You are on page 1of 4

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG)

1. Tổng quan
1.1. Phân ngành
Sản xuất và thương mại (Văn phòng phẩm)

Có thể thấy, TLG hoạt động thuần về sản xuất và thương mại với sự đóng góp chủ yếu từ
2 nguồn:
 Doanh thu bán thành phẩm: Nguồn doanh thu đến từ hoạt động sản xuất các loại
mặt hàng về văn phòng phẩm và phân phối cho các đại lý bán cho khách hàng.
Các sản phẩm với các thương hiệu phổ biến như:   .
 Doanh thu bán hàng hóa: Nguồn doanh thu đến từ hoạt động phân phối nguồn
hàng, thu mua sản phẩm sau đó bán lại cho khách hàng.
1.2. Công ty thành viên
Công ty thành viên Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH SX – TM Sản xuất: các loại văn phòng phẩm và các chủng
Thiên Long Long Thành loại bút viết
Công ty TNHH SX – TM Nam Sản xuất: các loại văn phòng phẩm và các chủng
Thiên Long loại bút viết
Công ty TNHH MTV TM – Thương mại và dịch vụ: Bán hàng và chăm sóc
DV Thiên Long Hoàn Cầu khách hàng tại Việt Nam
Công ty FlexOffice. LTD Thương mại và dịch vụ: Bán hàng và chăm sóc
khách hàng tại Singapore
Hệ thống các Công ty Tân Lực  Bán hàng trực tiếp cho các doanh nghiệp (B2B),
E-commerce và bán sản phẩm quảng cáo.
 Phân phối sản phẩm tại Việt Nam cho các đối
tác nước ngoài bao gồm kinh doanh ngoài ngành
nhưng có biên lợi nhuận cao.
2. Luận điểm đầu tư
2.1. Doanh thu phục hồi ấn tượng
Trong 9T 2022, TLG ghi nhận doanh thu thuần (DTT) hợp nhất đạt hơn 2,7 nghìn tỷ
đồng, tăng trưởng 48% so với cùng kỳ năm 2021. LNST đạt 404 tỷ đồng, tăng trưởng
125%. Như vậy, Tập đoàn đã hoàn thành 86% kế hoạch DTT cả năm 2022 và vượt kế
hoạch LNST là 44%:
Tính riêng Q3 2022, Công ty đạt mức doanh thu 899 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng
kỳ. LNST đạt hơn 103 tỷ so với con số khiêm tốn gần 3,7 tỷ đồng trong Q3 2021.
Thị trường xuất khẩu tiếp tục đem lại những kết quả tích cực trong đó doanh thu tăng
trưởng 61% so với cùng kỳ đạt 667 tỷ, đóng góp 24% vào tổng doanh thu của Tập đoàn
trong 9T 2022 (Q3 2022 tăng gấp đôi so với Q3 2021).
Biên lãi gộp đạt 43,9% và biên lãi thuần đạt hơn 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái lần
lượt là 41,0% và 9,5%.
Nhìn lại 9T 2022, TLG đã có sự chuyển mình tích cực về doanh thu. Một phần lý do đến
từ sự phục hồi của nền Kinh tế hậu Covid19. Học sinh - sinh viên đã đi học trở lại, nhân
viên quay trở lại văn phòng, mùa vụ kinh doanh của TLG cũng quay trở lại quỹ đạo cũ
với cao điểm bán hàng cho các Nhà phân phối vào Q2 và đầu Q3.
Hơn nữa trong năm 2022, TLG cũng đã có những bước đổi mới để phát triển sản xuất
kinh doanh trong đó có cơ cấu lại các Công ty Thương mại, kênh bán hàng, khai thác
những ngành nghề mới từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, doanh thu 9T 2022
vượt 21% so với doanh thu cùng kỳ năm 2019, thời kỳ trước Covid19.
2.2. Tính độc quyền trong sản phẩm tại thị trường nội địa
Có mặt tại thị trường từ năm 1981, các sản phẩm của TLG trong đó nổi bật nhất là bút bi
đã trở thành thương hiệu khó thay thế trên thị trường Việt Nam.
Khác với các thương hiệu khác khi mới gia nhập ngành văn phòng phẩm, họ chú trọng
vào mô hình B2C. TLG với thế mạnh tồn tại lâu dài, kể từ khi niêm yết trên sàn chứng
khoán TPHCM, tập đoàn đã 3 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2010, 2012 và 2014, từ
mức vốn điều lệ 120 tỷ đồng, tăng lên gần 268 tỷ đồng.
Nhờ vốn cổ đông, từ năm 2010, Thiên Long đã bắt đầu phát triển các kênh bán hàng hiện
đại, bao gồm mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và thương mại điện tử. Các
nỗ lực này nằm trong chiến lược phát triển quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng, do hai
công ty con Tân Lực phụ trách, gồm Tân Lực Miền Nam và Tân Lực Miền Bắc.

