You are on page 1of 7

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA

VIỆT NAM

NĂM HỌC 2022-2023

Người soạn: Th.S Nguyễn Thị Bích Đào


Ngày soạn: 01-12-2022
- Khái niệm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là của:
A. Trần Quốc Vượng
B. Trần Ngọc Thêm
C. Phan Ngọc
- Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nào?
A. Loại hình văn hóa gốc du mục
B. Loại hình văn hóa vừa du mục vừa nông nghiệp
C. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
D. Loại hình văn hóa đánh bắt thủy hải sản
- Đặc điểm nổi bật của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là:
A. Coi trọng cá nhân
B. Thể hiện tính dân chủ
C. Coi trọng cộng đồng
D. Linh hoạt trong ứng xử với môi trường tự nhiên
- Các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là:
A. 1. Tính giai cấp; 2. Tính giá trị; 3. Tính nhân sinh; 4. Tính lịch sử
B. 1. Tính đảng phái; 2. Tính dân tộc; Tính nhân sinh; 3. Tính lịch sử
C. 1. Tính hệ thống; 2. Tính giá trị; 3. Tính nhân sinh; 4. Tính lịch sử
D. Cả câu A và B đều đúng
- Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử
- Theo GS Trần Ngọc Thêm, cấu trúc của hệ thống văn hóa Việt Nam gồm các
thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức và Văn hóa tổ chức
B. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hóa ứng xử với môi trường
xã hội
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội; Văn hóa nhận thức; Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên và Văn hóa ứng phó với môi trường
tự nhiên

1
- Theo GS Trần Ngọc Thêm, để định vị một nền văn hóa hoặc một vùng văn hóa,
cần xác định theo các tiêu chí nào?
A. Tình hình kinh tế; chính trị; lịch sử; xã hội
B. Sự hình thành các dân tộc trên một vùng lãnh thổ
C. Không gian văn hóa; Thời gian văn hóa và Chủ thể văn hóa
D. Cả A, B, C đều đúng
- Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Nguyên là:
A. Lễ hội lồng tồng (xuống đồng)
B. Lễ hội đua thuyền
C. Lễ hội cồng chiêng
D. Điệu múa xòe
- Nền văn hóa nào đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nên bản sắc văn hóa
Việt Nam
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Đông Sơn
C. Văn hóa Sơn Vi
D. Văn hóa Hòa Bình
- Vùng văn hóa nào là cái nôi của văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại
Việt thời trung cổ và là cội nguồn của văn hóa Việt?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Việt Bắc
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Cả Bắc Bộ và Việt Bắc
- Vùng văn hóa nào hiện nay còn lưu giữ được đậm nét nền văn hóa Đông Sơn nhất?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Việt Bắc
C. Vùng văn hóa Tây Nguyên
D. Cả Bắc Bộ và Việt Bắc
- Theo GS Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành:
A. 3 lớp 6 giai đoạn văn hóa
B. 3 lớp 3 giai đoạn văn hóa
C. 2 lớp 4 giai đoạn văn hóa
D. 6 lớp 3 giai đoạn văn hóa
- Trong sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa, thì nền văn hóa truyền thống Việt Nam chịu
ảnh hưởng sâu sắc nhất nền văn hóa nào?
A. Mỹ
B. Pháp
C. Phương Tây
D. Trung Hoa
- Trống đồng Đông Sơn và văn minh lúa nước là thành tựu của lớp văn hóa nào?
A. Lớp văn hóa bản địa
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu phương Tây

