You are on page 1of 58

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN THIẾT BỊ LẠNH/


THIẾT BỊ SẤY

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH TRỮ ĐÔNG 100 TẤN GÀ


MỔ SẴN ĐẶT TẠI KHU VỰC BÌNH CHÁNH, TPHCM.

Họ và tên sinh viên: TRẦN MINH HUY


Nghành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Niên khóa: 2017-2021

Tháng 5/2021
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH TRỮ ĐÔNG 100 TẤN GÀ MỔ SẴN ĐẶT
TẠI KHU VỰC BÌNH CHÁNH, TPHCM.

Sinh viên thực hiện

TRẦN MINH HUY

Đồ án được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nghành


Công nghệ kỹ thuật nhiệt

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Nam Quyền

Tháng 5/2021

i
LỜI CẢM ƠN
Mở lời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn Nam Quyền là
giáo viên trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Em cũng chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những
kinh nghiệm thực tiễn cho em trong suốt những năm học vừa qua.
Cảm ơn các bạn lớp DH17NL, những người bạn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong học tập, cùng nhau tiến bộ.
Cuối lời, em xin kính chúc thầy ThS. Nguyễn Nam Quyền, toàn thể quý thầy cô
Khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các bạn lớp
DH17NL có nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii
TÓM TẮT
Đề tài “Tính toán thiết kế kho lạnh trữ đông 100 tấn gà mổ sẵn đặt tại khu vực
Bình Chánh, TPHCM” được thực hiện từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021. Gồm các nội
dung:
 Khảo sát khu vực, thu thập số liệu như vị trí địa lý, khí hậu, diện tích cần sử
dụng để tính toán.
 Tiến hành lập phương pháp tính toán.
 Lựa chọn thiết bị phù hợp với công trình từ các thông số đã tính.
 Thiết kế bản vẽ mặt bằng cho hệ thống.
 Đưa ra kết luận và những định hướng phát triển đề tài.
Đề tài “Tính toán thiết kế kho lạnh trữ đông 100 tấn gà mổ sẵn đặt tại khu vực
Bình Chánh, TPHCM” gồm 5 chương.
Chương 1 : MỞ ĐẦU
Chương 2 : TỔNG QUAN
Chương 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................

TÓM TẮT............................................................................................................................

MỤC LỤC............................................................................................................................

MỤC LỤC HÌNH...............................................................................................................

MỤC LỤC BẢNG................................................................................................................

Chương 1...............................................................................................................................

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................

1.1 Đặt vấn đề :..........................................................................................................1

1.2. Mục đích đề tài....................................................................................................1

1.3 Phạm vi................................................................................................................. 2

1.4 Nội dung thực hiện :.............................................................................................2

1.5 Phương pháp :.......................................................................................................2

Chương 2...............................................................................................................................

TỔNG QUAN........................................................................................................................

2.1 Tổng quan về thịt gà.............................................................................................3

2.1.1 Giới thiệu về thịt gà........................................................................................3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của thịt gà :.......................................................................3

2.2 Tổng quan về kho lạnh.........................................................................................3

2.2.1 Khái niệm về kho lạnh.......................................................................................3

2.2.2 Lợi ích của việc lắp đặt kho lạnh....................................................................4

2.2.3 Phân loại kho lạnh..........................................................................................4

2.2.4 Phân loại lựa chọn phòng lạnh.......................................................................5

2.2.5 Phương pháp xây dựng...................................................................................5

iv
2.3 Yêu cầu về nhiệt độ..............................................................................................6

2.4 Chế độ xử lý thực phẩm........................................................................................6

2.4.1 Xử lý lạnh.......................................................................................................6

2.4.2 Xử lý lạnh đông..............................................................................................6

2.5 Yêu cầu thiết kế của đề tài....................................................................................7

Chương 3...............................................................................................................................

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................................................................

3.1 Phương án thiết kế................................................................................................8

3.1.1 Vách và trần kho lạnh.....................................................................................8

3.1.2 Cửa kho lạnh................................................................................................10

3.2 Lựa chọn thông số tính toán...............................................................................11

3.2.1 Thông số bên trong kho lạnh........................................................................11

3.2.2 Thông số bên ngoài kho lạnh........................................................................11

3.2.3 Yêu cầu thiết kế............................................................................................12

Chương 4.............................................................................................................................

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................

4.1 Diện tích xây dựng và mặt bằng kho..................................................................13

4.1.1 Thể tích kho lạnh..........................................................................................13

4.1.2 Diện tích chất tải hữu ích F..........................................................................13

4.1.3 Tải trọng của nền và trần..............................................................................14

4.1.4 Diện tích xây dựng.......................................................................................14

4.1.5 Số lượng phòng lạnh....................................................................................14

4.1.6 Bố trí mặt bằng kho lạnh..............................................................................15

4.1.7 Tính toán cách nhiệt kho lạnh......................................................................17

4.2 Tính cân bằng nhiệt cho kho lạnh.......................................................................19

v
4.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1...............................................................20

4.2.2 Xác định dòng nhiệt do sản phẩm sinh ra Q2................................................22

4.2.3 Dòng nhiệt do thông gió Q3..........................................................................23

4.2.4 Dòng nhiệt do vận hành kho Q4....................................................................23

4.2.5 Xác định dòng nhiệt khi sản phẩm hô hấp Q5...............................................25

4.3 Xác định phụ tải nhiệt cho thiết bị và máy nén...................................................25

4.3.1 Phụ tải nhiệt thiết bị.....................................................................................25

4.3.2 Phụ tải nhiệt máy nén...................................................................................25

4.4 Các thông số và chế độ làm việc.........................................................................26

4.4.1 Phương pháp làm lạnh và môi chất lạnh.......................................................26

4.4.2 Chọn các thông số của chế độ làm việc........................................................28

4.4.3 Xác định chu trình lạnh................................................................................29

4.5 Tính chọn máy nén chu trình 1 cấp.....................................................................31

4.6 Tính và chọn kiểu thiết bị ngưng tụ....................................................................34

4.7 Tính và chọn thiết bị bay hơi..............................................................................36

4.8 Chọn các thiết bị phụ..........................................................................................37

4.8.1 Bình chứa cao áp..........................................................................................37

4.8.2 Bình chứa hạ áp............................................................................................38

4.8.3 Bình tách dầu...............................................................................................39

4.8.4 Bình trung gian.............................................................................................39

4.8.5 Bình tách lỏng..............................................................................................40

4.8.6 Phin lọc........................................................................................................41

4.8.7 Kính soi gas..................................................................................................41

4.8.8 Van chặn......................................................................................................41

4.8.9 Van điện từ...................................................................................................41

vi
4.8.10 Van tiết lưu nhiệt........................................................................................41

Chương 5.............................................................................................................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................

5.1 Kết luận..............................................................................................................43

5.2 Kiến nghị............................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................

vii
MỤC LỤC HÌNH
Hình 3. 1: Cấu tạo tấm Panel.........................................................................................8
Hình 3. 2: Cấu tạo khóa cam..........................................................................................9
Hình 3. 3: Cấu tạo ngàm âm dương.............................................................................10
Hình 3. 4: Các chi tiết lắp ghép khác...........................................................................10
Hình 3. 5: Các loại cửa kho lạnh..................................................................................11
Hình 4. 1: Bố trí hàng trong kho lạnh..........................................................................16
Hình 4. 2: mặt bằng kho lạnh.......................................................................................16
Hình 4. 3: Mặt đứng bố trí hàng trong kho lạnh...........................................................17
Hình 4. 4: Chu trình hồi nhiệt......................................................................................30
Hình 4. 5: máy nén Bitzer............................................................................................34
Hình 4. 6: dàn nóng giải nhiệt gió cưỡng bức KEWELY............................................35
Hình 4. 7: dàn lạnh Kewely.........................................................................................37
Hình 4. 8: cấu tạo bình chứa cao áp.............................................................................38
Hình 4. 9: cấu tạo bình chứa hạ áp...............................................................................38
Hình 4. 10: bình tách dầu.............................................................................................39
Hình 4. 11: bình trung gian..........................................................................................40
Hình 4. 12: bình tách lỏng............................................................................................40
Hình 4. 13: cấu tạo của van tiết lưu Danfoss TEX 5....................................................42

viii
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4. 1: Hệ số sử dụng diện tích theo buồng lạnh:...................................................14
Bảng 4. 2: Độ dày panel, hệ số k và lĩnh vực ứng dụng của kho lạnh..........................18
Bảng 4. 3: Nhiệt dung riêng của bao bì........................................................................23
Bảng 4. 4: Tỷ lệ tải nhiệt chọn máy nén.......................................................................26
Bảng 4. 5: Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản của chu trình....................31
Bảng 4. 6: Thông số kỹ thuật máy nén.........................................................................34
Bảng 4. 7: Thông số kỹ thuật dàn nóng giải nhiệt gió..................................................35
Bảng 4. 8: thông số kỹ thuật dàn lạnh Kewely.............................................................36

ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề :
Thịt gà là loại gia cầm phổ biến nhất trên thế giới, được chế biến và sử dụng
theo nhiều cách trong nhiều nền văn hóa khác nhau cùng với thịt bò và thịt lợn. Thịt gà
chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người cũng như cung cấp năng
lượng cho hoạt động hằng ngày của con người, ngoài những chất như protein, chất béo
thì thịt gà còn cung cấp cho cơ thể con người nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A,
B1, B2, C, E, canxi, phốt pho, sắt... Đây là thực phẩm chất lượng cao giúp cơ thể con
người dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao nếu thịt gà không được bảo quản đúng
cách thì sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật gây thối hỏng phát triển. Ngoài
ra trong thịt gà tươi còn chứa nhiều nước tự do vì vậy thịt rất dễ bị thối hỏng, gây khó
khăn trong quá trình bảo quản, chế biến và tiêu thụ cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người. Ở Việt Nam hiện nay thì việc bảo quản thịt gà vẫn còn thủ
công nên chỉ tiêu thụ trong mức độ quy mô nhỏ. Còn ở quy mô công nghiệp thì ta phải
chú trọng đến khâu bảo quản thịt trước khi tiêu thụ để khi thịt đến tay người tiêu dùng
thì vẫn còn tươi và chất lượng.
Nhìn thấy được vấn đề đó thì kho lạnh giờ đây đang là những lựa chọn hàng
đầu cho việc bảo quản thịt gà với quy mô công nghiệp. Việc cấp đông để bảo quản thịt
gà là điều không thể thiếu cho khâu bảo quản trước khi tiêu thụ.
Và trong giới hạn của đề tài này, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy ThS.
Nguyễn Nam Quyền em xin trình bày đề tài “Tính toán thiết kế kho lạnh trữ đông 100
tấn gà mổ sẵn đặt tại khu vực Bình Chánh, TPHCM”.
1.2. Mục đích đề tài
Mục đích của đề tài là từ những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, kiến thức
trong những tài liệu liên quan, liên hệ với những yêu cầu thực tế của dự án và thông
qua sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn để thiết kế một kho lạnh hoàn chỉnh từ đó có
thể áp dụng những kinh nghiệm vào công việc cũng như đối với lĩnh vực thiết kế kho

1
lạnh. Và cụ thể trong đề tài này là “Tính toán thiết kế kho lạnh trữ đông 100 tấn gà mổ
sẵn đặt tại khu vực Bình Chánh, TPHCM”.
1.3 Phạm vi
Về nội dung: phạm vi của đề tài chỉ giới hạn trong việc tính toán thiết kế kho
lạnh trữ đông 100 tấn gà mổ sẵn đặt tại khu vực Bình Chánh, TPHCM. Cụ thể là tính
toán phụ tải, từ đó lựa chọn thiết bị và thiết kế hệ thống.
Thời gian: đề tài này được thực hiện từ tháng 3/2021 đến 5/2021.
1.4 Nội dung thực hiện :
 Khảo sát khu vực cần làm kho lạnh để từ đó thu thập được vị trí, khí hậu, diện
tích cần làm.
 Phân tích, lựa chọn thông số để tính toán phù hợp với năng suất lưu trữ của kho.
 Thiết lập phương pháp tính phụ tải.
 Lựa chọn thiết bị và máy cho phù hợp với yêu cầu của của kho.
 Thiết kế bản vẽ mặt bằng, bản vẽ hệ thống kho.
 Đưa ra kết luận và kiến nghị định hướng phát triển đề tài.
1.5 Phương pháp :
Tìm hiểu, lựa chọn phương pháp bảo quản thực phẩm, sau đó tính toán và chọn các
thiết bị. Các thông số, phương pháp tính toán đều được thực hiện cụ thể và đúng yêu
cầu kỹ thuật. Tất cả dựa trên việc đảm bảo đáp ứng phụ tải lạnh, tối ưu hiệu quả kinh
tế từ khâu đầu tư tới khâu lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng kho lạnh.
Tham khảo các tài liệu, sách chuyên ngành, báo, luận văn trong thư viện, các
website trên internet có liên quan đến đề tài.

2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về thịt gà
2.1.1 Giới thiệu về thịt gà
Chăn nuôi gà từ lâu đã trở thành quen thuộc trong đời sống ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Hầu như nhà nào cũng có vài con gà, vài đàn gà trong nhà để tự cung tự cấp
hoặc đỡ một phần kinh tế gia đình. Lâu dần, phát triển thành các trang trại chăn nuôi
tập trung. Khi kinh tế phát triển hơn, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi ra đời, là mắc xích
quan trọng trong chuỗi cung ứng thịt, trứng gia cầm trong nền kinh tế.
Hiện nay mô hình nuôi gà với quy mô lớn đang là mô hình được đầu tư và phát
triển trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Việc lựa chọn những giống gà thịt đem lại
kinh tế cao để đưa vào chăn nuôi đang được nhiều người quan tâm và đặc biệt chú
trọng.
Vì vậy việc bảo quản thịt gà là một khâu rất quan trọng trước khi tiêu thụ. Thịt gà
đông lạnh trước khi trữ đông được tiến hành làm lạnh đông ở các thiết bị như hầm
lạnh, tủ đông nhanh. Thịt được đóng trong các thùng giấy các tông, vì vậy việc bốc
xếp, vận chuyển nhẹ nhàng và dễ dàng tự động hóa. Thịt được coi là làm lạnh đông
xong khi 86% nước trong thịt đóng băng và nhiệt độ đạt -18oC.
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của thịt gà :
Trong 100g thịt gà, có chứa 239 kcal với thành phần bao gồm 27% là protein,
14% là lipid, phần còn lại là nước và các chất vi lượng như vitamin A, B1, B2, C, PP,
…Đặc điểm khiến loại thịt này trở nên phổ biến đối với con người đó là do cách chế
biến dễ dàng. Thật vậy, thịt gà có thể được nấu theo rất nhiều cách từ các món đơn
giản như luộc, xào, chiên cho tới các món đòi hỏi sự cầu kì như hầm, chưng, lăn bột
chiên hay nướng,… Bên cạnh đó, thịt gà không bỏ phí bất cứ một bộ phận nào từ da,
cánh, đùi, thân,… ngay cả xương cũng có thể được dùng làm nước hầm nên đây là một
loại thịt có giá trị kinh tế cao.
2.2 Tổng quan về kho lạnh
2.2.1 Khái niệm về kho lạnh

3
Kho lạnh là một phòng hay một kho chứa được thiết kế và lắp đặt với hệ thống
làm mát, làm lạnh hay cấp đông để có thể bảo quản lưu trữ hàng hóa lâu và giữ được
chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Kho lạnh được áp dụng vào các khu công nghiệp,
nhà máy chế biến và kho xưởng cũng như những hộ gia đình kinh doanh. Đăc điểm
của các kho lạnh sẽ phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng của khách hàng hay theo
từng loại hàng hóa được bảo quản.
Kho lạnh đầu tiên được xây dựng ở Mỹ năm 1890. Qua hơn 100 năm phát triển,
ngày nay kho lạnh các chủng loại khác nhau đã được xây dựng khắp nơi, đóng góp
một phần không nhỏ vào việc bảo quản, dữ trữ và phân phối lương thực, thực phẩm
một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời hỗ trợ cho nhiều ngành
kinh tế phát triển.
Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng
rãi và chiếm một tỷ lệ lớn. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
 Kho bảo quản thực phẩm chế biến sẵn như: thịt, hải sản, đồ hộp.
 Kho bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả.
 Kho bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu.
 Kho bảo quản sữa.
 Kho bảo quản và lên men bia.
 Kho bảo quản các sản phẩm khác.
2.2.2 Lợi ích của việc lắp đặt kho lạnh
 Tiết kiệm được chi phí và tiết kiệm được điện: so với việc sử dụng tủ lạnh thì
để bảo quản và lắp đặt kho lạnh sẽ giảm đi chi phí và không gian lớn cũng như
tiết kiệm được điện năng.
 Dễ dàng xếp hàng và tháo dỡ vệ sinh kho lạnh: Không gian của kho lạnh rộng
rãi để cho người dùng có thể sắp xếp hàng hóa và tiến hành vệ sinh sạch sẽ kho
lạnh
 Lưu trữ được một số lượng hàng hóa lớn.
 Bảo quản được sản phẩm hàng hóa trong thời gian dài.
 Nhiệt độ của kho lạnh có thể tùy chỉnh phù hợp cho từng loại sản phẩm khác
nhau.

4
2.2.3 Phân loại kho lạnh
Công dụng của làm lạnh và làm lạnh đông rất khác nhau:
 Làm lạnh: là hạ nhiệt độ của sản phẩm xuống gần nhiệt độ đóng bang của dịch
bào (không tạo thành tinh thể nước đá trong sản phẩm).
 Lạnh đông: là hạ nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ đóng bang của
dịch bào (có tạo thành tinh thể nước đá trong sản phẩm).
Theo công dụng chia làm 6 loại kho lạnh:
 Kho lạnh phân phối: bảo quản sản phẩm trong thời kỳ thu hoạch, phân phối,
điều hòa cho cả năm.
 Kho lạnh chế biến: là loại kho lạnh bảo quản tạm tại các xí nghiệp, sau đó được
chuyển tới các kho lạnh phân phối, trung chuyển, thương nghiệp hoặc xuất
khẩu.
 Kho lạnh trung chuyển: đặt ở các cảng, điểm nút đường sắt…
 Kho lạnh thương nghiệp: dùng để bảo quản ngắn hạn thực phẩm bán ra thị
trường mà nguồn hang chính từ kho phân phối.
 Kho lạnh vận tải: ô tô lạnh, tàu thủy lạnh.
 Kho lạnh sinh hoạt: tủ lạnh trong gia đình.
2.2.4 Phân loại lựa chọn phòng lạnh
 Phòng lạnh bảo quản (0oC): t = -1.5 ÷ 0oC, φ = 90 ÷ 95%.
 Phòng bảo quản đông (-18oC): t = -20 ÷ -18 oC (hoặc tới -23oC), φ = 80 ÷ 95%.
 Phòng đa năng(-12oC): có thể bảo quản lạnh (0oC), hoặc bảo quản đông (-15oC).
 Phòng kết đông (-35oC).
 Phòng chất tải và tháo tải (0 oC).
 Phòng chế biến lạnh (15 oC).
Kết luận: đối với yêu cầu của đề tài này “Tính toán thiết kế kho lạnh trữ đông
100 tấn gà mổ sẵn đặt tại khu vực Bình Chánh, TPHCM” thì phòng bảo quản đông là
lựa chọn hợp lý vì phòng có nhiệt độ âm thích hợp cho việc trữ đông và đảm bảo được
yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ở đây là thịt gà.

