You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


------------------------&---------------------------

ĐỘC TỐ THỰC PHẨM


Đề tài : Chất độc PCB

Nhóm thực hiện : 04


GVHD : ThS. Lê Thị Minh Nguyệt

Hà Nội - Năm 2023

1
Danh sách nhóm
STT MSV Họ và tên Lớp

1 646446 Vũ Thùy Linh K64CNTPE

2 654207 Trịnh Thị Loan K65CNTPB

3 650964 Nguyễn Xuân Lộc K65CNTPB

4 6661309 Thái Thị Lợi K66CNTPA

5 653113 Chu Khánh Ly K65CNTPA

6 651597 Trần Thị Ngọc Mai K65CNTPA

7 642944 Lương Nhật Minh K64CNTPD

8 653663 Hoàng Thị My K65CNTPB

MỤC LỤC

Phần mở đầu ................................................................................3


Phần 1: I .Giới thiệu về PCB........................................................3
1.Khái niệm ............................................................................3
2.Công thức và danh pháp.......................................................6
Phần 2: II. Cơ chế gây độc PCB...................................................6
1. Sự phát tán PCBs trong môi trường....................................6
2.PCB và sức khoẻ con người.................................................7
 Ảnh hưởng đến hệ miến dịch .............................................11
 Ảnh hưởng đến sinh sản .....................................................11
 Ảnh hưởng đến thần kinh ...................................................12
 Ảnh hưởng đến nội tiết .......................................................12
 Tác dụng khác không phải ung thư .....................................13
3.Ảnh hưởng của PCB đến con người........................................8
4.Con đường lây nhiễm ..............................................................13
2
Phần 3 : III. Các biểu hiện..............................................................14
1.Đối với nhiễm độc cấp tính ..................................................14
2.Đối với nhiễm độc mãn tính .................................................14
Phần 4 : IV . Cách phòng ngừa ......................................................15

MỞ ĐẦU
Khi nhắc tới PCB (Polychlorinated biphenyls) người ta nghĩ ngay tới chất hữu
cơ độc hại nhưng đang được sử dụng rộng rãi và đã được phát hiện trong đất,
nước, khí quyển, lương thực, và trong mô mỡ của con người và động vật trên
khắp thế giới. Hóa chất này có thể gây vô sinh, làm suy yếu hệ miễn dịch và gây
ung thư. PCB là hóa chất có thể lan rộng và có độ ổn định cao phải mất nhiều
thập kỷ mới bị phân hủy là đề tài nóng bỏng đối với toàn nhân loại. Những
nghiên cứu và thực trạng môi trường cho thấy nguy cơ và hậu quả đã xảy ra
theo chiều hướng tiêu cực, mà đối tượng trực tiếp là con người, như: hiệu ứng
nhà kính, thủng tầng ozon, xa mạc hoá, ô nhiễm đất, nước và không khí hay các
hiện tượng bất thường của thời tiết và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều
của các dịch bệnh lạ...đó là các chất gây ô nhiễm có tính độc cao, không thể
không nhắc đến những cái tên như : Dioxins, Furans, PAHs...và PCBs cũng
nằm trong số đó.

Mặc dù PCBs độc hại nhưng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, ví dụ
như làm chất cách điện trong máy biến thế, làm chất truyền nhiệt trong hệ thống
trao đổi nhiệt, làm chất hoá dẻo, chất phủ bề mặt, phụ gia trong sơn, chất chống
cháy, chất xúc tác trong công nghiệp hoá chất..., nhưng đầu những năm 60 của
thế kỷ trước, các nhà khoa học đã chỉ ra tính độc cao của PCBs gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
PCBs có khả năng gây ung thư và hàng loạt ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, hệ
miễn dịch, hệ sinh dục, khả năng sinh sản...của con người.

I. Giới thiệu về PCB


1.Khái niệm
PCB là chữ viết tắt của Polychlorinated biphenyls, nghĩa là một loạt hợp chất do
chlor hóa biphenyl. PCB là một trong 22 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy
(POP) được quy định trong công ước Stockholm sẽ được sử dụng vào năm
2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam. Nó là một nhóm hợp chất

3
thơm của halogen được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hidro trong
phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu tử,
trong đó có 130 cấu tử được đưa vào sản xuất thương mại.

