You are on page 1of 8

CHÍ PHÈO

Nam Cao
Phần hai: TÁC PHẨM
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Xuất xứ:

Năm 1941 Tác giả sửa lại


Cái lò Tựa đề Đôi lứa Chí
NXB Đời mới tự ý đổi in trong tập Luống cày
gạch cũđầu tiên xứng
tên khi in thành sách lần Phèo
của Hội văn hóa cứu
đôi
đầu tiên quốc, 1946

2. Tóm tắt:
 Truyện được xây dựng theo kết cấu vòng tròn (đầu – cuối tương ứng).

Cái lò
gạch cũ
Thị Nở cự Ấu thơ:
tuyệt - giết đi ở
Bá Kiến khắp nơi

Chí
Gặp Thị Nở
- người
Phèo 20 tuổi:
đi ở nhà
lương thiện Lí Kiến

Ra tù -
Đi tù
Quỷ dữ

3. Chủ đề:
Xã hội tàn bạo chà đạp lên
Lên án
nhân phẩm con người
Mâu thuẫn gay gắt HIỆN
ở nông thôn đương THỰC
thời.
CHÍ PHÈO Phơi bày
Những hiện tượng XH phổ biến:
Chí Phèo

Niềm cảm thương NHÂN


cho những số phận bi kịch ĐẠO
Bày tỏ
Niềm tin vào bản chất
lương thiện con người

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN


1. Trước khi đi tù:
1.1. Xuất thân, ấu thơ:
 Là đứa trẻ bị bỏ rơi, được một người thả ống lươn nhặt  Ngay từ khi xuất
được trong “một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ hiện trên cõi đời, Chí
không” tuổi thơ bất hạnh, tủi nhục, bị tước đoạt Phèo đã không được
những điều bình thường của một đứa trẻ. thừa nhận quyền sống,
 Hết ở nhà này, đến nhà khác  như một món hàng quyền làm người
chuyền tay, bơ vơ, lạc loài. (Bị cự tuyệt lần I)
1.2. 20 tuổi:
 Làm canh điền cho nhà Lí Kiến  sống kiếp ngựa
trâu cực nhục của người bần cố nông.  Là công cụ để thỏa
 Bị bà Ba bảo lên “bóp chân”  “thấy nhục hơn là mãn dục vọng cho giai
thích, huống hồ lại sợ”. cấp thống trị.
(Bị cự tuyệt lần II)
 Có 1 ước mơ rất đẹp và lương thiện: “có một gia đình
nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải….”
bị đẩy đi tù không biết lí do  ước mơ bị dập tắt
2. Sau khi ra tù:
2.1. Trước khi gặp Thị Nở:
2.1.1. Tiếng chửi của Chí Phèo:
 “Vừa đi vừa chửi”, “rượu xong là hắn  Thái độ bất mãn với cuộc đời, với
chửi”. XH phi nhân tính gạt hắn ra khỏi thế
 Chửi trời  đời  dân làng Vũ Đại giới con người.
 đứa nào không chửi với hắn  đứa  Khao khát được hòa nhập vào cuộc
nào đẻ ra Chí Phèo. sống con người đúng nghĩa.
 “Không ai ra điều với hắn.” không  Tâm trạng đau đớn khi bị cự tuyệt
ai thừa nhận sự tồn tại của hắn. quyền làm người.
(Bị cự tuyệt lần III)

2.1.2. Sự thay đổi nhân hình lẫn nhân tính của Chí:
 Ngoại hình: “Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng
hờn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trong gớm chết! Cai ngực phanh những nét chạm
trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai
cánh tay cũng thế.” đó là kết quả của những năm  Trở thành “con quỷ
tháng tù tội, là con đẻ của một xã hội thối nát, phi nhân làng Vũ Đại”
đạo.  Trở thành “con dao
 Tâm tính bị hủy hoại: trên tay đồ tể”
 Uống rượu say, đến nhà Bá Kiến: chửi, rạch mặt, ăn
vạ.
 Bị Bá Kiến lợi dụng, mua chuộc (cho tiền, cho đất)
 đòi nợ thuê, đạp đổ hạnh phúc của người khác.

