You are on page 1of 3

Hình tượng nhân vật trong truyện cổ dân gian

Anna Karenina và xã hội Nga đương thời

1.Đặt vấn đề

Thắng lợi huy hoàng của bộ anh hùng ca chiến tranh và hòa bình đã đưa tên tuổi của
L.Tônxtôi vang dội trên thế giới, nhất là Châu Âu năm 1873 tức là 4 năm sau khi xuất bản,
tác phẩm lại được in lần thứ ba với nhiều sửa đổi và bán hết nhanh chóng chưa từng thấy
so với bất kỳ cuốn sách nào cùng thời. Biết bao ngợi ca, quả là người đọc đã công nhận
tác phẩm vĩ đại ấy. Thắng lợi vang về trại ấp Poliana càng thôi thúc nhà văn tiếp tục sang
tác trở nên bình tĩnh hơn, hiền dịu và tin tưởng vào sức mạnh tài năng của mình, Tônxtôi
bước vào viết Anna Karenina (1873-1877). Sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết này đã đưa
nhà văn lên địa vị mới trên thi đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karenina lập tức được
xem là cuốn tiểu thuyết hay nhất của nhân loại. Bởi qua tác phẩm Tônxtôi đã cho chúng ta
thấy một tư tưởng tiếng bộ của ông thời bấy giờ, tư tưởng nhân dân.

2. Giải quyết vấn đề

a. Tônxtôi đã vạch trần phê phán bộ mặt xã hội Nga đương thời

Sau cuộc cải cách nông nô trên đất nước Nga, mọi thứ bị đảo lộn và chỉ mới đang đước
sắp xếp lại nhiều vấn đề sôi nổi cấp bách thôi thúc Tônxtôi cũng như giới văn nghệ hoạt
động tích cực. Một câu hỏi lớn của thời đại đặt ra gấy gắt “ Vận mệnh nước Nga trong
tương lai ra sao? Số phân nhân dân Nga sẽ ra sao?” vốn là một con người nhạy bén với
thời cuộc, Tônxtôi không thể thờ ơ đứng ngoài nhân dân. Qua tác phẩm Anna Karenina
đứng trên lập trường tư tưởng nhân dân Tônxtôi đã phê phán xã hội Nga đương thời với
những nhiễu dương, bệnh hoạn thối nát, bang hoại bởi sự toan tính của con người. Một xã
hội mà hầu như tất cả kỷ cương đều không đánh giá. Đó là bi kịch của người phụ nữ có vẻ
đẹp dịu dàng và thùy mị, vẻ đẹp mà ai đó đã từng gặp một lần không thể không ngắm nhìn-
Anna Karenina khi nàng vừa mới tuổi cập kê đã bị bà cô thu xếp gã chồng là một bá tước
đại thần Alechxây Karênin “Cô ta lấy một người hơn cô những hai mươi mấy tuổi , cô lấy
chồng không phải vì tình yêu hoặc không biết về tình yêu. Hãy coi đó là một sai lầm.” Thật
ra nỗi sai lầm ghê gớm đó không hẳn về vì khoảng cách tuổi tác giữa hai người cũng không
phải vì “khuôn mặt lạnh lùng” , “những nụ cười châm biếm quen thuộc” cùng “đôi mắt to
mệt mỏi đục lờ” và “bàn tay trắng nõn gân xanh, nhấp nhô mô hôi”cộng “thói quen chấp hai
bàn tay lại bẻ khúc cái khớp” qua “dáng đi cứng nhắc nặng nề với cái lung hơi gù” của bá
tước mà vì cung cách sống của ông ta không phù hợp với Anna. Sau những năm tháng
chung sống bên chồng, Anna đã có những cảm giác gượng gạo, bất mãn. Số phận Anna
phải dun dùi chăn gối một cách hợp phát với viên đại thần già cỗi tàn tạ này, con người mà
“đầu óc bao giờ cũng như một bảng báo cáo”, không hề hay biết đến tình yêu và cuôc sống
đối với Anna cái hương vị ngọt ngào tuổi trẻ đầy sức sống yêu thương, nàng chưa bao giờ
được mãn nguyện chon vùi sắc đẹp cùng khát vọng rạo rức bên cạnh lão bá tước, một con
người đê tiện và bỉx ổi, mà điều đó ngoài mình ra không ai hiểu và sau này cũng không ai
hiểu và chính mình cũng không thể nói ra được bi kịch của Anna “ người đàn bà trẻ trung”,
“có ánh sáng ma quỷ trong tâm hồn”, “cương quyết không dừng bước trước bất cứ cái gì
trên con đường tội lỗi của mình”, thức ra đã bắt đầu khi Anna chung sống với Karênin mơ
ước về một hạnh phúc chân chính, tình yêu. Dẫu biết rằng đó là tội lỗi, thổ thẹn những quy
luật của tình cảm sức mạnh ái tình làm chủ bản thân nàng. Từ đó Anna trở thành người vợ
ngoại tình.

Xã hội Nga lúc bấy giờ là xã hội quan lieu hản động, lỗi thời mà bá tước Karênin là đại
diện tiêu biểu. Hoàn toàn, bất lực trước cuộc sống “xưa nay lão chỉ sống và làm việc trong
giờ hành chính của mình”, tâm hồn cằn cõi cô đọc lẽ loi, không bầu bạn sống như một cái
máy, giã dối nhẫn tâm. Niềm vui duy nhất của lão là chăm lo công việc hành chính, củng
cố địa vị, thăng hoa tiến chức. Đầu óc lão rành mạch như bản báo cáo, nói năng theo thứ
tự từng điểm một là, hai là, ba là,... Con người trống rỗng ấy chỉ mong sau giữ được thể
diện của mình. Tám năm trời chăn gối với Anna, những hầu như lão chưa bao giờ cảm
thấy có người đàn bà trẻ đẹp, tràn đầy sức xuân cần có tình nghĩa nàng có thể yêu, miễn là
nàng giữ kín câu chuyện ngoại tình. Ngay cả lúc nàng ra đi chung sống với người tình, lão
vẫn có cảm tưởng mình như một con chó bị thương cần giấu kín vết thương này sao cho
cả bầy chó khỏi thừa cơ xông vào cắn xé...