PCB là chất điện môi tốt, bền hóa học, bền nhiệt , không bắt cháy, tương đối ít
bay hơi, hệ số cách điện cao nên được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực công
nghiệp như: sử dụng làm thành phần của dầu cách điện trong các biến chế, tụ
điện, thành phần của hóa chất dẻo, dầu bôi trơn, sơn, mực in,…

Do ưu điểm nổi trội là cách điện tốt, không cháy nổ, nên từ những năm 1930,
PCB đã được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách điện
trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho
các thiết bị nâng hạ và một số ứng dụng dân dụng. Đến nay, PCB không còn
được sản xuất nhưng vẫn còn tồn tại trong những ứng dụng trước đây và môi
trường.

PCB là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
tại phụ lục II, Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.

PCB là hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm hàng số 9 trong Danh mục hàng hóa
nguy hiểm được quy định trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, 109/2006/ NĐ-
CP và 29/2005/NĐ-CP về quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
đường sắt và đường thủy nội địa,...

PCB là chất thải nguy hại, được quy định tại Thông tư số 12/2011/TTBTNMT
của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định về quản lý CTNH.
PCB không sinh ra trong tự nhiên mà do con người tổng hợp và sản xuất thành
các sản phẩm công nghiệp dưới nhiều tên thương mại khác nhau, một phần rất
nhỏ PCB cũng được phát sinh không chủ định trong các hoạt động công nghiệp.
Sau khi phát hiện ra độc tính của PCB với con người và môi trường, PCB đã lần
lượt bị dừng sản xuất tại các nước trên thế giới.

Theo thống kê, trong giai đoạn từ 1930 đến 1993, 11 nước gồm: Mỹ, Đức, Liên
Xô cũ, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Trung Quốc và Phần Lan

4
đã sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn PCB, trong đó Mỹ là nước sản xuất nhiều nhất
(642 nghìn tấn), sau đó là nước Đức (159 nghìn tấn) và Liên Xô cũ (142 nghìn
tấn). Việt Nam không sản xuất PCB, nhưng đã nhập khẩu các thiết bị điện, thiết
bị công nghiệp và các ứng dụng dân dụng có chứa PCB.

Quốc gia Nhà sản xuất Sản lượng (tấn) Năm

Mỹ Monsanto 641.246 1930-1977

Đức Bayer AG 159.062 1930-1983

Liên Xô cũ Orgsteklo 141.800 1939-1990

Pháp Prodelec 134.654 1930-1984

Anh Monsanto 66.542 1954-1977

Nhật Bản Kanegafuchi 56.326 1954-1972

Ý Caffaro 31.092 1958-1983

Tây Ban Nha S.A. Cros 29.012 1955-1984

Cộng hòa Séc Chemco 21.482 1959-1984

Trung Quốc Xian 8.000 1960-1979

Nhật Bản Misubishi 2.461 1969-1972

Phần Lan Electrochemical 1.000 1966-1970

5
Co.

Phần Lan Zaklady 697 1974-1977


Azotowe

Mỹ Geneva 454 1971-1973


Industries

11 nước 14 nhà sản xuất 1.293.828 1930-1993

2.Công thức và danh pháp


PCB là hợp chất tổng hợp các Hydrocacbon Clo hóa, nó gồm 2
vòng benzene được nối bởi liên kết Carbon-Carbon đơn trong đó
nguyên tử Clo sẽ thay thế từ 1 cho đến toàn bộ 10 nguyên tử
Hydro trên phân tử Biphenyls: có công thức tổng quát là C12H10-
xClx.

Công thức phân tử:

II.Cơ chế gây độc của PCB

1.Sự phát tán PCBs trong môi trường.

