You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÀI TIỂU LUẬN


KHÓA K21

NHÓM 16: NHỮNG CẢI CÁCH SAU


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Ở NHẬT BẢN. PHÂN TÍCH NGUYÊN
NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Giáo viên: Huỳnh Phương Anh

TP. Hồ Chí Minh, 2022


NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

BÀI TIỂU LUẬN


KHÓA K21

NHÓM 16: NHỮNG CẢI CÁCH SAU


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Ở
NHẬT BẢN. PHÂN TÍCH NGUYÊN
NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


Trương Thị Kiều Giang 2156190022 Nhóm trưởng, nội dung,
thuyết trình
Thạch Lê Nhật Kiên 2156190179 Nội dung
Đinh Hoàng Xuân Mai 2156190178 Nội dung
Hồ Tiểu Đang 2156190017 Nội dung
Lê Thị Thanh Phương 2156190058 Powerpoint
Trần Nguyễn Vân Anh 2156190006 Powerpoint
Nguyễn Mai Phương 2156190059 Thuyết trình
Nguyễn Tô Thùy Giang 2156190021 Thuyết trình
Nguyễn Minh Nhật 2156190133 Thuyết trình

TP. Hồ Chí Minh, 2022

1
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Mục lục
Danh sách chữ viết tắt/ thuật ngữ: .............................................................................................. 4
Lời mở đầu ................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................ 5
2. Mục tiêu của đề tài: ......................................................................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................ 5
4. Bố cục: ............................................................................................................................. 5
Chương 1: Khái quát CTTG II: .................................................................................................. 6
Chương 2: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh: ........................................................................ 6
2.1. Về xã hội: ........................................................................................................................ 6
2.2. Về kinh tế: ....................................................................................................................... 8
Chương 3: Bộ tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh (SCAP):................................................. 8
Chương 4: Tính cấp thiết của các cuộc cải cách sau chiến tranh: ............................................ 11
Chương 5: Cải cách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh: ..................................... 12
5.1. Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức về kinh tế: ......................................................... 13
5.1.1. Zaibatsu: ................................................................................................................. 13
5.1.2. Mục đích của việc giải thể: ..................................................................................... 14
5.1.3. Giải thể Zaibatsu: ................................................................................................... 14
5.1.4. Ba đạo luật khác: .................................................................................................... 14
5.1.5. Kế hoạch J.Dodge: .................................................................................................. 15
5.1.6. Ý nghĩa: .................................................................................................................. 15
5.2. Cải cách ruộng đất ở Nhật Bản: ..................................................................................... 16
5.2.1. Mục đích: ................................................................................................................ 16
5.2.2. Đạo luật về cải cách ruộng đất: .............................................................................. 17
5.2.3. Kết quả: .................................................................................................................. 17
5.2.4. Ý nghĩa: .................................................................................................................. 18
5.2.5. Hạn chế: .................................................................................................................. 18
5.3. Cải cách lao động: ......................................................................................................... 18
Chương 6: Những cải cách xã hội và quá trình dân chủ hóa xã hội Nhật Bản:........................ 20
6.1. Đối ngoại: ...................................................................................................................... 20
6.2. Đối nội: .......................................................................................................................... 20
6.2.1. Hiến pháp mới được ban hành:............................................................................... 20
6.2.2. Dân chủ hóa nền giáo dục: ..................................................................................... 22
6.2.3. Sự tái sinh và thành lập của các chính đảng: .......................................................... 23
6.2.4. Công đoàn và Luật Lao động: ................................................................................ 23
6.3. Đánh giá: ....................................................................................................................... 26
6.3.1. Tích cực : ................................................................................................................ 26
6.3.2. Hạn chế: .................................................................................................................. 27
2
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Chương 7: Sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản: ......................................................................... 27


7.1. Về kinh tế: ..................................................................................................................... 28
7.2. Về xã hội: ...................................................................................................................... 28
7.3. Trong nước: ................................................................................................................... 29
7.4. Quan hệ quốc tế: ............................................................................................................ 29
Chương 8: Nguyên nhân, kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm: ....................................... 31
8.1. Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách: ................................................................. 31
8.1.1. Nguyên nhân khách quan: ...................................................................................... 31
8.1.2. Nguyên nhân chủ quan: .......................................................................................... 31
8.2. Kết quả cuộc cải cách: ................................................................................................... 31
8.3. Hạn chế cuộc cải cách: .................................................................................................. 32
8.4. Bài học kinh nghiệm:..................................................................................................... 32
KẾT LUẬN: ............................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 33

3
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Danh sách chữ viết tắt/ thuật ngữ:

1. CTTG II: Chiến tranh thế giới thứ II


2. SCAP (Supreme Commander for the Allied Powers): Bộ tổng tư lệnh các lực lượng
Đồng minh
3. GHQ: Bộ tổng tư lệnh, quân chiếm đóng
4. The Twelve Men Who Made Japan: Mười hai người tạo dựng nước Nhật
5. NB: Nhật Bản
6. Zaibatsu: Các tập đoàn tài phiệt
7. 平和憲法 – Heiwa kenpo: Hiến pháp hòa bình
8. 修身 - Shushin: Tu thân
9. 国史 - Kokushi: Quốc sử
10. 社会科 – Shakaika: Khoa học xã hội
11. 神道 – Shinto: Thần Đạo
12. Nihon Jiyuto: Đảng Tự do Nhật Bản
13. Nihon Shinpoto: Đảng Tiến bộ Nhật Bản
14. Nihon Minshuto: Đảng Dân chủ Nhật Bản
15. LDP: (自由民主党 - Jiya Minshuto): Đảng Dân chủ Tự do
16. JDP (民主党): Đảng Dân chủ
17. NKP (公明党): Đảng Komei
18. JSP (社会民主党): Đảng Xã hội Dân chủ
19. JCP (日本共産党): Đảng Cộng sản
20. Rodo sanpo: Lao động tam pháp
21. Rodosho: Bộ Lao động
22. Sodomei: Tổng đồng minh - tên gọi tắt của Nhật Bản lao động tổ hợp tổng đồng minh
23. Sanbetsu Kaigi: Sản biệt hội nghị - tên gọi tắt của Toàn Nhật Bản sản nghiệp biệt lao
động tổ hợp hội nghị
24. 終身雇用 - Shuushin Koyou: Chế độ sử dụng nhân công suốt đời
25. 年功序列 – Nenkoujoretsu: Hệ thống lương dựa vào thâm niên
26. LHQ: Liên Hợp Quốc
27. Keisatsu yobitai: Cảnh sát dự bị đội
28. Ho'antai: Lực lượng bảo an
29. Ji'eitai: Cục phòng vệ
30. KHKT: Khoa học kĩ thuật

4
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Lời mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:

Trong nghiên cứu lịch sử Nhật Bản trên thế giới, các giai đoạn liên quan đến hai cuộc Chiến
tranh thế giới là một đề tài rất được quan tâm. Tuy vậy, tình hình Nhật Bản sau hai cuộc chiến
tranh này, đặc biệt là sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II lại ít được biết đến. Các nghiên cứu
ở Việt Nam hầu như chỉ tập trung phân tích về thời kỳ phát triển thần kì của Nhật Bản trong
giai đoạn này. Trong khi đó, những cải cách tiến bộ cả về kinh tế lẫn chính trị xã hội lại chính
là nền móng vững chắc cho Nhật Bản để có thể đi tới tiến trình đó.

Để góp phần lý giải lý do tại sao Nhật Bản lại có thể vực dậy từ một đống hoang tàn đổ nát
sau Chiến tranh thế giới II và vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế thời bấy giờ, việc
nghiên cứu các cuộc cải cách sau chiến tranh của Nhật Bản là một công việc cần thiết. Đề tài
này sẽ lý giải trên một mức độ toàn diện và sâu sắc những cuộc cải cách đã đặt nền móng cho
môt tiến trình lịch sử đầy đặc biệt của Nhật Bản mà không một quốc gia nào khác trên thế giới
có thể có được.

2. Mục tiêu của đề tài:

Từ góc độ lịch sử, nghiên cứu về những cuộc cải cách sau Chiến tranh thế giới thứ II (CTTG
II), phân tích nguyên nhân và kết quả, từ đó rút ra được kết luận và bài học kinh nghiệm để Việt
Nam có thể từng bước phát triển đất nước. Ngoài ra đề tài còn bổ sung thêm kiến thức chuyên
sâu về Nhật Bản nhằm nắm vững kiến thức môn học.

3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lịch sử;


- Phương pháp logic;

4. Bố cục:

Chương 1: Khái quát CTTG II


Chương 2: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
Chương 3: Bộ tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh (SCAP)
Chương 4: Tính cấp thiết của các cuộc cải cách sau chiến tranh
Chương 5: Cải cách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh
Chương 6: Những cải cách xã hội và quá trình dân chủ hóa xã hội Nhật Bản
Chương 7: Sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản
Chương 8: Nguyên nhân, kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm

5
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Chương 1: Khái quát CTTG II:

Chiến tranh thế giới là cuộc chiến có quy mô rộng lớn với nhiều quốc gia tham gia và ảnh
hưởng lớn tới hầu như toàn bộ thế giới. Đây là kiểu chiến tranh tốn kém nhất và thiệt hại nhiều
nhất về người. Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới là Chiến tranh thế giới thứ nhất
và Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm
khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh
(Liên Xô, Anh Quốc, Trung Hoa, Hoa Kỳ) và Trục (phát-xít) gồm (Đức Quốc Xã, Vương quốc
Ý và Đế quốc Nhật Bản). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến
này. Trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản là một trong những bên tham chiến, “châm ngòi nổ” tại
mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quốc gia này đã phải chịu rất nhiều hậu quả
nặng nề sau thất bại trước Phe Đồng Minh trong cuộc chiến và phải đầu hàng vô điều kiện. Hội
nghị thượng đỉnh ở Potsdam, đã đưa ra bản “Tuyên cáo Potsdam”, qua đó yêu cầu Nhật Bản
đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản bị đặt ra vào tình thế buộc phải lựa chọn. Tiếp đó, ngày
6/8/1945, Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, sau đó là ngày 09/08/1945, 1
quả bom nguyên tử nữa rơi xuống Nagazaki đã khiến Nhật Bản sụp đổ. Người dân Nhật khóc
than trong đống hoang tàn đổ nát mà trước giờ chưa từng có. Sức chịu đựng đã đi đến giới hạn
cuối cùng. Người chết chồng lấp lên nhau, người sống còn chưa thể tin vào cơn ác mộng vừa
trải qua.