5
2.2.5 Phương pháp xây dựng
 Kho xây: là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến
hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá
thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt
thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo được tốt. Vì vậy hiện nay ở nước
ta người ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
 Kho panel: được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế từ các tấm polyurethane và
được lắp ghép với nhau bằng các móc khóa camlocking. Kho panel có hình
thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo
quản các mặt hang thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu… Hiện nay
nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất được các tấm panel cách nhiệt đạt
tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử
dụng kho panel để bảo quản hàng hóa.
2.3 Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó
phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo
quản càng lâu thì nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước Châu Âu người ta chọn nhiệt độ bảo
quản khá thấp từ -25 ÷ -30oC, ở nước ta thường chọn trong khoảng -16 ÷ -20 oC. Các
mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp
đông tránh không để rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
2.4 Chế độ xử lý thực phẩm
Thực phẩm trước khi được đưa vào các kho lạnh bảo quản, cần được tiến hành
xử lý lạnh để hạ nhiệt độ thực phẩm từ nhiệt độ ban đầu sau khi đánh bắt, giết mổ
xuống nhiệt độ bảo quản. Có 2 chế độ xử lý là xử lý lạnh và xử lý lạnh đông.
2.4.1 Xử lý lạnh
Làm lạnh sản phẩm xuống đến nhiệt độ bảo quản lạnh yêu cầu. Nhiệt độ bảo
quản này phải nằm trên điểm đóng băng của sản phẩm. Đặc điểm là sau khi xử lý lạnh
sản phẩm còn mềm chưa bị hóa cứng và đóng băng.

6
2.4.2 Xử lý lạnh đông
Là kết đông các sản phẩm. Sản phẩm hoàn toàn hóa cứng do nước và dịch trong
sản phẩm đều đóng thành băng. Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -8 oC, nhiệt độ bề mặt đạt
từ -120C đến -180C.

7
2.5 Yêu cầu thiết kế của đề tài
 Sản phẩm: thịt gà mổ sẳn.
 Dung tích: 100 tấn.
 Loại kho: kho trữ đông.
 Nhiệt độ thiết trong kho: -180C.
 Loại kho: kho panel.
 Vị trí: khu vực Bình Chánh, TP HCM.
 Phương tiện vận chuyển: xe kéo tay.
Kết luận: vậy sản phẩm trước khi vào kho bảo quản đông đã được xử lý lạnh
đông đến nhiệt độ -180C. Từ đó có thể thiết kế được nhiệt độ trong kho cần đạt được
giao động từ -16 ÷ -20oC.

8
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương án thiết kế
3.1.1 Vách và trần kho lạnh
Có 2 phương án thiết kế kho lạnh: kho xây và kho lắp ghép. Ta lựa chọn phương
án thiết kế là kho lạnh lắp ghép, mặc dù kho lạnh lắp ghép giá thành cao hơn khá nhiều
so với kho lạnh xây. Nhưng nó có những ưu điểm vượt trội so với kho lạnh xây như
sau:
 Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên
có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi lắp ráp một cách nhanh chóng trong một vài
ngày so với kho truyền thống phải xây dựng trong nhiều tháng, có khi nhiều
năm.
 Có thể tháo lắp và di chuyển đến nơi mới khi cần thiết.
 Không cần đến vật liệu xây dựng như kho xây trừ nền có con lươn đặt kho nên
công việc xây dựng đơn giản hơn nhiều.
 Cách nhiệt là polyurethan có hệ số dẫn nhiệt thấp.
 Tấm bọc ngoài của panel đa dạng từ chất dẻo đến nhôm tấm hoặc thép không
gỉ,…
 Hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước.

9
Hình 3. 1: Cấu tạo tấm Panel.
Vật liệu bề mặt:
 Tôn mạ màu dày 0,5mm ÷ 0.8mm.
 Tôn phủ lớp PVC dày 0,5mm ÷ 0.8mm.
 Inox dày 0,5mm ÷ 0.8mm.
Lớp cách nhiệt polyurethane:
 Tỷ trọng: 38 ÷ 40 kg/m3.
 Độ chịu nén: 0,2 ÷ 0,29 Mpa.
 Tỷ lệ bọt kín: 95%.
Chiều dài tối đa: 12000mm.
Chiều rộng tối đa: 1200mm.
Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900, 1200mm.
Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175, 200, 250 và 300mm.
Hiện nay các tấm panel cách nhiệt được liên kết lại với nhau bằng khóa camlock
hoặc ngàm âm dương nhằm rút ngắn thời gian thi công, cũng như thuận tiện trong quá
trình tháo dỡ di dời kho.
 Khóa cam: cơ cấu móc bên trái nằm ở mép một panel, chốt ngang nằm ở vị trí
tương ứng ở mép panel cần ghép nối. Khi đặt 2 panel cạnh nhau dùng chìa khóa

10
quay theo chiều kim đồng hồ thì móc đã ăn khớp vào chốt panel đối diện siết
chặt 2 tấm panel vào nhau.
 Ngàm âm dương: một panel bố trí lõm khe, còn cạnh tương ứng của panel ghép
có vấu lồi để ăn khớp hoàn toàn với nhau, qua đó tránh được khe hở ở mối ghép
panel với nhau, với trần, nền…

Hình 3. 2: Cấu tạo khóa cam.

Hình 3. 3: Cấu tạo ngàm âm dương.

11
Hình 3. 4: Các chi tiết lắp ghép khác.
3.1.2 Cửa kho lạnh
 Cần phải giữ được nhiệt độ lạnh, không để không khí nóng lọt vào và tổn thất
lạnh khi mở cửa.
 Khóa cửa và tay nắm phải làm việc tốt, nhẹ nhàng, không hoen rỉ và phải mở
được từ phía trong.
 Cần phải đóng mở nhẹ nhàng ngay khi có băng giá đóng vào cửa.
 Cửa kho lạnh cũng là một chi tiết có nhiều yêu cầu đặc biệt.
 Cần phải có cách nhiệt đủ dày để mặt ngoài không bị đọng sương.
 Cần phải đóng mở nhẹ nhàng, khít với nhau.
Có 3 loại cửa buồng lạnh là cửa lắc, cửa lùa và cửa có bản lề. Thông dụng nhất là
cửa có bản lề :

12
Hình 3. 5: Các loại cửa kho lạnh.
a) Cửa lắc b) Cửa lùa c) Cửa bản lề
3.2 Lựa chọn thông số tính toán
3.2.1 Thông số bên trong kho lạnh
Vì đây là kho trữ đông nên là hạ nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ
đóng băng của dịch bào (có tạo thành tinh thể nước đá trong sản phẩm).
 Sản phẩm: gà mổ sẵn.
 Loại kho: trữ đông.
 Dung tích: 100 tấn.
 Nhiệt độ: -18oC.
 Kiểu kho: kho panel
3.2.2 Thông số bên ngoài kho lạnh
Vì Bình Chánh thuộc là huyện của TPHCM nên ta lấy thống số nhiệt độ là của
TPHCM để tính toán [2]
 Vị trí: Bình Chánh, TPHCM.
 Tháng nóng nhất: tháng 4.
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 37oC.
 Nhiệt độ trung bình năm: 32oC.
 Độ ẩm trung bình tháng nóng nhất: 74%.

13
3.2.3 Yêu cầu thiết kế
 Kho được đặt ở vị trí thuận tiện làm việc hiệu quả, đưa hàng vào và lấy hàng ra
nhanh chóng.
 Cần dự trù diện tích thao tác, bốc xếp trong kho nhưng không để mất diện tích
bảo quản.
 Chiều cao phải đạt ít nhất 3m để bố trí các thiết bị phụ và giàn bay hơi thuận
lợi.
 Phải có phương án vệ sinh tẩy rửa dễ dàng, phải có chỗ thoát nước.
 Vách không đọng sương (đủ bề dày cách nhiệt).
 Kho phải duy trì nhiệt độ yêu cầu.
 Chú ý chống ẩm vào cách nhiệt qua các khe hở giữa các panel cách nhiệt.
 Đảm bảo quy tắc phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động…

14
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Diện tích xây dựng và mặt bằng kho


4.1.1 Thể tích kho lạnh
V = E/gv , m3 [3].
Trong đó:
 V: thể tích kho lạnh (m3).
 E: dung tích kho lạnh, (tấn).
 gv: tiêu chuẩn chất tải (định mức chất tải thể tích), tấn/m3 [3].
Theo tìm hiểu và thực nghiệm, tiêu chuẩn chất tải (gv) của thịt gà đặt trong thùng
gỗ là 0,38tấn/m3 = 380kg/m3.
 V = 100/ 0,38 = 263m3
4.1.2 Diện tích chất tải hữu ích F
F = V/ h , m2 [3].
Trong đó:
 F: diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m2
 h: chiều cao chất tải, m.
 V: thể tích kho lạnh (m3).
Thịt gà được xếp trong thùng gỗ có kích thước DxRxC: 500x400x300.
 Thể tích thùng gỗ:
Vthùng gỗ = DxRxC = 0,5.0,4.0,3 = 0,06 m3

 Khối lượng chứa thịt gà tối đa của một thùng gỗ:

Mthùng = gv.Vthùng gỗ = 380x0.06 = 22.8 kg

 Số thùng gỗ cần sử dụng:

n = E/M = 100000/23 = 4348 thùng

15
Các thùng gỗ được xếp trên các pallet có kích thước DxR là 1200x1000. Khoảng
cách từ mặt đất đến tầng đầu tiên của pallet là 150 mm, mỗi pallet chất 5 tầng; mỗi
tầng thì chất 6 thùng.

