You are on page 1of 8

NHÂN

VẬT CHÍNH DIỆN TRONG PHIM

Bất cứ khi nào các người đại diện, các nhà sản xuất, hay các giám đốc điều hành được hỏi về
những gì mà họ đang tìm kiếm (khoan hẵng bàn đến thể loại phim hay ngân sách dự tính),
câu trả lời luôn sẽ bao gồm cụm từ “sự lôi cuốn, sức hấp dẫn, những tác động từ nhân vật”
(character driven). Mọi thứ khác rồi cũng thay đổi theo xu thế và gout thưởng thức phim.
Chính vì thế, kể từ lúc những nhân vật vĩ đại (trong phim) được tôn vinh mạnh mẽ ở
Hollywood, tác giả bài viết hiển nhiên cũng tập trung cho ra những loạt bài về cách làm việc
của những biên kịch hàng đầu, cách họ cảm nhận, rồi phát triển, rồi định lượng các nhân vật
cho bất kỳ một kịch bản phim nào. Vào tháng trước (12/2014), tác giả đã có một bài viết
tựa đề “Ai mới là người hùng đích thực”, cũng chính là phần trước của loạt bài (gồm 6 bài
viết) về các loại nhân vật chính trong phim (xin độc giả chớ nhầm lẫn với character
archetypes/ hình mẫu nhân vật). Xuyên suốt loạt bài này, sẽ có một vài chi tiết mà chắc
chắn những độc giả yêu điện ảnh đã biết rõ, tuy vậy, sẽ chẳng bao giờ thừa khi bạn tìm hiểu,
trình bày một quan điểm dựa trên một nền tảng căn bản để rồi từ đó có thể phát triển hơn
nữa.

Các nhà văn, các nghệ sĩ trong quá khứ đã từng phân loại nhân vật theo định lượng và theo
mục đích từ xa xưa, trước cả khi phim ảnh ra đời. Một khi đã được định hình, các nhân vật
sẽ chính là động lực thúc đẩy để từ đó phát triển những ý tưởng còn dang dở thành một câu
chuyện trọn vẹn. Các nhân vật sẽ giúp định hình tất cả trong kịch bản, và mỗi nhân vật
trong 05 loại nhân vật chính sẽ có những mục đích cụ thể khác nhau để từ đó làm sáng tỏ
câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện đi đến hồi kết. Bài báo này sẽ tập trung vào vai trò quan
trọng nhất trong số 05 nhân vật: nhân vật chính diện.


(tranh minh họa về các loại nhân vật, cuối thế kỷ thứ XVI)

Nhân vật chính diện, protagonist, chính là nhân vật (mà thông qua đó) tác giả sẽ dẫn dắt
độc giả/ khán giả vào chuyến hành trình khám phá tiền đề (premise), chủ đề câu chuyện
(theme) và vấn đề chính cần được giải quyết (central question). Tất cả nhân vật đều được
định hình từ tiền đề, chính là một điểm gốc rễ mà tác giả câu chuyện muốn làm sáng tỏ/ tìm
hiểu thông qua câu chuyện/ kịch bản này.Nhân vật chính diện thường được gọi là anh hùng
(hero) hoặc nữ anh hùng (heroine), dù cho những hành động của anh ta (hoặc cô ấy) trong
phim không nhất thiết cứ phải vẻ vang hoành tráng kiểu giải cứu thế giới, đây chính là nhân
vật mà thông qua đó, người viết sẽ kể câu chuyện mong muốn cũng như nêu bật quan điểm
mà người viết muốn tôn vinh. Tất cả những nhân vật còn lại trong câu chuyện được xây
dựng nhằm thử thách nhân vật chính bằng nhiều cách khác nhau. Tóm lại, bạn hãy liên
tưởng đến hệ mặt trời, với Tiền Đề sẽ là Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ, quay xung quanh
nó chính là nhân vật chính (giống như Trái Đất), và xoay xung quanh nhân vật chính là các
nhân vật phụ giốnng như Mặt Trăng.


Theo truyền thống, sẽ có hai dạng hành trình mà một nhân vật chính thường trải qua:

Hành trình bên ngoài (the outer journey), là một nhiệm vụ, mục tiêu rõ ràng, nhân vật
chính diện sẽ phải xác định được vào cuối act 1.

Hành trình bên trong (nội tại của nhân vật) xuất phát từ ngay trang đầu tiên của kịch bản,
thể hiện thông qua tính cách nhân vật hay khuyết điểm (của nhân vật chính) góp phần phát
sinh nên câu chuyện.


