You are on page 1of 65

Kỹ năng tạo CV

chuyên nghiệp
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CV

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


CV là gì?

CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân,


kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng, kỹ
năng… mà ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục đích của CV

Cung cấp Tạo sự chú ý, Xây dựng hình ảnh


thông tin thu hút nhà bản thân đang có
tuyển dụng và muốn hướng tới

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Các thành phần
trong CV

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ

● Ảnh đại diện ● Họ Tên đầy đủ


● Ngày tháng năm sinh
● Giới tính
● Số điện thoại liên hệ
● Email liên hệ
● Địa chỉ, nơi ở
● Kênh tham chiếu trên MXH
(Facebook, Youtube, LinkedIn…)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ

Giúp cho người nhận CV biết:


● Khuôn mặt, phong thái của bạn
● Các thông tin cơ bản để giao tiếp
● Các thông tin liên hệ khi cần
● Hình ảnh của bạn trên mạng xã hội (nếu cần)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp

Thể hiện mục tiêu liên quan tới công việc, vị trí đang
ứng tuyển hoặc đang làm.

Giúp người nhận CV biết về nhu cầu,


mong muốn của bạn có tương đồng với
nhân sự họ đang tìm kiếm hay không.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ

Thể hiện những chứng nhận về kiến thức bạn đã được học,
rèn luyện.
Giúp người nhận CV biết kiến thức nền tảng của bạn
là gì, bạn đang được đánh giá ở mức độ nào.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
● Thể hiện những việc bạn đã từng làm, thời gian làm.
● Vị trí, chức vụ trong công việc đó.
● Những kết quả bạn đã đạt được trong công việc.
Giúp người nhận CV biết bạn đã làm gì,
đã làm được gì, hiệu suất làm việc của
bạn trước đây như thế nào.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kỹ năng làm việc
Thể hiện những năng lực, phẩm chất mà bạn đang có để phục vụ
cho công việc, vị trí muốn ứng tuyển.

Giúp người nhận CV biết bạn có khả năng thực hiện


công việc không, có phù hợp với thông tin bạn mô tả
trong mục kinh nghiệm làm việc không

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin thêm
Thể hiện thêm thông tin về cá tính, thói quen, sở thích, quan điểm
sống… của bạn
Giúp người nhận CV biết thêm về con người ngoài công việc
của bạn.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Chương 2: Bố cục của CV

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thường trình bày trong phạm vi một (hoặc tối đa là hai) trang
A4 để đảm bảo ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm.

Người đọc CV thường lướt qua 3-5 giây đầu tiên để quyết
định xem có ấn tượng gì không. Việc trình bày bố cục tốt sẽ
giữ người tuyển dụng ở lại lâu hơn, có nhiều thông tin hơn
khi đọc lướt (dễ đọc).

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Các thành phần chính của CV
Các phần chính của CV Đi học Mới ra trường Đã đi làm
Thông tin cá nhân (Personal Information) X X X

Mục tiêu (Objective) X X XX


Ghi chú
Học vấn (Education) XX XX X X : Cần có
Giải thưởng (Awards and Honors) P P P XX : Rất cần
- X XX P : Phụ (nếu có)
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- : Không cần
Kỹ năng (Skills) X XX XX

Thông tin thêm (Additional Information) P P P

Người giới thiệu (Referees) P P P

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Các thành phần chính của CV
1. Phạm vi, kích thước trang giấy là có hạn.
2. Các thành phần quan trọng cần được mô tả kỹ hơn,
nhiều hơn và phải đặt ở vị trí dễ xem nhất.
3. Do đó việc sắp xếp vị trí các thành phần trong CV cần
được cân nhắc cẩn thận và bố cục hợp lý để thể hiện
tính chuyên nghiệp.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Vị trí các thành phần
Trường hợp 1

