You are on page 1of 6

CHƯƠNG 11.

ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT


I. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
- Là thước đo chi phí tổng quát hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng
điển hình.
- Được sử dụng để đánh giá những thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian
- Cơ sở điều chỉnh chi phí sinh hoạt (COLAs) trong các hợp đồng và an sinh xã hội.
Cách tính CPI:
1. “Giỏ hàng” cố định.
2. Tìm giá
3. Tính toán chi phí giỏ hàng
4. Chọn một năm cơ sở và tính toán các chỉ số.

Chi phí giỏ hàng trong nămt


CPI của năm t =
Chi phí giỏ hàng trong nămcơ sở
5. Tính toán tỉ lệ lạm phát: Sự thay đổi tỉ lệ phần trăm của CPI so với kỳ trước.

CPI nămt−CPI năm t−1


Tỷ lệ lạm phát = x100%
CPI nămt−1

II. Vấn đề với chỉ số tiêu dùng


a) Khuynh hướng thay thế
- Theo thời gian, một số giá tăng nhanh hơn so với những thứ khác.
- Người tiêu dùng thay thế hướng về hàng hóa có giá tương đối rẻ hơn
- Chỉ số giá tiêu dùng bỏ qua sự thay thế này vì nó sử dụng một giỏ hàng hóa cố
định.
- Do đó, CPI đã phóng đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt
b) Sự xuất hiện các hàng hóa mới
- Khi xuất hiện hàng hóa mới, người tiêu dùng có thể tìm các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của họ dễ dàng hơn.
- Điều này làm cho đồng tiền có giá trị hơn.
- Chỉ số giá tiêu dùng bỏ qua tác động này vì nó sử dụng một giỏ hàng hóa cố định.
- Do đó, CPI đã phóng đại chi phí sinh hoạt.
c) Sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được
- Cải tiến chất lượng hàng hóa trong giỏ làm tăng giá trị của đồng tiền.
- Cục thống kê lao động cố gắng giải thích sự thay đổi chất lượng, nhưng có thể bỏ
qua một vài sự cải tiến chất lượng, vì chất lượng khó có thể đo lườn
- Do đó, CPI cũng đã phóng đại chi phí sinh hoạt
Vấn đề nào trong việc xây dựng chỉ số CPI có thể minh họa được bằng tình
huống sau:
A. Sự phát minh ra ipod : sự xuất hiện các hh mới
B. Sự giới thiệu của túi khí trong xe hơi : sự thay đổi chất lượng không lượng
hóa được
C. Số lượng mua sắm máy tính cá nhân tăng lên khi giá của chúng giảm xuống :
khuynh hướng thay thế
D. Thêm một muỗng nho kho trong mỗi gói hàng của hãng Raisin Bran: : sự thay
đổi chất lượng không lượng hóa được
E. Việc sử dụng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu tăng lên sau khi giá xăng tăng:
khuynh hướng thay thế
III. Sự tương phản giữa chỉ số giá tiêu dùng và số giảm phát GDP
- Giống nhau: đo lường mức giá chung

CPI = P
Mức giá
chung ( P )

GDP
Deflator = P

Pt −Pt −1
Công thức tính tỷ lệ lạm phát : %∆ P = x100
Pt −1

- Khác nhau:
 Hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu:
- Bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng
- Loại trừ trong chỉ số giảm phát GDP
 Tư liệu sản xuất:
- Loại trừ trong chỉ số giá tiêu dùng
- Bao gồm trong chỉ số giảm phát GDP (nếu sản xuất trong nước)
 Giỏ hàng hóa:
- CPI sử dụng giỏ hàng cố định.
- Chỉ số giảm phát GDP sử dụng giỏ hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản xuất
Trong mỗi trường hợp, xác định những tác động lên CPI và chỉ số giảm phát
GDP.
A. Hãng cà phê Starbucks tăng giá Frappuccinos : CPI và GDP
B. Caterpillar tăng giá các máy kéo công nghiệp sản xuất tại nhà máy Ilinois :
GDP
C. Armani tăng giá jeans Ý bán tại Mỹ : CPI
IV. Công thức chuyển đổi số tiền trong năm T thành số tiền của ngày hôm nay

Mức giá hômnay


Số tiền trong ngày hôm nay = Số tiền trong năm T x
Mức giá trong năm T
IV. Điều chỉnh biến số lạm phát: Lãi suất thực và danh nghĩa

a) Lãi suất danh nghĩa


- Lãi suất không điều chỉnh theo lạm phát
- Tỉ lệ tăng trưởng giá trị dollar của một khoản tiền gửi hoặc n
b) Lãi suất thực:
- Điều chỉnh theo lạm phát
- Tỉ lệ tăng trưởng sức mua của một khoản tiền gửi hoặc nợ
PHƯƠNG TRÌNH FISHER
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
i = r + %∆ Pe

- Lãi suất thực được xác định bởi cân bằng tiết kiệm và đầu tư trên thị trường vốn
vay
- Tăng trưởng cung tiền xác định tỉ lệ lạm phát.
Hiệu ứng fisher:

Trên thị trường vốn vay, người đi vay và người cho vay muốn duy trì lãi suất thực
không đổi; do vậy dẫn đến mọi sự biến động của lạm phát được chuyển hết vào
trong lãi suất danh nghĩa theo quan hệ 1:
Chi phí đặc biệt của Lạm phát NGOÀI dự kiến
Sự phân bố tài sản tùy ý
- Lạm phát cao hơn dự kiến chuyển sức mua từ người cho vay sang người đi vay
. - Lạm phát thấp hơn dự đoán chuyển sức mua từ người đi vay sang người cho
vay.
- Lạm phát cao có nhiều thay đổi và khó dự đoán hơn so với lạm phát thấp.
Vì vậy, phân phối lại tùy ý là thường xuyên khi lạm phát cao.

You might also like