Cuối cùng, ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên chiến hạm Missouri đậu tại vịnh Tokyo, nước Nhật
đã ký văn kiện đầu hàng không điều kiện, chấm dứt một giai đoạn lịch sử bại trận đau đớn của
nước này. [1]

Chương 2: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:

Là một nước bại trận, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi
mặt, cụ thể:
2.1. Về xã hội:

Về con người, số người Nhật thiệt mạng trong thời kỳ chiến tranh kể từ khi cuộc chiến Trung
– Nhật nổ ra (1937) lên đến trên 3 triệu người. Trong đó, số tử trận hoặc do bệnh tật chết ở mặt
trận lục quân lên tới khoảng 1.140.000 còn đối với Hải quân là 410.000 người. Có 404,6 nghìn
lính Nhật chết trên đất Trung Quốc, chiếm 21% tổng số binh sĩ Nhật chết trong Thế chiến II,
chưa kể 1,5 triệu bị thương. Nếu xét tỷ lệ thương binh Nhật được phục hồi sức khoẻ là 76%, thì
số binh sĩ Nhật thương vong trong 8 năm xâm lược Trung Quốc không quá 700 nghìn người.
Con số trên chưa xét tới 26,5 nghìn lính Nhật chết tại chiến trường Đông Bắc Trung Quốc do
bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Các cuộc oanh tạc của quân đội Đồng Minh cũng đã làm cho
hơn 300.000 người thiệt mạng.

Tình trạng thất nghiêp của 4 triệu người do sự triệt thoái của các ngành sản xuất phục vụ mục
tiêu quân sự. Thêm vào đó, Nhật Bản còn có 7.6 triệu binh lính giải ngũ và 1.5 triệu người từ
6
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

thuộc địa của Nhật Bản hồi hương. Con số đó nâng tỉ lệ người thất nghiệp lên đến 13.1 triệu.
Nếu trừ đi khoảng 3 triệu người có khả năng về quê làm nông nghiệp thì Nhật Bản vẫn cần phải
giải quyết vấn đề việc làm cho khoảng 10 triệu người. [2]

Có thể thấy, “về tinh thần, người dân bị lạc hướng, trong thời gian chiến tranh họ đã làm hết
sức mình để phục vụ guồng máy chiến tranh “ Đại Đông Á”; nay “Sứ mệnh quốc gia” đó đã bị
tan vỡ, họ không biết ngày mai sẽ đi về đâu. Dân chúng mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần.”. Sau
khi Thiên Hoàng Hirohito đọc diễn văn đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/1945, nước Nhật
trở thành một dân tộc bại trận. Đế quốc hùng mạnh này dường như sụp đổ hoàn toàn, không chỉ
rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế mà nghiêm trọng hơn là sự suy sụp về mặt tinh thần.
Những con người đã hết sức mình phục vụ chiến tranh trong thời đại một đế quốc Nhật Bản
quân phiệt, máu chiến, nay không còn lại gì ngoài đống đổ nát tro tàn sau chiến tranh, khắp nơi
là xác chết, thương binh, dịch bệnh, đói rét, thiếu ăn thiếu mặc. Đất nước nơi mà họ hết mực
tin tưởng và tự hào nay lại tan hoang đổ nát như vậy, còn bộ máy cầm quyền thì trở thành những
kẻ thua cuộc, lúc này, tình cảnh người dân không khác nào một đoàn tàu không có đầu tàu dẫn
hướng, sống trong một cuộc sống hoang mang, vô định.

Ảnh 1: Quang cảnh Hiroshima bị tàn phá sau ngày 6/8/1945

Ảnh 2, 3: Khung cảnh hoang tàn của NB sau CTTG II

7
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

2.2. Về kinh tế:

- Cơ sở vật chất, hạ tầng: 80% tàu thuyền, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy, 21% nhà cửa
và tài sản riêng của các gia đình bị thiệt hại. Riêng hai thành phố là Tokyo và Osaka có tới 60%
nhà cửa bị thiêu cháy. Tài sản của nhà nước bị tổn thất khoảng 25% so với thời kỳ trước chiến
tranh. Tổng số thiệt hại về vật chất của Nhật Bản tăng lên tới 64,3 tỉ yên tức là bằng 2 lần tổng
thu nhập quốc dân của Nhật Bản trong năm 1948-1949. Toàn bộ của cải được tích lũy trong 10
năm (1935-1945) đã bị tiêu hủy hoàn toàn.

- Nguồn năng lượng chủ yếu lúc bấy giờ của Nhật Bản là than và thủy điện đều bị giảm sút
nghiêm trọng. Các mỏ than bị tê liệt hoàn toàn. Do thiếu than ngành đường sắt bị khủng hoảng.

- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm đến mức chưa bằng 1/3 tổng sản lượng
năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng năm 1941.

- Nông nghiệp: Nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng do thiếu lực lượng
lao động, thiết bị sản xuất và phân bón, sản xuất vụ mùa năm 1945 cũng bị thất bát nặng, sản
lượng thu được chỉ bằng 2/3 so với thu nhập trung bình trước đó.

- Nạn lạm phát nghiêm trọng bùng nổ từ giữa năm 1945 kéo dài đến đầu năm 1949 đã khiến
cho giá cả tăng vọt. Nếu như lấy năm 1945 làm cơ sở thì chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 515% vào
năm 1946, 1655% vào năm 1947, 4.857% vào năm 1948 và 7.889% vào năm 1949. Tổng cộng
mức độ lạm phát tăng xấp xỉ 8.0000%.

- Nguồn thực phẩm cung cấp cho cư dân chỉ đạt khoảng 106 calo/ngày, đáp ứng khoảng 50%
số năng lượng cần thiết. Khoảng 30-40% nguồn cung cấp lương thực phải trông chờ vào thị
trường tự do. Tình trạng đó gây nên sự mất lòng tin vào chính phủ và nảy sinh những tư tưởng,
hành động tiêu cực cho xã hội. [3]

Chương 3: Bộ tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh (SCAP):

Theo Tuyên ngôn Posdam tháng 7 năm 1945 của 4 nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc, Liên
Xô, từ cuối tháng 8/1945, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị quân đội nước ngoài chiếm
đóng.

Bộ tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh (Supreme Commander for the Allied Powers-
SCAP) là cơ quan của quân đội Đồng minh thực thi chính sách chiếm đóng Nhật Bản nhằm
thực hiện tuyên ngôn Potsdam khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên cho dù nói
là “Quân Đồng minh” nhưng phần lớn được điều hành bởi quân nhân, nhân viên dân sự của Mĩ
và một số quân nhân Anh, Úc khác. Cơ quan này được đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Viễn
đông và người có trách nhiệm tối cao là Chỉ huy tối cao. Ở Nhật thường dùng cụm từ viết tắt
GHQ để chỉ Bộ tổng tư lệnh hoặc gọi là quân chiếm đóng.

8
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Trong thời gian lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản, tuy chính phủ Nhật Bản vẫn
được quyền lãnh đạo hợp pháp nhưng trên thực tế những chính sách căn bản đều do SCAP khởi
thảo, chỉ đạo và điều hành. Hoạt động của tổ chức này có ảnh hưởng rất lớn đến chiều hướng
phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội Nhật Bản trong các giai đoạn tiếp theo.

Người giữ trách nhiệm “Chỉ huy tối cao Bộ tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh” là tướng
Doughlas MacArthur. Ông là một nhà quân sự đồng thời là một chính trị gia giàu kinh nghiệm,
không những thế ông còn là người giàu lòng khoan dung, những chính sách cải cách của ông ở
Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ. Mặc dù không tránh khỏi những hạn
chế nhất định nhưng cuộc chiếm đóng trong vòng 7 năm của SCAP được coi là cuộc chiếm
đóng hòa hiếu và tích cực nhất giữa 2 dân tộc.

Ảnh 4, 5, 6: “Tướng Doughlas MacArthur”

Đóng góp của MacArthur đối với nước Nhật lớn tới mức ông là người nước ngoài duy nhất
được xếp vào danh sách Mười hai người tạo dựng nước Nhật (The Twelve Men Who Made
Japan) trong cuốn sách cùng tên của Sakaiya Taichi xuất bản năm 2003 tại Tokyo. Chương 10
sách này có đầu đề “MacArthur – Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một ‘nước Mỹ lý tưởng”.
Sở dĩ gọi là “nước Mỹ lý tưởng” vì MacArthur không hài lòng với nước Mỹ đương thời, ông
tưởng tượng ra một nước Mỹ hoàn hảo hơn, và ông muốn tạo dựng nước Nhật theo hình mẫu
nước Mỹ lý tưởng ấy. Quả thực ông đã đem lại cho người Nhật những thứ họ chưa từng biết
đến: chế độ chính trị dân chủ, bình đẳng nam nữ, tự do ngôn luận, nền kinh tế không có các đại
tập đoàn gia tộc, v.v…

9
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Ảnh 7, 8: “MacArthur – Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một ‘nước Mỹ lý tưởng”

MacArthur tự mình đưa ra hai quyết định quan trọng: trừng trị các tội phạm chiến tranh Nhật
và giữ lại vị trí Thiên Hoàng.

Quyết định thứ nhất, các quan tòa người Mỹ đã tổ chức xét xử tội ác chiến tranh, phát hiện
hơn 4.200 quan chức Nhật có tội, trong đó 700 tội phạm nặng nhất bị kết án tử hình. Ngoài ra
186 nghìn nhân vật công chúng bị thanh trừng. 28 quan chức chính phủ và sĩ quan cấp cao bị
đưa ra Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn đông họp ở Tokyo, trong đó 25 người bị tuyên án có
tội, 7 người bị kết án tử hình.

Với quyết định thứ hai, ông đã chống lại sức ép mạnh mẽ từ trong nước và từ các nước Đồng
minh đòi xử tử đầu sỏ tội phạm chiến tranh Hirohito và thủ tiêu chế độ Thiên Hoàng. Tuy rằng
bản thân Hirohito cũng tự nhận chịu toàn bộ trách nhiệm về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương,
nhưng MacArthur cho rằng Thiên Hoàng là biểu tượng sống của nước Nhật, biểu tượng của sự
ổn định và hòa hợp của người Nhật, nếu không có Thiên Hoàng thì dân tộc này sẽ hỗn loạn, các
phe phái sẽ tranh giành quyền lực, gây mất ổn định chính trị, tàn binh Nhật sẽ tổ chức đánh du
kích chống lại quân chiếm đóng. Quan điểm này về sau đã được chứng minh là đúng. Dân Nhật
có truyền thống tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành lời Thiên Hoàng, họ không hề có hành động
nào chống lại quân chiếm đóng.

MacArthur và Thiên Hoàng Hirohito gặp nhau tất cả 11 lần, Hirohito đều tiếp thu các chủ
trương của MacArthur về quản trị nước Nhật. Ngày 1/1/1946, Hirohito đọc bản Tuyên ngôn
Nhân gian (Ningen-sengen) trên đài truyền thanh, lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố Thiên
Hoàng chỉ là người thường, không phải thần thánh, nghĩa là chấp nhận từ bỏ địa vị nắm quyền
tối cao của quốc gia. Như vậy MacArthur là người lãnh đạo cao nhất nước Nhật.

10
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Ảnh 9: Tướng MacArthur và Thiên hoàng


Hirohito

Người Nhật thường có tâm lý lo sợ những điều từ bên ngoài và lòng tự tôn dân tộc rất cao,
dần hình thành nên văn hóa shoto-uchi. Nhưng nhờ những chính sách của SCAP đối với Nhật
Bản đã khiến cho người Nhật cảm thấy tin cậy và dần xóa đi tâm lý mặc cảm, thù địch, lo sợ
đối với quân Đồng minh. Người Nhật thích MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh,
đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật, cũng như khỏi tâm trạng chán
chường thất vọng. Dưới sự chỉ huy của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành đội
quân giải phóng nhân dân Nhật.