TLG

Thương mại
Nhà phân phối B2B
điện tử

Các điểm bán lẻ


Nhà sách Siêu thị
trực thuộc TLG
Các kênh truyền thống

Tiệm tạp hóa,


Cửa hàng tiện
văn phòng Trường học
lợi
phẩm tư nhân
Các kênh hiện đại

Doanh nghiệp

Chiến lược B2B của Thiên Long chia ra với 2 đối tượng: Nhà sách - siêu thị và Trường
học – các doanh nghiệp.
Bằng việc thay đổi mô hình kinh doanh, các sản phẩm của TLG trở nên khó bị thay thế
hơn các thương hiệu khác, khi vốn đã có đặc trưng thương hiệu trong người tiêu dùng,
nay lại còn có thêm ở khối B2B, khiến cho thương hiệu TLG kinh doanh khó bị thay thế
hơn
2.3. Hoạt động kinh doanh hiệu quả sau tái cấu trúc Tập đoàn
Đối với trong nước, TLG đã thực hiện nhiều chiến dịch tái định vị cho hầu hết các
thương hiệu (ColorKit, Thiên Long, Bizner,..) và mang về hiệu quả rất tích cực trong năm
2022. TLG cho biết đã nâng cấp các thương hiệu sản phẩm bút viết lên các dòng sản
phẩm cao cấp hơn, về cả thiết kế lẫn chất lượng nét chữ, giúp giá bán tốt hơn. Chúng tôi
cho rằng mặc dù áp lực lạm phát tăng cao, việc tăng chi tiêu từ 2,000-3,000 đồng cho 1
cây bút lên 7,000-10,000 cho 1 cây bút có mẫu mã và nét chữ đẹp hơn đã không làm
người tiêu dùng e dè. Điều này một phần đến từ thay đổi xu hướng tiêu dùng của người
Việt trẻ hiện nay.
Mảng văn phòng phẩm cũng được áp dụng chiến lược tương tự. Kết quả 6T/2022 khá tích
cực với doanh thu mảng bút viết và văn phòng phẩm ước tính đạt lần lượt 771 tỷ đồng và
659 tỷ đồng, đều tăng 31.7% YoY.
Đối với xuất khẩu, TLG cho biết sẽ tập trung hơn vào mảng văn phòng phẩm, cơ cấu
xuất khẩu gồm 50% hàng thương hiệu của Thiên Long và 50% gia công (OEM) cho các
đối tác. Động lực tăng trưởng kênh xuất khẩu đến từ:
1) Giá rẻ hơn các đối thủ trong khu vực, TLG cho biết doanh nghiệp có lợi thế về chi phí
sản xuất/1 sản phẩm là rất thấp so với các đối thủ;
2) mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác, bên cạnh các thị trường chủ lực
hiện nay là Đông Nam Á (Phillipines, Malaysia, Campuchia,..);
3) OEM sản phẩm cho đối tác nước ngoài tăng lên nhờ lợi thế về chi phí sản xuất thấp và
tự chủ nguyên vật liệu (trừ đầu bút và hạt nhựa). Trong 8T/2022, doanh thu xuất khẩu đạt
600 tỷ đồng (+58% YoY), tăng trưởng mạnh so với doanh thu nội địa, đạt 1,900 tỷ đồng
(+45% YoY).
2.4. Dự án mở rộng nhà máy Thiên Long Long Thành, vận hành vào năm 2023
Dự án mở rộng nhà máy Thiên Long Long Thành đã được khởi công xây dựng từ giữa
tháng 3/2022. Khu vực mở rộng có kết cấu 5 tầng cùng các công trình phụ trợ với tổng
diện tích xây dựng khoảng 10,000m2, giá trị đầu tư khoảng 230 tỷ đồng, tổng diện tích
của nhà máy Thiên Long Long Thành được nâng lên 28,450m2.
Nhà máy sẽ tập trung vào các sản phẩm OEM, keo dính và các dòng sản phẩm mới có
thiết kế bắt mắt. Tổng diện tích nhà máy là 5 tầng trong đó 3 tầng cho các đơn hàng, còn
lại 2 tầng dự phòng để TLG mở rộng công suất cho các đơn hàng OEM lớn hơn trong
tương lai. Với công suất mở rộng này, TLG kì vọng có thể đảm bảo đủ năng lực sản xuất
và tăng trưởng đến năm 2027.
Theo ước tính, nhà máy mới sẽ giúp TLG gia tăng công suất hiện tại thêm 25% và có thể
giúp doanh thu TLG có thể tăng thêm khoảng 20-30%. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng doanh
thu và lợi nhuận TLG sẽ nhảy lên mức nền cao mới từ 2023.
3. Phân tích kỹ thuật
4. Chiến lược đầu tư

You might also like