You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÀI TẬP TUẦN 4 – K19 – CT5


MÔN HỌC: THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYÊN


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 06 – L02

STT Họ và Tên MSSV


1 Nguyễn Dương Ngọc Trâm 1915601
2 Tô Thị Ngọc Trâm 1912262
3 Lê Minh Toàn 1915543
4 Phạm Dương Huyền Trang 1910623
5 Nguyễn Thiên Trí 1912299

TP. Hồ Chí Minh, năm học 2022 - 2023


MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN ........................................................................................................................ 5

II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THỰC ................................................................................. 6

2.1. Sơ đồ khối ....................................................................................................................... 6

2.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ ...................................................................... 7

2.2.1. Rửa ........................................................................................................................... 7

2.2.2. Xử lý cơ học ............................................................................................................. 8

2.2.3. Xay ............................................................................................................................ 8

2.2.4. Điều chỉnh pH ......................................................................................................... 9

2.2.5. Ủ ............................................................................................................................... 9

2.2.6. Lọc thô.................................................................................................................... 10

2.2.7. Gia nhiệt ................................................................................................................. 10

2.2.8. Lọc tinh .................................................................................................................. 11

2.2.9. Phối trộn ................................................................................................................ 11

2.2.10. Rót chai, đóng nắp ............................................................................................... 12

2.2.11. Thanh trùng ......................................................................................................... 13

2.2.12. Làm nguội nhanh ................................................................................................ 14

III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ................................................................................................. 16

3.1. Cân bằng vật chất ........................................................................................................ 16

3.2. Nhận xét và bàn luận ................................................................................................... 18

3.3. Mở rộng ........................................................................................................................ 21

IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP MỚI ................................. 22

4.1. Sơ đồ khối ..................................................................................................................... 22

4.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ trong công nghiệp .................................... 23

4.2.1. Phân loại ................................................................................................................ 24

4.2.2. Xử lý cơ học ........................................................................................................... 24

1
4.2.3. Rửa ......................................................................................................................... 25

4.2.4. Nghiền xé ............................................................................................................... 26

4.2.5. Xử lý enzyme .......................................................................................................... 26

4.2.6. Ép ........................................................................................................................... 27

4.2.7. Gia nhiệt ................................................................................................................. 28

4.2.8. Lọc .......................................................................................................................... 29

4.2.9. Phối trộn ................................................................................................................ 29

4.2.10. Bài khí .................................................................................................................. 30

4.2.11. Tiệt trùng.............................................................................................................. 31

4.2.12. Rót vô trùng ......................................................................................................... 31

4.2.13. Bảo ôn .................................................................................................................. 32

4.3. Đề xuất công thức mới với sản phẩm nước dứa trong ............................................. 32

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 35

2
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Bảng tổng kết cân bằng vật chất của các quá trình ................................................... 17
Bảng 2. Bảng số liệu các thông số đo trong từng quá trình .................................................... 17
Bảng 3. Các tính chất sản phẩm nước quả dứa trong ............................................................. 17
Bảng 4. Tỉ phối trộn của các mẫu nước ép. ............................................................................. 33
Bảng 5. Điểm cảm quan của mẫu nước ép M2 ở các mốc thời gian bảo quản. ...................... 33
Bảng 6. Kết quả khảo sát ......................................................................................................... 34
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Dứa (Khóm) .................................................................................................................. 6


Hình 2. Sơ đồ khối quy trình sản xuất nước dạng trong ............................................................ 7
Hình 3. Bỏ đầu, cuống, gọt vỏ, cắt mắt và cắt miếng nhỏ ......................................................... 8
Hình 4. Xay các miếng dứa ........................................................................................................ 9
Hình 5. Điều chỉnh pH ............................................................................................................... 9
Hình 6. Lọc, ép vắt qua túi lọc ................................................................................................. 10
Hình 7. Gia nhiệt dịch sau lọc thô ........................................................................................... 11
Hình 8. Lọc tinh bằng bình lọc chân không ............................................................................. 11
Hình 9. Điều chỉnh độ Bx mong muốn ..................................................................................... 12
Hình 10. Rót dịch vào chai và đóng nắp chai .......................................................................... 13
Hình 11. Thanh trùng sản phẩm .............................................................................................. 13
Hình 12. Làm nguội sản phẩm ................................................................................................. 15
Hình 13. Ghi nhãn sản phẩm ................................................................................................... 15
Hình 14. Sản phẩm nước dứa trong ......................................................................................... 15
Hình 15. Sản phẩm nước ép dứa và phần cặn dưới đáy chai .................................................. 18
Hình 16. Sản phẩm nước ép dứa của ba nhóm theo thứ tự từ trái qua: Nhóm 4 – Nhóm 5 –
Nhóm 6...................................................................................................................................... 19
Hình 17. Sơ đồ khối quy trình sản xuất nước dứa dạng trong trong công nghiệp .................. 23
Hình 18. Băng tải phân loại dứa. ............................................................................................ 24
Hình 19. Thiết bị gọt vỏ và đục lõi dứa. .................................................................................. 25
Hình 20. Thiết bị rửa băng tải. ................................................................................................ 25
Hình 21. Thiết bị nghiền xé. ..................................................................................................... 26
Hình 22. Bồn ủ enzyme ............................................................................................................ 27
Hình 23. Thiết bị ép trục vis .................................................................................................... 28
Hình 24. Nồi gia nhiệt 2 vỏ có cánh khuấy .............................................................................. 28

3
Hình 25. Thiết bị lọc khung bản .............................................................................................. 29
Hình 26. Bồn phối trộn có cánh khuấy .................................................................................... 30
Hình 27. Thiết bị bài khí .......................................................................................................... 30
Hình 28. Thiết bị tiệt trùng UHT dạng ống ............................................................................. 31
Hình 29. Thiết bị rót vô trùng .................................................................................................. 32

4
BÀI LÀM

I. TỔNG QUAN
Dứa (có tên khoa học là Ananas comosus) là một loại trái cây được trồng ở vùng nhiệt đới
được đánh giá cao vì hương thơm đặc trưng cùng với vị ngọt thanh. Nổi tiếng với hương vị
đậm đà, nguyên nhân là do ở trái dứa chứa một số hợp chất mùi phức tạp dễ bay hơi với
lượng nhỏ. Dứa cũng là một nguồn thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin mang lại khá
nhiều lợi ích cho sức khỏe. Xếp thứ ba sau chuối và cam quýt, nhu cầu tiêu thụ dứa tăng
trưởng mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến dứa
cũng như chế biến các phụ phẩm đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Bài báo cáo này
xin được thảo luận về các giá trị dinh dưỡng, thành phần hóa lý, các hợp chất mùi bay hơi, và
cũng như những lợi ích sức khỏe của dứa. Dứa chứa một lượng đáng kể các hợp chất hoạt tính
sinh học, chất xơ, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, dứa đã được chứng
minh là có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, ổn định
chức năng hệ thần kinh và cải thiện nhu động ruột. Tiềm năng của các sản phẩm thực phẩm và
chế biến phụ phẩm của loại trái cây này cũng được đánh dấu. Triển vọng và thách thức trong
tương lai liên quan đến tiềm năng phát triển của loại nông sản nhiệt đới này đang được nhận
định và bàn luận. Từ nhiều nghiên cứu, dứa đã được chứng minh rằng dứa có nhiều lợi ích
sức khỏe và có tiềm năng đột phá trong ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Nguồn: Maimunah Mohd Ali (2020), Dứa (Ananas comosus): Đánh giá toàn diện về các giá
trị dinh dưỡng, các hợp chất dễ bay hơi, lợi ích sức khỏe và các sản phẩm tiềm năng, tạp chí
Food Research International, ấn bản số 137.

Pineapple (Ananas comosus) is a tropical fruit that is highly relished for its unique aroma
and sweet taste. It is renowned as a flavourful fruit since it contains a number of volatile
compounds in small amounts and complex mixtures. Pineapple is also a rich source of
minerals and vitamins that offer a number of health benefits. Ranked third behind banana and
citrus, the demand for pineapple has greatly increased within the international market. The
growth of the pineapple industry in the utilisation of pineapple food-based processing
products as well as waste processing has progressed rapidly worldwide. This review
discusses the nutritional values, physicochemical composition and volatile compounds, as
well as health benefits of pineapples. Pineapple contains considerable amounts of bioactive
compounds, dietary fiber, minerals, and nutrients. In addition, pineapple has been proven to
have various health benefits including anti-inflammatory, antioxidant activity, monitoring
nervous system function, and healing bowel movement. The potential of food products and

5
waste processing of pineapples are also highlighted. The future perspectives and challenges
with regard to the potential uses of pineapple are critically addressed. From the review, it is
proven that pineapples have various health benefits and are a potential breakthrough in the
agricultural and food industries.
Source: Maimunah Mohd Ali, Norhashila Hashim, Samsuzana Abd Aziz, Ola Lasekan,
(2020), Pineapple (Ananas comosus): A comprehensive review of nutritional values, volatile
compounds, health benefits, and potential food products, Food Research International,
Volume 137.

Hình 1. Dứa (Khóm)

II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THỰC


2.1. Sơ đồ khối

6
Hình 2. Sơ đồ khối quy trình sản xuất nước dạng trong

2.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ


2.2.1. Rửa
- Mục đích công nghệ: Chuẩn bị cho quá trình tiếp theo, loại bỏ tạp chất bám trên quả.

7
- Phương pháp thực hiện: Rửa dứa bằng nước sạch, để ráo.

- Biến đổi: Khối lượng giảm, giảm số vi sinh vật trên bề mặt quả.

2.2.2. Xử lý cơ học
- Mục đích công nghệ: Chuẩn bị cho quá trình tiếp theo, bỏ đầu, cuống, vỏ, mắt.

- Phương pháp thực hiện: Dùng dao bỏ đầu, cuống, gọt vỏ, cắt mắt rồi cắt miếng.

- Biến đổi: Khối lượng quả giảm.

Hình 3. Bỏ đầu, cuống, gọt vỏ, cắt mắt và cắt miếng nhỏ

2.2.3. Xay
- Mục đích công nghệ: Khai thác, thu hồi các thành phần có giá trị bên trong quả dứa bằng
cách phá vỡ cấu trúc quả nhờ lực cơ học.

- Phương pháp thực hiện: Cho từng miếng nhỏ dứa đã cắt vào máy xay, xay đến khi mịn.

- Biến đổi: chuyển quả từ dạng rắn thành dạng khối nhuyễn puree

8
Hình 4. Xay các miếng dứa

2.2.4. Điều chỉnh pH


- Mục đích công nghệ: Chuẩn bị, điều chỉnh pH về giá trị mong muốn để tạo điều kiện thích
hợp cho sự hoạt động của enzyme trong quá trình ủ.

- Phương pháp thực hiện: Dùng pH kế chỉnh pH về 3.8 - 4.2 bằng acid citric và Na2CO3

- Biến đổi: pH thay đổi. pH thu được sau 3 lần đo 3.77; 3.79; 3.80

Hình 5. Điều chỉnh pH

2.2.5. Ủ
- Mục đích công nghệ: Chuẩn bị, nhằm hỗ trợ quá trình lọc để nâng cao chất lượng sản phẩm.

9
- Phương pháp thực hiện: Sử dụng enzyme pectinase với tỷ lệ 0.03% so với tổng lượng puree
quả, trộn đều rồi ủ trong thời gian 2 giờ ở 55∘ C.

- Biến đổi: Khối lượng thay đổi do bổ sung enzyme, nước bốc hơi, độ nhớt giảm.

2.2.6. Lọc thô


- Mục đích công nghệ: Chuẩn bị, khai thác, phân riêng hỗn hợp thu được sau quá trình ủ để
thu nhận dịch quả.

- Phương pháp thực hiện: Lọc qua túi lọc, ép vắt đến kiệt để thu nhận dịch lọc.

- Biến đổi: Khối lượng giảm, độ nhớt giảm, độ trong tăng.

Hình 6. Lọc, ép vắt qua túi lọc

2.2.7. Gia nhiệt


- Mục đích công nghệ: Vô hoạt enzyme pectinase.

- Phương pháp thực hiện: Cho dịch lọc thô vào nồi, sử dụng bếp điện gia nhiệt dịch lọc thô ở
100∘ C trong thời gian 1 phút. Cho 1% bột trợ lọc vào cuối quá trình gia nhiệt, khuấy đều.

- Biến đổi: Nhiệt độ tăng, enzyme bị vô hoạt, có thể thất thoát một số cấu tử dễ bay hơi trong
dịch lọc.

10
Hình 7. Gia nhiệt dịch sau lọc thô

2.2.8. Lọc tinh


- Mục đích công nghệ: Khai thác, hoàn thiện, loại bỏ phần không tan còn sót lại trong dịch lọc
thô nhờ sự hỗ trợ của bột trợ lọc.

- Phương pháp thực hiện: Gắn phễu vào bình lọc chân không, để giấy lọc vào phễu, sử dụng
bình tia để làm ẩm giấy lọc rồi cho dịch lọc thô sau gia nhiệt có bột trợ lọc vào.

- Biến đổi: Khối lượng giảm, độ nhớt giảm, độ trong tăng.

Hình 8. Lọc tinh bằng bình lọc chân không

2.2.9. Phối trộn


- Mục đích công nghệ: Hoàn thiện

11
- Phương pháp thực hiện: Dùng khúc xạ kế đo độ Brix của dịch lọc tinh rồi bổ sung đường
saccharose vào dịch lọc tinh, khuấy tan để thu được độ Brix mong muốn.

- Biến đổi: Khối lượng tăng, dinh dưỡng tăng, tăng giá trị cảm quan. Nồng độ chất khô hòa
tan tăng, độ Brix tăng từ 14∘ lên 17∘ .

Hình 9. Điều chỉnh độ Bx mong muốn

2.2.10. Rót chai, đóng nắp


- Mục đích công nghệ: Bảo quản, hoàn thiện. Cách ly sản phẩm với không khí và hạn chế tác
động của môi trường ngoài đến sản phẩm.

- Phương pháp thực hiện: Dùng phễu rót dịch lọc tinh vào chai thủy tinh đến khi dịch rót cách
miệng chai khoảng 4-5 cm. Thực hiện đóng nắp bằng dụng cụ đóng nắp.

12
Hình 10. Rót dịch vào chai và đóng nắp chai

2.2.11. Thanh trùng


- Mục đích công nghệ: Bảo quản, hoàn thiện. Tiêu diệt và ức chế phần lớn vi sinh vật gây hư
hỏng bên trong sản phẩm

- Phương pháp thực hiện: Sử dụng bếp điện gia nhiệt nồi đun nước lên 100∘ C, cho chai đã
đóng nắp vào nồi rồi gia nhiệt duy trì ở 100 oC trong thời gian 20 phút.

- Biến đổi: Nhiệt độ tăng, tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật, thất thoát một số cấu tử dễ bay hơi
và các chất mùi, màu, vitamin.

Hình 11. Thanh trùng sản phẩm

13
2.2.12. Làm nguội nhanh
- Mục đích công nghệ: Hoàn thiện, Bảo quản. Ổn định sản phẩm, gây sốc nhiệt với vi sinh
vật, ngăn chặn sự phát triển trở lại của vi sinh vật ưa ấm

- Phương pháp thực hiện: Sản phẩm sau khi thanh trùng được làm nguội bằng nước lạnh chảy
liên tục bên ngoài thành chai.

- Biến đổi: Nhiệt độ giảm.

