You are on page 1of 170

Tủ sách SOS2

JULIA CARGÉ

Cứu Media
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN,
CROWDFUNDING, VÀ DÂN CHỦ

Người dịch: Nguyễn Quang A

NXB Dân khí 2022


MỤC LỤC
Lời giới thiệu .............................................................. vi
DẪN NHẬP .................................................................... 1
Cho một Hình thức Cai quản Mới .................... 1
Các Ảo tưởng đã Mất ................................................ 3
Media Không Phải là Hàng hóa ............................ 6
Media và Dân chủ ...................................................... 8
Cứu Media...................................................................10
1. THỜI ĐẠI THÔNG TIN? ....................................12
Thông tin vượt xa hơn Media.............................13
Tính đa dạng của các Hình thức Pháp lý và
các Dàn xếp Tài trợ .................................................17
Tin tức là Gì? ..............................................................19
Các Nhà báo và các Chứng chỉ Báo chí............21
Quy mô Thay đổi của Lực lượng Lao động
Báo chí ..........................................................................22
Một cuộc Cách mạng trong Nghề Báo .............24
Ngày càng Ít nhà Báo hơn … mỗi tờ Báo........26
Từ In sang Web ........................................................29
Chất lượng Nội dung đã có Giảm? ....................32
Nội dung Online đã Tăng?....................................36
2. SỰ CHẤM DỨT CÁC ẢO TƯỞNG...................40
Sự Sinh ra Media được Quảng cáo Trụ đỡ ....41
Ảo tưởng về Media được Quảng cáo Hỗ trợ.44
Ngày càng Ít Quảng cáo.........................................47

iii
Ảo tưởng về Cạnh tranh .......................................51
Các Giới hạn của Cạnh tranh ...............................52
Các Tác động Đồi bại của Cạnh tranh..............58
Ảo tưởng về Công chúng Internet Mênh mông
.........................................................................................62
Ảo tưởng về Media được Trợ cấp.....................67
Tầm Quan trọng Thật của Trợ cấp Báo chí...69
Trợ cấp trong Khung cảnh...................................71
Cải cách các Trợ cấp cho Báo chí ......................76
Ảo tưởng về một Thời Hoàng kim Mới ..........78
Cái Chết của Một Loại Quyền Tự do ................80
3. MỘT MÔ HÌNH MỚI CHO THẾ KỶ THỨ HAI
MƯƠI MỐT .................................................................86
Vượt quá Quy luật Thị trường ...........................87
Thị trường ..................................................................91
Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận ....................93
Cai quản và Cổ phiếu ..............................................96
Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận hiện Có ...98
Cái Giá của sự Độc lập......................................... 104
Các Hạn chế ............................................................. 106
Các Hợp tác xã........................................................ 108
Một Mô hình mới: NMO ..................................... 112
Vốn và Quyền lực .................................................. 116
Các Quyền Bỏ phiếu trong các NMO ............. 118
Minh họa .................................................................. 121

iv
Các Lợi thế của Mô hình NMO ......................... 124
Một Thay thế cho các Trợ cấp Báo chí ......... 128
KẾT LUẬN ................................................................ 131
Chủ nghĩa tư bản và Dân chủ ........................ 131
Thay thế Xe Ngựa ................................................. 131
Tàn cuộc? ................................................................. 133
GHI CHÚ .................................................................... 138
Dẫn nhập .................................................................. 138
1. Thời đại Thông tin?.......................................... 139
2. Chấm dứt các Ảo tưởng ................................. 142
3. Một Mô hình Mới cho Thế kỷ thứ Hai mươi
Mốt .............................................................................. 149
INDEX ........................................................................ 154

v
Lời giới thiệu
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 60 của tủ sách
SOS2,* cuốn CỨU MEDIA – Chủ nghĩa tư bản,
Crowdfunding, và Dân chủ (SAVING THE
MEDIA – Capitalism, Crowdfunding, and
Democracy) của Julia Cagé; nguyên bản tiếng
Pháp Sauver les Médias được Le Seuil xuất bản
2015 và bản dịch tiếng Anh do Havard
University Press xuất bản năm 2016.
Báo chí, hay rộng hơn là các phương tiện

* Những cuốn trước:


1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường,
Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa
Thông tin 2002.
2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản
Văn hóa Thông tin 2002.
……….
41. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật
ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019
42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia,
NXB Dân Khí, 2019
43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của
sự Bất công:
………
53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí,
2021
54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính
trị, NXB Dân Khí, 2021
56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự
Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022
57. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí,
2022
58. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân
Khí, 2022
59. Blanko Milanovic, Chủ nghĩa tư bản, Một mình, NXB
Dân Khí, 2022

vi
truyền thông (media) tạo ra một hàng hóa
công cộng là tin tức. Tin tức trung thực, không
thiên vị, có chất lượng cao là thiết yếu cho các
tranh luận dân chủ và có ảnh hưởng lớn đến
chính trị, đến dân chủ.
Tác giả cho chúng ta cái nhìn tổng quát về
sự tiến triển của media ở các nền dân chủ
phương Tây, trước hết ở Pháp và Mỹ. Bà phân
tích khủng hoảng hiện thời của media, cố
gắng “chẩn đoán” đúng bệnh, và quan trọng
nhất gợi ý cách chữa trị để cứu media. Cuộc
suy thoái dân chủ hiện thời một phần là do
khủng hoảng media này.
Media (cũng như nhiều thứ khác như sức
khỏe, sự hiểu biết,…) không phải là hàng hóa
và để các thứ không phải là hàng hóa này phải
chịu cơ chế thị trường thuần túy sẽ dẫn đến
nhiều hậu quả khôn lường cho xã hội.
Việc để các công ty media vận hành như
các công ty cổ phần là một trong những
nguyên nhân quan trọng của khủng hoảng
media.
Không có cạnh tranh, hay độc quyền
media, là tai họa, nhưng cạnh tranh mạnh
(chẳng hạn quá nhiều tổ chức media cạnh
tranh nhau trong một thị trường) là không tốt
cho media và tai hại cho xã hội do ảnh hưởng
xấu đến chất lượng tin tức.
Báo chí dựa quá nhiều vào quảng cáo cũng
đã là một căn bệnh của media. Và media được
tài trợ chủ yếu bằng quảng cáo sẽ chấm dứt.

vii
Trong hoạt động của các tổ chức media,
cũng như bất kể tổ chức sản xuất nào khác,
bốn nhân tố chính là: những người sản xuất,
những người tiêu thụ, các nhà đầu tư và nhà
nước. Tác giả giúp chúng ta hiểu tin tức được
sản xuất ra sao và tiêu thụ thế nào. Các nhà
báo là những người tạo ra tin tức, các bạn đọc
là những người tiêu thụ và việc đưa họ tham
gia vào các tổ chức media (qua góp vốn của
hội các nhà báo, crowdfunding từ các bạn đọc,
cũng như vào việc quản lý của tổ chức media
với quyền bỏ phiếu của hội các nhà báo và hội
bạn đọc) là cách tổ chức mới để giải quyết
khủng hoảng và tạo cơ sở cho các tổ chức
media hoạt động bền vững. Tuy nhiên hai đối
tượng quan trọng khác là nhà nước và các nhà
đầu tư cũng có vai trò cốt yếu trong phát triển
media và việc thảo luận đến các vai trò của
chúng được bàn kỹ trong cuốn sách.
Tác giả tìm ra những nguyên nhân chính
của khủng hoảng hiện thời và đưa ra các
khuyến nghị để giải quyết. Giải pháp của bà
là về cấu trúc của các công ty media, được tổ
chức như các tổ chức media phi-lợi nhuận
(NMO) mà trong đó cả những người sản xuất,
những người tiêu thụ, các nhà đầu tư và nhà
nước đều đóng vai trò thiết yếu của mình.
Một nền báo chí tự do, độc lập và lành
mạnh là cốt yếu cho sự phát triển đất nước,
cho dân chủ. Chính vì thế suy nghĩ, hành động
để xây dựng media lành mạnh phải là một
nhiệm vụ hàng đầu của sự xây dựng đất nước.

viii
Tôi nghĩ các nhà báo, các bạn trẻ, các nhà
hoạt động, những ai quan tâm đến xuất bản
rất nên đọc cuốn sách mỏng, dễ đọc này. Có
thể nói cuốn sách này là một nghiên cứu
chính sách và khuyến nghị chính sách bậc
thầy, nên các nhà hoạch định chính sách, các
nhà kinh tế và các chính trị gia cũng học được
nhiều từ nó.
Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn
sách mỏng rất đáng đọc này của Julia Cagé.
26-7-2022
Nguyễn Quang A

ix
DẪN NHẬP
Cho một Hình thức Cai quản Mới
1984. NHỮNG MẢNH GẤY BỊ XÉ bay cuộn
trong cơn gió mạnh. Việc cố bám vào các mẩu
báo cũ được cắt ra phỏng có ích gì khi số
lượng thống kê vô tận có thể được xem trên
màn hình ở xa (telescreen)? Trong tầm nhìn
ác mộng của George Orwell về tương lai
[trong cuốn 1984 của ông], sự hứa hẹn của
một thời đại thông tin mới—với các màn
hình cung cấp tin tức liên tục giống các mạng
cáp ngày nay—tương phản rõ rệt với mối đe
dọa đen tối của thông tin giả được cố ý tạo ra
(disinformation). Quả thực, nhân vật chính,
một “nhà báo,” được thuê trong việc làm giả
các số báo của tờ Times nhằm để làm cho
chắc chắn rằng quá khứ tương ứng với “thực
tế” mới.
2015. Các màn hình đã xâm lấn đời sống
của chúng ta, và chúng ta liên lạc bằng tiếng
Newspeak [xem cuốn 1984 của Orwell] trên
Twitter và Facebook và trong các tin nhắn và
các Snapchat. Trong thời đại của nghề báo số,
smartphone, và mạng xã hội, thông tin ở mọi
nơi. Nó nhìn chòng chọc vào mặt chúng ta.
Đã chưa bao giờ có nhiều nhà sản xuất
thông tin như ngày nay. Pháp có hơn 4.000
tờ báo giấy và tạp chí; gần 1.000 đài phát

1
thanh; vài trăm đài truyền hình; và hàng chục
ngàn blog, tài khoản Twitter, và nhà tập hợp
(aggregator) tin tức. Ở Hoa Kỳ, có gần 1.000
đài truyền hình, hơn 15.000 đài phát thanh,
và khoảng 1.300 nhật báo (báo hàng ngày).
Thật nghịch lý, media đã chưa bao giờ
trong tình trạng tồi hơn. Tổng doanh thu
hàng năm của tất cả các nhật báo ở Hoa Kỳ là
nửa tổng doanh thu của Google, mà mô hình
kinh doanh của nó dựa vào việc sàng lọc nội
dung do những người khác tạo ra. Mỗi “tin
tức” được lặp lại vô tận, thường không có sửa
đổi. Bỏ sang bên các kênh tin tức cáp 24 giờ,
mà phát cùng các hình ảnh lặp đi lặp lại trong
các vòng lặp vô tận, các tờ báo xài ngày càng
nhiều năng lượng chạy đua để công bố các
bản thông báo cơ quan trên các website của
chúng, cứ như ngón tay nhanh trên nút copy-
and-paste là quan trọng hơn việc thu thập tin
tức trước tiên. Trong khi đó, chúng thường
xuyên cắt bớt nhân viên trong các phòng tin
tức của chúng. Hệ thống sản xuất media đơn
giản không thể chịu nổi sự cạnh tranh vô hạn
giữa số người chơi ngày càng tăng.
Trong thế giới media, đấy là những thời
tốt nhất và những thời tồi nhất. Có vài lý do
cho sự lạc quan: đã chưa bao giờ có nhiều
người đọc báo đến vậy. Các số bạn đọc làm
lóa mắt—nhiều đến mức các site nào đó (chủ
yếu các blog) trả tiền cho “các cộng tác viên”
của chúng trên cơ sở lưu lượng được tạo ra.

2
Thế nhưng các số thống kê cho thấy hàng
triệu người xem Internet là hết sức gây lầm
lạc. Thực tế ẩn dưới là ít hy vọng hơn nhiều.
Mặc dù các tờ báo đang đạt các số bạn đọc
tăng lên qua các site online, chúng đã không
có khả năng “tiền tệ hóa” bạn đọc số mới của
chúng. Quả thực, khi theo đuổi thu nhập
quảng cáo online mà chúng được thuyết
phục, rằng tương lai của chúng phụ thuộc
vào, các tờ báo đã hy sinh chất lượng chúng
cần để giữ vững số phát hành báo in của
chúng mà không tạo ra thu nhập bù đủ từ sự
hiện diện online của chúng. Chúng đang chìm
dần, chờ cái chết cuối cùng của chúng.

Các Ảo tưởng đã Mất


Media đang trải qua một khủng hoảng
nghiêm trọng. Là dễ để nhân các ví dụ về các
báo giấy sa thải người lao động và các tờ báo
dẹp tiệm khắp thế giới. Trong 2012 Pháp đã
mất hai tờ nhật báo quốc gia, France-Soir và
La Tribune. Trong 2014 Tập đoàn Nice-
Matin, mà đã kết thúc năm 2013 với một thua
lỗ hoạt động 6 triệu euro, đã bị đặt vào trách
nhiệm tiếp quản (receivership [một thủ tục
phá sản]). Tờ báo Libération, suýt phá sản, đã
sa thải một phần ba nhân viên của nó vào đầu
năm 2015 trong khi Le Figaro đã tổ chức “các
sự ra đi tự nguyện” và Sud-Ouest cắt nhân
viên của nó đột ngột. Ở Đức hơn 1.000 việc

3
làm media đã biến mất trong 2013, và ở Tây
Ban Nha khoảng 200 tổ chức media đã biến
mất giữa 2008 và 2012. Tình hình khá hơn
một chút ở Hoa Kỳ. Trang web Newspaper
Death Watch (Theo dõi Báo Chết) để tang sự
biến mất của mười hai nhật báo kể từ 2007
và lưu ý một số “hết thời” ngang thế, để lại
nhiều thị trường mà không có một nhật báo.1
Mặc dù tờ Chicago Tribune và tờ Los Angeles
Times tiếp tục xuất bản, cả hai đã tuyên bố
phá sản trong 2008, một năm trong đó các tờ
báo Mỹ đã mất nhiều hơn 15.000 việc làm.2
Khủng hoảng đã ảnh hưởng nhiều hơn chỉ
báo in. Trong cuối năm 2013 Truyền hình
Pháp (đài truyền hình quốc gia công cộng
Pháp) đã đề xuất một kế hoạch ra đi tự
nguyện ảnh hưởng đến 361 việc làm trong
khi vào đầu 2015 Radio France (đài phát
thanh công cộng) đã trải qua cuộc đình công
dài nhất trong lịch sử của nó khi chính phủ
cắt ngân sách của nó và bắt đầu rút sự hỗ trợ
tài chính. Tại Vương Quốc Anh, British
Broadcasting Corporation (BBC) đã tuyên bố
trong 2014 rằng nó sẽ loại bỏ 220 việc làm
trong bộ phận tin tức của nó vào 2016 dưới
một kế hoạch có tên là “Chất lượng Trên hết,”
dự định để trao “ưu tiên cho chất lượng phát
sóng.” Đúng là hài hước kiểu Anh. Rồi nó
công bố 1.000 việc làm sẽ bị cắt trong tháng
Bảy 2015 do sự giảm thu nhập từ phí cấp
phép (license fee) [xem BBC] mà tài trợ cho
dịch vụ phát thanh truyền hình công cộng ở

4
nước Anh—váng kem trên bánh (điều may
mắn thêm) mà trở nên khó tiêu hơn theo giờ.
Một sự thực cốt yếu: chẳng có gì là mới về
khủng hoảng này cả. Nó đã không bắt đầu với
sự đến của Internet hay sự sụp đổ tài chính
2008. Chúng ta thường quên rằng với mỗi sự
đổi mới công nghệ—radio, truyền hình,
Internet—báo in và các đối thủ cạnh tranh
mới của chúng đã la hét vào sự tăng cường
cạnh tranh, mà họ chắc chắn đã muốn nói cái
chết sắp đến. Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi quảng
cáo là vua, thu nhập quảng cáo trên báo đã
giảm sút như một tỷ lệ phần trăm của tổng
sản phẩm trong nước (GDP) kể từ 1956.
Tuy nhiên, khủng hoảng đã trở nên hết
sức tồi tệ trong những năm gần đây. Media
truyền thống dưới sự bao vây, với lưng của
chúng tựa vào tường. Tin tức được vay
mượn, chuyển tiếp, và nhân đôi mà không có
sự đền bù, mặc dù là tốn kém để sản xuất.
Nhiều tin tức hơn bao giờ hết trút ra từ sự
phong phú, nhưng bản thân media rất mệt
mỏi. Hãy xét sự trớ trêu lịch sử này: Émile de
Girardin, người đã tạo ra báo rẻ ở Pháp và
thường được công bố như một trong những
doanh nhân media đầu tiên, đã bắt đầu sự
nghiệp của ông trong 1828 với tờ Le Voleur
(Kẻ Cắp), một tuần báo nhồi đầy các trang của
nó bằng các bài hay nhất tuần lấy cắp từ các
xuất bản phẩm khác.

5
Media Không Phải là Hàng hóa
Các công dân, dù biết về các diễn tiến này hay
không, ngày càng không tin vào media truyền
thống. Ở Pháp, mặc dù sự quan tâm đến tin
tức vẫn cao, ít hơn một phần tư người dân
được khảo sát nói họ tin cậy media. Theo một
thăm dò Gallup 2014, chỉ 22 phần trăm
người Mỹ tin các tờ báo của họ, 19 phần trăm
tin Internet, và chỉ 18 phần trăm tin cậy tin
tức truyền hình. Vì sao lại nghi ngờ như vậy?
Tính cảnh giác này với các tờ báo, các nhà
báo, và các ông trùm báo chí là không hề mới.
Trong cuối thế kỷ thứ mười chín, các vụ bê
bối liên quan đến sự tài trợ cho Kênh Panama
và đường sắt Nga đã tiết lộ sự tham nhũng
của một số tờ báo Pháp. Các tờ báo Mỹ cũng
đã trở thành tầm bắn của sự chỉ trích trong
thời kỳ này. Suốt thế kỷ thứ mười chín, các
chính trị gia đã dùng các tờ báo như các công
cụ quan hệ công chúng, và ít tờ đã thật sự độc
lập.3 Tuy nhiên, mức không tin ngày nay là
đáng lo ngại, cả về mặt tuyệt đối và về lý
tưởng của tính minh bạch thông tin mà các
công nghệ mới phải, về nguyên tắc, làm cho
là có thể—chẳng nói gì về những hy vọng dân
chủ mà thế kỷ thứ hai mươi đã gây ra.
Do hậu quả của Chiến tranh Thế giới II,
những cố gắng được đưa ra để cho báo chí
một địa vị pháp lý đặc biệt. Các thiện ý là
nhiều, và hết bài phát biểu này đến bài phát
biểu khác lặp đi lặp lại, nhưng báo chí đã vẫn

6
phải chịu các luật quản lý doanh nghiệp tư
nhân. Hầu hết các tờ báo được sở hữu bởi các
cổ đông của chúng và chịu các quy luật thị
trường. Chúng có thể được mua, bán, và
thậm chí bị tước mất các tài sản của chúng.
France-Soir, một tờ báo Pháp hàng đầu
cho đến đầu các năm 1970, đã rơi vào tay của
Tập đoàn Hersant, ngừng trả tiền cho các nhà
cung cấp của nó, được mua lại, phải chịu một
cuộc đình công của những người lao động
của nó khiến nó không xuất hiện trên các
quầy báo trong hơn một tháng, đã thay đổi
format và tổng biên tập của nó, và rồi trong
2010 rơi vào tay nhà tỷ phú Nga Alexander
Pugachev, người mau chóng mệt mỏi với nó.
Tại Hoa Kỳ, hàng tá tờ báo đã đổi chủ trong
những năm gần đây: ngân hàng đầu tư Dirks,
Van Essen & Murray đã liệt kê bảy mươi mốt
vụ bán các tờ báo trong riêng năm 2011 còn
trong 2012 Media General Inc. đã bán tất cả
các quyền sở hữu báo của nó. Các ví dụ này
và vô số ví dụ khác chứng minh các nhà tư
bản kiểm soát thế nào media, mà họ xem như
các tài sản giống bất kể tài sản khác nào.
Trong nhiều trường hợp cấu trúc quyền sở
hữu là còn xa mới minh bạch. Tương tự, đài
truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ trong các
năm gần đây đã được mua và bán với tần số
chưa từng có.
Tuy nhiên, media ở Hoa Kỳ, Vương Quốc
Anh, Đức, và Italy thường đã đổi mới sáng tạo

7
trong phản ứng của chúng. Nghề báo phi lợi
nhuận đã phát triển rất nhanh tại các nước
này hơn ở Pháp. Một số tổ chức media như
Guardian ở nước Anh, được sở hữu bởi các
quỹ tài trợ (foundation); Quỹ tài trợ
Bertelsmann đóng một vai trò tương tự ở
Đức. Các tỷ phú Mỹ Herbert và Marion
Sandler đã thành lập ProPublica phi lợi
nhuận trong 2008. Tất nhiên, Herbert
Sandler là chủ tịch hội đồng quản tị
ProPublica, mà cho thấy rằng ngay cả trong
thế giới phi lợi nhuận, quyền lực nằm ở nơi
tiền nằm.

Media và Dân chủ


Với việc này chúng ta đến tâm của thách thức
mà cuốn sách này sẽ bàn đến: để đề xuất một
mô hình cai quản và tài trợ mới mà sẽ cho
phép media tin tức tránh các mối nguy hiểm
đe dọa chúng.
Thứ nhất, media đã quá thường xuyên
phục vụ như các đồ chơi cho các nhà tỷ phú
để tìm kiếm ảnh hưởng. Trong loại nền dân
chủ nào chúng ta đang sống khi chúng ta phải
hãnh diện rằng một nhà đầu cơ bất động sản
và một trùm tư bản điện thoại di động xuất
hiện thật đúng lúc để “cứu” Libération?
Chúng ta có phải lớn tiếng vỗ tay một thời đại
hoàng kim mới trong media Mỹ bởi vì một số

8
nhà tỷ phú đã hào phóng thò tay vào túi họ
để cứu các tờ báo cũ khả kính?
Hệt như nền dân chủ đích thực không thể
sống sót nếu đời sống chính trị được tài trợ
bởi vài cá nhân với các nguồn lực vô hạn,
chúng ta không thể có media mà chất lượng
của tranh luận dân chủ phụ thuộc vào nó nhờ
ơn chỉ các nhà tỷ phú với các túi không đáy.
Không chỉ chúng ta cần một sự đa dạng của
các tờ báo và các mạng lưới truyền hình;
chúng ta cũng cần một sự đa dạng về quyền
sở hữu của media. Chúng ta phải có nhiều cổ
đông khác nhau nhằm để bảo đảm rằng đa số
quyền bỏ phiếu không được rơi vào tay của
một thiểu số các nhà đầu tư.
Thứ hai, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng
khi một tổ chức media chỉ do các nhân viên
của nó sở hữu (như đúng thế, chẳng hạn, với
Sociétés Coopératives Ouvrières de
Production, hay các Hợp tác xã Sản xuất của
những người Lao động, ở Pháp và nơi khác),
thất bại là không thể tránh khỏi. Ý tưởng về
nghề báo tự-quản là không tưởng nếu người
ta bám vào nguyên tắc nghiêm ngặt về “một
người lao động, một phiếu.”
Các công thức khác như các hội bạn đọc
hay các hội nhà báo—trong đó bản thân các
bạn đọc và các nhà báo là các cổ đông của tờ
báo—cũng chẳng là thuốc bách bệnh.4 Hãy
xét trường hợp của tờ Le Monde, mà dạy
chúng ta rằng các xung đột giữa một cổ đông

9
danh nghĩa với vốn cổ phần giảm xuống, như
Hội các nhà Báo của Le Monde, và các nhà đầu
tư giữ đa số quyền bỏ phiếu thực sự có thể tỏ
ra là tai họa trừ khi có sẵn một thủ tục giải
quyết được thỏa thuận trước. Cái cần là một
giải pháp đổi mới sáng tạo được thích nghi
với thực tế ngày nay: một hình thức mới của
quyền sở hữu tham gia với sự kiểm soát
được chia sẻ của các quyền và quyền ra quyết
định hay, nói cách khác, một hình thức mới
của dân chủ cổ đông được thích nghi cho
media và có lẽ cho cả các doanh nghiệp khác.

Cứu Media
Để vượt lên trên các mâu thuẫn được liệt kê
ở trên, cuốn sách này trình bày một mô hình
công ty mới cho media, một mô hình được
thích nghi cho thế kỷ thứ hai mươi mốt. Nó
đề xuất một kiểu thực thể mới, một tổ chức
media phi lợi nhuận, trung gian về địa vị giữa
một quỹ tài trợ (foundation) và một công ty.
Mô hình này được gây cảm hứng một phần
bởi các thử nghiệm thành công trong khu vực
media trong các năm gần đây, cũng như bởi
các đại học lớn mà kết hợp các hoạt động
thương mại và phi lợi nhuận trong một thực
thể đơn nhất.
Với mô hình tham vọng này, là có thể để
cung cấp vốn an toàn cho các diễn viên media

10
trong khi áp đặt các ràng buộc theo luật định
lên quyền lực của các cổ đông bên ngoài. Nó
cung cấp một chỗ mới cho các hội bạn đọc và
các nhân viên cũng như một khung khổ pháp
lý và tài chính phù hợp cho crowdfunding
(cấp vốn tham gia [gây vốn từ công chúng]).
Nó cũng đơn giản hóa sự cung cấp hỗ trợ
chính phủ cho media so với hệ thống phức
tạp hiện hành ở Pháp ngày nay.5 Cuối cùng,
trong một nước như Hoa Kỳ, nơi chính phủ
đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong việc tài
trợ media so với ở Pháp, mô hình mới cung
cấp một cách hiệu quả để tăng đầu tư nhà
nước vào lĩnh vực này.
Mô hình mới có thể bảo đảm chất lượng
của media bằng việc bảo đảm một sự cung
cấp vốn ổn định qua các khoản đầu tư dài
hạn. Media sẽ không còn là một sân chơi cho
các doanh nhân tìm kiếm sự giải trí cũng
chẳng là một vùng săn bắn cho những kẻ đầu
cơ tìm kiếm các thương vụ béo bở. Bằng việc
làm giảm quyền lực ra quyết định của các cổ
đông lớn nhất và đặt quyền lực đối trọng vào
tay của các bạn đọc, các thính giả, và các khán
giả cũng như các nhà báo, mô hình này nhắm
vào sự chiếm đoạt lại dân chủ của media bởi
những người sản xuất và tiêu thụ tin tức hơn
là bởi những người tìm cách định hình công
luận hay dùng tiền của họ để ảnh hưởng đến
các lá phiếu của chúng ta và các quyết định
của chúng ta.

11
1. THỜI ĐẠI THÔNG TIN?

CHÚNG TA ĐANG SỐNG trong một xã hội


thông tin? Số các nhà báo và, rộng hơn, các
nhà sản xuất nội dung có tăng đều đặn hay co
lại đột ngột? Chất lượng thông tin có cải
thiện, hay chúng ta đã đơn giản bị tràn ngập
với một trận lũ tin tức chất lượng thấp?
Trước khi xem xét những cách để giải
quyết cuộc khủng hoảng media hiện thời,
chúng ta cần một sự chẩn đoán chính xác tình
hình. Chúng ta cần một sự hiểu tốt hơn về ai
sản xuất tin tức, nó được truyền như thế nào,
và ai tiêu thụ nó. Và chúng ta cần xem xét
không chỉ thông tin được media cung cấp mà
tổng quát hơn tri thức được chuyển bởi các
ngành văn hóa, các đại học, các bảo tàng, nhà
hát, và film. Nói cách khác, chủ đề của chúng
ta là thông tin với tư cách một hàng hóa công
cộng, một thành phần thiết yếu của sự tham
gia chính trị trong một nền dân chủ.
Mặc dù thông tin là một hàng hóa công
cộng, nó giống nhiều hàng hóa văn hóa khác
ở chỗ nhà nước không thể tạo ra nó một cách
trực tiếp. Tư duy lại mô hình kinh tế của
media phải xảy ra ở các chỗ giao nhau của các

12
đường nơi nhà nước và thị trường, khu vực
công và khu vực tư, giao nhau. Các vấn đề của
media là các vấn đề của nền kinh tế tri thức
hôm nay—và các giải pháp cũng thế. Các khu
vực sản xuất tri thức và văn hóa từ lâu đã
phát triển các mô hình mà né tránh các quy
luật thị trường mà không chịu nổi sự kiểm
soát nhà nước. Bằng việc dựa vào các mô
hình này, media có thể tạo ra các lựa chọn
mới cho bản thân mình và giải quyết khủng
hoảng.

Thông tin vượt xa hơn Media


Là khó để ước lượng chính xác khu vực tri
thức đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế.
Ngoài khu vực văn hóa ra, giáo dục đại học và
nghiên cứu cũng đóng góp.
Theo một báo cáo chính thức gần đây,
“văn hóa” theo nghĩa nghiêm ngặt chiếm 3,2
phần trăm của GDP Pháp, gấp bảy lần ngành
ô tô và tương đương với các khu vực nông
nghiệp và thực phẩm kết hợp lại.1 Trực tiếp
hay gián tiếp, khu vực văn hóa sử dụng
670.000 người làm, hay 2,5 phần trăm của
tổng việc làm. Cho các mục đích của thảo luận
này, khu vực văn hóa gồm báo chí định kỳ,
xuất bản sách, sản xuất nghe nhìn, quảng cáo,
nhà hát và các sản phẩm khác trực tiếp trước
một công chúng, các di tích lịch sử và các địa

13
điểm di sản, nghệ thuật thị giác, kiến trúc,
phim, “các ngành âm và hình ảnh,” và các tổ
chức cung cấp “sự tiếp cận đến tri thức và
văn hóa.” Tương tự, sản phẩm nghệ thuật và
văn hóa chiếm 3,2 phần trăm của GDP Hoa
Kỳ, mà nhiều hơn các ngành lữ hành và du
lịch cộng lại (2,8 phần trăm).2 Tại Vương
Quốc Anh, cái gọi là các ngành sáng tạo tương
ứng với một ước lượng 5,2 phần trăm of
GDP.3
Nhưng đó không phải là toàn bộ câu
chuyện. Các tổ chức giáo dục đại học và
nghiên cứu đóng một vai trò trung tâm trong
sản xuất và truyền tri thức, thường trong sự
cộng sinh với các khu vực văn hóa và media,
mà chúng vượt xa về mặt tỷ lệ GDP. Giáo dục
đại học và nghiên cứu hiện thời chiếm 3,8
phần trăm GDP Pháp (1,5 phần trăm cho giáo
dục đại học và ít hơn 2,3 phần trăm một chút
cho nghiên cứu) và 5,6 phần trăm của GDP
Hoa Kỳ (2,8 phần trăm cho giáo dục đại học
và 2,8 nữa cho nghiên cứu).4 Còn về việc làm,
giáo dục đại học và nghiên cứu sử dụng
650.000 người ở Pháp, chiếm gần 2,5 phần
trăm tổng việc làm. Các việc làm trong các tổ
chức nghiên cứu công và tư (kể cả nghiên
cứu và triển khai [R&D]) lên đến 400.000
(trong đó 250.000 trong nghiên cứu) còn
150.000 người làm việc trong giáo dục đại
học công và tư (gồm khoảng 80.000 giáo viên
và nhà nghiên cứu).