Nhiều sử gia cho rằng việc đưa nước Nhật đi từ chế độ quân phiệt phong kiến lên chế độ dân
chủ hiện đại là công trạng lớn nhất của MacArthur, lớn hơn bất cứ chiến công nào ông từng lập
được trên các chiến trường Thế chiến I, II và chiến tranh Triều Tiên. Bản thân MacArthur cũng
tự coi ông là người mở cửa nước Nhật lần thứ hai, hơn là một người chinh phục quốc gia này.
[4]

Chương 4: Tính cấp thiết của các cuộc cải cách sau chiến tranh:

1. Sự cần thiết phải thay đổi mục tiêu phát triển:

- Cơ cấu công nghiệp đã được chuyển thành một khu vực sản xuất rộng lớn phục vụ các mục
đích quân sự.

- Chỉ tồn tại một khu vực sản xuất tối thiểu phục vụ đời sống nhân dân và khu vực này cũng đã
bị siết lại tới mức cùng kiệt.

- Người dân nước này đã buộc phải hy sinh, phải sống trong những điều kiện cực kỳ thiếu thốn
về vật chất và bị kìm kẹp về tinh thần.

11
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

2. Đất nước và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do chiến tranh:

- Nhật Bản mất hết thuộc địa (diện tích tương đương 44% toàn bộ diện tích nước Nhật), nền
kinh tế cũng lâm vào tình trạng bị phá hủy hoàn toàn.

- Tình trạng thất nghiệp lan tràn và hậu quả là nguy cơ rối loạn xã hội luôn rình rập xảy ra rộng
khắp trên cả nước.

- Năng lượng và lương thực cũng thiếu trầm trọng.

- Lạm phát là một vấn đề lớn tiếp theo nổi cộm trong thời điểm này.

- Nhật Bản còn bị quân Đồng minh đòi bồi thường chiến tranh.

3. Nhu cầu tái lập lại trạng thái bình thường của xã hội và nền kinh tế:

- Nền kinh tế – xã hội của Nhật Bản khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là một nền kinh
tế và một xã hội không bình thường, hoàn toàn không còn phù hợp với bối cảnh hoà bình sau
chiến tranh.

- Nền kinh tế bị tàn phá đến kiệt quệ, bị đẩy lùi lại nhiều năm trở về trước, trong khi vẫn bị bao
vây và thiếu thốn đủ bề.

- Người dân Nhật đều thiếu đói và hết sức bi quan về tương lai của đất nước và bản thân họ.

4. Sự chiếm đóng và chỉ đạo của quân Đồng minh, trước hết là Mỹ:

- Đây là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng gây sức ép, cổ vũ, thúc đẩy Nhật Bản
cải cách và chi phối tiến trình cải cách của Nhật Bản.

Chương 5: Cải cách kinh tế của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh:

Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đã là cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Phần lớn
các tập đoàn nổi tiếng của Nhật đã được thành lập và phát triển mạnh mẽ từ trước Chiến tranh
thế giới thứ 2.

Sau khi thua trận, ngày 9/10/1945, lực lượng chiếm đóng tuyên bố thực hiện chính sách “phi
quân sự hoá nền kinh tế”. Đồng thời, để khuyến khích các lực lượng dân chủ, thủ tiêu sự tập
trung trong sản xuất và chiếm hữu tài sản trong đó có cả việc thanh trừng những nhà tài phiệt
đầu sỏ, SCAP muốn triệt tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về tâm lý lẫn thể chế. Theo
đó, trách nhiệm khôi phục kinh tế là thuộc về chính phủ Nhật Bản. Về kinh tế, SCAP thực hiện
đồng thời 3 cuộc cải cách lớn:

12
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

5.1. Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức về kinh tế:

Thứ nhất, để xây dựng và phát triển nền kinh tế mới theo nguyên tắc tự do cạnh tranh, SCAP
cho rằng việc đầu tiên là phải loại bỏ tình trạng tập trung kinh tế mà trọng tâm là giải thể các
zaibatsu.

5.1.1. Zaibatsu:

Các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu) được sự bảo trợ của nhà nước Nhật Bản suốt từ thời Minh
Trị và là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Do nắm
được sức mạnh về tài chính và sản xuất công nghiệp nên các zaibatsu có ảnh hưởng chính trị
đặc biệt và trong chiến tranh nó đã trở thành những tổ hợp công nghiệp tài chính hùng mạnh,
chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế Nhật Bản. Để xây dựng và phát triển kinh tế kiểu mới
theo nguyên tắc tự do cạnh tranh, cần phải xóa bỏ tình trạng tập trung sức mạnh quá mức vào
tay các tập đoàn tài phiệt.

Chúng ta có thể phân chia thành ba khuynh hướng nhận thức cơ bản về Zaibatsu như sau:

1. Zaibatsu là các tập đoàn kinh tế mang tính chất nửa phong kiến. Trong đó, hoạt động kinh
tế được tổ chức trên cơ sở quan hệ huyết thống, hôn nhân và quan hệ kiểu tôn chủ – bồi
thần truyền thống.

2. Zaibatsu là những tập đoàn kinh tế được thiết lập thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các
công ty cùng nắm giữ quyền điều hành và chi phối nguồn tài chính.

3. Zaibatsu là những tập đoàn tư bản tài chính lớn, nhờ việc nắm giữ những hoạt động tín
dụng và ngân hàng mà kiểm soát được nhiều lĩnh vực công nghiệp và thương mại. [5]

Theo các tài liệu thống kê, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản có 10 zaibatsu lớn
nhất xếp theo thứ tự về sức mạnh tài chính là: Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda, Nissan,
Furukawa, Okura, Nakajima, Nomura, và Asano. [6]

Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 đã làm cho nhiều ngành kinh tế Nhật Bản
bị suy thoái ở một số lĩnh vực sản xuất như: nông nghiệp, công nghiệp dệt… Nhưng ngược lại,
những ngành công nghiệp khác như: luyện kim, hóa chất, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất
vũ khí… lại đạt tốc độ phát triển nhanh chóng. Và các ngành công nghiệp nặng này đều nằm
trong sự chi phối của một số những zaibatsu lớn. Đây là những thời cơ thuận lợi để họ tích lũy
thêm tiền và tài sản. Do chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, thêm vào đó là
sự yếu kém trong quản lý, nguy cơ phá sản không ngoại trừ đối với các ngân hàng nhỏ. Và, như
một lẽ tất nhiên, những ngân hàng nhỏ này phải sát nhập vào những công ty lớn như : Mitsui,
Mitsubishi, Sumitomo…

13
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

5.1.2. Mục đích của việc giải thể:

Quay trở lại bài học, việc giải thể zaibatsu được coi là đúng đắn và công bằng. Tập trung công
nghiệp vào một số zaibatsu sẽ gây ra quan hệ nửa phong kiến giữa chủ và thợ, kìm hãm tiền
lương, gây khó dễ cho quan hệ giữa chủ và thợ, cản trở sự phát triển của công đoàn… gây trở
ngại cho việc thành lập và phát triển của các hãng kinh doanh độc lập.

Việc giải thể này nhằm xóa bỏ sự tập trung quá mức về kinh tế và chiếm hữu tài sản quá lớn
của những tập đoàn tài phiệt zaibatsu, ngăn chặn sự phục hồi của giới tài phiệt và mở đường
cho quá trình dân chủ hóa về kinh tế và chính trị.

5.1.3. Giải thể Zaibatsu:

Nhằm thực hiện giải thể Zaibatsu, lực lượng Đồng minh đã lập ra Ủy ban giải quyết vấn đề
công ty cổ phần. Do đó có 83 công ty cổ phần và 57 gia đình Zaibatsu phải giao nộp tài sản
tổng cộng lên đến 233 triệu cổ phần và bán cổ phần cho nhiều công ty, hiệp hội. Những tập
đoàn tài phiệt lớn trước đây đã được độc lập và bị loại trừ sự chi phối cũng như sức mạnh của
các cá nhân và các gia tộc Zaibatsu. Vào tháng 7 năm 1947 ban hành lệnh giải tán hai công ty
thương mại lớn Mitsui và Mitsubishi.

Những thành viên lãnh đạo zaibatsu đều bị buộc phải về hưu và bị cấm hoạt động tài chính
trong 10 năm, những kẻ có quan hệ mật thiết với giới quân phiệt và gây ra nhiều tội ác trong
chiến tranh đều bị bắt hoặc phải đền tội.

5.1.4. Ba đạo luật khác:

Đồng thời, Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của Lực lượng chiếm đóng còn tiến hành ba đạo luật cải
cách tổ chức sản xuất công nghiệp quan trọng khác.

Một là “Luật chống độc quyền” đưa ra từ tháng 4 năm 1947. Đây là một đạo luật nhằm ngăn
chặn bọn tài phiệt phục hồi và cũng là một đạo luật thể hiện “nguyên tắc cơ bản của nền kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh” là tiến đến tái lập sự phát triển bình thường của nền kinh tế thị
trường.

Hai là “Luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” tháng 12/1947. Theo
luật này, giải tán 325 công ty nắm quá nhiều sức mạnh kinh tế. Nhưng do yêu cầu phục hồi nền
kinh tế trở nên quá bức bách, do sự phản đối đối với luật này quá mạnh mẽ ở cả trong lẫn ngoài
Nhật Bản, và do sự tiến triển của cuộc chiến tranh lạnh, nên chỉ có 18 công ty đã thực sự bị
phân chia thành các tổ chức nhỏ hơn.

Ba là, các xí nghiệp nhỏ đã được thành lập vào tháng 3/1948 nhằm khuyến khích phát triển
những công ty nhỏ độc lập, có hiệu quả.

14
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

5.1.5. Kế hoạch J.Dodge:

Ngoài ra, để sớm đưa các ngành kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm
trọng và xây dựng một nền kinh tế mới hoạt động theo nguyên tắc tự do cạnh tranh, chính phủ
Hoa Kỳ đã cử Joseph Dodge, chủ tịch ngân hàng Detroit sang Nhật Bản làm cố vấn kinh tế cho
SCAP.

Kế hoạch kinh tế của J.Dodge gồm có những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Thực hiện việc cân bằng hoá ngân sách của chính phủ. Nhật Bản không chỉ cần phải
thiết lập được sự cân bằng tuyệt đối về mặt tài chính trong các khoản thanh toán đặc biệt mà
còn phải có nguồn ngân sách dự trữ để có đủ khả năng mua lại các trái phiếu trước hạn định.

Thứ hai. Đình chỉ việc cho vay mới nguồn tài chính của Ngân quỹ phục hồi vốn để tập trung
cho một số ngành công nghệ mũi nhọn. Biện pháp này nhằm cắt đứt nguồn cung ứng tiền tệ mà
theo J.Dodge là nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng lạm phát trở nên trầm trọng ở Nhật
Bản.

