You are on page 1of 2

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất
cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng.

2. Tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phòng, chống tham nhũng; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây
dựng một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng".

3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ
có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

4. Thực hiện cải cách hành chính quyết liệt hơn, chú trọng rà soát, đơn giản hóa, công khai thủ tục
hành chính, mở rộng các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến; công khai, minh bạch, tạo điều
kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin và giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức.

5. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án liên quan đến tham nhũng nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vụ việc phát sinh
mới với nguyên tắc: "Tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó", "Không có vùng cấm",
"Không có ngoại lệ". Kiên quyết xử lý nghiêm những người bao che, dung túng, tiếp tay cho tham
nhũng, can thiệp, cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng. Ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng
nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, nhất là "tham nhũng vặt" trong giải quyết
công việc.

6. Các cơ quan chức năng tập trung nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm các hành vi phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Phối
hợp chặt chẽ trong giải quyết các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham
nhũng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng. Chú trọng công tác điều tra,
mở rộng án, thu hồi tài sản, không để các đối tượng đối phó, tiêu hủy tài liệu, bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

7. Xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, sai phạm về chuyên môn,
điều chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Thực
hiện nghiêm túc, đầy đủ việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và PCTN
trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của Luật PCTN năm 2018.

GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN THAM NHŨNG

- Việc phát hiện tham nhũng còn nhiều hạn chế như: Công tác kiểm tra của cơ quan, đơn vị không được
thường xuyên, liên tục. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng hầu hết được người đứng đầu cơ quan, đơn vị
chỉ đạo xử lý nội bộ mà không được chuyển đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Công tác thanh tra,
kiểm toán chất lượng chưa cao, phân định dấu hiệu vi phạm hành chính và hình sự không rõ ràng, kết luận
thanh tra, kiểm toán thiên về xử lý hành chính và thu hồi tài sản do vậy tỷ lệ phát hiện tham nhũng qua thanh
tra, kiểm toán rất thấp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo của công
dân chưa được đề cao, chất lượng thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, đề xuất biện pháp giải quyết với
cấp có thẩm quyền còn hạn chế và có biểu hiện bao che, nể nang, né tránh khi phát hiện hành vi tham nhũng.

- Để công tác phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng đạt chất lượng, hiệu quả và dần đi vào nề nếp, có một số
giải pháp cụ thể như sau:

1. Nâng cao chất lượng, phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán, phát huy
vai trò lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong việc phát hiện, chỉ đạo kịp thời, xử lý nghiêm minh các
hành vi tham nhũng, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc phát hiện, xử lý
cán bộ công chức tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt chỉ thị 15 - CT/TW, ngày 07/7/2007 của Bộ Chính
trị về sự lãnh đạo của Đảng trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng trong tình hình
mới.

2.Tăng cường phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm toán giám sát của các cơ quan chức
năng; qua điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự, nhất là qua các vụ án kinh tế, án ma tuý, đánh
bạc, mại dâm… Mở rộng quan hệ với các tổ chức chống tội phạm quốc tế, khai thác để phát hiện các
hành vi tham nhũng thông qua kênh thông tin của các cơ quan, tổ chức chống tội phạm quốc tế.

3.Nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử án hình sự nói chung và án tham nhũng nói riêng đảm
bảo khách quan, trung thực và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật không làm oan
người vô tội , không để lọt tội phạm.

4.Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác giám sát và phản
biện xã hội để phát hiện các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng
như xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, ngân hàng, tín dụng...

5.Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức và nhân dân nhận diện được các hành vi tham nhũng,
có thái độ căm ghét và tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo ra môi trường xã hội tẩy
chay các hành vi tham nhũng. Từ đó, khuyến khích quần chúng nhân dân và báo chí tham gia vào
cuộc đấu tranh; Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi trù dập người tố cáo.

Việc tách nhập hồ sơ vụ án, Đình chỉ, tạm đình chỉ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn bị can, bị cáo phạm tội
tham nhũng phải thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Định tội danh cần xem xét
động cơ phạm tội, hành vi, thủ đoạn phạm tội, khách thể bị xâm hại và các tình tiết khác trong vụ án để định
tội, tránh tình trạng bị can, bị cáo có hành vi tham nhũng nhưng khi tiến hành điều tra, xử lý sang loại tội
phạm khác. Hạn chế mức thấp nhất bị can, bị cáo phạm tội tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng thậm
chí đặc biệt nghiêm trọng mà cho hưởng mức án thấp hơn nhiều so với mức thấp nhất của khung hình phạt
liền kề hoặc cho hưởng án treo không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, gây bức xúc trong dư luận
xã hội.

6.Xây dựng một số đạo luật như Luật Bảo vệ nhân chứng, Bảo vệ người tố cáo, Luật Tiếp cận thông
tin, Luật Đạo đức công chức, Luật Bí mật nhà nước, quy định về giải quyết đơn thư tố cáo nặc danh...

Đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng, là công cụ hỗ trợ vô cùng cần thiết để các chủ thể trong công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng tiến hành các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi
tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng tốt nhất

7.Điều quan trọng hàng đầu là xây dựng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật “vừa
hồng, vừa chuyên”, có lập trường quan điểm chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng,
có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu đáp ứng được với cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và tội phạm tham nhũng nói riêng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng và phức tạp hiện nay.

You might also like