PCB phát tán vào môi trường qua nhiều con đường khác nhau. Chúng có thể bị
phát tán vào môi trường do sự vận chuyển PCB, do những sự cố rò rỉ, tràn hóa
chất hoặc do cố tình thải loại PCB vào môi trường vì thiếu hiểu biết về tính độc
hại của PCB đối với môi trường, con người và động vật.

6
Khi được thải vào môi trường, PCB có thể di chuyển với một khoảng cách dài
và tồn tại trong môi trường theo chuỗi thức ăn. PCB được tìm thấy trong đất,
nước, trăm tích, và bay hơi một phần nhỏ vào không khí. Thông qua chu trình
tuần hoàn không khí và sự luân chuyển của nước, PCB có thể di chuyển rất xa
nơi phát thải, PCB đã được tìm thấy trong mô mở của động vật và cả con người
sống ở Bắc cực, nơi không có các hoạt động công nghiệp.

Sự di chuyển PCB trong không khí là quan trọng nhất do sự phát tán toàn cầu
của PCB Chủng đi vào không khí do sự bay hơi bề mặt của cả đất và nước.
Trong không khí, PCB có thể bị phát thải đi rất xa và nó đã được tìm thấy trong
tuyết và nước biển ở những nơi rất xa so với nơi chúng phát thải vào môi trường
như ở Bắc Cực PCB ở trong không khí có thể tồn tại ở dạng hơi hoặc hấp phụ
vào các hạt rắn lơ lửng sau đó chúng quay trở lại đất nước bỏ sự lắng đọng qua
bụi, mưa và tuyết.

Trong môi trường nước. PCB có thể được di chuyển bởi dòng nước, lắng xuống
trầm tích hoặc các phần tử lệ lửng trong nước và bay hơi vào không khí quá
trình làng động trăm tích của PCB diễn ra mạnh. Quá trình tích lũy PCB trong
trầm tích cho phép lưu giữ PCB trong một khoảng thời gian dài, và do đó PCB
thưởng tồn tại với hàm lượng tương đối cao trong các loại trầm tích. Khi nhiệt
độ môi trường tăng cao hơn, PCB tại hòa tan một phần nhỏ từ trầm tích vào
nước và bay hơi từ nước vào không khí.

Trong môi trường đất. Do có kích thước lớn và ít tan trong nước, PCB có
khuynh hướng tách khỏi pha nước và hợp phụ trên bề mặt đất, trăm tích hoặc
các hạt keo lơ lửng.

Các PCB trong môi trường sẽ đi vào cơ thể bởi sự tích lũy sinh học. Khả năng
tích lũy sinh học của PCB tăng cùng với sự tăng hàm lượng clo trong phân tử và
tính tan trong nước thấp Các PCB có hàm lượng nguyên tử clo thấp (1-4 nguyên
tử clo) được tích lũy sinh học dễ dàng bởi sinh vật nhưng cũng dể dàng bị loại
trừ và chuyển hóa. Vì vậy, các chất đồng loại này không được tích lũy sinh học
ở phạm vi rộng. Các cấu tử có nguyên tử clo cao (7-10 nguyên tử clo) có mặt
trong môi trường với nồng độ thấp và liên kết chặt với đất, trăm tích và chất hữu
cơ nên các PCB này không được tích lũy sinh học đáng kể. Sự tích lũy sinh học
tối ưu xuất hiện ở những đồng loại đồng phẳng. Khả năng tích lũy sinh học của
PCB tăng cùng với sự tăng hàm lượng clo trong phân tử và tính tan trong nước
tháp. Mức độ tích lũy sinh học thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loài. Loài
nào có lượng mở Trong cơ thể càng cao thì nhiễm PCB càng nhiều và ngược lại.

Do tính độc hại của PCB đối với sức khỏe con người và môi trường. Công ước
Stockholm yêu cầu các nước thành viên xác định, kiểm soát, quản lý và thải bỏ
7
an toàn các thiết bị và chất thải có chứa từ 50 mg trên mỗi kỵ đầu, tương đương
với lượng PCB trong dầu là 50ppm ( 50 phần triệu).