Thứ ba: Cắt giảm và huỷ bỏ chế độ trợ cấp của chính phủ cho một số ngành kỹ nghệ và đình
chỉ sự kiểm soát của nhà nước đối với việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

Thứ tư. Quy định tỷ giá hối đoái từ tháng 4 năm 1949 là 360 yên/1 USD Mỹ để tăng sức cạnh
tranh cho kinh tế Nhật Bản. Trên thực tế, tỷ suất này đã ghìm đồng yên xuống thấp hơn 330
yên/1 USD và được coi là tỷ suất thích hợp thời bấy giờ.

5.1.6. Ý nghĩa:

5.1.6.1. Giải thể Zaibatsu:

Nhiều nhà kinh tế đánh giá việc giải thể Zaibatsu đã góp phần vào việc xóa bỏ tình trạng tập
trung kinh tế, thiết lập khuôn khổ cạnh tranh [7] và giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh.

Việc thanh lọc kinh tế đã tạo cơ hội cho các nhà quản lý trẻ tuổi, năng động, táo bạo, phát huy
tốt chức năng “thuyền trưởng mới” của các ngành công nghiệp. Những nhà kinh doanh tích cực
của Nhật Bản được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ II, có thể chia làm 3 loại:

- Những nhà kinh doanh trẻ được đề bạt thay thế các nhà lãnh đạo xí nghiệp hàng đầu đã bị loại
bỏ chức vụ thông qua các cuộc giải thể Zaibatsu và thanh lọc kinh tế. Ví dụ như Chikara Karuta
(Hãng chế tạo Hitachi), Ishisaka (xí nghiệp đồ điện Toshiba),…

- Những nhà doanh nghiệp trẻ, các tổng giám đốc, giám đốc các lãnh đạo cao cấp trong các
công ty, xí nghiệp trung, tiểu trước chiến tranh, đã chớp thời cơ, tận dụng cơ chế cạnh tranh

15
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

mạnh mẽ sau chiến tranh do việc giải thể Zaibatsu mang lại. Các công ty mới này đã vượt lên
kinh doanh, tạo ưu thế trở thành những công ty lớn với những nhà lãnh đạo tài ba như: Kosuke
Matsu (công ty điện Matsushita), Sazo Idemitsu (công ty Idemitsu Hun San),…

- Các nhà doanh nghiệp mới nổi lên sau chiến tranh, do làm ăn kinh tế có hiệu quả, trở thành
một lực lượng mới trong sản xuất kinh tế của Nhật Bản. Ví dụ: Oh Ibuka (Sony), Tsuyoshi
Mitarai (Canon),…

Ảnh 10: Idemitsu Sazou


Doanh nhân, người sáng lập
công ty xăng dầu Idemitsu
Kosan (bên phải)

Ảnh 11: Ibuka Masaru


Nhà công nghiệp điện tử, đồng
sáng lập công ty Sony (bên trái)

5.1.6.2. Kế hoạch J.Dodge:

Kế hoạch J.Dodge đã đem lại nhiều thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Kế hoạch đã ngăn
chặn hiệu quả nạn lạm phát, giữ được sự bình ổn giá cả hàng hoá của thị trường trong nước
đồng thời bước đầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản tại thị trường trong
nước cũng như trên thế giới. Đây có thể coi là một một chương trình giải lạm phát quy mô lớn,
có thể được coi có ý nghĩa quan trọng như kế hoạch giải lạm phát của Matsukata vào đầu thập
kỷ 80 của thế kỷ XIX.

Do đó, nền kinh tế Nhật Bản có điều kiện lấy lại sức sống của mình.

Thực chất: Đây là quá trình chuyển từ cơ cấu độc quyền trước chiến tranh sang cơ cấu dân
chủ cạnh tranh, hướng về độc quyền.

5.2. Cải cách ruộng đất ở Nhật Bản:

5.2.1. Mục đích:

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nông nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế của Nhật Bản.
Vì ruộng đất là nguồn lực kinh tế vô cùng quan trọng nên những người kiểm soát được ruộng
đất sẽ có khả năng chi phối được xã hội.

Cải cách ruộng đất có thể được coi là cải cách quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong các
cuộc cải cách kinh tế. với mục tiêu: “... xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm khắc phục và củng
16
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

cố các thiên hướng dân chủ để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân Nhật
Bản trong nhiều thế kỷ áp bức phong kiến”.

Thực chất của cuộc cải cách ruộng đất này ở Nhật Bản là sự phân chia lại quyền sở hữu ruộng
đất từ địa chủ sang dân cày, xây dựng nên hệ thống nông dân độc lập. Cuộc cải cách này góp
phần to lớn cho dân chủ hóa, ổn định chính trị, xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
Nhật Bản, nhất là kinh tế nông nghiệp và nông thôn sau chiến tranh.

5.2.2. Đạo luật về cải cách ruộng đất:

Nhằm thực hiện một chương trình cải cách toàn diện nền kinh tế Nhật Bản, SCAP còn khẩn
trương thực hiện cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách được chia làm 2 đợt, tháng 1/1946 và tháng
11/1946.

Tất cả ruộng đất thuộc sở hữu của các địa chủ vắng mặt đều là đối tượng của việc thu mua
cưỡng bức. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ ; 80%-90% đất đai của họ đã bị chuyển nhượng cho
tá điền; 70%-80% số ruộng đất cho thuê hoặc canh tác của địa chủ làng xã đã bị chuyển nhượng
cho nông dân. [8] Các địa chủ vẫn sinh sống, và cai quản ruộng đất của mình thì chỉ có thể giữ
lại nhưng không nhiều.

Ban cải cách ruộng đất mua đất của địa chủ. Tiền bán đất được thanh toán bằng công trái. Giá
đất mua không những rất thấp mà sau đó, do lạm phát giá trị thực tế càng thấp nên trên thực tế
chủ đất gần như bị tịch thu.

Số ruộng đất thu mua được chính phủ bán lại cho nông dân với mức giá thấp. Họ có thể vay
nợ của nhà nước để mua đất và trả nợ dần với mức lãi suất là 3,2%.

5.2.3. Kết quả:

Năm 1949 khi cải cách ruộng đất gần như hoàn thành, khoảng 560.000 hecta bị chuyển nhượng
cho tá điền; hơn 1 triệu hecta số ruộng đất cho thuê hoặc tự canh tác của địa chủ làng xã cũng
bị chuyển nhượng.

Trong thời gian 4 năm, kể từ năm 1947 đến năm 1950, chính phủ đã chuyển 1.9 triệu ha đất
(trong đó 1,7 triệu ha mua từ chủ đất và 0,2 triệu ha đất của chính phủ) cho các tá điền. Số đất
này bằng 80% diện tích đất tá điền phải thuê mướn trước đây. Diện tích do tá điền lĩnh canh
nộp tô trong toàn quốc đã giảm từ 45,9% tháng 11/1946 xuống 10% vào tháng 8/1950. Số lượng
người canh tác có ruộng riêng đã tăng từ 31% số hộ nông nghiệp năm 1941 lên 70% năm 1955.
Tỷ lệ phần trăm nông dân không có ruộng riêng đã giảm xuống rất nhiều trong thời kỳ này, từ
28% xuống còn 4%. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ do 80-90% đất của họ đã bị chuyển nhượng
cho tá điền. Khoảng 70-80% số ruộng đất cho thuê hoặc tự canh tác của địa chủ làng xã cũng
bị thu mua và chuyển nhượng cho nông dân.

17
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

5.2.4. Ý nghĩa:

Có thể nói, cải cách ruộng đất là một cuộc cải cách triệt để về quan hệ sở hữu đất canh tác,
biến ước mơ thành sự thực cho người nông dân Nhật Bản được tự do sản xuất nông nghiệp trên
mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình. [9]

Đối với tá điền, cuộc cải cách thực sự đã mang đến một bước ngoặt lớn lao cho cuộc đời
những người dân quanh năm nghèo đói này. Quyền lợi của họ đã được tăng lên nhiều.

Ruộng đất ở nông thôn Nhật Bản đã thực sự chuyển vào tay người canh tác. Chế độ địa chủ ở
nông thôn Nhật Bản đã bị xóa bỏ, xóa bỏ luôn tàn dư phong kiến của nền nông nghiệp Nhật
Bản và từ đó làm tan rã chế độ đẳng cấp nông thôn vốn kìm hãm sự phát triển xã hội Nhật Bản
[10] , làm thay đổi hẳn trật tự xã hội nông thôn.

Có thể nói, cải cách ruộng đất ở Nhật Bản đã phá vỡ tập quán và truyền thống cũ và tạo nhiều
ảnh hưởng có lợi đến sản xuất nông nghiệp, không chỉ thông qua tác động trực tiếp, mà còn
thông qua ảnh hưởng gián tiếp của nó trong việc thay đổi toàn bộ chiều hướng phát triển của
làng xã. [11]

Cuộc cải cách ruộng đất đã làm biến đổi một cách căn bản chế độ sở hữu nửa phong kiến
trong nền nông nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh. Hình thành lên những tư tưởng mới về hòa
bình, dân chủ trong nhận thức của người dân ở nông thôn Nhật Bản. Những giá trị tinh thần đó
là những động lực thúc đẩy họ vững tâm tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao
động để làm nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước sau này.

5.2.5. Hạn chế:

Tuy nhiên chế độ sở hữu ruộng đất này gây khó khăn cho việc mở rộng đất đai kinh doanh.
Thậm chí để đảm bảo thành quả của cuộc cải cách ruộng đất và ngăn chặn địa chủ phục hồi lại,
luật đất đai nông nghiệp được ban hành vào năm 1952 đã hạn chế cả việc mở rộng quy mô
ruộng đất của đơn vị canh tác.

→ Chính sách cải cách ruộng đất mà SCAP chủ trương được coi là một trong những cuộc cải
cách thành công nhất ở Nhật Bản sau CTTG II.

5.3. Cải cách lao động:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản mặc dù vẫn kế thừa một lực lượng lao động
cần cù, chịu khó, có tính kỷ luật cao và giàu tính sáng tạo, song cũng là một lực lượng lao động
chất chứa nhiều vấn đề cần giải quyết.

18
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Thứ nhất, người Nhật nói chung và lực lượng lao động Nhật Bản nói riêng mang nặng tâm lý
mệt mỏi, chán chường vì vừa bước ra khỏi cuộc chiến tàn khốc, hao người tốn của và hết sức
bi quan trước tương lai của đất nước và bản thân.

Thứ hai, cuộc sống của họ hết sức khó khăn do không có việc làm, thất nghiệp cao, giá cả tăng
phi mã, lương thực thực phẩm thiếu thốn nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra nạn đói và bệnh tật lan
tràn trên diện rộng.

Thứ ba, mọi phong trào công đoàn bị khủng bố hoặc bị phá vỡ, nhiều quyền lợi chính đáng
của người lao động bị hy sinh cho cuộc chiến và điều kiện lao động ở dưới mức tối thiểu cần
thiết.