14
Hình 12. Làm nguội sản phẩm

Hình 13. Ghi nhãn sản phẩm

Hình 14. Sản phẩm nước dứa trong

15
III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
3.1. Cân bằng vật chất
 Quá trình rửa
Khối lượng của quả dứa ban đầu: 1250 (g)
Khối lượng sau khi rửa, để ráo nước là: 1240 (g)
 Tổn thất của quá trình: 0.8%
 Quá trình cắt cuống
Khối lượng trước khi cắt cuống: 1240 (g)
Khối lượng sau khi cắt cuống: 1200 (g)
 Tổn thất của quá trình: 3.22%
 Quá trình gọt vỏ
Khối lượng trước khi gọt vỏ: 1200 (g)
Khối lượng sau khi gọt vỏ: 900 (g)
 Tổn thất của quá trình: 23.72%
 Quá trình cắt mắt
Khối lượng trước khi cắt mắt: 900 (g)
Khối lượng sau khi cắt mắt: 800 (g)
 Tổn thất của quá trình: 11.1%
 Quá trình xay
Khối lượng trước khi xay: 800 (g)
Khối lượng của dịch sau khi xay: 780 (g)
 Tổn thất của quá trình: 2.5%
 Quá trình ủ
Khối lượng puree dứa trước khi ủ: 780 (g) ~ 800mL
Khối lượng của enzyme pectinase: 0.03% x 800 = 0.24 mL
Khối lượng hỗn hợp trước khi ủ là: 780 + 0.24 = 780.24 (g)
Tổn thất quá trình không đáng kể
Khối lượng hỗn hợp sau khi ủ: ~ 780 (g)
 Quá trình lọc thô (ép)
Khối lượng dịch quả sau khi lọc thô: 750 (g)
Khối lượng bã lọc thu được: 35 (g)
 Tổn thất của quá trình: 3.84%

16
 Quá trình lọc tinh
Khối lượng dịch quả sau khi lọc thô: 750 (g)
Khối lượng bột trợ lọc: 1% x 750 = 7.5 (g)
Khối lượng hỗn hợp trước lọc tinh là: 750 + 7.5 = 757.5 (g)
Khối lượng sau khi lọc tinh là: 730 (g)
 Tổn thất của quá trình: 3.63%
 Quá trình phối trộn
Do độ Brix của phần dịch quả sau khi lọc tinh là 140B nên mong muốn sản phẩm cuối cùng có
độ Brix là 170B do đó tỉ lệ phối trộn thêm đường vào dịch quả là 3%.
Khối lượng của đường: 22 (g)
Khối lượng của dịch quả cuối cùng: 752 (g)
Bảng 1. Bảng tổng kết cân bằng vật chất của các quá trình

Quá trình Đầu vào (g) Đầu ra (g)


Quá trình rửa 1250 1240
Quá trình bỏ đầu, cuống 1240 1200
Quá trình gọt vỏ 1200 900
Quá trình cắt mắt 900 800
Quá trình xay 800 780
Quá trình ủ 780.24 780.24
Quá trình lọc thô 780.24 750
Quá trình lọc tinh 750 730
Quá trình phối trộn 730 752
Bảng 2. Bảng số liệu các thông số đo trong từng quá trình

Giai đoạn pH độ Brix


Puree quả dứa sau khi xay 3.79 12
Dịch lọc thô 12.5
Dịch lọc tinh 14
Bảng 3. Các tính chất sản phẩm nước quả dứa trong

Tính chất sản phẩm Giá trị


Độ Brix 17
Khối lượng tổng 700 (g)

17
Hiệu suất của quá trình vắt (ép)
Nguyên liệu dứa đầu vào: 1250 (g)
Khối lượng hỗn hợp trước lọc thô: 780.24 (g) có độ Brix của dịch lọc thô là 12.5%. Nồng độ
chất khô trong dung dịch là: 97.5 (g)
Sau quá trình vắt (ép) thì khối lượng dịch lọc thô là: 750 (g)
750
Hiệu suất vắt (ép): 1250 × 100 = 60%

Ta có hiệu suất thấp do trong quá trình bỏ cuống, cắt gọt mắt đã bỏ một lượng lớn thịt quả 
ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình vắt bị hao hụt nhiều.
3.2. Nhận xét và bàn luận
Sau gần 1 tuần bảo ôn sản phẩm nước ép dứa ở nhiệt độ thường thì nhóm chúng em quan sát
được những đặc điểm sau:
 Màu sắc: có màu vàng cam
 Mùi: có mùi thơm đặc trưng của dứa và mùi ngọt nhẹ của đường
 Vị: có độ chua vừa, không gắt.
 pH = 3.79 (không đổi so với lúc làm)
 Độ Brix của nước ép: 17 (không thay đổi so với độ Brix ban đầu của nước ép)
 Trạng thái: không có sủi bọt khí, có phần lắng dạng huyền phù đục trong chai (nguyên
nhân do bột trợ lọc còn sót lại nên có huyền phù màu trắng)

Hình 15. Sản phẩm nước ép dứa và phần cặn dưới đáy chai

 So sánh giữa các nhóm

18
Hình 16. Sản phẩm nước ép dứa của ba nhóm theo thứ tự từ trái qua: Nhóm 4 – Nhóm 5 –
Nhóm 6

 Bảng cho điểm cảm quan giữa ba nhóm

Ghi chú: cho điểm trên thang điểm 5

Cường độ màu: điểm tối đa cho sản phẩm có màu vàng cam trong, ít sậm màu.

Độ đục: điểm tối đa cho sản phẩm ít hoặc không có lắng cặn, kết tủa.

Độ chua: điểm tối đa cho sản phẩm ít chua hoặc chua không gắt.

Mùi thơm của dứa: điểm tối đa cho sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của nước ép dứa và có
mùi ngọt của đường.

Mùi lạ: điểm tối đa cho sản phẩm không có mùi vị lạ khác.

Trạng thái: điểm tối đa cho sản phẩm có trạng thái đồng đều, không có bọt, không lắng cặn.

Đặc tính Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6


Cường độ màu 3.5 4 3.5
Độ đục 3 3 3
Độ chua 3 4 4
Mùi thơm của dứa 3.5 3.5 3
Mùi lạ 2 2.5 1
Trạng thái 4 3.5 4
 Nhận xét sản phẩm của các nhóm

19
- Nhóm 4: Nước ép dứa có màu vàng cam không sủi bọt khí, tuy nhiên vẫn có một chút cặn ở
dưới chai và màu sắc vẫn còn đục, chưa trong hẳn. Về mùi vị thì có mùi chua hơn nhóm 5. Có
thể cải thiện vị chua bằng cách tăng thêm độ Brix cho dung dịch > 15 hoặc chọn dứa chín
nhiều mắt hơn.
- Nhóm 5: Nước ép dứa có màu vàng cam trong hơn 2 nhóm còn lại, tuy nhiên vẫn có một
chút cặn dưới chai, không có sủi bọt khí. Về mùi vị ít chua hơn 2 nhóm còn lại và đạt mức độ
chấp nhận được vị chua này, tuy nhiên vị của nước ép dứa có mùi vị lạ cao hơn so với 2 nhóm
còn lại một chút chắc có thể là các thành phần cấu tử hương trong nước ép bị ảnh hưởng do
quá trình gia nhiệt. Có thể cải thiện vị chua bằng cách tăng thêm độ Brix cho dung dịch hoặc
chọn dứa chín nhiều mắt hơn.
- Nhóm 6: Nước ép dứa có màu vàng cam đặc trưng, không sủi bọt khí tuy nhiên vẫn có cặn ở
dưới chai. Độ chua ít hơn nhóm 4 và ở mức chấp nhận được, có thể cải thiện vị chua bằng
cách tăng thêm độ Brix cho dung dịch > 15 hoặc chọn dứa chín nhiều mắt hơn. Nhóm 6 có
mùi thơm đặc trưng của dứa và mùi ngọt nhẹ của đường hơn và có ít mùi lạ hơn 2 nhóm còn
lại.
 Nhận xét và bàn luận
- Trạng thái của nước ép dứa chưa được trong hẳn, màu sắc có phần đậm hơn không được
sáng màu, có xuất hiện phần cặn.
Lý do: Mặc dù trong quá trình thí nghiệm có bước gia nhiệt dịch lọc thô cho bột trợ lọc 1%
vào khuấy đều nhưng vì thời gian khuấy rất ngắn (1 phút) nên có thể bột trợ lọc không đạt
hiệu suất cao nên một phần cặn có trong nước quả còn nhiều, chúng có thể ở dạng hòa tan
hoặc lơ lửng với dạng huyền phù nhỏ nên khi thanh trùng thì sẽ xảy ra quá trình oxy hóa và
làm cho nước quả bị lắng cặn. Do gia nhiệt với bột trợ lọc trong thời gian ngắn nên vai trò của
bột trợ lọc không phát huy hết sẽ làm một phần các hạt huyền phù không kết lắng cùng với
bột trợ lọc  dẫn đến quá trình lọc tinh không lọc được hoàn toàn. Bên cạnh đó, nguyên nhân
cũng đến từ bước gia nhiệt bột trợ lọc trong thời gian ngắn nên bột trợ lọc chưa hòa tan hoàn
toàn hình thành nên các hạt màu trắng nhỏ  dẫn đến các hạt này còn sót lại trong quá trình
lọc tinh. Do đó màu của nước ép không được sáng và trong mà xuất hiện huyền phù màu
trắng.
Cũng có thể là do kích thước lọc trên giấy lọc to nên phần cặn của dịch quả không được giữ
trên giấy lọc hoặc kích thước của các cặn rắn là quá nhỏ có thể lọt qua lỗ lọc của giấy. Với lại
do quy mô thực hiện trong phòng thí nghiệm nên dụng cụ lọc thô bằng túi vải lọc và thiết bị
lọc chân không chưa được tối ưu như quy trình công nghiệp nên sản phẩm nước ép có thời
gian bảo quản ngắn và thường lắng cặn.

20
- Ngoài xuất hiện cặn thì nước quả còn có một phần bị kết tủa, có phần lợn cợn dưới đáy và lơ
lửng trong chai. Khi lắc thì phần tủa này có tan một phần.
Lý do: Nước quả bị đục là do những phần tử keo còn lại trong nước quả kết tụ với nhau do có
biến đổi của chất màu, protein hoặc pectin. Trong khi ghép mí ta ghép mí không đảm bảo và
lượng vi sinh vật bên ngoài không khí cũng có thể làm đục nước quả (tuy nhiên lý do này rất
ít xảy ra vì sản phẩm nước quả của nhóm không có mùi vị lạ). Đồng thời trong quá trình bảo
quản để theo dõi nước quả ở ngoài nhiệt độ môi trường cao đã kích thích quá trình oxy hóa và
làm nước quả bị lắng cặn. Hiện tượng oxy hóa xảy ra dễ dàng hơn do quá trình rót nước quả
vào trong chai đã chừa khoảng cách từ nước quả đến miệng chai nhiều  lượng oxy trong
chai nhiều mà không có quá trình bài khí.
Để tránh hiện tượng đục và kết tủa của nước quả, ta có thể làm như sau:
- Nước quả trước khi lọc tinh nên đun nóng với nhiệt độ cao (100 độ C) trong thời gian dài
hơn 1 phút (khoảng 2-3 phút).
- Hạn chế sự tiếp xúc của nước quả với oxy bằng cách bài khí nước quả, và khi ghép nắp cho
hút chân không.
- Bảo quản nước quả bằng khí trơ hạn chế sự oxy hóa nước quả.
- Có thể áp dụng quy trình vi lọc, siêu lọc UF.
- Lọc ly tâm: ly tâm trước khi lọc trong nhằm tăng cường năng suất máy lọc và thời gian lọc.
Ly tâm trước khi thanh trùng nước ép nhằm loại bỏ phần thịt quả thường bám lên bề mặt
truyền nhiệt làm tăng trở lực truyền nhiệt, gây mùi vị không tốt đến nước quả. Ngoài ra còn
nhằm loại trừ vi sinh vật còn lại trong nước quả và trên phần thịt quả.
3.3. Mở rộng
Cơ sở khoa học của quy trình chế biến sản phẩm nước quả?
- Tách và thu nhận dịch quả từ nguyên liệu bằng phương pháp ép
- Xử lý dịch quả tùy theo từng loại sản phẩm
- Rót chai, thanh trùng
Phân loại các sản phẩm nước quả?
Trên thị trường nước quả hiện nay có các loại sau:
 Theo mức độ tự nhiên
Nước quả tự nhiên: chế biến từ một loại quả, không thêm đường, phụ gia
Nước quả hỗn hợp: chế biến bằng cách phối trộn nhiều loại nước quả với nhau
Nước quả pha đường: nước quả được thêm đường để tăng độ dinh dưỡng, có thể phối trộn
thêm acid thực phẩm để tăng độ chua
Nước quả cô đặc: chế biến bằng cách cô đặc nước quả tự nhiên

21
 Theo phương pháp bảo quản
Nước quả thanh trùng: nước quả được đóng vào bao bì kín, thanh trùng nhiệt (có thanh trùng
trước hoặc sau khi đóng bao bì)
Nước quả làm lạnh: nước quả được bảo quản lạnh hoặc lạnh đông
Nước quả nạp khí CO2: nước quả được nạp khí CO2, để ức chế vi sinh vật
Nước quả rượu hóa: nước quả được pha thêm rượu etylic với hàm lượng vừa đủ để ức chế vi
sinh vật
Nước quả sulfite hóa: bảo quản bằng các hóa chất vô cơ chứa SO2. Nước quả sulfite hóa được
coi là nước quả bán chế phẩm, trước khi sử dụng cần phải chế biến lại.
 Theo trạng thái sản phẩm
Nước quả không có thịt quả: là dịch bào được tách khỏi mô quả chủ yếu bằng cách ép sau đó
đem lắng rồi lọc. Tùy theo mức độ trong cần thiết mà người ta lọc thô (nước quả đục) hay lọc
kỹ (nước quả trong).
Nước quả có thịt quả: là dịch bào lẫn với các mô được nghiền mịn và pha chế với nước
đường.
Nước quả không thịt quả có hình thức hấp dẫn, ít bị biến đổi khi bảo quản hơn nước quả có
thịt quả. Các loại quả chứa nhiều carotenoid như mơ, quýt hoặc có thịt quả nạc như chuối, đu
đủ chỉ nên chế biến ở dạng nước quả có thịt quả, vì carotenoid không tan trong nước và mô
quả quá mềm nên không thể lấy riêng dịch quả bằng cách ép.

IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP MỚI


4.1. Sơ đồ khối

22
Hình 17. Sơ đồ khối quy trình sản xuất nước dứa dạng trong trong công nghiệp

4.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ trong công nghiệp

23
4.2.1. Phân loại
- Mục đích công nghệ:

• Chuẩn bị: Các quả dứa không đạt yêu cầu về kích thước hay bị hư hỏng sẽ được loại
bỏ trước khi chuyển sang quá trình tiếp theo.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Vật lý: Có thể xảy ra các va chạm cơ học làm trầy xước nhưng không đáng kể.

- Phương pháp tiến hành: Tiến hành phân loại trên thiết bị băng tải. Dứa được dàn đều trên
băng tải nhằm đảm bảo không lựa chọn sót.

Hình 18. Băng tải phân loại dứa.

Hệ thống phân loại dứa bằng băng tải được tự động hóa đảm bảo quá trình kiểm tra
nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm đồng thời phân loại sản phẩm đang đạt chuẩn ở loại
hạng nào.

4.2.2. Xử lý cơ học
- Mục đích công nghệ:

• Chuẩn bị: Các quả dứa sẽ được chặt cuống, tách lõi, gọt vỏ và mắt để chuẩn bị cho
quá trình tiếp theo.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Vật lý: Khối lượng nguyên liệu giảm.

- Phương pháp tiến hành: Công nhân tiến hành chặt bỏ cuống và xếp lên băng tải đến thiết bị
tách lõi, gọt vỏ.

24
Hình 19. Thiết bị gọt vỏ và đục lõi dứa.

4.2.3. Rửa
- Mục đích công nghệ:

• Chuẩn bị: Làm sạch nguyên liệu và loại bỏ tạp chất.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Sinh học: Loại bỏ lượng lớn vi sinh vật trên vỏ quả.

- Phương pháp tiến hành: Tiến hành rửa trong bồn rửa, nước được phun mạnh từ trên xuống
nhằm loại bỏ tạp chất trên vỏ.

Hình 20. Thiết bị rửa băng tải.

25
Hiệu quả của quá trình rửa được tăng cường nhờ thổi khí làm xáo trộn nước và nguyên
liệu trên mặt băng. Khi nguyên liệu di chuyển đến phần nghiêng của băng, các vòi phun nước
với áp suất cao sẽ rửa sạch cặn bẩn.

4.2.4. Nghiền xé
- Mục đích công nghệ:

• Khai thác: phá vỡ tế bào làm cho dịch bào thoát ra.

• Chuẩn bị: giảm kích thước nguyên liệu, chuẩn bị cho quá trình xử lý enzyme và ép.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Vật lý: Kích thước nguyên liệu giảm, nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên trong quá
trình nghiền.

• Hóa học: Các thành phần dễ bị oxy hóa trong dứa có điều kiện tiếp xúc với oxy do
đó các phản ứng oxy hóa có thể diễn ra.

• Sinh học: Dưới tác động của lực cơ học, vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng không
đáng kể.

- Phương pháp tiến hành: Dứa sau khi được loại bỏ cuống được băng tải đưa đến thiết bị
nghiền xé.