Tiếp theo, chúng ta sẽ tập trung “mổ xẻ” cách thể hiện của những chuyến hành trình này.
Các nhân vật chính thụ động sẽ bị ác cảm trong ngành này (vì thẳng thắn mà nói, thụ động
rất nhàm chán). Chính vì thế, các nhân vật chính nên càng chủ động càng tốt. Điều quan
trọng là anh ấy hoặc cô ấy nên gặp phải những sự đối đầu trực diện, liên tục, đòi hỏi phải
đưa ra những quyết định khó khăn cũng như có những hành động cụ thể. Nhân vật chính có

thể chọn lựa sai lầm hoặc đưa ra những quyết định thiếu chính xác mà phần nào do tác
động từ chính những khiếm khuyết (flaws) của cá nhân. Chính vì những thiếu sót mang
đậm tính con người (điều này nên tương phản trực tiếp với Tiền Đề & Vấn Đề Chính Cần
Được Giải Quyết của câu chuyện) để cho thấy, thể hiện được chiều sâu và tính nhân văn của
nhân vật. Chính yếu tố không hoàn hảo của nhân vật chính đã/ sẽ mang đến sự đồng cảm
của khán giả, vì vốn là con người ai ai mà chẳng từng một lần lầm lỗi. Nếu chẳng có một
khiếm khuyết gì, nhân vật chính của chúng ta sẽ mang đến cảm giác giả tạo, không chân
thực. Rốt cục thì làm gì có một ai hoàn hảo trên đời, kể cả nhân vật chính diện trên phim.
Giống như những con người bằng xương bằng thịt, nhân vật chính cũng phải trải qua một
quá trình dài để dần hoàn thiện bản thân.


Một biên kịch thông minh là biên kịch biết giới thiệu nhân vật chính thông qua một tình
huống bình thường, dễ hiểu mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể “cảm” được, thường thì bắt
đầu việc nhân vật chính chỉ bình bình hạng trung (nhưng vẫn có nhân cách rõ rệt). Ví dụ,
tham khảo thể loại phim viễn tưởng (hoặc khoa học viễn tưởng) là Star Wars và Harry
Potter. Quả thật chẳng thể nào tưởng tượng được trong vô vàn tuyến nhân vật đa dạng
trong 2 vũ trụ này, đâu sẽ là người được chọn (thành nhân vật chính). Tuy vậy, hãy cùng
phân tích 2 nhân vật chính trong 2 vũ trụ này:

Luke Skywalker bắt đầu cuộc hành trình của mình, với xuất thân là một cậu bé nông trại
bình dân muốn khám phá thế giới cùng chúng bạn nhưng hoàn cảnh không cho phép nên
buộc phải ở lại mà tiếp tục đỡ đần cô, chú.

Harry Potter, còn thảm thương hơn Luke, mồ côi từ bé nên phải “ở trọ” nhà dì, phải sống
trong căn phòng dưới gầm cầu thang.

Không phải ngẫu nhiên mà cả Luke và Harry đều là trẻ mồ côi, đây chính là yếu tố tạo nên
sự cảm thông đối với nhân vật chính. Điều này được cố tình thực hiện để mà những khán
giả phổ thông nhất (những người mà bình thường chẳng hề biết đến khái niệm Thần Lực
hay trường học Hogwarts khi họ mới lần đầu xem phim) cũng có thể thấu hiểu, ngạc nhiên
song song với nhân vật chính trên màn ảnh trong hành trình đi tìm mục đích, điều này cũng

giúp khán giả như được đặt vào chính hoàn cảnh của nhân vật chính, tò mò theo dõi xem
câu chuyện sẽ dẫn dắt đến đâu.


Dorothy Gale trong phim Phù Thủy Xứ Oz

Lấy một ví dụ khác, câu chuyện của cô bé Dorothy Gale trong phim Phù Thủy Xứ Oz bắt đầu
ở một trang trại nhỏ vùng quê Kansas trước khi một cơn cuồng phong quét qua và cuốn cô
bé rơi vào xứ sở kì lạ Oz. Chính vì xuất thân khiêm tốn đã góp phần khiến cho mỗi khi xuất
hiện các sự kiện, rồi mức độ ảnh hưởng của các sự kiện cũng dần leo thang, mang đến
những kinh nghiệm, trải nghiệm mới mẻ đối với nhân vật chính (cũng như đối với những
khán giả đang hồi hộp theo dõi vì họ “thấy” được mình trong nhân vật chính). Tạo nên được
sự ngạc nhiên, trầm trồ thán phục từ tận đáy lòng của nhân vật chính sẽ đồng thời mang lại
cảm giác hào hứng từ phía khán giả. Điều này sẽ cho phép người viết tạo thêm được cảm
xúc của nhân vật chính mà khán giả có thể đồng điệu, thấu cảm được khi cùng nhau trải
nghiệm những sự kiện thay đổi tầm vóc thế giới trong phim, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy
hành động một cách trực quan nhất có thể cũng như tăng cao cảm xúc từng bước, từng
bước một.


