You are on page 1of 8

ĐỀ KIỂM TRA

MÔN VẬT LÝ 10

CHƯƠNG 1

Câu 1: Cho a, b, c, d là các đại lượng được biểu diễn theo sai số như sau:
𝑎 = 22,5 ± 0,6 (đơ𝑛 𝑣ị) ; 𝑏 = 0,45 ± 0,05 (đơ𝑛 𝑣ị)
𝑐 = 144 ± 2 (đơ𝑛 𝑣ị) ; 𝑑 = 13,142 ± 0,332 (đơ𝑛 𝑣ị)
𝜋 = 3,142 ± 0,001
Hãy tính giá trị và sai số tuyệt đối, sai số tương đối của
a) 𝐸 = (𝑏 + 𝑐) − (𝑎 + 𝑑)
𝑏. 𝑐
b) 𝐹 =
𝑎. 𝑑
𝜋𝑎2
𝑐) 𝐺 =
𝑐(𝑑 + 𝑏)
𝜋 2 (𝑎 − 𝑏 ) 2 𝑑
𝑑) 𝐻 = +
4𝑐 3
(Làm tròn tới chữ số thập phân thứ ba)
Câu 2: Thấu kính hội tụ là thấu kính mà chùm tia tới đi qua thấu kính sẽ cho chùm tia ló
hội tụ tại một điểm phía sau thấu kính. Nếu chùm tia tới song song với trục chính thì điểm
hội tụ chính là tiêu điểm ảnh chính F’ của thấu kính. Gọi khoảng cách từ quang tâm O đến
tiêu điểm ảnh chính F’ là f - tiêu cự thấu kính hội tụ. Biết rằng mỗi thấu kính hội tụ sẽ có
tiêu cự khác nhau.
Để đo tiêu cụ của thấu kính hội tụ, người ta sử dụng phương pháp Silbermann: khi vật đặt
cách thấu kính một khoảng bằng 2f thì ảnh thu được sẽ là ảnh thật, cùng độ lớn với vật.
a) Dựa vào kiến thức đã học về các đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ, em hãy
trình bày phương pháp Silbermann bằng hình vẽ và công thức xác định tiêu cự f của phương
pháp đó.
b) Người ta tiến hành đo khoảng cách từ vật đến màn và sử dụng phương pháp Slibermann
để tính tiêu cự thấu kính. Sau đây là bảng số liệu thu được.
Lần đo AA’ (cm)
1 78
2 77,5
3 77,8
4 77,8
5 77,6
Biết dụng cụ đo là thước thẳng 100 cm với ĐCNN là 1 mm.
Từ bảng số liệu trên em hãy cho biết tiêu cự của thấu kính hội tụ mà phép đo cho ra là bao
nhiêu? Phép đo này có tin cậy không?

---------------------------------- HẾT ----------------------------------


THANG ĐIỂM
Câu 1: 5,0đ
Mỗi ý a, b, c, d 1,75đ
Tính được:
+ Giá trị trung bình 0,25
+ Sai số tuyệt đối 0,25
+ Công thức sai số tương đối 1,0
+ Sai số tương đối 0,25
5,0đ
Câu 2:
1,0đ
Câu 2a
0,5đ
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng trong hình theo phương pháp
Silbermann
- Ghi được công thức tính tiêu cự theo phương pháp Silbermann
0,5đ
Câu 2b
4,0đ
- Giá trị trung bình
1,0đ
- Công thức sai số tương đối
0,5đ
- Sai số tương đối
1,0đ
- Sai số tuyệt đối
1,5đ
ĐÁP ÁN
Câu 1
Giá trị trung bình Sai số tuyệt đối Sai số tương đối
(đơn vị) (đơn vị)
a 22,5 0,6 0,027
b 0,45 0,05 0,11
c 144 2 0,014
d 13,142 0,332 0,025
𝜋 3,142 0,001 3,2 × 10−4

𝒂) 𝑬 = (𝒃 + 𝒄) − (𝒂 + 𝒅)
- Giá trị trung bình:
̅ = (b̅ + c̅) − (a̅ + d̅) = (144 + 0,45) − (22,5 + 13,142) = 108,808 (đơn vị)
E
- Sai số tuyệt đối:
∆E = ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = 0,6 + 0,05 + 2 + 0,332 = 2,982 (đơ𝑛 𝑣ị)
- Kết quả:
̅ ± ∆E = 108,808 ± 2,982 (đơn vị)
E =E
- Sai số tương đối:
∆E
δE = × 100% ≈ 2,7%
̅
E

𝒃. 𝒄
𝐛) 𝑭 =
𝒂. 𝒅
- Giá trị trung bình:
b̅. c̅ 0,45 × 144
F̅ = = = 0,219 (đơn vị)
a̅. d̅ 22,5 × 13,142
- Sai số tương đối:
δF = δa + δb + δc + δd = 0,027 + 0,11 + 0,014 + 0,025 = 0,176
hay δF ≈ 18%
- Sai số tuyệt đối:
∆F
δF = → ∆F = F̅ × δF = 0,219 × 0,176 ≈ 0,039 (đơn vị)

