You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ 11

– NĂM HỌC 2022-2023

1. Các nước tư bản phương Tây đã sử dụng biện pháp gì để Nhật Bản “mở cửa” vào
giữa thế kỉ XIX?
Tấn công quân sự.
Đàm phán ngoại giao.
Phá hoại kinh tế.
Áp lực quân sự.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa.
Chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục.
Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.
Kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục.
3. Nhận xét nào dưới đây thể hiện tính chất tiến bộ của cải cách do Thiên hoàng
Minh Trị thực hiện?
Tập trung phát triển mô hình nhà nước theo phương Tây.
Thực hiện quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân.
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra.
Giữ gìn những giá trị truyền thống lâu đời của Nhật Bản.
4. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của Nhật Bản
trong cuộc Duy tân Minh Trị?
Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.
Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội.

1
5. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng chính sách cải cách về chính trị của
Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị?
Ban hành Hiến pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính quyền mới.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
Xác định vai trò quan trọng của nhân dân lao động.
6. Tại sao nói cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền.
Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
Liên minh quý tộc-tư sản nắm quyền.
Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
7. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là
có ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực.
Thiên hoàng nắm quyền, chế độ phong kiến được củng cố.
giữ vững độc lập, trở thành nước tư bản
thoát khỏi số phận nước thuộc địa.
8. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến
tranh xâm lược các nước
Đài Loan, Nga, Pháp.
Đài Loan, Nga, Đức.
Đài Loan, Trung Quốc, Đức.
Đài Loan, Nga, Trung Quốc.
9. Dựa trên cơ sở nào giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại hiếu
chiến vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Sự hậu thuẫn của các công ty độc quyền lớn.
Tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự, chính trị.
Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

2
Vị thế quốc tế là một cường quốc.
10. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật
bằng
sức mạnh quân sự.
sức mạnh kinh tế.
truyền thống văn hóa lâu đời.
sức mạnh áp chế về chính trị.
11. Từ thành công trong cuộc Duy tân ở Nhật Bản, Việt Nam có thể rút ra bài học
nào để vận dụng trong công cuộc đổi mới hiện nay?
Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, tiếp nhận cái tiến bộ của nước ngoài.
Thay đổi cái cũ, học hỏi cái tiến bộ, phù hợp với đất nước.
Dựa vào nội lực bên trong để tiến hành công cuộc đổi mới
12. Về đối ngoại, cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã thực hiện chính sách nào?
Xâm lược và bành trướng.
Thân thiện.
Mở rộng buôn bán.
Vừa dùng vũ lực vừa đàm phán.
13. Cuối thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ đứng trước thử thách nghiêm trọng nào?
Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt.
Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối.
Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa.
Nhà Thanh Trung Quốc chuẩn bị xâm lược Nhật Bản.
14. Tại sao sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách?
Để thoát khỏi tình trạng nước phong kiến lạc hậu.
Để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Để đánh đổ chế độ Mạc phủ.

3
Để đối phó với các nước phương Tây.
15. Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

giáo dục.
quân sự.
kinh tế.
chính trị.
16. Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành công cuộc Duy tân đất
nước là
biến Nhật Bản thành cường quốc giàu mạnh nhất ở châu Á.
đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, giữ vững độc lập dân tộc.
đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh, văn minh.
Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.
17. Hạn chế nào của cuộc Duy tân Minh Trị chi phối đến đặc điểm của Nhật Bản khi
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
Chưa thiết lập được nền thống trị của giai cấp tư sản.
Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Chưa xóa bỏ những Hiệp ước bất bình đẳng với đế quốc.
Nhiều tàn dư của chế độ phong kiến vẫn được bảo lưu.
18. Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Nhật Bản cải cách thành
công, nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?
Thế lực phong kiến còn mạnh và không muốn cải cách.
Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực kinh tế.
Thiên hoàng có vị trí tối cao, nắm quyền hành.
Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì
19. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc « già » và đế quốc « trẻ » cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX chủ yếu về

4
vấn đề sở hữu phương tiện chiến tranh mới.
vấn đề thuộc địa.
vấn đề kinh tế.
mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại.
20. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
tiến hành các cuộc chiến tranh giành thuộc địa.
chủ động đàm phán với các nước đế quốc.
liên minh với các nước đế quốc.
gây chiến với các nước đế quốc.
21. Sự kiện nổi bật nhất của châu Âu đầu thế kỉ XX là
nhiều đảng phái chính trị hoạt động.
đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau.
chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực.
Nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra
22. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là do
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
mâu thuẫn giữa CNTB với CNXH.
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
23. Quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng vì
các nước đế quốc muốn kiềm chế sự phát triển của Đức.
Đức muốn nắm quyền bá chủ ở châu Âu và thế giới.
các nước đế quốc bất đồng trong việc giải quyết xung đột.
thái độ của Đức muốn gây chiến tranh giành thuộc địa.
24. Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức đã sử dụng
chiến lược nào sau đây?