Forrest Gump

Tựu chung lại, mỗi cảnh trong kịch bản phải nói về 02 cuộc hành trình của nhân vật chính
diện, kể cả khi nhân vật chính không xuất hiện trên màn ảnh. Song song đó, sức ảnh hưởng
của những sự kiện xảy ra xuyên suốt chuyến hành trình của nhân vật chính nên càng được
tăng cao, càng mãnh liệt hơn nữa, đến mức kích hoạt được một sự đổi thay lớn trong thâm
tâm của nhân vật chính một lần và mãi mãi. Đó được gọi là hành trình biến đổi nhân vật
(character arc). Hành trình biến đổi này xuất phát từ chính những khiếm khuyết của nhân
vật chính. Đa số những nhân vật chính nổi bật trong phim ảnh thường có những khiếm
khuyết nhất định và rồi tìm cách vượt qua nó thành công, đôi lúc cũng có vài trường hợp
ngoại lệ.

Ví dụ, bộ phim Forrest Gump là một câu chuyện kể về một thế giới còn nhiều khiếm khuyết,
và cái thế giới ấy thay đổi liên tục trong khi nhân vật chính của chúng ta vẫn hầu như vẹn
nguyên không thay đổi.

Trước khi chúng ta kết thúc bài blog đầu tiên về loại nhân vật đầu tiên trong số 05 loại nhân
vật, tác giả mong muốn cùng người đọc tham khảo về một phiên bản thú vị khác của nhân
vật chính được gọi là “phản anh hùng” (antihero). Theo như bách khoa toàn thư Wikipedia
định nghĩa, phản anh hùng là một “nhân vật chính nhưng không có những tố chất của một
anh hùng theo truyền thống như lòng vị tha, có lý tưởng rõ rệt, dũng cảm, sự cao quý, hay
đạo đức tốt. Tóm lại, những phản anh hùng có thể là: một ông già tha hóa (Bad Grandpa),
một thằng ngốc (The Jerk), một tên buôn ma túy (Scarface), một gã ma cô dắt gái (Hustle
and Flow), một tên trai bao (Midnight Cowboy), một sát thủ (Pulp Fiction), một tên trộm
(The Thomas Crown Affair), một tên cảnh sát biến chất (Bad Lieutenant), một kẻ tự cao tự
đại (Citizen Kane), một tên thần kinh (Nightcrawler), một tên cướp nhà băng (Dog Day
Afternoon), một kẻ lừa đảo (The Sting), một ngôi sao phim khiêu dâm (Boogie Nights), hay
những tên giang hồ xã hội đen (Goodfellas), một tên luật sư biến chất đáng khinh bỉ (Liar,
Liar), một ông bố lười nhác chỉ suốt ngày chăm chăm mơ mộng đến việc làm tình với đứa
bạn xinh đẹp của con gái mình (American Beauty), một tên khủng bố bị đa nhân cách (Fight
Club), một tên siêu lừa nghiện ngập trên sàn chứng khoán (Wolf of Wallstreet) cho đến một
gã đàn ông trung niên chẳng có gì nổi bật, chẳng có nghề nghiệp gì, vô dụng, ngu ngốc (The
Big Lebowski), vân vân và vân vân. Mặc dù các nhân vật chính đều nên có những khiếm
khuyết nhất định, tuy nhiên những “khiếm khuyết” kể trên đều mang mức độ nghiêm trọng
hơn bình thường rất nhiều. Lịch sử của ngành điện ảnh luôn có đầy rẫy những nhân vật
chính diện sở hữu những phẩm chất và công việc mà bất kỳ một khán giả bình thường nào
(nếu được hỏi đến) có thể thông cảm và cho rằng đây sẽ là nhân vật chính trong tác phẩm.
Vậy thì các nhà biên kịch nên làm thế nào?