2
D. Giai đoạn văn hóa thời Văn Lang – Âu Lạc
- Hãy chọn câu đúng:
A. Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm
nhất.
B. Đông Nam Á là một trong những nơi thuần hóa gia súc sớm nhất.
C. Đông Nam Á nằm ngoại vi của nền nông nghiệp lúa nước
D. Thời tiền sử, Đông Nam Á chỉ trồng kê, yến mạch, đậu
- Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước Đông Nam Á được
hình thành từ lớp văn hóa:
A. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
B. Lớp văn hóa bản địa
C. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
D. Thời kỳ hiện đại – hội nhập toàn cầu
- Triết lý âm dương; mô hình tam tài, ngũ hành thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
B. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
C. Văn hóa nhận thức
D. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
- Mô hình tam tài (ba nhân tố cơ bản cấu thành vũ trụ) gồm?
A. Thiên - Địa - Nhân
B. Thủy – Hỏa - Thổ
C. Thiên – Địa – Mộc
D. Thiên – Địa – Thủy
- Quy luật về thành tố của triết lý Âm Dương là:
A. Âm sẽ triệt tiêu dương
B. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương,
trong dương có âm.
C. Âm cực sinh dương
D. Dương cực sinh âm
- Quy luật về quan hệ của triết lý Âm Dương là:
A. Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau;
âm cực sinh dương, dương cực sinh âm
B. Âm và dương đối lập nhau, không có quan hệ với nhau
C. Trong dương có âm
D. Trong âm có dương
- Phương Nam ứng với hành nào trong ngũ hành?
A. Hành thủy
B. Hành hỏa
C. Hành kim
D. Hành mộc
- Xét dưới góc độ triết lý âm dương, có thể gọi văn hóa gốc nông nghiệp là loại văn
hóa:
A. Trọng âm

3
B. Trọng triết lý âm dương
C. Trọng dương
D. Vừa trọng âm vừa trọng dương
- Triết lý âm dương bàn về:
A. Cấu trúc thời gian vũ trụ
B. Cấu trúc không gian vũ trụ
C. Bản chất của vũ trụ
D. Khám phá về con người
- Trong ngũ hành, hành nào được đặt ở trung tâm?
A. Hành thủy
B. Hành hỏa
C. Hành kim
D. Hành thổ
- Theo ngũ hành, vật biểu của phương nam là:
A. Rồng
B. Chim
C. Rùa
D. Rắn
- Theo ngũ hành, vật biểu của phương đông là:
A. Rồng
B. Chim
C. Rùa
D. Rắn
- Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa làng Việt Nam?
A. Tính cộng đồng và tính tự trị
B. Tính gia trưởng và bè phái
C. Tính tập thể và dân chủ
D. Tính cộng đồng và thủ tiêu vai trò cá nhân
- Hai dạng biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam là:
A. Thờ cây lúa và mo cau
B. Thờ sinh thực khí nam nữ (công cụ sinh đẻ của nam nữ) và hành vi
giao phối
C. Thờ cột đá và hốc cây
D. Thờ Linga và Yoni hoặc thờ chày và cối
- Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Cầu cho con người sinh sôi nảy nở và mùa màng tốt tươi
B. Để duy trì sự sống
C. Để đông con nhiều cháu
D. Cầu cho cả năm no ấm
- Tam tòa thánh mẫu trong tục thờ Mẫu/ đạo Mẫu (Mẹ) trong văn hóa Việt Nam
gồm:
A. Mẫu thượng Thiên; Mẫu thượng Ngàn; Mẫu thượng Thủy (Thoải)
B. Trời; Đất; Người

