You are on page 1of 2

Câu 1(2đ): Hãy làm rõ sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ba nước Lào,

Campuchia và Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
– Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới
Cam-pu-chia – Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa
chống Pháp. Biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi
nghĩa.

– Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh
chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam – Cam-pu-chia: xây dựng
căn cứ ở Tây Ninh, nghĩa quân có nhiều người Việt tham gia, có sự liên kết của
nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

– Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 – 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-
đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào – Việt…. *Khái quát
chung: VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương
đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.Năm 1930 ĐCS
Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mĩ
.
Câu 2 (1đ): Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (NB) và cuộc cải
cách của vua Rama (Xiêm)?
Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V
đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai
cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong
kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này
không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Câu 3 (2đ): Chứng minh Chiến tranh Thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế
quốc phi nghĩa? Theo em cuộc chiến tranh TGT1 đã để lại bài học kinh nghiệm
gì cho việc duy trì hòa bình thế giới hiện nay?
*Chứng minh:
- chỉ vì quyền lợi của giai cấp tư sản mà đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến
tranh tàn khốc
- chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh
toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa
- Gây thảm họa cho nhân loại
*Bài học:

Câu 5 (1đ): Bằng kiến thức đã học về CTTGT1, em hãy đánh giá kết cục của
cuộc chiến tranh này và liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần
bảo vệ hòa bình thế giới.
- Đánh giá: CTTGT1 đã để lại kết cục nặng nề, kết thúc với sự thất bại của phe
Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương.
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục
diện thế giới.

You might also like