Vincent Vega trong phim Pulp Fiction

Quan điểm, góc nhìn của một nhân vật (POV): đây chính là nơi mà nhân cách, tính cách của
nhân vật giao thoa với quan điểm của anh ấy/ cô ấy, giúp thu hẹp khoảng cách giữa một
nhân vật mà khán giả thường tự thấy mình trong đó với nhân vật chính đang sờ sờ trong
câu chuyện. Thông qua POV, người viết phải tìm cho bằng được một nền tảng chung trong
vô vàn các đặc tính xấu xa giữa một phản anh hùng với một khán giả xem phim điện ảnh
thông thường, để từ đó mới tạo được sức hút đủ để lôi cuốn khán giả đi đến rạp và bỏ tiền
ra mua vé xem trong thời đại của tải phim lậu như hiện nay. Như vậy, biên kịch sẽ tuần tự
dùng một concept về thiết kế nhân vật để tạo nên khiếm khuyết cho nhân vật đủ để thuyết
phục khán giả rằng họ đang dõi theo hành trình của một người thật việc thật.

Bây giờ, thay vì liên tục kiếm tìm một khiếm khuyến để nhét vào bên trong một anh hùng,
biên kịch có thể chuyển sang tìm kiếm một phẩm chất đáng quý để nhét vào bù đắp ngược
lại cho một nhân vật chính đầy rẫy những khiếm khuyết. Nó có thể bao gồm những phẩm
chất đã tạo nên những tính cách đáng thương, đáng thông cảm, hay thậm chí là đáng kính
thông qua những chuẩn mực đạo đức cá nhân hoặc một cái bổn phận nào đó để từ đó đủ
sức thuyết phục chúng ta, những người xem, những khán giả cuốn theo câu chuyện. Nhân
vật trên phim phải có mục đích, mục tiêu mà người bình thường có thể “cảm” nhận được
rằng đấy là cao cả, là anh dũng, anh hùng. Chính điều này sẽ nâng tầm nhân vật lên nữa.
Theo truyền thống, chữ “phản” trong phản anh hùng thường sẽ liên quan đến việc nhân vật
chính có những hành động cụ thể nào. Hoặc là nhân vật chính có những hành động xấu liên
quan đến chuẩn mực đạo đức (như là tội phạm, là giết người, là kẻ lừa đảo hoặc tên sở
khanh), hoặc là nhân vật chính có những hành động quá đáng, nhân sinh quan đáng bị lên
án (như một tên luật sư biến chất, một kẻ nói dối lừa gạt có mục đích, một kẻ khốn nạn đểu

cáng thật sự, hoặc một tên phân biệt chủng tộc). Nếu quy chiếu theo những chuẩn mực của
thời điểm hiện nay, Huckleberry Finn sẽ được xếp vào hàng phản anh hùng.


Diễn viên Mickey Rooney trong vai Huckleberry Finn

Tóm lại, nhìn từ bên ngoài, một phản anh hùng sẽ thường có những hành động không thể
chấp nhận được nếu dùng hệ quy chiếu chuẩn mực đạo đức của một người Công Giáo hay
theo luật pháp. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào bên trong của những phản anh hùng này, ta có
thể soi ra được một phẩm chất tốt đẹp vừa đủ để “bù đắp” cho những gì xấu xa của hắn ta/
cô ả. Ví dụ, bộ phim Leon The professional kể về một sát thủ giết thuê lại sẵn sàng dành thời
gian quan tâm lo lắng chăm sóc cho một bé gái ngây thơ vô tội là nhân chứng của một vụ
giết người. Hay như nhân vật Dirk Diggler trong phim Boogie Nights, cả một đời kiếm tìm
một tình yêu chân thực và hơi ấm của gia đình để rồi rốt cục tìm được ở thung lũng chuyên
sản xuất phim khiêu dâm San Fernando. Một ví dụ khác, nhân vật Sonny Wortzik trong
phim Dog Day Afternoon cướp nhà băng chỉ để người tình đồng tính của mình có tiền phẩu
thuật chuyển đổi giới tính.

Như vậy, nhìn từ bên ngoài, những phản anh hùng này đang làm những việc xấu, thế nhưng
động lực khiến cho họ làm những việc đó mới thật sự tác động đến chúng ta, những khán
giả có thể đồng cảm được. Những nhân vật này mang đến cảm giác gắn bó, khích lệ, và thu
hút đủ để hấp dẫn chúng ta, khán giả cuốn theo câu chuyện

Như vậy, hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong số 05 loại nhân vật chính
xuất hiên trên màn ảnh nhỏ, nhân vật chính diện. Đây chính là nển tảng căn bản để có thể
hiểu thấu đáo mục đích của những nhân vật sắp tới sẽ được giới thiệu trong loạt bài báo
này, nhất là bài báo tiếp theo giới thiệu về…NHÂN VẬT PHẢN DIỆN.

You might also like