Vậy làm thế nào để có thể tạo được việc làm, sử dụng hết được số lao động dư thừa, huy động
được mọi khả năng sáng tạo và năng động của lực lượng lao động này vào quá trình phục hồi
và phát triển sản xuất, đó là điều nan giải và đau đầu của không chỉ chính phủ Nhật Bản mà là
cả các Lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh. Do đó, SCAP còn chủ trương tiến hành
dân chủ hoá quyền lợi của người lao động thông qua các đạo luật về lao động.

Luật công đoàn năm 1945 bảo đảm các quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể và
bãi công.

Luật điều chỉnh quan hệ lao động năm 1946 được công bố. Luật này chỉ công nhận tranh chấp
lao động tập thể, và đến những năm 1960, tranh chấp lao động cá nhân mới được công nhận và
quy định cơ chế giải quyết.

Cùng với các đạo luật trên, phong trào công đoàn đã phát triển khá nhanh chóng và đóng vai
trò quan trọng, trong việc cải thiện điều kiện lao động của công nhân. Tạo tiền đề cho sự phát
triển thần tốc của Nhật Bản sau này.

Những cải cách kinh tế sau chiến tranh là do SCAP khởi xướng rất quan trọng đối với việc
tạo ra thế cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Thực chất của 3 cuộc cải cách
lớn: xóa bỏ tình trạng tập trung sức mạnh quá mức vào tay các tập đoàn tài phiệt, cải cách ruộng
đất, cải cách lao động là quá trình thủ tiêu các yếu tố hạn chế thị trường, hình thành những lĩnh
vực cạnh tranh, những chủ thể cạnh tranh và những quan hệ hợp tác trong nội bộ từng doanh
nghiệp đã tạo nên động lực lành mạnh cho phát triển kinh tế. [12]

19
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Chương 6: Những cải cách xã hội và quá trình dân chủ hóa xã hội Nhật
Bản:

6.1. Đối ngoại:

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, do những bất đồng và mâu thuẫn với Liên Xô cùng với sự
thành lập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến Mỹ nhận thức rõ vị thế của Nhật Bản
trong chiến lược toàn cầu. Vì lẽ đó Mỹ đã cung cấp an ninh cho Nhật Bản để đổi lại sự ủng hộ
của Nhật Bản đối với các mục tiêu địa chính trị của Mỹ ở châu Á và cuộc chiến chống lại Chủ
nghĩa cộng sản. Mỹ muốn biến Nhật Bản “thành một bức tường chống cộng sản ở châu Á”.

Năm 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực cho Nhật Bản nhằm ngăn chặn nạn đói đang hoành
hành ở nước này. Cuối năm 1946, tư lệnh SCAP đã triển khai những chương trình y tế, chặn
đứng nhiều đợt dịch bệnh ở Nhật Bản. Tiếp sau những chương trình mang tính xã hội đó, Mỹ
bắt đầu viện trợ dầu mỏ quặng sắt và nhiều loại nguyên liệu thiết yếu khác cho các ngành công
nghiệp của Nhật Bản. Tháng 4 năm 1947, thủ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ đến thăm Nhật Bản
và tuyên bố sẽ giảm số tiền bồi thường chiến tranh của Nhật xuống còn 1/4. Sự hỗ trợ mạnh mẽ
của Mỹ đã cho phép nền kinh tế Nhật Bản từng bước khôi phục lại được mức độ phát triển của
thời kỳ trước chiến tranh.

6.2. Đối nội:

6.2.1. Hiến pháp mới được ban hành:

Hiến pháp Nhật Bản dưới triều Thiên hoàng Minh Trị là hiến pháp khâm định nên đã cho
Thiên hoàng quyền hành tối thượng. Tuy nhiên, đến khi chủ nghĩa quân phiệt bùng lên thì lý
luận ấy bị đánh bật lui. Hiến pháp chỉ còn là công cụ để thi hành chính sách độc tài của quân
đội.

Tại Hội nghị Potsdam, Tư lệnh tối cao Douglas MacArthur đã nêu ý kiến: Để đạt mục đích
dân chủ hóa nước Nhật thì nhất thiết phải sửa đổi Hiến pháp Minh Trị ban hành từ năm 1889.

Tháng 2 năm 1946 phía Nhật Bản viết ra một dự thảo hiến pháp, nhưng Douglas MacArthur
không chấp nhận, coi đó chẳng qua chỉ là một thứ "bình cũ rượu pha" của Hiến pháp Minh Trị.
Cuối cùng Douglas MacArthur đã ra lệnh cho văn phòng của mình tự thảo ra Hiến pháp mới
cho Nhật Bản sao cho kịp xong trước phiên họp ngày 26 tháng 2 năm 1946 của quân Đồng
minh bởi ông không muốn các nước Đồng minh khác nhúng tay vào nội tình Nhật Bản.

Sau một tuần gần như thức thâu đêm, hội đồng dự thảo hiến pháp của tướng Douglas
MacArthur đã viết ra một văn kiện hoàn toàn mới và tiến bộ cho nước Nhật.

20
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Thiên hoàng chính thức công bố hiến pháp mới trước nghị viện.
Đúng 6 tháng sau, bản hiến pháp chính thức có hiệu lực. Từ đó tại Nhật Bản, ngày 3 tháng 5
hàng năm trở thành ngày nghỉ lễ có tên Ngày Hiến pháp.

Những điều khoản chính của Hiến pháp Nhật Bản hậu chiến:

Điều 1: Thiên hoàng là tượng trưng của nhà nước Nhật Bản, cũng là biểu tượng của sự thống
nhất nước Nhật. Địa vị này sở dĩ có được là do ý chí của tất cả quốc dân Nhật Bản, những kẻ
có chủ quyền đối với đất nước.

Điều 9: Quốc dân Nhật Bản thành thực mong mỏi kiến tạo một nền hoà bình quốc tế dựa trên
cơ sở trật tự và chính nghĩa. Tuyên bố sẽ từ bỏ vĩnh viễn việc gây chiến tranh để có lợi cho
nước mình cũng như việc uy hiếp bằng vũ lực hay hành sử vũ lực nhằm giải quyết những phân
tranh quốc tế. Với mục đích như trên,Nhật Bản sẽ không duy trì hải lục không quân và cả những
lực lượng chiến đấu khác. Nhà nước cũng sẽ phủ nhận quyền giao chiến.

Điều 11: Quốc dân sẽ không bị cản trở trong việc thừa hưởng những quyền con người căn
bản. Nhân quyền mà hiến pháp này bảo đảm cho người dân là những quyền bất khả xâm và
vĩnh viễn, được trao cho họ từ bây giờ và cả đến tương lai.

Điều 25: Mỗi một người dân đều được hưởng những điều kiện tối thiểu để có một cuộc sống
khang kiện, có văn hóa. Nhà nước cố gắng để thường xuyên nâng cao mức sống của người dân
trên mọi mặt: từ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội cho đến vệ sinh công cộng.

Điều 28: Quyền kết hợp thành đoàn thể xã hội, quyền thương lượng tập đoàn, cũng như quyền
hoạt động như một đoàn thể của người lao động đều được bảo đảm.

Hiến pháp mới này (gồm 11 chương và 103 điều khoản) có 3 điểm chính đáng nhớ là:

1. Chủ quyền tại dân

2. Tôn trọng các quyền làm người (nhân quyền) cơ bản

3. Chủ trương gìn giữ hòa bình

Trong bản hiến pháp này, Nhật hoàng được coi là biểu tượng của nhà nước và sự đoàn kết
toàn dân, song bị tước bỏ mọi thực quyền. Mọi phát ngôn, hành động của Nhật hoàng liên quan
tới nhà nước phải được sự chấp thuận của nội các chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Một cấu
trúc lập pháp quốc hội lưỡng viện được thành lập. Trừ hoàng gia Nhật, mọi quyền lợi của các
vương hầu khanh tướng bị bãi bỏ hoàn toàn.

Hiến pháp mới cũng quy định, Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, nội các chịu trách
nhiệm trước nghị viện. Trong bản Hiến pháp mới, nguyên tắc quyền lực của nhân dân được
21
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

khẳng định. Hiến pháp công nhận và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của mọi công dân, quyền
nam nữ bình đẳng, quyền đình công. Trong cuộc bầu cử diễn ra lần đầu tiên sau chiến tranh tổ
chức và tháng 4 năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ Nhật Bản được quyền đi bỏ phiếu
và đã có tới 39 ứng cử viên là phụ nữ được bầu vào nghị viện. Trước áp lực của phong trào dân
chủ, đến tháng 1 năm 1945, 500 tù chính trị bị kết án và giam cầm trong thời kỳ chiến tranh
cũng đã được tuyên bố trả tự do.

Đặc biệt nhất là Chương II; chỉ vẻn vẹn có một điều khoản - Điều 9 - “Tuyên ngôn về hòa
bình” - chỉ rõ nhân dân Nhật Bản "vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh khỏi chủ quyền của quốc gia,
vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực khi giải quyết các tranh chấp quốc tế".
Chú dẫn tại đây còn ghi rõ: Để bảo đảm thực thi điều khoản này, không bao giờ được duy trì
lục quân, hải quân và không quân cũng như tiềm năng chiến tranh khác. Quyền tham chiến của
quốc gia sẽ không được thừa nhận. Ngày nay, Nhật Bản chỉ dành 1% GDP cho quốc phòng. Và
mặc dù một số người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu phản đối chính sách này, nhưng đa số
người Nhật ủng hộ nó.

Do những nội dung cơ bản trên mà bản Hiến pháp mới có tên gọi là “Hiến pháp hòa bình” (
平和憲法 – Heiwa kenpo).

6.2.2. Dân chủ hóa nền giáo dục:

Theo tinh thần của Hiến pháp mới, nền giáo dục ở Nhật Bản sau chiến tranh cũng được cải
cách trên rất nhiều phương diện. SCAP chủ chương tách biệt những ảnh hưởng của Thần Đạo
(神道 – Shinto), các tôn giáo và các xu thế chính trị, dân tộc cực đoan khác ra khỏi nội dung
giáo dục. Các nhà giáo dục Nhật Bản theo chủ trương dân chủ cũng quyết tâm xây dựng một
chế độ giáo dục mới, khoa học và tiến bộ.

Nền giáo dục mới thể hiện tính đa dạng trong cơ cấu giáo dục với nhiều loại hình trường học
được thiết lập ở tất cả các cấp. Nội dung chương trình giáo dục mới được biên soạn dựa trên
thực tiễn lịch sử của dân tộc vì sự tiến bộ, lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhân dân. Bộ luật
chống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân phiệt; tôn trọng các quyền cơ bản của
con người và của các cá nhân. Mục tiêu căn bản của giáo dục thời kỳ này là khuyến khích phát
triển văn hoá, xây dựng một thế hệ những người có tri thức và tư tưởng hoà bình. Các chỉ dụ
của Thiên hoàng trước đây, được coi là cơ sở để xây dựng đường lối giáo dục, đều bị bãi bỏ.
Theo đó, những môn học căn bản trong thời chiến như 修身 (Shushin - Tu thân) và 国史
(Kokushi - Quốc sử) đã bị loại bỏ để thay vào đó là các môn 社会科 (Shakaika - Khoa học xã
hội).