 Chiều cao chất tải:

h = 150 + 300 x 5 = 1650 mm = 1,65 m


 F = 263/1.65 = 159 m2.
4.1.3 Tải trọng của nền và trần
gF ≥ gv.h , tấn/m2 [1].
 gF: định mức chất tải theo diện tích, tấn/m2 .

 gF = 0,38.1,65 = 0.627 tấn/m2

4.1.4 Diện tích xây dựng


Fxd = F/βF, m2 [3].
 Fxd: diện tích xây dựng, m2 ;
 ΒF: hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và các diện tích
giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết bị như
dàn bay hơi, quạt. βF phụ thuộc diện tích buồng và lấy theo Bảng 3.1.
Bảng 4. 1: Hệ số sử dụng diện tích theo buồng lạnh:
Diện tích buồng (m2) βf

< 20 0,5 ÷ 0,6


Từ 20 ÷ 100 0,7 ÷ 0,75
Từ 100 ÷ 400 0,75 ÷ 0,8
¿ 400 0,8 ÷ 0,85

 Fxd = 159/0.75 = 212m2.


4.1.5 Số lượng phòng lạnh
Z = Fxd/f [3].
 f: Diện tích buồng lạnh quy chuẩn đã chọn xác định qua các hàng cột kho, m2.
Diện tích buồng lạnh quy chuẩn tính theo hàng cột quy chuẩn cách nhau 6m nên f cơ
sở là 36m2. Các diện tích quy chuẩn khác nhau là bội số của 36m2. Ở đây ta chọn
buồng lạnh kích thước 12m x 12m có f cơ sở là 144m2.
16
 Z = 212/ 144 = 1.47 (phòng)
Vậy ta chọn là 2 phòng để diện tích phòng phù hợp với việc vận chuyển hàng.
Diện tích mỗi phòng sẽ là: 12m x 12m. Vì là kho lạnh được lắp ghép bằng những tấm
panel tiêu chuẩn, nên kích thước kho lạnh cũng được tiêu chuẩn. Kích thước rộng
ngang phải là bội số của 300. Chiều dài của tấm panel: 1800, 2400, 3000,3600, 4500,
4800, 6000. Ta chọn chiều dài theo tiêu chuẩn của panel là 3m. Chiều rộng panel là
3m. Vậy ta cần phải xây dựng một kho lạnh có kích thước 2 x12000x12000x3000 để
đáp ứng chứa đủ 100 tấn thịt gà theo yêu cầu. (Chiều cao chất tải là 1,65m, còn lại là
khoảng cách để không khí lưu thông và bố trí thiết bị).
4.1.6 Bố trí mặt bằng kho lạnh
Chọn bao bì cho thịt gà là thùng gỗ có kích thước:
Dài x Rộng x Cao: 0.5m x 0.4m x 0.3m
Số lượng thùng gỗ có trong mỗi kho: 4348/2 = 2174 (thùng). Cứ mỗi Pallet xếp
được 30 thùng, vậy số Pallet cần cho 1 kho là: 2174/30 = 73 pallet.
Ta sắp xếp kho lạnh như sau:
 Ta xếp 2174 thùng gỗ trên 73 cái Pallet có kích thước 1200 x 1000 x 150, mỗi
pallet có 30 thùng gỗ.
 Theo chiều dài thì ta sắp 5 pallet đầu liên tiếp nhau khoảng cách giữa các pallet
là 50mm, pallet thứ 5 cách pallet thứ 6 1.4 m để chừa lối đi, từ pallet 6 đến
pallet 10 sắp như 5 pallet đầu ,pallet đầu và cuối cách tường 100mm.
 Theo chiều rộng, ta sắp 8 pallet liên tiếp nhau khoảng cách giữa các pallet là
50mm khoảng từ tường tới pallet đầu 1500mm để chừa ra khoảng không đường
đi và bốc xếp hàng; khoảng cách từ pallet 8 tới tường là 550mm.

17
Hình 4. 1: Bố trí hàng trong kho lạnh.

Hình 4. 2: mặt bằng kho lạnh.


18
Hình 4. 3: Mặt đứng bố trí hàng trong kho lạnh.
 Thiết kế kết cấu kho lạnh
Tường bao:
 Được lắp bởi các panel có kích thước: 3 x 1.2 (m)
 Ta có diện tích tường bao một phòng: 2 x 3 x 12 + 2 x 3 x 12 = 144. Vậy số tấm
panel cần lót tường là: 144/(3 x 1.2) = 40 tấm. Vì có 2 phòng nên cần 40 x 2 =
80 tấm panel. Thiết kế cửa có kích thước: 2 x 2 (m).
Trần:
 Được lắp bởi các tấm panel có kích thước 3 x 1.2 (m). Số tấm panel lót trần 1
phòng là: (12 x 12)/ (3 x 1.2) = 40 tấm. Vậy có 2 phòng lạnh nên có 40 x 2 = 80
tấm panel lót trần.
Nền:
 Được lắp bởi các tấm panel có kích thước 3 x 1.2 (m). Tương tự lót trần ta có
40 tấm panel lót mỗi phòng và 80 tấm panel lót kho lạnh.
 Phía trên và dưới tấm panel sẽ được trải thêm các lớp giấy dầu chống thấm.
 Dưới tấm panel được xây các lớp gạch thẻ cao 0,2m.
 Dưới cùng là lớp bê tông đá dày 0,1m. Trong đó được lắp đặt các ống trụ đường
kính 100mm, ống sẽ đi theo hình zic zac, 2 đầu ống được đưa lên khỏi nền để
gió lưu thông. Khi đó nền sẽ được đảm bảo được thông thoáng không bị nhiễm
ẩm.

19
4.1.7 Tính toán cách nhiệt kho lạnh
A. Xác định chiều dày cách nhiệt
Bảng 4.2 giới thiệu độ dày panel tiêu chuẩn, hệ số truyền nhiệt và lĩnh vực ứng
dụng của kho lạnh [1].
Bảng 4. 2: Độ dày panel, hệ số k và lĩnh vực ứng dụng của kho lạnh
Chiều Hệ số truyền nhiệt k,
STT Lĩnh vực ứng dụng của kho
dày, mm W/m2K
Điều hòa không khí ở các khu vực công
1 50 0,43
nghiệp, nhiệt độ trong phòng 20⁰C
Kho lạnh nhiệt độ dương 0 đến 5⁰C
2 75 0,3
Vách ngăn kho lạnh -18⁰C
Kho lạnh -18⁰C Vách ngăn kho lạnh -
3 100 0,22
25⁰C
Kho lạnh -20⁰C đến -25⁰C Vách ngăn
4 125 0,18
kho lạnh -35⁰C
Kho lạnh -25⁰C đến -30⁰C Vách ngăn
5 150 0,15
kho lạnh -40⁰C
6 175 0,13 Kho lạnh (phân phối) đến -35⁰C
7 200 0,11 Kho lạnh đông sâu đến -60⁰C

Dựa vào bảng 4.2 ta chọn được độ dày và hệ số truyền nhiệt của lớp panel phụ
thuộc vào nguyên liệu trữ là thịt gà và lĩnh vực ứng dụng là kho lạnh -18⁰C ta có chiều
dày = 100mm và hệ số truyền nhiệt k = 0.22W/m2K.
B. Tính kiểm tra đọng sương trên bề mặt ngoài vách cách nhiệt
 Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: t1 = 370C.
 Độ ẩm trung bình tháng nóng nhất: 74%.
 Tra đồ thị t – d được nhiệt độ đọng sương: ts = 31.5oC.
 Nhiệt độ buồng lạnh: t2 = -18oC.
 α1 tra theo Bảng 3.7 [1] là: 23,3 W/m2K.
Ta tính được hệ số truyền nhiệt đọng sương:

20
( t1 – t s )
ks = 0,95.α1. , W/m2K [1]
(t ¿ ¿ 1−t 2) ¿

Khi tính kiểm tra, điều kiện để vách ngoài không đọng sương sẽ là:
k ≤ ks
ks = kmax:hệ số truyền nhiệt lớn nhất cho phép để tường ngoài không bị đọng
sương.
(37 – 31.5)
ks = 0,95.23,3. = 2.2W/m2K
(37−(−18 ) )

Kết luận: ks = 2.2W/m2K > k = 0.22W/m2K.


 Vách ngoài không bị đọng sương
C. Tính kiểm tra đọng ẩm trong cơ cấu cách nhiệt
Điều kiện để ẩm không đọng lại làm ướt sũng cơ cấu cách nhiệt là áp suất riêng
phần hơi nước thực tế luôn luôn phải nhỏ hơn phần áp suất bão hòa hơi nước ở mọi
điểm trong cơ cấu cách nhiệt:
px < phmax
Đối với kho lạnh lắp ghép, vật liệu bề mặt phủ 2 bên panel là vật liệu hoàn toàn
cách ẩm có thể là nhựa, nhôm lá hoặc thép lá. Ở đây sử dụng tôn mạ màu dày 0.5mm,
tôn là vật liệu có hệ số dẫn ẩm nhỏ, gần như bằng không nên việc cách ẩm đối với kho
lạnh lắp ghép là rất an toàn [1].
4.2 Tính cân bằng nhiệt cho kho lạnh
Tính toán nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài xâm
nhập vào kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất
để thải nó lại môi trường bên ngoài, đảm bảo cho sự ổn định giữa trong buồng lạnh và
không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng tính toán phụ tải nhiệt kho lạnh chính là để xác định năng
suất lạnh của máy cần lắp đặt.
Nếu kho lạnh dùng máy lạnh cục bộ thì tính toán từng buồng lạnh và chọn thiết
bị phù hợp.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q được xác định bằng biểu thức:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 [1]
Trong đó:

21
 Q1: dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của buồng lạnh.
 Q2: dòng nhiệt do sản phẩm sinh ra trong quá trình xử lý lạnh.
 Q3: dòng nhiệt từ không khí bên ngoài do thông gió buồng lạnh.
 Q4: dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho.
 Q5: dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp (thở) chỉ có ở các kho
lạnh bảo quản rau quả đặc biệt hoặc trong các buồng lạnh bảo quản hoa quả của
kho lạnh phân phối.
Đặc điểm của các dòng nhiệt là chúng thay đổi liên tục theo thời gian:
 Q1 phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh nó, thay đổi từng giờ, từng
ngày và từng tháng trong năm, mùa trong năm.
 Q2 phụ thuộc vào thời vụ.
 Q3 phụ thuộc vào loại hàng bảo quản.
 Q4 phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế biến, bảo quản hàng.
 Q5 phụ thuộc vào những biến đổi sinh hoá của từng sản phẩm, “hô hấp”.
4.2.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1
Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che được xác định theo biểu thức [1].
Q1 = Q11 + Q12
Trong đó:
 Q11: Tải nhiệt qua tường bao, trần và nền kho do chênh lệch nhiệt độ.
 Q12: Tải nhiệt do bức xạ mặt trời.
A. Tải nhiệt qua tường bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ
Q11 được xác định từ biểu thức
T N
Q 11=Q 11+ Q 11
T
 Q11 : Dòng nhiệt qua tường và trần panel do chênh lệch nhiệt độ
N
 Q11 : Dòng nhiệt qua nền do chênh lệch nhiệt độ
Dòng nhiệt qua tường và trần panel do chênh lệch nhiệt độ:
T
Q 11 =k t x Ft x (t 1−t 2)

 kt - hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che xác định theo chiều dày cách
nhiệt thực, kt = 0.22 W/m2 .