14
Như thế, nếu chúng ta kết hợp văn hóa,
giáo dục đại học, và nghiên cứu, chúng ta
thấy rằng khu vực chiếm gần 7 phần trăm
GDP Pháp và gần 5 phần trăm việc làm. Nếu
chúng ta thêm giáo dục tiểu học và trung học,
chúng ta dễ dàng vượt 10 phần trăm GDP, mà
có thể phân ra đại thể thành các một phần ba:
một phần ba cho văn hóa, một phần ba cho
giáo dục đại học, và một phần ba cho giáo dục
tiểu học và trung học. Bậc độ lớn là tương tự
ở Hoa Kỳ, với một phần còn lớn hơn cho giáo
dục đại học và nghiên cứu.
Media tạo thành một phần tương đối nhỏ
của khu vực rất quan trọng này. Báo in, radio,
và truyền hình đóng góp ít hơn 30 phần trăm
một chút của tổng cho khu vực tri thức. Tại
Pháp số giáo viên và nhà nghiên cứu gần gấp
đôi số nhà báo (và ở Hoa Kỳ gần gấp ba), và
nếu các xu hướng hiện thời tiếp tục, tỷ lệ này
sẽ tăng. Giữa 1992 và 2013, số giáo viên và
nhà nghiên cứu đã tăng 67 phần trăm còn số
nhà báo đã tăng chỉ 38 phần trăm (được
phân không đều ngang media khác nhau).
Thế nhưng khu vực media vẫn đáng kể bởi
vì quy mô công chúng của nó. Giáo dục đại
học ở Pháp phục vụ khoảng 2,4 triệu sinh
viên, hay khoảng một phần ba số bạn đọc của
báo chí hàng ngày địa phương. Cho dù chúng
ta xem xét hệ thống giáo dục như một toàn
thể, tổng số sinh viên học sinh và thực tập
sinh ở Pháp (15,2 triệu) chỉ lớn hơn khán giả

15
kết hợp của tin tức phát trên các mạng lưới
TF1, France 2, Arte, và M6 (13,6 triệu) một
chút. Nhà hát nhạc kịch ở Pháp thu hút 1,4
triệu người xem đến 1.000 sô diễn mỗi mùa,
ít hơn một phần sáu số người thăm hàng
tháng đơn nhất đến website của Le Monde.
Nhà hát Opéra National de Paris giải trí
328.000 người xem với các vở ballet của nó
hàng năm, ít hơn số bạn đọc trung bình hàng
ngày của chỉ một tờ báo địa phương, Ouest-
France.
Người ta nghe các lời than phiền thường
xuyên—và được biện minh—về sự quan tâm
giảm đến báo in. Thế nhưng trong khi hơn
hai phần ba người Pháp trên mười lăm tuổi
đọc đều đặn một nhật báo, ít hơn 60 phần
trăm đi xem phim ít nhất một lần một năm,
chỉ một phần ba thăm một bảo tàng hay một
gallery nghệ thuật, và chỉ một phần năm đi
nhà hát. Bức tranh là tương tự tại nơi khác ở
châu Âu và ở Hoa Kỳ.
Đây là nghịch lý của media và đặc biệt của
báo chí. Một số nhỏ tổ chức, chiếm một phần
tương đối nhỏ của nền kinh tế và sử dụng
một phần còn nhỏ hơn của lực lượng lao
động, đạt một phần rất lớn của công chúng và
ở trong một vị trí để ảnh hưởng đến các
quyết định cốt yếu cho sự hoạt động đúng
đắn của các nền dân chủ của chúng ta. Bởi vì
quyền bàu cử phổ quát không còn có khả
năng hợp pháp hóa quyền lực chính trị nữa,

16
dân chủ phải dựa nhiều hơn bao giờ hết vào
quyền lực đối trọng của media.5

Tính đa dạng của các Hình thức Pháp lý và


các Dàn xếp Tài trợ
Quyền lực đối trọng của media có các hình
thức đa dạng. Tại Pháp hầu hết các tờ báo là
các công ty cổ phần, nhưng hơn hai phần ba
các đài phát thanh là các tổ chức phi lợi
nhuận. Các hãng trong nền kinh tế tri thức
rộng hơn có các hình thức pháp lý đa dạng.
Mặc dù vài trong số hãng media quốc tế lớn
nhất (như Công ty New York Times) được
niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán,
hầu như không đại học nào được niêm yết.
(Một số cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ thử
hoạt động như các công ty vì-lợi nhuận đã
thất bại một cách ngoạn mục—thí dụ nổi bật
nhất là Corinthian Colleges Inc.—trong khi
các trường khác được nêu trên các dòng tít vì
thành tích kém cỏi của chúng. Ngày nay, có
vẻ hết sức không chắc rằng mô hình này sẽ
phổ biến, còn hơn thế nữa bởi vì đề xuất
90/10 gần đây của Obama đe dọa khả năng
sống sót của nhiều tổ chức vì lợi nhuận.)6
Các đại học lớn nhất thế giới, với các quỹ
cúng vốn (endowment) vượt 30 tỷ $ trong
trường hợp của Harvard, Yale, và Princeton,
có nhiều vốn hơn vốn cổ phần của các ngân

17
hàng lớn nhất, thế nhưng chúng được tổ chức
như các quỹ tài trợ phi lợi nhuận, và chẳng
cái nào nghĩ về việc biến chúng thành các
công ty cổ phần cả. Tiền công cộng đóng một
vai trò quan trọng trong việc tài trợ các đại
học trong tất cả các nước, kể cả Hoa Kỳ, bổ
sung thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu và
học phí. Thế nhưng sự phụ thuộc này vào sự
tài trợ công không làm hại tính độc lập của
các tổ chức này. Các think tank, các nhà hát,
các rạp phim, các studio sản xuất, và các
trường tiểu học và trung học tồn tại dưới các
hình thức pháp lý đa dạng với các phương
thức cai quản, các dàn xếp tài trợ, và các cấu
trúc quyền lực khác nhau.
Mô hình công ty cổ phần đã không chứng
tỏ đáp ứng được các thách thức đối mặt
media ngày nay. Trong một môi trường ngày
càng cạnh tranh, các công ty media đã bị thúc
để cắt các chi phí và đặc biệt để cắt giảm nhân
viên, khi đáng lẽ tốt hơn phải tìm được sự tài
trợ lâu dài và đánh cuộc vào chất lượng.
Media đã có khuynh hướng bỏ rơi tin tức để
ủng hộ cho “infotainment (thông tin giải trí)”
hay chỉ đơn giản giải trí, mà tốn ít hơn nhiều
để sản xuất và thường được đền đáp hơn về
mặt thu nhập quảng cáo, để lại số đông người
không có sự tiếp cận đến thông tin chất
lượng cao.
Điểm quan trọng là không phải để phán
xét về giá trị của chương trình truyền hình

18
này hay nọ hay để phân biệt giữa các bài báo
nghiêm túc và các bài chỉ giải trí. Tin tức về
bản chất là không “cao” hơn giải trí. Nhưng
hệt như chúng ta tin rằng các trường học
phải cung cấp cho tất cả mọi người sự tiếp
cận đến một mức hiểu biết và năng lực tối
thiểu, chúng ta cho rằng thông tin là một
hàng hóa công cộng mà phải có thể tiếp cận
được cho mọi người. Bởi vì sự tiếp cận đến tin
tức phải được bảo vệ, chúng ta cần nghĩ lại
cách tin tức được sản xuất trong môi trường
ngày nay.

Tin tức là Gì?


Chúng ta hãy chăm chú một lát vào quan
niệm về tin tức như một hàng hóa công cộng
được các nhà báo sản xuất. Nó là cái gì? Có
phải chúng ta đang nói về các bài báo được
đăng trong cái gọi là các tờ báo quan tâm
chung (general interest newspaper) và được
post trên các website của chúng? Hay các bài
được post trên các site của cái được gọi là các
pure player, tức là, các tổ chức tin tức thuần
trên mạng mà không có một bản in tương
ứng? Hay tin tức truyền hình? Hay các phỏng
vấn radio độc quyền? Hay các blog post? Hay
các tweet đơn giản? Hay các ảnh được post
lên Instagram hay các video trên YouTube?
Có phải tất cả các thứ này là tin tức? Hay
chẳng cái nào trong số chúng?

19
Mọi người đồng ý rằng một bài được đăng
trong tờ New York Times về các xung đột trên
biên giới Syria giữa al-Qaeda và Nhà nước
Islamic là tin tức. Là ít rõ hơn rằng sự sinh
của một đứa trẻ hoàng gia là tin tức, mặc dù
media có vẻ đã quyết định rằng nó là. Nếu
một đệ nhất phu nhân tweet một thư tình
Ngày Valentine, đó có là tin tức? Bằng nét nào
của cây đũa thần một tweet đơn giản biến
thành tin tức? Ở đây, các hãng thông tấn
(hãng tin-news agency) đóng một vai trò cơ
bản. Chức năng của một hãng thông tấn là để
cung cấp thông tin nhanh, chính xác, và đầy
đủ. Lời đồn đoán, chuyện tầm phào, và sự xôn
xao trở thành tin tức ngay lúc chúng được
tường thuật trong một bản thông báo của
hãng, mà sau đó có thể được media khác lặp
lại và mổ xẻ.
Tại Pháp định nghĩa pháp lý của tin tức là
quan trọng bởi vì nó xác lập quyền đối với
các trợ cấp công nào đó. Dưới luật, tin tức là
nội dung gốc “liên hệ với các sự kiện hiện
thời và chịu sự xử lý của một nhân vật báo
chí.” Vì thế chính lao động nhà báo là cái biến
“sự kiện” đơn thuần thành tin tức. Nói tóm
lại, tin tức được xác định bởi việc xác định
các nhà sản xuất của nó: các nhà báo. Trong
thời đại số, nơi tin tức được truyền trong
thời gian thực qua các blog và các mạng xã
hội, đôi khi được nói rằng mọi người lướt
web là một nhà báo, nhưng điều này là không
đúng. Làm báo là một nghề.

20
Các Nhà báo và các Chứng chỉ Báo chí
Cái gì phân biệt một nhà báo thật với một
blogger Chủ Nhật? Tại Pháp nó cơ bản là sự
sở hữu một thẻ nhà báo (press card). Kể từ
1936 các thẻ nhà báo có giá trị cho thời kỳ
một năm được Ủy ban về Thẻ Nhận dạng Nhà
báo Chuyên nghiệp (CCIJP) cấp. Để được coi
là một nhà báo theo luật, người ta phải có
một thẻ nhà báo, mà mở đường cho sự công
nhận tại các sự kiện công cộng và cho quyền
nhà báo hưởng các sự giảm thuế nào đó.
Dưới luật lao động Pháp, một nhà báo
chuyên nghiệp là “bất kỳ người nào mà hoạt
động nghề nghiệp chính, thường xuyên, và
được trả công của người đó gắn với một hay
nhiều nhật báo hay các xuất bản phẩm định
kỳ hay các hãng thông tấn, mà cung cấp các
nguồn lực thiết yếu [cho nhà báo].” Định
nghĩa lặp thừa này khẩn cầu được cải thiện.
Theo điều lệ về đạo đức báo chí do Liên hiệp
các Nhà báo Quốc gia (SNJ) Pháp công bố,
“Nghề làm báo cốt ở việc nghiên cứu, kiểm
tra-sự thực, ngữ cảnh hóa, xây dựng, biên
tập, bình luận, và công bố thông tin chất
lượng cao.”

21
Quy mô Thay đổi của Lực lượng Lao
động Báo chí
Tại Pháp gần 37.000 thẻ nhà báo đã được cấp
trong năm 2013. Đó là một con số lớn hay
nhỏ? Nó tương ứng với chỉ dưới 0,14 phần
trăm dân số hoạt động (active population).
Cho sự so sánh, có gần 170.000 nhà báo ở
Hoa Kỳ, hay 0,12 phần trăm dân số hoạt
động, và 70.000 ở Đức, hay gần 0,18 phần
trăm. Các bậc độ lớn là giống nhau, cho nên
là hợp lý để hỏi về sự tiến hóa dài hạn của
nghề này.
Số nhà báo ở Pháp, cả về mặt tuyệt đối lẫn
như một tỷ lệ phần trăm của dân số hoạt
động, đã tăng mạnh sau Chiến tranh Thế giới
II, lên đến 35.000 trong 2000, và sau đó đã
chững lại. Kể từ đó, những sự tăng nhẹ thi
thoảng về số các nhà báo mang thẻ đã luân
phiên với những sự giảm đáng kể (xem Hình
1).

22
HÌNH 1. Số nhà báo ở Pháp, 1880–2013

Sự tăng dài hạn về số nhà báo có gợi ý một


ảnh hưởng tăng lên của media tin tức trong
xã hội đương thời? Hay nó phản ánh sự hiện
diện tăng lên của “các nghề trí tuệ” nói
chung? Thật đáng chú ý rằng tỷ lệ các nhà báo
giữa những người lao động được phân loại
như “các nghề quản lý và trí tuệ cao hơn”
thực sự đã giảm kể từ 1965 (xem Hình 2).7

HÌNH 2. Số nhà báo như một tỷ lệ phần trăm của tổng


việc làm trong các nghề quản lý và trí tuệ cao hơn,
Pháp, 1955–2013

23
Nói cách khác, khi chúng ta tính đến sự phức
tạp tăng lên của xã hội, chúng ta thấy rằng các
nhà báo ngày nay theo tỷ lệ là ít hơn về số so
với họ đã là năm mươi năm trước. Thế nhưng
khi xã hội trở nên phức tạp hơn, các sự thấu
hiểu của các nhà báo được cho là cần thiết
hơn bao giờ hết. Quả thực, một phần công
việc của các nhà báo cốt ở việc làm cho công
chúng rộng hơn biết về những gì những
người lao động tri thức khác đang tạo ra. Nếu
có ít nhà báo hơn để làm công việc này, ai sẽ
thế chỗ của họ?
Trong bất cứ trường hợp nào, những sự
dao động này về số nhà báo không được phép
che giấu một sự thay đổi quan trọng về bản
chất của nghề, cụ thể là, sự thực rằng ngày
càng ít nhà báo được các tờ báo sử dụng.

Một cuộc Cách mạng trong Nghề Báo


Ở Pháp ngày nay 66 phần trăm nhà báo làm
việc cho các báo in; trong 1964 hơn 90 phần
trăm đã làm. Ít hơn 22 phần trăm làm việc
cho báo chí quan tâm chung hàng ngày (khu
vực và toàn quốc), giảm mạnh từ các năm
1960, khi con số này đã là trên 50 phần trăm.
Còn đáng chú ý hơn là sự thực rằng bên trong
các báo in dải của các hoạt động mà trong đó

24
các nhà báo tiến hành đã mở rộng hết sức. Số
tăng lên của những người được các tổ chức
media in sử dụng được phân cho các nhiệm
vụ hỗ trợ web, thế nhưng sự tăng của
Internet không có vẻ đã làm chậm sự giảm về
tổng số các nhà báo. Các nhật báo Pháp đã bỏ
rơi gần 1.000 việc làm kể từ 2007.
Sự giảm về số các nhà báo được báo chí
hàng ngày sử dụng đã không hạn chế ở Pháp.
Tại Hoa Kỳ, sự giảm sút đã bắt đầu trong
1990, khi đã có 57.000 nhà báo hàng ngày, so
với chỉ 38.000 nhà báo ngày nay, thấp hơn
nhiều mức của cuối các năm 1970 (43.000).
Như một tỷ lệ phần trăm của dân số hoạt
động, số các nhà báo hàng ngày đã giảm kể từ
1985 (xem Hình 3).
Có phải Internet bị đổ lỗi cho sự giảm này?
Như đồ thị cho thấy rõ ràng, không phải
khủng hoảng tài chính 2008 cũng chẳng phải
sự đến của Internet có thể chịu mọi sự đổ lỗi
vì sự sụt về việc làm báo chí. Các nhân tố khác
cũng hoạt động. Phải thú nhận, cuộc khủng
hoảng báo in (báo giấy) đã tồi tệ đi kể từ cuối
các năm 2000. Nhưng Internet đã chỉ khuếch
đại một hiện tượng rộng hơn: sự cạnh tranh
tăng lên trong thị trường media do bởi radio
đầu tiên, rồi truyền hình, và web ngày nay.

25
HÌNH 3. Số nhà báo trong báo chí hàng ngày ở Hoa Kỳ,
1978–2013

Sự cạnh tranh tăng lên này giải thích cả cuộc


cách mạng trong nghề làm báo—sự giảm về
số các nhà báo làm việc cho media in ấn trái
với media khác—và khủng hoảng kinh tế của
báo chí, mà đã thấy thu nhập quảng cáo của
nó sụp đổ khi sự cạnh tranh tăng lên.

Ngày càng Ít nhà Báo hơn … mỗi tờ


Báo
Với các nhà báo hàng ngày chiếm 0,03 phần
trăm dân số hoạt động, Pháp thấy bản thân
nó trong giữa đàn các nước phát triển, với
Nhật Bản dẫn đầu và Hoa Kỳ và Italy theo sau.
Bức tranh đã thay đổi rất nhiều trong vài
thập niên qua: khi được bày tỏ như một tỷ lệ
phần trăm của dân số hoạt động, số các nhà

26
báo hàng ngày ở Hoa Kỳ đã bị cắt một nửa kể
từ 1980.
Các con số này che giấu mức độ mà từng
tờ báo đã bị tác động, bởi vì sự giảm về tổng
số các nhà báo không thể được quy chỉ cho
sự thất bại của nhiều xuất bản phẩm. Các báo
sống sót cũng đã cắt nhân viên của chúng. Tại
Tây Ban Nha, El Pais đã sa thải 129 trong số
440 nhà báo của nó trong 2012. Tại Hoa Kỳ,
trong riêng năm2013 Cleveland Plain Dealer
đã loại bỏ năm mươi việc làm và Portland
Oregonian ba mươi lăm trong khi tập đoàn
Gannett đã sa thải 400 và Công ty Tribune đã
cắt gần 700 việc làm khỏi bảng lương của nó.
Theo một điều tra hàng năm được Hội Biên
tập viên Tin tức Mỹ tiến hành, đã có khoảng
1.400 nhật báo ở Hoa Kỳ trong 2013, sử dụng
38.000 nhà báo, cho một trung bình hai mươi
bảy nhà báo mỗi tờ báo, so với ba mươi chín
nhà báo trong 2001.
Vì sao đấy là một vấn đề? Người ta có thể
nghĩ rằng không có sự khác biệt nào liệu bạn
có một tờ báo sử dụng 100 nhà báo hay hai
tờ báo sử dụng năm mươi nhà báo mỗi tờ.
Trong cả hai trường hợp, 100 nhà báo làm
việc sản xuất thông tin. Chúng ta sẽ ngó đến
điểm này kỹ hơn khi chúng ta xem xét các
giới hạn cạnh tranh trong khu vực media.
Vào lúc này, là đủ để nói rằng sự khó khăn
xuất phát từ cách các tổ chức tin tức được
cấu trúc.

27
Hãy xét hai tờ báo quan tâm chung theo
dõi tin tức chính trị. Cho dù các định hướng
chính trị của chúng là khác nhau, có những
câu chuyện nào đó mà cả hai tờ báo phải đưa
tin (vào một ngày cho trước, các chuyện này
có thể gồm sự đánh nhau ở Iraq, một tai nạn
xe bus dính đến các sinh viên quay lại từ trại
hè, và một cuộc họp báo tổng thống). Vì thế,
cả hai tờ báo sẽ phân những người theo dõi
các chuyện này, và sẽ có sự nhân đôi không
chỉ của nội dung mà cả của sự cố gắng. Ít cố
gắng hơn vì thế sẽ được dành cho việc khám
phá ra các tường thuật mới hay việc phân
tích các sự kiện sâu hơn. Về mặt kinh tế, sự
sản xuất tin tức được đặc trưng bởi các chi
phí cố định cực kỳ cao so với chi phí sao chép
lại.
Mục đích của các hãng thông tấn là để
giảm sự nhân đôi cố gắng vô ích này. Ở Hoa
Kỳ, các tờ báo đã liên kết lại để tạo ra
Associated Press (AP) nhằm để đưa tin tức
hiệu quả hơn. Nhưng đấy đã chỉ là một giải
pháp một phần bởi vì các khoản thuê đường
dây tin tức (news wire) của hãng là rất đắt
(mặc dù ở Pháp Agence-France Presse [AFP]
được nhà nước trợ cấp gián tiếp) và bởi vì
các tổ chức media phải phân công ngày càng
nhiều phóng viên vào nhiệm vụ sao lại các
thông điệp của hãng trên một cơ sở hầu như
thời gian-thực cho các website của chúng.

28
Từ In sang Web
Trong những năm gần đây, các tổ chức tin
tức đã không chỉ cắt các nhân viên phòng tin
tức nhìn chung mà cũng đã tăng tỷ lệ nhân
viên của chúng được phân công cho các công
việc duy trì web. Ngày càng phổ biến để phân
biệt “các nhà báo web” trẻ và thành công với
các nhà báo rõ rệt lỗi thời—đã trên con
đường tuyệt chủng.
Tại Le Monde ở Pháp, một kế hoạch tái tổ
chức nội bộ (mà dẫn đến sự cách chức tổng
biên tập của tờ báo trong 2014) đã đề xuất
chuyển năm mươi nhà báo in, gần một phần
sáu nhân sự, sang các nhiệm vụ web. Trong
2013 tờ Daily Telegraph ở Vương Quốc Anh
đã sa thải tám mươi nhà báo in trong khi
tuyển năm mươi nhà báo web. Tại Hoa Kỳ,
khoảng 500 site tin tức online đã thuê gần
5.000 người lao động toàn thời gian trong
sáu năm qua, trong khi việc làm báo tiếp tục
biến mất. Một số trong số việc làm mới này
được tạo ra bởi những công ty thuần
internet: BuzzFeed ngày nay sử dụng 170
nhà báo, Gawker 132, và Mashable 70.
Nhưng đa số những người mới được tuyển
với các website của media in, mà từ từ
chuyển các nguồn lực đã bị cắt bớt rồi từ báo
in sang web.
Hãy để tôi nói rõ: đấy không phải là một
lời cầu xin để cứu báo in. Tôi không có sự
thích đặc biệt nào cho mực hơn các máy tính

29
bảng. Báo in chắc sẽ biến mất, mà tự nó
không phải là một vấn đề. Cũng chẳng là một
vấn đề rằng ngày càng nhiều người nhận tin
tức của họ qua podcast hay web hơn là từ
truyền hình. Tin tức được tiêu thụ bằng cách
nào không mấy quan trọng. Nước Pháp đã
nhận ra trong 2009 rằng tin tức được xác
định không bởi một phương tiện vật chất—
giấy—mà đúng hơn bởi nội dung biên tập,
mà đối với nó Internet là một phương tiện
chính đáng. Điều quan trọng là chất lượng
thông tin. Điều này quá thường xuyên bị
quên.
Chắc chắn, việc thuê các nhà báo web có
kỹ năng đã đóng góp cho một số đổi mới công
nghệ lý thú và hữu ích, như các đồ họa online
được cải thiện và nghề làm báo dựa vào dữ
liệu. Với một click bây giờ là có thể để nhận
được các kết quả bầu cử chi tiết, được minh
họa bằng biểu đồ cho bất cứ cuộc bầu cử nào,
hầu như trong thời gian thực. Các link tương
tác, các video online, và đồ họa sống động
thúc đẩy một sự hiểu tin tức tốt hơn.
Nhưng với cái giá nào? Cuộc cách mạng số
đã đến vào lúc các nguồn lực bị hạn chế đến
mức hầu hết tổ chức (media) đã tận dụng lợi
thế số không như một sự bổ sung cho chất
lượng tin tức (dự định cho báo in cũng như
web) mà như một sự thay thế. Các nhà báo in
đã bị thay thế bởi các chuyên gia máy tính và
các chuyên gia Java những người không được

30
trao cơ hội nào để rời màn hình của họ để
làm phóng sự dân dã đời thực. Chi phí cao
của việc tạo ra các website tương thích với
một dải của các công cụ khác nhau đã thường
xuyên được thỏa mãn bằng việc cắt các
nguồn lực được phân bổ cho phóng sự điều
tra.
Các sự thay thế nhân sự này đã làm trầm
trọng thêm cuộc khủng hoảng cạnh tranh dài
hạn của media như thế nào? Các tờ báo đã
đóng các văn phòng tin tức nước ngoài, sa
thải các phóng viên kỳ cựu, và cắt bớt sự đưa
tin chính trị địa phương và toàn quốc. Một
nhà báo điều tra có thể khiến tờ báo tốn hơn
250.000$ một năm về lương và các chi phí,
đổi lại cho việc đó nó chắc có được một số
tương đối nhỏ các bài báo. Theo Éric Scherer,
tờ Boston Globe đã tiêu hơn 1 triệu $ cho một
cuộc điều tra tám-tháng mà đã dẫn đến
những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại
các thành viên của giới tăng lữ Công giáo
trong năm 2002, bên trên số đó tờ báo đã
phải chịu thêm hàng chục ngàn dollar về chi
phí tòa án.8
Tại Hoa Kỳ, đã trở nên ngày càng khó để
thấy tin tức về chính trị ở mức tiểu bang, nơi
tham nhũng là tràn lan, và các tờ báo địa
phương đã thường phục vụ như quyền lực
đối trọng rất cần thiết. Số các phóng viên
nước ngoài được các tờ báo Mỹ sử dụng đã
giảm 24 phần trăm giữa năm 2003 và 2010.

31
Các mạng phát tin tức ban đêm đã cắt một
nửa sự đưa tin tức nước ngoài của chúng kể
từ 1990.
Tất nhiên, bức tranh là không hoàn toàn
ảm đạm. Thật lý thú, các pure player (tờ
mạng thuần túy) mà đã tạo ra nhiều việc làm
mới cũng đã đầu tư vào phóng sự quốc tế.
Vice Media có ba mươi lăm văn phòng nước
ngoài; Huffington Post có mặt ở mười một
nước; và Quartz có các phóng viên ở London,
Bangkok, và Hong Kong. Tại Pháp, Mediapart
online trong các năm gần đây đã đóng một
vai trò then chốt trong việc khám phá ra
nhiều vụ bê bối tham nhũng dính đến các
chính trị gia cả Tả và Hữu.
Đáng tiếc, các site như vậy là tương đối
hiếm. Site lớn nhất trong số chúng sử dụng
không nhiều hơn một trăm nhà báo
(Mediapart có ít hơn năm mươi), và chúng
không thể thay thế sự đưa tin toàn diện về tin
tức trong nước và quốc tế mà các tờ báo
truyền thống đã từng cung cấp.

Chất lượng Nội dung đã có Giảm?


Là khó để đo chất lượng nội dung được
media đưa ra hay để so sánh nội dung của
một tổ chức với nội dung của tổ chức khác.
Còn phức tạp hơn để đo sự tiến hóa của chất

32
lượng theo thời gian. Tất nhiên, người ta
thường đọc rằng tờ báo thành phố Mỹ trung
bình đã đưa tin tức trong nước và quốc tế
cũng như địa phương toàn diện hơn nhiều
năm mươi năm trước so với có thể được thấy
ngày nay. Cũng thông thường để nghe rằng
tờ báo này hay nọ “không còn là cái đã từng
là nữa.” Sự thực rằng vô số siêu sao báo chí—
từ Jack Kelley đến Bill O’Reilly, Jayson Blair,
và Brian Williams—đã bị bắt quả tang “thêm
thắt” phóng sự của họ hay các kỳ công quá
khứ của họ là hầu như không làm yên lòng về
chất lượng tin tức sẵn có cho công chúng.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ngày nay
chúng ta ít am hiểu hơn trong quá khứ.
Tính khách quan là khó để đạt được,
nhưng các số đo định lượng có thể giúp. Hãy
xem xét, chẳng hạn, sự tiến hóa của số nhà
báo. Việc đếm số trang giấy báo in cung cấp
một số đo định lượng trực tiếp hơn nhưng
thô. Số trang trong các nhật báo quốc tế lớn
đã tăng lên từ 1950 đến 1990. Tốc độ tăng
sau đó đã chậm lại, và vào năm 2000 số trang
đã bắt đầu co lại cho các nhật báo Pháp lớn.
Các tờ báo hàng đầu trong các nước khác đã
trải qua sự co lại tương tự muộn hơn một
chút.9
Tuy vậy, số trang không thâu tóm được
tác động của những thay đổi về kiểu chữ. Nếu
chúng ta so sánh số ngày 18 tháng Ba năm
1950 của New York Times với số ngày 18

33
tháng Ba 2014—sáu mươi tư năm sau—sự
khác biệt là đáng chú ý: không chỉ lượng
khoảng trống giữa chữ đã tăng một cách
đáng kể nhưng co chữ (font size) cũng lớn
hơn nhiều, và có nhiều ảnh nơi đã từng là văn
bản.10 Số trang cũng không ghi lại những sự
thay đổi về kích thước trang. Tại Pháp kích
thước của trang tờ báo hay tạp chí trung bình
đã giảm hơn một phần ba giữa 1965 và 2015.
Thí dụ, kích thước trang của La Croix đã co lại
từ 43 × 60 centimet (cm) xuống 29,5 × 42,7
cm và của Le Figaro từ 40,5 × 60 cm xuống
35,5 × 45,5 cm. Tiếp sau sự dẫn đầu của các
tờ báo Mỹ khác, kể cả tờ Wall Street Journal,
tờ Washington Post, và tờ Los Angeles Times,
tờ New York Times cũng đã giảm kích thước
trang của nó trong năm 2006, làm giảm 5
phần trăm không gian dành cho tin tức.11
Chắc chắn, đã trở nên tầm thường cho các
tờ báo và các tạp chí để xuất bản các phụ bản.
Tờ New York Times đưa ra nhiều đến mười
lăm phụ bản Chủ nhật (nghệ thuật và thư
nhàn, du hành, thể thao, phong cách, bất
động sản, ô tô, vân vân) ngoài các phần thêm
trong tuần ra, một số phần với mười hay
nhiều trang thêm. Nhưng các phụ trang này,
kể cả M (tuần san của Le Monde), tờ Times
Magazine ở Vương Quốc Anh, và Good
Weekend của tờ Sydney Morning Herald, cũng
là các phương tiện cho quảng cáo, và nội
dung thường gần với giải trí hơn là tin tức.

34
Thật đáng nhấn mạnh rằng sự giảm định
lượng này của đầu ra không phải là do sự
giảm đột ngột về năng suất báo chí. Những sự
cắt bớt về cả nhân sự và các nguồn lực phải
chịu trách nhiệm. Đây là một điểm quan
trọng. Nhiều người (nhất là các nhà kinh tế
học) nhún vai họ khi được bảo về các sự sa
thải phòng tin tức và cho rằng những sự cắt
bớt nhân viên chắc chắn phải được bù bởi sự
tăng năng suất. Là tin hay, họ nói, rằng mỗi
nhà báo bây giờ có thể tạo ra nhiều hơn với
ít hơn. Các tờ báo sẽ có khả năng để cắt chi
phí và nâng lợi nhuận bằng việc sa thải nhân
viên. Đấy chính là mục đích của tiến bộ công
nghệ! Đáng tiếc, lý lẽ này hiểu sai cái thực sự
xảy ra, cụ thể là, các tờ báo cắt chi phí với cái
giá của chất lượng.
Cái chúng ta có thể gọi là “lý thuyết về tăng
năng suất” thông thường gắn với một sự ám
chỉ về ý kiến chống-Pháp: các tờ báo Pháp bị
chỉ trích vì sự bất tài của chúng so với các đối
tác của chúng trong thế giới nói tiếng Anh. Sự
chỉ trích như vậy bỏ qua sự thực rằng New
York Times vẫn sử dụng hơn 1.000 nhà báo,
gấp ba lần nhân viên của Le Monde, và nó rõ
ràng có thể có đủ sức để làm vậy bởi vì nó
phục vụ một thị trường lớn hơn nhiều. Nếu
chúng ta coi toàn bộ thế giới của các tờ báo
như mẫu của chúng ta, chúng ta tìm thấy
rằng có một tương quan rất mạnh giữa số
trang và số các nhà báo.

35
Tất nhiên, người ta có thể luôn mơ về sự
đến của “các nhà báo robot,” mà được dùng
rồi ở Hoa Kỳ để viết các thông báo đám cưới
và các tường thuật dựa vào các báo cáo hàng
năm công ty. Nhưng các robot này là giống
các nhà sưu tập tin tức: chúng được duy trì
bằng thông tin được tạo ra ở nơi khác và
được Internet chuyển tiếp. Sự thật đơn giản
là thế này: không có các nhà báo, không có tin
tức nào.

Nội dung Online đã Tăng?


Nhưng bằng việc tập trung vào các tờ báo in,
chẳng phải chúng ta đánh giá thấp lượng
thông tin thật sự ư? Rõ ràng, là quan trọng để
hỏi liệu nội dung online đã có bù đắp cho sự
giảm về số trang của tờ báo. Ngày nay, rất
nhiều tin tức quả thực được công bố dưới
dạng số, một phần vì các lý do chiến lược, để
tăng lưu lượng web của tổ chức, và một phần
vì các lý do chi phí. Việc xuất bản các trang in
thêm làm tăng chi phí sản xuất (cho việc in,
giấy, và giao hàng), trong khi chi phí biên của
việc công bố online là bằng không.
Cái đáng chú ý về các website của các nhật
báo hàng đầu là lượng nội dung online có
xuất xứ từ các thông báo hãng thông tấn. Có
một cuộc đua để là đầu tiên, không phải với
các tin sốt dẻo, như đã thế vài thập niên

36
trước, mà vớt việc cắt và dán các thông báo
từ AP, AFP, và Reuters. Đôi khi, các site này
đơn giản đăng các tweet với bình luận tối
thiểu. Vấn đề không phải là các nhà báo đã
trở nên quen với nghề làm báo cắt-và-dán,
mà là trong một xã hội trong đó thông tin có
thể được sao lại trong thời gian thực miễn
phí, các khuyến khích để làm phóng sự sâu
(và để chịu các chi phí điều tra cần thiết) đã
hầu như biến mất.
Tại Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ mười chín, các
nhà báo ganh đua quyết liệt để là đầu tiên với
tin tức bởi vì việc là người đầu tiên để đưa
một tường thuật có thể mang lại sự tăng tổng
số phát hành đáng kể. Các tổ chức tin tức
ngày nay phải đăng mọi thông báo, đôi khi
không có biên tập, e rằng bạn đọc click vào
site khác và biến mất. Google News hành
động cứ như là tổng biên tập cho các website
của các báo. Và các site đó, ngoài việc chuyển
tiếp các thông điệp của hãng thông tấn theo
thời gian thực, thường đăng lại cùng các
tường thuật với một sự thay đổi tiêu đề hay
thanh cỡ chút ít nhằm để tăng click và số link
của chúng.12
Cũng hãy nhớ rằng Internet, giống radio
và truyền hình trước nó, phụ thuộc nhiều vào
báo in. Trong một nguồn cảm hứng hài hước,
nhà tiểu thuyết Mario Vargas Llosa đã viết về
các bản tin được Radio Panamericana của
Peru phát trong những năm 1950 thực ra đã

37
dựa như thế nào vào các bài báo được đăng
trên tờ El Comercio và La Prensa và đã được
viết lại bởi nhân vật hư cấu Varguitas, được
phong một cách vênh vang là “giám đốc tin
tức” của đài.13 Tại Pháp là chuyện tầm
thường để nói rằng các nguồn tin cậy trên
mạng tin tức ban đêm được đọc từ các bản
sao của Le Monde trải ra trên đùi của họ.
Thậm chí Eric Schmidt, cựu tổng điều hành
(CEO) của Google, thú nhận rằng Google “rất
cần các tờ báo, các tạp chí, và các tổ chức tin
tức thành công, bởi vì chúng tôi cần nội
dung.”14
Một số nhà sưu tập tin tức thực hành nhãn
hiệu nghề báo riêng của họ. Trong 2013,
chẳng hạn, Yahoo News đã thuê vài nhà báo
mà trước đó đã làm việc cho New York Times
để tạo ra nội dung gốc. Ngày nay, Yahoo
News sử dụng năm mươi nhà báo. Các trang
thuần mạng (pure player) như Mediapart và
Politico sản xuất tin tức online hệt như chúng
làm cho báo in. Tuy nhiên, 80 phần trăm link
trên các site tin tức, các blog, và các mạng xã
hội chuyển đến media truyền thống.
Một số nhà quan sát cho rằng bản thân
media chịu trách nhiệm về tình hình đáng lo
này bởi vì nhiều sai lầm của chúng và sự thất
bại của chúng để thích nghi với thế giới mới
mà trong đó chúng thấy bản thân mình. Chẩn
đoán của tôi là hơi khác: media đã không tìm
ra mô hình kinh tế đúng bởi vì chúng đã

38
không hiểu bản chất của khủng hoảng và vì
thế tiếp tục phản ứng với các phản xạ lỗi thời.