Thông tin liên hệ Mục tiêu nghề nghiệp

Học vấn, bằng cấp Kinh nghiệm làm việc

Thông tin thêm Kỹ năng làm việc

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Vị trí các thành phần
Trường hợp 2

Thông tin liên hệ Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ

Mục tiêu nghề nghiệp Kinh nghiệm làm việc

Thông tin thêm Kỹ năng làm việc

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Vị trí các thành phần
Trường hợp 3

Thông tin liên hệ Mục tiêu nghề nghiệp

Kỹ năng làm việc Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ

Thông tin thêm Kinh nghiệm làm việc

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Màu sắc
Thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh tế trong tư duy thẩm mỹ, thiết kế:

Nguyên tắc lựa chọn màu sắc


● Cách phối màu
● Cách tạo điểm nhấn
● Dễ đọc, dễ phân biệt các phần nội dung

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Màu sắc
Các nguyên tắc:

● Sử dụng tối đa 2 tông màu (ít khi sử dụng 3 tông màu)


● Tông màu dễ đọc: Xám, xanh nhạt, be nhạt (không gây mỏi mắt,
khi in trắng-đen không bị ảnh hưởng nhiều)
● Sử dụng màu sắc tiết chế: Chỉ dùng trên các tiêu đề, tiêu đề phụ,
điểm nhấn quan trọng.
● Không dùng màu nền cho chữ. Nếu dùng màu nền chỉ dùng cho cả
một khối, màu nền nhạt để khi in đen-trắng không bị khó đọc.
● Không dùng màu quá sáng, gây khó chịu cho mắt (đỏ tươi, vàng…)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Hình ảnh
Mục đích của sử dụng ảnh:
● Tạo ấn tượng ban đầu về ngoại hình
● Tăng tính xác thực (biết mặt)

Ảnh là yếu tố không bắt buộc trong phần thông tin cá nhân,
nhưng ảnh có thể đem lại lợi thế cho bạn, bởi ấn tượng ban
đầu khi xem ảnh là rất quan trọng.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Hình ảnh
Kích thước ảnh:
● Thường dùng ảnh 3x4 cm vì không chiếm quá nhiều không gian của
CV (phong cách ảnh công sở)
● Những vị trí công việc đề cao hình ảnh cá nhân thì có thể dùng ảnh
4x6 cm (phong cách ảnh tự do)

Vị trí đặt ảnh:


● Góc trên bên trái (vị trí đầu tiên trong phần thông tin liên hệ)
● Khuôn mặt ở vị trí trung tâm vòng tròn hoặc hình chữ nhật, có khoảng
hở cân đối ở 2 bên và trên đỉnh đầu (mặt chiếm 40-50%)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Hình ảnh
Nội dung ảnh:
● Với công việc có tính sáng tạo, cá nhân hóa cao: ảnh mà bạn thích.
● Với công việc văn phòng nói chung:
○ Trang phục phù hợp, tốt nhất là áo có cổ
○ Khuôn mặt trang điểm nhẹ, đầu tóc gọn gàng
○ Biểu cảm tự tin, thân thiện (cười mỉm)
○ Tạo dáng nhìn thẳng chính diện
○ Phông nền xanh hoặc trắng

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Phông chữ (font)
Loại phông chữ:

● Với tiếng việt thì font cơ bản như Times New Roman, Arial, Roboto
(font Roboto là font dùng khi bạn tạo CV từ mẫu trên web)
● Với tiếng anh thì font chữ đa dạng hơn: Calibri, Helvetica
Nguyên tắc: thông dụng, dễ đọc, không bị lỗi khi gửi sang máy tính khác

