You are on page 1of 4

Thanh Hải là nhà thơ gắn bó cả cuộc đời mình với cách mạng.

Ông trưởng thành


trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Nhà thơ xứ Huế luôn lạc
quan, yêu đời và giữ trong mình tinh thần được cống hiến và góp sức mình vào
công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ
tiêu biểu nhất của ông, là tiếng lòng của nhà thơ trong những ngày cuối đời trên
giường bệnh, khát khao được hòa mình vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới
của cả nước sau thống nhất. Ba khổ thơ cuối đã thể hiện rõ tinh thần ấy của tác
giả.
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Từ cảm xúc say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời xứ Huế vào
xuân, từ niềm tự hào và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, Thanh Hải
đã có những lời ước nguyện thật thiết tha, xúc động. Đó là ước nguyện hòa nhập
vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời chung. Nguyện ước thật cao
cả nhưng lại được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh vô cùng giản dị
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Với phép liệt kê, những hình ảnh thiên nhiên đẹp lần lượt xuất hiện đã thể hiện
khát vọng chân thành, cháy bỏng của nhà thơ. Không mơ ước điều gì to tát, nhà
thơ chỉ ước được làm “một con chim hót”, cất lên tiếng ca lảnh lót, góp phần làm
cho mùa xuân quê hương thêm rạo rực, sống động. Nhà thơ nguyện làm “một
nhành hoa” nhỏ bé, trằng trong tô điểm thêm cho hương sắc của mùa xuân đất
nước. Thế rồi, không mơ làm 1 nốt nhạc cao vút trong bản hòa ca của dân tộc,
nhà thơ khiêm nhường là 1 nốt trầm. Chỉ 1 nốt trầm thôi nhưng cũng đủ làm xao
xuyến làm người. Cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm là những gì đẹp nhất, tinh
túy nhất của cuộc đời mà nhà thơ góp vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Và như
thế, những hình ảnh này không chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà là những hình ảnh
ẩn dụ tượng trưng cho những gì đẹp nhất, cao quý nhất mà Thanh Hải dâng tặng
cho cuộc đời. Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống
hiến đơn sơ, bình dị nhưng không kém phần da diết của nhà thơ. Nếu như ở khổ
đầu khi thể hiện khát khao giao hòa với thiên nhiên, nhà thơ xưng “tôi” thì đến
đây, khi nói đến khát khao tận hiến, nhà thơ lại xưng “ta”, vừa là số ít, vừa là số
nhiều. Lời thơ như vừa bộc bạch nỗi niềm riêng của nhà thơ, vừa như nói hộ tâm
tư, tình cảm của biết bao người, đó là sự gặp gỡ giữa cái chung và cái riêng. Ước
nguyện của mỗi con người đã hào vào dòng chảy của muôn người, cũng là thông
điệp tha thiết của nhà thơ: Mỗi chúng ta hãy cống hiến 1 phần công sức nhỏ bé
của mình cho đất nước. Đặc biệt ở khổ thơ này có sự đối ứng chặt chẽ ở hình ảnh
“con chim, cành hoa”, với hình ảnh mở đầu bài thơ qua sự đối ứng này, phải
chăng nhà thơ muốn khẳng định: Ước nguyện cống hiến cho cuộc đời giống như
1 lẽ tự nhiên, tất yếu trong cuộc sống. Giống như con chim sinh ra phải cất cao
tiếng hót, bông hoa phải tỏa sắc, tỏa hương cho đời và đã làm nốt nhạc thì dù là
nốt trầm thôi nhưng cũng phải ngân nga mà làm xao xuyến lòng người. Từ khát
vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những
câu thơ tiếp theo:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người
đều có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô
hương thêm sắc cho quê hương đất nước. Từ láy nho nhỏ thể hiện ước muốn,
khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ, đồng thời gợi về những gì đẹp đẽ,
tinh túy nhất của cuộc đời con người đế góp cho mùa xuân đất nước. Thế nhưng,
điều làm cho người đọc xúc động chính là sự khiêm nhường ấy đồng nghĩa với
“những hi sinh thầm lặng, lặng lẽ dâng cho đời.” Phép đảo ngữ ở tính từ lặng lẽ,
nhấn mạnh sự cống hiến trong âm thầm, không ồn ào, không phô trương của
Thanh Hải và của biết bao người. Đặc biệt là động từ “dâng” gói ghém bao tính
cảm trìu mến. Đó chính là sự cho đi 1 cách tự nguyện mà không mong chờ sự
đền đáp. Đây chính là lối sống cống hiến đẹp đẽ, vô tư, trong sáng nhất mà con
người còn hướng tới. Và sự hi sinh thầm lặng ấy là vô điều kiện, nó vượt qua mọi
thời gian, thời gian quy ước
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
“Tuổi 20” và “khi tóc bạc” là 2 hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Nó không những