39
2. SỰ CHẤM DỨT CÁC ẢO TƯỞNG

TIN TỨC BỊ lâm nguy. Web và sự kỳ vọng


rằng tin tức phải là sẵn có miễn phí đe dọa
khả năng sống sót không chỉ của media in mà
cả của radio và truyền hình. Các nhà báo
đang biến mất, và không có họ thì không có
tin tức. Thế nhưng chẳng gì đã được làm cả.
Vì sao lại thụ động như vậy?
Khủng hoảng media còn xa mới là vô hình.
Nó thường là tin tức trang bìa. Nhưng các
nguyên nhân của nó đã không được hiểu kỹ.
Hầu hết tranh luận được tập trung vào “cái
chết của báo in,” nhưng cái quan trọng không
phải là phương tiện mà là thông điệp. Cũng
có thảo luận nào đó về làm sao để thu phí cho
sự truy cập số. Tin tức có nên được trả theo
mục tin? Sự truy cập miễn phí có thể được
kết hợp với truy cập trả tiền? Các website có
nên thiết lập các bức tường trả tiền
(paywall)? Các câu hỏi này không nghi ngờ gì
là những câu hỏi quan trọng, nhưng nhiều sự
chú ý được dành cho chúng đến mức các vấn
đề quan trọng hơn về chất lượng nội dung và
cấu trúc tổ chức của media đã bị bỏ qua.
Thật đáng chú ý là nhiều năng lượng được
dành cho việc sáng chế ra các sơ đồ thu tiền
“đổi mới sáng tạo” để bòn rút thêm thu nhập

40
từ quảng cáo. Việc này chẳng bao giờ có kết
quả, và thu nhập quảng cáo hiện tồn chắc
chắn giảm đi. Ảo tưởng quảng cáo là cái đầu
tiên trong bốn ảo tưởng mà ngăn các nhà
báo, các chủ sở hữu media, các chính trị gia,
và công chúng khỏi việc đề xuất bất kể giải
pháp hữu ích nào cho khủng hoảng. Ba ảo
tưởng khác là ảo tưởng về cạnh tranh, ảo
tưởng về media được trợ cấp, và ảo tưởng về
một thời đại hoàng kim mới.

Sự Sinh ra Media được Quảng


cáo Trụ đỡ
Media là “dễ bị ảnh hưởng.” Media là “các
hàng hóa.” Một số người cho rằng mối nguy
hiểm lớn nhất media đối mặt là áp lực từ các
nhà quảng cáo. Theo quan điểm của họ, các
tờ báo và các tổ chức media khác hoàn toàn
bị phó mặc cho các nhà quảng cáo, cho những
người mà chúng sẵn sàng bán “phần não” và
thay đổi sự đưa tin của chúng về các vấn đề
nào đó. Làm khác đi thì mạo hiểm mất thu
nhập chúng cần để đáp ứng các chi phí.1
Ngược lại, những người khác nói rằng
quảng cáo bảo đảm tính độc lập của media và
rằng cách duy nhất để giải quyết khủng
hoảng là để chộp lấy thu nhập quảng cáo mới.
Không có tiền từ quảng cáo, họ lập luận, một

41
thời đại tham nhũng mới là không thể tránh
khỏi. Thế nhưng sự thật là thu nhập quảng
cáo is đang teo lại. Đấy là một sự tiến triển
dài hạn không chắc được đảo ngược. Thế
nhưng, vấn đề về tính độc lập biên tập với
ảnh hưởng của các nhà quảng cáo vẫn quan
trọng bởi vì khi thu nhập quảng cáo biến đi,
media phải cạnh tranh thậm chí mạnh hơn vì
cái ít ỏi còn lại. Các sự kiện gần đây có thể
được dùng như một sự nhắc nhở: trong đầu
2015 Peter Oborne đã từ chức, với nhiều rùm
beng, khỏi tờ Daily Telegraph để phản đối sự
thất bại của tờ báo để đưa tin vụ bê bối
SwissLeaks nhằm tránh làm mất lòng ngân
hàng HSBC, một trong những nhà quảng cáo
hàng đầu của nó.
Trong nhiều năm tiền quảng cáo đã giữ
cho các tờ báo có vừa đủ tiền để hoạt động và
làm cho chúng có thể có mức độ độc lập nào
đó đối với các chính phủ ở cả châu Âu và Hoa
Kỳ. Tờ Times ở London được sinh ra trong
năm 1788 khi một tập san quảng cáo có tên
Daily Universal Register được biến thành một
nhật báo. Vào năm 1800 nhật báo chất lượng
này đã công bố các quảng cáo trên trang bìa
của nó, từ đó nó lấy được thu nhập cần thiết
để giữ việc xuất bản. Tại Pháp, tờ báo quảng
cáo đã xuất hiện muộn hơn một chút trong
phản ứng lại một quyết định chính trị. Một
luật ngày 15 tháng Ba 1827, đã tăng 150
phần trăm phí bưu chính trên các tờ báo. Giá
đã dựa không vào trọng lượng mà vào số

42
trang. Vì thế, các nhà xuất bản chọn chuyển
sang các format lớn hơn và mở các trang của
chúng cho quảng cáo, mà đã mang lại thu
nhập mới để bù cho các chi phí tăng lên của
giấy và bưu phí.2
Trên hết, quảng cáo đã cho phép các tờ
báo giảm giá và tăng lượng phát hành. Tại
Pháp, Émile de Girardin thường được vẽ
chân dung như người đã sáng chế ra mô hình
kinh tế của media hiện đại: chi phí thấp (tiền
đặt báo hàng năm cho nhật báo của ông tốn
bốn mươi franc đối lại tám mươi franc cho
các nhật báo chính trị Parisian khác) được bù
bởi thu nhập đáng kể từ quảng cáo.
Tại Hoa Kỳ, các nhật báo phát hành rộng
rãi đầu tiên đã xuất hiện khoảng cùng thời
gian và đã dựa thậm chí nhiều hơn vào thu
nhập quảng cáo. “Báo rẻ (penny paper-[báo
năm xu])” đầu tiên, tờ New York Sun, bắt đầu
xuất bản trong 1833 và trong chỉ vài tháng đã
bán chạy hơn tất cả các tờ báo New York
khác.3 Trong năm 1830 Hoa Kỳ đã chỉ có sáu
mươi lăm nhật báo với số phát hành trung
bình 1.200 (cho một tổng số 78.000 một
ngày), nhưng mười năm sau con số đã tăng
lên 138 với số phát hành trung bình 2.200
bản (cho một tổng số 300.000). Thành công
của các báo penny đã phụ thuộc vào sự phát
hành rộng rãi được làm cho có thể do giá rất
thấp của chúng cũng như vào thu nhập quảng
cáo chúng tạo ra.

43
Những người đương thời đã nói về thời
hoàng kim của báo Mỹ bởi vì quảng cáo đã
làm cho các tờ báo độc lập với sự đỡ đầu của
các đảng chính trị và các nhà chế tác giàu có.
Trước kia được đặc trưng như “thối nát,” bây
giờ chúng đã có thể có đủ sức để là “khách
quan” hơn.
Có đúng, khi đó, rằng quảng cáo bảo đảm
quyền tự do báo chí? Media từ lâu đã nuôi
dưỡng ảo tưởng này, nhất là trong thế giới
nói tiếng Anh. Vấn đề ngày nay là, media
không còn có thể sống nhờ thu nhập quảng
cáo của chúng nữa.

Ảo tưởng về Media được Quảng cáo


Hỗ trợ
Trong một thời gian dài, người ta đã tin thị
trường quảng cáo sẽ tiếp tục mở rộng không
có giới hạn. Trong các nước phát triển nhất,
sự tăng trưởng trong thị trường này, tuy vậy,
đã chậm lại đáng kể trong các năm gần đây.
Hình 4 cho thấy tổng chi tiêu về quảng cáo
trong tất cả media—các tờ báo, truyền hình,
radio, Internet, nhà hát, ngoài trời (các bảng
quảng cáo, các trạm xe bus, …), vân vân—
như một tỷ lệ phần trăm của GDP cho Đức,
Hoa Kỳ, và Pháp kể từ 1980.4 Mặc dù những
người Mỹ—mà vẫn chi nhiều hơn 0,9 phần
trăm GDP về quảng cáo, nhiều hơn bất kể

44
nước phát triển khác nào—vẫn là các bậc
thầy về “khua lách cách … một chiếc que bên
trong một xô-nước vo [gạo]” (để vay mượn
định nghĩa của George Orwell về quảng cáo),
những năm béo bở trên Madison Avenue có
vẻ đã kết thúc.

HÌNH 4. Chi tiêu quảng cáo ở Đức, Hoa Kỳ, và Pháp,


1980–2015

Các chi tiêu quảng cáo Mỹ như một tỷ lệ


phần trăm của GDP đã giảm kể từ năm 2000.
Quả thực, kể từ thời gian đó chúng đã chẳng
bao giờ lấy lại được mức chúng đạt được
trong 1987. Trong hai mươi năm, chi tiêu về
quảng cáo đã giảm 0,5 phần trăm của GDP.
Kể từ 2010 sự giảm có vẻ đã chậm lại, nhưng
không có lý do nào để nghĩ nó sẽ có bao giờ
đảo ngược.
Tại Pháp và Đức, chi tiêu quảng cáo đã
luôn luôn thấp hơn ở Hoa Kỳ một chút: nó đã
chẳng bao giờ vượt 0,9 phần trăm GDP ở
Pháp và vẫn tương đối thấp ở Đức. Thế mà
chúng ta vẫn tìm thấy cùng xu hướng giảm

45
như ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, sau một sự tăng
đáng kể giữa 1980 và 1990 (khi chi tiêu
quảng cáo đã tăng gần gấp đôi—nhưng từ
một cơ sở tương đối thấp theo các tiêu chuẩn
thế giới), chúng ta thấy một sự giảm đều đặn
đến 0,3 phần trăm GDP. Tại Đức, sự giảm đã
tăng tốc kể từ 2000, và thu nhập quảng cáo
đã lên đỉnh ba mươi năm trước, trong 1985.
Những sự giảm tương tự cũng được thấy
khắp thế giới.5
Vài nhân tố giải thích sự giảm về tổng chi
tiêu quảng cáo. Thứ nhất, khi các công nghệ
mới nổi lên, marketing trực tiếp đã trở thành
một đối thủ cạnh tranh đối với các hình thức
quảng cáo truyền thống hơn và ít hiệu quả
hơn. Thứ hai, và quan trọng hơn, cung sẵn có
cho không gian quảng cáo đã tăng nhanh hơn
cầu rất nhiều, chủ yếu do quảng cáo trên
media xã hội như Twitter và Facebook, cho
nên giá đã giảm mạnh. Media đang dành ngày
càng nhiều không gian cho quảng cáo, nhưng
nó mang lại cho chúng ngày càng ít.
Đối diện với các thách thức này, media đã
đưa vào một số đổi mới cấp tiến—cấp tiến và
nguy hiểm cho đạo đức báo chí. Một đổi mới
như vậy là cái gọi là quảng cáo bản xứ (native
advertising), trong đó nội dung quảng cáo là
một phần của kinh nghiệm người sử dụng
bình thường (như với các link được tài trợ
trên Google). Ý tưởng là làm cho người dùng
nghĩ rằng nội dung quảng cáo là phần của nội

46
dung biên tập. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều
này muộn hơn.

Ngày càng Ít Quảng cáo


Như thế, không chỉ của trời cho quảng cáo đã
giảm, mà phần của tổng chi tiêu quảng cáo
của media đã cũng giảm khá lâu rồi. Giống
khủng hoảng media, sự chấm dứt của quảng
cáo đã không bắt đầu với sự đến của Internet.
Các tờ báo đã cảm thấy một cú sốc đầu tiên
từ sự cạnh tranh với radio và cú thứ hai với
truyền hình.
Tại Pháp, truyền hình đã không phát
quảng cáo cho đến 1968, lâu sau khi quảng
cáo truyền hình được đưa vào các nước phát
triển khác (1941 ở Hoa Kỳ, 1955 ở Vương
Quốc Anh, 1956 ở Đức, và năm tiếp sau ở Tây
Ban Nha và Italy).6 Diễn tiến này đã kéo theo
những sự phản kháng mạnh từ báo chí, mà
coi nó như một cố gắng nữa của chính phủ
Gaullist để siết chặt sự kiểm soát của nó đối
với media bằng việc làm xói mòn các tờ báo.
Thực ra, dù các động cơ thật của chính phủ
của Thủ tướng Georges Pompidou có là gì,
1968 đánh dấu một sự bắt đầu giảm dài về
phần thu nhập quảng cáo đổ về báo in. Các tờ
nhật báo toàn quốc đã bị tác động đầu tiên,
nhưng các tờ báo khác mau chóng cũng cảm
thấy cú sốc.7

47
Như một kết quả, thu nhập quảng cáo của
các tờ báo đã lao dốc—và không chỉ ở Pháp.
Tại Hoa Kỳ, thu nhập quảng cáo của các báo
đã giảm đều đặn như một tỷ lệ phần trăm của
GDP kể từ 1955, như Hình 5 cho thấy. Ngay
cả về mặt tuyệt đối, thu nhập đã giảm kể từ
2005, trước xa sự bắt đầu của khủng hoảng
tài chính.8
Hơn nữa, phần của thu nhập quảng cáo
trong tổng doanh thu của báo đã giảm mạnh.
Ở Hoa Kỳ, nó đã sụp đổ theo nghĩa đen kể từ
đầu các năm 2000, và chẳng thể chấp nhận
được chút nào rằng quảng cáo sẽ mau chóng
chiếm ít hơn đáng kể một nửa của tổng
doanh thu của báo (xem Hình 6).
Quả thực, điều này là thế rồi với New York
Times, nơi kể từ 2010 quảng cáo đã chiếm ít
hơn một nửa doanh thu của tờ báo. Kể từ đó,
gần như tất cả sự tăng về doanh thu đã đến
từ sự đặt mua báo dài hạn. Tại Pháp trong
bốn mươi năm qua, quảng cáo đã chẳng bao
giờ chiếm nhiều hơn một nửa doanh thu của
báo. Kể từ 2000, phần của quảng cáo đã giảm
hơn 10 điểm phần trăm (từ hơn 45 phần
trăm xuống vừa 35). Cũng lý thú để lưu ý
rằng trong khi phần của quảng cáo trong
tổng doanh thu đã giữ vị trí của nó trong vài
năm vào đầu thế kỷ này, nó đã bắt đầu giảm
nhanh trong 2006, cho dù người ta có tính cả
doanh thu từ quảng cáo online.

48
HÌNH 5. Thu nhập quảng cáo của các tờ báo như tỷ lệ
phần trăm của GDP ở Hoa Kỳ, 1950–2013

HÌNH 6. Phần của thu nhập quảng cáo như tỷ lệ phần


trăm của tổng doanh thu của báo ở Hoa Kỳ, 1956–
2013

Vì thế media đã tìm cách để đổi mới bằng


việc đề xuất các hình thức quảng cáo mới cho
những người mua tiềm năng. Quảng cáo bản
xứ là mặt trái của sự đổi mới này. Đầu tiên
chỉ media mới như BuzzFeed tiến hành
quảng cáo bản xứ, mà đã chiếm gần như toàn

49
bộ lợi nhuận của site trong 2013, nhưng
muộn hơn ngay cả các báo có uy tín nhất đã
tham gia. Thí dụ, tờ New York Times, bất chấp
nhanh chóng lên án thủ đoạn (mà David Carr
gọi là “hiểm họa mới của nghề làm báo” trong
2013), đã đăng quảng cáo bản xứ đầu tiên
của nó (cho các máy tính Dell) trong tháng
Giêng 2014.9 Kể từ đó nó đã đăng một số tăng
lên của các quảng cáo như vậy dưới chuyên
mục Paid Posts (các Post được trả tiền).
Quảng cáo bản xứ bây giờ chiếm 10 phần
trăm doanh thu của tờ báo từ quảng cáo
online, và phần đó có vẻ chắc có khả năng
tăng. Media mới đã làm theo. Như thế, Vox
Media gần đây đã thông báo về Chorus for
Advertisers, mà sẽ cho phép các thương hiệu
để dùng nền tảng Chorus có tiếng của nó để
tạo ra nội dung bản xứ. Politico đã đồng thời
thông báo Politico Focus mới của nó.
Vấn đề cho media không phải là quy mô
của thị trường quảng cáo online—tạo ra 43
tỷ $ doanh thu ở Hoa Kỳ—mà là sự thực rằng
phần lớn của chiếc bánh thuộc về chỉ vài
hãng. Một nửa của thị trường quảng cáo địa
phương bây giờ được cho là của các web site
lớn như Google và Facebook, rất có thể mau
chóng Amazon sẽ gia nhập. Chỉ một phần tư
thu nhập quảng cáo địa phương và ít hơn 12
phần trăm của toàn bộ thị trường quảng cáo
online thuộc về các tờ báo.10 Điều này giải
thích vì sao quyết định của Facebook để đăng
toàn bộ các bài tin tức (với dịch vụ Instant

50
Articles của nó) là quan trọng đến vậy. Mặc
dù việc này sẽ chắc chắn làm tăng số bạn đọc
của các site đối tác như New York Times,
National Geographic, và BuzzFeed, vấn đề
thật là thu nhập quảng cáo sẽ được chia như
thế nào.

Ảo tưởng về Cạnh tranh


Các tờ báo trong nhiều năm đã sống nhờ thu
nhập quảng cáo, và trong phần lớn thời gian
đó chúng kiếm được tiền. Một số tờ, ở Pháp
và nơi khác, đã kiếm được rất nhiều tiền. Việc
sở hữu một tờ báo trong thế kỷ thứ mười
chín hầu như đã bảo đảm một lợi tức đầu tư
đáng kể. Song thời thế đã thay đổi, và là một
giấc mơ viển vông để nghĩ rằng các khoản
đầu tư vào media sẽ tiếp tục kiếm được lợi
tức so sánh được với lợi tức của quá khứ.

HÌNH 7. Doanh thu của các báo như một tỷ lệ phần


trăm của GDP ở Hoa Kỳ, 1956–2013

51
Không chỉ thu nhập quảng cáo đã sụp đổ
trong các năm gần đây, mà tổng doanh thu đã
giảm. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, doanh thu của các
báo đã là hơn 1 phần trăm GDP trong 1956,
so với chỉ 0,2 phần trăm ngày nay, và mọi dấu
hiệu chỉ ra sự tiếp tục giảm này (Hình 7).
Trong 2013 tất cả các tờ báo kết hợp lại là 32
tỷ $, một nửa doanh thu của Google.
Với sự giảm về doanh thu, các tờ báo cũng
trở nên ít sinh lời hơn. Vì sao? Một phần của
lý do tất nhiên là sự giảm về thu nhập quảng
cáo. Nhưng phần lớn của sự giảm lợi nhuận
là do sự cạnh tranh dữ dội trong khu vực
media và do cấu trúc của ngành.

Các Giới hạn của Cạnh tranh


Trong hầu hết các nghành, các hãng phản
ứng với một sự giảm về doanh thu bằng việc
cắt việc làm. Nếu một nhà sản xuất ô tô bán ít
xe hơn, giây chuyền lắp ráp chậm lại, và công
ty sa thải những người lao động thừa mà
không ảnh hưởng đến chất lượng xe được
sản xuất. Nói cách khác, số công nhân cần để
sản xuất sản phẩm thay đổi với cầu: hãng sản
xuất ít xe hơn với ít công nhân hơn.
Khu vực media là khác. Không quan trọng
một tờ báo bán bao nhiêu bản, số các nhà báo
cần để sản xuất nó ít nhiều vẫn như nhau.

52
Cùng các chủ đề phải được theo dõi. Hầu hết
nỗ lực dồn vào việc tạo ra bản đầu tiên, và các
chi phí sao chép là không đáng kể. Nếu một
tờ báo cắt nhân sự phòng tin tức để bù cho
doanh thu sụt xuống, chất lượng giảm một
cách không thể tránh khỏi. Như chúng ta đã
thấy, số các nhà báo được một tổ chức media
sử dụng tương quan mạnh với số lượng
(cũng như chất lượng) tin tức nó sản xuất.
Cùng lập luận áp dụng cho việc phát tin tức
(radio và truyền hình).
Để diễn đạt nó theo thuật ngữ kỹ thuật
hơn, công nghiệp media đối mặt với các chi
phí cố định cao, mà là một hàm của chất
lượng (hay số lượng) của tin tức được sản
xuất. Vì thế, các công ty media hưởng cái các
nhà kinh tế học gọi là lợi tức tăng lên theo quy
mô (increasing returns to scale): chi phí sản
xuất tăng lên với chất lượng nhưng không
với kích thước của thị trường được phục
vụ.11 Điều này cung cấp cho tất cả các công ty
media một khuyến khích mạnh để tối đa hóa
thị phần của chúng nhằm để tăng doanh thu
của chúng mà không làm tăng các chi phí sản
xuất theo cùng mức độ. Tờ Guardian đã nhận
ra sự khôn ngoan của một chiến lược nhắm
tới việc tăng quy mô thị trường: bây giờ nó
vận hành một website ở Hoa Kỳ mà sử dụng
khoảng sáu mươi nhà báo nhằm để thâm
nhập một thị trường mới lớn hơn thị trường
Anh truyền thống của nó rất nhiều. New York
Times đã sử dụng vị thế chi phối của nó trong

53
báo chí tiếng Anh để mở rộng thị trường của
nó ra khắp thế giới với International Herald
Tribune, bây giờ được đặt tên lại là
International New York Times.12
Quả thực, sự cám dỗ độc quyền—thuật
ngữ phải đạo là sự củng cố (consolidation)—
đã thường xuyên tỏ ra là không thể cưỡng lại
được trong khu vực media. Trong thời hoàng
kim, nhiều trùm báo chí đã xây dựng các đế
chế media bởi vì việc tối đa hóa quy mô của
thị trường đã có nghĩa là sự tối thiểu hóa
cạnh tranh. William Randolph Hearst, người
đã giành được các tờ San Francisco Examiner,
New York (Morning) Journal, và Chicago
Examiner, được dùng như cảm hứng cho bộ
phim Citizen Kane của Orson Welles. Công ty
holding, Berkshire Hathaway, của Warren
Buffett đã giành được nhiều tờ báo trong các
năm gần đây: sau khi mua Omaha World
Herald và các title gắn kết trong 2011, nó đã
mua sáu mươi ba tờ báo của tập đoàn Media
General trong 2012 và rồi trong 2013 thêm
Tulsa World, News & Record, và các title khác
vào danh mục đầu tư của nó. Đế chế media
của Rupert Murdoch mở rộng từ Australia
(Herald Sun và Australian) sang Hoa Kỳ (Fox
News, Wall Street Journal, và New York Post),
và Vương Quốc Anh (BSkyB, Sun, Times, và
Sunday Times).13
Eli Noam, nghiên cứu sự tập trung thay
đổi của media Mỹ, cho rằng các chu kỳ kinh

54
doanh và sự đổi mới công nghệ giải thích các
thứ đã tiến hóa như thế nào. Đối mặt với các
chi phí cố định cao và các chi phí biên gần-
zero, nghành media phải tìm kiếm tính kinh
tế theo quy mô (economies of scale) và phát
triển các chiến lược dựa vào tính kinh tế theo
phạm vi (economies of scope) và sự khác biệt
hóa.14
Thế mà pháp luật hiện hành ở Pháp và
Hoa Kỳ tìm cách để khuyến khích cạnh tranh
trong media hơn là sự củng cố. Trong 1986
Pháp đã quy định bất cứ một người hay công
ty nào kiểm soát các xuất bản phẩm với số
phát hành vượt quá 30 phần trăm của tổng
phát hành toàn quốc là bất hợp pháp. Tại Hoa
Kỳ, luật thậm chí còn nghiêm ngặt hơn. Sự sở
hữu chéo bị cấm: trong bất cứ thị trường địa
phương nào, không công ty nào được phép
sở hữu cả media in ấn và media broadcast
(phát thanh/hình).15
Có nhiều lý do cho các luật như vậy. Cạnh
tranh trong khu vực media bảo đảm chủ
nghĩa đa nguyên về các ý tưởng và quyền tự
do thông tin. Nó có thể thậm chí giúp nói lên
“sự thật.”16 Nếu giả như một công ty hay tập
đoàn media đạt được độc quyền, sẽ là nguy
hiểm cho nền dân chủ. Rủi ro đầu tiên rõ ràng
là một sự độc quyền nhà nước đối với sự
truyền bá tin tức. Khi ORTF (Office de
Radiodiffusion-Télévision Française) và BBC
do nhà nước sở hữu đã hưởng độc quyền

55
phát radio và truyền hình ở Pháp và Vương
Quốc Anh, một cách tương ứng, chúng đã
thường xuyên bị buộc tội (thường chính
đáng) về thiếu tính độc lập với chính phủ.
Series truyền hình The Hour miêu tả sinh
động nhiều mưu toan của chính phủ Anh
trong những năm 1950 để can thiệp vào phát
thanh truyền hình theo cách của trợ lý báo
chí (hư cấu) Angus McCain của [thủ tướng]
Anthony Eden, làm cho các nhân vật Freddie
Lyon và Bel Rowley rất thất vọng.
Một độc quyền tư nhân sẽ đưa ra những
nguy hiểm tương tự. Quả thực, mối nguy
hiểm sẽ là gấp đôi. Thứ nhất, mối nguy về sự
chiếm đoạt là lớn hơn khi có một độc quyền:
là dễ hơn để mua chuộc một tờ báo hơn mười
tờ báo, và sự cạnh tranh cho các báo một
khuyến khích để đánh bại sự cạnh tranh bằng
việc nhắm vào các tin sốt dẻo hơn là nịnh hót
chính trị.17 Thứ hai, khi một người kiểm soát
một độc quyền, người đó sẽ luôn luôn bị nghi
ngờ về việc thử ảnh hưởng đến cách tin tức
được trình bày. Các vấn đề do các rent độc
quyền nêu lên cũng phải được xem xét.
Chúng ta có đã bước vào “thời đại của các
gã khổng lồ,” và nếu vậy, điều này có tạo
thành một mối đe dọa cho chủ nghĩa đa
nguyên và dân chủ?18 Thực tế là phức tạp
hơn. Bất chấp sự tồn tại của các gã khổng lồ
media, sự cạnh tranh trong khu vực media
thực ra đã tăng lên với sự nổi lên của các diễn

56
viên mới, nhất là các diễn viên online như
Google và media xã hội. Chúng đã hút phần
lớn thu nhập quảng cáo online mà một thời
đã nuôi dưỡng media truyền thống. Sự thống
trị của các gã khổng lồ media đã không dẫn
đến sự củng cố mà một số nhà quan sát vội
vã tiên đoán. Thay vào đó, các tờ báo đã buộc
phải tự lo liệu lấy.
Trong 2013 Rupert Murdoch đã tách đế
chế media của ông thành hai phần: News
Corp đã bao gồm tất cả các tờ báo và các tạp
chí do Murdoch sở hữu trong khi 21st
Century Fox hấp thu các tài sản cáp, truyền
hình, vệ tinh, và phim của ông. Trong 2014
Công ty Tribune đã tách các tài sản truyền
hình của nó (bây giờ là Công ty Tribune
Media) khỏi các tờ báo của nó (Tribune
Publishing) trong khi Time Warner đã bỏ rơi
tạp chí giấy của nó (Time Inc.) nhằm để tập
trung vào truyền hình, phim, và Internet. Sự
sáp nhập của E. W. Scripps và Journal
Communications đã dẫn đến sản phẩm phụ
của các tài sản báo của chúng và sự tạo ra
trong 2015 của hai công ty mới: E. W.
Scripps, mà chiếm giữ một trong những danh
mục đầu tư lớn nhất của các tài sản truyền
hình ở Hoa Kỳ, và Journal Media Group. Cũng
trong 2015, Gannett, chủ sở hữu của tám
mươi mốt tờ báo, kể cả USA Today, đã thông
báo rằng nó sẽ tách các hoạt động báo chí của
nó khỏi các việc kinh doanh khác của nó. Tại

57
Pháp Tập đoàn Lagardère đã thông qua một
chiến lược tương tự.
Một số công ty báo đã cũng chọn để tái tập
trung các việc kinh doanh lõi của chúng. Thí
dụ, Công ty New York Times đã bán đài radio
và đài truyền hình của nó và thoái vốn khỏi
Boston Globe và các tờ báo địa phương khác
nhằm để tập trung vào nhãn hiệu New York
Times của nó.

Các Tác động Đồi bại của Cạnh tranh


Tác động thực sự của cạnh tranh trong khu
vực media là gì? Sự cạnh tranh tăng lên trong
thị trường tin tức đã ảnh hưởng thế nào
không chỉ đến chất lượng tin tức để bán mà
cả đến sự tham gia chính trị?19 Tác động của
cạnh tranh phụ thuộc vào nó ảnh hưởng ra
sao đến các khuyến khích để sản xuất thông
tin. Vượt quá một điểm nào đó, một sự tăng
về số các đối thủ cạnh tranh có thể dẫn đến
một sự giảm về cả số lượng và chất lượng của
thông tin được sản xuất. Điều này xảy ra khi
tính hỗn tạp (heterogeneity) cơ bản của các
sở thích cho thông tin là tương đối nhỏ so với
tính kinh tế theo quy mô để cho các tác động
phá hoại của cạnh tranh (các sự giảm nhân
viên và sự nhân đôi các chi phí sản xuất) vượt
các tác động tích cực (khả năng được cải

58
thiện để thỏa mãn cầu hỗn tạp và một lượng
độc giả đa dạng).
Ý tôi muốn nói gì với “tính hỗn tạp cơ bản
của các sở thích cho thông tin”? Về mặt ít kỹ
thuật hơn, nếu tất cả những người tiêu dùng
trong một thị trường cho trước có chính xác
cùng sở thích cho thông tin (hay cùng các sở
thích chính trị) và sẵn sàng trả chính xác
cùng giá cho một tờ báo (trong trường hợp
đó chúng ta nói họ có các sở thích đồng đều),
rồi một tờ báo mới bước vào thị trường sẽ
không mang lại các độc giả mới. Các độc giả
hiện có sẽ được chia ra giữa tờ báo mới và tờ
báo cũ, và số phát hành của mỗi tờ báo sẽ nhỏ
hơn số phát hành của một mình tờ báo cũ.
Ngược lại, nếu một số người tiêu dùng sẵn
sàng để trả một giá cao hơn cho một tờ báo
chất lượng, trong khi những người khác
thích một tờ báo rẻ hơn, hay nếu một số
người tiêu dùng muốn đọc một tờ báo cánh
tả, trong khi những người khác thích một tờ
cánh hữu, thì chúng ta nói các sở thích của họ
là hỗn tạp (không đồng đều). Trong trường
hợp đó, nếu một tờ báo chất lượng bước vào
một thị trường trước kia được phục vụ chỉ
bởi một tờ báo giá thấp, các độc giả mới sẽ
nổi lên, cả hai tờ báo có thể đạt một mức phát
hành vừa ý, và cung tin tức sẽ phù hợp tốt
hơn với cầu.
Trong nghiên cứu của tôi về các nhật báo
khu vực ở Pháp giữa 1945 và 2012, tôi đã cho

59
thấy rằng sự tham gia (thị trường) của một
đối thủ cạnh tranh mới đã dẫn đến sự cắt
giảm nhân viên có thể lên đến 60 phần trăm
của tờ báo mà trước đó đã có thị trường cho
bản thân nó, với tác động không đáng kể lên
tổng số các nhà báo được thuê trong thị
trường (kể cả tờ mới gia nhập). Dân cư của
département (tỉnh) được nói đến càng đồng
đều, tác động càng mạnh. Nói cách khác, cạnh
tranh gia tăng đã không giảm tổng số các nhà
báo được thuê, nhưng tổng số đó được phân
giữa nhiều tờ báo hơn. Một phân tích nội
dung của văn bản đầy đủ của các nhật báo
khu vực này cũng cho thấy rằng số tờ báo
càng lớn, thì số bài báo mà mỗi nhật báo này
đăng càng nhỏ, các bài báo càng ngắn, và nội
dung tin tức của chúng càng yếu.
Hơn nữa, tôi đã tìm thấy rằng sự gia nhập
của một báo mới và sự giảm về nội dung tin
tức do sự gia nhập đó đã dẫn đến một sự
giảm về sự tham gia trong các cuộc bầu cử đô
thị. Cụ thể hơn, sự giảm lịch sử về sự tham
gia chính trị trong vài thập niên qua đã lớn
hơn đáng kể trong các tỉnh nơi cạnh tranh
báo đã căng thẳng hơn. Mặc dù các kết quả
này phải được diễn giải thận trọng, chúng gợi
ý rằng sự tăng cường cạnh tranh trong khu
vực media (được định nghĩa rộng) có thể giải
thích một phần đáng kể của sự giảm về sự
tham gia chính trị. Vì sao? Bởi vì cạnh tranh
được tăng cường đã dẫn đến những sự giảm
nhân sự phòng tin tức và như thế đến một sự

60
giảm không thể tránh khỏi về chất lượng tin
tức được mỗi tổ chức tin tức riêng lẻ sản
xuất. Các công dân vì thế đã am hiểu ít hơn,
và một số chọn tránh xa các cuộc bầu cử như
một hệ quả.
Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ phân
tích này? Một thị trường cho trước có thể ủng
hộ chỉ một số hạn chế tổ chức media trong
khi duy trì sự sản xuất tin tức chất lượng cao
mà dân chủ phụ thuộc vào. Tôi không tự cho
là có khả năng để tiên đoán số chính xác của
các đối thủ cạnh tranh mà một thị trường cho
trước có thể ủng hộ. Vấn đề là phức tạp và
phụ thuộc vào quá nhiều tham số (như quy
mô thị trường, các sở thích người tiêu dùng,
cầu cho không gian quảng cáo, thu nhập
trung bình, và vân vân), như thế không sự
chuẩn đoán chung nào là có thể.
Tuy nhiên, vấn đề về các giới hạn cho cạnh
tranh là đủ quan trọng đến mức nó không thể
được bỏ qua. Một số ngày càng tăng của các
tổ chức media không nhất thiết có nghĩa là
tin tốt lành hơn. Tuy vậy, từ điều này không
suy ra rằng độc quyền là giải pháp—hoàn
toàn ngược lại, vì các lý do được thảo luận
trước. Thế nhưng sẽ là một sai lầm để cho
rằng khủng hoảng media có thể được giải
quyết bằng việc nhân số các diễn viên media
lên.