2. PCB và sức khoẻ con người

PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 2A là nhóm có khả năng gây ung thư,
được coi là “sát thủ vô hình” với sức khỏe con người. Con người bị phơi nhiễm
PCB qua các con đường tiêu hóa, hô hấp và tiếp xúc qua da. Riêng trẻ sơ sinh
có thể bị phơi nhiễm PCB từ sữa mẹ khi người mẹ bị phơi nhiễm PCB

PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong
trường hợp cấp tính, cơ quan đầu tiên bị PCB gây tổn thương là gan. PCB gây
thương tốn cấp tính như nổi mụn, cháy da và bóng mắt. Với trường hợp màn
tỉnh, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mở và tích lũy trong cơ thể gây tác hại
nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn
nội tiết) và phát triển của trẻ nhỏ (ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số 10)

Việc phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như tế
liệt, đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình
sinh sản của con người, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và giảm số
lượng tỉnh trùng ở nam giới.

PCB có liên quan đến các chứng phát ban và ngứa, đặc biệt là nguy cơ gây ung
thư hệ tiêu hoá, gan và da. Hàm lượng PCB trong máu cao có thể liên quan tới
bệnh ung thư hệ bạch tuyết.

Một nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ về liều lượng – phản ứng giữa các hàm
lượng PCB trong huyết tương và u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không
Hodgkin) là một bệnh ung thư hệ bạch huyết

Với con người, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phơi nhiễm PCB diễn ra trong
thời kỳ mang thai và cho con bú có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của trẻ sơ sinh, dẫn đến phát triển chậm, cũng như làm giảm khả năng
miễn dịch.

3. Cơ chế gây độc tố PCB

Nhìn chung, các PCB tương đối khó tan trong nước và khả năng hoà tan giảm
cùng với sự tăng số nguyên tử Clo thế trong phân tử. Nhưng chúng lại tan dễ
dàng trong các dung môi hữu cơ, chất béo, hiđrocacbon. Độ tan của các PCB
biến đổi tương đối phức tạp, không theo một quy luật nào cả. Chúng rất dễ bị
hấp thụ vào các mô mỡ. Đây chính là một trong những lí do khiến các hợp chất
này càng trở nên nguy hiểm đối với các loài sinh vật .
8
PCB là hợp chất rất bền ở điều kiện thường chúng không bị biến đổi tính chất
hay bị phá hủy. Tuy nhiên dưới các điều kiện đặc biệt chúng có thể bị phá hủy
bởi các quá trình hóa học, sinh học và bằng các quá trình nhiệt. Do tính bền
nhiệt cao nên các quá trình biến đổi PCB rất khó khăn đòi hỏi phải ở nhiệt độ
cao hoặc có chất xúc tác đặc biệt.

Do các tính chất hóa học rất đặc biệt nên PCB được sử dụng rất rộng rãi trong
thời gian dài ở nhiều ngành công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho PCB phát
tán, tích lũy trong môi trường trở thành một tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm
đối với môi trường và sức khỏe con người. Sự quản lý chất thải PCB không
đúng cách dẫn tới ô nhiễm PCB nghiêm trọng với môi trường toàn cầu PCB
phát tán vào môi trường qua nhiều con đường khác nhau. Chúng có thể bị phát
tán vào môi trường do sự vận chuyển PCB, do những sự cố rò rỉ, tràn hóa chất
hoặc do cố tình thải loại PCB vào môi trường vì thiếu hiểu biết về tính độc hại
của PCB đối với môi trường, con người và động vật.

Sự di chuyển PCB trong không khí là quan trọng nhất do sự phát tán toàn cầu
của PCB. Chúng đi vào không khí do sự bay hơi bề mặt của cả đất và nước.
Trong không khí, PCB có thể bị phát thải đi rất xa và nó đã được tìm thấy trong
tuyết và nước biển ở những nơi rất xa so với nơi chúng phát thải vào môi trường
như ở Bắc Cực. PCB ở trong không khí có thể tồn tại ở dạng hơi hoặc hấp phụ
vào các hạt rắn lơ lửng sau đó chúng quay trở lại đất nước bở sự lắng đọng qua
bụi, mưa và tuyết. Trong nước, PCB có thể được di chuyển bởi dòng nước, lắng
xuống trầm tích hoặc các phần tử lơ lửng trong nước và bay hơi vào không khí.