22
 Ft - diện tích tường và trần, với Ft = 12 x 12 + 2 x 12 x 3 + 2 x 12 x 3 = 288 m2 .
 t1 : Nhiệt độ bên ngoài môi trường (°C)
 t2 : Nhiệt độ trong buồng lạnh (℃)
T
Q11=0.22 x 288 x ( 37+ 18 )=3484.8(W )
Dòng nhiệt qua nền do chênh lệch nhiệt độ
Nền không sưởi nên áp dụng công thức [1]:
N
Q11 =∑ k q x F N x ( t 1−t 2 ) x m

Trong đó:
 m: Hệ số tính đến sự gia tăng tương đối trở nhiệt của nền khi có lớp cách nhiệt
(do không có lớp cách nhiệt nên m = 1)
 k q: Hệ số truyền nhiệt quy ước tương ứng với từng vùng nền.
 FN: diện tích tương ứng với từng vùng nền.
 t1 : Nhiệt độ bên ngoài môi trường (°C)
 t2 : Nhiệt độ trong buồng lạnh (℃)
Hệ số truyền nhiệt qui ước kq lấy theo từng vùng là:
 Vùng rộng 2 m dọc theo chu vi tường bao: kq = 0.47, FN = 4 x (12+12) = 96 m2
Q11′ = 0.47 x 96 x (37 + 18) = 2481.6 W
 Vùng rộng 2 m tiếp theo về phía tâm buồng: kq = 0.23 , FN = 4 x (12+12) – 48
= 48 m2.
Q11′′= 0.23 x 48 x (37+18) = 607.2 W.
 Vùng còn lại ở giữa buồng lạnh: kq = 0.12, FN = 4 x (12+12) – 80 = 16 m2.
Q11′′′= 0.12 x 16 x (37+18) = 105.6 W.
 Q11N = 2481.6 + 607.2 + 105.6 = 3194.4 W
Vậy dòng nhiệt do chênh lệch nhiệt độ:
Q11 = QT11 + Q N11= 3484.4 + 3194.4 = 6678.8 W
B. Dòng nhiệt qua tường bao và trần do bức xạ mặt trời
Q12 = kt x F x ∆tbx
Trong đó :
 kt: hệ số truyền nhiệt thực của vách ngoài.

23
 F: diện tích nhận bức xạ trực tiếp của mặt trời, m2 .
 ∆tbx: hiệu nhiệt độ dư, đặc trưng ảnh hưởng của bức xạ mặt trời vào mùa hè, ℃.
Do kho được đặt dưới mái che không bị ảnh hưởng nhiều của bức xạ mặt trời,
nên:
Q12 = 0 W

Vậy: Q1 = Q11 + Q12 = 6678.8 + 0 = 6678.8 W = 6.7kW

4.2.2 Xác định dòng nhiệt do sản phẩm sinh ra Q2


Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra được xác định theo biểu thức [1]
Q2 = Q21 + Q22
Trong đó :
 Q21: dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra.
 Q22: dòng nhiệt từ bao bì.
A. Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra
Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra trong buồng bảo quản.
1000
Q21=M x ( h1 −h2 ) x ( kW )
24.3600
Trong đó:
 h1: entanpi của sản phẩm ở nhiệt độ vào (kj/kg), đối với sản phẩm bảo quản
đông thì nhiệt độ vào lấy -12°C. h1 = 22.2 kj/kg [1].
 h2: entanpi của sản ở nhiệt độ bảo quản (kj/kg), nhiệt độ bảo quản đông -18°C.
h2 = 4.6 kj/kg [1].
 M: công suất buồng gia lạnh hoặc khối lượng hàng nhập kho bảo quản trong
một ngày đêm, tấn/ngày đêm bằng 8% dung tích phòng (nếu dung tích phòng
nhỏ hơn 200 tấn) và bằng 6% (nếu dung tích phòng lớn hơn 200 tấn). Vậy M =
0.08 x 50 = 4 tấn/ ngày đêm
Vậy dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra:
1000
Q21=4 x ( 22.2−4.6 ) x =0.8 ( kW )
24.3600

B. Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra


Dòng nhiệt do bao bì toả ra được xác định qua biểu thức, [1]:

24
1000
Q22=M b x C b x ( t 1 −t 2 ) x
24.3600
Trong đó:
 Mb: khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm, t/24h.
Khối lượng bao bì chiếm tới 10 ÷ 30% khối lượng hàng, đặc biệt bao bì thủy tinh
chiếm tới 100%. Bao bì gỗ chiếm 20% khối lượng.
Chọn Mb = 20% khối lượng hàng cho bao bì là thùng gỗ.
Ta có: Mb = 20%M = 0,2 x 4 = 0.8 (tấn/ngày).
 Cb: Nhiệt dung riêng của bao bì
Bảng 4. 3: Nhiệt dung riêng của bao bì
Loại bao bì Cb , kj/kgK
Bao bì gỗ 2,5
Bìa cactong 1,46
Kim loại 0,45
Thủy tinh 0,835

Ở đây bao bì là thùng gỗ nên Cb = 2.5 kj/kgK.


 t1, t2: Nhiệt độ trước và sau khi làm lạnh của bao bì : t1 = -12℃, t2 = -18℃.
Vậy ta có:
1000
Q22=0.8 x 2.5 x (−12+ 18 ) x =0.14 kW
24.3600
Vậy tổng lượng nhiệt do sản phẩm toả ra là:
Q2 = Q21 + Q22 = 0.8 + 0.14 = 0.94 (kW)
4.2.3 Dòng nhiệt do thông gió Q3
Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các buồng đặc biệt bảo
quản rau quả và các sản phẩm hô hấp. Dòng nhiệt chủ yếu do thông gió không khí
nóng từ bên ngoài đưa vào buồng lạnh thay thế không khí lạnh trong buồng để đảm
bảo sự hô hấp của các sản phẩm.
Vì đây là buồng bảo quản đông thịt gà -18℃ nên Q3 được bỏ qua.
Q3 = 0.
4.2.4 Dòng nhiệt do vận hành kho Q4
Dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau được tính bằng biểu thức [1]:
25
Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44
Trong đó:
 Q41: dòng nhiệt do chiếu sáng.
 Q42: dòng nhiệt do người vận hành tỏa ra.
 Q43: dòng nhiệt động cơ điện tỏa ra.
 Q44: dòng nhiệt tổn thất do mở cửa.
A. Dòng nhiệt do chiếu sáng Q41
Q41 = A x F (W)
Trong đó :
 F: diện tích buồng, m2.
 A: nhiệt lượng chiếu sáng 1m2 diện tích buồng hay diện tích nền, W/m 2 . Đối
với buồng bảo quản A = 1,2 W/m2 , đối với buồng chế biến A = 4,5 W/m2 .
Theo đề tài là buồng bảo quản ta chọn A = 1,2 W/m 2, Với diện tích buồng
F = 144 m2.
Q41 = 1.2 x 144 = 172.8 W.
B. Dòng nhiệt do người tỏa ra Q42
Q42 = 350 x n (W)
Trong đó:
 N: số người làm việc trong phòng lạnh , Vì buồng lạnh là 144m2 nhỏ hơn 200m2
dựa vào [1] ta chọn n = 3 người
 350: nhiệt lượng do 1 người thải ra khi làm công việc nặng nhọc, 350W/người
Q42 = 350 x 3 = 1050 W.
C. Dòng nhiệt do các động cơ điện Q43
Q43 = 1000 x N
Trong đó:
 N: công suất của động cơ điện, kW.
 1000: hệ số chuyển đổi từ kW ra W.
Công suất của động cơ điện có thể lấy giá trị định hướng cho buồng kết đông là
N=8÷12 kW (buồng có diện tích nhỏ thì lấy giá trị nhỏ, buồng có diện tích lớn thì lấy
giá trị lớn), [1]. Ta lấy giá trị định hướng sau:
26
 Buồng bảo quản lạnh: 1÷4 kW.
 Buồng gia lạnh: 3÷8 kW.
 Buồng kết đông:8÷16 kW.
Ta chọn N = 16kW.
Q43 = 1000 x 16 = 16000W.
D. Dòng nhiệt khi mở cửa Q44
Q44 = B x F (W).
Trong đó:
 F: diện tích buồng lạnh, m2 với diện tích F =144 m2
 B: dòng nhiệt riêng khi mở cửa, B (ở chiều cao 2m) = 11 W/m2 [1].
Q44 = 11 x 144 = 1584 W.
Vậy dòng nhiệt vận hành Q4
Q4 = 172.8 + 1050 + 16000 + 1584= 18806 W = 18.8 kW.
4.2.5 Xác định dòng nhiệt khi sản phẩm hô hấp Q5
Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản hoa quả hô hấp đang trong
quá trình sống. Vì đây là kho bảo quản đông sản phẩm là thịt gà nên không có sự hô
hấp của sản phẩm.
Q5 = 0.
4.3 Xác định phụ tải nhiệt cho thiết bị và máy nén
4.3.1 Phụ tải nhiệt thiết bị
Tải nhiệt cho thiết bị dùng để tính toán diện tích bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết
cho thiết bị bay hơi. Để đảm bảo được nhiệt độ trong buồng ở những điều kiện bất lợi
nhất, người ta phải tính toán tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải nhiệt thành phần có
giá trị cao nhất [1].
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 = 6.7 + 0.94 + 0 + 18.8 + 0 = 26.44 (kW)
4.3.2 Phụ tải nhiệt máy nén
Tải nhiệt của máy nén được tính toán từ các tải nhiệt thành phần nhưng tùy theo
từng loại kho lạnh có thể chỉ lấy một phần tổng của tải nhiệt đó. Tất nhiên, Q3 và Q5
chỉ xuất hiện ở kho lạnh bảo quản rau quả hoặc đối với các buồng bảo quản rau quả

27
trong kho lạnh phân phối. Cụ thể, tải nhiệt của máy nén được lấy theo bảng dưới đây
[3].