61
Ảo tưởng về Công chúng Internet
Mênh mông
Cái có lẽ đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc
khủng hoảng hiện thời là thái độ lạc quan của
một số tổng biên tập báo. Lý lẽ của họ luôn
luôn là như nhau: đã chưa bao giờ có nhiều
người đọc báo hơn. Tại Pháp, chẳng hạn, các
tổng biên tập chỉ ra một sự bùng nổ về số
khách thăm website của báo. Giữa 2008 và
2013, số trung bình của sự xem trang đã tăng
từ 50 triệu lên 180 triệu mỗi site— tăng hơn
gấp ba trong năm năm. Đấy rõ ràng là một
thành công và một lý do để vui mừng. Một số
site, như Le Monde và Le Figaro, đã đặc biệt
thành công, thu hút hơn hơn 600 triệu khách
truy cập một năm. Các con số này gây chóng
mặt so với số phát hành báo in của cùng các
tờ báo, mà được đo bằng trăm ngàn hơn là
hàng triệu. Trong tháng Bảy 2014 số xem
trang hàng tháng trên trang LeMonde.fr đã
vượt quá 66 triệu lần đầu tiên. Trong tháng
Giêng 2015, sau cuộc tấn công khủng bố vào
tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, con số
truy cập đã vượt 100 triệu.
Đấy có là một chiến thắng lớn? Có và
không. Hãy xem xét kỹ hơn các con số. Thứ
nhất, để đo bạn đọc thật của website của các
báo, tốt hơn để xem xét số các khách thăm
đặc biệt (unique visitor) hơn là tổng số sự
xem trang (một khách thăm có thể quay lại
site vài lần mỗi ngày). Trong trường hợp của

62
Le Monde, số khách thăm đặc biệt hàng tháng
là hơn 8 triệu, và mỗi khách thăm site trung
bình tám lần mỗi tháng. Số trung bình của
khách thăm đặc biệt hàng ngày là 1,5 triệu.
Tại Hoa Kỳ, website của New York Times
(NYTimes.com) đã có 54 triệu khách đặc biệt
trong tháng Giêng 2015, và ít hơn 7 triệu
khách hàng ngày.
Chúng ta có thể nói gì về số bạn đọc báo
giấy? Các số phát hành cho các tờ báo này
(300.000 cho Le Monde; 650.000 cho New
York Times) là thấp hơn các con số thăm web
rất nhiều. Nhưng cần vài nhận xét. Thứ nhất,
các con số phát hành không nói cho chúng ta
số người đọc tờ báo in. Để mường tượng ra
số đó, chúng ta phải nhân số phát hành với số
trung bình của những người đọc của mỗi bản
báo: sáu cho Le Monde và 6,5 cho New York
Times (theo các ước lượng sẵn có). Nói cách
khác, số bạn đọc trung bình hàng ngày của Le
Monde trên giấy là 1,8 triệu, còn cho Times là
4,2 triệu. Ngược với sự hiểu biết thông
thường, số bạn đọc giấy và web là cùng bậc
độ lớn.
Hơn nữa, các bạn đọc dành nhiều thời gian
cho phiên bản in của tin tức. Khách trung
bình đến website Le Monde xem chỉ bốn
trang và thậm chí sau đó, chỉ lướt qua tin tức
online. Các bạn đọc web, trung bình, sử dụng
ít hơn năm phút một ngày trên site và ít hơn
một phút trên mỗi trang. Bạn đọc trung bình

63
sử dụng năm mươi tư phút một tháng trên
các site tin tức online (hai mươi phút trên
site Le Monde) hay vài phút mỗi ngày. Con số
cho site New York Times chỉ là 4,6 phút.
Ngược lại, các bạn đọc sử dụng hai mươi lăm
đến ba mươi lăm phút đọc báo in.
Bây giờ phải là rõ vì sao thu nhập quảng
cáo cho các site online vẫn khiêm tốn, bất
chấp hàng triệu bạn đọc tự nhận. Trong 2012
các website vẫn chiếm ít hơn 5 phần trăm
của tổng doanh thu báo ở Pháp. Các tờ báo đã
đơn giản không có khả năng tiền tệ hóa số
bạn đọc số của chúng, ngay cả khi chúng tính
phí đăng ký. Một bạn đọc báo giấy tạo ra thu
nhập quảng cáo gấp hai mươi lần một bạn
đọc online tạo ra.20 Sự khác biệt to lớn về giá
tiền quảng cáo phản ánh sự thực rằng các
bạn đọc web sử dụng ít thời gian để đọc và,
tổng quát hơn, rằng các nhà quảng cáo thiếu
viễn cảnh lịch sử cần thiết để diễn giải các
con số web thực sự có nghĩa là gì về mặt sự
can dự bạn đọc.
Bằng chứng thêm rằng các bạn đọc online
là ít “có giá trị” hơn có thể được thấy trong
sự thực rằng một số tờ báo tính giá ít hơn cho
sự đăng ký mua báo giấy so với giá cho sự
đăng ký online (mặc dù việc giao báo đến nhà
là tốn kém hơn nhiều cho báo giấy so với việc
cung cấp truy cập web hay việc cho phép tải
về một bản PDF). Một tờ báo như vậy là
Greensboro News and Record (một nhật báo

64
North Carolina do Berkshire Hathaway sở
hữu), mà một sự đăng ký mua báo giấy rẻ 10
phần trăm hơn một sự đăng ký số. Tương tự,
tờ Orange County Register, một nhật báo
California, đòi nhiều cho một sự đặt mua chỉ-
online hơn cho một sự đặt mua online kết
hợp với bản in Chủ Nhật. Nói cách khác, các
bạn đọc được trợ cấp để đọc phiên bản in của
tờ báo! Ngay cả New York Times có vẻ đã
chọn con đường này: một sự đặt mua báo
Chủ Nhật cho sự truy cập đến tất cả các dịch
vụ online với một giá thấp hơn một mình giá
truy cập online.21
Tất nhiên, là cám dỗ để thử giải thích các
chính sách này bằng việc cho rằng các tờ báo
đang thử ve vãn các bạn đọc của chúng quay
lại báo giấy. Tuy vậy, cái chúng báo hiệu
trước hết là, chi phí thật của một bạn đọc
online đối với tờ báo là cao hơn chi phí của
một bạn đọc báo giấy bởi vì người sau đến
với một trợ cấp dưới dạng thu nhập quảng
cáo—trong khi người trước thì không.
Mô hình “mọi tin tức là miễn phí” vì thế
chắc tỏ ra là một ảo vọng. Các tờ báo sẽ không
thoát khỏi khủng hoảng bằng việc mở rộng
số các bạn đọc online (không trả tiền) bởi vì
chúng không thể tiền tệ hóa số bạn đọc số
qua quảng cáo. Thay vào đó chúng phải nhấn
mạnh chất lượng như một khuyến khích cho
các bạn đọc để trả tiền cho nội dung (dù qua
sự đặt mua báo giấy hay online) bởi vì trong

65
tương lai hầu hết thu nhập sẽ đến từ những
sự đặt mua (và việc bán tại các quầy báo),
không phải từ những người lướt web online.
Một sự phản đối lập luận này có thể là,
không ai sẵn lòng để trả tiền cho tin tức ngày
nay bởi vì nó là sẵn có miễn phí ở mọi nơi.
Nhưng trong thực tế, các tờ báo như New
York Times đã thiết lập thành công các bức
tường trả tiền (paywall). Việc này có thể tốn
kém về mặt cả thời gian và tiền. Nó cần vốn
để test các mô hình khác nhau và chấp nhận
các chiến lược cho các số bạn đọc cụ thể, và
các chủ sở hữu phải sẵng sàng chịu rủi ro tài
chính hơn là tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
Tuy nhiên, nội dung được trả phí không nghi
ngờ gì là tương lai cho ngành đang thấy thu
nhập quảng cáo của nó co lại. Quả thực, 41
phần trăm các tờ báo Mỹ đã thiết lập rồi các
paywall, và mô hình nội dung-trả phí chắc có
khả năng lan ra thậm chí rộng hơn trong
những năm tới.
Tiền là nhựa sống của media, dù nó đến từ
sự đặt mua báo giấy, sự đặt mua online, hay
quảng cáo (với số lượng giảm dần). Tiền cần
thiết sẽ không đến từ việc đánh thuế các công
dân “để thanh toán cho các gã đó,” như Bruno
Ledoux, nhà kinh doanh-nhà đầu tư người tự
cho là cứu Libération, một lần đã nhắc tới các
nhà báo của tờ báo. Ở đây, chúng ta bắt gặp
một ảo tưởng khác trong số các ảo tưởng mà
thường làm ô uế cuộc tranh luận về tương lai

66
của media: ý tưởng rằng media được hỗ trợ
bởi tiền của những người đóng thuế.

Ảo tưởng về Media được Trợ cấp


Media có sống sót nhờ việc chính phủ duy trì
sự sống? Các trợ cấp cho báo chí là nhiều và
phức tạp, nhất là ở Pháp. Hệ thống trợ cấp
cần được đơn giản hóa: tôi sẽ đưa ra các
khuyến nghị cho mục đích đó muộn hơn.
Nhưng bây giờ, là quan trọng để là rõ ràng về
vai trò thực sự của các trợ cấp. Thay cho việc
lên án chúng, chúng ta cần suy nghĩ lại
chúng—và trong một số nước tăng chúng.22
Các trợ cấp báo chí có lâu trước khủng
hoảng. Ở Pháp chúng quay lại đến 1920, khi
các tờ báo bán báo với giá ít hơn hai mươi
lăm xu (centime) nhận được một sự giảm
thuế. Qua thời gian hệ thống trợ cấp đã tiến
hóa đáng kể. Cho đến 1973 nguyên tắc đã là
sự can thiệp nhà nước trong khu vực này
phải là trung lập: nói cách khác, tất cả các tờ
báo phải được đối xử ngang nhau, mà không
có sự phân biệt về nội dung hay ý kiến.23 Các
trợ cấp gián tiếp (dưới dạng giảm thuế giá
trị-gia tăng hay bưu phí) được ưu tiên hơn
các trợ cấp trực tiếp.
Ở các nước khác, sự can thiệp nhà nước
chủ yếu có hình thức của các trợ cấp gián

67
tiếp. Trong hầu hết các nước Âu châu, các tờ
báo được lợi từ giảm thuế giá trị-gia tăng
(VAT).24 Mặc dù được tin rộng rãi rằng các tờ
báo Anh không được chính phủ trợ cấp,
trong thực tế chúng đóng zero VAT, mà rốt
cuộc là một trợ cấp thực tế 838 triệu euro.
Tại Hoa Kỳ, quán quân của tự do kinh
doanh, các tờ báo cũng được lợi từ nhiều sự
giảm thuế. Chúng cũng được hưởng giảm
bưu phí kể từ Postal Act (Đạo luật Bưu chính)
1792. Ở Australia, bang New South Wales đã
chấp nhận luật pháp trong 1825 làm cho có
thể để bán các tờ báo với giá thấp hơn đáng
kể—hay thậm chí để cho không từ 1835 đến
1901.
Ngoài các trợ cấp gián tiếp như vậy ra,
nhiều nước Âu châu trợ cấp các tờ báo của
chúng trực tiếp bằng cách này hay cách khác.
Thí dụ, Thụy Điển đưa ra hai kiểu trợ giúp:
một trợ cấp hoạt động mà hiện thời trả cho
tám mươi bảy nhật báo và một trợ cấp phân
phối cho 134 xuất bản phẩm. Tại Na Uy hầu
hết trợ cấp cho tờ báo đứng thứ hai về số
phát hành trong mỗi thị trường địa phương
cũng như cho tờ báo nhỏ nhất trong các vùng
hẻo lánh nào đó. Hệ thống Na Uy cũng hỗ trợ
các tờ báo toàn quốc mà đưa ra các quan
điểm chính trị bất đồng và gây tranh cãi. Mục
tiêu là để duy trì sự đa nguyên trong báo chí
và như thế “trợ cấp” dân chủ.25

68
Cuối cùng, một số chính phủ hỗ trợ ngành
báo theo một cách quanh co hơn. Ở Vương
Quốc Anh, chẳng hạn, David Baines thuật lại
Newspaper Association [Hội các Báo] (ngày
nay là News Media Association) đã cản trở
thế nào một đề xuất 2006 của BBC để đưa các
video tin tức lên online bởi vì chúng cạnh
tranh với các báo địa phương.26 Và các tờ báo
trên khắp thế giới nhận được sự hỗ trợ gián
tiếp từ các quảng cáo và các thông cáo pháp
lý của chính phủ.

Tầm Quan trọng Thật của Trợ cấp Báo


chí
Như thế, báo chí hưởng sự hỗ trợ chính phủ
hầu như ở tất cả mọi nơi, tuy với những sự
khác biệt đáng kể từ nước này sang nước
khác. Nhưng các trợ cấp báo chí đúng là quan
trọng thế nào?
Tại Pháp, nước có tiếng với các trợ cấp
báo chí cao nhất, sự trợ giúp cho báo chí tính
toán trong ba dòng ngân sách (các trợ cấp
cho phân phối, hiện đại hóa, và sự đa nguyên)
tương ứng với một tổng số 419 triệu euro
trong 2012. Ngoài ra báo chí hưởng lợi từ
265 triệu nữa về các chi phí thuế, chủ yếu
dưới hình thức giảm thuế VAT đáng kể, thuế
suất chỉ là 2,1 phần trăm. Cuối cùng, chính
phủ Pháp hỗ trợ AFP với tổng số 117,9 triệu

69
euro hàng năm. Tổng cộng, các trợ cấp báo
chí lên đến 800 triệu euro trong 2012. Con số
đó là rất nhiều hay ít? Thoạt nhìn, 800 triệu
là nhiều hơn 55 triệu của chính phủ Đan
Mạch hay 40 triệu của chính phủ Na Uy rất
nhiều. Nhưng để đo tầm quan trọng của các
trợ cấp báo chí theo một cách có ý nghĩa,
chúng ta phải so sánh các con số này với tổng
doanh thu trong khu vực này.
Ở Pháp, 800 triệu euro là nhiều hơn 9
phần trăm một chút của tổng doanh thu báo
chí. Nếu chúng ta loại sự hỗ trợ AFP (mà làm
lợi chỉ gián tiếp cho các tờ báo), các trợ cấp
vẫn chiếm 7,8 phần trăm tổng doanh thu.
Điều này một phần là do sự thực rằng các trợ
cấp báo chí không chỉ cho các nhật báo quan
tâm chung mà cho các tờ báo miễn phí, các
tạp chí, báo chí kỹ thuật và nghề nghiệp, và
vân vân. Tổng cộng, vài ngàn xuất bản phẩm
nhận được hình thức nào đó của trợ cấp nhà
nước.
Nếu chúng ta tập trung chỉ vào các trợ cấp
cho các nhật báo quan tâm chung (địa
phương và toàn quốc), chúng ta thấy rằng các
khoản này lên đến 5,3 phần trăm của tổng
doanh thu. Kể từ 2013 Bộ Văn hóa và Truyền
thông đã công bố dữ liệu về 200 xuất bản
phẩm nhận được trợ cấp cao nhất, như thế
chúng ta có thể xem xét từng tờ báo, và khi
chúng ta xem xét, chúng ta thấy những sự
biến thiên đáng kể. Về mặt tổng doanh thu,

70
các trợ cấp thay đổi từ 1 phần trăm cho tờ
Corse-Matin đến 23 phần trăm cho tờ báo
L’Humanité. Cho Le Monde là hơn 10 phần
trăm, và cho Libération là gần 17.
Tình hình ở nơi khác trên thế giới ra sao?
Ở Hoa Kỳ, tổng trợ cấp báo chí (dưới dạng
giảm bưu phí và giảm thuế) chiếm ít hơn 3
phần trăm của tổng doanh thu của riêng các
nhật báo và chỉ 1,5 phần trăm của tổng doanh
thu báo chí nói chung (các báo và các tạp chí).
Trong các nước Bắc Âu, có tiếng trao các trợ
cấp báo chí hào phóng hơn, trợ cấp chính phủ
chiếm ít hơn 3 phần trăm doanh thu của các
báo; ở Na Uy nó là 2,2 phần trăm, và ở Thụy
Điển 2,9.
Vì các lý do hiển nhiên, là khó để là chính
xác khi đưa ra các so sánh quốc tế. Pháp có
vẻ ở trên đỉnh của dải trong việc cho trợ cấp,
nhưng các trợ cấp ở mọi nơi đại thể là có thể
so sánh được về độ lớn. Một cách cụ thể hơn,
các trợ cấp chiếm một phần rất nhỏ của
doanh thu của báo (không lớn hơn 10 phần
trăm ở bất cứ đâu và nói chung, ít hơn 5 phần
trăm).

Trợ cấp trong Khung cảnh


Để hiểu kỹ hơn các tỷ lệ này có nghĩa là gì,
chúng ta phải xem xét media trong khung

71
cảnh rộng hơn của các ngành văn hóa và nền
kinh tế tri thức khái quát hơn. Đặc biệt, là lý
thú để hỏi phần nào của thu nhập ngành văn
hóa đến từ chi tiêu tư nhân và phần nào đến
từ tài trợ công. Ở Pháp trong 2012, chi tiêu
chính phủ về văn hóa và truyền thông đã lên
đến 13,9 tỷ euro, hay 7,2 phần trăm của sản
lượng văn hóa.27
So sánh với sản lượng, sự hỗ trợ nhà nước
cho báo chí là đại thể tương tự với phần
chính phủ chi tiêu trong toàn bộ các khu vực
văn hóa và truyền thông. Tuy vậy, nó thấp
hơn hẳn chi tiêu chính phủ về các định chế
cung cấp sự tiếp cận đến văn hóa và tri thức
(như các thư viện, các kho lưu trữ, và giáo
dục văn hóa) và trong khu vực nghe nhìn, nơi
nó chiếm xấp xỉ 30 phần trăm sản lượng.
Nhưng nó vẫn cao hơn chi tiêu chính phủ
trong khu vực nghệ thuật thị giác rất nhiều
(thị trường nghệ thuật, thiết kế, và nhiếp
ảnh), xuất bản sách, kiến trúc, và các ngành
xử lý ảnh và âm thanh (nhạc thu âm, video,
video game, các nhạc cụ, và các bản tổng
phổ), nơi nó là 1 phần trăm. Các khu vực so
sánh được nhất với báo chí về mặt sự can
thiệp công gồm phim, các công trình kỷ niệm
lịch sử, và nhà hát trực tiếp. Ở Pháp, Centre
National du Cinéma et de l’Image Animée
(CNC) đã chi hơn 300 triệu euro để hỗ trợ
ngành phim Pháp trong 2015.28 Số này là
thấp hơn sự hỗ trợ Anh cho ngành phim, nơi
một mình “sự giảm thuế phim” đã dẫn đến

72
hơn 300 triệu euro giảm thuế trong 2013–
2014, thêm vào đó người ta phải cộng sự tài
trợ từ British Film Institute (BFI).29
Hơn nữa, ngay cả ở các nước nơi các trợ
cấp báo chí là tương đối thấp, những sự can
thiệp nhà nước vào media qua các trợ cấp
cho khu vực nghe nhìn. Điều này là thế ở
Vương Quốc Anh, chẳng hạn, nơi các trợ cấp
báo chí (dưới dạng giảm VAT) lên tới ít hơn
mười ba euro trên đầu người trong 2014–
2015, nhưng tài trợ công cho media nghe
nhìn đã vượt tám mươi euro trên đầu người
(chủ yếu từ phí cấp phép [licence fee-để
nghe/xem BBC]).30 Vẫn còn phải xem liệu sự
hỗ trợ công mạnh này cho BBC có sẽ bị những
người Bảo thủ Anh thách thức sau thắng lợi
của họ trong các cuộc bầu cử lập pháp tháng
Năm 2015. Việc Thủ tướng David Cameron
chọn John Whittingdale làm bộ trưởng văn
hóa, ông là một người kịch liệt chỉ trích việc
sử dụng phí cấp phép để tài trợ cho BBC. Ông
đã nói rằng phí cấp phép là “tồi hơn thuế
thân” được lập dưới thời Margaret Thatcher.
Tất cả các dấu hiệu là những sự cắt sâu sắp
xảy ra.
Chỉ ở Hoa Kỳ sự can thiệp chính phủ là
thấp trong cả khu vực báo in và khu vực nghe
nhìn. Tổng tài trợ công của Corporation for
Public Broadcasting (CPB), mà hỗ trợ radio
và truyền hình công ở Hoa Kỳ, đã lên đến ít
hơn ba euro trên đầu người trong 2012, với

73
phần của chính phủ liên bang ít hơn 1,2 euro
trên đầu người Mỹ.31 Hơn nữa, sự hỗ trợ
công Mỹ gián tiếp cho báo chí (qua giảm bưu
phí và giảm thuế) là ít hơn ba euro trên đầu
người.
CUỐI CÙNG, LÀ lý thú để so sánh cái các tờ
báo nhận được từ nhà nước với cái chúng trả
lại cho nhà nước. Quả thực, các tờ báo, giống
các hãng khác, trả rất nhiều cho nhà nước
dưới dạng các thuế, các phí, và các đóng góp
bảo hiểm xã hội. Hãy xem xét trường hợp
Pháp, mà sẵn có dư dả dữ liệu. Tôi sẽ tập
trung lại lần nữa vào 200 nhật báo khu vực
và toàn quốc mà nhận được nhiều sự giúp đỡ
nhà nước nhất. Tính trung bình, sự trợ giúp
cung cấp cho các xuất bản phẩm này lên đến
ít hơn 60 phần trăm của cái chúng trả cho
nhà nước về thuế, và ngay cả con số này bị
thổi phồng bởi các xuất bản phẩm nào đó mà
nhận được các trợ cấp đặc biệt lớn: trung vị
là chỉ 35 phần trăm. Nói cách khác, các tờ báo
(với ít ngoại lệ) trả cho nhà nước nhiều hơn
chúng nhận rất nhiều. Nếu chúng ta xem xét
các nhật báo tàn quốc như Les Échos, La
Croix, Le Figaro, và Aujourd’hui en France, tỷ
lệ của các trợ cấp trên thuế thay đổi từ 42
đến 62 phần trăm. Trong năm 2012, tuy vậy,
nó đã là 113 phần trăm cho Le Monde, 117
phần trăm cho L’Humanité, và 146 phần trăm
cho Libération.

74
Kết luận chính của phân tích này là như
sau: khi được đặt vào viễn cảnh của nền kinh
tế như một tổng thể, báo chí không phải là
khu vực được bao cấp mà bị đánh thuế với
một thuế suất thấp hơn các khu vực khác ở
Pháp và ở các nước đã phát triển khác.
Quả thực, những người tham gia khác vào
nền kinh tế tri thức, như các đại học và các
trung tâm nghiên cứu, nhận nhiều tài trợ
công hơn tài trợ tư (từ học phí và các hợp
đồng nghiên cứu, chẳng hạn) và, a fortiori
(tất nhiên), nhiều hơn chúng đóng thuế rất
nhiều. Trong một số nước chúng cũng nhận
thu nhập từ các sự thụ hưởng (endowment)
vốn của chúng, mà chúng đã cóp nhặt một
phần từ sự trợ giúp công (nhất là dưới hình
thức đối xử thuế thuận lợi). Mô hình này
cũng có thể áp dụng cho media nếu giả như
luật thay đổi để cho phép chúng tận dụng nó.
Tóm lại, câu hỏi không phải là liệu media
phải được trợ cấp hay không. Đúng hơn là
liệu chúng có được ban cho một địa vị pháp
lý và thuế thuận lợi trong sự thừa nhận đóng
góp của chúng cho dân chủ—một địa vị có
thể so sánh được với địa vị được hưởng từ
lâu bởi nhiều người tham gia khác vào nền
kinh tế tri thức.

75
Cải cách các Trợ cấp cho Báo chí
Tại Pháp vấn đề là không phải với quy mô của
các trợ cấp báo chí với tư cách như vậy mà
đúng hơn là với hình thức chúng lấy và sự
thiếu vắng của sự nhắm mục tiêu. Như đã lưu
ý ở trước, Thụy Điển trợ cấp các chi phí hoạt
động của tám mươi bảy nhật báo và các chi
phí phân phối của 134 tờ. Dưới khung khổ
pháp lý cai quản báo chí ở Pháp, gần như tất
cả các xuất bản phẩm in được lợi từ sự giảm
VAT lớn và giảm bưu phí—khoảng 9.000 tít
(title) tổng cộng, ít hơn 400 trong số đó là các
tờ báo quan tâm chung.
Bởi vì quy mô của trợ cấp bưu chính,
chúng tôi thấy, giữa 200 xuất bản phẩm nhận
được các trợ cấp lớn nhất trong năm 2012,
có mười tạp chí truyền hình, năm trong số đó
trong số hai mươi lăm title được trợ cấp hết
sức. Và việc này không thậm chí tính đến sự
giảm VAT, 61 phần trăm của số đó thuộc về
các xuất bản phẩm không là các tờ báo quan
tâm chung.32 Nếu chúng ta xem xét tất cả các
hình thức trợ cấp cho báo chí (kể cả các chi
phí thuế), chúng ta thấy rằng 35 phần trăm
thuộc về các tạp chí in phát hành rộng rãi.
Cải cách trợ cấp báo chí ở Pháp vì thế phải
bắt đầu bằng việc thay thế hệ thống hiện thời,
mà là quá phức tạp và bị đè nặng bởi các mục
tiêu mâu thuẫn nhau, bằng một hệ thống đơn
giản hơn, tự động hơn mà dưới đó các trợ cấp
sẽ dựa vào tổng doanh thu hay số phát hành

76
của một tờ báo. Các trợ cấp sẽ chỉ cho các tờ
báo quan tâm chung, làm giảm đáng kể chi
phí của nhà nước. Trong Chương 3, tôi sẽ đề
xuất một cải cách sâu rộng hơn mà có thể
được áp dụng ở các nước khác với Pháp.
Ở Hoa Kỳ, chính phủ cần dành nhiều
nguồn lực hơn cho media. Như đã được lưu
ý, các trợ cấp Mỹ cho cả báo và media nghe
nhìn là thấp và đã thực sự sụt mạnh trong vài
thập niên qua. Thí dụ, trợ cấp bưu chính đã
bị cắt hơn 80 phần trăm dưới Đạo luật Tổ
chức lại Bưu điện 1970. Trong khủng hoảng
hiện thời, nhiều học giả và nhà báo như
Robert McChesney, John Nichols, và Lee
Bollinger đã kêu gọi các trợ cấp chính phủ
cao hơn nhưng tiếp tục tranh cãi về hình thức
tối ưu của sự trợ giúp như vậy.33,34 Một ý
tưởng là media, trong tương lai, phải được
coi là một phần của khu vực phi lợi nhuận.
Trong khi đó, các nhà đầu tư giàu có khác
nhau đã đổ hàng triệu vào media. Một số đề
xuất rằng các nhà đầu tư như vậy được đối
xử như các nhà tài trợ cho các tổ chức phi lợi
nhuận và được cho những sự giảm thuế. Đấy
có là một ý tưởng hay? Nhằm để trả lời câu
hỏi này, đầu tiên chúng ta phải xem xét một
ảo tưởng khác nữa: ý tưởng rằng một thời
hoàng kim mới đã đến cho media.

77
Ảo tưởng về một Thời Hoàng kim Mới
Jeff Bezos, Pierre Omidyar, John Henry—các
tên này có nghĩa bất cứ thứ gì cho bạn? Nếu
không, bạn nên biết rằng nhiều người coi các
nhà tỷ phú này như tương lai của media Mỹ.
Với các túi sâu của họ, họ đã đầu tư hàng
triệu vào các việc kinh doanh media mạo
hiểm trong các năm gần đây, làm sống lại các
công ty thiếu vốn và truyền sức sống mới vào
các phòng tin tức.
Pierre Omidyar, nhà sáng lập của eBay, đã
đầu tư gần 250 triệu $ vào First Look Media,
một công ty lai kết hợp một hoạt động tin tức
phi lợi nhuận với một doanh nghiệp high-
tech vì lợi nhuận. Với một đội ngũ nhân viên
gồm hai mươi mấy nhà báo nhiều kinh
nghiệm, kể cả Glenn Greenwald, nổi tiếng
nhất vì việc công bố các sự tiết lộ của Edward
Snowden về Cục An ninh Quốc gia (NSA), ông
đã khởi động Intercept, một tạp chí làm nghề
báo điều tra online.
John Henry, một nhà đầu tư Mỹ và chủ sở
hữu của đội bóng chày chuyên nghiệp Boston
Red Sox, đã mua tờ Boston Globe với giá 70
triệu $ trong khi Doug Manchester, một nhà
quảng cáo bất động sản, đã mua tờ San Diego
Union-Tribune (sau đó đổi tên là U-T San
Diego) với giá 100 triệu $. Các vụ mua lại
tương tự đã xảy ra ở Pháp. Xavier Niel, cổ
đông chính trong Free (một công ty điện
thoại và Internet) và một trong những người

78
giàu nhất ở Pháp, là đồng chủ sở hữu của Le
Monde và Le Nouvel Observateur và một nhà
đầu tư trong Mediapart. Một tỷ phú nhà đầu
tư viễn thông khác, Patrick Drahi, đã cứu
Libération, rồi đã mua lại Tập đoàn Roularta
Media, xuất bản L’Express, và cuối cùng trở
thành cổ đông chi phối của NextRadioTV mà
sở hữu một số kênh radio và truyền hình
Pháp (kể cả kênh tin tức BFMTV và kênh
radio RMC), như thế tạo ra một đế chế media
thực sự gồm cả media in và media broadcast
(phát thanh/hình).
Cuối cùng, Jeff Bezos, nhà sáng lập và CEO
của Amazon, đã mua Washington Post, một
cột trụ của làng báo Mỹ, trong tháng Mười
2013 với giá 250 triệu $—một món tiền còm
cho một người mà sản nghiệp cá nhân được
ước lượng là gần 30 tỷ $. Đấy là tin tốt? Việc
mua Post đã bảo đảm rằng các nhà báo của tờ
báo sẽ có các nguồn lực và sự độc lập họ cần
cho nhiều năm tới. Bất chấp nhiều sa thải
phòng tin tức trong các năm trước, tờ báo
bây giờ có thể đầu tư và thuê nhân viên mới
cho website được tân trang của nó, mở một
phòng tin tức ban đêm, và cử một đội để
tường thuật về tin nóng hổi. Sự bơm tiền mặt
của ông chủ mới sẽ cho phép Post để trở
thành một phòng thí nghiệm thử nghiệm cho
thời đại số, để suy ngẫm về các hoạt động của
nó, và để tìm kiếm một mô hình mới cho các
tờ báo của tương lai.