chỉ 1 đời người mà còn chỉ mọi thế hệ, già cũng như trẻ, ai cũng có thể cống hiến
cho đời. Nhà thơ muốn quá trình cống hiến của mỗi người là bền bỉ từ lúc chúng
ta còn trẻ trung, đầy nhiệt huyết, hay khi đã chín chắn, tóc đã điểm sương. Điệp
ngữ “dù là” lặp lại như 1 lời hứa, lời khẳng định của nhà thơ: Sống là phải cống
hiến tuyệt đối. Ngay cả khi sắp trút hơi thở cuối cùng, nhà thơ vẫn khao khát
dâng hiến. Năm mươi tuổi đời của nhà thơ Thanh Hải thật xứng đáng là 1 mùa
xuân nho nhỏ hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc. Trong bài thơ “Không Đề” mà
ông viết tặng vợ mình trước khi mất vẫn đau đáu khát vọng được sống khiến cho
ta xúc động
Anh nằm mà ao ước
Trở lại với cuộc đời
Dù đi lại được thôi
Cùng vui em ngày tháng
Đó cũng là cách sống và cống hiền của anh thanh niên và những con người lao
động trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Đó cũng là lẽ sống mà nhà
thơ Tố Hữu thiết than gửi gắm trong “Một khúc ca xuân”
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Lẽ sống cao đẹp ấy cũng là lẽ sống của bao thế hệ đi trước mà mồ hôi, sương
máu đã thấm đẫm từng tấc đất quê hương. Họ đã “trả” nhiều hơn “vay”, “cho”
nhiều hơn “nhận”. Và ngày nay, ta nhớ đến những người chiến sĩ nơi đàu sóng
ngọn gió để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Và đặc biệt trong thời
điểm này, khi đất nước ta và thế giới đang đối mặt với dịch Covid 19 thì đó còn
là sự cống hiến, hi sinh của bao y bác sĩ, bộ đội, bao con người đang gồng mình
ngày đêm chống dịch, bao bàn tay chưng sức về vật chất và tinh thần để chia sẻ
những khó khắn vất vả của những người nơi tuyến đầu chống dịch. Vậy là lẽ
sống nhân văn này không chỉ của riêng Thanh Hải mà đã trở thành lẽ sống của
bao con người, bao thế hệ.
Trong dư âm của khát khao dâng hiến, bài thơ khép lại bằng những cảm xúc thiết
tha trong cảm hứng ngợi ca quê hương:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Câu
thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê
hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan
tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và
xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt".
Đó cũng chính là tiếng lòng tươi vui, trong trẻo của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên đất nước trước thềm xuân. Nhịp phách tiền rộn ràng kết thúc bài thơ
như bước chân rộn rã, tràn đầy niềm tin và hi vọng của dân tộc trên hành trình
mới. Bài thơ bắt đầu tự những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của xứ Huế. Kết
thúc bài thơ, tâm hồn tác giả lắng đọng trong những giai điệu của quê hương,
mới thấy xứ Huế gắn bó thân thuộc với Thanh Hải biết nhường nào! Đó là mảnh
đất đã hình thành trong ông cốt cách Huế, tâm hồn Huế và có thể nhà thơ cũng ý
thức được đó là mảnh đất nơi ông sẽ nằm xuống. Hòa trong không khí của mùa
xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả tô thắm thêm bằng một giọng Huế
rất riêng mà cũng rất xao xuyến. Tình yêu đời, yêu cuộc sống trỗi dậy thật mãnh
liệt trở thành khúc hát chân tình trong những dòng thơ cuối, cũng chính là âm
thanh của mùa xuân đất nước muôn đời trẻ trung, rộn ràng, xao xuyến lòng
người.
Với lời thơ năm chữ nhẹ nhàng, các biện pháp tu từ đặc sắc cùng các từ ngữ, hình
ảnh giàu giá trị gợi cảm. Ba khổ thơ trên đã thể hiện thật xúc động ước nguyện
dâng hiến chân thành của nhà thơ, muốn góp 1 mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân
lớn của đất nước, dân tộc. Đọc bài thơ, ta thấy được khát vọng cao đẹp, lẽ sống
cống hiến, hi sinh của 1 trái tim yêu thương tha thiết quê hương đất nước. Tiếng
lòng của TH cũng chính là tiếng lòng của triệu trái tim con người VN.

Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa
xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được Thanh Hải gửi gắm qua bài thơ
“mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua
đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu
lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi
lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một
“mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ
mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn
nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh
hằng.

You might also like