28
Bảng 4. 4: Tỷ lệ tải nhiệt chọn máy nén
Loại kho Q1 Q2 Q3 Q4 Q5
Kho lạnh bảo quản và kho phân phối 100% - -
Kho bảo quản thịt 85 ÷ 90% - -
Kho bảo quản cá, trung chuyển 100% - -
50÷75%
Kho bảo quản cá của nhà máy chế - -
85% 100%
biến
Kho bảo quản hoa quả 100% 100% 100%
Kho lạnh nhỏ thương nghiệp và đời
100% 100% 100% 100%
sống

Ta đang tính toán cho kho lạnh bảo quản thịt nên ta sẽ chọn như sau:
QMN = 90%Q1 + 100%Q2 + 75%Q4
= 0.9 x 6.7 + 0.94 + 0.75 x 18.8 = 21.07 kW.
Năng suất lạnh máy nén [1]
k tt . ∑ Q MN
Q 0=
b
Trong đó:
 ktt: hệ số tính đến tổn thất trên đường ống và trong thiết bị. Chọn k = 1.07 [1].
 b: hệ số thời gian làm việc ngày đêm của kho lạnh (dự tính làm việc 22h trong
ngày đêm), b = 0.9 [1].
1.07 x 21.07
Q 0= =25.05 kW =9 HP(1 phòng)
0.9
Vậy kho lạnh có 2 phòng nên: 2 x 25.05 = 50.1kW ≈ 18 HP cho cả kho 100 tấn.
4.4 Các thông số và chế độ làm việc
4.4.1 Phương pháp làm lạnh và môi chất lạnh
A. Phương pháp làm lạnh:
Phương pháp làm lạnh trực tiếp là làm lạnh dàn bay hơi đặt trong kho và tại đây
lỏng môi chất sẽ nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh và trao đổi nhiệt với dàn bay
hơi không khí. Không khí được đối lưu cưỡng bức nhờ quạt.
Ưu điểm:

29
 Thiết bị đơn giản vì không cần vòng tuần hoàn phụ.
 Tuổi thọ cao, kinh tế hơn vì không phải tiếp xúc với nước.
 Vì nhiệt độ giữa kho bảo quản lạnh và dàn bay hơi trực tiếp bao giờ cũng nhỏ
hơn nhiệt độ buồng và nhiệt độ bay hơi gián tiếp.
 Tổn thất hao lạnh nhỏ khi khởi động, khi làm mát trực tiếp. Thời gian từ khi mở
máy đến lúc kho bảo quản đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
 Nhiệt độ của kho lạnh bảo quản có thể giám sát qua nhiệt độ của môi chất.
Nhiệt độ sôi có thể xác định để dòng qua áp bể ở đầu hút máy nén.
Nhược điểm:
 Đối với dàn lạnh mà môi chất frêon việc hôi dầu sẽ khó khăn hơn khi mà dàn
lạnh đặt xa máy nén.
 Với nhiều dàn lạnh việc bố trí phân bố môi chất lạnh đến các dàn lạnh cũng gặp
khó khăn và khả năng máy nén rơi vào tình trạng hư rất lớn.
 Hệ thống lạnh trực tiếp thường được tự động hoá bao gồm: tự động điều khiển
và tự động điều chỉnh, tự động báo hiệu và bảo vệ theo nhiệt độ kho bảo quản
và theo chế độ an toàn của máy nén.
B. Chọn môi chất cho hệ thống lạnh kho trữ đông
Trong thực tế bảo quản đối với các hệ thống lạnh dùng cho các kho bảo quản
người ta thường dùng môi chất lạnh là các loại khí frêon vì nó không độc hại với
người và thực phẩm. Tuy nhiên các loại khí frêon có môi chất thay thế nó đảm bảo các
tính chất nhiệt động học tương tự dùng kho bảo quản do đó ta chọn môi chất lạnh là
frêon 22 (R22).
Tính chất của frêon 22 (R22):
 Công thức hoá học CHIF2.
 Kí hiệu: R22
 Là chất khí không màu có mùi thơm nhẹ.
 Nếu ngưng tụ bằng nước thì nhiệt độ ngưng tụ là t k = 30℃; áp suất ngưng tụ
Pk= 14  13 atm (kg/cm2 ).
 Nhiệt đội sôi tiêu chuẩn rất tốt nhiệt độ = -40,8℃.

30
 Chỉ khi nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi tiêu chuẩn thì áp suất sôi (bay hơi)
mới đạt được áp suất chân không nhỏ hơn áp suất khí quyển.
 Đối với kim loại nó không ăn mòn kim loại.
 Các hệ số trao đổi nhiệt kém hơn nước cho nên trong thiết bị người ta phải làm
cánh cho thiết bị về phía môi chất đi.
 Freon 22 (R22) không hoà tan với nước do đó dễ gây tắc ẩm van tiết lưu.
 Freon 22 có tính tẩy rửa, cặn bẩn ở thành thiết bị R22: Không dẫn điện ở thể
hơi nhưng dẫn điện ở thể lỏng cho nên không để máy nén kín hút phải lỏng.
 Nó bền vững ở nhiệt độ và áp suất làm việc tuy nhiên khi nhiệt độ lớn hơn
500℃ nó bị phân huỷ thành chất phốtghen.
 R22 không gây cháy nổ, an toàn khi sử dụng, không độc hại với cơ thể sống và
thực phẩm. Nhưng ở nồng độ cao trong không khí gây chết ngạt.
4.4.2 Chọn các thông số của chế độ làm việc
Chế độ làm việc của 1 hệ thống lạnh được đặc trưng bởi nhiệt độ sau:
 Nhiệt đội sôi của tác nhân lạnh t0.
 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk.
 Nhiệt độ quá nhiệt của môi chất hút về máy nén tqn.
 Nhiệt độ quá lạnh của môi chất trước van tiết lưu tql.
A. Nhiệt độ sôi của tác nhân lạnh (℃)
Nhiệt độ sôi tác nhân lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh dùng để tính toán
thiết kế có thể tính theo công thức sau [3]:
t0 = tb – ∆t0, 0C
Trong đó:
 tb : nhiệt độ phòng (buồng) lạnh.
 ∆t0: hiệu nhiệt độ yêu cầu,
Đối với dàn bay hơi trực tiếp, nhiệt độ bay hơi thấp hơn nhiệt độ buồng 8 ÷
13⁰C. Trường hợp đặc biệt buồng có độ ẩm cao có thể lấy từ 5 ÷ 6⁰C.
Ta chọn Δt0 = 6⁰C.
Vậy: t0 = -18 - 6 = -24⁰C.

31
B. Nhiệt độ ngưng tụ môi chất tk (℃)
Nhiệt độ ngưng tụ tk phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường làm mát của thiết bị
ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí được tính như sau [3]:
tk = tw + tk
 tw: nhiệt độ môi trường đặt thiết bị ngưng tụ, ℃
 tk = 8 ÷ 10 ℃: hiệu nhiệt độ ngưng tụ, ℃. Ta chọn tk = 8
 tk = 37 + 8 = 45⁰C.
C. Nhiệt độ quá lạnh tql (℃)
Nhiệt độ quá lạnh tql là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu. Nhiệt
độ quá lạnh càng thấp năng suất lạnh càng lớn, vì vậy người ta cố gắng hạ nhiệt độ quá
lạnh xuống càng thấp càng tốt [3].
tql = tw + (3 ÷ 5 ℃) [3]
 tql = 37 + 3 = 40ºC.
D. Nhiệt độ quá nhiệt tqn (℃)
Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của hơi môi chất trước khi vào máy nén . Nhiệt độ
hơi hút bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất.
Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là để bảo vệ máy nén tránh không hút phải
lỏng
tqn = t0 + ∆tqn ℃ [3]
Trong đó:
 t0: nhiệt độ sôi của môi chất.
 ∆tqn: độ quá nhiệt (5 ÷ 15)
Ta chọn ∆tqn = 10ºC.
 tqn = -24 + 9 = -15℃
4.4.3 Xác định chu trình lạnh
Khi lắp đặt kho lạnh, việc xác định chu trình lạnh là quan trọng nhất. Tỉ số nén
Πmax = 9, khi tỉ số này vượt qua giá trị Πmax thì nên dùng chu trình nén 2 hay nhiều
cấp. Ở đây ta chọn môi chất là R22 nên có được áp suất như sau:
t0 = -24ºC => p0 = 210.215 kPa

32
tk = 45ºC => pk =1729.8 kPa

Vậy tỷ số nén là:


pk 1729.8
Π= = =8< Π max =9
p0 210.215

Hình 4. 4: Chu trình hồi nhiệt.