79
Cái Chết của Một Loại Quyền Tự do
Tất cả sự đầu tư mới này vào media đã thu
hút sự tán thành nhiệt liệt. Một số người xem
sự quan tâm của các nhà đầu tư tỷ phú này
như sự báo hiệu về một thời hoàng kim mới:
lại lần nữa, các tờ báo sẽ tràn đầy nguồn lực
và nhân viên. Đáng tiếc, không có bảo đảm
nào rằng các nhà đầu tư mới hào phóng này
không ra để mua các công cụ để tăng cường
ảnh hưởng riêng của họ. Còn tồi hơn, họ có
thể chỉ tìm cách mua vui cho bản thân họ. Sự
luyến tiếc của chúng ta cho các triều đại gia
đình lớn mà đã từng thống trị media có thể
dẫn chúng ta để quên rằng cái họ thực sự đại
diện đã là sự tập trung quyền lực. Trong khi
Harrison Gray Otis và Harry Chandler đã khá
tỉnh táo về sứ mạng phục vụ-công chúng của
họ như các chủ sở hữu của Los Angeles Times,
họ cũng—một số người sẽ nói trên hết—đã
dùng tờ báo để thúc đẩy các lợi ích chính trị
và kinh tế của riêng họ. Bộ phim Chinatown
nói cho chúng ta nhiều hơn quyển sách dài về
Harry Chandler đã xây dựng đế chế tài chính
của ông như thế nào. Và rồi tất nhiên có phim
Citizen Kane.
Đã luôn luôn có những người giàu có sẵn
sàng để học đòi làm media, nhưng sự nổi bật
mới tìm được của họ gây ra một vấn đề đích
thực cho dân chủ. Không có sự phủ nhận nào

80
rằng các nhà đầu tư giàu có này đã truyền sức
sống mới và năng lượng vào media. Nhưng
nếu media của tương lai phải phụ thuộc vào
các nhà đầu tư giàu có cho sự tài trợ của
chúng, thì nhiều nguy hiểm ở đằng trước.
Vì sao? Chúng ta hãy tiếp cận vấn đề theo
đường vòng bằng việc xem xét cách các cuộc
vận động chính trị được tài trợ. Trong hầu
hết các nền dân chủ, sự tài trợ vận động được
quản lý bởi các quy tắc nghiêm ngặt. Đặc biệt,
kích thước của các món quà riêng lẻ cho các
đảng chính trị bị hạn chế. Điều này là thế ở
Canada, chẳng hạn. Tại Pháp các thể nhân
không thể biếu hơn 7.500 euro cho bất kể
đảng hay nhóm chính trị nào, và tổng các
khoản đóng góp hộ gia đình không được
vượt quá 15.000 mỗi năm. Các khoản đóng
góp cho một ứng viên riêng lẻ hay các ứng
viên không thể vượt 4.600 euro mỗi cuộc bầu
cử. Ở Hoa Kỳ, cho đến 2014, các khoản đóng
góp cá nhân cho các cuộc vận động liên bang
bị hạn chế ở 123.000$ cho mỗi chu kỳ bầu cử
hai năm. Bên trong giới hạn toàn thể đó, các
khoản đóng góp cá nhân đã không thể vượt
2.600$ cho mỗi ứng viên, và tổng quà biếu
cho các ứng viên không thể vượt 48.600$.
Hơn nữa, các khoản đóng góp cho các ủy ban
hành động chính trị (các PAC) bị hạn chế ở
5.000$ mỗi ứng viên mỗi chu kỳ bầu cử.35
Vì sao áp đặt các giới hạn như vậy? Nhằm
để ngăn cản áp lực tài chính lên các đảng và

81
các ứng viên mà có thể làm hại tính độc lập
của họ. Những lo ngại về sự tham nhũng như
vậy đã tràn lan đến mức chúng đã tìm được
cách của chúng để vào (tác phẩm) hư cấu.
Trong series truyền hình Đan Mạch Borgen,
Birgitte Nyborg lập ra Đảng Dân chủ Mới của
riêng bà, nhưng khi bà tìm kiếm sự tài trợ bà
phát hiện ra rằng một đề nghị rất hào phóng
đến với các điều kiện ràng buộc đi kèm
không thể chấp nhận được (nhà tài trợ muốn
bà thay đổi các phần quan trọng của cương
lĩnh kinh tế của bà). Tình tiết này minh họa
cách tiền có thể làm tổn thương nguyên tắc
cơ bản của tranh luận dân chủ (một người,
một phiếu).
Nếu bạn thích lịch sử hơn tác phẩm hư
cấu, bất cứ số nào của các ví dụ từ quá khứ
Mỹ cho thấy một thiểu số có đặc quyền có thể
sử dụng tiền của nó cho lợi thế chính trị. Một
phán quyết năm 2010 của Tòa án Tối cao đã
dỡ bỏ tất cả các trần về các khoản biếu cho
cái gọi là các Super PAC, các ủy ban hành
động chính trị được cho là không có sự gắn
nào với bất kể đảng hay ứng viên nào. Trong
cuộc bầu cử tổng thống 2012, phán quyết này
đã cho phép khoảng 1,3 tỷ $ trong tài trợ bên
ngoài để ảnh hưởng đến quá trình chính trị.
Các Super PAC có thể quyên và chi các số tiền
không hạn chế để ủng hộ ứng viên bởi vì sự
đòi hỏi rằng chúng duy trì sự độc lập danh
nghĩa bị coi thường trong thực tiễn. Và chúng
hoạt động trong bóng tối bởi vì những người

82
đóng góp có thể vẫn nặc danh. Việc này
khuyến khích các khoản đóng góp công ty và
làm thối nát toàn bộ hệ thống chính trị.36
Một người, một phiếu? Các học giả gần đây
đã cho thấy rằng một lý do hệ thống chính trị
Mỹ đã không ngăn chặn sự lên của bất bình
đẳng trong các thập niên gần đây là những
người đóng góp giàu có đã dùng tiền của họ
để ảnh hưởng đến quá trình bầu cử và lập
pháp. Số 0,01 phần trăm giàu nhất của các hộ
gia đình chiếm được gần 5 phần trăm tổng
thu nhập quốc gia, nhưng cùng các hộ gia
đình này chịu trách nhiệm cho hơn 40 phần
trăm các khoản đóng góp chính trị.37 Các hệ
quả là gì? Martin Gilens đã cho thấy rằng khi
các sở thích của 10 phần trăm nghèo nhất và
của giai cấp trung lưu khác với các sở thích
của những người giàu có, chính sách chính
phủ đáp ứng chỉ với các sở thích của những
người giàu có.38
Tương tự, hàng triệu mà các cá nhân giàu
có (và các công ty) đã đầu tư vào media làm
xói mòn hoạt động của nền dân chủ, mà phụ
thuộc theo những cách quan trọng vào sự
cung cấp cho các cử tri thông tin chất lượng
cao và không thiên vị. Chắc chắn, không ngẫu
nhiên rằng cùng những người thường cả là
những người đóng góp chính trị lớn và các
nhà đầu tư lớn vào media. Các ví dụ nổi bật
nhất là anh em nhà Koch. Charles và David
Koch là các nhà tỷ phú Mỹ kiếm tiền trong

83
ngành hóa dầu. (Chính xác hơn, họ đã thừa
kế một công ty dầu do cha họ sáng lập, và
ngày nay mỗi trong hai anh em có tài sản
được ước lượng là 36 tỷ $.) Hai anh em là
những người bỏ vốn chính của Tea Party và
cũng duy trì các quan hệ chặt chẽ với Fox
News, mà cổ đông đa số của nó, Rupert
Murdoch, đã đóng góp hào phóng cho các
cuộc vận động chính trị Cộng hòa trong hàng
thập kỷ.
Cho dù các động cơ của các nhà đầu tư
giàu có này là trong sáng—cứu media, cung
cấp một hàng hóa công cộng chất lượng, và
kiếm lợi tức trên vốn của họ trong một ngành
mà họ thực sự tin vào—thế còn các con họ thì
sao? Không ai có thể chắc chắn thế hệ tiếp
theo sẽ muốn cái gì: sự thực rằng những
người thừa kế là thất thường là vấn đề chính
với ý tưởng rằng chúng ta đang chứng kiến
một thời hoàng kim mới cho media. Việc dựa
vào các nhà đầu tư hào phóng không phải là
cách để tài trợ media trên một cơ sở lâu dài.
Quả thực, khi đến lúc chuyển quyền sở hữu
cho một thế hệ tiếp theo, các tờ báo Mỹ lớn
đã buộc phải bán các cổ phần của nó trên sở
giao dịch chứng khoán, mà đã tỏ ra là một sai
lầm đáng tiếc.
Tại Pháp một phần chính các nỗi lo của
Claude Perdriel về cái những người thừa kế
của ông sẽ làm với tờ Nouvel Observateur
“của ông” cuối cùng đã khiến ông quyết định

84
bán các cổ phần của ông. Và một phần, chính
sự giải quyết tài sản của chủ báo Italia Carlo
Caracciolo là cái đã đẩy Libération vào khủng
hoảng mà nó thấy mình ngày nay. Đó là vì sao
được ưa thích hơn cho các công ty media để
tổ chức như các quỹ tài trợ (foundation) hơn
là các công ty cổ phần: trong một quỹ tài trợ,
những người thừa kế không thể tự do quyết
định về vốn họ thừa kế. Sự đầu tư là không
thể hủy bỏ được, vì thế là vĩnh viễn.
Tóm lại, hãy để tôi lưu ý rằng các đảng
chính trị Pháp ngày nay được tài trợ chủ yếu
bằng các trợ cấp nhà nước, và ở Hoa Kỳ nhiều
người ủng hộ một cải cách các luật tài trợ vận
động để làm cho sự tài trợ công là phương
tiện độc nhất để tài trợ các cuộc vận động
chính trị. Ý tưởng rằng chính trị không được
điều khiển bởi các quy luật thị trường bắt
đầu có tác động. Các ứng viên, các cử tri, và
các chính sách chính phủ không phải là các
hàng hóa hay các khoản đầu tư. Tương tự,
thông tin mà các công dân dựa vào cho sự
tranh luận dân chủ khai sáng không thể bị
phó mặc cho thị trường.

85
3. MỘT MÔ HÌNH MỚI CHO THẾ
KỶ THỨ HAI MƯƠI MỐT

Có phải chúng ta không thể hình dung một nền


báo chí được sở hữu một cách vô tư bởi một hội
mênh mông của các bạn đọc mà mỗi thành viên
sẽ đóng góp thường xuyên, hay khác đi bởi một
quỹ tài trợ (foundation) thuộc loại rất phổ biến
ở Hoa Kỳ? Trong trường hợp sau, các nhà tài trợ
hào phóng tất nhiên sẽ bị mất quyền và khả
năng để can thiệp vào sự quản lý của tờ báo. Họ
như thế sẽ chứng tỏ, cho lợi thế của họ, sự thuần
khiết của các ý định của họ và đặt bản thân họ
khỏi sự nghi ngờ.

—Hubert Beuve-Méry Ambassadors’ Lecture, 1956

NGƯỜI TA LUÔN CÓ THỂ MƠ MỘNG. Quả


thực, với nhiều tổ chức tin tức bây giờ lún sâu
trong vũng bùn khủng hoảng, trở nên cấp
bách để nghĩ về các mô hình mới cho media.
Mô hình tôi sẽ đề xuất ở đây dựa vào sự gây
quỹ tài trợ từ quần chúng (crowdfunding) và
sự chia sẻ-quyền lực. Tôi hy vọng nó có thể
được dùng như một mẫu (template) kinh tế
và pháp lý mới cho media của thế kỷ thứ hai
mươi mốt, một khuôn mẫu kết hợp các khía
cạnh của cả một công ty cổ phần và của một
quỹ tài trợ. Chúng ta hãy gọi thực thể mới này

86
là một tổ chức media phi lợi nhuận (Non-
profit Media Organization - NMO).
Cuộc tranh luận về địa vị pháp lý của các
tổ chức media là không mới, nhưng trong
thời đại Internet và crowdfunding, cần tư
duy mới. Để bắt đầu, là hữu ích để nhớ lại vài
sai lầm của quá khứ, bắt đầu với kinh nghiệm
về các tờ báo mà đã trở thành các công ty đại
chúng.

Vượt quá Quy luật Thị trường


Các công ty media là không giống các công ty
khác. Mục đích chính của chúng không phải
là để tối đa hóa lợi nhuận và trả cổ tức cho
các cổ đông mà để cung cấp một hàng hóa
công cộng: thông tin tự do, không thiên vị,
chất lượng cao không thể thiếu được cho
tranh luận dân chủ. Hay có lẽ tôi phải nói,
đúng hơn, rằng các công ty media nên không
giống các công ty khác, bởi vì khi chúng giống
thì thông thường là có hại cho thông tin
chúng cung cấp.
Chuyện La peau de chagrin (Miếng da
Lừa) của Honoré de Balzac xoay quanh một
miếng da (peau của tiêu đề) yêu thuật trên đó
các từ sau được ghi, “Nếu bạn sở hữu tôi, bạn
có mọi thứ.” Mọi mong muốn sẽ được ban
cho người sở hữu miếng da này. Nhưng cái

87
giá là cao: “Cuộc đời bạn sẽ thuộc về tôi.” Câu
chuyện về nền báo chí Mỹ và sở giao dịch
chứng khoán cung cấp một minh họa tốt về
loại yêu thuật này. Sau 1960 cổ phần của một
số tờ báo Mỹ bắt đầu trao đổi trên sở giao
dịch chứng khoán: Dow Jones & Company
(mà khi đó sở hữu Wall Street Journal) trong
1963, Công ty New York Times (mà khi đó
xuất bản tờ Boston Globe cũng như tờ New
York Times), Công ty Gannett (USA Today)
trong 1967, Công ty Washington Post trong
1971, và vân vân.
Ý tưởng về đưa các công ty này ra công
chúng ban đầu đã có vẻ có lý. Vì những người
thừa kế của các nhà sáng lập của các triều đại
media này, mà đối mặt với các thuế di sản
đáng kể và có lẽ đã ít quan tâm đến dịch vụ
công hơn tổ tiên của họ, việc ra công chúng
đã có nghĩa là thu về một của trời cho tài
chính. Hơn nữa, một số gia đình đã có khả
năng hưởng của trời cho này mà không mất
đi quyền lực của họ đối với các tờ báo của họ
bằng việc phát hành hai loại cổ phiếu: một
loại được trao đổi công khai và và loại kia
trao cho các quyền bỏ phiếu lớn hơn (thông
thường theo một tỷ lệ mười trên một), với
loại sau được dành cho các nhà sáng lập và
các hậu duệ của họ.
Ngoài ra, việc niêm yết hay ra công chúng
(going public) đã là một cách nhanh và hiệu
quả để nâng vốn vào lúc khi các tờ báo cần

88
tiền mặt để mua các công nghệ mới (cho sự
chuyển tiếp từ linotype [in lino-sắp chữ bằng
chì] sang sắp chữ trên phim, chẳng hạn). Nó
cũng đã là cách nhanh và hiệu quả để xây
dựng một đế chế media dùng các cổ phần
hơn là tiền mặt cho các cuộc sáp nhập và thâu
tóm, như Gannett đã làm.1
Nhưng đã có một cái giá phải trả. Việc ra
công chúng tỏ ra là một sai lầm cả cho bản
thân các tờ báo và cho dân chủ. Tuy vậy, thật
nghịch lý, lợi nhuận báo ban đầu đã tăng lên.
Khi các hậu quả của việc ra công chúng được
đánh giá lần đầu tiên trong các năm 1990,
biên lợi nhuận hoạt động (operating margin)
được thấy đã tăng từ 10 đến 15 phần trăm
của doanh thu lên 20 đến 30 phần trăm hay
nhiều hơn.2 Đáng tiếc, điều này hóa ra là tin
không hay (trừ tất nhiên cho các nhà đầu tư,
mà ban đầu đã thấy giá cổ phiếu và cổ tức
tăng mạnh).
Trong thực tế, biên lợi nhuận được cải
thiện đã đến như kết quả của các biện pháp
khắc khổ hà khắc: chi phí bị cắt và nhân viên
phòng tin tức bị giảm, mà, không ngạc nhiên
đã tác động đến chất lượng tin tức. Rằng điều
này quả thực đúng là rõ ràng từ sự thực rằng
dòng tiền và lợi nhuận đã tăng nhanh hơn
tổng doanh thu: lợi nhuận được nâng lên
bằng việc cắt chi phí làm hại đến chất lượng.
Trong năm năm đầu sau khi Chicago Tribune
trở thành công ty đại chúng, lợi nhuận đã

89
tăng với tốc độ 23 phần trăm một năm trong
khi tổng doanh thu đã tăng với tốc độ chỉ 9
phần trăm; thành tích này đạt được bằng việc
cắt mạnh chi phí.3 Như thế, peau de chagrin
yêu thuật đã co lại một cách không thể tránh
khỏi.
Lợi nhuận được cải thiện cũng đến với cái
giá của dân chủ. Sau khi các tờ báo trở thành
các công ty đại chúng, số phát hành của
chúng đã giảm. Cái có thể đáng ngạc nhiên là,
các nhà đầu tư đã vui về chuyện này. Vì sao?
Bởi vì trong nhiều trường hợp, sự giảm đã là
kết quả của một chiến lược cố ý: các tờ báo
đã nhắm nội dung của chúng đến các độc giả
giàu có hơn nhằm để tăng thu nhập quảng
cáo của chúng. Hãy nhớ lại rằng cho đến đầu
các năm 2000, quảng cáo đã chiếm 80 phần
tram doanh thu của các tờ báo Mỹ. Việc này
đã dẫn đến sự phân mảnh thị trường và đến
giá tăng lên cho các tờ báo. Trên hết, nó để lại
một số tăng lên của những người không có
một nguồn tin tức.
Những người này bị tước đoạt theo hai
cách. Khi giá báo tăng lên, các bạn đọc nghèo
hơn đã không còn khả năng chi trả cho chúng
nữa. Hơn nữa, các cộng đồng nào đó đã bị
media bỏ rơi (hay, chính xác hơn, bị các nhà
quảng cáo bỏ rơi), tạo ra một chân không
thực sự. Nỗ lực vì lợi nhuận cao hơn đã tác
động không chỉ đến các tờ báo mà cả các đài
radio và truyền hình nữa (một số đài truyền

90
hình đã có biên lợi nhuận hoạt động trên 50
phần trăm), và sự cấp bách để sản xuất tin
tức địa phương có chất lượng đã chấm dứt.4
Điều này đã xảy ra, tuy vậy, bất chấp sự thực
rằng các đài phát bề ngoài được yêu cầu để
dành một phần thời gian phát sóng của
chúng cho các hoạt động công cộng địa
phương. Nhưng sự đòi hỏi này đã chẳng bao
giờ được thi hành nghiêm túc ở Hoa Kỳ.5
Khi thu nhập quảng cáo sụp đổ trong đầu
các năm 2000, đặc biệt trong các báo quan
tâm chung, sự phá sản hoàn toàn của chiến
lược này đã bộc lộ. Các tờ báo đã phát hiện ra
rằng chúng không thể dựa vào thu nhập từ
quảng cáo, và các công ty được giao dịch công
khai đã thấy tính sinh lời của chúng lao thẳng
xuống. Chúng đã trả một giá đắt cho chiến
lược tối đa hóa lợi nhuận của chúng. Sự giảm
chất lượng nảy sinh đã đuổi các bạn đọc tiềm
năng, những người không còn muốn trả tiền
cho loại tin tức được tạo ra nữa. Các tờ báo
như thế đã mất cả các nhà đầu tư và các bạn
đọc. Một số đế chế media sau đó đã bán tống
các tài sản báo của chúng. Các công ty media
chịu thiệt hại và dân chủ cũng thế.

Thị trường
Media tin tức bằng cách nào đó phải vượt quá
các quy luật thị trường. Cuộc đua vì lợi nhuận

91
cao hơn đã dẫn các công ty media đến sao
nhãng mục đích hàng đầu của chúng, mà là
để cung cấp thông tin không thiên vị, chất
lượng cao. Để diễn đạt thẳng thừng: cổ phần
của các công ty media tin tức không được
giao dịch công khai. Điều này là đặc biệt đúng
ở Hoa Kỳ, nơi các công ty do công chúng nắm
giữ có một trách nhiệm ủy thác đối với các cổ
đông của chúng để tối đa hóa lợi nhuận.
Nghĩa vụ pháp lý này xung đột với trách
nhiệm đạo đức của chúng để “phục vụ phúc
lợi chung” (như được cho biết trong Tuyên
bố về các Nguyên tắc của Hội các Tổng biên
tập Báo Mỹ). Tương tự, bởi vì các đại học có
một trách nhiệm đạo đức để giáo dục và tiến
hành nghiên cứu, là khó để tưởng tượng
chúng như các công ty đại chúng tối đa hóa
lợi nhuận.
Tại Pháp đã có sự cân nhắc nghiêm túc để
đưa Le Monde ra công chúng, nhưng cuối
cùng việc đó đã không xảy ra. Mặc dù không
tờ báo Pháp nào được niêm yết, tuy nhiên
chúng chịu logic thị trường. Tuyệt đại đa số
các tờ báo là các công ty cổ phần, và ngay cả
trong sự thiếu vắng nghĩa vụ ủy thác với các
cổ đông, nhiều tờ khá hiển nhiên đã được
quản lý theo cách ưu tiên lợi nhuận hơn chất
lượng tin tức. Những người có cổ phần trong
các tờ báo hầu như không là các khán giả vô
tư.

92
Vào cuối Chiến tranh Thế giới II, nhiều
người ở Pháp đã ủng hộ quan niệm rằng các
tờ báo phải được hưởng một địa vị pháp lý
đặc biệt. Kể từ đó, tuy vậy, ý tưởng đã được
chứng minh bằng việc vi phạm nó, trừ các
thử nghiệm thi thoảng với các hội bạn đọc,
các hội nhà báo, và sự thu xếp hợp tác xã.

Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận


Tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Ireland, và
Đức, các công ty báo đã thử nghiệm với
những công thức sáng tạo đa dạng trong
nhiều năm. Nhiều tổ chức media phi lợi
nhuận đã nổi lên.
Tại Hoa Kỳ, người ta thấy media sở hữu
nhà nước như Voice of America (Đài Tiếng
Nói Mỹ), media sở hữu của đại học (như State
Press của Arizona State University,
Oklahoma Watch, và Dự án Phóng sự Quốc tế
[International Reporting Project]), và các
quỹ tài trợ [foundation] media, mà về chúng
tôi sẽ nói nhiều hơn một lát nữa.
Tại nước Đức tập đoàn media lớn nhất,
Bertelsmann—số một ở châu Âu và một
trong những công ty media lớn nhất trên thế
giới—được sở hữu bởi Quỹ tài trợ
Bertelsmann. Trong trường hợp cái tên
Bertelsmann chẳng có nghĩa gì với bạn, đây

93
là vài con số: tổng doanh thu 16,4 tỷ euro
trong 2013; lợi nhuận 870 triệu euro;
110.000 nhân viên. Bertelsmann chiếm một
chỗ quan trọng trong phong cảnh media ở
Pháp, ở châu Âu và ở Hoa Kỳ, nơi nó là cổ
đông đa số trong Penguin Random House,
nhà xuất bản lớn nhất trên thế giới.6 Từ 2004
đến 2008, nó sở hữu một nửa Sony BMG,
công ty thu âm lớn nhất thế giới lúc đó.
Công thức Bertelsmann có là giải pháp
thần diệu cho khủng hoảng media? Nó có đưa
ra một mô hình cho tương lai? Nó là một
trường hợp lý thú bởi vì nó minh họa bằng
thí dụ dưới dạng cực đoan về cả các lợi thế và
các hạn chế của địa vị quỹ tài trợ cho các công
ty media. Lợi thế chính là tính ổn định: các
quỹ tài trợ dựa vào các quà tặng không thể
hủy bỏ bởi các nhà sáng lập của chúng. Đây
là một ưu thế quan trọng. Bertelsmann
Foundation, được tạo ra trong 1977, ngày
nay là cổ đông chính trong công ty media
Bertelsmann, mà có niên đại từ 1835.
Reinhard Mohn, người sở hữu công ty khi
quỹ tài trợ được thành lập, đã chuyển đa số
cổ phần của ông cho quỹ tài trợ trong năm
1993.
Quà tặng này đã thành lập công ty, mà đã
luôn luôn từ chối trở thành công ty đại
chúng, trên một nền tảng ổn định (bảo vệ nó
đặc biệt khỏi vấn đề thừa kế). Các nhân viên
cũng được lợi từ sự sắp đặt này nhờ một kế

94
hoạch chia sẻ lợi nhuận hào phóng. Dù các
thế hệ đến sau của những người thừa kế có
thể muốn, họ không thể thanh lý các cổ phần
để lại cho quỹ tài trợ. Cấu trúc này đã không
hề ngăn cản Bertelsmann tăng trưởng. Uy tín
tín dụng của nó được các cơ quan đánh giá
trái phiếu đánh giá, các trái phiếu của nó
được giao dịch, và nó cũng phát hành “các
chứng chỉ chia sẻ lợi nhuận” (mà cũng có thể
được giao dịch). Các hạn chế của mô hình này
là gì? Để vay mượn lời của Hubert Beuve-
Méry được trích trong đề từ cho chương này,
“các nhà tài trợ” đã không mất hoặc “quyền”
hay “khả năng để can thiệp trong quản lý”
của công ty media. Các chứng chỉ chia sẻ lợi
nhuận được công ty phát hành không trao
quyền bỏ phiếu nào cho những người sở hữu
chúng. Tất cả các quyền bỏ phiếu vẫn là của
Bertelsmann Management, mà được kiểm
soát bởi quỹ tài trợ và cũng thực hiện các
quyền bỏ phiếu của gia đình. Chủ tịch của
Bertelsmann Management là Liz Mohn, vợ
của Reinhard Mohn, bà cũng là phó chủ tịch
của quỹ tài trợ và hội đồng giám thị của nó,
trong đó con trai bà Christoph Mohn và con
gái bà Brigitte Mohn cũng là các thành viên.
Sau khi được Carl Bertelsmann thành lập
trong năm 1835, công ty media đã được lãnh
đạo bởi con trai Heinrich của Carl, Johannes
Mohn con rể của Heinrich, và sau đó bởi bốn
thế hệ nữa của nhà Mohn xuống đến
Reinhard, mà đã trở thành chủ tịch trong

95
năm 1947 và đã chết trong 2009, để lại chỗ
của ông cho vợ ông, Liz. Bất chấp các thành
công không thể chối cãi, cấu trúc quỹ tài trợ
đã thường xuyên được dùng để bảo đảm
rằng quyền lực vẫn ở trong gia đình.
Theo cách này nhà Bertelsmann-Mohn đã
duy trì quyền lực của họ trên tập đoàn media
Đức trong sáu [đến 2021 là bảy] thế hệ. Có
bất kể sự khác biệt thực nào giữa chiến lược
này và chiến lược của Rupert Murdoch,
người đã thông báo rằng ông từ bỏ sự kiểm
soát 21st Century Fox và, đồng thời, rằng ông
chuyển dây cương cho con trai ông James
Murdoch và chức phó chủ tịch cho con trai
khác của ông Lachlan Murdoch? Vì sao tiếp
tay sự kiểm soát gia đình của các công ty qua
các quỹ gia đình được lợi về thuế?

Cai quản và Cổ phiếu


Vấn đề là thế này: địa vị quỹ tài trợ không xác
định các công ty media được cai quản như
thế nào. Mối quan hệ giữa các nguồn lực tài
chính và quyền lực ra quyết định vẫn không
được giải quyết. Quyền lực phải tỷ lệ nghiêm
ngặt với phần vốn? Nếu thế, các quyền lực
đối trọng tiềm tàng nào có thể tồn tại?
Trong một công ty cổ phần điển hình,
không có quyền lực đối trọng nào. Bất cứ ai

96
sở hữu phần lớn cổ phần cũng có phần lớn
quyền bỏ phiếu. Đấy là một vấn đề, bởi vì một
cổ đông chi phối có thể đảm bảo rằng công ty
phục vụ chương trình nghị sự kinh tế hay
chính trị của riêng mình hơn là lợi ích công.
Như đã lưu ý sớm hơn, chúng ta có một vấn
đề tương tự với các khoản đóng góp vận
động, và để xử lý nó chúng ta phải lập nên các
giới hạn nghiêm ngặt về số lượng mà có thể
được “đầu tư” vào các cuộc vận động chính
trị. Là khó để áp đặt các giới hạn tương tự về
đầu tư vào media, và cho dù giả như là có thể
để làm vậy, sẽ là không đáng mong muốn vì
media hiện thời đang thiếu vốn. Chúng ta cần
tìm một cách để khuyến khích đầu tư vào các
công ty media, không phải để làm nản lòng
nó.
Như thế, mặc dù tôi nhận ra các lợi thế của
hình thức quỹ tài trợ và trong một số khía
cạnh lấy sự cảm hứng của tôi từ nó, tôi muốn
đề xuất một mô hình mới, tôi gọi là mô hình
tổ chức media phi-lợi nhuận, mà kết hợp các
đặc tính của cả các quỹ tài trợ và các công ty
cổ phần.
Mục đích của mô hình mới này gồm hai
phần. Thứ nhất để đưa vốn mới cho media
(bằng việc trao các lợi thế thuế hấp dẫn) và
để ổn định hóa cơ sở vốn bằng làm cho các
khoản đầu tư là không thể hủy ngang được.7
Thứ hai là để hạn chế quyền lực ra quyết định
của các nhà đầu tư bên ngoài (đổi lại điều đó

97
các nhà đầu tư nhận được những sự giảm
thuế nào đó). Việc này có thể được làm bằng
việc nghĩ ra các điều lệ nghiêm ngặt xác định
chỗ của các hội bạn đọc và hội nhân viên
trong cấu trúc cai quản và bằng việc thiết lập
một khung khổ tài khóa để khuyến khích
crowdfunding. Dưới các điều lệ này, các
quyền bỏ phiếu sẽ ngừng tỷ lệ với cổ phần sở
hữu (vượt quá một mức tham gia nào đó).
Ngược lại, các cổ đông nhỏ sẽ có quyền bỏ
phiếu của họ tăng lên. Mục tiêu là để cho
phép sự luân chuyển đích thực của quyền lực
và nhân sự.
Trước khi đi vào chi tiết hơn, hãy để tôi
khảo sát nhanh các mô hình hiện tồn của các
tổ chức media phi lợi nhuận để có được ý
tưởng tốt hơn về các lợi thế và các hạn chế
của chúng.

Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận hiện



Một trong các tờ báo độc lập được quỹ tài trợ
-sở hữu là tờ Guardian, một cột trụ của nền
báo chí Anh. Tờ Guardian được sở hữu bởi
Guardian Media Group, mà bản thân nó được
kiểm soát hoàn toàn bởi Scott Trust, một quỹ
tài trợ phi-lợi nhuận mà sứ mạng của nó kể
từ 1936 đã là để bảo vệ sự độc lập của tờ báo.
Tương tự, tờ Irish Times, được thành lập

98
trong 1859, đã được sở hãu bởi Irish Times
Trust kể từ 1974.
Tại Đức, như đã lưu ý ở trước, có Quỹ tài
trợ Bertelsmann. Một trong những nhật báo
Đức hàng đầu, tờ Frankfurter Allgemeine
Zeitung (FAZ) bảo thủ, với số phát hành hơn
300.000, được sở hữu 93 phần trăm bởi
FAZIT-Stiftung.
Tại Pháp, Ouest-France, nhật báo dẫn đầu
về mặt số phát hành, được sở hữu bởi một tổ
chức phi-lợi nhuận (được gọi là một hội luật
1901) kể từ đầu các năm 1990. Với địa vị
pháp lý này, tờ báo đã có khả năng tránh một
cuộc thâu tóm thù địch (trước kia, các cổ
đông đã được phép bán cổ phần của họ cho
người trả giá cao nhất).8 Tương tự, chính để
phong tỏa vốn của La Montagne và để duy trì
sự độc lập của tờ báo mà đã dẫn Marguerite
Varenne, bà góa của nhà sáng lập Alexander
Varenne và chủ sở hữu của gần 80 phần trăm
cổ phần của công ty trong 1980, để lập ra một
quỹ tài trợ mà bà đã biếu đa số cổ phần của
bà.
Tuy vậy, chính ở Hoa Kỳ, nơi hoạt động từ
thiện thống trị tối cao, mà chúng ta thấy số
lớn nhất của các tổ chức media phi lợi
nhuận.9 Một trong những tổ chức nổi tiếng
nhất là ProPublica, một tờ thuần Internet
chuyên về làm báo điều tra, mà Herbert và
Marion Sandler lập ra trong 2008 với một sự
hiến tặng vài triệu dollar. Site, bắt đầu với hai

99
mươi tám nhà báo và bây giờ sử dụng bốn
mươi ba, đã đạt hai Giải Pulitzer rồi.
Đấy chỉ là một thí dụ—không rất đại diện
về mặt quy mô hay thành công—về làm báo
phi-lợi nhuận. Giữa các dự án kinh doanh
mạo hiểm thành công hơn chúng ta thấy
Tampa Bay Times (trướ kia là St. Petersburg
Times), mà được sở hữu bởi Viện Poynter,
một trường báo chí phi-lợi nhuận; tờ Texas
Tribune, được khởi động trong 2009 và được
tài trợ bởi một số quỹ tài trợ cũng như các
khoản biếu cá nhân; tờ Christian Science
Monitor; và tất nhiên AP (Associated Press),
một trong các hãng thông tấn đứng đầu thế
giới và hợp tác xã cổ nhất.
Liệu chúng ta có thể nói rằng hình thức
phi-lợi nhuận là giải pháp cho khủng hoảng
media hiện thời? Bất chấp các trường hợp
phi thường được trích dẫn ở trên, hầu hết các
công ty media phi lợi nhuận là rất nhỏ. Hoạt
động với số nhân viên hạn chế và ngân sách
khiêm tốn, chúng không thể khao khát bao
phủ toàn diện tin tức. Theo Pew Research
Center, tuyệt đại đa số các công ty này có ít
hơn năm nhân viên toàn thời gian; vài không
có nhân viên nào. Theo số đo này những tổ
chức như ProPublica và Trung tâm Phóng sự
Điều tra (với bảy mươi ba nhân viên) được
coi như những gã khổng lồ. Hầu hết các tổ
chức này làm nghề báo nghách (niche

100
journalism), chuyên về các lĩnh vực chủ đề
được xác định hẹp.
Mặc dù các xuất bản phẩm như vậy có
mang lại không khí trong lành đáng hoan
nghênh cho tranh luận dân chủ và trong
chừng mực nào đó lấp chỗ trống do sự cắt chi
phí trong media truyền thống để lại, chúng
không có vẻ có khả năng để thay thế cho các
tờ báo hiện có, nhất là vì hầu hết chúng là các
tổ chức thuần Internet, mà chịu cùng các
điểm yếu như các website của báo. Sự viếng
thăm trung bình đến website của một xuất
bản phẩm phi-lợi nhuận kéo dài ít hơn hai
phút, một nửa độ dài của sự viếng thăm trung
bình tới site của một tờ báo truyền thống Mỹ
và ít hơn nhiều thời gian đọc một tờ báo in
truyền thống.10
Những điểm yếu này không liên hệ về bản
chất với địa vị quỹ tài trợ của các tổ chức
được nói đến nhưng phần lớn do sự cấp vốn
không thỏa đáng. Các quỹ tài trợ xứng đáng
công trạng vì việc đưa các bạn đọc quay lại
trung tâm của bức tranh bởi vì chúng không
dựa vào thu nhập quảng cáo và không phải là
nô lệ cho thị trường, thế nhưng chúng đã
không kéo các bạn đọc vào việc tài trợ của
chúng. Với việc này cái tôi muốn nói đơn giản
là, ít tổ chức media, dù là vì-lợi nhuận hay
phi-lợi nhuận, đã thử tận dụng crowdfunding
quy mô lớn. Trừ Voice of San Diego, mà đã
khởi động một trong những cuộc vận động

101
gây quỹ cho media từ quần chúng lớn nhất từ
trước đến nay (Bigger Voice Fund), các công
ty media đã quyên rất ít tiền qua con đường
này. Các quỹ tài trợ thường ưa các khoản
biếu lớn từ các cá nhân giàu có, các hãng, hay
các quỹ tài trợ khác hơn các khoản đóng góp
cá nhân nhỏ. Việc này gây ra hai vấn đề. Thứ
nhất, chúng trở nên dễ bị tổn thương với ảnh
hưởng quá đáng của một số nhỏ cá nhân, như
thế tạo ra một rủi ro cho dân chủ. Và thứ hai,
chúng trở nên dễ bị tổn thương ngang thế với
suy thoái kinh tế và vì thế trở nên dễ vỡ về
mặt tài chính.
Một điểm khác đáng nhấn mạnh: các luật
thuế liên quan đến các quỹ tài trợ là cực kỳ
phức tạp ở cả Hoa Kỳ và Pháp, và điều này
đặt những giới hạn nghiêm ngặt lên sự phát
triển của media dựa vào quỹ tài trợ hay
media thay thế khác. Tại Hoa Kỳ, là rất khó
cho một hoạt động tin tức phi-lợi nhuận để
thỏa mãn các tiêu chuẩn của Mục 501(c)3
của luật thuế, mà phải được thỏa mãn bởi bất
kể tổ chức nào tìm cách chấp nhận những
khoản đóng góp được miễn thuế và tránh
đóng thuế thu nhập công ty. Đặc biệt, là
không luôn luôn dễ cho các hãng media để
chứng minh rằng chúng thỏa mãn đòi hỏi
“chủ định giáo dục”.
Tại Hoa Kỳ, media thoạt nhìn không được
coi như hoạt động vì lợi ích công, cho nên nếu
chúng muốn được đối xử như các quỹ tài trợ

102
chúng phải chấp nhận một chiến lược quanh
co như lập một liên minh với một quỹ tài trợ
có mục đích giáo dục nghiêm ngặt. Vì thế, gần
hai phần ba của các hãng media phi-lợi
nhuận ở Hoa Kỳ hiện thời được trợ cấp bởi
các tổ chức khác (như các đại học) mà thỏa
mãn các đòi hỏi của Mục 501(c)3. Chỉ một
phần ba là độc lập. Các dự luật (như dự luật
được Thượng nghị sĩ Ben Cardin đệ trình)
được thiết kế để làm cho dễ hơn nhiều cho
các tờ báo để có đủ tư cách dưới Mục
501(c)3, nhưng đến nay các dự luật này đã
chẳng đi đến đâu.11
Tương tự, ở Pháp các điều luật cai quản
các tổ chức phi lợi nhuận là cực kỳ phức tạp.
Một “luật hiện đại hóa kinh tế” năm 2008 đã
tạo ra một thực thể mới, quỹ quyên vốn
(fonds de dotation), mà dễ hơn nhiều để
thành lập so với một quỹ tài trợ nhưng vẫn
đưa ra một sự giảm thuế cho các nhà tài trợ,
nhưng địa vị này không mở cho các tổ chức
media. Giống các nhóm 501(c)3 ở Hoa Kỳ,
các quỹ quyên vốn (endowment fund) ở
Pháp phải hoạt động vì lợi ích công cho một
mục đích xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao,
hay từ thiện. Như thế, media bị loại trừ. Các
nhà chức trách Pháp đang xem xét mở rộng
địa vị quỹ tài trợ cho các tổ chức media, tuy
vậy, và hy vọng rằng việc này sẽ xảy ra. Một
khả năng là để tuyên bố sự duy trì tính đa
nguyên báo chí như một sứ mạng vì lợi ích
công. Trong mọi trường hợp là cực kỳ quan

103
trọng để bắt đầu nghĩ về media như phần của
một hệ sinh thái lớn hơn nhiều, khu vực tạo
ra tri thức của nền kinh tế.

Cái Giá của sự Độc lập


Một thứ chúng ta học được từ các thí dụ Mỹ
và Pháp là, chúng ta chần chừ liên miên. Ý
tưởng rằng media tin tức, giống các đại học,
cung cấp một hàng hóa công cộng được chấp
nhận ngày càng rộng. Vì thế, phải là chính
đáng cho nhà nước để giúp đỡ chúng và
khuyến khích các khoản biếu tư nhân qua sự
giảm và miễn thuế. Thế nhưng các công ty
media cũng là các doanh nghiệp tư nhân (hầu
hết là các công ty cổ phần), vì thế không có cơ
sở pháp lý nào cho việc ban cho chúng sự
miễn thuế. Và một số được sở hữu bởi các
công ty lớn, như Dassault Aviation sở hữu Le
Figaro, cho nên vì sao chúng không phải
đóng thuế như bất cứ công ty khác nào?
Tuy vậy, hãy nhớ rằng báo chí nói chung,
không chỉ media tin tức, được hưởng rồi các
lợi thế thuế nào đó (như sự giảm VAT đáng
kể chúng nhận được ở Pháp và các nước
khác). Hơn nữa, các doanh nghiệp phi-lợi
nhuận được định nghĩa không phải bởi sự
vắng mặt hoạt động thương mà bởi sự quản
lý không vụ lợi. Đặc biệt, bất kể tiền lãi dương
nào phải được tái đầu tư vào hãng và không

104
được phân chia. Thu nhập báo chí hiện thời
đang là thế, điều này sẽ không là bất kể trở
ngại nào.
Chúng ta hãy mở rộng cách nhìn của
chúng ta đến nền kinh tế tri thức nói chung.
Tại Pháp các tổ chức tư nhân “mà sự quản lý
của nó là bất vụ lợi và mà tham gia vào biểu
diễn trực tiếp hay chiếu phim cho công
chúng” có thể chấp nhận các khoản biếu
được khấu trừ thuế cho dù chúng được yêu
cầu đóng các thuế thương mại. Tương tự, các
công ty media cũng là các tổ chức tư nhân mà
phải, với điều kiện sự quản lý của chúng là
bất vụ lợi tương tự, được phép chấp nhận các
khoản biếu có thể được khấu trừ thuế để hỗ
trợ sự cung cấp thông tin chất lượng cao cho
công chúng. Nếu tổ chức cũng tiến hành các
hoạt động thương mại đáng kể, như là thế với
báo chí, các hoạt động đó có thể được tách
thành một chi nhánh thương mại.
Đây không phải là chỗ để đào sâu vào các
chi tiết pháp lý nhỏ. Nhiều chi tiết kỹ thuật,
mà cần được bao gồm, vượt xa phạm vi của
cuốn sách này và thay đổi nhiều từ nước này
sang nước khác. Điểm chính của tôi không
phải là đề xuất những sự cải thiện cụ thể
trong luật Mỹ hay Pháp. Đúng hơn là để lập
luận rằng việc mở rộng sự giảm thuế ban cho
các quỹ cúng vốn (endowment fund) ở Pháp
và các tổ chức 501(c)3 ở Hoa Kỳ sẽ đánh dấu
một bước tiến quan trọng. Hệ thống hiện thời

105
cho các khoản đóng góp cho media là quá
phức tạp. Sự đơn giản hóa sẽ khuyến khích
các khoản biếu tư nhân và làm cho trợ giúp
nhà nước hiệu quả hơn. Thậm chí còn quan
trọng hơn, việc tổ chức lại các công ty media
như các quỹ tài trợ (foundation) sẽ làm cho
có thể để thiết lập các sự cúng vốn (capital
endowment) vĩnh viễn. Các quà tặng cho các
quỹ tài trợ là không thể hủy bỏ (irrevocable),
và một hệ thống của các khoản đầu tư không
thể hủy bỏ sẽ làm cho có thể để đảm bảo sự
độc lập của các công ty media trong dài hạn.

Các Hạn chế


Bất chấp nhiều công trạng của các quỹ tài trợ,
chúng không cung cấp câu trả lời cho tất cả
thách thức đối mặt với media. Vì thế, chúng
ta cũng phải suy ngẫm về những mô hình
mới.
Các quỹ cúng vốn (endowment fund) ở
Pháp có thể được thành lập với các thủ tục
pháp lý tối thiểu, nhưng có một nhược điểm
của tính đơn giản này: không có quy chế nào
về điều lệ quỹ. Các cá nhân thành lập quỹ có
thể soạn điều lệ của nó theo cách để giữ lại
tất cả quyền lực ra quyết định cho bản thân
họ và truyền nó cho những người thừa kế của
họ (qua hội đồng cai quản được tuyển dụng
bởi sự kết nạp) mà không có sự đóng thuế di

106
sản và không có sự can thiệp từ các nhân viên
của quỹ hay các cổ đông bên ngoài (như các
crowdfunder). Nếu các quỹ media (media
fund) nhận được sự giảm thuế, các nhà sáng
lập đổi lại phải nhường lại một phần quyền
lực ra quyết định của họ và đồng ý với sự cai
quản dân chủ.
Vị trí của các nhà sáng lập là tương đương
với vị trí của các cổ đông đa số trong một
công ty, vì thế họ phải đồng ý để chia sẻ
quyền lực với các nhà tài trợ nhỏ, những
người phải được phép đóng góp cho sự cúng
vốn của quỹ, không phải để nhận được cổ tức
(bởi vì không có sự phân chia lãi nào trong
một tổ chức phi-lợi nhuận) nhưng chính xác
nhằm để tham gia vào việc ra quyết định.
Quyền lực cũng phải được chia sẻ với các
nhân viên. Nếu các nhà báo (và các nhân viên
khác) đóng góp cho quỹ, thì rõ ràng họ xứng
đáng một chỗ trong các cơ quan chiến lược
của tổ chức, nơi các quyết định thiết yếu
được đưa ra.
Kiểu tổ chức media phi-lợi nhuận tôi đang
đề xuất như thế kết hợp các đức hạnh của các
kiểu pháp lý khác nhau. Nó có được các lợi
thế của một quỹ tài trợ (tính ổn định của sự
tài trợ và khả năng để tập trung vào thông tin
như một hàng hóa công cộng hơn là vào việc
tối đa hóa lợi nhuận làm hại đến chất lượng)
và các đức hạnh của một công ty cổ phần (sự
sở hữu được đa dạng hóa, sự bổ sung hàng

107
ngũ lãnh đạo, và sự ra quyết định dân chủ với
điều kiện là quyền lực của các cổ đông lớn
nhất được hạn chế một cách thích hợp).
Trước khi quay sang các chi tiết của đề xuất
của mình, tôi muốn xem xét lại các kết quả
của những thử nghiệm khác nhau với sự cai
quản dân chủ của các tổ chức media khắp thế
giới.

Các Hợp tác xã


Một số nước đã thử nghiệm với các sự thay
thế khả dĩ (alternative) khác nhau cho công
ty cổ phần đơn giản trong khu vực media. Tại
Pháp, các hội hợp tác sản xuất của người lao
động (sociétés coopératives ouvrières de
production, hay các SCOP) là các công ty
trong đó những người lao động cùng nhau
tham gia làm nghề của họ dưới sự quản lý
trực tiếp của riêng họ hay sự quản lý của các
đại diện được bàu. Dưới nguyên tắc về một
người một phiếu, các SCOP đại diện một hình
thức dân chủ nơi làm việc. Nhật báo khu vực
L’Yonne républicaine đã là một SCOP từ 1955
đến 2008, khi nó bị Centre France mua; Le
Courrier picard, một nhật báo khu vực khác ở
Pháp, đã là một SCOP cho đến 2009. Tại
Vương Quốc Anh, hợp tác xã East End News,
một sáng kiến được ca ngợi rộng rãi của đầu
các năm 1980, đã kéo dài chỉ vài năm. News
on Sunday đã chết sau vài tháng.

108
Tại Hoa Kỳ, một số hợp tác xã, như tờ
Inter-County Leader ở Wisconsin (được xuất
bản bởi Hội Xuất bản Hợp tác xã Liên Quận)
vẫn sống sót. Về mặt lịch sử, tuy vậy, các hợp
tác xã trong khu vực media Hoa Kỳ đã là
hiếm, và vài tờ báo thử nghiệm với hình thức
hợp tác xã đã là các báo nhỏ địa phương với
sự tài trợ rất mỏng.12 Rất ít báo vẫn được sở
hữu (hay thậm chí sở hữu một phần) bởi các
nhân viên của chúng. Một tờ như vậy là
Gazette của thành phố Cedar Rapids, Iowa.
Cho đến khi nó bị Berkshire Hathaway mua
trong 2011, tờ Omaha World-Herald đã là tờ
báo lớn nhất do nhân viên sở hữu ở Hoa Kỳ.
Đề án Quyền sở hữu Cổ phần Nhân viên
(ESOP-Employee Stock Ownership Plan) đã
chẳng bao giờ được ưa chuộng trong khu vực
media.13
Pháp cũng có công ty cổ phần của người
lao động (société anonyme à participation
ouvrière, hay SAPO), nơi một phần vốn của
hãng được sở hữu bởi các nhân viên của nó.14
Đây là một kiểu tổ chức ít được biết đến, và
trừ La Nouvelle République du Centre-Ouest,
một SAPO cho đến 2009, nó đã chẳng bao giờ
được thử trong khu vực media. Mặc dù Đức
không có thực thể pháp lý nào so sánh được
với SAPO, các nhân viên của tuần báo hàng
đầu, Der Spiegel, sở hữu một đa số 50,5 phần
trăm lợi ích trong hãng. Nhưng có một cảnh
báo quan trọng: chỉ các nhà báo làm việc cho
bản in của tạp chí là các cổ đông; các nhân

109
viên của website bị loại trừ. Ngoài ra, những
người lao động trong tất cả các công ty Đức
có được sự đại diện đáng kể trong hội đồng
quản trị dưới sự dàn xếp Mitbestimmung
(cùng quản lý) nổi tiếng.
Vì sao hầu hết các nỗ lực về quản lý dân
chủ đã thất bại, với ít ngoại lệ?15 Hãy xét
trường hợp của L’Yonne républicaine và Le
Courrier picard ở Pháp. Tình hình tài chính
của cả hai tờ báo đã xấu đi đến mức chúng
không còn độc lập nữa, như thế minh họa các
hạn chế của việc người lao động quản lý. Sự
kinh doanh báo đòi hỏi các lượng vốn lớn và
sự đầu tư đáng kể vào các công nghệ mới (các
máy in offset, các máy tính cho phòng tin tức,
vân vân). Các hợp tác xã có thể hấp dẫn về
mặt cai quản dân chủ, nhưng việc này có thể
dẫn đến sự tái phân phối không hiệu quả như
thế kho quỹ là trống rỗng khi đến lúc để đầu
tư.16 Quả thực, hợp tác xã Pháp duy nhất còn
tồn tại, tạp chí Alternatives économiques, mà
đã là một SCOP kể từ 1984, đã quy định trong
điều lệ của nó rằng một phần đáng kể của lợi
nhuận của nó phải được tái đầu tư vào hãng,
mà, do đó, đã tích cóp được các dữ trữ vốn
đáng kể. Hơn nữa, nhiệm vụ quản lý một
hãng trở nên phức tạp hơn khi nó tăng về quy
mô cho nên loại cai quản dân chủ mà người
ta thấy trong các hợp tác xã trở nên khó, nếu
không phải là không thể, trong thực tiễn.

110
Ngoài ra, các cổ đông nhân viên có khuynh
hướng làm nản lòng sự đầu tư mới. Trong
một SAPO, chẳng hạn, luật cho phép mỗi hãng
quyết định số cổ phần tương ứng được phân
cho các nhân viên và các nhà đầu tư. Bất kể
sự thay đổi nào về tỷ lệ cổ phần đòi hỏi sự
sửa đổi điều lệ của hãng, mà cho việc đó rất
khó để có được sự thống nhất. Và địa vị hợp
tác xã không đảm bảo sự độc lập biên tập
nếu, chẳng hạn, cổ phần kiểm soát bị một
công ty lớn mua.
Điểm cốt yếu của vấn đề là có được một sự
cân bằng đúng đắn giữa một logic tài chính
nghiêm ngặt (một cổ phần, một phiếu, với
không sự hạn chế thêm nào và không sự bảo
vệ nào chống lại sự kiểm soát tài phiệt) và
một logic dân chủ nghiêm ngặt (một phiếu
cho mỗi nhân viên như trong một hợp tác xã,
bất luận vốn đã đầu tư hay cam kết cá nhân
với hãng là gì). Logic tài chính nghiêm ngặt
dẫn đến các vấn đề chúng ta đã thảo luận rồi,
trong khi, đáng tiếc, lịch sử dạy chúng ta rằng
logic hợp tác xã không có kết quả trong khu
vực media.
Vì thế, là quan trọng để có một sự cân bằng
giữa hai thái cực này bằng việc tìm kiếm một
thực thể pháp lý trong đó quyền lực không
thể bị tịch thu bởi vài người; trong đó các
nhân viên, bạn đọc, và crowdfunder được
đảm bảo một tiếng nói trong quản lý; thế
nhưng trong đó những người đầu tư nhiều

111
tiền hay nhiều nỗ lực hơn vào hãng đáng
được mức độ nào đó của các quyền bỏ phiếu
được đề cao.

Một Mô hình mới: NMO


Mô hình mới tôi đề xuất trong cuốn sách này,
mà tôi gọi là NMO, Tổ chức Media Phi-lợi
nhuận (Non-profit Media Organization), là
một mô hình lai. Nó được gây cảm hứng một
phần bởi mô hình của các đại học quốc tế lớn,
mà kết hợp các hoạt động thương mại và phi-
thương mại. Nhưng có nhiều với nó hơn thế.
Một mục tiêu là để đảm bảo sự tài trợ lâu bền
cho media bằng việc đóng băng vốn của
chúng. Một mục tiêu thứ hai là để hạn chế
quyền lực ra quyết định của các cổ đông bên
ngoài bằng các điều lệ ràng buộc.
Trong một công ty cổ phần, sự phát hành
các cổ phần mới nêu ra hai vấn đề. Thứ nhất,
vốn của các cổ đông hiện có bị pha loãng như
thế phần của họ trong lợi nhuận giảm xuống,
như giá trị của cổ phần của họ nếu họ muốn
bán. Trong mô hình NMO, rủi ro này không
tồn tại: với tư cách một công ty phi-lợi nhuận,
nó không chia cổ tức nào, và các cổ đông
không thể thu hồi các khoản đầu tư của họ
(như trong trường hợp của một quỹ tài trợ).

112
Thứ hai, quyền lực bỏ phiếu của các cổ
đông hiện có bị giảm: nói cách khác, quyền
lực “chính trị” của họ có thể bốc hơi. Với một
quỹ tài trợ, một rủi ro như vậy không tồn tại:
các nhà đầu tư chỉ là các nhà tài trợ và không
giành được các quyền bỏ phiếu trong cấu
trúc cai quản. Cho dù sự đóng góp bên ngoài
lớn thế nào, hội đồng quản trị đương nhiệm
có tất cả cơ hội nó cần để duy trì quyền lực
của nó. Trong mô hình NMO, vấn đề về sự
pha loãng quyền lực chính trị được giải quyết
theo một cách khác, dân chủ hơn: các quyền
bỏ phiếu của các cổ đông hiện hữu được bảo
vệ, nhưng quyền lực thêm nào đó được trao
cho những người đóng góp nhỏ, những
người được coi như những người tham gia
vào sự quản lý của hãng và không chỉ như các
nhà tài trợ.
Quyền lực của tiền là rủi ro chính mà
media đối mặt ngày nay. Khi lỗ leo lên, các
công ty media thấy các khoản dự trữ của
chúng bốc hơi và buộc phải tìm kiếm vốn
mới, nhưng dưới hệ thống hiện hành sự tái
vốn hóa có một cái giá cao—cụ thể là, mất sự
kiểm soát.
Bất kể hãng nào đều cần vốn để bắt đầu
kinh doanh. Vốn được các nhà đầu tư ban
đầu cung cấp có thể được bổ sung muộn hơn
bằng lợi nhuận để lại. Các khoản lỗ, mặt khác,
làm giảm các khoản dự trữ vốn của hãng. Các
nhà đầu tư ban đầu nhận được cổ phần trong

113
hãng như sự đền bù cho các khoản đầu tư của
họ, và các cổ phần này trao các quyền nào đó:
các quyền bỏ phiếu, một quyền cho một sự
chia sẻ lợi nhuận của hãng, và một quyền để
bán các cổ phần của mình vào một thời gian
muộn hơn. Vì thế, quyền lực đối với hãng
thuộc về những người kiểm soát vốn của nó:
số phiếu dành cho mỗi cổ đông tỷ lệ với số cổ
phần sở hữu.
Bây giờ, giả thiết hãng vấp phải những khó
khăn tài chính và buộc phải tìm kiếm vốn
thêm từ một nhà đầu tư mới. Điều này đã xảy
ra với tờ báo Pháp Libération trong 2014.
Thông thường, quá trình có hai pha. Thứ
nhất, các khoản lỗ hoạt động trên bản cân đối
của hãng làm giảm giá trị của mỗi cổ phần
trong công ty. Quả thực, vốn của hãng có thể
bị quét sạch hoàn toàn, làm giảm giá trị cổ
phần xuống zero. Sau đó các cổ phiếu mới
được phát hành, tại điểm đó đối tác mới có
thể chiếm sự kiểm soát hãng. Trong 2010,
Khi Tập đoàn Le Monde bị các nhà đầu tư
Pierre Bergé, Xavier Niel, và Matthieu
Pigasse mua, tỷ lệ cổ phần sở hữu của Hội các
Nhà báo của Le Monde, mà đã là cổ đông
chính kể từ 1951, đã giảm đáng kể.
Một số công ty bảo vệ bản thân chúng
chống lại sự pha loãng quyền sở hữu và vì thế
sự mất quyền lực chính trị như vậy của các
nhà đầu tư ban đầu bằng việc đòi hỏi rằng bất
cứ sự thay đổi nào về cấu trúc vốn của hãng

114
phải được chấp nhận bởi một đa số đủ tiêu
chuẩn tại một đại hội cổ đông đặc biệt.
Nhưng điều lệ của các hãng cho phép các nhà
đầu tư mới được đưa vào mà không có sự
chuẩn y trước của các cổ đông hiện hành.
Điều này là đơn giản hơn về thủ tục nhưng rõ
ràng không đưa ra sự bảo vệ nào chống lại sự
chiếm quyền kiểm soát bởi các nhà đầu tư
bên ngoài. Là dễ hơn để nắm quyền kiểm soát
một hãng mà cổ phần của nó được bán công
khai trên một sở giao dịch chứng khoán, mặc
dù như thí dụ của New York Times cho thấy,
luôn luôn là có thể để phát hành các loại cổ
phiếu khác nhau, một số có các quyền bỏ
phiếu nâng cao, nhằm để hạn chế các tác
động của một sự pha loãng vốn đến sự kiểm
soát hãng. Chẳng hạn, khi tờ Milwaukee
Journal Sentinel, trước kia được sở hữu bởi
các nhân viên của nó, ra công chúng trong
2002, các cổ phần do nhân viên nắm giữ
được trao mười phiếu mỗi cổ phần so với
một phiếu cho mỗi cổ phần khác. Khi Google
ra công chúng, các nhà sáng lập Sergey Brin
và Larry Page đã thưởng cho bản thân họ các
cổ phần với quyền bỏ phiếu gấp mười lần của
các cổ phần khác, mà đã cho phép họ duy trì
sự kiểm soát hãng bất chấp việc trở thành các
cổ đông thiểu số.
NGƯỢC LẠI, khi một quỹ tài trợ nhận một
quà tặng, nhà tài trợ không có được bất kể
quyền kiểm soát nào. Nhiều đại học quốc tế
đã chấp nhận mô hình này, như các tổ chức

115
văn hóa như các bảo tàng. Một nhà tài trợ có
thể đóng góp hàng trăm triệu euro hay dollar
mà không nhận được bất kể quyền bỏ phiếu
nào.
Mặc dù vài công ty media cũng đã theo mô
hình này, nó không phù hợp một cách lý
tưởng với bản chất của các hoạt động của
chúng. Thí dụ, một số bạn đọc đã đóng góp
tiền để hỗ trợ các tờ báo đang chịu khổ của
họ cứ như họ đang lập ra các hội bạn đọc mà
không trở thành các cổ đông bỏ phiếu. Công
ty không nhường bất kể sự kiểm soát nào để
đổi lấy các quà tặng này, như thế không có lý
do nào để hạn chế số lượng của chúng. Vấn
đề với mô hình này là nó làm giảm bớt
khuyến khích cho các bạn đọc (hay các
crowdfunder) để đầu tư, bởi vì họ không có
được tiếng nói nào về tờ báo được vận hành
ra sao và phải để tất cả quyền lực cho các cổ
đông hiện hữu.

Vốn và Quyền lực


Mô hình NMO tôi đang đề xuất nằm giữa hai
thái cực này. Giống một quỹ tài trợ, nó có thể
chấp nhận các quà tặng không hạn chế. Bất
kể thể nhân hay đạo nhân* nào có thể đóng

*moral person [không được dùng với nghĩa người có đạo đức], đạo
nhân là một thực thể tập thể được luật hay phong tục công nhận

116
góp. Trong mô hình của tôi, những quà tặng
như vậy là có thể được khấu trừ thuế, như
các quà tặng cho các quỹ tài trợ hiện thời
được khấu trừ. Thế nhưng chúng cũng được
đền bù bằng các quyền bỏ phiếu trong hãng:
một quà tặng cho một NMO là một sự đóng
góp cho vốn của nó và vì thế mang lại các
quyền “chính trị” như bất kể sự đầu tư khác
nào.
Chính xác hơn, bất cứ ai đóng góp nhiều
hơn 1 phần trăm của vốn của một NMO nhận
được các quyền bỏ phiếu. (Hiển nhiên, mức
ngưỡng là để ngỏ cho sự thảo luận: nó có thể
được đặt ở 0,5 phần trăm hay 2 phần trăm
thay cho 1 phần trăm.) Điểm quan trọng là
các cá nhân đóng góp ít hơn 1 phần trăm—
các crowdfunder, chẳng hạn, hay các nhân
viên của hãng—có thể lập một hội cho mục
đích để nhận được các quyền bỏ phiếu ưu
tiên. Để đơn giản hóa sự thảo luận, tôi sẽ áp
dụng thuật ngữ cổ đông cho bất kể ai đóng
góp cho vốn của một NMO, cho dù cổ đông đó
không có quyền nào cho bất kể cổ tức nào và

như một cá nhân nhân tạo mà có các quyền và nghĩa vụ nào đó; nó
khác với thể nhân (physical person) là người bằng xương bằng thịt
có các quyền và nghĩa vụ nào đó; nó rộng hơn pháp nhân (juridical
person) là một thực thể tập thể được luật công nhận (tức là có tư
cách pháp nhân hay nôm na là có đăng ký); nói cách khác các đạo
nhân là các pháp nhân hoặc các thực thể không có tư cách pháp
nhân như một cộng đồng, một nhóm được phong tục công nhận,
chẳng hạn hội đồng môn, hội đồng hương,…vân vân. Các hội bạn đọc
ở đây là các đạo nhân (có thể là pháp nhân hay không). Ghi chú của
người dịch.

117
không được phép để bán các cổ phần của
mình.
Để cho một ý tưởng về các bậc độ lớn liên
quan, vốn của một tờ báo điển hình thay đổi
từ hàng chục ngàn euro hay dollar cho các
nhật báo địa phương nhỏ nhất (nhiều trong
số đó được sở hữu bởi các tập đoàn media
lớn) và các site Internet thuần túy đến hàng
trăm triệu cho các nhật báo và các tuần báo
lớn toàn quốc. Đó là vì sao là quan trọng để
cho phép các đạo nhân như các hội bạn đọc
để trở thành các nhà đầu tư trong các công ty
media lớn hơn (bởi vì không bạn đọc bình
thường nào có khả năng để thỏa mãn đòi hỏi
ngưỡng 1 phần trăm của một công ty lớn như
vậy).
Thế nhưng các khoản đầu tư tiềm năng rất
lớn này—và đấy là một đặc điểm chính của
mô hình mới tôi đang đề xuất—xảy ra mà
không có rủi ro về sự mất kiểm soát tồn tại
với một công ty cổ phần bình thường. Làm
sao điều này là có thể? Đòi hỏi then chốt của
một NMO là, quy tắc tỷ lệ—một cổ phần bằng
một phiếu—phải được đặt sang một bên.

Các Quyền Bỏ phiếu trong các NMO


Một cách cụ thể, luật có thể quy định, chẳng
hạn, rằng bất kể khoản đầu tư nào trên, thí

118
dụ, 10 phần trăm vốn của một NMO sẽ mang
lại một phần tỷ lệ ít hơn của các quyền bỏ
phiếu. Thí dụ, các khoản đầu tư trên ngưỡng
có thể mang lại chỉ một phần ba phiếu mỗi cổ
phần. Ngược lại, các nhà đầu tư nhỏ, mà đóng
góp ít hơn 10 phần trăm vốn của công ty, sẽ
nhận được một sự tăng tỷ lệ về các quyền bỏ
phiếu của họ sao cho tổng luôn luôn là 100
phần trăm.
Hệ số tăng được áp dụng cho các cổ đông
nhỏ sẽ phụ thuộc vào cấu trúc toàn thể của
vốn và có thể ở độ lớn 2 hay 3, như các thí dụ
dưới đây minh họa. Điểm cốt yếu là các cá
nhân bạn đọc, nhân viên, và crowdfunder mà
đầu tư ít hơn 1 phần trăm vốn của hãng có
thể cùng nhau tham gia vào một hay nhiều
hội. Chẳng hạn, có thể có một hội bạn đọc hay
các bạn của xuất bản phẩm và một hội khác
của các nhân viên.
Rất quan trọng, các hội này phải được lợi
từ quyền bỏ phiếu tăng lên được ban cho các
cổ đông cho dù sự đóng góp kết hợp của họ
vượt 10 phần trăm vốn của hãng. Ý tưởng là
cho các nhà đầu tư nhỏ một khuyến khích để
đầu tư nhằm làm tăng số của họ. Trong thực
tiễn, luật có thể cho phép một sự linh hoạt
nào đó trong việc đặt các tham số chủ chốt
(ngưỡng 10 phần trăm, hệ số giảm một phần
ba các quyền bỏ phiếu, và ngưỡng 1 phần
trăm) phụ thuộc vào tổng vốn hóa của
hãng.17

119
Vì sao các cổ đông lớn nhất chọn để đầu tư
vượt ngưỡng mà tại đó các quyền bỏ phiếu
của họ ngừng tăng nhanh như quy mô của
đầu tư của họ? Một người lạc quan có thể nói
rằng các nhà tài trợ hào phóng này, để vay
mượn cách trình bày của Beuve-Méry, sẽ
được lợi từ việc chứng tỏ “sự thuần khiết của
các ý định của họ” và như thế “đặt bản thân
họ vượt xa mọi sự nghi ngờ.” Một câu trả lời
thực tế hơn là họ phản ứng với khuyến khích
của sự giảm thuế. Các lợi ích thuế trong thực
tế sẽ bù cho các quyền bỏ phiếu giảm đi sẵn
có cho các nhà đầu tư lớn.
Hơn nữa, lưu ý rằng các luật thuế Mỹ hạn
chế rồi quyền lực của các nhà tài trợ lớn cho
các quỹ tài trợ hay, chính xác hơn, tạo ra một
sự đánh đổi tương tự giữa quyền lực và các
lợi ích thuế. Thực ra có hai loại quỹ tài trợ
phi-lợi nhuận ở Hoa Kỳ: các quỹ tài trợ tư
nhân và các tổ chức từ thiện công cộng. Các
tổ chức từ thiện công cộng nhận được hầu
hết thu nhập của chúng từ công chúng và
nhận các khoản đóng góp từ các nhà tài trợ
đa dạng: các cá nhân, chính quyền, và các quỹ
tài trợ tư nhân. Cụ thể, ít nhất một phần ba
của các khoản đóng góp phải đến từ các nhà
tài trợ đóng góp ít hơn 2 phần trăm của tổng
các khoản đóng góp. Ngược lại, các quỹ tài
trợ tư nhân nhận được hầu hết nguồn lực của
chúng từ một số nhỏ các nhà tài trợ lớn
(thường một cá nhân, một gia đình, hay một
hãng) và không thu hút ngân quỹ từ công

120
chúng. Các tổ chức từ thiện công cộng hưởng
một vị thế thuế thuận lợi hơn các quỹ tài trợ
tư nhân rất nhiều.