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Cỡ chữ (font size)
● Nếu sử dụng mẫu CV (template) có sẵn, bạn sẽ có 3 cỡ chữ cơ
bản là 8 (nhỏ) - 11 (vừa) - 14 (lớn) để có thể thay đổi linh hoạt
● Nếu tự làm CV, bạn có thể đặt các cỡ chữ như sau:
○ Cỡ chữ sử dụng nhiều nhất (các thông tin chi tiết trong kinh
nghiệm, học vấn, kỹ năng…) gọi là cỡ chữ cơ bản. Cỡ chữ cơ bản
thường ở mức 10-12
○ Phần họ tên: Viết in hoa toàn bộ, in đậm, cỡ chữ cơ bản + 8 (từ
18-24)
○ Phần tiêu đề: Viết in đậm, cỡ chữ cơ bản +3 (từ 14-16)
○ Phần tiêu đề phụ: Viết in đậm, cỡ chữ cơ bản + 1 (từ 11-13)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Chương 3: Nội dung của CV

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Người đọc CV thường đọc kỹ trong vòng 30s - 1 phút.
Lúc này họ sẽ quan tâm tới nội dung cụ thể trong từng phần
của CV. Việc đảm bảo nội dung CV thống nhất, có tính logic
và dễ dàng kiểm chứng sẽ thuyết phục hơn.
Chú ý: mọi thông tin phải là nói thật theo những gì bạn có, bạn biết,
bạn hiểu. Không được nói dối. Không biết thì không đưa vào.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ
Trả lời cho câu hỏi:
● Bạn là ai?
● Chúng tôi có thể xưng hô với bạn như thế nào?
● Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân được không?
● Làm thế nào để liên hệ với bạn khi cần?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ
Họ tên:

● Nếu CV tiếng Việt thì cần viết tiếng việt có dấu.


● Nếu CV tiếng Anh thì viết không dấu theo trình tự: Tên + Tên đệm + Họ
Ví dụ:
○ Tên tiếng Việt: Phạm Mạnh Hùng
○ Tên tiếng Anh: Hung Manh Pham, Manh-Hung Pham, Hung Pham

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ
Giới tính:
● Nếu thông tin về giới tính có sự nhạy cảm, bạn có thể bỏ qua
không viết vào CV.

Ngày sinh:
● Nếu CV tiếng Việt thì ngày tháng viết theo dạng dd/mm/yyyy
● Nếu CV tiếng Anh (và người đọc là người nước ngoài) thì viết theo
dạng mm/dd/yyyy hoặc yyyy/mm/dd
● Nếu thông tin ngày sinh muốn giữ bí mật thì thay bằng Tuổi

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ
Số điện thoại:

Số điện thoại mà bạn hay sử dụng, là số của bạn.

Email:
● Tên email nghiêm túc, dễ viết, không có ký tự dễ gây nhầm lẫn
○ Ví dụ: hung.phamvan187@gmail.com => email tốt, dễ đọc, dễ viết
○ Lilynn.m3rry@gmail.com => có ký tự gây nhầm lẫn

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Thông tin liên hệ
Facebook, Youtube, LinkedIn…
● Trong một số công việc cần tới khả năng kết nối trên mạng xã hội như
Marketing, nhân sự… thì có thể đưa vào để có thêm thông tin cho nhà
tuyển dụng.
● Khi đưa thông tin cần lưu ý:
○ Kiểm tra chế độ chia sẻ riêng tư, công khai: để người khác có thể
xem được, và chỉ xem những nội dung mà bạn công khai.
○ Kiểm tra lại các nội dung mà bạn chia sẻ: tránh các nội dung
không phù hợp như nói tục chửi thề, vấn đề quá riêng tư nhạy
cảm, nói xấu người khác…

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Trả lời cho câu hỏi:
● Bạn hình dung trong 3-5 năm tới bạn sẽ trở thành người
như thế nào trong công ty (nơi bạn ứng tuyển)?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Vì sao mục tiêu lại quan trọng?
● Mục tiêu là đích đến, là động lực để bạn làm việc, lựa chọn nơi làm việc
● Mục tiêu là điều bạn muốn đạt được, muốn trở thành, không phải là
thứ bạn đang có.
● Mục tiêu sẽ gắn kết với: học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, sự quyết tâm…
để kiểm chứng xem có khả thi không, có tính thực tế không.