Hình 21. Thiết bị nghiền xé.

4.2.5. Xử lý enzyme
- Mục đích công nghệ:

• Khai thác: Thủy phẩn pectin giúp tăng hiệu quả quá trình ép và làm tăng độ trong
suốt của dịch quả.

26
• Chuẩn bị: Giảm độ nhớt của dung dịch chuẩn bị cho quá trình ép.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Hóa học: Xảy ra phản ứng thủy phân pectin trong nguyên liệu.

- Phương pháp tiến hành: Bán thành phẩm sau quá trình nghiền xé được đưa vào thiết bị ủ có
cánh khuấy và vỏ áo để tiến hành ủ enzyme pectinase và cellulase ở 55oC.

Hình 22. Bồn ủ enzyme

Sử dụng thiết bị hình trụ đáy nón được làm bằng thép không gỉ có gắn cánh khuấy và
có lớp vỏ áo giúp ổn định nhiệt.

4.2.6. Ép
- Mục đích công nghệ:

• Khai thác: Tách tối đa dịch bào ra khỏi nguyên liệu.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Vật lý: Thể tích nguyên liệu giảm, nhiệt độ nguyên liệu tăng lên.

• Hóa học: Một số thành phần dễ bị phân hủy như vitamin, các hợp chất polyphenol có
thể bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí.

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện trong quá thiết bị ép trục vis.

27
Hình 23. Thiết bị ép trục vis

4.2.7. Gia nhiệt


- Mục đích công nghệ:

• Bảo quản: Vô hoạt enzyme trong nguyên liệu, giảm mật độ vi sinh vật.

• Chuẩn bị: Bổ sung bột trợ lọc trong quá trình chần kết hợp với đảo trộn để chuẩn bị
cho quá trình lọc tinh.

• Hoàn thiện: Hạn chế sự nâu hóa sản phẩm do enzyme.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Hóa học: Một số thành phần mẫn cảm với nhiệt có thể bị mất đi.

• Sinh học: Một số loài vi sinh vật có thể bị ức chế hoặc tiêu diệt ở nhiệt độ cao.

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện trong thiết bị nồi hai vỏ có lắp cánh khuấy.

Hình 24. Nồi gia nhiệt 2 vỏ có cánh khuấy

28
4.2.8. Lọc
- Mục đích công nghệ:

• Hoàn thiện: Loại bỏ phần bột trợ lọc còn sót, tăng độ trong của sản phẩm.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Vật lý: Độ trong của bán thành phẩm tăng lên, tỉ trọng thay đổi.

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện ở thiết bị lọc khung bản.

Hình 25. Thiết bị lọc khung bản

4.2.9. Phối trộn


- Mục đích công nghệ:

• Hoàn thiện: Phối trộn syrup đường vào dung dịch nước dứa để tạo ra dung dịch có
nồng độ chất khô mong muốn.

• Bảo quản: Bổ sung phụ gia giúp tăng thời hạn bảo quản và hạn chế sự oxy hóa.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Hóa học: Thành phần hóa học của bán thành phẩm thay đổi.

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện trong bồn phối trộn có cánh khuấy.

29
Hình 26. Bồn phối trộn có cánh khuấy

4.2.10. Bài khí


- Mục đích công nghệ:

• Chuẩn bị: Đuổi khí, chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng, giúp cho quá trình truyền nhiệt
tốt hơn. Giảm áp suất bên trong lon để không bị biến dạng trong quá trình tiệt trùng.

• Bảo quản: Hạn chế phản ứng oxy hóa xảy ra trong sản phẩm.

- Các biến đổi trong quá trình: Không xảy ra biến đổi đáng kể.

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện trong thiết bị bài khí ở áp suất chân không.

Hình 27. Thiết bị bài khí

30
4.2.11. Tiệt trùng
- Mục đích công nghệ:

• Khai thác: Tách tối đa dịch bào ra khỏi nguyên liệu.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Hóa học: Xảy ra phản ứng thủy phân pectin trong nguyên liệu.

- Phương pháp tiến hành: Sản phẩm sẽ được gia nhiệt trực tiếp với hơi nước vô trùng trong
thiết bị tiệt trùng UHT ở nhiệt độ tiệt trùng 115oC, thời gian giữ nhiệt ngắn là 5s.

Hình 28. Thiết bị tiệt trùng UHT dạng ống

4.2.12. Rót vô trùng


- Mục đích công nghệ:

• Bảo quản: Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.

- Các biến đổi trong quá trình: Không có

- Phương pháp tiến hành: Thực hiện trong thiết bị rót vô trùng.

31
Hình 29. Thiết bị rót vô trùng

Thiết bị tích hợp cả ba chức năng xúc rửa, chiết rót, đóng nắp chai trong một bộ máy
duy nhất do đó giúp tối ưu năng so với các loại máy chiết rót bán tự động trước đây.

4.2.13. Bảo ôn
- Mục đích công nghệ:

• Hoàn thiện: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau một thời gian bảo quản.

- Các biến đổi trong quá trình:

• Sinh học: Vi sinh vật có thể phát triển nếu quá trình tiệt trùng và rót vô trùng không
tốt.

- Phương pháp tiến hành: Sản phẩm sau được đem đi bảo ôn trong phòng kín hay kho thành
phẩm.

4.3. Đề xuất công thức mới với sản phẩm nước dứa trong
Các công thức mới lạ của nước dứa có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp
sữa và thực phẩm. Jan và Masih [2] đã tạo ra công thức pha trộn nước ép dứa với nước ép cà
rốt và cam. Công thức nói trên đã làm tăng thành phần dinh dưỡng và thời hạn sử dụng của
nước dứa vì bổ sung thêm carotenoid từ cà rốt.

32
Bảng 4. Tỉ phối trộn của các mẫu nước ép.

STT Nước ép Tỉ lệ phối trộn Ký hiệu


1 Dứa:Cà rốt:Cam 100:00:00 M0
2 Dứa:Cà rốt:Cam 80:10:10 M1
3 Dứa:Cà rốt:Cam 60:10:30 M2
4 Dứa:Cà rốt:Cam 50:20:30 M3

Nghiên cứu chỉ ra điểm cảm quan (8.0) đạt được với tỷ lệ kết hợp tối đa là 60% nước ép
dứa trong hỗn hợp nước ép. Do đó, thành phần chế phẩm có 60% nước dứa, 20% nước ép cà
rốt và 30% nước cam được chọn để nghiên cứu thời gian bảo quản.

Bảng 5. Điểm cảm quan của mẫu nước ép M2 ở các mốc thời gian bảo quản.

Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21


Màu sắc 7.2 8 7.6 3
Hương 7.6 8.2 8 6.7
Vị 8.2 7.8 7.6 4.5
Độ chấp nhận tổng quát 8 8.6 8.6 7.6

Từ nghiên cứu, có thể kết luận rằng hỗn hợp nước ép dứa: nước ép cà rốt: nước cam
(60:10:30) là hỗn hợp nước trái cây tối ưu nhất với điểm đánh giá cảm quan ổn định trong
thời gian bảo quản. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng an toàn về mặt vi sinh trong 21 ngày bảo
quản.

Nước ép dứa tươi giàu lợi ích cho sức khỏe và dinh dưỡng được đánh giá cao về hương
vị, mùi vị và mùi thơm tươi. Tuy nhiên, chất lượng của các loại nước trái cây này bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, và ô nhiễm vi sinh làm thay đổi đáng kể các thông số hóa
lý và độ ổn định bảo quản. Chế biến dứa đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo quản
nước trái cây. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển các sản phẩm từ dứa và đánh
giá chất lượng nước dứa bảo quản. Ba mẫu nước ép dứa thanh trùng khác nhau được gọi là
không có chất bảo quản (PJ-1), với chất bảo quản (natri benzoat) 5 mg (PJ-2) và có chất bảo
quản (natri benzoat) 20 mg (PJ-3), đã được lưu trữ trong hai điều kiện ở nhiệt độ phòng và tủ
lạnh lên đến 45 ngày.

33
Kết quả cho thấy:
Bảng 6. Kết quả khảo sát

Nước ép dứa thanh Nước ép dứa thanh


Nước ép dứa
trùng với chất bảo trùng với chất bảo
Nước thanh trùng
quản Natri benzoat quản Natri benzoat
dứa tươi không có chất
5mg 20mg
bảo quản PJ-1
PJ-2 PJ-3
Hàm lượng
87.5%
ẩm
Hàm lượng
0.31%
tro
9% (nhiệt độ
thường) 10% (nhiệt độ thường) 11% (nhiệt độ thường)
TSS 11.5%
10% (nhiệt độ 10.5% (nhiệt độ lạnh) 11% (nhiệt độ lạnh)
lạnh)
3.47 (nhiệt độ
thường) 3.47 (nhiệt độ thường) 3.45 (nhiệt độ thường)
pH 3.49
3.46 (nhiệt độ 3.47 (nhiệt độ lạnh) 3.49 (nhiệt độ lạnh)
lạnh)
Vitamin C 3.06 mg

Trong trường hợp có tổng số vi khuẩn sống sót, lượng vi sinh vật tối thiểu được quan
sát thấy ở PJ-3 (0.3x105) và tối đa ở PJ-1 (0.5x105) ở nhiệt độ phòng. Trong khi, tối thiểu ở
PJ-2, PJ-3, tức là (0x105) và tối đa ở PJ-1 (0.1x105) ở nhiệt độ làm lạnh, sau 21 ngày. Một lần
nữa, tải lượng vi sinh vật tối thiểu được quan sát thấy ở PJ-3 (0.6x105) và tối đa ở PJ-1
(1.0x105) ở nhiệt độ phòng. Trong khi, tối thiểu ở PJ-3 (0.1 x105) và tối đa ở PJ-1 (0.2x105) ở
nhiệt độ làm lạnh, sau 45 ngày. Hạn sử dụng của nước trái cây bảo quản ở nhiệt độ phòng là
21 ngày và trong nhiệt độ tủ lạnh là 45 ngày. Trong số ba mẫu nước trái cây được xử lý, PJ-2
và PJ-3 ở nhiệt độ làm lạnh có hiệu quả nhất trong việc duy trì các đặc tính cảm quan và có
thể chấp nhận được để tiêu thụ. Thanh dứa được giữ trong nhiệt độ phòng và có thể tiêu thụ

34
tốt đến 30 ngày. Cuối cùng, có thể kết luận rằng, thời hạn sử dụng của nước trái cây bảo quản
ở nhiệt độ phòng là 21 ngày và trong nhiệt độ tủ lạnh là 45 ngày.

Ngày nay, nước ép dứa chủ yếu được tiêu thụ trên khắp thế giới dưới dạng sản phẩm
phụ của ngành công nghiệp đóng hộp ở dạng nước ép cô đặc hoặc cô đặc. Để cải thiện sự ưa
thích của người tiêu dùng, nó phải được hoàn nguyên trong thành phần hỗn hợp để có được
hương vị mới trong đồ uống và các sản phẩm khác. Các công thức mới lạ của nước dứa bao
gồm cô đặc nước dứa vô trùng, công thức bột dứa tự nhiên, cô đặc dứa đông lạnh, bột dứa
sulfat và dứa xay nhuyễn (puree), và đồ uống về dứa. Tất cả các công thức này đều có nhiều
ứng dụng trong ngành công nghiệp sữa và thực phẩm.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lobo, M. G., & Paull, R. E. (Eds.). (2017). Handbook of pineapple technology:
production, postharvest science, processing and nutrition. John Wiley & Sons.

[2] Jan, A., & Masih, E. D. (2012). Development and quality evaluation of pineapple juice
blend with carrot and orange juice. International Journal of Scientific and Research
Publications, 2(8), 1-8.

[3] Anonnya Kundu, Rehnova Mostofa, Alamgir Hassain, Pratima Roy Dina, Mohammad
Esrafil, Mohammad Akhter Uzzaman, Mohammad Abu Zubair. Development of Pineapple
Juice and Observation of Shelf Stability Using Various Degrees of Preservative in Several
Storage Condition. Science Frontiers. Vol. 2, No. 4, 2021, pp. 50-60. doi:
10.11648/j.sf.20210204.12
[4] Maimunah Mohd Ali, Norhashila Hashim, Samsuzana Abd Aziz, Ola Lasekan, (2020),
Pineapple (Ananas comosus): A comprehensive review of nutritional values, volatile
compounds, health benefits, and potential food products, Food Research International,
Volume 137.

35
Food Research International 137 (2020) 109675

Contents lists available at ScienceDirect

Food Research International


journal homepage: www.elsevier.com/locate/foodres

Review

Pineapple (Ananas comosus): A comprehensive review of nutritional values,


volatile compounds, health benefits, and potential food products
Maimunah Mohd Ali a, Norhashila Hashim a, c, *, Samsuzana Abd Aziz a, c, Ola Lasekan b
a
Department of Biological and Agricultural Engineering, Faculty of Engineering, Universiti Putra Malaysia, 43400 Serdang, Selangor, Malaysia
b
Department of Food Technology, Faculty of Food Science and Technology, Universiti Putra Malaysia, 43400 UPM Serdang, Selangor, Malaysia
c
SMART Farming Technology Research Centre, Faculty of Engineering, Universiti Putra Malaysia, 43400 UPM Serdang, Selangor, Malaysia

A R T I C L E I N F O A B S T R A C T

Keywords: Pineapple (Ananas comosus) is a tropical fruit that is highly relished for its unique aroma and sweet taste. It is
Health benefits renowned as a flavourful fruit since it contains a number of volatile compounds in small amounts and complex
Nutritional value mixtures. Pineapple is also a rich source of minerals and vitamins that offer a number of health benefits. Ranked
Physicochemical composition
third behind banana and citrus, the demand for pineapple has greatly increased within the international market.
Pineapple
The growth of the pineapple industry in the utilisation of pineapple food-based processing products as well as
Volatile compounds
waste processing has progressed rapidly worldwide. This review discusses the nutritional values, physico­
chemical composition and volatile compounds, as well as health benefits of pineapples. Pineapple contains
considerable amounts of bioactive compounds, dietary fiber, minerals, and nutrients. In addition, pineapple has
been proven to have various health benefits including anti-inflammatory, antioxidant activity, monitoring ner­
vous system function, and healing bowel movement. The potential of food products and waste processing of
pineapples are also highlighted. The future perspectives and challenges with regard to the potential uses of
pineapple are critically addressed. From the review, it is proven that pineapples have various health benefits and
are a potential breakthrough in the agricultural and food industries.

