You are on page 1of 6

NHẬN ĐỊNH CHƯƠNG III KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENNIN

1. Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. tr.88
 Đúng
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất hay tinh thần tồn tại trong cơ
thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
Hàng hóa sức lao động là một hàng hóa đặc biệt bởi giá trị của nó không
những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân

Ví dụ:
2. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết
định.
 Đúng
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất hay tinh thần tồn tại trong cơ
thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản
xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động
sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng
số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao
động ở trạng thái bình thường.
3. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau.
 Đúng (coi lại)
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy
định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất ra sức lao động.
4. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét
trên phạm vi xã hội. tr.86
 Đúng
- Lưu thông hàng hoá là Hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng
hoá trong quá trình mua bán hàng hoá, trừ trường hợp vận chuyển hàng hoá của
tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về kho lưu giữ
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và
người mua. Do đó, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Lưu thông
hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên
phạm vi xã hội. Giá trị thặng dư được tạo ra từ 1 hàng hóa đặc biệt. Bí mật ở
đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong
quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo
tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
Ví dụ:

5. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát.
 Đúng (có thể BỎ)
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
- Lạm phát là tình trạng số tiền đang có nhiều hơn số tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa.
Vì thế nếu tiền công thực tế tăng đồng nghĩa với việc cùng một lượng tiền
đó có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Có nghĩa là số tiền có sẽ nhiều hơn
tiền cần thiết cho lưu thông hay tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng
tỷ lệ thuận với lạm phát
Ví dụ:

6. Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa. tr.94
 Sai
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. (Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế)
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hóa sức
lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh
nghĩa không thay đổi, nhưng gỉá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên
hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tể sẽ giảm xuống hay tăng lên.
Ví dụ:

7. Ngày lao động bao gồm thời giao lao động cần thiết và thời gian lao động thặng
dư. Tr.95
 Đúng
- Thời giao lao động cần thiết (T’): thời gian phải làm trả lại cho nhà tư bản
- Thời gian lao động thặng dư (T): thời gian phải làm tạo ra giá trị thặng dư cho
nhà tư bản
Chưa biết giải thích nè
Ví dụ:

8. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
 Sai
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở
rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang
nhà xưởng, mua thêm nguyên-vật liệu, trang thiết bị, máy móc,…
Ví dụ:
9. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá
trị
thăng dư. Tr.105
 Đúng
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục
mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở
mang nhà xưởng, mua thêm nguyên-vật liệu, trang thiết bị, máy móc,…
Không biết giải thích luôn ^^
Ví dụ:
10.Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.
 Sai
Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Vì thế nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra từ trong sản xuất kinh doanh.
Ví dụ:

11. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản
cố định và tư bản lưu động. tr.97
 Đúng
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình
thái nhất định quay trở về với hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một
đơn vị thời gian nhất định. N=CH/ch
Nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo
quản, sửa chữa tài sản cố định, giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng quỹ khấu
hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản
phụ thêm.
Nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản
ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà
không cần có tư bản phụ thêm.
(này chép trên mạng xin đừng hỏi vì sao <3)
12. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng
dư trong sản xuất.
 Sai
- Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của giá trị thặng dư được tạo ra trong
sản xuất kinh doanh và được tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương
nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng cho tư bản công nghiệp theo nguyên tắc
lợi nhuận bình quân.
- Lợi tức cho vay là một phần của lợi nhuận bình quân được tạo ra trong sản xuất
kinh doanh.
Chỉ có lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư trong sản
xuất.
Ví dụ:

13. Tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.
 Đúng
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. m’=m/v*100%
- Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa
thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở
rộng sản xuất kinh doanh
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy là tỷ suất giá trị thặng
dư. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng
dư. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy.
Ví dụ: thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua
thêm nguyên-vật liệu, trang thiết bị, máy móc,…
14. Dịch vụ và tư bản cho vay đều là hàng hóa đặc biệt.
 Đúng
- Dịch vụ: là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình
nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng
- Tư bản cho vay có đặc điểm: Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối
với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.
Dịch vụ vàTt bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt, vì khi cho vay hay
cung cấp dịch vụ người bán hay người cung cấp không mất quyền sở
hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất
định.
Ví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân

15. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hoá đúng giá trị.
 Sai ( hỏi lại Diệp)
- Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế của xã hội (G) với chi phí sản
xuất tư bản chủ nghĩa (K)
- Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị thì sẽ có lợi nhuận (giá trị thặng dư)
nhưng để lợi nhuận bằng giá trị thặng dư thì còn phụ thuộc vào quy luật
cung cầu tức trong trường hợp này, cung bằng cầu, khi đó giá cả bằng giá trị
kéo theo doanh thu ổn định và từ đó lợi nhuận thu lợi sẽ bằng giá trị thặng
dư.
VÍ DỤ: 80c+20v+20m = 120
Qs = Quy định => Giá cả ổn định định => doanh thu = 120
=> P = 20 và m = 20

You might also like