Câu hỏi: tại sao bạn lại chọn công ty này, chọn vị trí này?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Phân loại mục tiêu?
● Mục tiêu gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
○ Mục tiêu ngắn hạn: những kế hoạch bạn muốn làm ngay,
những mốc mà bạn đạt được trong 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tới
(mà bạn hình dung được về vị trí bạn ứng tuyển)
○ Mục tiêu dài hạn: kết quả mong muốn đạt được sau một thời
gian làm việc (thường là 3-5 năm)

Câu hỏi: Bạn muốn làm gì, muốn đạt được gì trong 1-3-5 năm tới?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Gợi ý trả lời: Tại sao bạn lại chọn công ty này, chọn vị trí này?
● Sinh viên, chưa có kinh nghiệm:
○ Mong muốn một môi trường làm việc giúp khai phá năng lực
(mong muốn cống hiến, không ngại thử thách, chưa rõ mình có
thể đi xa tới đâu)
○ Hiểu sứ mệnh của công ty là gì, và mong muốn được đóng góp
vào sứ mệnh đó (thật sự đã tìm hiểu về công ty, trải nghiệm sản
phẩm của công ty, biết giá trị mà công ty mang lại và muốn lan
tỏa nó)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Gợi ý trả lời: Tại sao bạn lại chọn công ty này, chọn vị trí này?
● Đã đi làm, có kinh nghiệm:
○ Có sẵn mục tiêu là gì, mục tiêu đó phù hợp với công ty như thế
nào, cơ hội để phát triển và đạt được mục tiêu.
○ Hiểu sứ mệnh của công ty là gì, và mong muốn được đóng góp
vào sứ mệnh đó (thật sự đã tìm hiểu về công ty, trải nghiệm sản
phẩm của công ty, biết giá trị mà công ty mang lại và muốn lan
tỏa nó)
○ Nhận ra điều mà công ty đang thiếu mà mình có thể đáp ứng
được, phát triển được.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Gợi ý trả lời: Bạn muốn làm gì, muốn đạt được gì trong 1-3-5
năm tới? (Hiểu cách khác: Giá trị bạn đóng góp cho công ty là gì?)
● Sinh viên, chưa có kinh nghiệm:
○ Hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức để trở thành nhân viên xuất
sắc trong công ty.
○ Đạt được một số thành tựu: doanh thu, khách hành, kênh vận
hành, mạng lưới kết nối, sản phẩm bán được, mở rộng thị
trường… mà bạn hình dung về công việc đang ứng tuyển
(ngắn hạn là bao nhiêu, dài hạn là bao nhiêu)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Gợi ý trả lời: Bạn muốn làm gì, muốn đạt được gì trong 1-3-5
năm tới? (Hiểu cách khác: Giá trị bạn đóng góp cho công ty là gì?)
● Đã có kinh nghiệm:
○ Đạt được một số thành tựu: doanh thu, khách hành, kênh vận
hành, mạng lưới kết nối, sản phẩm bán được, mở rộng thị
trường… mà bạn hình dung về công việc đang ứng tuyển
(ngắn hạn là bao nhiêu, dài hạn là bao nhiêu)
○ Về dài hạn: bạn có thể đưa ra những góc nhìn xa hơn như mở
rộng đối tượng khách hàng, mở rộng thị trường, sản phẩm mới…