1. Introduction specific treatments to avoid microorganism contamination (Ismail,


Abdullah, & Muhammad, 2018). In this context, a well-reasoned antic­
Pineapple is a tropical fruit widely cultivated in South America ipation is to transform perishable fruits into staple products with a
which can either be consumed fresh or processed into various food longer shelf life has been developed to reduce the qualitative quality
products. It is ranked third in production of tropical fruit after banana deterioration of the fruit during storage.
and citrus. The pineapple market has been growing extensively due to Due to the high recognition of the nutritional and beneficial values in
the attractive aroma compounds and nutritional values as well as huge pineapples, it is a golden opportunity for fruit growers to gain access to
demand and competitive retail prices (Abu Bakar, Ishak, Shamsuddin, & domestic and international markets for the fruit. Maturity level, type of
Wan Hassan, 2013; Martínez et al., 2012). The top five pineapple pro­ cultivar, climate conditions as well as postharvest handling are several
ducers worldwide in 2017 were reported as Costa Rica (3056.45 metric factors that contribute to the chemical and biochemical properties pre­
tons), Philippines (2671.71 metric tons), Brazil (2253.90 metric tons), sent in pineapple (Ancos, Sánchez-Moreno, & González-Aguilar, 2016;
Thailand (2153.18 metric tons), and India (1891.00 metric tons) (Sta­ Chaumpluk, Chaiprasart, & Vilaivan, 2012). Pineapple that is planted
tista, 2020). Pineapple is mainly cultivated in the tropical and sub- with good agricultural practice will produce fruit with excellent taste
tropical regions due to the temperate climate and rainfall distribution. and aroma while fruit that is infected by pests and disease will produce
The crop can bear fruits at an early stage after flowering, allowing yield fruits with off-flavours (Sipes & Wang, 2016). In recent years, pineapple
production throughout the year (Shamsudin, Zulkifli, & Kamarul has gained much attention since the nutritional composition has
Zaman, 2020). The shelf life of pineapple can be prolonged by storing contributed to the potential uses as functional food and various
the fruit under specific conditions and storage temperature as well as pineapple-based products. A previous study done by Lasekan and

* Corresponding author at: Department of Biological and Agricultural Engineering, Faculty of Engineering, Universiti Putra Malaysia, 43400 Serdang, Selangor,
Malaysia.
E-mail address: norhashila@upm.edu.my (N. Hashim).

https://doi.org/10.1016/j.foodres.2020.109675
Received 28 April 2020; Received in revised form 27 July 2020; Accepted 6 September 2020
Available online 17 September 2020
0963-9969/© 2020 Elsevier Ltd. All rights reserved.
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Hussein (2018) identified that pineapples are rich in ester compounds the postharvest handling and management (MPIB, 2020). Fig. 1 shows
including methyl-2-methylbutanoate, methyl hexanoate, methyl-3- the different varieties of pineapples cultivated in Malaysia. In terms of
(methylthiol)-propanoate, methyl octanoate, and 2-methoxy-4-vinyl postharvest handling of the pineapple waste processing, the utilisation
phenol which are associated with the flavour quality of different types of the fruit waste is substantially high, especially at the retail market.
of pineapple varieties. In this sense, different maturity levels in pine­ Thus, there is an urgency to tackle the issue of the potential uses of
apple results in changes in the chemical composition and different pineapple waste in addition to the utilisation of fruit flesh.
aroma profiles of the fruit, especially during storage. Generally, the pineapple tree is expected to bear fruit within 15
Based on the physicochemical composition and nutritional values, months or up to two years after planting (Hossain, 2016). The first three
pineapple can be considered as one of the most useful fruits for months after planting is the critical stage for fruit flowering and ripening
manufacturing value-added compounds such as antioxidants, organic since the plant becomes sensitive to climatic factors including temper­
acids, bromelain, and phenolic compounds. Barretto et al. (2013) ature and cloud cover. The crop requires optimum temperatures be­
extracted volatile compounds from the pineapple flesh to be utilised as tween 20 and 30 ◦ C with sufficient sunlight where the precipitation is
aroma enhancing products as well as the production of natural essences. higher and well-circulated for pineapple growth (Aragón, Carvalho,
Likewise, the health benefits of pineapple are also associated with González, Escalona, & Amancio, 2012; Luengwilai et al., 2018). The
different phytochemicals and functional bioactivity to maintain the harvesting time is one of the important criteria to assess the pineapple
metabolism and improve human health (Hossain & Rahman, 2011). The quality that can influence the chemical composition of the fruit. The
typical bioactive compounds of pineapple are mainly phenolic com­ tolerance to different pests and diseases along with the maturity stages
pounds and flavonoids that are present in the morphological parts of the are vital points to be investigated in the growing of pineapples (Ali,
fruit (Lobo & Yahia, 2016). The health aspects involving the nutrient Bachik et al., 2019; Siti Rashima, Maizura, Hafzan, & Hazzeman, 2019).
attributes of pineapple are the main consideration in developing the Due to the high perishability of overripe pineapple, the optimum har­
food-based and waste processing products. By taking advantage of the vesting time should be targeted when the peel colour turns from green to
complete utilisation of pineapple, the potential for profitable goods yellow either by manual harvesting or semi-mechanised harvesting
either in the food industries and other sectors could provide a wide (Reinhardt et al., 2018). Normally, the pineapples are graded according
variety of food-based and waste processing products with high economic to the standard shapes and sizes after harvest followed by several in­
importance. Thus, the overall purpose of this review is to provide a dicators such as the severity of mechanical defects or any condition that
comprehensive overview of the chemical composition, nutritional can affect the fruit quality (Khatiwada, Walsh, & Subedi, 2016). In view
values, volatile compounds, health benefits, and potential uses of of the harvesting time, there are several aspects that must be considered
pineapples. With these findings, the food manufacturers and researchers including the fruit must be of good quality, free from serious defects, and
may gain fundamental knowledge to explore new perspectives for at the time of harvest selection is based on optimum maturity indices
pineapple products. (Montero-Calderón et al., 2010). Consequently, the decision at the
harvesting time is evaluated in terms of the fruit quality that is crucial
2. Pineapple physiology and characteristics for maximum postharvest storage and shelf life. After harvest, the
selected pineapples are categorised for packing and transportation based
Pineapple is an exotic fruit that is highly valued due to its aroma, on the shape, size, maturity, as well as any requirement underlined by
flavour, and juiciness. To date, there are many pineapple varieties with the fruit distributors.
various colours, shapes, sizes, and flavours. Pineapple is a rather me­ Prior to the packing process, several operations are performed
dium size compared to other tropical fruits which consist of multiple including washing, waxing, fungicide treatment, and drying (Shamsudin
fruitlets with a distinctive maturation pattern from the top part near the et al., 2020). The pineapple is then pre-cooled at 13 to 15 ◦ C depending
crown until the bottom part of the fruit (Montero-Calderón, Rojas-Graü, on the fruit size for 12 h (Steingass, Carle, & Schmarr, 2015). Pre-
& Martín-Belloso, 2010). Considering the fact that pineapple is a non- cooling is important to minimise the enzymatic degradation and avoid
climacteric fruit, the quality of the fruit changes and is not uniform at microbial growth after fruit harvesting. For the operation involving fruit
different maturity levels. Typically, the maturity indicators of pineapple packing, the fruit is checked for quality control before being packed and
are evaluated based on physical, physicochemical, and chemical attri­ sealed until the shipment period. The temperature is adjusted between 8
butes of fruit with acceptable flavour and morphological characteristics and 10 ◦ C during storage in which the packed fruits are stacked on
(Nadzirah et al., 2013). Apart from varietal differences and maturity pallets in a cold storage room (Hossain, 2016). In the cases concerning
stages, the quality and shelf life of pineapple is strongly influenced by shipment by the sea, the fruit should be harvested only one day before

Fig. 1. Different varieties of pineapples cultivated in Malaysia. Images courtesy of (MPIB, 2020).

2
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

the shipment. Regarding the shelf life of pineapple, the fruit should be composition, nutritive potential, and the functional properties of the
stored at a temperature of 10 to 15 ◦ C with a relative humidity of 85 to fruit. This scenario has led to advancement towards exploring the
95% for a storage period of up to one month (Reinhardt et al., 2018). nutritional value as well as the physicochemical composition of pine­
Even though low temperature is recommended for fruit storage, a tem­ apples. The exceptional feature of abundant nutrients and chemical
perature below 8 ◦ C will induce chilling injury symptoms such as composition are of interest to the food processing industries. This section
darkening flesh and peel, quality deterioration, and imperfect fruit discusses valuable information related to the physicochemical compo­
colour progression (Dolhaji, Muhamad, Ya’akub, & Abd Aziz, 2019). sition and nutritional value of pineapples as a major tropical fruit of the
Therefore, the internal quality attributes during the yield production are world.
heavily dependent on the postharvest handling and storage conditions.
Pineapple possesses different composition values with different va­ 3.1. Physicochemical composition
rieties and maturity stages of the fruit. To date, more than 100 varieties
of pineapple exist in which only 6 to 8 varieties are grown commercially The physicochemical composition is vital because of the potential
(Steingass et al., 2020). The main variety is Smooth Cayenne, effect on the quality and shelf life of different types of varieties of
comprising more than 70% of pineapple cultivated around the world. pineapples. Various research works have been performed on different
Recently, it has been substituted by the successful hybrid of MD2 which pineapple varieties such as Gold (Dolhaji et al., 2019), Smooth Cayenne
was produced from the hybridisation of Smooth Cayenne. The MD2 (Steingass et al., 2020), Red Spanish (Pino, 2013), Shenwan (Wei, Ding,
variety has high sugar content, longer lifespan, and is more aromatic Liu, Zhao, & Sun, 2014), MD2 (Steingass et al., 2016), and Morris
compared to other pineapple varieties (Hossain, 2016). In addition, (Lasekan & Hussein, 2018). Pineapples are normally synthesised to
Morris is derived from the Queen variety which has a high tolerance to obtain a favourable physicochemical composition for specific uses,
pest and diseases compared to other pineapple varieties (Siti Rashima which primarily depend on the chemical structures and processing
et al., 2019). It has a deep yellow flesh, spongy texture, and high sugar conditions. The physicochemical composition of pineapple is closely
levels that are responsible for the pleasant flavour during fruit ripening. correlated to the sensory attributes such as aroma (volatile compounds)
The Morris variety is mainly commercialised for local markets and and taste (Ancos et al., 2016). In this regard, the important properties to
exported as fresh produce. This is due to the conical shape of this variety predict physicochemical composition apart from the sensory attributes
which is incompatible for canning processed fruits. In contrast, N36 is are titratable acidity, total soluble solids (TSS), pH, moisture content,
derived from a breeding process between Smooth Cayenne and Spanish firmness, and translucency of the fruit pulp. Colour is a significant
varieties which has high resistance to pests and diseases and a longer parameter in fruits because the consumers are prone to evaluate the
shelf life (Siti Roha, Zainal, Noriham, & Nadzirah, 2013). For this va­ specific product based on the visual appearance (Sánchez-Zapata,
riety, the pineapple flesh is suitable for the canning processed fruits. The Fernández-López, & Angel Pérez-Alvarez, 2012).
main factors for the external quality of pineapple are determined based Fibres derived from the pineapple crown and leaf are cheap, biode­
on the size, appearance, aroma, and skin colour. As for the internal at­ gradable, renewable, and available in abundance (Prado & Spinacé,
tributes of pineapple, it is highly influenced by the maturity levels and 2019). Pineapple fibre possesses many chemical constituents including
type of variety which is essential to determine fresh consumption of the cellulose (79 to 83%), lignin (5 to 15%), pectin (1%), hemicellulose
fruit. Table 1 shows the main pineapple varieties at different varietal (19%), wax (2%), and ash content (1%) (Asim et al., 2015). The most
groups. prominent fibre components in pineapple are hemicellulose, cellulose,
and pectin. Pineapple fibre is an essential natural fibre that has high
3. Physicochemical composition and nutritional values flexural rigidity and tensile strength. Pineapple fibre also has multi-
cellular lignocellulosic fibre and hydrophilic in nature owing to the
The increasing trend in pineapple production in the commercial line high cellulose content. In terms of the dietary fibre of pineapple, Smooth
has been recognised due to its high concentration of phytochemical Cayenne and MD2 varieties have an average dietary fibre content of
approximately 0.5 to 1.5 g/100 g fresh weight (fw) (Ancos et al., 2016).
It should be noted that the amount of fibre obtained from pineapple
Table 1
varies extensively with the geographical origin, variety, and climato­
Pineapple varieties at different varietal groups.
logical condition.
Group Varieties Weight Flesh References
Siow and Lee (2012) investigated the effect of osmotic pre-treatment
(kg) colour
with sucrose, maltitol, and trehalose on the quality changes of frozen
Cayenne Smooth Cayenne, 2 to 3 Pale (Dolhaji et al., pineapples. It was found that firmness and drip loss changes were
Sarawak, Hilo, yellow 2019; George et al.,
Champaka, Kew, 2016; Nadzirah
detected on slow cooling in the presence of maltitol and trehalose. For
N36 et al., 2013; Siti sucrose-treated pineapple, there was no change in firmness and drip loss
Rashima et al., on slow cooling. A previous study done by Nadzirah et al. (2013) eval­
2019) uated the titratable acidity, pH, and TSS of N36 pineapples during
Queen Queen, Morris, 0.8 to Deep (Dolhaji et al.,
storage. The pH values were increased along with the storage days from
Ripley, Mauritius, 1.5 yellow 2019; Lasekan &
Alexandra, Hussein, 2018; Siti 3.24 to 3.84. On the other hand, the titratable acidity and TSS values
Yankee Rashima et al., increased in the range of 0.16 to 0.36% and 1.4 to 5.3 ◦ Brix, respectively.
2019) In another study, Rahim, Seng, and Rahim (2014) determined the TSS
Spanish Josapine, Mas 1 to 2 Deep (Chiet et al., 2014; values of pineapples ranging from 7.6 to 13.9 ◦ Brix harvested from four
Merah, Red golden Pino, 2013)
Spanish yellow
different harvest days.
Extra Sweet Gold, MD2 1.5 to Deep (Ancos et al., 2016; George, Razali, and Somasundram (2016) investigated the changes
Cayenne 3.0 golden Lasekan & Hussein, of Sarawak pineapple flesh based on the firmness, TSS, pH, and titratable
Hybrids yellow 2018; Siti Rashima acidity from one to five months after anthesis. The firmness and pH
et al., 2019)
values reduced whereas the TSS and titratable acidity values increased
Pernambuco Perola, 1–5 White (Antoniolli et al.,
Pernambuco, 2012; Guimarães during the fruit development. Siti Rashima et al. (2019) studied the
Sugar Loaf et al., 2018) relationship between the physicochemical properties including colour
Modilonus Perolera, 3–4 White (Angel, Lizcano, & changes, pH, and TSS of three different pineapple varieties (Morris,
and Manzana Monte Viola, 2015) MD2, and N36) and consumer acceptability. The results demonstrated
Perolera Liro
that different pineapple varieties possess different compositions which