Minh họa
Hãy xét một NMO mới tìm cách cóp nhặt vốn
nó cần để bắt đầu kinh doanh. Để cho cụ thể,
chúng ta hãy giả sử rằng nó là một hãng quy
mô vừa (với khoảng bốn mươi nhân viên) mà
ước lượng nó sẽ cần một khoản vốn 2,2 triệu
euro để bắt đầu hoạt động. Hai nhà sáng lập
công ty đầu tư mỗi người 400.000, để lại 1,4
triệu để quyên từ các nguồn khác.
Nếu giả như đấy là một công ty cổ phần
truyền thống, hãng có thể thử thu hút 1 triệu
euro từ một quỹ đầu tư, 5.000 euro khác từ
mỗi trong số bốn mươi nhân viên của nó, và
200.000 euro nữa từ một site crowdsourcing
(2.000 khoản đóng góp 100 euro mỗi khoản).
Việc này sẽ thỏa mãn nhu cầu vốn của công
ty, nhưng quyền lực bỏ phiếu được phân chia
thế nào? Như chúng ta sẽ thấy ngay, mô hình
NMO cho phép một sự phân bố dân chủ hơn
nhiều của quyền lực, mà làm cho sự đầu tư là
hấp dẫn cho các nhân viên và crowdfunder
hơn công ty cổ phần truyền thống.
Trong công ty cổ phần truyền thống, hai
nhà sáng lập sẽ có 20 phần trăm quyền bỏ

121
phiếu mỗi người, quỹ đầu tư có 50 phần
trăm, và mỗi nhân viên 0,25 phần trăm (hay
10 phần trăm cho toàn thể bốn mươi nhân
viên).* Các nhà tài trợ cá nhân sẽ không có
tiếng nói chút nào. Và quỹ đầu tư có thể chọn
để bán cổ phần của nó bất cứ lúc nào, như thế
để hãng dễ bị tổn thương.
Cái gì sẽ xảy ra dưới mô hình NMO của tôi?
Đầu tiên, bốn mươi nhân viên có thể lập một
hội nhân viên. Tương tự, các nhà tài trợ nhỏ
cá nhân, mà đã không có quyền bỏ phiếu chút
nào trong mô hình truyền thống, sẽ tổ chức
một hội bạn đọc. Dưới các quy tắc được mô
tả sớm hơn, với một ngưỡng 10 phần trăm và
một hệ số giảm là một phần ba cho các quyền
bỏ phiếu quá ngưỡng đó, hai nhóm của các
nhân viên và crowdfunder sẽ cùng nhau điều
khiển gần 32 phần trăm quyền bỏ phiếu (16
phần trăm cho mỗi nhóm bạn đọc và nhân
viên) và như thế một phần đáng kể của quyền
lực ra quyết định.
Tuy vậy, các lợi thế của mô hình NMO
không chấm dứt ở đó. Vì các cổ đông nhỏ
đóng một vai trò lớn hơn trong việc cai quản
hãng và hưởng các lợi thế thuế tốt hơn, họ có
một khuyến khích lớn hơn để đầu tư. Giả sử
chi phí thật cho một nhân viên về một khoản
đầu tư 15.000 euro chỉ là 5.000 euro, do lợi

*Tác giả bỏ qua 200.000 quyên từ 2.000 crawdfunder (tức là tính


cho vốn 2 triệu euro).

122
ích thuế [tức là được khấu trừ thuế 10.000
euro]. Trong trường hợp đó, mỗi nhân viên
có thể chọn để đầu tư 15.000 euro, hay thêm
400.000 euro tổng cộng. Các nhà tài trợ được
hưởng rồi sự giảm thuế như vậy dưới hệ
thống hiện thời, nhưng là có lý để giả sử rằng
khuyến khích thêm về các quyền bỏ phiếu sẽ
thu hút một số bạn đọc lớn với tư cách các
crowdfunder, quyên thêm được 600.000
euro nữa (thêm 6.000 khoản đóng góp 100
euro mỗi khoản).
Các nhà sáng lập khi đó sẽ có khả năng cóp
nhặt được vốn cần thiết mà không phải đưa
quỹ đầu tư vào, mà trong mọi trường hợp
không rất ham mê để đầu tư một triệu euro
vào một việc kinh doanh mạo hiểm phi-lợi
nhuận. Và họ sẽ được miễn sự cần để đối phó
với sự rút đột ngột ngân quỹ sau vài năm.
Dưới mô hình NMO, hai nhà sáng lập mỗi
người giữ 14 phần trăm quyền bỏ phiếu, hội
nhân viên giữ 31 phần trăm, và hội bạn đọc
41 phần trăm. Như thế, sự cân bằng quyền
lực bên trong hãng sẽ là hoàn toàn khác.
Trong phong cảnh media hiện hành, là
không khó để tìm thấy các thí dụ về các hãng
mà có khả năng vượt qua khủng hoảng nếu
họ theo mô hình NMO.

123
Các Lợi thế của Mô hình NMO
Một lợi thế chính của mô hình NMO là nó cho
phép các bạn đọc và các nhân viên tham gia
vào hãng như các crowdfunder và để có một
tiếng nói trong sự quản lý của hãng. Các bạn
đọc và các nhân viên nhận được các quyền bỏ
phiếu và hành động như các cổ đông thật.
Trong khi các hội bạn đọc và các hội nhà báo
truyền thống đã không làm ăn tốt, các hội
kiểu mới mà tôi hình dung sẽ có khả năng
đóng một vai trò lâu bền trong sự quản lý các
NMO. Vì sao? Bởi vì mô hình NMO có thể tạo
cho họ một địa vị pháp lý tốt hơn nhiều để
kháng cự lại xâm lấn của các nhà đầu tư bên
ngoài, ngược với những gì đã xảy ra trong
nhiều trường hợp trong các thập niên gần
đây.
Hội các nhà báo đầu tiên được thành lập ở
Pháp trong 1951, khi một khủng hoảng tại Le
Monde đã dẫn đến một sự chuyển 29 phần
trăm vốn của tờ báo cho một hội được lập ra
bởi các nhà báo của nó. Sau đó, các hội tương
tự đã được lập ra ở một số tờ báo khác (kể cả
Le Figaro, L’Alsace, Les Échos, và Ouest-
France). Trong 1968, Hội các Nhà báo Le
Monde đã nâng phần của nó trong vốn của
công ty lên 40 phần trăm. Nhưng một chuỗi
sự tái vốn hóa tiếp sau đã từ từ pha loãng
phần của hội xuống mức hiện thời 5 phần
trăm.

124
Trong 1973, khi Libération được thành
lập, các nhân viên của tờ báo đã sở hữu tất cả
vốn của nó. Tuy vậy, từng chút một sự kiểm
soát đa số đã tuột khỏi tay của các nhân viên
và vào tay của các nhà đầu tư bên ngoài đến
mức ngày nay lợi ích nhân viên là ít hơn 1
phần trăm.
Tại hầu hết báo khác, các hội các nhà báo
đã hoặc ngừng tồn tại hay mất tầm quan
trọng của chúng. Điều này đã là không thể
tránh khỏi? Những sự tái vốn hóa kế tiếp
không nghi ngờ gì là cần để bù cho những
khoản lỗ hay để tiến hành những đầu tư cần
thiết. Nhưng đã có công bằng hay không thể
tránh khỏi cho các nhà báo để mất tất cả
quyền lực đối với sự quản lý các tờ báo của
họ? Nó đã là không thể tránh khỏi dưới các
quy tắc của công ty cổ phần truyền thống,
nhưng sẽ không dưới các quy tắc của NMO
mới.
Dưới các quy tắc cai quản các công ty cổ
phần, một sự tái vốn hóa thường kéo theo sự
hủy bỏ các cổ phần hiện hữu khi các khoản lỗ
được xóa sổ. Ngược lại, vì không có sự chia
lợi nhuận nào trong một NMO (và không chi
trả cổ tức nào), các khoản lỗ không được quy
cho vốn.
Hơn nữa, bất kể sự tăng vốn nào tự động
dẫn đến sự pha loãng các quyền bỏ phiếu của
các cổ đông hiện có. Hãy xét thí dụ trước lại
lần nữa, và giả sử rằng các đòi hỏi đầu tư của

125
công ty buộc nó chấp nhận một khoản đầu tư
mới 2 triệu euro. Trong một công ty cổ phần,
sự hiện diện của cổ đông mới sẽ làm giảm
phần quyền bỏ phiếu của hai nhà sáng lập từ
20 xuống 10 phần trăm, và phần kết hợp của
bốn mươi nhân viên sẽ giảm xuống 5 phần
trăm. Nếu các nhân viên muốn giữ 10 phần
trăm cổ phần tập thể của họ, mỗi người sẽ
phải đầu tư thêm 5.500 euro.
Bây giờ hãy xét trường hợp của một NMO
(và để đơn giản hóa sự so sánh, bây giờ
chúng ta hãy bỏ qua hội bạn đọc). Với sự
thêm cổ đông mới, mỗi thành viên của hội
nhân viên sẽ phải đầu tư 600 euro để duy trì
phần tập thể 10 phần trăm quyền bỏ phiếu
của họ, với một khoản chi cá nhân 200 euro
(nhờ khấu trừ thuế [400 euro]). Việc này
tương ứng với một sự tiết kiệm 5.300 euro
mỗi nhân viên. Tuy nhiên nếu các nhân viên
quyết định để đầu tư 5.500 euro đó mỗi
người như trong trường hợp công ty cổ phần,
họ sẽ giành được hơn 28 phần trăm quyền bỏ
phiếu (sau khi cho phép khấu trừ thuế).
Mô hình NMO như thế tìm cách để hạn chế
quyền vô hạn của các cổ đông rất lớn. Nó
cũng cung cấp một đòn bẩy mà các cổ đông
nhỏ và vừa có thể dùng để đương đầu với các
thách thức mà tổ chức của họ đối mặt. Tuy
vậy, phải nhấn mạnh rằng mô hình NMO bác
bỏ quan niệm rằng phải có sự bình đẳng
tuyệt đối và cứng nhắc giữa các nhân viên

126
(một nhân viên, một phiếu). Chẳng có ích gì
để bỏ qua tầm quan trọng của vốn, mà tất cả
các tổ chức media cần để hoạt động và để đầu
tư vào thiết bị mới.
Vì sao các hội các nhà báo thất bại? Bởi vì
họ đã thử, giống các hợp tác xã khác, để trao
một tiếng nói ngang nhau cho mỗi nhà báo,
bất chấp sự đầu tư trong công ty. Đấy là một
sự tái phân phối quyền lực không hiệu quả.
Trong một NMO, các quyền bỏ phiếu tăng lên
với quy mô đóng góp cho đến một giới hạn
nào đó, và nếu chúng bị giảm vượt qua giới
hạn nào đó, nhằm để cho các cổ đông nhỏ
một khuyến khích để đầu tư.
Trong thí dụ trước, là dễ để hình dung các
nhà đầu tư nhỏ đầu tư số tiền khoảng 50.000
euro. Khi đó họ sẽ sở hữu hơn 1 phần trăm
vốn của hãng, và các quyền bỏ phiếu của họ
sẽ tăng. NMO như thế đem lại nhiều dân chủ
hơn trong khi công nhận rằng dân chủ trong
một hãng đòi hỏi đầu tư vốn mà không thể
luôn luôn bình quân chủ nghĩa.
Một mục tiêu khác của mô hình NMO là để
đưa vào nhiều dân chủ hơn bằng việc đưa ra
các khuyến khích thuế (và dân chủ) để tổ
chức các hội bạn đọc: tin tức như thế có thể
được chiếm lại không chỉ bởi những người
sản xuất ra nó mà cả bởi những người tiêu
thụ nó. Crowdfunding cũng nâng cao dân chủ
bằng trao các quyền bỏ phiếu cho số đông các
nhà tài trợ nhỏ, mà về mặt tập thể trở thành

127
không chỉ các nhà tài trợ mà thành các cổ
đông chính thức. Mặc dù họ không nhận
được sự đền bù tài chính nào, họ có được một
tiếng nói trong việc đưa ra định hướng chung
và các quyết định chủ chốt của hãng.

Một Thay thế cho các Trợ cấp Báo chí


Mô hình NMO như thế đưa ra như một thay
thế cho hệ thống trợ cấp báo chí hiện có
trong các nước như Pháp, nơi, như đã lưu ý,
hệ thống chịu cả tính phức tạp của nó và tính
tùy tiện của các quyết định nào đó (mà được
để cho sự tùy ý của bộ máy quan liêu và các
chuyên gia media). Trong các nước như Hoa
Kỳ, nơi các trợ cấp media hiện có là không đủ,
nó cũng có thể cung cấp một cách mới và cực
kỳ hiệu quả cho chính phủ để tăng sự đóng
góp của nó cho sự lành mạnh của media.
Mô hình NMO đưa ra nhiều lợi thế. Nó kết
hợp các lợi ích của mô hình phi-lợi nhuận với
sự cai quản được dân chủ hóa, đưa vào nhiều
cổ đông nhỏ hơn trong khi cũng cho phép các
đầu tư lớn mà thường cần đến. Các nhà đầu
tư lớn từ bỏ một phần quyền lực ra quyết
định của họ nhưng đổi lại nhận được hàng
triệu về giảm thuế. Sự giảm thuế đổi lại dân
chủ hóa và sự ổn định hóa vốn: hệ thống này
giải quyết các mâu thuẫn vốn có liên quan
đến việc trao các trợ cấp cho media được sở

128
hữu bởi các công ty lớn kiếm lợi nhuận hay
trong việc cho phép báo chí được kiểm soát
bởi các cá nhân lắm tiền.
Ngoài ra, mô hình NMO đem lại lợi thế
minh bạch. Các khoản giảm thuế cấp cho các
nhà tài trợ sẽ làm lợi một cách tự động và
minh bạch cho tất cả media tin tức: không chỉ
báo in mà cả các tổ chức thuần Internet và
media mới sáng tạo có thể nổi lên trong
tương lai. Cùng các sự giảm thuế sẽ áp dụng
cho tất cả các nhà sản xuất đích thực của tin
tức cho công chúng, kể cả radio và truyền
hình, chừng nào chúng sản xuất thông tin
gốc. Các nhà sưu tập tin tức, mà đơn giản
phân loại và lọc tin tức được những người
khác sản xuất, sẽ bị loại trừ.
Tất cả việc này sẽ tốn bao nhiêu? Điều đó
sẽ phụ thuộc đầu tiên vào số các hãng chọn
để tổ chức như các NMO và thứ hai vào các
tham số do các nhà lập pháp định (kể cả các
ngưỡng liên quan và các sự miễn giảm thuế),
mà không nghi ngờ gì sẽ thay đổi từ nước này
qua nước khác.18 Chỉ các nhà lập pháp có thể
xác định các khoản giảm thuế nào là thích
hợp cho các NMO. Các nhà lập pháp cũng
phải quyết định các giới hạn nào, nếu có, để
đặt lên tỷ lệ phần trăm thu nhập NMO mà có
thể xuất xứ từ quảng cáo.
Mục đích của tôi ở đây không phải là để
ngăn tranh luận bằng việc cung cấp các giải
pháp đã làm sẵn mà là để mở sự thảo luận

129
bằng việc gợi ý các con đường mới để thăm
dò với hy vọng củng cố media mà trên đó các
lý tưởng dân chủ của chúng ta dựa vào.

130
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa tư bản và Dân chủ
TRONG VÀI KHÍA CẠNH khủng hoảng báo in
không nghi ngờ gì đã là không thể tránh khỏi.
Người ta có thể than khóc sự thực này, vùi
đầu trong cát, và chờ để xem cái gì xảy ra.
Người ta có thể yên lặng chờ chết, hay người
ta có thể thẳng thắn đối mặt với tương lai,
chấp nhận rủi ro, và tuyên bố lớn tiếng và rõ
ràng rằng media có thể và phải được cứu.

Thay thế Xe Ngựa


Tương lai sẽ trông giống cái gì? Vice Media
hay New York Times? ProPublica hay
Washington Post? BuzzFeed hay USA Today?
Mediapart hay Le Monde? MailOnline hay
Huffington Post? Như nhà kinh tế học Joseph
Schumpeter đã chỉ ra, đường sắt đã không
được xây dựng bởi những người sở hữu các
xe ngựa. Nói cách khác, không ai được kỳ
vọng các cuộc cách mạng của ngày mai được
lãnh đạo bởi các diễn viên kinh tế truyền
thống của hôm may. Tuy nhiên, một số tờ báo
đã chọn con đường hiện đại hóa. Họ đã nhảy
tới thế giới số và đang định hình tương lai
của media cùng với những người mới vào

131
gần đây hơn. Các chiến lược của chúng là đa
dạng và đôi khi gây ngạc nhiên.
Vấn đề không phải là chọn những kẻ thắng
và những người thua. Một số tổ chức media
sẽ biến mất, và chúng ta phải chấp nhận điều
đó, cho dù mỗi sự mất mát gây đau lòng.
Nhưng các tổ chức khác sẽ nổi lên và việc đó
gây phấn khích. Vấn đề thật là tiếp tục sản
xuất thông tin tự do, chất lượng cao, không
thiên vị trong các hình thức đa dạng và để
bảo đảm rằng nó là có thể tiếp cận được cho
tất cả những ai muốn nó bất chấp thu nhập
quảng cáo co lại và cạnh tranh tăng lên trong
một khu vực media mà có thể hỗ trợ chỉ một
số hạn chế người chơi (của mọi format).
Giải pháp tôi đang đề xuất ở đây—một
thực thể pháp lý mới mà tôi gọi là một NMO
phi-lợi nhuận—có thể có vẻ cấp tiến. Nhưng
nó không phải là tất cả hay không gì cả. Sự
đơn giản hóa quyết liệt của hệ thống trợ cấp
báo chí hiện có ở Pháp, một khung khổ pháp
lý và tài khóa dễ dãi hơn cho media ở Hoa Kỳ,
sự mở rộng giảm VAT cho các tờ báo online
ở châu Âu (nơi sự giảm thuế hiện thời sẵn có
chỉ cho các tờ báo in), và, tổng quát hơn, trao
cho các công ty media ở mọi nơi sự tiếp cận
dễ hơn đến địa vị quỹ tài trợ và các lợi ích của
các khoản đóng góp tư nhân—tất cả các biện
pháp này sẽ giúp đỡ. Cái phải được công
nhận là media tin tức cung cấp một hàng hóa
công cộng, hệt như các đại học và các nhà

132
đóng góp khác cho nền kinh tế tri thức của
thế kỷ thứ hai mươi mốt cung cấp. Vì lý do đó
chúng xứng đáng sự đối xử đặc biệt của chính
phủ.

Tàn cuộc?
“Kết thúc rồi ư? Chúng ta đang đến cuối? Nó
sẽ mau chóng kết thúc?” Các chính phủ khắp
thế giới có vẻ bị tê liệt bởi độ lớn của khủng
hoảng. Nếu chúng can thiệp để giúp media,
có rủi ro là chúng sẽ bị lên án về “thu hút” các
khách hàng của media. Vì thế, chúng do dự.
Bất chấp rủi ro này chính phủ Pháp đã tạo ra
các trợ cấp báo chí mới mà sự phân bổ chúng
tỏ ra là tùy ý hơn đáng kể so với các hình thức
giúp đỡ sớm hơn.
Các chính phủ đã chuyển từ từ tới việc cho
phép các công ty media để hoạt động như các
tổ chức phi-lợi nhuận và vì thế để mồi chài
các khoản biếu. Đồng thời, chúng đã làm cho
quá khó để có được địa vị phi-lợi nhuận bởi
vì chúng đã không ủng hộ hoàn toàn ý tưởng
rằng tin tức là một hàng hóa công cộng. Thế
nhưng khi thời gian trôi đi, ngày càng nhiều
tờ báo đang đóng cửa, sự tham gia vào các
cuộc bầu cử đang giảm ở mọi nơi, các đảng
cực đoan đang lấn sân, và tranh luận chính trị
ngày càng bị mất tác dụng. Các đặc ân pháp
lý và tài khóa mà các diễn viên kinh tế tri

133
thức khác (như các đại học và các trung tâm
nghiên cứu) đã được hưởng một cách đúng
đắn trong nhiều năm hầu hết là không sẵn có
cho media, gây thiệt hại cho phúc lợi công
cộng và các lý tưởng dân chủ.
Vì thế, chúng ta phải phát triển một khung
khổ phát lý mới, linh hoạt hơn cho media: mô
hình NMO tôi đang đề xuất kết hợp các khía
cạnh của quỹ tài trợ và công ty cổ phần. Nó
đem lại các cách thức mới để tài trợ media và
những cách mới để chia sẻ và truyền quyền
lực. Trong phong cảnh media hiện thời, là
không khó để tìm bất cứ số nào của các tổ
chức gặp rắc rối mà có thể được cứu nếu
chúng chấp nhận mô hình NMO.
Tại Pháp, chẳng hạn, mô hình NMO đã có
thể cho phép các nhân viên của nhật báo khu
vực Nice-Matin (lúc đó trong trạng thái bị thụ
lý tài sản) để mua tờ báo mà không phải
nhường lại quyền sở hữu của Corse-Matin
hay ủy thác sự quản lý tờ báo cho những
người khác (như đã được làm dưới lệnh tòa
án trong tháng Mười Một 2014). Nếu giả như
nhật báo toàn quốc Libération đã là một
NMO, một phần ba nhân viên đã không phải
buộc ra đi trong đầu 2015 bởi vì các vấn đề
liên quan đến di sản của ông vua báo chí
Carlo Caracciolo. Vì các khoản đầu tư vào
một NMO là không thể hủy bỏ, những người
thừa kế của Caracciolo sẽ không có khả năng
để bán các cổ phần của họ và như thế hủy

134
hoại toàn bộ hệ thống bằng việc chuyển sự
kiểm soát cho các nhà đầu tư bên ngoài với ít
sự quan tâm đến tin tức chất lượng.
Tại Hoa Kỳ, bao nhiêu vụ sa thải nhà báo
đã có thể tránh được nếu giả như các chủ sử
dụng lao động của họ đã là các NMO thuộc
kiểu tôi đang đề xuất? Bao nhiêu tờ báo có
thể đã được mua hết hơn là bị buộc đóng
cửa? Tờ Milwaukee Journal Sentinel, mà cho
đến đầu các năm 2000 đã được sở hữu bởi
các nhân viên của nó, đã có thể chọn để trở
thành một NMO hơn là ra công chúng. Khi đó
nó đã có thể thu hút sự hỗ trợ tài chính cần
thiết từ các bạn đọc của nó, những người tận
tâm với chất lượng được công nhận rộng rãi
của nghề báo điều tra của nó, cũng như từ các
nhân viên của nó, những người sẽ nhận được
sự giảm thuế để đổi lại các khoản đầu tư của
họ hơn là bị buộc phải nhìn khi giá trị của các
cổ phần của họ lao xuống dốc trên sở giao
dịch chứng khoán. Xét thấy sự tụt dốc của giá
cổ phiếu của tờ báo trong các năm gần đây—
với các hệ quả thảm khốc cho các nhà báo của
nó, trải từ cắt lương đến về hưu sớm đến sa
thải—người ta không thể không nghĩ rằng sự
tái tổ chức như một NMO lẽ ra đã là một giải
pháp tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng vì sự
mua tờ báo bởi Công ty E. W. Scripps trong
2015, gắn với spinoff (công ty phụ) kinh
doanh nghe nhìn sinh lời mà từ lâu đã trợ cấp
cho hoạt động tin tức, gợi ý rằng sẽ mau
chóng có những sự sa thải thêm và cuối cùng

135
có lẽ một sự đóng cửa hay, dù sao đi nữa, một
sự chấm dứt phiên bản in. Scripps đã đóng
cửa rồi các tờ báo khác mà nó đã mua, như
Cincinnati Post, Albuquerque Tribune, và
Rocky Mountain News. Tờ Omaha World-
Herald là một nhật báo Mỹ đáng kính trọng
khác đã được xuất bản trong gần 180 năm.
Giống Milwaukee Journal Sentinel, nó đã
được các nhân viên của nó sở hữu, và các con
số phát hành của nó gợi ý rằng các bạn đọc
của nó đã tận tâm ngang thế. Cả các bạn đọc
và các nhân viên có lẽ đã được lợi nếu giả như
tờ báo đã theo mô hình NMO mới tôi đang đề
xuất hơn là cho phép bản thân nó trở thành
một trong những tài sản báo chí nữa của
Warren Buffet.
Mô hình NMO cũng sẽ khuyến khích sự tạo
ra các tờ báo và các site tin tức online mới.
Dưới mô hình mới, chúng sẽ thấy dễ để gây
quỹ từ các bạn đọc của chúng trong khi đồng
thời thu hút các khoản đầu tư từ các nhà đầu
tư bên ngoài mà không sợ mất sự kiểm soát
(bởi vì các quyền bỏ phiếu của các nhà đầu tư
lớn bên ngoài đó sẽ là hạn chế). Các tổ chức
media phi-lợi nhuận hiện có sẽ cũng có khả
năng để mở rộng. Hiện thời các tổ chức này
bị thiếu nhân viên do hạn chế ngân sách, mà
có thể được giảm nhẹ qua crowdsourcing.
Quả thực, mô hình NMO không cần hạn
chế ở media. Nó chỉ ra nhu cầu cho một thực
thể pháp lý mới giữa quỹ tài trợ và công ty cổ

136
phần cũng như tầm quan trọng của việc tư
duy lại cách mà theo đó quyền lực được chia
sẻ dưới chủ nghĩa tư bản để làm cho nó dân
chủ hơn. Chúng ta cần tìm một thái độ trung
dung giữa ảo tưởng về sự siêu hợp tác (một
người, một phiếu) và siêu chủ nghĩa tư bản
(trong đó các nhà đầu tư lớn sử dụng quyền
lực vô hạn). Mô hình cũng gợi ý những cách
để làm trơn tru sự chuyển giao quyền lực
giữa các thế hệ và để bao gồm các giới rộng
hơn trong các quyết định công ty.
Media là đặc biệt chín muồi cho sự chấp
nhận mô hình mới này. Các khó khăn chúng
đối mặt là đến mức không có thời gian nào
cho sự chậm trễ nữa. Một sự lựa chọn phải
được đưa ra. Các công nghệ mới như Internet
đã mở đường cho một sự dân chủ hóa chủ
nghĩa tư bản, mà crowdfunding là một dấu
hiệu về nó. Nhưng các quà tặng thuần túy là
không đủ: những người đóng góp phải nhận
được các quyền bỏ phiếu và quyền lực chính
trị như các khuyến khích để đầu tư và như
một phương tiện để đòi lại sự kiểm soát đối
với vận mệnh tập thể của chúng ta. Chủ nghĩa
tư bản, crowdfunding, dân chủ: đấy là các
khẩu lệnh cho tương lai.

137
GHI CHÚ
Cuốn sách này được bổ sung bằng một phụ
lục kỹ thuật online, nơi các bạn đọc quan
tâm sẽ thấy một sự trình bày chi tiết về các
nguồn và các phương pháp được dùng trong
công trình cũng như một mẫu điều lệ công
ty media. Cũng có một simulator công ty
media cùng với những mô tả chi tiết về các
công ty và các tập đoàn media được nhắc
đến trong văn bản. Xem
www.sites.google.com/site/juliacagehomep
age/sauver-les-medias.

Dẫn nhập
1. Ngoài ra, site Paper Cuts
(www.newspaperlayoffs.com) báo cáo về
các sự sa thải, mà lên tới hàng trăm.
2. Xem André Schiffrin, L’Argent et les Mots
(Paris: La Fabrique, 2010); và Robert
McChesney and John Nichols, The Death and
Life of Great American Newspapers
(Philadelphia: Nation Book, 2010).
3. Matthew Gentzkow, Edward L. Glaeser, và
Claudia Goldin minh họa sự tham nhũng của
các tờ báo Mỹ trong các năm 1870 bằng việc
kể lại chi tiết sự đưa tin báo chí về vụ bê bối

138
Crédit Mobilier trong “The Rise of the Fourth
Estate: How Newspapers Became
Informative and Why It Mattered,” trong
Corruption and Reform: Lessons from
America’s Economic History (Cambridge, MA:
National Bureau of Economic Research,
2006).
4. “Hội bạn đọc” và “hội các nhà báo” là các
hiện tượng đặc thù Pháp mà đã nổi lên đầu
tiên trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ hai
mươi. Hội các nhà báo đã đầu tiên được
thành lập trong 1951 tại tờ báo Le Monde.
Các nhà báo của tờ báo đã lập một hội mà
giành được 28,57 phần trăm vốn của tờ báo.
Tôi mô tả các hội này—và các hạn chế của
chúng— chi tiết hơn trong Chương 3.
5. Trong một số nước, kể cả Hoa Kỳ, Austria,
và Bỉ, viện trợ nhà nước cho các báo chủ yếu
có hình thức hỗ trợ gián tiếp của chính phủ,
như giảm bưu phí và sự giảm thuế thuận lợi.
Tại Pháp chính phủ đã cũng đưa ra một số sơ
đồ về hỗ trợ chính phủ trực tiếp cho các báo.
Các sơ đồ này được mô tả chi tiết hơn trong
Chương 2.

1. Thời đại Thông tin?


1. L’Apport de la culture à l’économie en
France, một báo cáo của Inspection Générale

139
des Finances (Tổng Thanh tra Tài chính) và
Inspection Générale des Affaires Culturelles
(Tổng Thanh tra các Vấn đề Văn hóa), Tháng
Mười Hai 2013.
2. Các con số này là các ước lượng của Bureau
of Economic Analysis (BEA) Pháp và US
National Endowment for the Arts (NEA) cho
2011. Sản xuất nghệ thuật và văn hóa ở Hoa
Kỳ bị suy thoái 2007–2009 tác động đặc biệt
mạnh: chúng đã chiếm 3,6 phần trăm GDP
trước khủng hoảng và nhiều đến 3,7 phần
trăm trong 2004.
3. Con số này đến từ Bộ Văn hóa, Media và Thể
thao, “Creative Industries Economic
Estimates. January 2014. Statistical Release,”
sẵn có tại www.gov.uk. Sự đóng góp của văn
hóa cho GDP đã tăng mạnh trong những năm
gần đây, từ 4,7 phần trăm trong 2008 lên 5,2
phần trăm trong 2012.
4. Con số này cho giáo dục đại học (1,5 phần
trăm) là ít hơn trung bình OECD (1,6 phần
trăm) một chút. Xem Education at a Glance
2013: OECD Indicators (Paris: OECD
Publishing, 2013).
5. Xem, đặc biệt, Pierre Rosanvallon, Counter-
Democracy: Politics in an Age of Mistrust,
trans. Arthur Goldhammer (Cambridge:
Cambridge University Press, 2008); và
Democratic Legitimacy: Impartiality,
Reflexivity, Proximity, trans. Arthur

140
Goldhammer (Princeton, NJ: Princeton
University Press, 2011).
6. “The President’s Budget for Fiscal Year
2016”:
http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/BUDGET-
2016-BUD/pdf/BUDGET-2016-BUD.pdf.
7. Loại (phạm trù) “các nghề quản lý và trí tuệ
cao hơn” đã không được xác định ở Pháp
trước điều tra dân số 1954.
8. Xem Alex Jones, Losing the News (Oxford:
Oxford University Press, 2010); và Éric
Scherer, A-t-on encore besoin de journalistes?
Manifeste pour un “journalisme augmenté”
(Paris: PUF, 2011).
9. Xem Hình A.1 trong phụ lục kỹ thuật online.
10. Hai trang có thể được so sánh trong phụ
lục online.
11. Kích thước trang đã giảm đại thể 11 phần
trăm, nhưng điều này một phần được bù
bằng sự tăng về số trang. Xem Katharine Q.
Seelye, “Times to Reduce Page Size and Close
a Plant in 2008,” New York Times, July 18,
2006.
12. Về các thực hành xuất bản online, xem
Julia Cagé, Nicolas Hervé, and Marie-Luce
Viaud, “The Production of Information in an
Online World,” Sciences Po Paris Working
Paper, 2015: http://econ.sciences-

141
po.fr/sciences-po-economics-discussion-
papers. Cũng sẵn có tại:
https://sites.google.com/site/juliacagehom
epage/research.
13. Mario Vargas Llosa, La tia Julia y el
escribidor (Barcelona: Seix Barral, 1977).
14. Được trích trong Ignacio Ramonet,
L’Explosion du journalisme: Des médias de
masse à la masse des médias (Paris: Galilée,
2011).