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Mục tiêu nghề nghiệp
Pro tips:
1.Bạn không cần viết quá chi tiết, nhưng viết đủ hấp dẫn để gây tò mò
cho người đọc. Họ sẽ hỏi bạn kỹ hơn trong buổi phỏng vấn và đó là
lúc bạn thể hiện. Điều này sẽ tạo điểm nhấn cho bạn.
2. Càng hình dung rõ về mục tiêu, bạn càng tự tin bởi đây là chìa khóa
để mở ra các câu hỏi khác (về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng…).
Nên nhớ mục tiêu có tính kết nối xuyên suốt toàn bộ CV.
3. Để mục tiêu có tính thực tế, bạn phải gắn kết được năng lực bản
thân với các thông tin về công ty mà bạn thu thập được. Không được
để mục tiêu đi quá xa hoặc không gắn kết với công ty.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Trả lời cho câu hỏi:
● Bạn học chuyên ngành nào?
● Thành tích học tập của bạn ra sao?
● Bạn có bằng cấp, chứng chỉ gì cho công việc này?
● Bạn có quan điểm thế nào về vấn đề bằng cấp?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Học vấn có quan trọng không?
● Đặc biệt quan trọng với một số vị trí yêu cầu phải có bằng, chứng chỉ
nghề nghiệp: Kế toán, Luật sư, Kỹ sư, Giáo viên, Bác sĩ…
● Người chưa có kinh nghiệm: Quan trọng, vì đó là căn cứ để phân biệt
với các ứng viên khác.
● Người đã có kinh nghiệm: Không quá quan trọng, chỉ cần đáp ứng ở
mức tiêu chuẩn cơ bản.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Quan điểm của bạn về bằng cấp như thế nào?
● Bằng cấp so với kinh nghiệm, kỹ năng thì như thế nào (mức độ
quan trọng)?
● Ngoài chuyên môn chính (bằng đại học, cao đẳng) thì có cần
thêm bằng cấp gì khác không? Nếu có thì cụ thể là gì?
● Bằng giỏi với bằng khá thì khác biệt thế nào?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Cách viết về Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ như thế nào?
● Viết theo trình tự thời gian từ gần nhất tới xa dần.
● Nếu đang đi học: viết mốc thời gian đang học và mốc gần nhất trước đó
● Nếu đã ra trường: viết mốc thời gian học trong trường và các mốc học
thêm từ khi ra trường tới nay.
● Có thêm yếu tố định lượng (con số để đánh giá)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Cách viết về Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ như thế nào?
1.Công thức: [Từ … - Đến …] + [Học ở đâu] + [Thành tích đạt được]
2.Thành tích đạt được có thể định tính, định lượng được:
❖ Định tính: các danh hiệu, giải thưởng, sự công nhận, thừa nhận
❖ Định lượng: các con số, tỷ lệ phần trăm, xếp thứ hạng
● Điểm số môn chuyên ngành, môn quan trọng có liên quan tới công việc
● Thứ hạng đạt được trong các cuộc thi
● Số kỳ đạt được học bổng
● Tên khóa đào tạo đã tham gia, giảng viên dạy, kiến thức học trong khóa
đào tạo đó

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Pro tips:
Một số gợi ý về định tính, định lượng:
● Điểm số môn chuyên ngành, môn quan trọng có liên quan tới công việc
● Thứ hạng đạt được trong các cuộc thi + tên cuộc thi + quy mô cuộc thi
● Số kỳ đạt được học bổng
● Tên khóa đào tạo đã tham gia, giảng viên dạy, kiến thức học trong khóa
đào tạo đó

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Ví dụ thực hành?

● Sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing?


● Sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kế toán
● Người đã đi làm nhân viên bán hàng (trái ngành,
học ngành Luật)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
Trả lời cho câu hỏi:
● Bạn đã làm những công việc gì trước đây?
● Kết quả các công việc đó như thế nào?
● Kinh nghiệm của bạn có liên quan gì tới vị trí bạn đang ứng tuyển
không?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
Mô tả kinh nghiệm:
1.Công thức: [Từ … - Đến …] + [Làm ở đâu] + [Chức vụ gì] + [Thành tích]
2.Thành tích đạt được có thể định tính, định lượng được:
❖ Định tính: danh hiệu, giải thưởng, khen thưởng trong công việc
❖ Định lượng: các con số về số lượng, số tiền, xếp thứ hạng…
➔ Nêu được hiệu suất, hiệu quả làm việc của bạn:
● Làm việc gì, kết quả công việc ra sao
● Có điểm nhấn gì trong công việc