Vậy ta chọn máy nén 1 cấp cho hệ thống lạnh sử dụng chu trình hồi nhiệt chu
trình hoạt động như sau:
Chu trình máy lạnh Freon 1 cấp hoạt động như sau: Hơi môi chất sinh ra ở thiết
bị bay hơi được quá nhiệt sơ bộ (do van tiết lưu nhiệt), đi vào thiết bị hồi nhiệt, thu
nhiệt của chất lỏng nóng, quá nhiệt đến t1 rồi được hút vào máy nén. Qua máy nén hơi
được nén đoạn nhiệt lên trạng thái 2 và được đẩy vào bình ngưng tụ. Trong bình ngưng
tụ, hơi thải nhiệt cho nước làm mát, ngưng tụ lại thành lỏng và được quá lạnh chút ít.
Độ quá lạnh ở đây rất nhỏ nên bỏ qua. Lỏng được dẫn vào bình hồi nhiệt. Trong bình
hồi nhiệt, lỏng thải nhiệt cho hơi lạnh vừa từ bình bay hơi ra. Nhiệt độ hạ từ t 3’, xuống
t3. Sau đó lỏng đi vào van tiết lưu, được tiết lưu xuống trạng thái 4 và được đẩy vào
thiết bị bay hơi. Trong thiết bị bay hơi, lỏng bay hơi, thu nhiệt của môi trường lạnh.
Hơi lạnh được máy nén hút về sau khi qua thiết bị hồi nhiệt. Như vậy vòng tuần hoàn
môi chất được khép kín.

33
Bảng 4. 5: Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản của chu trình
Điểm nút t(0C) p(bar) h (kJ/kg) V (m3/kg) Trạng thái

1' -24 2.102 240.39 - Hơi bão hòa khô

1 -15 2.102 246.40 0.11 Hơi quá nhiệt

2 88 17.29 300.9 - Hơi quá nhiệt

3’ 45 17.29 101.21 - Lỏng bão hòa

3 40 17.29 94.53 - Lỏng quá bão hòa

4 -24 2.102 94.53 - Hơi ẩm

4.5 Tính chọn máy nén chu trình 1 cấp


Năng suất lạnh riêng:
q0 = h1' – h4 = 240.39 – 94.53 = 145.86 (kJ/kg)
Lưu lượng hơi thực tế:
Q 0 25.05
m tt = = =0.17 kg/s
q 0 145.86
Thể tích hút thực tế:
V tt =m tt x V 1=0.17 x 0.11=0.0187

Hệ số cấp máy nén:


λ=λ i . λω

 Trong đó :
p 0−∆ p0
λ i=λ c . λ¿ . λ k = −c ¿
p0
Ta có:
ΔP0 = ΔPk = 0.005÷0.01MPa, [1], lấy ΔP0 = ΔPk =0.005 MPa
Đối với máy nén freôn nên m = 0.9÷1.05, lấy m = 1
c – Tỉ số thể tích chết, c = 0.03÷0.05, lấy c = 0.03
Pk = 1.7298 MPa
P0 = 0.210 Mpa
Suy ra:
34
[( ) ]
1
0.21−0.005 1.7298+0.005 1 0.21+0.005
λ i=λ c . λ¿ . λ k = −0.03 x − =0.75
0.21 0.21 0.21
T0
λ w=
Tk
(−24 +273)
λ w= =0.78
( 45+273)
λ=0.75 x 0.78=0.59
Thể tích lý thuyết do piston quét được:
V tt 0.0187
V ¿= = =0.03
λ 0.59
Hiệu suất máy nén:
η=ηi .η e . ηtd .η cl

Trong đó :
 ηi: hệ số kể đến tổn thất trong,hay hiệu suất nén chỉ thị
ηi =λw +b x t 0 [1]

 λw = 0.78
 b = 0.001[1]
 t0= -24℃
ηi =0.78+0.001 x(−24)=0.76

 ηc: hệ số kể đến tổn thất ma sát của các chi tiết máy nén, ηc = 0.94
 ηtđ: hệ số kể đến tổn thất do truyền động: khớp nối, đai truyền… Các máy nén
kín và nửa kín có ηtđ = 1
 ηđc: hiệu suất động cơ điện,( 0 ÷ 0,95 ) ηđc = 0.9

𝜂 = 0.75 x 0.94 x 1 x 0.9 = 0.63


Công nén đoạn nhiệt:
Công nén đoạn nhiệt của chu trình được tính theo công thức [1] sau :
N s =m x ( h2−h1 )

L=N s=m x ( h 2−h1 )=0,17 x ( 300.9−246.40 )=9.26( kW )

Công nén chỉ thị:


Ns
N i= ,[1]
ηi

35
9.26
N i= =12.2( kW )
0.76
Công nén hiệu dụng:
Là công nén có tính đến tổn thất ma sát của các chi tiết máy và được xác định
bằng công thức [3]:
Ne = Ni + Nms
Nms = Vtt x pms
 Pms: áp suất ma sát riêng, đối với máy nén Freon thẳng dòng thì P ms = 0.039 ÷
0,059MPa, chọn Pms = 0.039 MPa = 3.9 x 104 N/m2
Nms = 0.0187 x (3.9 x 104) = 729.3 W = 0.7293 (kW)
Vậ y: Ne = 12.2 + 0.7293 = 12.9(kW)
Công suất tiếp điện động cơ
Là công suất đo được trên bảng đấu điện, [3].
Ne
N el =
ηtd x ηđc
Trong đó:
 Hiệu suất truyền động của khớp, đai…ηtđ = 1
 Hiệu suất động cơ: ηđc = 0 ÷ 0.95 , chọn ηđc = 0.95
12.9
N el = =13.6 kW
0.95 x 1
Công suất động cơ lắp đặt
Để đảm bảo an toàn hệ thống lạnh thì động cơ lắp đặt phải có công suất lớn hơn
Nel. Động cơ chọn thực tế phải có công suất dự trữ 10% đến 15% [3].
N đc =( 1.1 ÷1.15 ) . N el
N đc =1.1 x 13.6=15(kW )
Với năng suất lạnh Q0 = 25.05 kW và công suất động cơ điện của máy nén =
15kW = 20 HP. Ta tra catalogue máy nén của hãng Bitzer được thông số kỹ thuật như
bảng 4.6.

Bảng 4. 6: Thông số kỹ thuật máy nén.


Model Công suất điện Công suất lạnh V/ Hz/ pha Dòng điện

36
(HP) (kW) (A)
4NES-20Y-40P 20 28.6 380/ 50/ 3 20

Hình 4. 5: máy nén Bitzer.

4.6 Tính và chọn kiểu thiết bị ngưng tụ


Chọn kiểu thiết bị
Qk = F x k x ttb, [3]
 Qk: phụ tải nhiệt thiết bị, kW.
 F: diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2.
 K: hê số truyền nhiệt, kW/m2.độ.
 ttb: hiệu nhiệt độ trung bình, 0C.
Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức:
Δttb = tk – tw, [3]
 tk: nhiệt độ ngưng tụ, ºC.
 tw: nhiệt độ môi trường, ºC.
 Δttb = 45 – 37 = 8ºC
Xác định hệ số k tra theo bảng 2.10 [3]. Ta có k = 30.
Xác định phụ tải nhiệt riêng qF (hay nhiệt độ dòng nhiệt) tra theo bảng 2.10 [3].
Ta có: qF = 270 W/m2.
Qk = mtt.qk = mtt.(h2 – h3’) , kW
 Qk = 0.17 x (300.9 – 94.53) = 35.08 kW
37
Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt:
Qk
F= ( m¿¿ 2)¿
qF
35080 2
F= =130 m
270
Vậy với dàn ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức ta có nhiệt thải
Qk = 35.08 kW, diện tích trao đổi nhiệt là 130 m 2. Ta tra catalogue của hãng KEWELY
được thông số kỹ thuật bảng 4.7.
Bảng 4. 7: Thông số kỹ thuật dàn nóng giải nhiệt gió.
Công suất Diện tích trao Số lượng Đường kính Điện áp
Model
lạnh (kW) đổi nhiệt (m2) quạt quạt (mm) quạt (V)
FNF – 36.0/130 36 130 4 400 380

Hình 4. 6: dàn nóng giải nhiệt gió cưỡng bức KEWELY.


4.7 Tính và chọn thiết bị bay hơi

38
Ta chọn dàn bay hơi quạt trao đổi nhiệt bằng đối lưu cưỡng bức. Tương tự ta
chọn dàn bay hơi cho mỗi phòng. Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt xác định theo công
thức [3]:
Q0 TB
F b=
k x ∆t
Trong đó:
 Q0TB : Tải nhiệt thiết bị đã tính cho từng phòng, (kW).
 ∆t: Hiệu nhiệt độ giữa không khí trong buồng lạnh và môi chất lạnh, 0C
 k: hệ số truyền nhiệt của dàn lạnh, W/m2K.
Khi tính toán nhiệt độ buồng lạnh ta lấy bằng nhiệt độ bảo quản cộng thệm độ
chênh lệch nhiệt độ trong buồng lạnh. Ở đây nhiệt độ buồng tb = -18ºC, nhiệt độ môi
chất t0 = -24ºC. Độ chênh lệch nhiệt độ trong buồng là ∆tb = 6ºC.
 ∆t= (tb + ∆tb) – t0 = -12 + 24 = 12ºC.
Hệ số truyền nhiệt k phụ thuộc vào ∆t, Tra bảng 2.15 [3] ta được k =17.5
(W/m2K).
3
25.05 x 10 2
F b= =126 m
17.5 x 12
Công suất lạnh của dàn bay hơi như đã tính toán ban đầu: Q0 = 25.05 kw và diện
tích bề mặt trao đổi nhiệt là Fb = 126 m2. Ta tra catalogue của hãng kewely chọn được
dàn lạnh công suất 25kW có diện tích làm mát 130m2 cho ở bảng 4.8.
Bảng 4. 8: thông số kỹ thuật dàn lạnh Kewely.
Model DL-25.0/130
Công suất lạnh kW 25
Diện tích làm mát m2 130
Kích thước mm 2230x540x740
Điện áp V 380
Công suất W 3x550
Motor quạt Tốc độ gió m3/h 3x6000
Số lượng x đường
cái x mm 3x500
kính
Xả đá Điện áp V 220

39
Hình 4. 7: dàn lạnh Kewely.

4.8 Chọn các thiết bị phụ


Trong hệ thống lạnh, các thiết bị chính bao gồm: máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết
bị bay hơi. Tất cả các thiết bị còn lại đều là thiết bị phụ, các thiết bị phụ có thể có
trong hệ thống lạnh tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống lạnh. Tuy gọi là các thiết bị
phụ nhưng nhờ các thiết bị đó mà hệ thống hoạt động an toàn hơn, hiệu quả hơn và
kinh tế hơn. Trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng thiết bị phụ đó.
Các thiết bị phụ bao gồm: van tiết lưu, bình chứa, bình tách lỏng, bình trung gian,
bình tách dầu, bình chứa dầu, van điện từ, van một chiều,… tùy theo yêu cầu của hệ
thống mà ta chọn thiết bị phù hợp.
4.8.1 Bình chứa cao áp
Bình chứa cáo áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống,
đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo
dưỡng, bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất cho hệ thống.