4
C. Bà Chúa Xứ; Bà Chúa Sông; Bà Chúa Lạch.
D. Mẫu Cửu Trùng; Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ; Thiên Mụ
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đạo Ông Bà) trong văn hóa truyền thống Việt Nam
khởi nguồn từ niềm tin:
A. Tôn sư trọng đạo
B. Dù đã mất, nhưng ông bà vẫn thường xuyên đi về thăm nom và phù hộ
cho con cháu
C. Tưởng nhớ người đã mất
D. Cả B và C đều đúng
- Cơ cấu tổ chức xã hội giúp bảo tồn những giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống
Việt Nam bền bỉ nhất là:
A. Tổ chức nông thôn
B. Tổ chức gia tộc
C. Tổ chức đô thị
D. Tổ chức quốc gia
- Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng làng xã là:
A. Lũy tre
B. Sân đình – Bến nước/ Giếng nước – Cây đa
C. Giếng nước
D. Cả A, B, C đều đúng
- Biểu tượng truyền thống của tính tự trị làng xã là:
A. Sân đình – Bến nước/ Giếng nước – Cây đa
B. Lũy tre
C. Giếng nước
D. Cả A, B, C đều đúng
- Những tập tục, quy tắc, lề thói,… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản
và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:
A. Hương ước
B. Thúc ước
C. Luật lệ
D. Luật pháp
- Lễ tết và lễ hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển của:
A. Vui chơi và lễ hội
B. Thờ cúng và các trò giải trí
C. Cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (tết, hội)
D. Duy trì trật tự làng xã
- Về cách thức giao tiếp, người Việt có thiên hướng:
A. Trọng tình cảm
B. Ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận
C. Trọng danh dự
D. Dè dặt, sĩ diện
- Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam:
A. Tính ước lệ, tính biểu cảm, tính linh hoạt

5
B. Tính ước lệ, tượng trưng
C. Tính nghi thức, tính biểu trưng và tả thực
D. Tính cân đối, hài hòa
- Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt Nam thiên về:
A. Động vật
B. Cả động vật và thực vật
C. Gồm cơm, rau và các loại thịt
D. Thực vật
- Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam thể hiện:
A. Trong cách chế biến món ăn và trong cách ăn
B. Qua nồi cơm và chén nước mắm
C. Qua các món ăn và các thức uống
D. Cả A, B, C đều đúng
- Ngoài nguồn ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, thì văn hóa Chăm còn là sự tổng hòa
của:
A. Văn hóa Trung Hoa
B. Văn hóa bản địa và khu vực Đông Nam Á
C. Văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Nam Á
D. Văn hóa Đông Á
- Đạo Phật là một học thuyết về:
A. Nỗi khổ và sự giải thoát
B. Hướng đến niết bàn
C. Tứ diệu đế
D. Triết lý về nỗi khổ
- Trị sở của trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta được đặt tại:
A. Núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh
B. Chùa Dâu (còn gọi là Luy Lâu) nay thuộc Bắc Ninh
C. Chùa Linh Ứng trên núi Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng
D. Chùa Hương
- Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh nhất ở thời đại nào?
A. Thời Nguyễn
B. Thời Bắc thuộc
C. Thời Lý - Trần
D. Cả câu B và C đều đúng
- Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là:
A. Nhập thế
B. Tính tổng hợp, tính linh hoạt và có khuynh hướng thiên về nữ tính
C. Thoát tục
D. Dung hòa với các tôn giáo khác
- Hai bộ sách kinh điển của Nho giáo:
A. Kinh Lễ và Kinh Thư
B. Tứ thư và Ngũ kinh
C. Luận ngữ và Kinh Thi

6
D. Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu
- Ngũ thường theo quan niệm của Nho giáo gồm:
A. Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn
B. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí – Dũng
C. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín
D. Nhân - Đức- Nghĩa - Trí - Tín
- “Vô vi” theo quan niệm của Lão Tử là:
A. Không làm gì cả
B. Sống thuận theo thời thế và thuận theo tự nhiên
C. Chủ trương sống hòa mình với thiên nhiên
D. Xuất thế
- “Tam giáo đồng nguyên” để chỉ:
A. Nho giáo – Phật giáo – Kitô giáo
B. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo
C. Phật giáo – Kitô giáo – Balamôn giáo
D. Kitô giáo – Balamôn giáo – Cao Đài
- “Tam giáo” là sự dung hợp:
A. Văn hóa Việt Nam và Trung Hoa
B. Văn hóa các nước phương Đông
B. Văn hóa phương Đông và phương Tây
C. Văn hóa Việt Nam và Ấn Độ

------------------------

You might also like