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
Mô tả kinh nghiệm:

Nếu có nhiều điều cần mô tả trong kinh nghiệm, chỉ nên


chọn những mục kinh nghiệm có liên quan tới công việc
đang ứng tuyển

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
Chú ý: câu hỏi “tại sao bạn lại nghỉ làm ở công ty trước đây?”
Để đạt được hiệu suất làm việc gồm nhiều yếu tố:
● Bên ngoài: Mức lương, đồng nghiệp, sếp, người quản lý, sản phẩm,
khách hàng, địa điểm làm việc, chi phí / tiền lương…
● Bên trong: Mục tiêu cá nhân, đam mê, đổi mới, thử thách, khẳng định
giá trị bản thân…

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kinh nghiệm làm việc
Chú ý: câu hỏi “tại sao bạn lại nghỉ làm ở công ty trước đây?”
● Thường trả lời theo yếu tố bên trong: do bạn mong muốn khẳng định
giá trị bản thân, bạn muốn những thử thách mới lớn hơn, mục tiêu phù
hợp với môi trường mới…
● Để nói theo yếu tố bên ngoài: khi bạn thực sự hiểu rõ công việc đã làm
và giá trị bản thân:
○ Có khả năng so sánh, đánh giá các vị trí công việc, mức lương, chi phí…
○ Không ngại bị từ chối vì lý do này: công việc mới chỉ tương đương với
công việc trước đây của bạn chứ không quá khác biệt.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kỹ năng
Trả lời cho câu hỏi:
● Bạn có những kỹ năng gì để hoàn thành công việc?
● Bạn có tự tin vào các kỹ năng của mình?
● Bạn chuẩn bị những kỹ năng gì cho công việc này?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kỹ năng
Phân biệt 2 loại kỹ năng:
● Kỹ năng cứng: là tập hợp các kỹ năng và khả năng để có thể hoàn
thành một loại tác vụ nghề nghiệp chuyên môn, và thường được
dạy tại các trường học, lớp học (kỹ năng làm việc)
● Kỹ năng mềm: liên quan đến tính cách con người, không mang
tính chuyên môn, được xem như khả năng hòa nhập, tương tác
với xã hội, cộng đồng, tập thể (kỹ năng sống - học tại trường đời)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kỹ năng
Kỹ năng cứng: không phải công việc nào cũng giống nhau nhưng một số kỹ năng
chung thường có:

● Ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết


● Tin học văn phòng: Làm báo cáo trên Excel, tổ chức quản lý dữ liệu trên Excel,
lập kế hoạch và quản lý công việc trên Excel, soạn thảo văn bản trên Word
● Sử dụng công cụ làm việc nhóm: Trello, Slack, Discord…
● Thuyết trình trên PowerPoint, tư vấn bán hàng
● Kỹ năng viết content, chuẩn SEO, chạy Ads (quảng cáo)
● Research: nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thông tin
● Data Analyst: kỹ năng phân tích dữ liệu, ra quyết định dựa trên báo cáo bằng
số, biểu đồ

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Kỹ năng
Kỹ năng mềm: áp dụng được hầu hết mọi công việc, có thể khác
nhau tùy vào vị trí làm việc
● Giao tiếp, đặt câu hỏi, lắng nghe
● Quản lý thời gian
● Vượt qua khủng hoảng
● Sáng tạo, đổi mới, làm mới bản thân
● Tự học
● Lãnh đạo đội nhóm
● Phản biện

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Sở thích, thói quen
Cung cấp thêm các góc nhìn về con người bên ngoài công việc (ngoài
các yếu tố về môi trường làm việc, tiền lương, đồng nghiệp, chế độ
làm việc)