40
Hình 4. 8: cấu tạo bình chứa cao áp.

1 - Kính xem gas; 2 - ống lắp; 3 - ống lắp áp kế; 4 - ống lỏng về;
5 - ống cân bằng; 6 - ống cấp dịch; 7- ống xả đáy
4.8.2 Bình chứa hạ áp

Bình chứa hạ áp dùng để chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định
cho hệ thống lạnh. Bình chứa hạ áp tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Trong các hệ
thống lạnh có sử dụng bơm cấp dịch lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn, dễ gây ngập
lỏng. Chính vì thế, người ta đưa trở về bình chứa hạ áp để chất lỏng rơi xuống phía
dưới, hơi phía trên được hút về máy nén

Hình 4. 9: cấu tạo bình chứa hạ áp.

1 - ống góp bắt van phao; 2 - ống dịch tiết lưu vào; 3 - ống lắp áp kế và van an toàn;
4 - tách lỏng; 5 - hơi về máy nén; 6 - ống hơi vào;
7 - đáy bình; 8 - ống xả dầu; 9 - cấp dịch

41
4.8.3 Bình tách dầu
Nhiệm vụ của bình tách dầu là hồi dầu về máy nén, để đảm bảo máy nén hoạt
động an toàn, đồng thời tránh hiện tượng dầu bị cuốn theo môi chất sau đó bám vào
các bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt, làm giảm hiệu quả của thiết bị.

1 3

5 6

Hình 4. 10: bình tách dầu.

1- Đường vào của hơi cao áp. 2- Van an toàn. 3- Đường ra của hơi cao áp.
4- Các tấm chắn, thực tế thường dùng tấm chắn có bước lổ 10mm bước lỗ 20mm.
5- Miệng phun ngang 6- Tấm ngăn có những lỗ 40mm 7- Đường xả dầu.
4.8.4 Bình trung gian
Bình trung gian dùng để làm mát trung gian giữa các cấp nén trong hệ thống lạnh
máy nén nhiều cấp. Đôi khi bình trung gian có ống xoắn ruột gà, ngoài việc sử dụng để
làm mát trung gian, bình còn có thể sử dụng để:
 Tách dầu cho dòng gas đầu đẩy máy nén cấp 1.
 Tách lỏng cho gas hút về máy nén cấp 2.
 Quá lạnh lỏng trước khi tiết lưu vào dàn lạnh nhằm giảm tổn thất trong quá
trình tiết lưu.

42
Hình 4. 11: bình trung gian.
1 - Vỏ thiết bị 2 - Lớp cách nhiệt 3 - Chân thiết bị
4 - Van xả dầu 5 - Đường ra của chất lỏng 6 - Hơi vào từ bình chứa cao
áp
7 - Hơi ra từ máy nén 8 - Hơi ra từ máy nén
4.8.5 Bình tách lỏng
Bình tách lỏng để ngăn ngừa các hiện tượng ngập lỏng, gây hư hỏng máy nén,
trên đường hơi hút về máy nén, người ta thường bố trí bình tách lỏng. Bình tách lỏng
sẽ tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.

Hình 4. 12: bình tách lỏng.

1 - Lỏng vào từ bình trung gian 2 - Áp kế 3 - Hơi về máy nén


4 - Tấm chắn 5 - Đường ống 6 - Hơi vào dàn lạnh
43
7 - Chân thiết bị 8 - Vỏ thiết bị 9 - Lớp cách nhiệt
4.8.6 Phin lọc
Nhiệm vụ của phin lọc là loại bỏ các chất tạp bẩn, cũng như ẩm bay hơi nước có
trong hệ thống, nhằm tránh hiện tượng tắt nghẽn van tiết lưu và làm hư hại cuộn dây
motor của máy nén.
4.8.7 Kính soi gas
Kính soi gas dùng để quan sát trạng thái của môi chất trước khi cấp vào dàn bay
hơi, đồng thời cho biết tình trạng của môi chất trong hệ thống thông qua màu sắc trên
vạch phân chia của kính gas.
4.8.8 Van chặn
Chức năng của van chặn là dùng để cô lập các thiết bị hay thành phần nào đó của
hệ thống lạnh.
4.8.9 Van điện từ
Van điện từ còn được gọi là van hoạt động do từ trường, dùng để kiểm soát dòng
chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lý đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện
từ. Bao gồm một lõi sắt mềm đặt ở trục trung tâm của một cuộn dây đồng. Khi dòng
điện chạy qua cuộn dây, từ trường được tạo ra làm cho lõi sắt chuyển động. Phần ứng
(lõi sắt) được chuyển động để mở hoặc đóng cổng van khi nó được di chuyển bởi từ
trường.
4.8.10 Van tiết lưu nhiệt
Xác định hiệu áp tại van tiết lưu: [4]
∆Ptl= Pk–P0–∑∆p
∑∆p được lấy theo kinh nghiệm:
 Tổn thất áp suất trên đường ống, tê, cút, phụ kiện, lấy 0,1 bar.
 Tổn thất áp suất qua phin sáy lọc, van, lấy 0,2.
 Tổn thất áp suất do độ lệch cao, lấy 0,2 bar.
 Tổn thất áp suất qua đầu chia lỏng, lấy 0,5 bar.
 Tổn thất áp suất trên các ống phân phối vào dàn, lấy 0,5 bar.
∆Ptl = 17.298 - 2.10 - (0,1 + 0,2 + 0,2 + 0,5 + 0,5) = 13.698 bar.

44
Với Q0 = 25.05 kW, ∆Ptl = 13.698 bar, t0 = -24 ºC, môi chất R22. Ta chọn van tiết
lưu Danfoss TEX 5 với áp suất làm việc tối đa 28 bar và công suất làm việc từ 3,9 –
60kW.

Hình 4. 13: cấu tạo của van tiết lưu Danfoss TEX 5.
1 - Màng van, 3 - Thân van, 5 - Ống cân bằng ngoài của van
2 - Đệm van, 4 - Vít điều chỉnh năng suất lạnh cho van,

45
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Việc lắp đặt kho lạnh trữ đông để bảo quản thịt gà đã giải quyết các vấn đề còn
bất cập trong khâu bảo quản. Với dung tích trữ đông 100 tấn gà thì diện tích cần xây
dựng là 288 m2. Với chiều cao mỗi buồng là 3m chiều dài là 12m chiều rộng là 12m và
chiều cao chất tải 1.65m ta có năng suất lạnh của mỗi buồng tối thiểu phải là 25.05kW.
Ta có thông số công suất thiết bị của một buồng như sau:
 Công suất động cơ điện máy nén 15kW.
 Công suất dàn nóng 35.08kW.
 Công suất dàn bay hơi 25.05kW.
 Áp suất van tiết lưu 13.698bar.
Với thông số kết quả tính toán trên thì ta chọn được thiết bị phù hợp với kết quả
trên như sau.
 Dàn lạnh KEWELY DL-25.0/130 có công suất lạnh 25kW.
 Dàn nóng KEWELY FNF – 36.0/130 có công suất là 36kW.
 Máy nén BITZER 4NES-20Y-40P công suất điện là 20HP.
 Van tiết lưu DANFOSS TEX5 có công suất tối đa là 28bar.
Trong quá trình hoàn thành đề tài vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tế
nhiều nên trong quá trình tính toán nếu có sai sót gì mong thầy bỏ qua và rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy để em có thêm những kiến thức để phục vụ tốt cho
quá trình học tập cũng như công việc sau này.
5.2 Kiến nghị
Do nhiệt độ môi trường khá cao nên chỉ lắp đặt kho lạnh này trong nhà hoặc nơi
được che chắn ánh nắng mặt trời, tránh những khu vực có nhiệt độ cao để duy trì tốt
tuổi thọ kho lạnh. Bố trí nơi đặt dàn ngưng thuận tiện kiểm tra và vệ sinh. Kho lạnh
được lắp ghép bởi những tấm panel bằng mộng âm dương hoặc khóa cam. Tuy nhiên
độ khít của nó chưa phải là tuyệt đối, không khí trong kho lạnh có thể sẽ chui qua
những khe hở đó và ra ngoài hoặc tạo ẩm trong kho panel. Vì vậy ta cần sử dụng keo

46
silicon để bôi kín những mối ghép cuả panel và các chi tiết lắp ghép khác để đảm bảo
kín kho. Ngoài ra ta còn thường xuyên tiến hành bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm
bảo hệ thống vận hành năng suất, hiệu quả và tuổi thọ lâu hơn.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi, 2011.Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, NXB Khoa học & kỹ
thuật.
[2] QCVN 02: 2009/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng.
[3] Nguyễn Huy Bích, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2015. Giáo trình kỹ thuật lạnh thực
phẩm. NXB Đại học quốc gia TP-HCM.
[4] Nguyễn Đức Lợi, 2013. Bài tập tính toán kỹ thuật lạnh, NXB Bách khoa- Hà Nội.

48

You might also like