2.2. Khi gặp Thị Nở:


2.2.1. Hoàn cảnh gặp gỡ đặc biệt:
 Chí Phèo: đã là một kẻ bị tha hóa, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người.
 “Cứ như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại ‘vừa đi vừa chửi’”.
 “Không ai đáp lại hắn”
 “Hắn tức tối, định ghé vào nhà nào đập bể cái gì đó cho bõ tức”
 Thị Nở:
 Người đàn bà “xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng”
 Kẻ dở hơi, mất nết “ra sống kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên”
 Cả hai con người này có điểm chung là đều bị mọi người xa lánh, hắt hủi, không quan
tâm.
 Họ gặp nhau và ăn nằm với nhau. Cuộc gặp gỡ ban đầu mang tính chất bản năng nhưng
về sau đã khơi dậy trong Chí Phèo những cảm xúc “rất người”.
2.2.2. Sự thay đổi của Chí vào bữa sáng hôm sau:
(1) Thị Nở giúp Chí Phèo tái sinh và thức tỉnh với những cảm xúc “rất người”:
 Chí Phèo đã thức tỉnh sau “một cơn say rất dài”1
 Thấy “miệng đắng” và cảm xúc buồn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: lòng mơ hồ
buồn, chao ôi là buồn, nao nao buồn, buồn thay cho đời. Nỗi buồn mỗi lúc một sâu đậm
hơn, cụ thể và rõ ràng hơn. Đó là cảm xúc không tồn tại ở con vật, loài quỷ dữ.
 Hắn thấy “đói” và sợ rượu2(“nghĩ đến rượu hắn rùng mình”). Đó là nỗi sợ của một
người lầm lỡ khi nhìn lại chính mình chính trong lúc lầm lỡ.
(2) Chí Phèo còn cảm nhận được hương vị và âm thanh của cuộc sống:
 Thấy và cảm nhận được cuộc sống xung quanh “nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”,
“trong lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ”, “chưa bao giờ hắn nhận thấy thế bởi chưa
bao giờ hết say”
 Nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”,
tiếng “anh thuyền chài gõ mái chèo đi đuổi cá”.
 Hắn không chỉ biết lắng nghe, quan sát mà còn biết suy nghĩ, trăn trở về những điều ấy.
 Khi cảm nhận cuộc sống lúc tỉnh táo nhất, hắn lại nhớ về chính cái ước mơ tươi đẹp của
đời hắn “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”.
(3) Chí Phèo tự nhận thức về mình:
 Hắn đã nhận thấy sự thay đổi hiện lên trên thân xác của mình, một sự thay đổi nghiệt
ngã: “Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời…là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng
nhiều”. (trang 149 – 150).
 Hắn cảm thấy mình quá cô độc: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”.
Nhưng điều quan trọng, hắn hiểu rằng sự cô độc còn ghê ghớm hơn cả tuổi già.
 Nhờ sự xuất hiện của Thị Nở, Chí Phèo mới nhận thức được cái bi kịch mà từ trước đến
giờ mình đang phải hứng chịu: bị xã hội bằng phẳng kia cự tuyệt, đẩy ra ngoài lề.
(4) Khi được Thị Nở chăm sóc ân cần, mang cho hắn bát cháo hành:
 Chí Phèo cảm thấy vô cùng xúc động: “hắn ngạc nhiên”,“thấy mắt mình hình như ươn
ướt”.
 Hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở mang đến cho Chí Phèo mang một ý nghĩa vô cùng
sâu sắc và nhân văn:

1
Đó không chỉ là cơn say rượu mà đó còn là cái “say đời”, mê muội trong sự kiểm soát của giai cấp thống trị, của ảo tưởng
sức mạnh bản thân.
2
Một người như Chí Phèo thì người ta không hề nghĩ rằng hắn cũng có lúc sợ rượu.
 Không chỉ là liều thuốc giúp hắn khỏe lại sau trận thổ “thừa sống thiếu chết” mà
còn là liều thuốc khai sáng quãng đời tội lỗi của mình: “Bởi vì lần này là lần thứ
nhất… người ta sợ”.
 Là “sợi dây” vô hình kéo Chí Phèo trở lại với thế giới loài người. Hắn như được
sống lại lần thứ hai. Nhìn cái cách mà hắn ăn cháo chẳng khác nào một đứa trẻ con:
“đẫm bao nhiều mồ hôi”, “đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại
ăn”, “hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
 Là niềm hạnh phúc lớn lao nhất đời hắn: “những người suốt đời không ăn cháo
hành không biết rằng chào hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đện tận bây giờ
hắn mới nếm mùi vị cháo?”
 Là sự tự nhận thức về bi kịch tha hóa của bản thân: Hắn hạnh phúc vì lần đầu được
quan tâm bởi một người đàn bà  nhớ lại cái nguyên nhân tủi nhục đã biến mình
thành một con quỷ dữ.
 Là niềm tin vào bản chất lương thiện của Chí Phèo: “…bát cháo hành của Thị Nở
làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?”
(5) Khi gặp Thị Nở, Chí Phèo biết yêu thương như một “con người” đúng nghĩa:
 Khao khát trở về với xã hội loài người được khẳng định một cách mạnh mẽ kể từ khi
gặp Thị Nở: “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở
sẽ mở đường cho hắn”.  Thị Nở làm trổi dậy trong Chí ước mơ làm người lương
thiện.
 Hắn tỏ tình với Thị một cách rất ngô nghê: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho
vui”. Lần đầu tiên Chí Phèo được hạnh phúc và chìm đắm trong hạnh phúc: “Hắn say
thị lắm”. Thị Nở làm trổi dậy trong Chí ước mơ hạnh phúc cá nhân.
2.2.3. Nhận xét:
 Thị Nở có quan hệ trực tiếp trong việc thể hiện phần nhân tính bị chìm lấp và bi kịch bị
từ chối quyền làm người của Chí Phèo.
 Từ khi gặp Thị Nở, người đọc không còn nhìn thấy hình ảnh của một con quỷ dữ mà giờ
đây Chí Phèo đã sống lại “phần người” của mình. Sau khi gặp Thị Nở tâm trạng của Chí
Phèo rất phức tạp, bất ngờ nhưng rất hợp logic và quy luật tâm lý.
 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
 Khắc họa quá trình tâm lý vô cùng tinh tế, cụ thể, bất ngờ mà rất hợp lý.
 Ngôn ngữ có lúc đùa cợt, có lúc đầy thương cảm.
 Những màn độc thoại nội tâm đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa
tâm lí nhân vật và bộc lộ thông điệp tác phẩm.
2.3. Khi bị Thị Nở cự tuyệt và hành động giết Bá Kiến:
2.3.1. Hoàn cảnh dẫn đến việc bị Thị Nở cự tuyệt và hành động giết Bá
Kiến của Chí Phèo:
 Khái quát lại việc Chí Phèo gặp Thị Nở, Chí không chỉ sống lại phần người mà còn trổi
dậy niềm khao khát lương thiện của Chí. (xem lại phần trên)
 Giấc mộng làm người lương thiện của Chí vỡ tan tàn khi bà cô Thị Nở phản đối, không
cho thị lấy Chí Phèo: “Ai lại đi lấy cái thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ.”
 Cánh cửa cuối cùng để Chí Phèo đang mở toang giờ đã đóng sầm một cách hoàn
toàn.
2.3.2. Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt:
(1) Chí Phèo cố níu giữ cơ hội cuối cùng của cuộc đời mình:
 Khi Thị Nở bị bà cô mắng, rồi Thị xả cái tức lên Chí Phèo và cự tuyệt hắn khiến Chí
cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, khó hiểu  Ranh giới giữa hạnh phúc và bi kịch quá
mong manh, thoáng có rồi lại không  tô đậm thêm bi kịch của nhân vật.
 Nhưng rồi Chí Phèo hiểu ra “hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên
ngẩn người”.
 Hắn thoáng nghe mùi cháo hành  đó là hương vị của tình yêu, của hạnh phúc, của
quyền làm người. Giữa lúc bị cự tuyệt Chí Phèo vẫn không thôi mơ ước, khao khát về
một cuộc sống lương thiện với Thị Nở  điều vô cùng đáng quý của nhân vật.
 Hắn đã cố níu giữ Thị nở như níu giữ cơ hội được làm người của bản thân nhưng Thị đã
cự tuyệt “Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuồng sân” cái gạt tay
như cắt đứt mọi liên hệ tưởng như đã rất chắc chắn giữa Chí Phèo với thế giới loài
người.
(2) Chí Phèo rơi vào nỗi đau đớn tột độ:
 Chí Phèo toan đập đầu nhưng nghĩ đập đầu ở đây lại thiệt  hắn thực sự tỉnh táo.
 Chí Phèo buồn “Tỉnh ra, chao ôi, buồn”, “cứ thoang thoảng thấy hơi chào hành”  ý
thức về sự cự tuyệt cay đắng của Thị Nở.