- Kết quả:
F = 𝐹̅ ± ∆𝐹 = 0,219 ± 0,039 (đơ𝑛 𝑣ị)

𝝅𝒂𝟐
𝒄) 𝑮 =
𝒄(𝒅 + 𝒃)
- Giá trị trung bình:
̅a̅2
π 3,142 × 22,52
̅=
G = = 0,813 (đơn vị)
c̅(d̅ + b̅) 144 × (13,142 + 0,45)
- Sai số tương đối:
∆𝑑 + ∆𝑏
δG = δπ + 2. δa + δc + δ(d + b) = δπ + 2. δa + δc +
𝑑̅ + 𝑏̅
0,05 + 0,332
= 3,2 × 10−4 + 2 × 0,027 + 0,014 + = 0,096
0,45 + 13,142
hay δG = 9,6%
- Sai số tuyệt đối:
∆G
δG = ̅ × δG = 0,813 × 0,096 = 0,078 (đơ𝑛 𝑣ị)
→ ∆G = G
̅
G
- Kết quả:
̅ ± ∆G = 0,813 ± 0,078 (đơ𝑛 𝑣ị)
G =G

𝝅𝟐 (𝒂 − 𝒃)𝟐 𝒅
𝒅) 𝑯 = +
𝟒𝒄 𝟑
- Giá trị trung bình:
2
̅2 (a̅ − b̅)
π d̅ 3,1422 × (22,5 − 0,45)2 13,142
̅=
H + = + = 12,714 (đơ𝑛 𝑣ị)
4c̅ 3 4 × 144 3
- Sai số tuyệt đối và sai số tương đối:
π2 (a − b)2 d
Đặt: I1 = ; I2 =
4c 3
Sai số tuyệt đối của phép đo: ∆H = ∆I1 + ∆I2
Trong đó:
∆I1 = I̅1 × δI1
2
̅2 (a̅ − b̅)
π
I̅1 = = 8,333 (đơ𝑛 𝑣ị)
4c̅
∆𝑎 + ∆𝑏
δI1 = 2. δπ + 2. δ(a − b) + δc = 2. δπ + 2. + δc = 0,074
a̅ − b̅
→ ∆I1 = I̅1 × δI1 = 0,617 (đơ𝑛 𝑣ị)
Tương tự
∆I2 = I̅2 × δI2

I̅2 = = 4,381 (đơ𝑛 𝑣ị)
3
δI2 = δd = 0,025
→ ∆I2 = I̅2 × δI2 = 0,110 (đơ𝑛 𝑣ị)
• Sai số tuyệt đối của H:
∆H = ∆I1 + ∆I2 = 0,617 + 0,110 = 0,727 (đơ𝑛 𝑣ị)
- Kết quả:
̅ ± ∆H = 12,714 ± 0,727 (đơ𝑛 𝑣ị)
H =H
• Sai số tương đối của H:
∆H 0,727
δH = × 100% = × 100% = 5,7%
̅
H 12,714
Câu 2
a)

Công thức tính tiêu cự thấu kính hội tụ thông qua phương pháp Silbermann:
𝐴𝐴′
𝑓=
4
b)
Lần đo AA’ (cm) ∆𝐀𝐀′ 𝒊 (𝐜𝐦)
1 78,0 0,26
2 77,5 0,24
3 77,8 0,06
4 77,8 0,06
5 77,6 0,14
Trung bình ̅̅̅̅̅
𝐴𝐴′ = 77,74 (𝑐𝑚) ̅̅̅̅̅̅̅
∆𝐴𝐴′ = 0,15 (𝑐𝑚)
Sai số tuyệt đối phép đo AA’:

∆𝐴𝐴′ = ̅̅̅̅̅̅̅
∆𝐴𝐴′ + ∆𝐴𝐴′𝑑𝑐 = 0,15 + 0,05 = 0,20 (𝑐𝑚)
Giá trị trung bình của f:
̅̅̅̅̅
𝐴𝐴′
𝑓̅ = = 19,44 (𝑐𝑚)
4
Sai số tương đối của phép đo:
∆𝐴𝐴′ 0,20
𝛿𝑓 = 𝛿𝐴𝐴′ = = = 2,6 × 10−3
̅̅̅̅̅
𝐴𝐴′ 77,74
hay 𝛿𝑓 = 0,26%
Sai số tuyệt đối của phép đo:
∆𝑓
𝛿𝑓 = → ∆𝑓 = 𝑓 ̅ × 𝛿𝑓 = 0,05 (𝑐𝑚)
𝑓 ̅
Kết quả:
𝑓 = 𝑓 ̅ ± ∆𝑓 = 19,44 ± 0,05 (𝑐𝑚)
Sai số tương đối là 0,26% → kết quả tin cậy được.

You might also like