Mặt khác, Luật giáo dục ban hành năm 1947 cũng quy định chế độ giáo dục theo nguyên tắc:
6-3-3-4. Theo đó, học sinh sẽ học ở năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ
thông và 4 năm đại học. Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm tức là học sinh buộc phải đến trưởng
và tốt nghiệp phổ thông cơ sở.

22
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

6.2.3. Sự tái sinh và thành lập của các chính đảng:

Trong khuynh hướng dân chủ tại xã hội, hoạt động của các đảng phái chính trị vốn bị kiểm
soát nghiêm ngặt trong thời kỳ chiến tranh lại có điều kiện hồi sinh. Đảng Seiyukai được đổi
tên thành đảng Nihon Jiyuto (Đảng Tự do Nhật Bản). Đảng Minseito năm 1945 có tên mới là
Nihon Shinpoto (Đảng Tiến bộ Nhật Bản) và sau đó năm 1947 lại đổi thành Nihon Minshuto
(Đảng Dân chủ Nhật Bản). Đến năm 1955 hai đảng này sáp nhập thành một đảng thống nhất
với tên gọi là Jiya Minshuto (Đảng Dân chủ Tự do, viết tắt tiếng Anh là LDP), nằm giữ quyền
lực và chi phối các hoạt động kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong suốt
gần 40 năm từ năm 1948 cho đến tháng 8 năm 1993.

Cùng với những chuyển biến chung của đất nước, năm 1946 lần đầu tiên Đảng Cộng sản được
thành lập và công nhận là một chính đảng hợp pháp ở Nhật Bản. Đảng Cộng sản đã trở thành
một trong những chính đảng có ảnh hưởng với nhiều tầng lớp xã hội. Thông qua các tổ chức
chính trị như nghị viện, chính phủ và nhiều phong trào xã hội khác, hoạt động của Đảng đã
giành được sự ủng hộ của nhân dân Nhật Bản đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển
mói quan hệ hoà bình, hữu nghị và tinh thần đoàn kết quốc tế giữa các đảng cộng sản trên thế
giới.

Hiện nay, các đảng phái chính trị lớn ở Nhật gồm có: Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由民主
党); Đảng Dân chủ (JDP 民主党); Đảng Komei (NKP 公明党); Đảng Xã hội Dân chủ (JSP
社会民主党); Đảng Cộng sản (JCP 日本共産党). [13]

6.2.4. Công đoàn và Luật Lao động:

Những cải cách nhằm dân chủ hóa lao động được thực hiện bằng việc thông qua các đạo luật
về lao động.

Tháng 12 năm 1945, Đạo luật về tổ chức công đoàn đã được ban bố. Nó bảo đảm cho người
lao động có được quyền lập hội, quyền thương lượng tập đoàn với giới chủ nhân và quyền đình
công.

Qua năm sau, chính phủ lại đưa ra Luật điều chỉnh lao động qui định các thủ tục điều đình và
trọng tài nhằm giải quyết những cuộc tranh chấp chủ thợ.

Bước qua năm 1947, Đạo luật về quyền cơ bản và điều kiện tối thiểu dành cho người lao động
cũng được qui định.

Cả ba đạo luật trên gọi là Rodo sanpo (Lao động tam pháp). Nhờ chúng mà quyền lợi của
người lao động từ đó được bảo đảm hơn. Trong năm 1947, Bộ Lao động (Rodosho) đã được
thiết lập và trở thành một cơ quan mới của nhà nước.

23
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Tất cả những công đoàn bị giải tán trước chiến tranh nay lại có cơ hội cất cao tiếng nói. Năm
1946, có ít nhất hai tổ chức công đoàn mà phạm vi bao trùm lên toàn quốc. Đó là Sodomei
(Tổng đồng minh), tên gọi tắt của Nhật Bản lao động tổ hợp tổng đồng minh và Sanbetsu Kaigi
(Sản biệt hội nghị), tên gọi tắt của Toàn Nhật Bản sản nghiệp biệt lao động tổ hợp hội nghị. Tổ
chức sau này qui tụ những hội đoàn ngành nghề khác nhau. Sodomei thuộc cánh hữu với chủ
trương "sống chung hòa bình" với giới chủ nhân, trong khi ấy, Sanbetsu Kaigi thuộc cánh tả,
chủ trương đấu tranh với họ để giành quyền lợi. Có thể nói rằng, giai đoạn những năm đầu sau
chiến tranh (1945 – 1948) là lúc phong trào tổ chức công đoàn vươn lên mạnh mẽ nhất. Nếu
như năm 1936 mới có 973 tổ chức công đoàn với 420.000 đoàn viên, thì đến năm 1949 số tổ
chức công đoàn đã lên tới 34.688 tổ chức và 6,66 triệu đoàn viên, tăng tương ứng là 36 lần và
16 lần.

Phong trào công đoàn Nhật Bản thời hậu chiến đã thâm nhập và có nhiều ảnh hưởng mạnh
mẽ trong các tầng lớp lao động. Bất chấp những xung đột và tranh chấp ở bộ phận lãnh đạo
trung ương, phong trào đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện làm việc của
công nhân. Công đoàn đòi giới chủ cải thiện điều kiện lao động, tăng lương bảo đảm chế độ lao
động và bảo hiểm suốt đời nếu họ muốn công nhân cụm kết trung thành, tận tụy với công ty.

Những chủ trương này của công đoàn đã được ban quản trị một số công ty thoả thuận ngầm
trong quá trình diễn ra các cuộc bãi công chống sa thải và hợp lý hoá năm 1949. Do sức mạnh
đấu tranh của phong trào công nhân, các nhà tư bản đã buộc phải thực hiện chế độ sử dụng nhân
công suốt đời và nhân dân Nhật Bản đã được hưởng cơ cấu lương mới theo kiểu Densan (công
đoàn ngành điện Densan đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh với chủ để đạt được cơ cấu
lương này).

Chế độ sử dụng nhân công suốt đời (Shuushin Koyou - 終身雇用) là một thông lệ trong hệ
thống việc làm của Nhật Bản, trong đó nhân viên được làm việc cho đến tuổi nghỉ hưu trừ khi
công ty đó bị phá sản do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và các công ty cam kết sẽ đảm
bảo nhu cầu vật chất cho người lao động đến cuối đời nếu họ cống hiến trọn đời cho sự thành
công chung của công ty. Cơ cấu lương Densan không chỉ tạo ra hệ thống lương dựa vào thâm
niên (年功序列 – Nenkoujoretsu) mà còn lập ra cơ sở đảm bảo ổn định việc làm, cải thiện điều
kiện làm việc, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với công nhân. Cơ cấu lương này đã giảm bớt ảnh
hưởng của các chế độ lương, khuyến khích và trả theo sản phẩm vốn rất thịnh hành ở Nhật Bản
trước chiến tranh. Đồng thời, chú trọng đến thời gian phục vụ nên công nhân càng làm việc lâu
năm ở công ty thì càng có lợi thế. Hệ thống trả lương theo ngày, giờ vốn được thịnh hành và
chiếm ưu thế trước chiến tranh đến lúc này đã được thay thế bằng hệ thống trả lương theo tháng.
Mức lương theo kiểu này không phụ thuộc vào phân loại việc mà do thâm niên, chức vụ và việc
đánh giá công trạng đã tạo nên ở Nhật Bản một đội ngũ công nhân chăm chỉ, chuyên cần, có
trách nhiệm, có kỷ luật và rất trung thành với công ty của mình. Những điều kiện làm việc được
cải thiện, cũng như việc áp dụng những chính sách, chế độ mới đã góp phần làm tăng nhu cầu
tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

24
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Bên cạnh vấn đề tiền lương thì vấn đề ổn định việc làm cũng là mục tiêu đấu tranh của các
công đoàn Nhật Bản sau chiến tranh. Lúc này, do nền kinh tế bị tàn phá và nạn lạm phát hoành
hành nên hiện tượng các công ty sa thải bớt công nhân không có gì là lạ. Nếu mất việc làm ở
công ty trước thì người công nhân không chỉ mất việc mà mức lương cũ của người đó với chủ
sau cũng bị giảm vì công đoàn ngành hoạt động kém nên không thể đảm bảo thâm niên công
tác và chức vụ trước đây của công nhân này. Mặt khác, Nhật Bản lúc đó không có hệ thống
phúc lợi công cộng đảm bảo trợ cấp thất nghiệp nên mất việc sẽ đe dọa trực tiếp đến sự sống
còn của người công nhân. Chính vì vậy, đấu tranh bảo vệ và ổn định việc làm cho công nhân là
một trong những nội dung của cải cách quan hệ lao động giữa chủ và thợ sau chiến tranh. Cùng
với đó, việc đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và đòi xóa bỏ sự phân biệt địa vị vẫn là
những ưu tiên hàng đầu trong phong trào công đoàn Nhật Bản vào những năm 1950. Giới chủ
bắt đầu thấy rằng con đường tốt nhất là hợp tác, hòa giải với công nhân và cùng với công đoàn
đặt ra hàng loạt nguyên tắc bảo đảm việc làm cho những người lao động.

Như vậy, từ cuối năm 1945 đến mùa xuân năm 1947, phong trào lao động phát triển khá
nhanh chóng. Tỷ lệ công nhân tham gia đã vượt 50% tổng số công nhân trong năm 1948 (Bảng
1), các cuộc đấu tranh và bãi công của công nhân chống lại giới chủ trở nên khá quyết liệt (Bảng
2). Họ đấu tranh đòi cải thiện các quan hệ chủ thợ, đòi bình đẳng hơn trong công ty, đòi tham
gia vào hội đồng quản lý, đòi tăng lương, đảm bảo việc làm, đảm bảo điệu kiện lao động, được
hưởng bảo hiểm xã hội cũng như các quyền lợi khác.

Danh mục 1945 1946 1947 1948 1949

Số các liên đoàn 509 17.266 23.323 33.926 39.388

Số thành viên liên đoàn (1000 380 4.926 5.692 6.977 6.655
người)

Tỷ lệ công nhân tham gia (%) 3,2 41,5 45,3 50,0 55,3

Số vụ bãi công 810 683 913 651

Số thành viên tham gia (1000 635 295 2605 1240


người)
Bảng 1: Sự phát triển của liên đoàn lao động 1945 – 1949
Nguồn: Bộ lao động, Sendo Rosdos Keizai Shi (Lịch sử kinh tế lao động sau chiến tranh)

25
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Năm Đấu tranh không nghỉ việc làm Đấu tranh nghỉ việc làm

Số Số người tham gia (1000 Số Số người tham gia (1000


vụ người) vụ người)

1946 810 635 702 517

1947 683 295 464 219

1948 913 2.605 744 2.304

1949 651 1.240 554 1.122

1950 763 1.027 584 763

1951 670 1386 576 1.163

Bảng 2: Số vụ đấu tranh và số người tham gia


Nguồn: “Tổng kết lao động” – Bộ phận sản xuất Nhật Bản năm 1975. Theo “Điều chỉnh hoạt động hàng ngày
của Liên đoàn”

Tuy nhiên, trước sức đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của những người lao động, giới cầm
quyền cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp hành chính nhằm quản lý chặt chẽ hơn những người
lao động. Sau cuộc bãi công ngày 1 tháng 2 năm 1947, Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng đồng
minh đã tước bỏ quyền bãi công của các viên chức chính phủ, thực hiện sa thải hàng loạt trong
đó điển hình nhất là vụ sa thải 100.000 công nhân viên thuộc Công ty xe lửa quốc gia Nhật Bản.
Trong khu vực sản xuất tư nhân, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng,
điện lực, than, máy điện, ô tô... giới chủ đã tiến hành hợp lý hoá sản xuất đồng thời thực hiện
việc điều chính lại nhân sự. Những người thuộc phải cánh tả bị sa thải. Phong trào dân chủ hoá
vừa đẩy lên ở Nhật Bản đã bị hạn chế nghiêm ngặt.