Quá trình phân bố PCB trong môi trường được quyết định bởi bản thân các
đồng loại PCB. Do PCB có tính tương thích với các hợp chất hữu cơ nên PCB
sẽ tập trung vào nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Đặc biệt, hàm lượng clo trong PCB càng cao thì chúng càng dễ được phân bố
vào trong đất, trầm tích, chất hữu cơ. Trái lại, những PCB có hàm lượng clo
thấp lại dễ bay hơi nên chúng dễ dàng khuyếch tán vào trong khí quyển.

Mặt khác, do PCB tan ít trong nước nên hàm lượng PCB trong nước không cao.
Vì vậy, trong môi trường PCB sẽ phân tán vào trong đất và trầm tích với hàm
lượng tương đối cao và chủ yếu là các PCB có hàm lượng clo cao, trong không
khí thì chủ yếu là các PCB có hàm lượng clo thấp, trong nước thì hàm lượng
PCB sẽ thấp hơn.

Các PCB trong môi trường sẽ đi vào cơ thể bởi sự tích lũy sinh học. Khả năng
tích lũy sinh học của PCB tăng cùng với sự tăng hàm lượng clo trong phân tử và
tính tan trong nước thấp. Các PCB có hàm lượng nguyên tử clo thấp (1-4

9
nguyên tử clo) được tích lũy sinh học dễ dàng bởi sinh vật nhưng cũng dễ dàng
bị loại trừ và chuyển hóa. Vì vậy, các chất đồng loại này không được tích lũy
sinh học ở phạm vi rộng. Các cấu tử có nguyên tử clo cao (7 – 10 Nguyên tử
clo) có mặt trong môi trường với nồng độ thấp và liên kết chặt với đất, trầm tích
và chất hữu cơ nên các PCB này không được tích lũy sinh học đáng kể.

Sự tích lũy sinh học tối ưu xuất hiện ở những đồng loại đồng phẳng. Khả năng
tích lũy sinh học của PCB tăng cùng với sự tăng hàm lượng clo trong phân tử và
tính tan trong nước thấp. Mức độ tích lũy sinh học thay đổi tùy theo đặc điểm
của từng loài. Loài nào có lượng mỡ trong cơ thể càng cao thì nhiễm PCB càng
nhiều và ngược lại.

Tổng kết những nghiên cứu về độc tính của PCB cho thấy hầu hết các ảnh
hưởng độc hại đều gắn liền với sự tích tụ của một số đồng loại PCB đặc biệt (có
và không có nhóm thế Clo ở vị trí ortho). Vì vậy, việc lựa chọn phạm vi phân
tích tập trung vào một số đồng loại có độc tính cao là rất cần thiết và hợp lý.

3.Ảnh hưởng của PCB đến con người

PCB đã được chứng minh gây ra một loạt các hiệu ứng có hại cho sức khỏe.
PCB đã được chứng minh là gây ra ung thư ở động vật. PCB cũng đã được
chứng minh là gây ra một số ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng không ung thư ở
động vật, bao gồm cả các hiệu ứng trên hệ thống miễn dịch,hệ tiêu hoá hệ
thống sinh sản, hệ thống thần kinh, hệ nội tiết bệnh ngoài da và ảnh hưởng sức
khỏe khác. Các nghiên cứu ở người cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho các hiệu
ứng tiềm năng gây ung thư và không gây ung thư của PCB. Sự ảnh hưởng của
PCB khác nhau có thể liên hệ với nhau, như thay đổi trong một hệ thống có thể
có ý nghĩa quan trọng cho các hệ thống khác của cơ thể.