3
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

result in significant variation in terms of consumer acceptability. Table 2


Recently, Dolhaji et al. (2019) reported the effect of storage time on the Main constituents of pineapple (per 100 g).
TSS and pH of three different pineapple varieties stored at a sub-optimal Constituents Pineapple pulp Pineapple juice
temperature of 4 ◦ C for 28 days. Based on the findings, the quality pa­
Proximate composition
rameters deteriorated with storage days due to the physical injuries that Protein 0.5 0.4
were associated with quality degradation when exposed to cold tem­ Carbohydrate 11.7 12.1
peratures. Shamsudin et al. (2020) investigated the physicochemical Fat 0.5 0.1
properties of Josapine pineapples including TSS, pH, and titratable Total sugars 10.5 12.1
Fibre 1.2 0.2
acidity stored at 4 ◦ C for 25 days. The results indicated that the physi­ Ash 0.3 0.4
cochemical properties of pineapple were correlated well with the Minerals
ripening process of the fruit. Elizabeth and Tijesuni (2020) investigated Calcium 8.0 8.1
the physicochemical composition based on the different proportions of Magnesium 15.0 13.6
Potassium 140.0 134.0
pineapple fruit. Based on the findings, it was revealed that the total
Iron 0.17 0.2
soluble solids and pH increased for all samples, respectively. In addition, Manganese 0.8 1.2
Leneveu-jenvrin et al. (2020) evaluated the physicochemical properties Sodium 5.0 5.2
of minimally-processed pineapple during cold storage. The results Copper 0.06 0.04
showed that the correlation between the storage conditions did not Phosphorus 8.1 9.8
Zinc 0.08 0.08
significantly vary with the physicochemical properties (pH, titratable Vitamins
acidity, and TSS) of the fruit. Ascorbic acid 46.1 14.0
Folate 19.6 23.0
3.2. Nutritional values Niacin 0.3 0.3
Thiamin 0.1 0.1
Riboflavin 0.03 0.02
Pineapple primarily contains carbohydrates and water which are
vital sources of dietary fibre, sugars, organic acids, vitamins (ascorbic Note: ANSES. Ciqual Table, Nutritional composition of pineapples, 2020.
acid, niacin, and thiamin), and minerals (magnesium, manganese, and Source: (ANSES, 2020).
copper) (Ancos et al., 2016). Pineapple fruit also contains a proteolytic
enzyme namely bromelain which assists in the digestion process as well depending on the type of solvent system. A significant increase in the
as being essential for the therapeutic effects associated with bromelain. total sugar content of N36 pineapple has been reported based on the core
Bromelain has various potential uses as an anti-inflammatory, antioxi­ and peel extracts of the fruit (Nadzirah et al., 2013). The results showed
dant, anti-cancer activity, and cardioprotective agent (Zdrojewicz, 8.92% and 3.87% for the sucrose content at the core and peel extracts,
Chorbińska, Biezyński, & Krajewski, 2018). In addition, bromelain in resulting in high variability in the composition of different sections of
pineapple is useful for relieving menstrual disorders which is beneficial pineapples. Evaluation of antioxidant properties carried out by Chiet,
for females, especially during pregnancy and menstruation by reducing Zulkifli, Hidayat, and Yaakob (2014) reported the presence of bioactive
the excessive water accumulation in the body (Khalid, Suleria, & compounds and antioxidant capacity for three different varieties of
Ahmed, 2016). However, those who are on medications such as antibi­ pineapples (Josapine, Morris, and Sarawak) harvested at commercial
otics, barbiturates, benzodiazepines, and antidepressants should be maturity stage. Josapine pineapples indicated the highest total phenolic
cautious about the consumption of too much pineapple since it has side and tannin content, followed by Morris and Sarawak. The antioxidant
effects with some medicines. The chemical and nutritional compositions capacity was assessed by the ferric reducing antioxidant power (FRAP)
of pineapple, either the fruit pulp or fruit juice varies in terms of prox­ with Josapine obtaining the highest reducing capacity.
imate composition, minerals, and vitamins (ANSES, 2020). A summary George et al. (2016) evaluated the ascorbic acid content and anti­
of the compositional and nutritional characteristics of pineapple is oxidant activity of Sarawak pineapple at five different maturity levels. A
shown in Table 2. significant reduction was observed for the ascorbic acid content,
In order to evaluate the need for pineapple processing, an under­ whereas the antioxidant activity increased throughout the maturity
standing regarding the chemical composition as well as nutritional levels. In previous research work, Sharma, Ramchiary, Samyor, and Das
values of pineapple should be a vital indicator to monitor the quality of (2016) developed the optimisation process parameter for total phenolic
the fruit. The composition of pineapple is highly dependent on many content, total flavonoid, ascorbic acid, and antioxidant activity of
factors including the ripening process and type of cultivar. Hossain and pineapple using response surface methodology. Based on the optimal
Rahman (2011) reported the phenolic content of pineapple comprised of conditions at a temperature of 68 ◦ C and a screw speed of 70.3 rpm, the
methanol (51%), ethyl acetate (14%), and water extract (3%). Similar experimental values quantified were total phenolic content (46.91 mg
results were obtained for the determination of antioxidant activity Gallic Acid Equivalents/100 g), total flavonoid (48.75 mg of quercetin/
through a β–carotene-linoleate acid antioxidant assay at 100 ppm of g), ascorbic acid (51.97 mg/100 g), and antioxidant activity (95.95%),
concentration. This study showed that pineapple was a good source of respectively. Chaudhary et al. (2019) investigated the presence of cal­
antioxidant, indicating a high presence of phenolics in the fruit. In cium, potassium carbohydrates, water content, vitamin C, and crude
another study, Antoniolli et al. (2012) studied the antioxidant activities fibre which are important for maintaining a balanced diet and a healthy
of minimally processed pineapples treated with ascorbic acid and citric digestive system. As pineapple is rich in bromelain, the potential usage
acid. The pineapple slices were dipped into distilled water as a control of the chemical content was studied to reduce swelling in inflammatory
treatment and combined solutions of ascorbic acid and citric acid with cases including sore throat, gout, and arthritis (Khalid et al., 2016). The
20 mg/L of sodium hypochlorite for 30 s. The treated samples exhibited chemical structure of bromelain in pineapple is shown in Fig. 2.
the longest shelf life up to 8 days which eventually attributed to the In another approach, Campos, Ribeiro, Teixeira, Pastrana, and Pin­
dehydration and colour changes of the fruit. tado (2020) studied the enzymatic extract from pineapple by-products
In addition, Martínez et al. (2012) reported the in vitro antioxidant (stems and skins). A full characterisation was conducted based on the
activity of pineapple co-products as a potential source for food enrich­ bioactive molecules and biological activities to valorise the pineapple
ment. The dietary fibre content of pineapple co-products was observed by-product juices. The pineapple skin demonstrated low content of total
between 69.1 and 81.5 g/100 g on a dry matter basis using three phenolic compounds compared to the pineapple stem. The enzymatic
different test methods. The accumulation of pineapple co-product fractions signified 4.8% (w/w) and 17.3% (w/w) for pineapple stem and
extract was found to be a good source of natural compounds skin juices, respectively. Vollmer et al. (2020) examined the effect of

4
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Fig. 2. Chemical structure of bromelain in pineapple (Khalid et al., 2016).

pulsed light on the nutritional composition of pineapple using untreated olfactometry sniffing for aroma-active compounds. Nevertheless,
and thermally pasteurised samples. Based on the findings, bromelain flavour identification should not be distinguished based on the degree of
activity was fully retained in all treated samples. On the other hand, volatility considering the changes arising during the extraction of
thermal pasteurisation was unfavourable to antioxidant activity and aroma-active compounds (Mahmud, Shellie, & Keast, 2020). There has
vitamin C which led to the retention of phenolic compounds and been significant progress in the flavour analysis in order to overcome the
furanone. limitation in the flavour and volatile identification. Factor analysis is
one of the solutions in evaluating the main relationship between the
4. Volatile compounds volatile compounds and the selected variables (Dembitsky et al., 2011).
In this case, the collected instrumental data assists in the threshold
Huge attention has been applied to the volatile composition of testing which recombines the identified volatile compounds in a model
pineapple that plays a significant role in the sensory notes of fruit fla­ matrix. It is crucial to perform this procedure which contributes to the
vours. The diversity and distinctive flavour of pineapple represented refinement of the flavour identification. Although each type of sample
comprehensive knowledge for continuing research into fruit aromas as has its odour-active signature, it may vary greatly based on the quan­
well as attractive attributes for the consumers (Lasekan & Abbas, 2012). tification of volatile compounds either by olfactometry system or by
The aroma profile and volatile organic compounds of pineapple are flavour identification (Shui et al., 2019). The main volatile compounds
beneficial for monitoring quality control of raw and pineapple-based identified in various pineapple cultivars are presented in Table 3.
processed products, particularly during storage and fruit shelf life. It Most of the volatile compounds are responsible for the flavour
should be noted that not all volatile compounds are attributed to the composition of pineapple which is quite complex based on the fruit
main aroma contributors. Although hundreds of volatiles can be iden­ quality. The advanced techniques of extraction, separation, and identi­
tified in a pineapple sample, only several aroma-active compounds fication of volatile compounds give comprehensive information
associated significantly compared to the other volatiles based on the regarding the volatile distribution and composition of the fruit. The
overall odours. In this sense, the effectiveness of those aroma-active identification of volatile compounds of pineapple is performed by
compounds subjected to the aroma threshold, concentration, interac­ various means such as gas chromatography-mass spectrometry (GC-MS),
tion with other compounds, as well as volatility (Zhang, Cao, & Liu, gas chromatography-olfactometry (GC-O), electronic nose, solvent
2019). The evaluation of the significance of individual volatile com­ extraction, head-space solid-phase microextraction (HS-SPME), solvent-
pounds can be obtained by aroma extract dilution analysis, gas chro­ assisted flavour evaporation (SAFE) as well as sensory evaluation for
matography sniffing, calculation of odour-active value (OAV), odour- different analytical purposes (Lasekan & Hussein, 2018; Porto-Figueira,
specific magnitude estimation, and volatile recombination tests (Lase­ Freitas, Cruz, Figueira, & Câmara, 2015; Sung, Suh, Chambers, Crane, &
kan & Hussein, 2018; Pino, 2013). Thus, it is important to notice that the Wang, 2019; Torri, Sinelli, & Limbo, 2010). Researchers Braga, Silva,
odour-active compounds with low thresholds and high concentrations Pedroso, Augusto, and Barata (2010) reported on the volatile composi­
produced a high OAV in order to demonstrate the importance in tion using the solid phase microextraction (SPME) coupled with GC-MS
enhancing the functionality of the overall volatile compositions. during drying of pineapple. The fruit samples were dried by adding 0.5%
Generally, flavour compound assessment is complex due to the lab­ ethanol in normal and modified atmospheric conditions in order to
oratory instrumentation required that is less sensitive compared to the regulate water evaporation. In another case, Montero-Calderón, Rojas-
human olfactory system. Trained panellists were widely used for Graü, Aguiló-Aguayo, Soliva-Fortuny, and Martín-Belloso (2010)

5
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Table 3 investigated the effect of modified atmosphere packaging on the volatile


Main volatile compounds identified in various pineapple cultivars. composition of fresh-cut pineapples stored at 5 ◦ C. Methyl butanoate,
Cultivar Main volatile compounds Relative References methyl 2-methylbutanoate, and methyl hexanoate have been identified
amount (µg/ as the most abundant volatiles. On the other hand, methyl and ethyl 2-
kg) methylbutanoate, 2,5-dimethyl-4-methoxy-3(2H)-furanone, and ethyl
Gold Methyl butanoate 2435 (Montero-Calderón hexanoate have been denoted as the most odour-active volatiles in spite
Methyl 2-methylbutanoate 2105 et al., 2010) of packaging condition and storage period.
Methyl hexanoate 1163 Montero-Calderón et al. (2010) identified 20 volatile compounds
Methyl 2-methylpropanoate 383
Ethyl hexanoate 101
using the HS-SPME method for Gold pineapple at 30 ◦ C. Ester com­
Gold Methyl butanoate 2902 (Montero-Calderón pounds contributed the most abundant compounds including methyl
Methyl 2-methyl butanoate 2427 et al., 2010) butanoate, methyl 2-methyl butanoate, and methyl hexanoate, whereas
Methyl hexanoate 1204 the most odour-active compounds were methyl and ethyl 2-methyl
Methyl 2-methyl 571
butanoate and 2,5-dimethyl 4-methoxy 3(2H)-furanone. Wei et al.
propanoate 129
Ethyl hexanoate 623 (2011) identified 18 volatile compounds in both the flesh and core of
Methyl 3-(methylthio) pineapple using HS-SPME and GC-MS stored at 25 ◦ C. Ester compounds
propanoate such as butanoic acid methyl ester, hexanoic acid methyl ester, and 3-
Smooth Ethyl hexanoate 106 (Wei et al., 2011) (methylthio) propanoic acid methyl ester were the most dominant in the
Cayenne Ethyl 3-(methylthio) 91
propanoate 60
flesh and core with the total of 65.47 and 81.18, respectively. In a
Ethyl nonanoate 27 similar manner, Wei et al. (2011) investigated the volatile composition
Methyl 3-(methylthio) 25 of pineapple in the flesh and core by means of GC-MS and HS-SPME
propanoate techniques. The main compounds detected in pineapple flesh were
Methyl hexanoate
ethyl butanoate, ethyl 2-methylbutanoate, ethyl hexanoate, 2,5-
Tainong 17 Hexanoic acid, methyl ester 28 (Wei et al., 2011)
Butanoic acid, 2-methyl-, 19 dimethyl-4-hydroxy-3(2H)-furanone, decanal, and ethyl 3-(methyl­
methyl ester 13 thio)propionate. In the pineapple core, the dominant compounds were
Butanoic acid, methyl ester 14 ethyl 2-methylbutanoate, ethyl hexanoate, and 2,5-dimethyl-4-hydroxy-
Octanoic acid, methyl ester 3(2H)-furanone. It was found that pineapple aroma was highly corre­
Smooth Methyl 3-acetoxyhexanoate 277 (Kaewtathip &
lated with butyl butyrate which could improve the enzymatic synthesis
Cayenne Methyl 3- 127 Charoenrein, 2012)
methylthiopropanoate 118 of esters (Lorenzoni et al., 2012).
Methyl 5-acetoxyhexanoate 64 Although hundreds of volatile compounds can be identified in the
Methyl octanoate 39 pineapple samples, only some aroma-active components contributed
Methyl hexanoate 20
significantly compared to the overall odour. Kaewtathip and Char­
Ethyl hexanoate
Tainong 3-(Methylthio)propanoic 78 (Zheng et al., 2012) oenrein (2012) detected 19 volatile compounds which consisted of 14
No. 6 acid ethyl ester 33 esters, 2 hydrocarbons, 2 sulphur compounds, and one lactone in
3-(Methylthio)propanoic 46 Smooth Cayenne pineapple during freezing. The freezing process
acid methyl ester 22 contributed to the internal defects of pineapple flesh that resulted in the
Octanoic acid, ethyl ester 21
reduction of volatiles. In previous work, Zheng et al. (2012) evaluated
Butanoic acid, 2-methyl-,
ethyl ester the volatile compounds of two pineapple cultivars (Tainong No. 4 and
Octanoic acid, methyl ester Tainong No. 6) using GC-MS. A total of 11 volatile compounds were
Red Ethyl acetate 5000 (Pino, 2013) identified in Tainong No. 4 pineapples such as furaneol, 3-(methylthio)
Spanish 3-Methylbutan-1-ol 300
propanoic acid methyl ester, 3-(methylthio)propanoic acid ethyl ester,
Methyl 3-(methylthio) 180
propanoate 192
and δ-octalactone. In contrast, 28 volatile compounds were quantified in
Ethyl octanoate 66 Tainong No. 6 pineapples including ethyl-2-methylbutyrate, methyl-2-
2-Methylpropyl acetate methylbutyrate, 3-(methylthio)propanoic acid ethyl ester, ethyl hex­
Shenwan Methyl octanoate 327 (Wei et al., 2014) anoate, and decanal. Likewise, Zhang, Shen, Prinyawiwatkul, and Xu
Methyl decanoate 130
(2012) found the main volatiles in fresh-cut pineapple during the baking
Methyl hexanoate 100
Octanoic acid isopropyl 19 process were ethyl acetate, ethyl hexanoate, ethyl 3-(methylthio)-pro­
ester pionate, methyl hexanoate, methyl 3-(methylthio)-propionate, 2-methyl
MD2 Methyl butanoate 990 (Steingass et al., methylbutyrate, and 2-methyl ethylbutyrate. From that study, valuable
Ethyl butanoate 1035 2014)
information related to the pineapple volatiles at different baking tem­
Ethyl 2-methylbutanoate 1050
Ethyl hexanoate 1233
peratures could be important in determining various pineapple-baked
Methyl 3-hydroxybutanoate 1478 foods with different aroma odours. Pino (2013) identified a total of 20
MD2 Ethyl acetate 890 (Steingass et al., odour-active compounds including ethyl 2-methylbutanoate, 2,5-
Methyl (E)-2-butenoate 1107 2016) dimethyl-4-hydroxy-3(2H)-furanone, 1-(E,Z,Z)-3,5,8-un-decatetraene,
Methyl 2-hydroxyhexanoate 1575
1-(E,Z)-3,5-undecatriene, ethyl hexanoate, ethyl 3-(methylthio)prop­
Methyl 5-acetoxyhexanoate 1769
Dimethyl propanedioate 1507 anoate, and methyl hexanoate from Red Spanish pineapple that
Morris Methyl-2-methylbutanoate 103 (Lasekan & contributed to the typical pineapple aroma.
Methyl-2-methyl 156 Hussein, 2018) Further, Barretto et al. (2013) determined the volatile fractions in
acetoacetate 397 pineapple which comprised of esters (35%), ketones (26%), alcohols
Methyl hexanoate 307
Methyl-3-(methylthiol)- 65
(18%), aldehydes (9%), acids (3%) as well as other compounds (9%).
propanoate Fig. 3 illustrates the typical chromatogram of pineapple consisting of a
Methyl-3-hydroxy-4- total of 35 volatile compounds identified using the SPME technique.
methyl-pentanoate Decanal, ethyl octanoate, acetic acid, 1-hexanol, γ-hexalactone, and
γ-octalactone represented the main odour-active compounds treated
using hydrodistillation. Wei et al. (2014) successfully identified 15
volatiles of Shenwan pineapple including seven esters, two aldehydes,
two lactones, one alcohol, one terpene, one ketone, and one

6
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Fig. 3. Chromatogram of pineapple volatiles using SPME method treated by hydrodistillation (Barretto et al., 2013).