6.3. Đánh giá:

6.3.1. Tích cực :

Cuộc cải cách xã hội trong những năm 1945-1951 đã xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và những
tàn dư phong kiến, xây dựng nền tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo đà cho Nhật
Bản phát triển. Các cuộc cải cách chính trị đã đi trước một bước tạo tiền đề cho cải cách, làm
trong sạch bộ máy chính trị, chuyển toàn bộ bộ máy chính trị phục vụ chiến tranh sang phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế. Nó đã tạo ra giá trị mới trong nền chính trị Nhật Bản - thổi một
làn gió mới tự do dân chủ trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho Nhật Bản bước vào kỷ nguyên
tăng trưởng kinh tế.
26
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Công đoàn công ty và cải cách quan hệ lao động giữa giới chủ và công nhân đã góp phần tạo
ra năng suất lao động cao cũng như khả năng cạnh tranh chuẩn bị tiền đề cho sự tăng trưởng
kinh tế nhanh vào cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60. Việc làm ổn định, lương theo thâm niên
và công đoàn công ty cũng như quan hệ chủ thợ ở Nhật Bản có sự kết hợp với chủ nghĩa truyền
thống lao động có tính chất gia đình. Nhưng không phải là những điều kiện có sẵn sau chiến
tranh mà chính là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài giữa công nhân và giới chủ sau Chiến
tranh Thế giới thứ II tạo ra.

Công cuộc cải cách này đã đưa nước Nhật trở lại với cộng đồng các quốc gia phát triển trên
thế giới từ đống tro tàn của chiến tranh. Nó đã biến đổi cơ bản Nhật Bản từ một nước “quân
chủ”, “hiếu chiến”, xâm lược sang một nước Nhật “dân chủ”, “hoà bình” và hữu nghị với các
dân tộc. [14] Nhờ đó, người dân Nhật Bản đã không chỉ gây dựng được lòng tin đối với cộng
đồng thế giới và khu vực, mà còn có cơ hội để có những đóng góp thiết thực vào hoà bình, tiến
bộ và phồn vinh của nhân loại.

Những thành quả và tác động của cuộc cải cách đã góp phần vào việc tạo những nhân tố mới
góp phần vào việc xây dựng và củng cố một nền chính trị xã hội ổn định trong một thời gian
dài sau đó. Những tác động trực tiếp, gián tiếp của cải cách dân chủ đặc biệt là cải cách giáo
dục góp phần đào tạo một thế hệ con người mới sau chiến tranh - thế hệ mới này vừa có trình
độ học vấn cao, năng động sáng tạo nhưng vẫn giữ nguyên vẹn giá trị đạo đức và những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Nhật Bản. Thấm nhuần những bài học quá khứ lịch sử của ông cha,
thế hệ con người mới này mang tư tưởng hòa bình, dân chủ và phát triển kinh tế. Đây là tài sản
quý giá nhất của Nhật Bản, cung cấp cho nước này một lực lượng lao động tốt phục vụ cho sự
phát triển đất nước.

6.3.2. Hạn chế:

Hạn chế lớn nhất của công cuộc cải cách xã hội Nhật Bản là đã dựa dẫm quá nhiều các nước
Đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Các chỉ thị, khuyến cáo, chính sách quan trọng đều do SCAP ban
bố, có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của Nhật Bản. MacArthur giữ vai trò lớn trong
việc vạch chính sách có ảnh hưởng sự thắng lợi công cuộc cải cách này. Trong quá trình thực
hiện công cải cách, chính phủ Nhật Bản đã lợi dụng áp lực của Mỹ để loại bỏ những tàn dư
phong kiến và quân phiệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, tạo điều kiện để phát
triển đất nước.

Chương 7: Sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản:


Tháng 12 năm 1949, sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sau đó là sự bùng
nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên tháng 06 năm 1950 đã dẫn đến những thay đổi hết sức quan
trọng trong cách đánh giá và nhìn nhận vai trò của Nhật Bản trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nền kinh tế của Nhật Bản đã có những thay đổi
căn bản, hay nói đúng hơn, đây là một cú hích quan trọng góp phần quyết định sự thay đổi đáng
kể nền kinh tế của Nhật Bản sau này.

27
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Sơ lược về Chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo
Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội
chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò
nòng cốt là Hoa Kỳ). Chiến tranh bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950. Từ đầu thế kỷ 20, bán
đảo Triều Tiên là một thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, bán đảo
này bị chia cắt ở vĩ tuyến 38° Bắc thành hai vùng tập kết quân sự theo thỏa thuận của Đồng
Minh. Liên Xô quản lý nửa phía Bắc trong khi Hoa Kỳ quản lý nửa phía Nam, từ đó thành lập
hai nước Đại Hàn dân quốc ở miền Nam Triều Tiên và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
tại miền Bắc. Đến năm 1950, hai quốc gia này bắt đầu gây chiến với nhau. Trận chiến này là hệ
quả của chiến tranh Lạnh, những mâu thuẫn – xung đột liên Triều cùng sự phân cực của thế
giới sau Thế chiến. [15]

Ảnh 12: Bản đồ các quốc gia


Nam/Bắc Triều Tiên, Nhật
Bản (vĩ tuyến 38)

Từ đó Liên Hợp Quốc (LHQ) cho phép Mĩ mang quân sang giúp đỡ Nam Triều Tiên. Do nằm
ở vị trí chiến lược phía bắc Thái Bình Dương, án ngữ con đường hướng về phía đông của Trung
Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, quần đảo Nhật Bản đã mau chóng trở thành căn cứ quân sự của Mĩ.
Mà về lâu dài Mĩ còn muốn dùng địa bàn Nhật Bản để có thể tiến sâu xuống khu vực Đông
Nam Á nữa nên: ”Hoa Kỳ bắt đầu xem sức mạnh kỹ nghệ và quân sự của Nhật Bản là một hậu
thuẫn đáng kể cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Bởi thế, đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản
trước đó không lâu là kẻ thù số một, trong chốc lát đã trở thành người đồng minh chủ yếu.” [16]
Thật không ngoa khi nói rằng, chiến tranh Triều Tiên chính là “Ngọn gió thần” thổi vào nền
kinh tế Nhật Bản.

7.1. Về kinh tế:

SCAP bắt đầu xem xét lại một số chính sách kinh tế như chủ trương giải thể các zaibatsu mà
để cho chúng tái lập thành những tập đoàn tư bản tài chính lớn nắm giữ những ngành kinh tế
then chốt và dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.

7.2. Về xã hội:

Các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao động trước đây được
coi như là biểu hiện quá trình dân chủ hóa và sự tiến bộ xã hội đã bị từng bước hạn chế thậm
chí bị coi là những biểu hiện của khuynh hướng chính trị đối lập mang tính chất nguy hiểm gây
nên tình trạng bất ổn của xã hội.

28
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

7.3. Trong nước:

Để phục vụ cho chiến tranh Triều Tiên, Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng hóa, vũ khí và nhu yếu
phẩm. Nhằm tranh thủ cơ hội phát triển và đáp ứng nhu cầu của Mỹ, chính phủ và giới chủ tư
bản Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị, đổi mới kỹ thuật và đặc biệt là hỗ
trợ cho bốn ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp than, luyện kim, điện lực và đóng tàu.

Ảnh 13: 04 ngành công nghiệp chủ chốt

Từ đó, kinh tế Nhật Bản đã có những tăng trưởng hết sức mau chóng:

Nếu lấy năm 1950 là năm chiến tranh Triều Tiên bùng nổ làm mốc để so sánh thì mức thu
nhập quốc dân năm 1953 đã tăng lên khoảng 30% còn tiền lương thực tế đã tăng từ 35% đến
45%. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở các giai đoạn sau.

Đến năm 1951, Nhật Bản đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh (1934-1936). Từ
năm 1951, Nhật bản đã xác định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của một thời kì mới trên
cơ sở các cuộc cải cách do lực lượng chiếm đóng đặt ra đồng thời chủ động đề ra những chính
sách hữu hiệu nhằm đẩy mạnh quá trình tích lũy nguồn vốn và sử dụng tiềm lực kinh tế nước
ngoài (Mỹ) để nâng cao sức phát triển và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhờ có hậu thuẫn của Mỹ, từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng của nền kinh
tế kéo dài đến năm 1973.

7.4. Quan hệ quốc tế:

Nhật Bản không chỉ là căn cứ quân sự mà còn là nước cung cấp nguồn hậu cần quan trọng
cho quân đội Mỹ. Sau một thời kỳ phục hưng kinh tế, các ngành sản xuất của Nhật Bản cũng
đã có đủ những điều kiện cần thiết để sản xuất các nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh như vũ
khí, trang phục và nhiều thiết bị dịch vụ khác.

29
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Trong 4 năm (1950-1954) đơn đặt hàng của Mỹ dành cho các công ty Nhật Bản đã đạt trị giá
4 tỷ đô la. Như vậy, cùng với hơn 2 tỷ đô la mà Mỹ đã đưa vào Nhật Bản trước năm 1951 để
hỗ trợ cho nền kinh tế nước này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mức độ đầu tư của Mỹ
vào Nhật Bản là rất lớn.

Các khoản thu ngoại tệ từ các đơn đặt hàng của Mỹ tương đương với 60-70% tổng giá trị xuất
khẩu đã góp phần hết sức quan trọng nâng cán cân thanh toán của Nhật Bản lên chỉ số dương
trong một thời gian ngắn. Nhật Bản đã có thể nhập khẩu một lượng hàng hóa, nguyên liệu đạt
giá trị khoảng 2 tỷ USD mỗi năm, tức là tăng hơn gấp 2 lần so với trước chiến tranh Triều Tiên
diễn ra mà không phải chú ý giữ mức cân bằng ngân sách như nguyên tắc đã đề ra trong kế
hoạch của J. Dodge. Nguồn nguyên, nhiên liệu và hàng hoá nhập về đã thúc đẩy các ngành kinh
tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng nhảy vọt. Có thể nói, các đơn đặt hàng ưu đãi của chính
phủ Mỹ đã đem lại sự hồi sinh cho kinh tế Nhật Bản.