Thường có 2 hướng tiếp cận:


● Có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp – nơi ứng tuyển hay không?
(yếu tố văn hóa, quan điểm sống, hiểu bản thân)
● Sở thích, thói quen có liên quan, có hỗ trợ gì cho phát triển bản
thân trong công việc mà bạn sẽ làm? (yếu tố phát triển bản thân)

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Sở thích, thói quen
Sở thích, thói quen là yếu tố không bắt buộc phải có trong CV.
Khi đưa vào CV cần có mục tiêu rõ ràng, cần làm rõ khi được hỏi tới
trong cuộc phỏng vấn.

• Ưu điểm: Mở rộng chủ đề nói chuyện trong buổi phỏng vấn.


Nếu trả lời tốt sẽ chứng tỏ bạn hiểu rõ bản thân, có sự tự tin.
• Nhược điểm: Nếu không trả lời được rõ ràng, có thể bị đánh
giá là không hiểu rõ bản thân, hoặc sở thích thói quen không
hướng tới phát triển bản thân => có thể bị đánh giá không tốt.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Sở thích, thói quen
Ví dụ: Sở thích là đi du lịch.

Để làm rõ hơn cần trả lời các câu hỏi:


● Mục đích: đi để làm gì? thu được kết quả gì? Đi giải trí hay khám phá?
● Tần suất: một năm đi mấy lần?
● Tính chất: đi một mình hay đi cùng bạn bè, gia đình, người yêu? Mức
chi phí cho một chuyến đi là bao nhiêu?
● Mở rộng: bạn có biết về các hoạt động teambuilding của công ty?
Bạn nghĩ sao về các hoạt động này?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Sở thích, thói quen
Ví dụ: Thói quen là đọc sách lúc rảnh rỗi.

Để làm rõ hơn cần trả lời các câu hỏi:


● Mục đích: loại sách thường đọc, thích nhất cuốn nào, đọc để giải
trí hay có giúp ích gì cho công việc không?
● Tần suất: trung bình 1 ngày dành bao nhiêu thời gian cho việc
này. Nó có đủ để gọi là thói quen không?
● Mở rộng: bạn có thể kể tên một số cuốn sách giúp ích cho công
việc? Hay điều gì hay ở trong 1 cuốn sách mà bạn thấy bổ ích?

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Người giới thiệu, tham chiếu
Mục đích:
Tăng độ tin cậy cho những nội dung được mô tả trong CV và tạo
điểm nhấn, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Người tham chiếu, giới thiệu:


Là người biết rõ về bạn và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin cho
nhà tuyển dụng khi được liên hệ.

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Người giới thiệu, tham chiếu
Là yếu tố không bắt buộc phải có. Nhưng khi đưa vào CV cần phải được
chọn lọc và có đủ độ tin cậy. Bạn cũng cần hỏi ý kiến và được sự cho
phép của người tham chiếu trước khi đưa thông tin của họ vào CV.

Lựa chọn người tham chiếu, giới thiệu theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Người đề cử trực tiếp bạn tới nơi ứng tuyển.
2. Người có quen biết với nơi ứng tuyển.
3. Người có chức vụ, vị trí cao (càng cao càng tốt) ở những nơi bạn
làm việc, học tập trước đây.
4. Người có quan hệ tốt với bạn (có thể trong hoặc ngoài công việc).

Dương AQ Kỹ năng tạo CV


Người giới thiệu, tham chiếu
Cách ghi thông tin người tham chiếu, giới thiệu:
• Họ và tên
• Chức vụ
• Nơi công tác (Công ty/Trường học)
• Số điện thoại, email
• Mối quan hệ với bạn

Do đây chỉ là phần phụ trong CV nên không cần đưa thông tin nhiều người,
chỉ nên đưa 1 hoặc 2 người tham chiếu là đủ (người thực sự tin cậy).

Dương AQ Kỹ năng tạo CV

You might also like