hydrocarbon using the SPME method. The results indicated that methyl Beaudry, & Silva, 2018).
hexanoate, δ-octalactone, decanal, and geranyl acetone were the most A recent study investigated by Ikram, Ridwani, Putri, and Fukusaki
potent odorants in the pineapple samples. Steingass, Grauwet, and Carle (2020) evaluated the metabolite changes in pineapples during the
(2014) studied the volatile composition of green-ripe pineapple using ripening process. A total of 54, 47, and 56 metabolites were obtained
HS-SPME and GC-MS techniques. A total of 142 volatile compounds from the skin, flesh, and crown sections of pineapple, respectively. The
were identified of which 132 were odour-active including d-octalactone, results revealed the predominant metabolites that were associated with
c-lactones, 1-(E,Z)-3,5-undecatriene and 1,3,5,8-undecatetraene, and the volatile profile and ripening stages of pineapples. Zainuddin, Zaka­
methyl esters. More extensive investigation was performed by Porto- ria, Saim, Hamid, and Osman (2020) examined the extraction of volatile
Figueira et al. (2015) who described the characteristic of aroma com­ compounds in MD2 pineapple using HS-SPME. The extraction temper­
pounds of pineapple using SPME method (DVB/CAR/ PDMS fibre) at ature was significant with the increasing amount of selected volatile
40 ◦ C for 30 min. Esters were found to be the most potent compounds compounds including ethyl acetate, methyl isobutyrate, and butanoic
followed by hexyl hexanoate, methyl hexanoate, ethyl hexanoate, and acid methyl ester. Yoyponsan, Thuengtung, Ogawa, Naradisorn, and
hexyl butanoate. Setha (2019) evaluated the effect of harvest maturity and storage con­
A tentative study to detect the volatile compounds of green-ripe dition on the volatile compounds of Phulae pineapple. A total of 18
pineapple accumulated a total of 290 volatiles by GC-MS, including volatile compounds were identified in the ripe stage of pineapple
esters, terpenes, alcohols, aldehydes, 2-ketones, free fatty acids, and including esters, terpenes, terpenoids, alcohols, phenols, and aldehydes.
miscellaneous γ-and δ-lactones (Steingass et al., 2015). Similarly, Adiani, Gupta, and Variyar (2020) investigated the relationship between
Steingass et al. (2016) reported the presence of methyl 3-methylbuta­ the microbial quality and volatile compounds of minimally processed
noate and 4-methoxy-2,5-dime-thyl-3(2H)-furanone which have been pineapple stored at 4 ◦ C. Based on the correlation analysis, 9 volatile
identified as major components of the fruit flavour from fully-ripe air- compounds (ethanol, methyl acetate, ethyl acetate, n-propyl acetate, 3-
freighted pineapple samples. Lasekan and Hussein (2018) described the methyl-1-butanol, 1-butanol-3-methyl acetate, 1-butanol-2-methyl ace­
flavour profiles of pineapple that consisted of sweet, floral, fruity, fresh, tate, 2-heptanone, and 2-phenyl ethyl acetate) were positively corre­
green, apple-like, and woody notes. Among 59 compounds identified lated with the microbial counts of the samples.
from six pineapple varieties, the potent contributors were methyl-2-
methylbutanoate, methyl hexanoate, methyl-3-(methylthiol)- 5. Potential food and waste processing of pineapples
propanoate, methyl octanoate, 2,5-dimethyl-4-methoxy-3(2H)-fura­
none, δ-octalactone, 2-methoxy-4-vinyl phenol, and δ-undecalactone. The high nutritional value and abundant chemical composition of
Decanal, ethyl hexanoate, ethyl pentanoate, and terpenes were identi­ pineapple have attracted the interest of the food industries to incorpo­
fied in pineapples under several coatings: sunflower seed infusion, rate into different food products. Further, the production and con­
fennel seed infusion, and cassava starch employing HS-SPME coupled sumption of pineapple produces large volumes of solid wastes that in
with GC-MS (Guimarães, Silva, Madruga, Sousa, Brito, Lima, Mendonça, turn contribute to the possibility of valuable waste processing products.

7
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

This section discusses the potential food-based and waste processing (Zdrojewicz et al., 2018). The pineapple flesh is often processed in
products related to pineapple as summarised in Table 4. various ways such as an ingredient in cakes, puddings, pies, compotes,
and garnish, especially for sweet dishes. Although pineapple is famous in
dessert cuisine, pineapple also suits well in savoury dishes such as curry
5.1. Pineapple food-based products
and meat dishes (Phoophuangpairoj & Srikun, 2014). In terms of pro­
cessed products, the potential of the fruit is transformed into various
A large amount of pineapple flesh or pulp is normally used in various
products including preservers, powder, beverages, toffees, jams, and
food-based products after peeling the skin and removing the central
syrups. To satisfy the demand for pineapple food-based processed
core. The flesh contained a high concentration of vitamins, minerals,
products, the therapeutic, nutritive, and medicinal values of the fruit are
fibre, as well as other chemical attributes that are essential for human
evaluated to incorporate as a vital ingredient in the food product. In
consumption (Barretto et al., 2013). The pineapple is mainly consumed
view of the strong aroma which should not be destroyed during the fruit
fresh, canned, minimally processed fruit as well as flavouring due to its
processing, the improvement in the post-harvest handling could enrich
sweet taste and aroma. Normally, the pineapple juice is fermented and
the effective operation for the whole range of processed products
made into a traditional dessert called nata de pina which is a popular
(Chaudhary et al., 2019).
dessert in the Philippines. The high content of moisture, sugars, and
Pineapple juice is one of the processed products after being pas­
fibre are important for the growth of microbes and assists in the
teurised and preserved as a juice. The microorganisms are destroyed
fermentation as a nutrient medium (Hossain, 2016). The dessert is
during the juice processing due to the chemical reaction in order to
known as pineapple gelatine due to the chewy texture and translucent
optimise the processing conditions (Barretto et al., 2013). Pineapple
gel which is almost becomes a jelly-like food. The sweet and tangy taste
beverages are an alternative drink processed with sugar, sweeteners,
of nata de pina is consumed as part of fruit salads, ice creams, candies,
citric acid, and water according to a specific blending ratio (Siti Rashima
and other desserts. In addition, the young and tender shoots of pineapple
et al., 2019). The option for low-calorie pineapple beverages can also be
can also be eaten, especially in salads. The young pineapple shoots
provided which could enhance its organoleptic qualities. Apart from
called hijos de pina are sold as a vegetable to be eaten as raw or cooked in
this, pineapple jam is another product processed from the fruit flesh,
a savoury dish.
pectin, sugar, and acid (Ismail et al., 2018). Pineapple jam is produced
Apart from that, a wide range of processed pineapple products are
after the flesh is dried, blended, and refrigerated at a certain tempera­
available in the commercial market including pineapple juice, dried and
ture. The jam mixture is then boiled and pasteurised before being sent
frozen pineapple, nectar, and canned pineapple (Khalid et al., 2016;
for packaging. Since pineapple has a flavourful aroma, it can be pro­
Othman, Buang, & Mohd Khairuzamri, 2011; Ramallo & Mascheroni,
cessed into candies and toffees in the form of bars or in combination with
2010). Since the consumers opt for better quality and freshness of
chocolates and nuts. The pineapple bars are combined with healthy
pineapple, the processing and storage of the fruit requires extreme
ingredients to provide nutrients and energy as a substitute for sweetened
precautions and handling in order to avoid any damage or defects
products, particularly for consumers with a specific diet.
Pineapple is also widely processed into powder as an instant powder
Table 4 and flavouring additive (Priyadarshani et al., 2019). In a study reported
The potential food-based and waste processing products related to pineapple.
by Rahma, Adriani, Rahayu, Tjandrawinata, and Rachmawati (2019),
Pineapple Potential uses References pineapple powder showed good physical attributes and is suitable as a
part binder and disintegrant for starch-based pharmaceutical excipients. The
Pulp nata de pina (dessert) (Hossain, 2016) suitability of pineapple powder as a binder material is preferable due to
Young shoot Fruit salad (Hossain, 2016) the long shelf life and it is useful for further applications in the food
Young shoot hijos de pina (eaten raw or cooked (Hossain, 2016)
industries. Furthermore, there is potential utilisation of pineapple that
in a savoury dish)
Pulp Dried and frozen pineapple (Ramallo & Mascheroni, has been processed into vinegar especially for overripe, discarded wastes
2010) and surplus fruits. Pineapple vinegar is made from the fermentation of
Pulp Cakes, puddings, pies, compotes, (Barretto et al., 2013) alcohol, acetic acid, and other reagents (Chaudhary et al., 2019).
and garnish (sweet dishes)
Continuous aeration for several days is applied to allow for the ethanol
Pulp Curry and meat dishes (Phoophuangpairoj & Srikun,
2014)
conversion via the acetic acid bacteria with the pineapple vinegar
Pulp Preservers, nectar, toffees, jam (Chaudhary et al., 2019) mixture. The abundant volatile compounds found in pineapple have
Pulp Juice, beverage, syrup (Khalid et al., 2016) been explored in the study related to wine processing. Pineapple wine is
Pulp Vinegar (Chaudhary et al., 2019) an alcoholic beverage made from innate microorganisms, sugar, and
Pulp Wine (Cannon & Ho, 2018)
yeast in various proportions (Cannon & Ho, 2018). The pineapple wine
Pulp Powder (Priyadarshani et al., 2019;
Rahma et al., 2019) is processed from the fermented juice with a good amount of sugar and
Pulp Canned pineapple (slices, cubes) (Othman et al., 2011) preservatives including sulphur-dioxide, sorbic acid, and potassium
Leaf fibre Composite material (Sena Neto et al., 2013) sorbate.
Leaf fibre Feedstock and energy production (Asim et al., 2015)
Leaf fibre Textile, automobiles, machinery (Prado & Spinacé, 2019)
equipment, sport items, insulators 5.2. Pineapple waste processing
Leaf fibre Medicine, cosmetics, and (Asim et al., 2015)
biopolymer coatings The potential of pineapple waste to be used in industrial applications
Leaf fibre Furniture and construction (Reinhardt et al., 2018) has been addressed although there has been relatively little research
materials
Leaf fibre Coarse textile and cloth (Asim et al., 2015)
carried out compared to the fruit flesh. Approximately 25% of the total
Leaf fibre Cigar wrapper and casting net (Asim et al., 2015) weight of pineapple consists of fruit waste including the upper crown
Leaf fibre String for jewels, caps of tribal (Asim et al., 2015) which produces almost 3 billion tons of by-products per year (Prado &
chiefs Spinacé, 2019). In spite of the technological advancement in the pine­
Peel Methane gas for waste treatment (Hossain, 2016)
apple industry in recent years, several parts of the pineapple including
Peel, crown, Dairy feed (Chaudhary et al., 2019)
core the crown, core, and peel are still discarded even though those fruit parts
Crown Liquid medium and (Prado & Spinacé, 2019) can be potentially commercialised for economical uses. The disposal of
nanocomposite reinforcement pineapple wastes creates a serious environmental issue because of the
Stem Starch-based pharmaceutical (Rahma et al., 2019) higher biological and chemical oxygen demand (Nouri, Chen, & Maq­
excipient
bool, 2014). For this reason, fibres of the pineapple leaf offer an

8
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

alternative source of natural fibres in order to replace conventional industrial uses including fermentation and bioactive compound extrac­
mechanical materials in composites. The pineapple fibres are renewable, tion. In addition, pineapple waste has also been processed as the sub­
biodegradable, inexpensive, and available in abundance despite being strate of a potential source of sugars, vitamins, organic acids, and other
rarely utilised (Rahma et al., 2019). Due to the fact that the pineapple chemical attributes from the fruit (Chaudhary et al., 2019). The pine­
fibres are disposed by waste burning, the proper utilisation of the fibres apple peels that attributed to the 50% of the solid waste have been
could assist in solving the waste disposal problem. Sena Neto, Araujo, considered as the source for fibre enrichment, enzyme compounds, and
Souza, Mattoso, and Marconcini (2013) investigated fibres from bacterial cellulose production for bioremediation (Villacís-Chiriboga,
different pineapple varieties to evaluate the fibre characteristics and Elst, Van Camp, Vera, & Ruales, 2020). In this regard, numerous works
intrinsic variabilities for engineering applications. It was observed that have been progressively undertaken to utilise pineapple waste in order
the high degree of cellulose crystallinity affected the mechanical fea­ to penetrate and compete in the current world waste processing market.
tures for composite material. Moreover, pineapple leaf fibres are often
used for feedstock and energy production in the field (Asim et al., 2015). 6. Health benefits
Due to pineapple fibre having a soft surface, smooth, and white in colour
compared to other natural fibres, it is ideal for the utilisation of bio­ It is well known that adequate intake of nutrients is important for
composites to reduce the wastage of renewable materials. Pineapple leaf human health. Pineapple has been recognised to possess valuable
fibre consists of many chemical compositions including polysaccharides, bioactive compounds for medical purposes. The fruit is effective as a
lignin, wax, pectin, uronic acid, pentosane, as well as inorganic com­ contraceptive, a diuretic as well as for the removal of intestinal worms
pounds (Prado & Spinacé, 2019). It also possesses high specific strength (Hossain, 2016). In addition, pineapple is often used to increase appetite
and flexural rigidity which is applicable to replace raw material in for food nourishment and boost the excretion of fat for topical
composite matrix reinforcements. debridement. As a source of bromelain, pineapple is used by substituting
To further enhance the utilisation of pineapple leaf fibre, recent proteolytic enzyme as an anti-inflammatory for soft tissue (Siow & Lee,
applications have expanded for various purposes including textile, 2012). Kargutkar and Brijesh (2018) successfully investigated the po­
automobile, machinery equipment, sport items, insulators, and so on tential of the anti-inflammatory activity from the pineapple leaf extract
(Prado & Spinacé, 2019). The use of pineapple leaf fibre can also be to identify the phytochemical properties that were responsible for acute
suitable for other applications in medicine, cosmetics, and biopolymer inflammatory diseases. In that study, the components that were identi­
coatings. Considering the high cellulose content in pineapple leaf fibre, fied in the extract included proteins, flavonoids, tannins, carbohydrates,
this material is suitable for utilisation in making furniture as well as glycosides, and phenols. Pineapple is also rich in vitamins and micro­
building and construction materials (Reinhardt et al., 2018). Pineapple nutrients which are recommended for daily intake. In addition to this,
leaf fibre produces a silky-white and strong fibre at an early stage in pineapple is also low in calories and is often incorporated in a weight-
order to yield maximum vitality (Hossain, 2016). In an attempt to pro­ watcher’s diet. The potential health benefits of pineapple are illustrated
duce processing products based on the pineapple leaf fibre, it has been in Fig. 4.
used to weave coarse textile or cloth. In addition to this, pineapple fibre In a study conducted by Zdrojewicz et al. (2018), the researchers
also has been used to wrap cigars in a bulk amount and transformed into found that one ripe pineapple contained approximately 16% of the daily
a casting net. In West Africa, the pineapple fibre is made as a string for requirement for vitamin C which was equivalent of 28 mg vitamin C for
jewels as well as special handmade material for the caps of tribal chiefs half a glass of pineapple juice. Vitamin C is known to be a good anti­
(Asim et al., 2015). A recent study conducted by Najeeb et al. (2020) oxidant and keeps cells healthy against free radicals, specifically for
revealed the composition of pineapple leaf fibres for biocomposite ap­ delaying osteoblast ageing as well as monitoring diabetic progression. It
plications. The findings indicated that the fibre surface elemental is also believed that the thiamine content in pineapple plays an impor­
composition including carbon (53%), oxygen (43%), and potassium tant role in monitoring nervous system function. The sufficiency of
(3%) are compatible with the matrix polymer. thiamine particularly for patients who have a problem in the nervous
On the other hand, pineapple peel waste can be produced as a system is beneficial in reducing the metabolic changes due to diabetes
methane gas via the indigenous microorganisms (Hossain, 2016). The and glucose levels as well as in the production of red blood cells (Cannon
production of methane gas can potentially be used for waste treatment & Ho, 2018). As a potential source of dietary fibre, pineapple is effective
for alternative green energy to sustain the environment and protect from in healing bowel movement, constipation, and gastrointestinal function
chemical pollution. Moreover, the potential of pineapple waste such as (Dittakan, Theera-Ampornpunt, & Boodliam, 2018). Similarly, Hossain
peel and core is being exploited as feed for animals. For instance, dairy and Rahman (2011) demonstrated that the functional dietary fibre in
cattle consumed fermented pineapple waste with high acidity compared pineapple is essential in reducing the risk of diabetes, colon cancer, and
to fresh waste as dairy feed. In this case, dried and ensiled pineapple cerebro-vascular diseases as well as relieving the symptoms of diar­
waste was suitable as an additional roughage in the total portion for rhoea. Apart from that, it is also noted that malic acid in pineapple as­
dairy cattle (Asim et al., 2015; Chaudhary et al., 2019). The pineapple sists in maintaining oral health, enhancing immunity and preventing
crown is another important resource of cellulose in order to substitute dental plaque formation (Chaudhary et al., 2019).
leaf waste using chemical treatments. Prado and Spinacé (2019) studied One of the most important trace elements in pineapple is manganese
the feasibility of pineapple crown for removal of non-cellulose com­ which is equivalent to 73% of the daily requirement intake and is vital
pounds through bleaching treatments. The results demonstrated that the for energy production (Zdrojewicz et al., 2018). Manganese has been
high hydrophilicity of pineapple crown was attributed to the existence reported for the alleviation of skeletal defects, blood glucose level con­
of sulphate compounds which was essential in applications for liquid trol, and aids in insulin resistance as well as Type 2 diabetes (Dittakan
medium and nanocomposite reinforcement. et al., 2018). The trace element permits the effect of oxidant enzymes
Similar to other parts of pineapple, the fruit stem is also used as a including ligases and transferases that is significant against free radicals
starch-based pharmaceutical excipient. The starch was isolated from the for cholesterol degradation. Chaudhary et al. (2019) described these
pineapple stem through spray drying to improve the physical properties beneficial effects were important for regulating emotional stability as
of the waste (Rahma et al., 2019). In this context, the physicochemical well as strengthening bone growth in adults. In view of the nutrients
attributes of spray-dried starch appeared as untreated starch without components, pineapple contains bromelain that is one of the most
going through the process of gelatinisation. The industrial use of pine­ complex bioactive compounds for antioxidant, digestion improvement,
apple waste in recent years is an undeniable fact considering the high and as a cardioprotective agent (Asim et al., 2015). It has been described
ratios of pineapple by-products compared to other tropical fruits. It is that bromelain can be used to treat bacterial infections, bronchitis,
anticipated that pineapple waste material can be processed for further pneumonia, sinusitis, parasitic gastrointestinal infection, and is effective