5
Đánh nhanh thắng nhanh.
Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán.
Tiến công thẳng vào phe Hiệp ước.
Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng.
25. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt
trận phía Tây để
dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga.
dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga.
dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga.
dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga.
26. “Kế hoạch chớp nhoáng” nhằm đánh bại nước Pháp được giới cầm quyền Đức
vạch ra như thế nào?
Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Nam, tràn vào Áo, đánh sang Pháp.
Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.
Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, tràn vào Xéc-bi, đánh sang Pháp.
Tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Bắc, tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.
27. Lí do nào dưới đây khiến Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí.
Chưa đủ tiềm lực để tham chiến.
Không muốn “hi sinh” một cách vô ích.
Chờ quân Đức, Áo-Hung suy yếu.
28. Mĩ trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước trong tình thế nào của Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
Hai phe ở vào thế cầm cự, Mĩ trực tiếp nhảy vào tham chiến.
Phe Liên minh suy yếu, thất bại, Mĩ trực tiếp tham chiến.
Hai phe bị thiệt hại nặng nề, Mĩ trực tiếp tham chiến.

6
Phe Hiệp ước suy yếu, phe Liên minh giành thế chủ động.
29. Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là gì?
Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc.
Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc.
Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước.
Hai nước hòa giải để tập trung vào kiến thiết đất nước.
30. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh
vừa mang tính chất chính nghĩa, vừa phi nghĩa.
mang tính chất tự vệ của những nước bị xâm lược.
giải phóng dân tộc với các nước thuộc địa.
phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.
31. Từ sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học nào là quan trọng nhất được
rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Nhân nhượng, thoả hiệp để dàn xếp mâu thuẫn.
Biết kiềm chế, giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Có sự hợp tác quốc tế để ngăn chặn chiến tranh.
32. Trong giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì sao quân Pháp thoát khỏi
nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt?
Quân Pháp có vũ khí mới.
Quân Anh giúp đỡ quân Pháp ở phía Tây.
Nhân dân Pháp nổi dậy chống quân Đức.
Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.
33. Yếu tố làm làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị.
Các nước đế quốc sở hữu nhiều loại vũ khí.

7
Tiềm lực quân sự của các nước đế quốc chênh lệch.
Chênh lệch hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc.
34. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa vì
gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
đó là chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường, thuộc địa.
không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
35. Các đế quốc “già” vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì?
Có tiềm lực về kinh tế.
Phát triển lâu đời nhất.
Có tiềm lực về quân sự.
Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
36. Các đế quốc “trẻ” vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm nổi bật là
mới phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
cơ sức mạnh về quân sự cao.
Phát triển về kinh tế, ít thuộc địa.
37. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là
giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo-Hung.
giữa đế quốc Italia với đế quốc Anh, Pháp.
giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức.
giữa đế quốc Đức với đế quốc Pháp, Nga.
38. Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm
uy hiếp và làm bàn đạp tấn công Pari.
tiêu diệt quân chủ lực Pháp.
ngăn không cho quân Anh sang tiếp viện.
phá hủy căn cứ quân sự quan trọng nhất ở Pháp.

8
39. Đầu năm 1918, Đức tranh thủ thời cơ nào để mở liên tiếp 4 đợt tấn công liên tiếp
quy mô lớn trên mặt trận Pháp?
Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.
Mĩ thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước.
Khi quân Mĩ chưa sang đến châu Âu.
Nước Pháp bị phe Hiệp ước cô lập.
40. Điều kiện để quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các
mặt trận là?
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
Italia bị loại khỏi vòng chiến.
Quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu.
Áo-Hung nao núng.
41. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất là
hai bên vẫn duy trì thế cầm cự.
hai bên vẫn trong thế cầm cự nhưng ưu thế nghiêng về phe Liên minh.
hai bên vẫn trong thế cầm cự nhưng ưu thế nghiêng về phe Hiệp ước.
ngay từ đầu phe Hiệp ước đã ở thế chủ động.
42. Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đế quốc
Đức hung hãn nhất vì
Đức có rất ít thuộc địa nhưng có tiềm lự quân sự lớn.
Đức có tiềm lực kinh tế nhưng lại có rất ít thuộc địa.
Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại không có thuộc địa.
Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại có ít thuộc địa.
43. Vì sao khi Mĩ trực tiếp tham chiến, Mĩ đã nhanh chóng đứng đầu phe Hiệp ước
Mĩ buôn bán vũ khí cho quân đội hai bên.
Mĩ có hệ thống tàu ngầm mạnh nhất.
Cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều.

9
Mĩ độc quyền sản xuất bom nguyên tử.
44. Mĩ tham chiến với phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất khi
chiến tranh mới bùng nổ.
chiến tranh đã lan ra khắp châu Âu và châu Á.
chiến tranh đã sắp bước vào giai đoạn kết thúc.
chiến tranh đã lan ra khắp thế giới.
45. Các quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Mĩ, Nhật Bản.
Anh, Pháp.
Mĩ, Anh.
Anh, Nhật Bản.

10

You might also like