2. Chấm dứt các Ảo tưởng


1. Xem, chẳng hạn, André Schiffrin, L’Argent et
les Mots; Marc Martin, Trois siècles de
publicité en France (Paris: Odile Jacob,
1992); và Patrick Eveno, Les médias sont-ils
sous influence? (Paris: Larousse, 2008).
2. Patrick Eveno, Histoire de la presse
française: De Théophraste Renaudot à la
révolution numérique (Paris: Flammarion,
2012).
3. Michael Schudson, Discovering the News: A
Social History of American Newspapers
(London: Basic Books, 1981).
4. Phụ lục online gồm dữ liệu cho Austria, Bỉ,
Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Italy, Nhật Bản,
Hà Lan, và Thụy Điển. Tất cả dữ liệu được lấy

142
từ cơ sở dữ liệu ADSPEND của World
Advertising Research Center (WARC).
5. Xem các Hình A.2 đến A.10 trong phụ lục kỹ
thuật online.
6. Cho một tổng quan rộng hơn, xem Sylvain
Parasie, Et maintenant, une page de pub: Une
histoire morale de la publicité à la télévision
française (Paris: INA Éditions, 2010).
7. Charles Angelucci and Julia Cagé,
“Newspapers in Times of Low Advertising
Revenues,” Sciences Po Working Paper,
2014.
8. Xem Hình A.11 trong phụ lục kỹ thuật
online.
9. “Storytelling Ads May Be Journalism’s New
Peril,” trong the New York Times, September
15, 2013.
10. Theo dữ liệu được sưu tập bởi Pew
Research Center.
11. Để là chính xác hơn, trong kinh doanh báo,
một số chi phí, như chi phí về giấy, in ấn, và
giao báo, tăng với cầu. Điều này là không thế
với truyền hình hay radio. Nếu web thắng
toàn bộ media in, các chi phí gắn với quy mô
thị trường tăng lên sẽ biến mất.
12. Khi nào chúng ta sẽ thấy Jean Seberg bán
rong Le Monde International trên Fifth
Avenue? New York Times đã có khả năng xuất

143
khẩu thương hiệu của nó, nhưng Le Monde
đáng tiếc cho đến nay đã không có khả năng
khai thác uy tín của nó để thâm nhập thị
trường báo in non nớt ở châu Phi nói tiếng
Pháp.
13. Tại Pháp, như Patrick Eveno chỉ ra,
Charles-Joseph Panckoucke, chủ báo
Encylopédie, đã sở hữu, trong thời đại Cách
mạng Pháp, La Gazette, Le Moniteur, và Le
Mercure de France. Sau “bạch tuộc xanh” của
Hachette, Robert Hersant đã xây dựng một
đế chế báo chí ở Pháp, ngày nay có Michel
Lucas, chủ tịch của Crédit Mutuel, người sở
hữu EBRA (Est Bourgogne Rhône Alpes), tập
đoàn báo chí khu vực lớn nhất ở Pháp (L’Est
républicain, L’Alsace, Le Dauphiné libéré, vân
vân). Điều này một phần do tính kinh tế theo
quy mô trong một nghành với các chi phí cố
định cao.
14. Eli Noam, Media Ownership and
Concentration in America (Oxford: Oxford
University Press, 2009).
15. Tuy vậy, lưu ý rằng luật Mỹ đang tiến hóa
về mặt này. Federal Communications
Commission (FCC) đã thử trong vài dịp kể từ
2002 để làm yếu các hạn chế về quyền sở hữu
media, cho đến nay vô vọng. Nhưng có các
trường hợp de facto nào đó của sự sở hữu
chéo. Tại Pháp, Đảng Xã hội đã hứa trong
2011 để cập nhật luật về media, nhưng nó
vẫn chưa làn vậy.

144
16. Matthew Gentzkow and Jesse Shapiro,
“Competition and Truth in the Market for
News,” Journal of Economic Perspectives,
22(2), 2008, pp. 133–154.
17. Timothy Besley and Andrea Prat,
“Handcuffs for the Grabbing Hand? Media
Capture and Government Accountability,”
American Economic Review, 96(3), 2006, pp.
720–736.
18. “Thời đại của các gã khổng lồ” vay mượn
tiêu đề cuốn sách của Dennis F. Herrick
Media Management in the Age of Giants:
Business Dynamics of Journalism, 2nd ed.
(Albuquerque: University of New Mexico
Press, 2012).
19. Xem Julia Cagé, “Media Competition,
Information Provision and Political
Participation,” Working Paper, Harvard and
Paris, Harvard University and Sciences Po
Paris, 2014.
20. Điều này có đang thay đổi? Các nhà quảng
cáo của Times đã vừa đồng ý để trả cùng giá
cho một quảng cáo in như cho một quảng cáo
trong app tablet của tờ báo. Nhưng thời gian
chú ý của bạn đọc là đại thể giống nhau cho
bản in và cho app tablet, trong khi nó là thấp
hơn nhiều cho người đọc web nói chung, và
các quảng cáo của các website vẫn rẻ hơn.
21. Xem
www.niemanlab.org/2014/07/when-a-

145
digital-subscription-costs-more-than-a-
print-one.
22. Về các trợ cấp báo chí ở Pháp, xem Julia
Cagé and Etienne Fize, “The Effectiveness of
Public Support to the Press: Evidence from
France,” Sciences Po Paris Working Paper,
2015. Cho một tổng quan toàn cầu về các trợ
cấp báo chí trong mười lăm nước từ
Australia và Bulgaria đến Phần Lan và Hoa
Kỳ, xem Paul Murschetz, ed., State Aid for
Newspapers: Theories, Cases, Actions (Berlin:
Springer, 2013). Các thí dụ được nghiên cứu
trong tiết đoạn này rút chủ yếu từ hai nguồn
này.
23. Trong 1973, với các báo có số phát hành
thấp đối mặt với những khó khăn gia tăng,
chính phủ Pháp đã quyết định trao cho chúng
sự trợ giúp thêm, trên thực tế chấm dứt hệ
thống trợ cấp trung lập. Tương tự, Austria
(Áo) đã đưa vào các trợ cấp trực tiếp cho các
báo trong 1975, như Bỉ đã làm trong 1973
(nhưng các trợ cấp này đã từ từ được bỏ sau
1997).
24. Gồm Đức, Austria, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan,
Pháp, Ireland, Italy, Hà Lan, Na Uy, Vương
Quốc Anh, Thụy Điển, và Thụy Sĩ.
25. Tương tự, trong 1985 Austria đã đưa vào
một “trợ cấp đặc biệt cho sự duy trì tính đa
dạng” để hỗ trợ các tờ báo nhỏ.

146
26. Baines, “United Kingdom: Subsidies and
Democratic Deficits in Local News,” trong
State Aid for Newspapers, ed. Paul C.
Murschetz (Berlin: Springer, 2013).
27. Inspection Générale des Finances và
Inspection Générale des Affaires Culturelle,
L’Apport de la culture à l’économie en France.
28. Centre National du Cinéma et de l’Image
Animée, “Soutien au cinéma, à l’audiovisuel
et au multimédia: Rapport et Perspectives,
2013–2015.”
http://www.cnc.fr/c/document_library/get
_file?uuid=c9f5aa7c-5a5a-4ca0-8f8e-
6e1c49fc5b63&groupId=18.
29. “Giảm thuế phim” đã lên tổng cộng đến 220
triệu bảng theo HM Revenue and Customs.
30. BBC Annual Report and Accounts, 2013–
2014.
https://www.gov.uk/government/uploads/
system/uploads/attachment_data/file/342
211/bbc_annualreport_201314.pdf.
31. Corporation for Public Broadcasting,
“Appropriation Request and Justification.
FY2015 and FY2017,” March 5, 2014. Dù có
hay không như một kết quả của mức tài trợ
công thấp này, khán thính giả cho radio và
truyền hình công cộng là cực kỳ thấp ở Hoa
Kỳ theo các tiêu chuẩn quốc tế.
http://www.cpb.org./appropriation/justific
ation-FY15-and-FY17.pdf

147
32. Theo một báo cáo do dân biểu Michel
Françaix chuẩn bị, “Médias, livre et
industries culturelles: Presse,” October
2012. http://www.assemblee-
nationale.fr/14/pdf/budget/plf2013/a025
2-tVI.pdf.
33. Nichols, Death and Life of Great American
Newspapers.
34. Lee C. Bollinger, Uninhibited, Robust, and
Wide-Open: A Free Press for a New Century
(Oxford: Oxford University Press, 2010).
35. Tòa án Tối cao đã bãi bỏ các hạn chế này
với phán quyết của nó trong vụ McCutcheon
v. FEC vào ngày 2 tháng Tư 2014. Một cá
nhân bây giờ có thể đóng góp đến 3,47 triệu
$ mỗi chu kỳ bầu cử. Về Tòa án Tối cao và tài
trợ vận động ở Hoa Kỳ, xem Robert C. Post,
Citizens Divided (Cambridge, MA: Harvard
University Press, 2014).
36. Xem Timothy K. Kuhner, Capitalism v.
Democracy: Money in Politics and the Free
Market Constitution (Stanford, CA: Stanford
Law Books, 2014); và Lawrence Lessig,
Republic, Lost: How Money Corrupts
Congress—and a Plan to Stop It (New York:
Twelve/Hachette Book Group, 2011).
37. Adam Bonica, Nolan McCarty, Keith T.
Poole, and Howard Rosenthal, “Why Hasn’t
Democracy Slowed Rising Inequality?”

148
Journal of Economic Perspectives, 27(3),
2013, pp. 103–124.
38. Martin Gilens, Affluence and Influence:
Economic Inequality and Political Power in
America (Princeton, NJ: Princeton University
Press, 2012). Xem cả Martin Gilens and
Benjamin I. Page, “Testing Theories of
American Politics: Elites, Interest Groups,
and Average Citizens,” Perspective on
Politics, 12(3), pp. 564–581. Và cho một cách
tiếp cận so sánh, xem Larry M. Bartels, “The
Social Welfare Deficit: Public Opinion, Policy
Responsiveness, and Political Inequality in
Affluent Democracies,” Vanderbilt
University Working Paper, 2015.

3. Một Mô hình Mới cho Thế kỷ thứ Hai mươi


Mốt
1. James O’Shea, The Deal from Hell: How
Moguls and Wall Street Plundered Great
American Newspapers (New York:
PublicAffairs, 2011).
2. Gilbert Cranberg, Randall P. Bezanson, and
John Soloski, Taking Stock: Journalism and
the Publicly Traded Newspaper Company
(Mississauga: Wiley, 2001).
3. O’Shea, Deal from Hell.

149
4. Một báo cáo gần đây của FCC chỉ ra sự rõ
ràng thiếu tin tức địa phương trong nhiều
cộng đồng Mỹ. Xem FCC, “The Information
Needs of Community: The Changing Media
Landscape in a Broadband Age,” 2011.
https://transition.fcc.gov/osp/inc-
report/The_Information_Needs_of_Commun
ities.pdf.
5. Markus Prior, Post-Broadcast Democracy:
How Media Choice Increases Inequality in
Political Involvement and Polarizes Elections
(Cambridge: Cambridge University Press,
2007).
6. Với tư cách công ty mẹ của tập đoàn RTL,
Bertelsmann có một sự hiện diện trong radio
Pháp (RTL, RTL2, Fun Radio) và truyền hình
Pháp (M6). Qua cổ phần của nó trong Prisma
Media, nó cũng đã dính líu đến báo chí
(Capital, VSD, Voici, Gala, Télé Loisirs).
7. Hệt như các quà tặng cho các quỹ tài trợ
(foundation) là không thể hủy ngang. Tuy
vậy, lưu ý rằng trong khi sự đầu tư là không
thể hủy ngang, NMO tuy nhiên được ủy
quyền để tiêu nó.
8. Hội sở hữu công ty vận hành tờ Ouest-
France bảo đảm tính độc lập của tờ báo bởi
vì không ai có thể trở thành một thành viên
của tổ chức mà không có sự chuẩn y của hội
đồng quản trị.

150
9. Khu vực phi lợi nhuận được định nghĩa
nghiêm ngặt bởi Mục 501(c)3 của bộ luật
thuế Hoa Kỳ. Một tổ chức phi lợi nhuận phải
tái đầu tư tất cả thu nhập của nó và có thể
không trả cổ tức. Các khoản đóng góp cá
nhân có thể được khấu trừ từ thuế thu nhập
liên bang, và bản thân tổ chức được miễn các
thuế liên bang nào đó. Để thỏa mãn các đòi
hỏi của Mục 501(c)3, một NMO phải chứng
minh rằng nó phục vụ một nhu cầu giáo dục.
10. Xem Pew Research Center study
“Nonprofit Journalism: A Growing But
Fragile Part of the U.S. News System,” June
2013,
www.journalism.org/2013/06/10/nonprof
it-journalism/, cũng như báo cáo Knight
Foundation “Finding a Foothold: How
Nonprofit News Ventures Seek
Sustainability,” 2013,
www.knightfoundation.org/features/nonpr
ofitnews/.
11. Robert W. McChesney and Victor Pickard,
eds., Will the Last Reporter Please Turn Out
the Lights? The Collapse of Journalism and
What Can Be Done to Fix It (New York: The
New Press, 2011). Như một thay thế cho Mục
501(c)3, Leonard Downie Jr. and Michael
Schudson đề xuất trong The Reconstruction
of American Journalism, chap. 5, rằng các báo
được trao tư cách “Low-Profit Limited
Liability Corporations” (L3C- Công ty Trách

151
nhiệm hữu hạn Lợi nhuận Thấp), một thực
thể pháp lý lai của kiểu vì- và phi-lợi nhuận.
www.cjr.org/reconstruction/the_reconstru
ction_of_american.php trong Columbia
Journalism Review.
12. Những khó khăn đối mặt với Haverhill
Matters, một website sở hữu bởi một hợp tác
xã tin tức địa phương, mà vẫn phải tích cóp
đủ vốn bất chấp sự thử vài năm, chứng thực
các giới hạn của công thức hợ tác xã trong
khu vực media.
13. Về các lợi thế của ESOP và tầm quan trọng
của nó trong nền kinh tế Hoa Kỳ, xem Joseph
R. Blasi, Richard B. Freeman, and Douglas L.
Kruse, The Citizen’s Share: Putting Ownership
Back into Democracy (New Haven, CT: Yale
University Press, 2013).
14. Kiểu thực thể công ty này được tạo ra bởi
một luật 1917. Trong một SAPO, có hai loại cổ
phần: cổ phần tiêu chuẩn (phần của vốn) và
cái gọi là cổ phần lao động (work share), mà
được trao cho các nhân viên như một nhóm
qua một hợp tác xã của những người lao
động.
15. Ngoài Inter-County Leader ra, các thí dụ
khác về các hợp tác xã sống sót gồm West
Highland Free Press ở Vương Quốc Anh và
Media Co-Op ở Canada, một mạng lưới của
các hợp tác xã cung cấp sự đưa tin tham gia
media địa phương. Tại Đức, Die Tageszeitung

152
(TAZ) đã cũng theo mô hình hợp tác xã: nhật
báo được sở hữu bởi các bạn đọc của nó (gần
15.000 độc giả mạnh mẽ) theo mô hình một
người, một phiếu bất chấp mỗi người đã
đóng góp bao nhiêu vốn. Bất kể ai có thể trở
thành một thành viên bằng việc đóng góp
một số tiền 500 đến 25.000 euro.
16. Xem, chẳng hạn, Michael Kremer, “Why
Are Worker Cooperatives So Rare?,”
National Bureau of Economic Research
(NBER) Working Paper no. 6118, 1997,
www.nber.org/papers/w6118.
17. Tất cả các quy tắc được đưa ra đưa ra
chính xác trong phụ lục online, trong đó tôi
cho biết quy tắc toán học liên quan đến hệ
số tăng cho các tham số khác. Bạn đọc sẽ
cũng thấy một simulator mà với nó để lặp
lại các thí dụ được nêu ở dưới và để tạo ra
các thí dụ khác tại website sau đây:
www.sites.google.com/site/juliacagehomep
age/sauver-les-medias.
18. Ở Pháp ngày nay, sự khấu trừ thuế cho các
tổ chức phi lợi nhuận hiện thời là 66 phần
trăm của số tiền biếu cho đến một giới hạn
20 phần trăm của thu nhập chịu thuế của nhà
tài trợ. Nếu trần 20 phần trăm bị vượt, sự
khấu trừ thuế có thể được trải ra một thời kỳ
năm-năm.

153
INDEX
Bản tiếng Việt này được dàn trang sao cho số trang của Index này
sát nhất với số trang ở đây và chữ n dẫn chiếu đến số ghi chú số
tiếp sau ở trang trước chữ n, thí dụ, 150n8 là ghi chú số 8 tại trang
150 về tờ báo Ouest-France.

A 43, 48; thu nhập, hỗ trợ


AFP xem Agence-France chính phủ, 70–74,
Presse 147n24; thu nhập, các
Agence-France Presse xu hướng, 54–55; sự đặt
(AFP), 30, 38, 72–73 mua, báo in và online,
68–69
Albuquerque Tribune, 136
Bầu cử, các cuộc, và chính
Alsace, L’, 125
trị: tác động của sự
Alternatives économiques, giảm báo chí khu vực
112 đến, 63; các công ty đại
Amazon, 53, 82, 106 chúng tác động đến, 93
American Society of News BBC. Xem British
Editors, 29 Broadcasting
AP xem Associated Press Corporation (BBC)
Associated Press (AP), 30, Bergé, Pierre, 116
102 Berkshire Hathaway, 57,
Aujourd’hui en France, 77 68, 111
Australia, giảm thuế cho Bertelsmann, quỹ tài trợ
báo, 71 và gia đình, 8, 96–99,
Australian, 57 150n6
B Beuve-Méry, Hubert, 97,
121
Baines, David, 72
Bezos, Jeff, 80, 82
Balzac, Honoré de, 90
Blair, Jayson, 34
Báo, các tờ (newspapers):
cạnh tranh, các tác động Bộ luật Bưu chính 1792
của, 61–63; đưa tin xem Postal Act of 1792
trùng lặp, 29–30; sự sa Bộ luật Tái tổ chức Bưu
sút kinh tế và sự đóng chính 1970 xem Postal
cửa, 2–5, 133, 136; Reorganization Act of
quyền sở hữu và ảnh 1970
hưởng chính trị, 82–86; Bollinger, Lee, 80
doanh thu quảng cáo,

154
Boston Globe, 32, 61, 81, Chất lượng, báo chí, 24–
91 37, 41, 56, 68; các
Brin, Sergey, 117 nguyên tắc của Hội các
British Broadcasting Tổng biên tập Báo Mỹ,
Corporation (BBC), 4–5, 95; sự lặp lại nội dung,
59, 76 2, 5–6; tác động của các
công ty đại chúng, 92,
British Film Institute 94; mục tiêu của các
(BFI), 76
công ty media, 90, 94,
BSkyB, 58 132; phóng sự điều tra,
Buffett, Warren, 57, 136 32–33, 81, 102–103,
BuzzFeed, 31, 52, 131 135
C Chicago Examiner, 57
Cable news (tin tức cáp), 2 Chicago Tribune, 4, 92
Cai quản (governace) và Chinatown, 83
tài trợ (financing), 8, Christian Science Monitor,
10–11; hàng hóa công 102
cộng và sự tài trợ, 106; Cincinnati Post, 136
cải cách các luật cai
Citizen Kane, 83
quản các điều lệ quỹ tài
trợ, 108–109; các trợ Cleveland Plain Dealer, 28
cấp chính phủ, 70–74; Commission on
các trợ cấp, dịch vụ Professional Journalist
truyền tin tức, 30; thuế Identity Cards (CCIJP),
và các khoản trả khác 21
cho chính phủ, 77–78; Công ty cổ phần và tham
các hợp tác xã của gia của những người lao
người lao động, 110– động (société anonyme
113, 152n12, 152n15. à participation ouvrière,
Xem cả quyền bỏ phiếu or SAPO), 111, 113,
Cameron, David, 76 152n14
Canada, tài trợ vận động, Công ty, các, được giao
84 dịch công khai (công ty
Caracciolo, Carlo, 87, 134 đại chúng, công ty ra
công chúng, công ty
Cardin, Ben, 105
được niêm yết) 80–87,
Carr, David, 52 90–92, 94, 117
CCIJP xem Commission on Corporation for Public
Professional Journalist Broadcasting (CPB), 76
Identity Cards Corse-Matin, 73, 134
Center for Investigative Courrier picard, Le, 110,
Reporting, 103
112
Centre National du CPB xem Corporation for
Cinéma et de l’Image Public Broadcasting
Animée (CNC), 75
Croix, La, 35, 77
Chandler, Harry, 83
Crowdfunding (huy động
Charlie Hebdo, 65 vốn từ công chúng), 11,

155
89–90, 104; các khuyến Gannett Group, 28, 60, 91
khích để đầu tư, 100, Gawker, 31
113, 118–119, 125, 128 Gazette (Cedar Rapids,
D Iowa), 111
Daily Telegraph, 31, 43 Gilens, Martin, 86
Dassault Aviation, 106 Girardin, Émile de, 5–6, 44
Dirks, Van Essen & Google, 2, 38, 53
Murray, 7 Greensboro News and
Dow Jones & Company, 91 Record, 67
Drahi, Patrick, 81 Greenwald, Glenn, 81
Dự án Phóng sự Quốc tế Guardian Media Group,
xem International 101
Reporting Project Guardian, 8, 56, 101; tổ
Đ chức media phi-lợi
Đài Tiếng nói Mỹ xem nhuận, 101; website, 56
Voice of America H
Đan Mạch: tài trợ vận Hãng thông tấn, các. Xem
động, 85; trợ cấp và Agence-France Presse
giảm thuế cho báo, 72 (AFP); Associated Press
Độc quyền media chính (AP); Reuters
phủ, các, (government Hearst, William Randolph,
media monopolies), 58– 57
59 Henry, John, 80, 81
Đức: thu nhập quảng cáo, Herald Sun, 57
46f–47; Bertelsmann,
quỹ tài trợ, 96–98 Hersant Group, 7
E Hoa Kỳ, 52; thu nhập
quảng cáo, 44, 46f–47,
E. W. Scripps, 60, 135–136 49–51f, 93; các luật
East End News, 110 chống-trust, 58–59; tài
Échos, Les, 77, 125 trợ vận động, 84, 85–86,
El Pais, 28 148n35; phóng sự địa
F phương giảm sút, 33;
trợ cấp và giảm thuế
Facebook. Xem media xã cho báo, 71, 74, 76–77,
hội
107–108; các tờ báo,
FAZIT-Stiftung, 101 việc làm giảm xuống,
Figaro, Le, 4, 35, 65, 77, 26–29; chất lượng nghề
106, 125 báo và các công ty đại
First Look Media, 81 chúng, 94–95; media sở
Fox News, 57, 86 hữu nhà nước, 96; cải
cách trợ cấp, 80, 129;
France-Soir, 3, 7
địa vị được miễn thuế,
Frankfurter Allgemeine 104–105
Zeitung (FAZ), 101
Hội các Nhà báo, 10, 116,
Free, 81 125, 140n4
G

156
Hội Tổng biên tập báo Mỹ sở hữu và cổ phần, 81,
xem American Society of 116, 125, 134
News Editors Los Angeles Times, 4, 35,
Hợp tác xã Sản xuất của 83
những người Lao động, Luật chống trust, các, và
9 các độc quyền, 58–61
Huffington Post, 33, 131 M
I MailOnline, 131
Intercept, 81 Manchester, Doug, 81
Inter-County Leader, 111 Mashable, 31
Internal Revenue Code McChesney, Robert, 80
Section 501(c)3, 104– Media General Inc., 7, 57
105, 108, 151n9
Media in. Xem báo, các tờ
International New York
Times, 57 Media xã hội (social
media): Facebook, 1, 48,
International Reporting 53; Twitter, 1, 38, 48
Project, 96
Media, ngành, kinh tế học
Internet: các tác động của, của, 4–5; cạnh tranh, các
25–26, 32; các tổ chức tác động của, 61–64; các
media phi lợi nhuận và, chi phí cố định và thị
103 phần, 56–58, 144n11;
Irish Times, tổ chức media đề xuất các sự cúng vốn
phi-lợi nhuận, 101 không thể hủy bỏ, 108;
J độc quyền và sự củng cố
Journal Communications, (consolidation), 56–61,
60 144n13, 145n15. Xem
Journal Media Group, 60 cả Tổ chức media phi-
lợi nhuận (NMO)
K
Mediapart, 33, 39, 81, 131
Kelley, Jack, 34
Miếng da lừa xem La peau
Mục 501(c)3 của Bộ Luật de chagrin
Thuế Mỹ xem Internal
Revenue Code Section Milwaukee Journal
501(c)3 Sentinel, 117, 135–136
Koch, Charles và David, 86 Mohn, gia đình, 97–98
L Monde, Le, 10, 39, 73, 77,
144n12; quảng cáo
L’Humanité, 73, 77 trong, 36; quyền sở hữu,
La peau de chagrin 81, 95, 116, 125; số bạn
(Balzac), 90, 92 đọc, 66; Hội các Nhà
La Tribune, 3 báo, 10, 116, 125,
Lagardère Group, 61 140n4; số nhân viên,
Le Monde Group, 116 37; các phụ bản, 36;
website, 16, 30–31, 65,
Ledoux, Bruno, 69
66–67
Libération, 4, 9, 69, 73, 77,
Montagne, La, 101–102
87; sự pha loãng quyền

157
Murdoch, Rupert và gia Nice-Matin Group, 3
đình, 57, 60, 86, 98–99 Nice-Matin, 134
N Nichols, John, 80
Na Uy, trợ cấp và giảm Niel, Xavier, 81, 116
thuế cho báo, 71, 73 NMO xem Tổ chức media
Nền kinh tế tri thức, 12– phi-lợi nhuận
15; hỗ trợ chính phủ, Noam, Eli, 58
74–78, 107, 134; khu
Nouvel Observateur, Le,
vực media, 15–16
81, 87
New York (Morning)
Journal, 57 Nouvelle République du
Centre-Ouest, La,
New York Post, 58 (SAPO), 111
New York Sun, 44 O
New York Times O’Reilly, Bill, 34
Company, 61, 91; các
Office de Radiodiffusion-
quyền bỏ phiếu và loại
cổ phần, 117 Télévision Française
(ORTF), 59
New York Times website,
Oklahoma Watch, 96
53; số view online và
các viewer, 67; tường Omaha World Herald, 57,
trả tiền (paywall), 69 111, 136
New York Times, 17, 20, Omidyar, Pierre, 80, 81
91, 131;quảng cáo bản Orange County Register,
xứ trên, 52; số trang và 68
font chữ, 35, 142n11; số ORTF xem Office de
bạn đọc, 66, 146n20; Radiodiffusion-
thu nhập, quảng cáo và Télévision Française
đặt mua báo, 49, 51, 68; (Cục Truyền bá Radio-
số nhân viên, 37; các Truyền hình Pháp)
phụ bản, 36 Osborne, Peter, 43
Newpaper Death Watch, 4 Otis, Harrison Gray, 83
News & Record, 57 Ouest-France, 16, 101,
News Corp, 60 125, 150n8
News on Sunday, 111 P
NextRadioTV, 82 Page, Larry, 117
Nghề báo phi-lợi nhuận, Paid Posts, các post được
Guardian, 8 trả tiền. Xem quảng cáo
Nhà báo, các: sự giảm bản xứ
trong việc làm media in, Penguin Random House,
23–29; định nghĩa của, 96
21; phóng viên nước Perdriel, Claude, 87
ngoài, 33; sự cắt nhân
Pháp, nước: các luật
viên và sa thải, 28–29,
chống-trust hay độc
31, 36, 56, 135; quy mô
quyền chính phủ, 58–
nhân viên và chất
59; tài trợ vận động, 84;
lượng, 56
nhật báo khu vực, cạnh

158
tranh trong, 62–63; Quartz, 33
chính phủ, các thuế để Quỹ tài trợ (foundation),
trợ cấp, 77, 78–79; hỗ các: giáo dục đại học,
trợ chính phủ theo khu 18; quyền sở hữu media
vực, 75; mô hình công ty và sự cai quản của, 96–
cổ phần cho các tờ báo, 99; cải cách các luật cai
95; các nhà báo in, 21– quản các điều lệ, 108–
24, 28, 142n7; luật về 109. Xem cả quyền bỏ
hội 1901, 101; định phiếu
nghĩa pháp lý về tin tức, Quyền bỏ phiếu, các: nhân
20, 31; thu nhập quảng viên mất ~, 126; các quỹ
cáo của các báo, 43–47, tài trợ, 91, 98, 114–115,
52; trợ cấp và giảm thuế 117; các công ty cổ
cho báo, 70, 72–73, phần, 99, 114, 117,
146n23; địa vị tổ chức 121–122, 126; tổ chức
phi-lợi nhuận và các media phi-lợi nhuận,
NMO, 105, 107–108; cải 100, 115, 118, 119,
cách các luật cai quản 120–124, 127–128;
các điều lệ quỹ tài trợ, quyền sở hữu và, 9, 10,
108–109; cải cách trợ 117; các cổ đông nhỏ và,
cấp, 129, 133; quảng 100, 120, 123–124, 128,
cáo truyền hình ở, 48– 129
49; số thăm website
tăng, 65; công ty cổ Quyền sở hữu media: tính
đa dạng của, 9–10, 17;
phần người lao động
(SAPO), 111; hội sản các quỹ tài trợ gia đình,
xuất hợp tác xã của 96–99; hỗ trợ chính
phủ, 76; các công ty cổ
những người lao động
(SCOP), 110, 112 phần, 17, 18–19, 94–95,
99, 106, 114; các tổ
Pigasse, Matthieu, 116 chức phi-lợi nhuận, 17
Politico, 39, 52–53 R
Pompidou, Georges, 49 Radio France, 4
Portland Oregonian, 28 Reuters, 38
Postal Act of 1792 (Bộ Rocky Mountain News, 136
luật Bưu chính năm
1792), 71 Roularta Media Group, 81
Postal Reorganization Act S
of 1970 (Bộ luật Tái tổ San Diego Union-Tribune,
chức Bưu chính 1970), 81
80 San Francisco Examiner,
Poynter, Viện, 102 57
ProPublica, 8, 102, 103, Sandler, Herbert và
131 Marion, 8, 102
Pugachev, Alexander, 7 SAPO xem Công ty cổ phần
Q và tham gia của những
người lao động
Quảng cáo bản xứ (native
Scherer, Éric, 32
advertising), 48, 52–53
Schmidt, Eric, 39

159
Schumpeter, Joseph, 131 Tổ chức media phi-lợi
SCOP. Xem dưới mục Pháp nhuận (NMO), 89–90,
Scott Trust, 101 101; các thí dụ tích cực,
101–102; các lợi thế
Sociétés Coopératives của, 125, 129–130, 136;
Ouvrières de
mô hình quỹ tài trợ và
Production, 9, 110 công ty cổ phần, 10,
Spiegel, Der, 111–112 100, 109, 114, 129, 134,
State Press (Arizona State 136–137; sự cấp vốn
University), 96 (funding) và ra quyết
Sud-Ouest, 4 định, 10–11, 100, 104,
Sun, 58 109–110, 130, 140n5,
150n7, 153n18; tài trợ
Sunday Times, 58
vĩnh viễn của các NMO,
Sydney Morning Herald, 36 114, 135; các điều lệ cai
T quản địa vị, 104–106,
Tài trợ tham gia 132–133; các lợi ích
(participatory thuế của việc đầu tư,
financing). Xem 121–122, 124; các điểm
Crowdfunding yếu của f, 103. Xem cả
Tài trợ vận động Crowdfunding; quyền
(campaign finance), 84– bỏ phiếu
86, 88 Tribune Company, 29, 60
Tampa Bay Times, 102 Trung tâm Phóng sự Điều
Tập hợp, sự, tra xem Center for
(aggregation), 2, 14, 38– Investigative Reporting
39, 130 Truyền hình Pháp, 4
Texas Tribune, 102 Tulsa World, 57
21st Century Fox, 60, 98 Twitter. Xem media xã hội
The Hour, 59 U
Thẻ nhà báo. Xem CCIJP USA Today, 60, 131
Theo dõi Cái chết của Báo Ủy ban về Thẻ Nhận dạng
xem Newpaper Death Nhà báo Chuyên nghiệp
Watch xem Commission on
Thu nhập quảng cáo, 5, Professional Journalist
19, 28, 42–53, 93–94; và Identity Cards
số bạn đọc, 67–68, 93 V
Thụy Điển, trợ cấp và Varenne, Alexander và
giảm thuế cho báo, 71 Marguerite, 102
Time Warner, 60 Vargas Llosa, Mario, 39
Time, Inc., 60 Vice Media, 33, 131
Times, 36, 43, 58 Viện Phim Anh xem
Tin tức (news): định British Film Institute
nghĩa, 19–20, 31; online, Voice of America, 96
32, 37, 38. Xem cả chất Voice of San Diego, 104
lượng báo Voleur, Le (The Thief), 6

160
Vox Media, (nền tảng) Websites: tác động đến
Chorus cho các nhà các việc làm của tờ báo,
quảng cáo, 52–53 30–31; Google News,
Vương quốc Anh: độc 38–39; nội dung tin tức
quyền BBC, 59; hỗ trợ online, 38–39; số viu
chính phủ cho ngành (view) và người xem
media, 75; giảm thuế (viewer) báo online,
cho báo về VAT, 71, 72 65–67; tường trả tiền
W (paywall), 69
Wall Street Journal, 35, 58, Whittingdale, John, 76
91 Williams, Brian, 34
Washington Post Y
Company, 91 Yahoo News, 39
Washington Post, 35, 82, Yonne républicaine, L’,
106, 131 110, 112

161

You might also like