Biểu mẫu xử lý chất thải nguy hại và chất thải hữu cơ
Tên người xử lý
Số
Ngày Đơn hoặc tên người/
Danh mục chất lượng/ Phương án
tháng vị tổ chức chịu
thải Khối xử lý
năm tính trách nhiệm xử
lượng

76
Thiết lập GAP cho trang trại nuôi cá
GVHD: GS.TS Đống Thị Anh Đào

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] N. V. Sỹ, Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá nuôi thương phẩm trong ao. Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2015.
[2] Tổng cục Thủy sản, “Cá nước ngọt - Cá tra - Yêu cầu kỹ thuật.” Bộ Khoa học và
Công nghệ, 2014.
[3] Ministry of Health of Vietnam, “Prescribed Maximum Limit of Chemical and
Biological Contamination in Food,” 2010.
[4] “Quyết định Ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm
cá tra ( Pangasianodon hypophthalmus).” 2014.
[5] “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878)- Điều kiện đảm bảo vệ sinh, thú y, bảo vệ môi
trường và an toàn thực phẩm.” 2014.

77

You might also like