9
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Fig. 4. Potential health benefits of pineapple.

against intestinal parasites such as tapeworms and nematodes (Siow & The production line of the pineapple industry usually comprises of
Lee, 2012). Priyadarshani et al. (2019) revealed that bromelain was the aspects of cultivation, processing, transporting, and marketing. In
commonly used to regulate the severity of myocardial infarction as well order to compete in the global market and international trade, the
as in analgesic combinations for treating patients with acute thrombo­ pineapple industry needs to survive in terms of the production line and
phlebitis in order to heal skin infection, oedema, and inflammation. The the value chain. At the current moment, pineapple processing is not
multitude of bromelain utilisation possibilities aside from abundant well-prepared with cutting-edge technology. This situation leads to low
nutrients emphasise the chemical composition and health benefits of production yield and affects the technical infrastructure. Several efforts
pineapple to assist in developing a diverse functional spectrum of have been taken to enhance production efficiency and improve the
pineapple-based products targeted for accelerating future functionalities productivity and quality of the fruit through development programmes
and commercial applications. for individuals or associations. Furthermore, the cultivation of pineapple
is emphasised in terms of research and development activities to focus
7. Future perspectives and challenges on the long-term demand. These include expansion research into the
production of new pineapple cultivars, post-harvest technology, and
Pineapple is a perishable and non-climacteric fruit due to the aroma environmental-friendly crop practices. Some processing technologies
and flavour quality. Even though pineapple is one of the major tropical and treatments used in the research focusing on the dietary fibre of
fruits with a high consumption around the world, the preservation in pineapples that can be potentially commercialised are also evaluated.
terms of the freshness and quality over a long period is still required. The Pineapple co-products as an ingredient in the food industry possess high
main concern for the pineapple commercial market is the limitation of levels of polyphenolic compounds and antioxidants due to the high di­
the shelf life, especially the fresh-cut and minimally processed fruits. etary fibre content of the fruit (Martínez et al., 2012). Hence, the po­
The fruit processing involving peeling, pruning, cutting, and slicing the tential of pineapple co-products should be recognised as one of the
pineapple flesh and it is prone to increase the production of ethylene and nutraceutical sources in supplying new alternatives for low-cost and
respiration rates. Further, these biochemical reactions may be attributed health-related purposes. Nevertheless, to date only a few of the pine­
to the loss of vitamins and nutrients, fast deterioration, flavour loss as apple co-products have been successfully processed from the fruit waste
well as fruit shrinkage. In terms of flavour and aroma compounds, from a nutritional point of view. Further investigation into the incor­
human sensory evaluation is normally conducted to determine the poration of food and waste processing products from pineapple should
aroma profile and sensory attributes during the shelf life of the pine­ be developed in terms of the oxidative stability and non-caloric bulking
apple. However, fruit determination by sensory analysis is time- agents.
consuming and requires a selection of trained panellists to evaluate It is well-known that pineapple is a nutritious fruit and has numerous
the aroma profile of the fruit. This is because it delivers information health benefits for humans. With the advancements in the pineapple
based on the overall aroma perception and consumer acceptability. On industry, the quality of the fruit is normally determined based on various
the other hand, instrumental techniques are also widely used to assess factors including the harvesting time, storage, growing condition, and
the fruit aroma and volatile compounds including gas chromatography- postharvest handling (Priyadarshani et al., 2019). Despite this
mass spectrometry, gas chromatography-olfactometry, and solid-phase advancement towards production and the elucidation of the pineapple
microextraction. Despite the success of these instrumental techniques industry, the yield production remains challenging owing to the tech­
in monitoring the shelf life of pineapple, it still requires extensive nical difficulties and the lengthy processing methods. Special focus
analytical skill and is not suitable for automation purposes. This leads to should be placed on the improvement of modern storage and postharvest
the development of non-destructive techniques in order to execute facilities in order to facilitate fruit distribution and transportation.
various quality determinations of pineapple fruit in a rapid way. In this Extensive effort should also be recommended to maintain the perish­
case, the technology transfer of the non-destructive techniques relies on ability of pineapple from the production to the marketing line with the
the advancement of future studies to connect the gap between the lab­ interest in online monitoring in the fruit industry. As an added bonus,
oratory applications and the field scale (Ali, Hashim, Aziz, & Lasekan, the growers should consider improving the distribution and preservation
2020). chain for good economic returns of the fruit. Taking the application of

10
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

non-destructive techniques for quality evaluation of pineapples as an References


example, these applications are relatively time-saving, rapid, and
involve minimal or no sample preparation (Amuah et al., 2019). Abu Bakar, B. H., Ishak, A. J., Shamsuddin, R., & Wan Hassan, W. Z. (2013). Ripeness
level classification for pineapple using RGB and HSI colour maps. Journal of
Therefore, the simultaneous detection of pineapple quality using non- Theoretical and Applied Information Technology, 57(3), 587–593.
destructive approaches signifies a major role for rapid determination Adiani, V., Gupta, S., & Variyar, P. S. (2020). Microbial quality assessment of minimally
of quality changes of the fruit. Much progress has been made in devel­ processed pineapple using GCMS and FTIR in tandem with chemometrics. Scientific
Reports, 10(6203), 1–9. https://doi.org/10.1038/s41598-020-62895-y.
oping non-destructive techniques in improving the accuracy and Ali, M. M., Bachik, N. A., Muhadi, N. ‘Atirah, Tuan Yusof, T. N., & Gomes, C. (2019).
robustness of the existing trend. Non-destructive techniques of detecting plant diseases: A review. Physiological and
Molecular Plant Pathology, 108, 1–12. 10.1016/j.pmpp.2019.101426.
Ali, M. M., Hashim, N., Aziz, S. A., & Lasekan, O. (2020). An overview of non-destructive
8. Conclusions approaches for quality determination in pineapples. Journal of Agricultural and Food
Engineering, 1, 1–7.
The pineapple industry has huge potential for technological Amuah, C. L. Y., Teye, E., Lamptey, F. P., Nyandey, K., Opoku-Ansah, J., &
Adueming, P. O. W. (2019). Feasibility study of the use of handheld NIR
advancement in both domestic and international trade. Pineapples have
spectrometer for simultaneous authentication and quantification of quality
become a profitable fruit in recent years in view of its unique aroma, parameters in intact pineapple fruits. Journal of Spectroscopy, 2019, 1–10. https://
abundant volatile compounds, and nutritional values. In this review, the doi.org/10.1155/2019/5975461.
physicochemical composition, nutritional values, volatile compounds, Ancos, B., Sánchez-Moreno, C., & González-Aguilar, G. A. (2016). Pineapple composition
and nutrition. Handbook of Pineapple Technology: Postharvest Science, Processing and
health benefits, as well as potential food-based and waste processing Nutrition, 221–239. https://doi.org/10.1002/9781118967355.ch12.
products of pineapple have been discussed. Apart from that, pineapple ANSES. (2020). ANSES-CIQUAL French food composition table version 2020. https://
can be beneficial for other utilisation in pharmaceutical and biomedical ciqual.anses.fr/#.
Antoniolli, L. R., Benedetti, B. C., Souza Filho, M. de S. M. de, Garruti, D. dos S., &
products since the fruit is rich in nutrients, dietary fibre, and bioactive Borges, M. de F. (2012). Shelf life of minimally processed pineapples treated with
compounds. The existence of high levels of minerals and vitamins as part ascorbic and citric acids. Bragantia, 71(3), 447–453. 10.1590/s0006-
of the required daily intake for human consumption is accountable for 87052012000300019.
Angel, L., Lizcano, S., & Viola, J. (2015). Assessing the state of maturation of the
the unique traits and characteristics of the fruit. Nevertheless, attention pineapple in its perolera variety using computer vision techniques. In 20th
should be addressed to the emerging technologies and modern appli­ Symposium on Signal Processing, Images and Computer Vision (pp. 1–6). https://
cations and not be solely engaged in the labour skills required to enlarge doi.org/10.1109/STSIVA.2015.7330446.
Aragón, C., Carvalho, L., González, J., Escalona, M., & Amancio, S. (2012). The
the planting operations. The related organisations and agencies focusing physiology of ex vitro pineapple (Ananas comosus L. Merr. var MD-2) as CAM or C3
on pineapple production need to offer facilities and provide relevant is regulated by the environmental conditions. Plant Cell Reports, 31(4), 757–769.
services to draw the interest of the private sector and plantation owners https://doi.org/10.1007/s00299-011-1195-7.
Asim, M., Abdan, K., Jawaid, M., Nasir, M., Dashtizadeh, Z., Ishak, M. R., & Hoque, M. E.
in developing the cultivation of pineapples, especially in rural areas.
(2015). A review on pineapple leaves fibre and its composites. International Journal
Additionally, research and development focusing on pineapples of Polymer Science, 2015, 1–17. https://doi.org/10.1155/2015/950567.
should be implemented extensively in various fields including machin­ Barretto, L. C. de O., Moreirade, J. de J. da S., dos Santos, J. A. B., Narain, N., & dos
ery, agronomy, disease and pest control as well as postharvest handling Santos, R. A. R. (2013). Characterization and extraction of volatile compounds from
pineapple (Ananas comosus L. Merril) processing residues. Food Science and
and management. New discoveries need to be identified with respect to Technology, 33(4), 638–645. 10.1590/S0101-20612013000400007.
expanding the niche and market for pineapple food-based and waste Braga, A. M. P., Silva, M. A., Pedroso, M. P., Augusto, F., & Barata, L. E. S. (2010).
processing products. Pineapple has huge potential to be exploited for Volatile composition changes of pineapple during drying in modified and controlled
atmosphere. International Journal of Food Engineering, 6(1), 1–10. https://doi.org/
commercial value since it is available throughout the whole year. The 10.2202/1556-3758.1835.
scientific works regarding the functional foods derived from pineapple Campos, D. A., Ribeiro, T. B., Teixeira, J. A., Pastrana, L., & Pintado, M. M. (2020).
are required in order to adapt into new processed products while pre­ Integral valorization of pineapple (Ananas comosus L.) By-products through a green
chemistry approach towards Added Value Ingredients. Foods, 9(1). https://doi.org/
serving the nutritional values of the fruit. For this, the promising use of 10.3390/foods9010060.
every part of the fruit such as leaf, crown, and core are suggested for Cannon, R. J., & Ho, C. T. (2018). Volatile sulfur compounds in tropical fruits. Journal of
future studies. The research concerning pineapple along with the Food and Drug Analysis, 26(2), 445–468. https://doi.org/10.1016/j.
jfda.2018.01.014.
chemical composition is necessary to retain the fruit quality and func­ Chaudhary, V., Kumar, V., Sunil, Vaishali, Singh, K., Kumar, R., & Kumar, V. (2019).
tional properties. Furthermore, these studies could provide new visions Pineapple (Ananas cosmosus) product processing: A review. Journal of
in relation to the production of better yield of pineapple. Thus, it is Pharmacognosy and Phytochemistry, 8(3), 4642–4652.
Chaumpluk, P., Chaiprasart, P., & Vilaivan, T. (2012). Postharvest non-destructive
beneficial to figure out the fundamental concerns related to the pine­
determination of fruits: A model on fruit maturity assay via biosensor based on
apple with the goal of the optimum exploitation of the fruit. colorimetric change of gold nanoparticles. Acta Horticulturae, 945, 205–212.
10.17660/ActaHortic.2012.945.27.
Chiet, C. H., Zulkifli, R. M., Hidayat, T., & Yaakob, H. (2014). Bioactive compounds and
Acknowledgements
antioxidant activity analysis of Malaysian pineapple cultivars. AIP Conference
Proceedings, 1589, 398–399. https://doi.org/10.1063/1.4868827.
The authors wish to acknowledge the support from the Department Dembitsky, V. M., Poovarodom, S., Leontowicz, H., Leontowicz, M., Vearasilp, S.,
of Biological and Agricultural Engineering, Faculty of Engineering and Trakhtenberg, S., & Gorinstein, S. (2011). The multiple nutrition properties of some
exotic fruits: Biological activity and active metabolites. Food Research International,
Department of Food Technology, Faculty of Food Science and Tech­ 44(7), 1671–1701. https://doi.org/10.1016/j.foodres.2011.03.003.
nology, Universiti Putra Malaysia for supplying the technical facilities Dittakan, K., Theera-Ampornpunt, N., & Boodliam, P. (2018). Non-destructive Grading of
for this work under the Putra Grant, GP-IPB (Vot. No.: 9687800). Pattavia Pineapple using Texture Analysis. International Symposium on Wireless
Personal Multimedia Communications, 144–149. https://doi.org/10.1109/
WPMC.2018.8713088.
CRediT author statement Dolhaji, N. H., Muhamad, I. I., Ya’akub, H., & Abd Aziz, A. (2019). Evaluation of chilling
injury and internal browning condition on quality attributes, phenolic content, and
antioxidant capacity during sub-optimal cold storage of Malaysian cultivar
Maimunah Mohd Ali: Software, Data curation, Writing-Original pineapples. Malaysian Journal of Fundamental and Applied Sciences, 14(4),
draft preparation, Visualization, Investigation. Norhashila Hashim: 456–461. 10.11113/mjfas.v14n4.1072.
Conceptualization, Supervision, Writing-Reviewing and Editing. Sam­ Elizabeth, A. O., & Tijesuni, T. O. (2020). Physiochemical and Organoleptic Evaluation of
Drink Produced from Pineapple (Ananas comosus) and Tigernut (Cyperus
suzana Abd Aziz: Formal analysis, Supervision. Ola Lasekan: esculentus). Asian Food Science Journal, 14(2), 1–8. https://doi.org/10.9734/afsj/
Conceptualization, Supervision. 2020/v14i230123.
George, D. S., Razali, Z., & Somasundram, C. (2016). Physiochemical Changes during
Growth and Development of Pineapple (Ananas comosus L Merr. cv. Sarawak).
Declaration of Competing Interest
Journal of Agricultural Science and Technology, 18(2), 491–503.
Guimarães, G. H. C., Silva, R. S., Madruga, M. S., Sousa, A. S. B., Brito, A. L., Lima, R. P.,
The authors have declared no conflict of interest. Mendonça, R. M. N., Beaudry, R. M., & Silva, S. M. (2018). Effect of plant-based

