You are on page 1of 6

BÀI SOẠN NHI HỒI SỨC

Câu 1: Tiếp cận trẻ bệnh nặng (slide)


Câu 2: Đánh giá tri giác trẻ:
Để chẩn đoán trẻ bị hôn mê, hiện nay người ta thường sử dụng các thang điểm đánh giá AVPU
và thang điểm Glasgow cải tiến.

Thang điểm AVPU

Alert  : Tỉnh táo

Response to  Voice  : Đáp ứng với lời nói

Response to Pain : Đáp ứng với kích thích đau

Unresponsive : Không đáp ứng

Đây là thang điểm thường dùng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng đánh giá tình trạng tri
giác của bệnh nhân do đơn giản và dễ áp dụng. Khi bệnh nhân không đáp ứng với lời nói và kích
thích đau tức là bệnh nhân đã hôn mê. Tuy nhiên khi bệnh nhân không đáp ứng với kích thích
đau (tương đương với Glasgow khoảng 8 điểm) thì đã là nặng và cần chăm sóc tích cực.

Chúng ta có thể hỏi thêm bà mẹ hoặc người chăm sóc là trẻ có ngủ bất thường, khó đánh thức
hay không để xác định trẻ bị hôn mê.

Thang điểm Glasgow cải tiến

Bảng 2: Thang điểm Glasgow cải tiến

Trẻ trên 2 tuổi Trẻ dưới 2 tuổi Điểm


Trạng thái mắt  
Mở tự nhiên Mở tự nhiên 4

Mở khi gọi Phản ứng với lời nói 3

Mở khi đau Phản ứng với kích thích đau 2

Không đáp ứng Không đáp ứng 1


Đáp ứng vận động tốt nhất  
Theo nhu cầu 6
Làm theo yêu cầu
Kích thích đau:  
Kích thích đau:

Định vị nơi đau Định vị được nơi đau 5

Tư thế co khi kích thích đau Co tay đáp ứng kích thích đau 4

Tư thế co bất thường Tư thế mất vỏ não khi đau 3

Tư thế duỗi bất thường Tư thế mất não khi đau 2

Không đáp ứng Không đáp ứng 1


Đáp ứng ngôn ngữ tốt nhất    
Định hướng và trả lời đúng Mỉm cười, nói bập bẹ 5

Mất định hướng và trả lời sai Quấy khóc 4

Dùng từ không thích hợp Quấy khóc khi đau 3

Am thanh vô nghĩa Rên rỉ khi đau 2

Không đáp ứng Không đáp ứng 1


Bình thường                       : 15 điểm

Điểm Glasgow ≤ 10 điểm   : hôn mê

Điểm Glasgow ≤ 8 điểm     : nặng

Thang điểm Blantyre

Đối với trẻ nhỏ, người ta có thể thêm sử dụng thang điểm Blantyre

Bảng 3: Thang điểm Blantyre

    Điểm

Đáp ứng vận động tốt nhất Đáp ứng chích xác kích thích đau 2

Co chi khi kích thích đau 1


0
Không đáp ứng

Đáp ứng ngôn ngữ tốt nhất Khóc to bình thường


2
Rên rỉ, khóc yếu 1

0
Không đáp ứng

Cử động mắt Nhìn theo vật lạ 1

0
Không nhìn theo vật lạ

0-5
  Tổng cộng

Trẻ hôn mê nếu điểm tổng cộng < 3 điểm  


Đánh giá mức độ hôn mê

Mức độ hôn mê phụ thuộc vào mức độ rối loạn hệ thống thần kinh trung ương. Có 4 mức độ hôn
mê:

Bảng 4: Mức độ hôn mê

Mức độ Độ I Độ II Độ III Độ IV

       
Lâm sàng

- - - -
Gọi tên

+ Yếu - -
Kích thích đau

Dãn nhẹ Dãn to Dãn hết


Đồng tử Bình thường

Chậm Rất chậm - -


Phản xạ ánh sáng

Giảm Giảm nhiều - -


Phản xạ giác mạc

Chậm - - -
Phản xạ nuốt
Rối loạn hô hấp Khò khè Cheyne- Kussmaul Ngưng
Không Thở máy
Stokes thở
Không Mạch nhanh Tím tái
Rối loạn tim mạch Trụy tim mạch