PCB có tác dụng đáng kể chất độc hại trong động vật, bao gồm tác động lên hệ
miễn dịch, hệ thống sinh sản, hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết. Các quy
định của cơ thể của tất cả các hệ thống này là phức tạp và liên quan đến nhau.
Kết quả là, nó không phải là đáng ngạc nhiên rằng PCB có thể gây nhiều tác hại
nghiêm trọng bất lợi. Một cuộc thảo luận của ung thư không ảnh hưởng sức
khỏe tiềm năng của PCBs được trình bày dưới đây:

10
 Ảnh hưởng đến hệ Miễn dịch

Các hệ thống miễn dịch là rất quan trọng cho các bệnh nhiễm trùng, và các bệnh
của hệ thống miễn dịch có tác động rất nghiêm trọng tiềm năng đối với sức khỏe
của con người và động vật. Các hiệu ứng miễn dịch của PCB tiếp xúc đã được
nghiên cứu ở khỉ Rhesus và các động vật khác. Điều quan trọng là cần lưu ý
rằng các hệ thống miễn dịch của khỉ Rhesus và con người là rất tương tự. Các
nghiên cứu trên khỉ và các loài động vật khác đã tiết lộ một số ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch sau khi tiếp xúc với PCBs, bao gồm cả
giảm đáng kể kích thước của tuyến ức (đó là quan trọng để hệ thống miễn dịch)
trong con khỉ trẻ sơ sinh, giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch sau một thách
thức với các tế bào máu cừu màu đỏ (một xét nghiệm phòng thí nghiệm tiêu
chuẩn để xác định khả năng của một con vật để gắn kết một phản ứng kháng thể
kháng tiểu học và phát triển miễn dịch bảo vệ), và giảm sức đề kháng Epstein-
Barr virus và nhiễm trùng khác trong PCB-tiếp xúc động vật. Cá nhân có các
bệnh của hệ thống miễn dịch có thể dễ bị viêm phổi và nhiễm virus. Các nghiên
cứu động vật không thể để xác định một mức độ tiếp xúc của PCB mà không
gây ra tác dụng trên hệ thống miễn dịch.

11
Ở người, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các cá nhân bị nhiễm vi rút
Epstein-Barr có một hiệp hội lớn của phơi nhiễm với PCBs với nguy cơ ngày
càng tăng của bệnh u lympho không Hodgkin hơn những người không có nhiễm
trùng Epstein-Barr. Phát hiện này là phù hợp với sự gia tăng nhiễm virus
Epstein Barr ở động vật tiếp xúc với PCB. Kể từ khi PCBs ức chế hệ miễn dịch
và ức chế hệ thống miễn dịch đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ u
lympho không Hodgkin, đàn áp của hệ thống miễn dịch là một cơ chế có thể
cho PCB gây ra ung thư. Hiệu ứng miễn dịch cũng được ghi nhận ở người đã có
kinh nghiệm tiếp xúc với dầu gạo bị ô nhiễm với PCBs, dibenzofurans và
dioxin.

Nhìn chung, các nghiên cứu ở động vật và con người cho thấy rằng PCBs có thể
có ảnh hưởng nghiêm trọng tiềm năng trên các hệ thống miễn dịch của cá nhân
bị phơi nhiễm.

 Ảnh hưởng đến Sinh sản

Ảnh hưởng sinh sản của PCBs đã được nghiên cứu trong một loạt các loài động
vật, bao gồm khỉ Rhesus, chuột, chuột và chồn vizon. Khỉ Rhesus thường được
coi là các loài trong phòng thí nghiệm tốt nhất để dự đoán các tác dụng phụ sinh
sản ở người. Ảnh hưởng nghiêm trọng trên hệ thống sinh sản đã được nhìn thấy
ở khỉ và một số loài động vật khác sau khi tiếp xúc với hỗn hợp PCB. Đáng kể
nhất là, phơi nhiễm PCB được tìm thấy để giảm trọng lượng sơ sinh, tỷ lệ thụ
thai và tỷ lệ sinh sống của loài khỉ và các loài khác và giảm số lượng tinh trùng
ở chuột tiếp xúc với PCB. Ảnh hưởng ở khỉ lâu dài và đã được quan sát rất lâu
sau khi dùng thuốc với PCBs xảy ra.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng sinh sản cũng đã được thực hiện trong quần thể
người tiếp xúc với PCB. Trẻ em sinh ra phụ nữ đã làm việc với PCB trong các
nhà máy cho thấy trọng lượng sơ sinh giảm và giảm đáng kể trong tuổi thai với
tiếp xúc ngày càng tăng với PCB. Các nghiên cứu trong các quần thể cá được
cho là có tiếp xúc cao với PCB cũng đề nghị giảm tương tự. Điều này tác dụng
tương tự được nhìn thấy trong nhiều loài động vật tiếp xúc với PCB, và cho
thấy ảnh hưởng sinh sản có thể là quan trọng trong con người sau khi tiếp xúc
với PCB.