Với Anna Karenina, Tônxtôi còn lên chân dung con người sống thủ đoạn, lợi dụng, ham
danh vọng mà Vrôn xki là nhân vật điển hình. Ở con người này “lòng tham danh vọng vẫn
là mơ ước của chàng từ thời thơ ấu và thời thanh niên. Một ước mơ chàng không thú nhận
với chính mình, những mãnh liệt đến nỗi giờ đây niềm say mê đó vẫn tranh chấp với tình
yêu”. Trong cuộc sống, Vrôn xki cho rằng chỉ có thể yên tâm ngẩng cao đầu trước thiên hạ
bằng cách đề ra những bộ luật gồm những nguyên tắc quy định chính xác tất cả những gì
nên làm và không nên làm. Người em háo danh taoh cho Vrônxki lối sống hào hớn có thể
hi sinh tất cả tình yêu, miễn là không xâm phạm đến tự do cá nhân mình. Lại là con người
giàu có tha hồ tiêu xài sao cho thỏa mãn dục vọng riêng tư, “mẹ Vrôn xki có tài sản riêng,
hàng năm ngoài số tiền hai hạn rưỡi rúp đã quy định, còn thêm người con trai hai vạn rúp
mà Vrôn xki tiêu nhẫn chóp đến đồng cuối cùng” khiến cho con người vốn phù phiếm càng
phù phiếm hơn.

b. Tônxtôi đã nói lên mối quan hệ giữa địa chủ tiến bộ với nông dân trên đất nước Nga

Găn chặt với câu chuyện ANNA_VRÔN XKI là chuyện Levin-Kiti là một chủ trai ấp, sức
khỏe trần trề giản dị hồn nhiên, Levin cùng nông dân say mê lao động, chăn nuôi, săn bắn
là hình tượng của một nhà tư tưởng, một nhà hoạt dộng trong đó tác giả muốn gửi gắm
tâm sự và lý tưởng của chính mình. Là ông chủ quản lý toàn bộ gia sản đồ sộ ba ngàn mẫu
ruộng bố mẹ để lại, Lêvin muốn xây dưng một con đường sống cho riêng mình và chung
cho cả mỗi người, chàng đang tìm tòi, đang thiết tha muốn cải tạo thế giới quanh mình dựa
trên cơ sở tình yêu chân chính-tình yêu đắm thắm hạnh phúc trong giá đình cần được hòa
chung vào tình thương yêu nhân loại giữa mọi người với nhau. Chính Kiti cũng nhận xét về
Lêvin: “hình như anh làm việc gì cũng say mê”. Quả vậy, niềm say mê của Lêvin được bắt
nguồn từ cái nhìn gắn bó với niềm yêu thương. Chàng đã nhìn thấy”cái thế giới huyền diệu”
trên sân băng, nơi đây Kiti “ huyền dịu, bình thản, trung thực đang hăm hở trượt, nhìn thấy
vẻ đẹp rực rỡ của mùa đông lúc chàng đang yêu Kiti say đắm mà chàng cũng đang yêu
chàng tha thiết. Trong những giây phút đó chàng nhìn thế giới mới mẻ và đẹp tươi lạ
thường “chàng xúc động nhất khi thấy mấy em nhỏ đi học, đàn bồ câu xám bay từ mái nhà
xuống vỉa hè và những chiếc bánh ngọt rắc bột mà một bàn tay vô hình nào đó đã bày ở
một cửa hàng. Bánh ngọt bồ câu và hai cậu bé họ điều là người, vật trên thiên giới... tất cả
hòa quyện vào nhau đẹp đẽ, lạ lùng khiến Lêvin vừa khó vừa cười sung sướng”.

3. Kết Luận

Và niềm sung sướng tràn ngập đến xúc động mãnh liệt nhất trong đời chàng được bốc
lộ qua đôi môi mỉm cười ôm hôn nàng Kiti khi làm lễ trao nhẫn ở nhà thờ. Với đôi môi mỉm
cười Lêvin ôm hôn nàng một cách thận trọng rồi cầm tay nàng cảm thấy một sự gần gũi
đến kì lạ rồi đi ra khỏi nhà thờ, chàng không tin, không thể tin đó là sự thật thế rồi trong cái
gia đình hạnh phúc tràn trề đấy người em say mê của Lêvin được hòa vào cảnh chung
sống và lao động cùng bà con nông dân, những người mà chàn yêu thương. Một tình yêu
thường máu thịt “ vừa kính trọng vừa yêu thương người Mugit với mối tình mà chàng cả
quyết đa hấp thụ cùng với dòng sữa của người vú nuôi nông dân” Lêvin coi họ là lực lượng
lao động chủ yếu, từ đấy chàng ghiềm ngẫm về mô hình cuộc sống hiện tại và mai sau.

Lưu ý: Tên báo cáo: Anna Karenina và xã hội Nga đương thời

Lý do chọn đề tài: Đề tài phản ánh rõ xã hội lúc đương thời phản ánh thực tế

You might also like