11
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

coatings on the volatile profile of “Pérola” pineapple. Acta Horticulturae, 1194, Pino, J. A. (2013). Odour-active compounds in pineapple (Ananas comosus [L.] Merril
1519–1526. 10.17660/ActaHortic.2018.1194.212. cv. Red Spanish). International Journal of Food Science and Technology, 48(3),
Hossain, M. A., & Rahman, S. M. M. (2011). Total phenolics, flavonoids and antioxidant 564–570. https://doi.org/10.1111/j.1365-2621.2012.03222.x.
activity of tropical fruit pineapple. Food Research International, 44(3), 672–676. Porto-Figueira, P., Freitas, A., Cruz, C. J., Figueira, J., & Câmara, J. S. (2015). Profiling of
https://doi.org/10.1016/j.foodres.2010.11.036. passion fruit volatiles: An effective tool to discriminate between species and
Hossain, M. F. (2016). World pineapple production: An overview. African Journal of varieties. Food Research International, 77, 408–418. https://doi.org/10.1016/j.
Food, Agriculture, Nutrition and Development, 16(4), 11443–11456. 10.18697/ foodres.2015.09.007.
ajfand.76.15620. Prado, K. S., & Spinacé, M. A. S. (2019). Isolation and characterization of cellulose
Ikram, M. M. M., Ridwani, S., Putri, S. P., & Fukusaki, E. (2020). GC-MS based metabolite nanocrystals from pineapple crown waste and their potential uses. International
profiling to monitor ripening-specific metabolites in pineapple (Ananas comosus). Journal of Biological Macromolecules, 122, 410–416. https://doi.org/10.1016/j.
Metabolites, 10(4), 1–15. https://doi.org/10.3390/metabo10040134. ijbiomac.2018.10.187.
Ismail, N. A. M., Abdullah, N., & Muhammad, N. (2018). Effect of microwave-assisted Priyadarshani, S. V. G. N., Cai, H., Zhou, Q., Liu, Y., Cheng, Y., Xiong, J., … Qin, Y.
processing on quality characteristics of pineapple jam. Journal of Advanced Research (2019). An efficient Agrobacterium mediated transformation of pineapple with GFP-
in Fluid Mechanics and Thermal Sciences, 42(1), 24–30. tagged protein allows easy, non-destructive screening of transgenic pineapple plants.
Kaewtathip, T., & Charoenrein, S. (2012). Changes in volatile aroma compounds of Biomolecules, 9(10), 1–12. https://doi.org/10.3390/biom9100617.
pineapple (Ananas comosus) during freezing and thawing. International Journal of Rahim, H. A., Seng, C. K., & Rahim, R. A. (2014). Analysis for soluble solid contents in
Food Science and Technology, 47(5), 985–990. https://doi.org/10.1111/j.1365- pineapples using NIR spectroscopy. Jurnal Teknologi (Sciences and Engineering), 69
2621.2011.02931.x. (8), 7–11. 10.11113/jt.v69.3288.
Kargutkar, S., & Brijesh, S. (2018). Anti-inflammatory evaluation and characterization of Rahma, A., Adriani, M., Rahayu, P., Tjandrawinata, R. R., & Rachmawati, H. (2019).
leaf extract of Ananas comosus. Inflammopharmacology, 26(2), 469–477. https://doi. Green isolation and physical modification of pineapple stem waste starch as
org/10.1007/s10787-017-0379-3. pharmaceutical excipient. Drug Development and Industrial Pharmacy, 45(6),
Khalid, N., Suleria, H. A. R., & Ahmed, I. (2016). Pineapple Juice. In F. Shahidi & C. 1029–1037. https://doi.org/10.1080/03639045.2019.1593438.
Alasalvar (Eds.), Handbook of Functional Beverages and Human Health (1st Editio, Ramallo, L. A., & Mascheroni, R. H. (2010). Dehydrofreezing of pineapple. Journal of
pp. 489–500). CRC Press. 10.1201/b19490-43. Food Engineering, 99(3), 269–275. https://doi.org/10.1016/j.jfoodeng.2010.02.026.
Khatiwada, B. P., Walsh, K. B., & Subedi, P. P. (2016). Internal defect detection in fruit by Reinhardt, D. H. R. C., Bartholomew, D. P., Souza, F. V. D., de Carvalho, A. C. P. P., de
using NIR Spectroscopy. Acta Horticulturae, 1120, 337–342. 10.17660/ Pádua, T. R. P., Junghans, D. T., & de Matos, A. P. (2018). Advances in pineapple
ActaHortic.2016.1120.51. plant propagation. Revista Brasileira de Fruticultura, 40(6), 1–22. https://doi.org/
Lasekan, O., & Abbas, K. A. (2012). Distinctive Exotic Flavor and Aroma Compounds of 10.1590/0100-29452018302.
some Exotic Tropical Fruits and Berries: A Review. Critical Reviews in Food Science Sánchez-Zapata, E., Fernández-López, J., & Angel Pérez-Alvarez, J. (2012). Tiger Nut
and Nutrition, 52(8), 726–735. https://doi.org/10.1080/10408398.2010.507910. (Cyperus esculentus) Commercialization: Health Aspects, Composition, Properties,
Lasekan, O., & Hussein, F. K. (2018). Classification of different pineapple varieties grown and Food Applications. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 11(4),
in Malaysia based on volatile fingerprinting and sensory analysis. Chemistry Central 366–377. https://doi.org/10.1111/j.1541-4337.2012.00190.x.
Journal, 12(1), 1–12. https://doi.org/10.1186/s13065-018-0505-3. Sena Neto, A. R., Araujo, M. A. M., Souza, F. V. D., Mattoso, L. H. C., & Marconcini, J. M.
Leneveu-jenvrin, C., Quentin, B., Assemat, S., Hoarau, M., Meile, J. C., & Remize, F. (2013). Characterization and comparative evaluation of thermal, structural,
(2020). Changes of quality of minimally-processed pineapple (Ananas comosus, var. chemical, mechanical and morphological properties of six pineapple leaf fiber
‘queen victoria’) during cold storage: Fungi in the leading role. Microorganisms, 8 varieties for use in composites. Industrial Crops and Products, 43(1), 529–537.
(185), 1–18. https://doi.org/10.3390/microorganisms8020185. https://doi.org/10.1016/j.indcrop.2012.08.001.
Lobo, M. G., & Yahia, E. (2016). Biology and postharvest physiology of pineapple. In Shamsudin, R., Zulkifli, N. A., & Kamarul Zaman, A. A. (2020). Quality attributes of fresh
Handbook of Pineapple Technology: Postharvest Science, Processing and Nutrition pineapple-mango juice blend during storage. International Food Research Journal, 27
(pp. 39–61). 10.1002/9781118967355.ch3. (1), 141–149.
Lorenzoni, A. S. G., Graebin, N. G., Martins, A. B., Fernandez-Lafuente, R., Záchia Sharma, P., Ramchiary, M., Samyor, D., & Das, A. B. (2016). Study on the phytochemical
Ayub, M. A., & Rodrigues, R. C. (2012). Optimization of pineapple flavour synthesis properties of pineapple fruit leather processed by extrusion cooking. LWT – Food
by esterification catalysed by immobilized lipase from Rhizomucor miehei. Flavour Science and Technology, 72, 534–543. https://doi.org/10.1016/j.lwt.2016.05.001.
and Fragrance Journal, 27(2), 196–200. https://doi.org/10.1002/ffj.3088. Shui, M., Feng, T., Tong, Y., Zhuang, H., Lo, C., Sun, H., … Song, S. (2019).
Luengwilai, K., Beckles, D. M., Roessner, U., Dias, D. A., Lui, V., & Siriphanich, J. (2018). Characterization of key aroma compounds and construction of flavor base module of
Identification of physiological changes and key metabolites coincident with Chinese sweet oranges. Molecules, 24, 1–13. https://doi.org/10.3390/
postharvest internal browning of pineapple (Ananas comosus L.) fruit. Postharvest molecules24132384.
Biology and Technology, 137, 56–65. https://doi.org/10.1016/j. Siow, L.-F., & Lee, K.-H. (2012). Determination of physicochemical properties of osmo-
postharvbio.2017.11.013. dehydrofrozen pineapples. Borneo Science, 31, 71–84.
Mahmud, M. M. C., Shellie, R. A., & Keast, R. (2020). Unravelling the relationship Sipes, B., & Wang, K. H. (2016). Pests, diseases and weeds. In Handbook of Pineapple
between aroma compounds and consumer acceptance: Coffee as an example. Technology: Postharvest Science, Processing and Nutrition (pp. 62–88). Wiley
Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 1–41. https://doi.org/ Blackwell. 10.1002/9781118967355.ch4.
10.1111/1541-4337.12595. Siti Rashima, R., Maizura, M., Wan Nur Hafzan, W. M., & Hazzeman, H. (2019).
Martínez, R., Torres, P., Meneses, M. A., Figueroa, J. G., Pérez-Álvarez, J. A., & Viuda- Physicochemical properties and sensory acceptability of pineapples of different
Martos, M. (2012). Chemical, technological and in vitro antioxidant properties of varieties and stages of maturity. Food Research, 3(5), 491–500. 10.26656/fr.2017.3
mango, guava, pineapple and passion fruit dietary fibre concentrate. Food Chemistry, (5).060.
135(3), 1520–1526. https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2012.05.057. Siti Roha, A. M., Zainal, S., Noriham, A., & Nadzirah, K. Z. (2013). Determination of
Montero-Calderón, M., Rojas-Graü, M. A., Aguiló-Aguayo, I., Soliva-Fortuny, R., & sugar content in pineapple waste variety N36. International Food Research Journal, 20
Martín-Belloso, O. (2010). Influence of modified atmosphere packaging on volatile (4), 1941–1943.
compounds and physicochemical and antioxidant attributes of fresh-cut pineapple Statista. (2020). Leading countries in pineapple production worldwide in 2017. https://
(Ananas comosus). Journal of Agricultural and Food Chemistry, 58(8), 5042–5049. www.statista.com/statistics/298517/global-pineapple-production-by-leading-
https://doi.org/10.1021/jf904585h. countries/.
Montero-Calderón, M., Rojas-Graü, M. A., & Martín-Belloso, O. (2010). Aroma profile Steingass, Christof B., Dell, C., Lieb, V., Mayer-Ullmann, B., Czerny, M., & Carle, R.
and volatiles odor activity along gold cultivar pineapple flesh. Journal of Food (2016). Assignment of distinctive volatiles, descriptive sensory analysis and
Science, 75(9), 506–512. https://doi.org/10.1111/j.1750-3841.2010.01831.x. consumer preference of differently ripened and post-harvest handled pineapple
MPIB. (2020). Jenis nanas-Lembaga Perindustrian Nanas Malaysia. 10.1017/ (Ananas comosus [L.] Merr.) fruits. European Food Research and Technology, 242(1),
CBO9781107415324.004. 33–43. https://doi.org/10.1007/s00217-015-2515-x.
Nadzirah, K. Z., Zainal, S., Noriham, A., Normah, I., Siti Roha, A. M., & Nadya, H. (2013). Steingass, Christof B., Grauwet, T., & Carle, R. (2014). Influence of harvest maturity and
Physico- chemical properties of pineapple variety N36 harvested and stored at fruit logistics on pineapple (Ananas comosus [L.] Merr.) volatiles assessed by
different maturity stages. International Food Research Journal, 20(1), 225–231. headspace solid phase microextraction and gas chromatography-mass spectrometry
Najeeb, M. I., Sultan, M. T. H., Andou, Y., Shah, A. U. M., Eksiler, K., Jawaid, M., & (HS-SPME-GC/MS). Food Chemistry, 150, 382–391. https://doi.org/10.1016/j.
Ariffin, A. H. (2020). Characterization of Lignocellulosic Biomass from Malaysian’s foodchem.2013.10.092.
Yankee Pineapple AC6 Toward Composite Application. Journal of Natural Fibers, 00 Steingass, Christof B., Vollmer, K., Lux, P. E., Dell, C., Carle, R., & Schweiggert, R. M.
(00), 1–13. https://doi.org/10.1080/15440478.2019.1710655. (2020). HPLC-DAD-APCI-MSn analysis of the genuine carotenoid pattern of
Nouri, F. G., Chen, Z., & Maqbool, M. (2014). Monitoring Mango Fruit Ripening after pineapple (Ananas comosus [L.] Merr.) infructescence. Food Research International,
Harvest using Electronic Nose (zNoseTM) Technique. 2014 5th International 127, Article 108709. https://doi.org/10.1016/j.foodres.2019.108709.
Conference on Food Engineering and Biotechnology, 65(8), 36–40. 10.7763/IPCBEE. Steingass, Christof Björn, Carle, R., & Schmarr, H. G. (2015). Ripening-dependent
Othman, M. H., Buang, L., & Mohd Khairuzamri, M. S. (2011). Rejuvenating the metabolic changes in the volatiles of pineapple (Ananas comosus (L.) Merr.) fruit: I.
Malaysian pineapple industry. Acta Horticulturae, 902, 39–52. https://doi.org/ Characterization of pineapple aroma compounds by comprehensive two-dimensional
10.17660/actahortic.2011.902.1. gas chromatography-mass spectrometry. Analytical and Bioanalytical Chemistry, 407
Phoophuangpairoj, R., & Srikun, N. (2014). Computerized recognition of pineapple (9), 2591–2608. https://doi.org/10.1007/s00216-015-8474-z.
grades using physicochemical properties and flicking sounds. International Journal of Sung, J., Suh, J. H., Chambers, A. H., Crane, J., & Wang, Y. (2019). Relationship between
Agricultural and Biological Engineering, 7(3), 93–101. https://doi.org/10.3965/j. sensory attributes and chemical composition of different mango cultivars [Research-
ijabe.20140703.011. article]. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 67(18), 5177–5188. https://doi.
org/10.1021/acs.jafc.9b01018.

12
M. Mohd Ali et al. Food Research International 137 (2020) 109675

Torri, L., Sinelli, N., & Limbo, S. (2010). Shelf life evaluation of fresh-cut pineapple by Yoyponsan, P., Thuengtung, S., Ogawa, Y., Naradisorn, M., & Setha, S. (2019). Influence
using an electronic nose. Postharvest Biology and Technology, 56(3), 239–245. https:// of harvest maturity and storage condition on changes on volatile compounds of
doi.org/10.1016/j.postharvbio.2010.01.012. ‘Phulae’ pineapple fruit. Journal of Food Science and Agricultural Technology, 5,
Villacís-Chiriboga, J., Elst, K., Van Camp, J., Vera, E., & Ruales, J. (2020). Valorization of 128–139.
byproducts from tropical fruits: Extraction methodologies, applications, Zainuddin, S. F., Zakaria, S. R., Saim, N., Hamid, R. D., & Osman, R. (2020).
environmental, and economic assessment: A review (Part 1: General overview of the Optimization of Headspace Solid Phase Microextraction (HS-SPME) for the
byproducts, traditional biorefinery practices, and possible applications). Extraction of Volatile Organic Compounds (VOCs) in MD2 Pineapple. Science
Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 19(2), 405–447. https://doi. Letters, 14(2), 58–70. 10.24191/sl.v14i2.9543.
org/10.1111/1541-4337.12542. Zdrojewicz, Z., Chorbińska, J., Biezyński, B., & Krajewski, P. (2018). Health-promoting
Vollmer, K., Chakraborty, S., Bhalerao, P. P., Carle, R., Frank, J., & Steingass, C. B. properties of pineapple. Pediatria i Medycyna Rodzinna, 14(2), 133–142. https://doi.
(2020). Effect of Pulsed Light Treatment on Natural Microbiota, Enzyme Activity, org/10.15557/PiMR.2018.0013.
and Phytochemical Composition of Pineapple (Ananas comosus [L.] Merr.) juice. Zhang, W., Cao, X., & Liu, S. Q. (2019). Aroma modulation of vegetable oils—A review.
Food and Bioprocess Technology, 13(7), 1095–1109. https://doi.org/10.1007/s11947- Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 1–14. https://doi.org/10.1080/
020-02460-7. 10408398.2019.1579703.
Wei, C. Bin, Ding, X. D., Liu, Y. G., Zhao, W. F., & Sun, G. M. (2014). Application of solid- Zhang, X., Shen, Y., Prinyawiwatkul, W., & Xu, Z. (2012). Volatile Compounds in Fresh-
phase microextraction for the analysis of aroma compounds from pineapple fruit. Cut Pineapple Heated at Different Temperatures. Journal of Food Processing and
Advanced Materials Research, 988, 397–406. https://doi.org/10.4028/www. Preservation, 36(6), 567–573. https://doi.org/10.1111/jfpp.12009.
scientific.net/AMR.988.397. Zheng, L. Y., Sun, G. M., Liu, Y. G., Lv, L. L., Yang, W. X., Zhao, W. F., & Wei, C. Bin
Wei, C. Bin, Liu, S. H., Liu, Y. G., Lv, L. L., Yang, W. X., & Sun, G. M. (2011). (2012). Aroma volatile compounds from two fresh pineapple varieties in China.
Characteristic aroma compounds from different pineapple parts. Molecules, 16(6), International Journal of Molecular Sciences, 13(6), 7383–7392. https://doi.org/
5104–5112. https://doi.org/10.3390/molecules16065104. 10.3390/ijms13067383.
Wei, C. B., Liu, S. H., Liu, Y. G., Zang, X. P., Lu, L. L., & Sun, G. M. (2011). Changes and
distribution of aroma volatile compounds from pineapple fruit during postharvest
storage. Acta Horticulturae, 902, 431–436. 10.17660/ActaHortic.2011.902.53.

13

You might also like