 Ảnh hưởng đến Thần kinh

Phát triển thích hợp của hệ thống thần kinh là rất quan trọng cho việc học tập
sớm và có thể có những tác động tiềm năng đáng kể cho sức khỏe của cá nhân
trong suốt cuộc đời của mình. Ảnh hưởng của PCB phát triển hệ thống thần
kinh đã được nghiên cứu trên khỉ và một loạt các loài động vật khác. Khỉ sơ
12
sinh tiếp xúc với PCB cho thấy thâm hụt liên tục và đáng kể trong phát triển
thần kinh, bao gồm cả bộ nhớ công nhận trực quan ngắn hạn, và học tập. Một số
các nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng các loại PCB phổ biến
nhất được tìm thấy trong sữa mẹ.

Các nghiên cứu ở người đã cho thấy hiệu ứng tương tự như những người quan
sát thấy ở khỉ tiếp xúc với PCB, bao gồm thâm hụt ngân sách học tập và thay
đổi trong hoạt động liên quan đến tiếp xúc với PCB. Sự tương tự trong các hiệu
ứng quan sát thấy ở người và động vật cung cấp hỗ trợ bổ sung cho các hiệu
ứng thần kinh tiềm năng của PCB.

 Ảnh hưởng Nội tiết

Hiện đã có ý nghĩa thảo luận và nghiên cứu về ảnh hưởng của chất gây ô nhiễm
môi trường trên hệ thống nội tiết (“phá vỡ nội tiết”). Trong khi ý nghĩa của sự
rối loạn nội tiết là một vấn đề phổ biến rộng rãi ở người và động vật là một chủ
đề nghiên cứu liên tục, các PCBs đã được chứng minh ảnh hưởng đến nồng độ
hormone tuyến giáp ở động vật và con người. Nồng độ hormone tuyến giáp là
quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, và thay đổi nồng độ
hormone tuyến giáp có thể có tác động đáng kể.

Nó đã được chứng minh rằng PCB làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong
động vật gặm nhấm, và rằng những giảm đã dẫn đến thâm hụt ngân sách phát
triển ở động vật, bao gồm cả thâm hụt trong buổi điều trần. Phơi nhiễm PCB
cũng đã được kết hợp với những thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp ở trẻ sơ
sinh trong các nghiên cứu được tiến hành ở Hà Lan và Nhật Bản. Nghiên cứu bổ
sung sẽ được yêu cầu để xác định tầm quan trọng của những hiệu ứng này trong
dân số con người.

 Tác dụng khác không phải ung thư

Một loạt các bệnh khác không phải ung thư do ảnh hưởng của PCBs đã được
báo cáo ở động vật và con người, bao gồm cả các hiệu ứng da và mắt ở khỉ và
con người, và nhiễm độc gan ở loài gặm nhấm. Độ cao huyết áp, chất béo trung
tính trong huyết thanh, và cholesterol trong huyết thanh cũng đã được báo cáo
với tăng nồng độ huyết thanh của PCB trong con người.

 Gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính

Đối với nhiễm độc cấp tính:

+ Chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng, phù mặt và tay.

13
+ Bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc cấu trúc của da và móng tay.

+ Chức năng gan và hệ thống miễn dịch thay đổi.

+ Đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất
lực.

Đối với nhiễm độc mãn tính:

+ Ban đỏ trên mặt, cổ, vai, cánh tay, ngực và bụng ( đặc biệt vùng rốn và
bìu).