Với mục tiêu biến Nhật Bản thành đồng minh số một ở châu Á, chính sách mới của Mỹ không
chỉ dừng lại ở việc thay đổi biện pháp kinh tế có lợi hơn cho Nhật Bản mà còn chủ trương tiến
tới chấm dứt sự chiếm đóng trực tiếp trên lãnh thổ nước này.

Tháng 10 năm 1948, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã bí mật thông qua Nghị quyết Số NSC
13/2 mà nội dung chủ yếu của nó là tạm thời vẫn tiếp tục chiếm đóng Nhật Bản, Okinawa và
các căn cứ quân sự khác sẽ được giữ lại do sự cần thiết về quân sự, quyền lực của SCAP sẽ
được chuyển giao cho Nhật Bản và địa vị của chính phủ Nhật Bản sẽ được tăng cường. Hơn
nữa, những kiềm chế đối với sự phục hồi kinh tế sẽ được bãi bỏ càng nhiều càng tốt và quả
trình phục hồi sẽ được đẩy mạnh. [17]

Dưới sự bảo trợ của Mỹ, “Hiệp ước hoà bình San Francisco" đã được ký kết vào tháng 9 năm
1951 và cho đến tháng 4 năm 1952 việc chiếm đóng của cái gọi là “Quân đội các lực lượng
Đồng minh" trên lãnh thổ Nhật Bản đã chính thức kết thúc.

Lời nói đầu của hiệp ước ghi rõ: “Nhật Bản không có những phương tiện có hiệu quả để tự
bảo vệ vì Nhật Bản đã bị giải giáp... Vì vậy, Nhật Bản mong muốn có một hiệp ước an ninh với
Mỹ để bảo đảm cho nền an ninh của mình”. Theo hiệp ước, Nhật Bản thoả thuận dành cho Mỹ
quyền duy trì các lực lượng hải, lục, không quân và hoạt động của các lực lượng đó trên lãnh
thổ Nhật Bản. Những lực lượng đó có thể huy động vào việc “duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế ở Viễn Đông, bảo vệ an ninh của Nhật chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài, giúp Nhật
Bản dập tắt những cuộc bạo động và những rối loạn trong nước Nhật do sự xúi giục hay do sự
can thiệp của một hay nhiều nước ngoài gây ra. Hiệp ước có giá trị trong 10 năm.”

Nhằm bảo đảm và tăng cường an ninh cho Nhật Bản, theo chỉ thị của MacArthur một lực
lượng Cảnh sát dự bị đội (Keisatsu yobitai) gồm 75.000 người đã được thành lập. Trên thực tế,
đây là các lực lượng quân đội được phiên chế và trang bị những phương tiện chiến tranh hiện
đại như máy bay, xe tăng, chiến hạm... Từng bước, theo những diễn biến chính trị phức tạp
trong khu vực và tình hình căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh năm 1952 lực lượng Cảnh sát
dự bị đội đã được đổi thành Lực lượng bảo an (Ho'antai) và đến năm 1954 lại được nâng lên
thành Cục phòng vệ (Ji'eitai). Sự xuất hiện của Cục phòng vệ trên thực tế đã phá vỡ những
nguyên tắc căn bản đã được quy định rõ trong bản Hiến pháp ban hành năm 1947.

Nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản, ngày 19-1-1960, chính
phủ Mỹ lại ký tiếp “Hiệp ước về hợp tác và an ninh” với Nhật Bản nhằm bổ sung và thay thế
Hiệp ước San Francisco. Đến năm 1970, hai bên lại ký kết thoả thuận kéo dài vĩnh viễn nội
dung hiệp ước này.

30
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Chương 8: Nguyên nhân, kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm:

8.1. Nguyên nhân thành công của cuộc cải cách:

8.1.1. Nguyên nhân khách quan:

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật (KHKT) chung của toàn thế giới.

- Điều kiện lịch sử thuận lợi: “Ngọn gió thần” Chiến tranh Triều Tiên, ngoài ra còn nhờ vào sự
thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

8.1.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công
nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử,…

- Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KHKT để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá
thành hàng hóa.

- Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

- Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân
dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều
hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

8.2. Kết quả cuộc cải cách:

Tạo được những cơ sở quan trọng để Nhật Bản có thể phục hồi nhanh chóng nền kinh tế sau
chiến tranh. Đến năm 1951 - 1952, Nhật Bản đã thực sự kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế,
mức sản xuất lúc này đạt ngang mức sản xuất trước chiến tranh (1934 - 1936). Công cuộc cải
cách dân chủ trong những năm đầu sau chiến tranh đã xoá bỏ những tàn dư phong kiến, xây
dựng nền tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và tạo đà cho Nhật Bản phát triển. Công
cuộc cải cách này thật sự là một bước ngoặt trong lịch sử Nhật Bản, đưa Nhật Bản sang một
giai đoạn phát triển mới về mọi mặt.

Góp phần tái lập lại tình trạng phát triển bình thường của xã hội và kinh tế Nhật Bản từ một
xã hội mất dân chủ, quân phiệt, một nền kinh tế bị quân sự hoá cao độ và lấy chiến tranh làm
phương tiện phát triển đất nước, sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một xã hội dân
chủ, hoà bình, lấy người tiêu dùng làm đối tượng phục vụ, và lấy hợp tác, cạnh tranh, và phát
triển kinh tế và khoa học làm phương tiện phát triển đất nước. [7]

31
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

8.3. Hạn chế cuộc cải cách:

- Chưa thực sự mang lại lợi ích hoàn toàn cho những người lao động.

- Các thế lực phát xít vẫn chưa được thanh trừng triệt để.

- Việc giải tán các zaibatsu vẫn chưa được thực hiện triệt để như chính sách ban đầu.

- Phong trào lao động vẫn bị gây khó dễ và ngăn chặn.

- Công cuộc cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế, ở Nhật Bản sau chiến tranh bị chững
lại, thậm chí ít nhiều bị chệch hướng so với mục tiêu ban đầu do Lực lượng đồng minh đề ra,
và kết quả của nó đã bị hạn chế.

- Mất cân đối trong nền kinh tế.

- Khó khăn về nguyên vật liệu sản xuất.

- Sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ.

8.4. Bài học kinh nghiệm:

Đối với một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, lại vừa bị đè nặng bởi những tàn dư
của xã hội cũ kìm hãm sự năng động và sáng tạo, sẽ không thể phát triển được nếu không có
những cải cách căn bản nhằm loại bỏ hoàn toàn những tàn dư cũ, trì trệ và bảo thủ, chuyển hẳn
sang một xã hội dân chủ và cạnh tranh trong hoà bình, một nền kinh tế mới theo hướng thị
trường mở, tạo điều kiện cho mọi khả năng sáng tạo có môi trường tốt để nảy sinh và phát triển.

Những cải cách căn bản, đụng chạm đến nền tảng, những vấn đề thuộc chiều sâu của xã hội,
của nền kinh tế, sẽ không thể thực hiện được nếu không có những sức ép mạnh, từ bản thân nội
tại của xã hội và nền kinh tế đó, cũng như từ những sức ép quyết liệt như từ bên ngoài. Đôi khi,
những sức ép từ bên ngoài có vai trò quyết định hơn cả sức ép trong nước.

Những cải cách căn bản đó cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia, phải đáp ứng
được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông đảo dân chúng. Đồng thời, những
cải cách đó về cơ bản phải phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại đó là: dân chủ, thị
trường, mở cửa và phát triển trong hòa bình. Nếu được như vậy thì các cải cách đó mới huy
động được sự đóng góp của mọi nguồn lực từ mọi hướng để thành công.

KẾT LUẬN:
Các cuộc cải cách dân chủ Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 đã tạo ra những biến đổi to lớn
trong nền kinh tế, chính trị, đời sống xã hội của Nhật Bản. Về cơ bản, chúng đã thành công, phá
tan và ngăn chặn được sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt, loại bỏ được về những tàn dư còn
rơi rớt lại của chủ nghĩa phong kiến, tạo ra một xã hội dân chủ và hoà bình, tái lập và mở rộng
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản, mở ra và tạo đà cho một hướng phát triển
mới đầy triển vọng sau này cho một nước Nhật hiện đại.

32
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] “Ác Mộng Của Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2”, Nhân Việt Group,
20/11/2020.
Link: https://nhanvietgroup.com.vn/ac-mong-cua-nhat-ban-trong-chien-tranh-the-gioi-thu-2/

[2] Nguyễn Nam Trân, “GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHẬT BẢN”, Chim Việt Cành Nam.
Link:
http://chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/GiaoTrinhLSNhatBan/NNT_GTLichSuNB_4_
ch06.htm

[3] Nguyễn Quốc Hùng, “Lịch sử Nhật Bản”.

[4] Nguyễn Hải Hoành, “MacArthur: Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai”, Nghiên cứu quốc
tế, 02/04/2018.
Link: https://nghiencuuquocte.org/2018/04/02/macarthur-nguoi-mo-cua-nuoc-nhat-lan-thu-
hai/

[5] Nguyễn Văn Kim, “Nhật Bản với châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh
tế - xã hội”, 2003.

[6] Lưu Ngọc Trịnh, “Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời tương lai nào cho nền kinh tế Nhật
Bản”, 2004.

[7] Hisao Nakamori, “Thành công của Nhật Bản - những bài học về sự phát triển kinh tế”,
1994.

[8] PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa, “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC CẢI CÁCH DÂN CHỦ
1945 – 1951 ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN SAU
ĐÓ”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, 19/2/2014.
Link: http://www.inas.gov.vn/625-tac-dong-cua-cac-cuoc-cai-cach-dan-chu-1945-1951-doi-
voi-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-cua-nhat-ban-giai-doan-sau-do.html

[9] Phạm Hưng Long - Nguyễn Như Diệm - Vũ Quốc Ca, “Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ II”, 1992.

[10] Andray. Grat, “Ruộng đất và nông dân Nhật Bản”, 1957, trang 32.

[11] Hoàng Thị Minh Hoa, “Cải cách dân chủ Nhật Bản trong những năm 1945-1951”, 1999,
trang 52.

[12] Hoàng Thị Minh Hoa, “Thông báo Khoa học & Giáo dục”, Số 10/1995, trang 25.

[13] Khả Lạc, “Chính đảng Nhật Bản gồm những đảng phái nào?”, Kilala, 04/11/2020.
Link: https://kilala.vn/van-hoa-nhat/chinh-dang-nhat-ban-gom-nhung-dang-phai-nao.html

[14] Ngô Thị Lan Anh, “Cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau Thế chiến thứ Hai và vai
trò của Mỹ.”, 2011.
Link: https://123docz.net//document/955429-cai-cach-kinh-te-xa-hoi-cua-nhat-ban-sau-chien-
tranh-the-gioi-thu-hai-va-vai-tro-cua-mi.htm

33
NHÓM 16 – LỊCH SỬ NHẬT BẢN

[15] “North Korea enters 'state of war' with South”, BBC News. ngày 30 tháng 3 năm 2013.

[16] Vĩnh Sính, “Nhật Bản cận đại”, Văn hóa Tùng thư, 1990, trang 258.

[17] Nakamura Takafusa, “Những bài giảng và lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại”, 1998, trang
230.

~~~HẾT~~~

34

You might also like