You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhóm 08 - Hệ Đại trà
ĐỀ TÀI
“Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò
của văn hóa trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của quan
điểm này đối việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay”

Giảng viên: ThS. Đỗ Thị Ngọc Lệ


Sinh viên thực hiện
STT Họ và tên MSSV
1 Mai Thành Trung 20133105
2 Nguyễn Đình Thành 20151163
3 Nguyễn Hoàng Nam 21144226
4
5

TP. Thủ Đức, tháng 11 năm 2022


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................

CHƯƠNG I: Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trì và vai trò của


văn hoá trong đời sống xã hội
1.1. Văn hoá là gì………………………………………………………………
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội..........
CHƯƠNG II : Ý nghĩa của quan điểm này đối việc xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện
nay
2.1. Bối cảnh thế giới và trong nước ...................................................................
2.2. Thực trạng phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất nước.......
2.3. Phương hướng, nội dung, giải pháp phát huy vai trò của văn hoá trong phát
triển theo quan điểm Hồ Chí Minh......................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất, danh nhân văn hóa của thế kỷ XX, sự thừa nhận này được xác lập dựa trên
một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Người đã cống hiến cho dân tộc, cho nhân
loại. Trong khi tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh độc lập, tự do cho Tổ
quốc, cho quyền làm người của dân tộc, đưa đất nước ta phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành lại vị trí xứng đáng
cho nền văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới.

Trong khi toàn cầu hóa kinh tế đang tạo ra những thay đổi lớn lao của bộ
mặt thế giới và làm biến đổi nhiều quan niệm truyền thống của con người thì
các vấn đề về văn hóa và chính trị toàn cầu như: Chủ nghĩa nhân đạo, hòa bình,
hợp tác và cùng phát triển cũng nổi lên trở thành nội dung trọng tâm cho các
cuộc đàm phán quốc tế.

Ở nước ta, đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công
cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề con người, văn hóa cũng
như mối quan hệ trong nền tảng của xã hội được quan tâm không ít. Một trong
những biểu hiện cụ thể đó là chủ trương phát triển xã hội đã ghi nhận được sự
đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng về vai trò của con người và văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, những biến động sâu sắc trong phạm vi toàn cầu cùng với
những diễn biến và thâm nhập đa chiều vô cùng phức tạp của đời sống xã hội
đã tạo ra nhiều thách thức mới cho văn hóa và chủ thể của nó. Đây là thời điểm,
hơn lúc nào hết, đòi hỏi người Việt Nam chúng ta phải có bản lĩnh dân tộc vững
vàng để vượt qua những cú sốc văn hóa. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc giá trị
Người và phát huy hiệu quả yếu tố con người để vận dụng sáng tạo sức mạnh
nội sinh của văn hóa - nguồn lực trụ cột, cơ bản để thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, hiệu quả hiện nay.

3
Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền
vững có nhiều điểm tương đồng với mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam của Hồ Chí Minh vạch ra từ giữa thế kỷ trước. Mặc dù, Người sống trong
thời đại nền kinh tế công nghiệp, nghĩa là chưa có nền tảng cho sự phát triển xã hội
bền vững nhưng Người đã chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng, một trí tuệ bậc thầy
hiếm thấy.

Xuất phát từ di sản tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, thực tiễn văn hóa Việt
Nam trong xu thế hội nhập, đề cao vai trò của văn hoá trong sự phát triển bền vững
vì sự tiến bộ xã hội, em xin chọn đề tài: “Phân tích quan điểm của Hồ Chí
Minh về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của
quan điểm này đối việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


* Mục đích:
Đề tài nghiên cứu, làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển đất nước, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng
vào phát triển đất nước hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với
sự phát triển đất nước
- Tổng kết quá trình phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất
nước, vận dụng những giá trị đó vào việc giải quyết một số vấn đề phát triển đất
nước hài hoà, bền vững.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển và hệ
giá trị của nó đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt lý thuyết:
Đề tài xoay quanh các quan niệm về văn hóa, quan điểm Hồ Chí Minh về vai
trò của văn hóa trong sự phát triển của đất nước.

-Giới hạn thời gian nghiên cứu 4


Qúa trình Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, tổng kết thành tựu, hạn chế, từ đó
tìm ra phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất
nước từ sau 1986 đến nay.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Quan niệm về văn hóa, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển lịch sử trong lý
luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tổng kết tình hình Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, từ đó đánh giá trị quan
niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Logic, lịch sử, so sánh, thu thập
tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá…. để hoàn thiện đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn góp phần làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò
của văn hóa, đồng thời chỉ ra những phương hướng, giải pháp để xây dựng đất nước phát
triển mạnh mẽ, bền vững.

You might also like