 Chí Phèo uống rượu “Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra” và “ôm mặt khóc
rưng rức”  phẫn uất và đau đớn cho số phận của bản thân.
 Qua tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt, Nam Cao đã khẳng định
niềm khao khát tình yêu thương và bi kịch tinh thần của Chí Phèo.
2.3.3. Tâm trạng của Chí Phèo khi đến nhà giết Bá Kiến:
(1) Chí Phèo thức tỉnh và đi tìm nguyên căn bi kịch của cuộc đời mình:
 Chí Phèo hoàn toàn tuyệt vọng  hắn muốn giết Thị Nở - kẻ đã cự tuyệt mình.
 Nhưng thay vì đến nhà Thị Nở, hắn lại đến nhà của Bá Kiến:
 Chí Phèo hiểu nguyên căn bi kịch đời mình không xuất phát từ Thị Nở.
 Chí Phèo thấm thía rõ hơn tội ác của kẻ đã cướp đi bộ mặt và tâm hồn con người
của mình.
 Sự từ chối của Thị Nở không phải đưa Chí Phèo quay trở lại làm “con quỷ dữ” mà đã
đưa Chí về với thực tại phũ phàng và hắn nhận ra: muốn kết thúc cái vòng lẩn quẩn của
đời mình phải giết chết Bá Kiến.
 Chi tiết bị Thị Nở cự tuyệt và tìm đến nhà Bá Kiến đã hoàn chỉnh sự thực tỉnh của Chí
Phèo: thức tỉnh để yêu thương, hi vọng; thức tỉnh để thất vọng và thức tỉnh để đấu tranh,
báo thù.
(2) Chí Phèo ý thức rõ về nỗi đau thân phận:
 Chí Phèo vô cùng tức giận khi đối diện với kẻ thù.
 Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình sau một loạt câu hỏi tỉnh táo trong
giờ phút đau khổ nhất đời mình: “Ai cho tao lương thiện?”, “Tao muốn làm người
lương thiện?”, “Tao không thể làm người lương thiện nữa…”:
 Các câu hỏi được đặt ra tương ứng với một sự vận động nội tại bên trong con người
Chí Phèo: nhận thức – khao khát – tuyệt vọng.
 Chí Phèo chết bi thảm trong niềm khao khát làm người lương thiện nhưng không thể
trở lại cuộc sống con người.
 Tìm đến rượu, dẫu say nhưng trong tâm hồn nhân vật này vẫn ý thức rõ nỗi đau
thân phận và hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình.
2.3.4. Nhận xét:
 Về cái chết của Chí Phèo, đó là một cái chết tất yếu.
 Không thể tìm lại được lương thiện, kẻ thù của Chí đâu phải chỉ có Bá Kiến mà là
cả cái xã hội thối nát, độc ác đương thời. Chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi
kiếp sống một con quỷ dữ.
 Với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng 
bản chất tốt đẹp của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua cái chết.
 Cái chết có ý nghĩa tố cáo XH thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương
thiện vào con đường bấn cùng hóa, lưu manh hóa, thậm chí dồn họ vào cái chết.
 Về tâm trạng của Chí và kết cục bi thảm của tác phẩm: thể hiện rõ
 Cảm quan hiện thực sâu sắc: tình trạng xung đột giai cấp gay gắt ở Việt Nam và
chỉ có thể giải quyết bằng các biện pháp quyết liệt.
 Tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ : phát hiện và khẳng định phẩm chất nhân
đạo của những con người khốn khổ ngay cả khi tưởng như họ đã bị XH tàn ác cướp
đi nhân hình, nhân tính.
 Về nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật: thể hiện qua
 Khắc họa tâm lí nhân vật một cách tài tình, tinh tế. Thậm chí sử dụng cả những yếu
tố phi lí như “càng uống rượu càng tình”  tô đậm bi kịch nhân vật.
 Xây dựng mâu thuẩn đỉnh điểm cuối truyện  hấp dẫn, tạo dư âm cho người đọc.
 Đối thoại, độc thoại mang triết li sâu sắc.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung
a. Giá trị hiện thực:
 Phản ánh chân thực số phận bi đát của người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa.
 Phơi bày những xung đột giai cấp, những hiện thực phổ biến xã hội đương thời.
b. Giá trị nhân đạo:
 Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống và giấc mơ hoàn
lương của con người.
 Đồng cảm với bi kịch của người nông dân.
 Niềm tin vào bản chất lương thiện của người nông dân.
2. Giá trị nghệ thuật:
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 Vừa có nghĩa tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội, vừa sinh động, cá tính độc đáo,
gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế.
b. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:
 Dẫn dắt truyện khéo léo.
 Cốt truyện hấp dẫn với nhiều tình tiết bất ngờ, quyết liệt.
 Kết cấu mới mẻ, mang dụng ý nghệ thuật cao.
c. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
 Tinh tế, chính xác, gần gũi...
 Cách trần thuật linh hoạt: lúc theo điểm nhìn tác giả, lúc theo nhân vật...
 Ngôn ngữ kể nhiều giọng điệu.

You might also like