+ Da trở nên kô và ngứa nhiều, các mụn trứng cá không gây viêm, các
nang lông chứa bã nhờn và keratin.

+ Bệnh toàn thân có các biểu hiện như viêm gan to, rối loạn tiêu hóa,
huyết niệu, bỏng mắt, bất lực ( thường là biến chứng), biến đổi một số
men trong máu và triglyxerit.

4.Con đường lây nhiễm

-Qua đường tiêu hoá

+ Do ăn uống thức ăn bị nhiễm PCB , nuốt không chủ định đâu , đất , vật liệu
chứ PCB .

+ PCB tích tụ sinh học trong cơ thể

+ Các tuyến đường phổ biến nhất tiếp xúc với PCB là do ăn cá bị ô nhiễm trong
chuỗi thức ăn của chúng có chứa PCB thường có trong nguồn nước thải . Lượng
PCB này có thể lưu trữ trong mỡ của cá .

-Qua đường hô hấp

-PCB đó bay hơi hoặc hình thành do phát sinh không chủ định qua quá trình đốt
, cháy nổ gia nhiệt cao với các vật liệu , thiết bị chứa các tiền chất của PCB tồn
tại trong không khí . Nó sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp .

-Truyền từ mẹ sang con

+PCB có thể truyền từ mẹ sang con qua quá trình mang thai hoặc cho con bú.

-Tiếp xúc qua da

14
+Làm việc với vật liệu , thiết bị và chất thải như dầu máy biến áp tụ điện , máy
cắtc, thiết bị nâng hạ thủy lực , bơm cao áp ...chwusa PCB hoặc vô tình tiếp xúc
với đất , trầm tích có chứa PCB..

+Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “PCB có thể hấp thụ nhanh chóng qua da”
(Wester và cả,1983 ) .Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 24h có tới 15,2 -
33,9 % PCB được hấp thụ qua da.

III.Các biểu hiện

Nhiễm độc PCB đối với người và động vật thường được phát hiện thông qua
các triệu chứng sau:

1. Đối với nhiễm độc cấp tính:


+ Chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng, phù mặt và tay.
+ Bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc cấu trúc của da và móng tay.
+ Chức năng gan và hệ thống miễn dịch thay đổi.
+ Đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất
lực.
2.Đối với nhiễm độc mãn tính:
+ Ban đỏ trên mặt, cổ, vai, cánh tay, ngực và bụng ( đặc biệt vùng rốn và
bìu).
+ Da trở nên kô và ngứa nhiều, các mụn trứng cá không gây viêm, các
nang lông chứa bã nhờn và keratin.
+ Bệnh toàn thân có các biểu hiện như viêm gan to, rối loạn tiêu hóa,
huyết niệu, bỏng mắt, bất lực ( thường là biến chứng), biến đổi một số
men trong máu và triglyxerit.

IV.Cách phòng ngừa PCB

- Không ăn và đặt thức ăn gần những vật liệu nghi nhiễm hoặc nhiễm PCB.
- Rửa tay bằng nước ấm/ xà phòng sau khi tiếp xúc với vật liệu nhiễm
PCB.
- Sử dụng mặt nạ hô hấp với bộ lọc khí hữu cơ và bụi khi tiếp xúc với
PCB.
- Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp để bảo vệ da khỏi sự
tiếp xúc với PCB..
- Tránh ăn các loại cá, động vật vỏ cứng tại các nguồn nước bị nghi nhiễm
PCB.
- Tránh ăn các sản phẩm động vật nhiều chất béo nghi nhiễm PCB.

15
Các tài liệu và link tham khảo
https://123docz.net/document/4012332-bao-cao-doc-hoc-moi-truong-
chat-pcb-polychlorinated-biphenyls.htm
https://congnghiepmoitruong.vn/tim-hieu-ve-chat-thai-nguy-hai-pop-va-
pcb-7950.html
Độc tố học và an toàn thực phẩm .NXB KHKT 2006 -Lê Ngọc Tú

16

You might also like