You are on page 1of 1

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường quan sát sự vật

ở góc độ
thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật tài
hoa, độc đáo, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có đóng góp không nhỏ với văn học Việt Nam hiện
đại (Tùy bút). Tác phẩm của ông mang phong cách tài hoa, đặc sắc, và với tập truyện ngắn “Vang bóng
một thời”, Nguyễn Tuân đã tìm về với vẻ đẹp của một thời quá khứ vàng son nay chỉ còn vang bóng.
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm đặc sắc của tập truyện, miêu tả tài năng vẽ đẹp (nghệt
thuật thư pháp). Nhân vật trung tâm của truyện là Huấn Cao – nhân vật lí tưởng gửi gắm cái tài cái tâm
của Nguyễn Tuân. (Trích yêu cầu đề)

“Chữ người tử tù” in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Lúc đầu có tên là “dòng chữ cuối cùng”, kể
lại cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Huấn Cao – một tên tử tù và viên quản ngục – người đại diện cho quyền lực
mấy ngày trước khi Huấn Cao bị xử tử, đi vào cõi vĩnh hằng. Tại đề lao, người coi ngục được báo tin có 6
tử tù được giải tới trong đó có Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp. Người coi ngục khao khát có được
chữ Huấn Cao để treo trong nhà và coi đó là vật báu ở trên đời. Do vậy ông đã biệt đãi Huấn Cao làm
cho Huấn Cao khó hiêu và băn khoăn. Sau khi biết được ý nguyện của viên quản ngục, Huấn Cao đồng ý
cho chữ cùng với lời khuyên khiến cho quản ngục xúc động và kính nể người tử tù: “Kẻ mê muội này xin
bái lĩnh”

You might also like