Không Có Giảm Lạnh


Rối loạn thân nhiệt
Hôn mê mức độ I: hôn mê nông, do ức chế vỏ não lan rộng

Mất ý thức chưa sâu sắc: kích thích đau còn phản ứng kêu và cử động tay chân

Phản xạ ánh sáng chậm, phản xạ giác mạc giảm, phản xạ nuốt chậm

Chưa có rối loạn thần kinh thực vật

Hôn mê mức độ II: tổn thương lan xuống dưới và vùng gian não

Mất ý thức hoàn toàn: kích thích đau đáp ứng yếu hoặc không

Phản xạ ánh sáng rất chậm, phản xạ giác mạc giảm nhiều, phản xạ nuốt mất

Rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, thở khò khè, khó thở kiểu Cheyne – Stokes, rối loạn tim mạch, rối
loạn điều hòa thân nhiệt

Có thể có co cứng tay và chân duỗi mất vỏ não

Hôn mê mức độ III: tổn thương lan xuống cầu não và phần nào xuống tới hành não

Mất ý thức sâu sắc: không đáp ứng với mọi kích thích

Mất phản xạ ánh sáng, phản xạ giác mạc và phản xạ nuốt

Rối loạn thần kinh thực vật nặng: nhịp thở Kussmaul, ngừng thở, tím tái, huyết áp giảm

Có thể có duỗi cứng mất não

Hôn mê mức độ IV: rất nặng, tổn thương lan xuống hành não và tủy sống

Câu 3: Tiếp cận trẻ suy hô hấp (slide)


Câu 4: huyết áp trẻ em (ct đánh giá nhanh)

Bình thường: 80+2n

Cao: >90+2n

Hạ: <70+2n -> vào sốc

Câu 5: thông khí thể tích là gì

Thông khí áp lực là gì

Câu 6: FiO2 là gì? Cách tính fio2 qua gọng mũi ở trẻ

PO2 = Áp suất riêng phần của oxy (partial pressure of O2)

PaO2 = Áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch (partial pressure of O2  in arterial blood)

SO = O bão hòa trong bất kì mẫu máu nào. SaO = O bão hòa trong máu động
2  2  2  2 

mạch.

Tỉ lệ oxy cung cấp (FiO2) đại diện cho phần trăm oxy trong khí hít vào. Ở điều kiện
khí trời (room air), FiO2 là 21%, nhưng có thể tăng bằng liệu pháp oxy hỗ trợ. 

bình thường, FiO2 và PaO2 chênh nhau không quá 75mmHg. Tuy nhiên, thường có
một tỉ lệ sai số FiO2, nếu nghi ngờ, nên chỉ định làm lại xét nghiệm khí máu ở điều
kiện khí trời (không oxy hỗ trợ). 

Các thiết bị cung cấp oxy

Gọng mũi (kính): FiO2  < 40%. Thoải mái và thuận tiện. FiO2  không đặc hiệu: phụ thuộc vào
tốc độ (1–6 L/phút) và thông khí phế nang.

Thở qua mask thường: FiO2  30–50% ở tốc độ 6–10 L/phút nhưng không chính xác. Có thể
gây ứ CO2 ở tốc độ dưới 5L/phút, vì vậy, không dùng khi cung cấp FiO2 thấp hơn. 

Mask hiệu suất cố định (lưu lượng dòng cao): FiO2  24–60%. Cung cấp oxy cố định, biết trước.
Lý tưởng cho giải pháp có kiểm soát, oxy liệu pháp chính xác ở nồng độ thấp.
Mask có túi dự trữ: FiO2 60–80%. Có thể đạt tới mức FiO2 cao hơn với mặt nạ ôm khít. Áp
dụng ngắn hạn trong cấp cứu hô hấp.

Đặt nội khí quản: FiO2 21–100%. Được sử dụng với các bệnh nhân nặng, diễn biến xấu, với
yêu cầu O2 rất cao, đặc biệt là bệnh nhân suy hô hấp.

Người bệnh phải được dùng an thần, giãn cơ hô hấp và thở máy.

* Chiến lược thở máy

• Giảm thông khí -> Tăng FiO2, tăng thông khí phế nang

• Giảm tỉ lệ thông khí/ tưới máu  Tăng FiO2, duy trì áp lực dương đường thở (CPAP)

• Shunt phổi  Tăng FiO2, CPAP

• Rối loạn khuyếch tán  Tăng FiO2, steroid, lợi tiểu

• Giảm nồng độ oxy hít vào  Tăng FiO2

Câu 7:

You might also like