You are on page 1of 13

Họ và tên : HOÀNG LAN ANH

BÀI KIỂM TRA SỐ 1


Mã sinh viên : 11204295
Môn Phân tích Báo cáo tài chính
Lớp chuyên ngành : Kiểm toán 62A

Đề kiểm tra số 1:

Dựa vào tài liệu trên hãy vận dụng phương pháp đồ thị để:

1. Phân tích tình hình đầu tư của các công ty (tài sản, vốn chủ sở hữu (VCSH), nợ phải trả )? Nhận xét tổng thể về 4 công ty?

2. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của các công ty (doanh thu, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận gộp )? Nhận xét tổng thể về 4

công ty?

1
Yêu cầu 1: Phân tích tình hình đầu tư của các công ty (tài sản, vốn chủ sở hữu (VCSH), nợ phải trả )? Nhận xét tổng thể về 4 công ty?
Bảng 1.Bảng các chỉ tiêu vốn đầu tư các Công ty CP SX Thép năm (2019 – 2021)

Tên công ty Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
2019 2020 2021 2020 – 2019 2021 - 2020

+/- % +/- %

1. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 101.776 131.511 178.236 29.735 29,22 46.725 35,53
Công ty Hòa
2. Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 44.205 53.503 75.000 9.298 21,03 21.497 40,18
Phát
3. Nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 57.571 78.008 103.236 20.437 35,50 25.228 32,34

4. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 19.240 17.491 22.187 -1.749 -9,09 4.696 26,85
Công ty Tôn
5. Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 5.310 6.030 8.711 720 13,56 2.681 44,46
Hoa Sen
6. Nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 13.930 11.461 13.476 -2.469 -17,72 2.015 17,58

Công ty 7. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 8.064 7.763 15.398 -301 -3,73 7.635 98,35
Thép Nam 8. Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 2.994 3.099 4.452 105 3,51 1.353 43,66
Kim 9. Nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 5.070 4.664 10.946 -406 -8,01 6.282 134,69

10. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 3.573 2.774 4.195 -799 -22,36 1.421 51,23
Công ty CP
Thép Tiến 11. Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 1.535 1.471 1.699 -64 -4,17 228 15,50
Lên
12. Nợ phải trả bình quân (tỷ đồng) 2.038 1.303 2.496 -735 -36,06 1.193 91,56

2
Nhận xét:
- Tổng tài sản bình quân trong giai đoạn 2019 – 2021 của Hoà Phát là cao nhất và có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng mạnh
nhất trong giai đoạn 2020 – 2021 với tốc độ tăng 35,53%
- Tổng tài sản bình quân trong giai đoạn 2019 – 2021 của các công ty Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên đều có sự sụt
giảm trong năm 2020 và có sự tăng lại vào năm 2021. Trong đó, Tổng tài sản bình quân năm 2021 của Thép Nam Kim có sự tăng
mạnh so với năm 2020, tăng 7.635 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 98,35%.
- Giai đoạn 2019 – 2020 là giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh COVID – 19, do vậy những công ty quy
mô vừa và nhỏ như Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên có sự giảm nhẹ trong tổng tài sản bình quân, còn Hoà Phát
vẫn giữ được xu hướng tăng chỉ tiêu này.
- Giai đoạn 2020 – 2021 là giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, do vậy cả 4 công ty Hoà Phát, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến
Lên đều có tổng tài sản bình quân năm 2021 tăng so với năm 2020, trong đó, Thép Nam Kim có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất với
tốc độ tăng 98,35%.
3
Nhận xét:
- Vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2019 – 2021 của các công ty Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim đều có xu hướng tăng
qua các năm, trong đó, Vốn chủ sở hữu bình quân của Hoà Phát là cao nhất. Tuy nhiên, do đại dịch COVID 19 nên trong giai đoạn
2019 – 2020, vốn chủ sở hữu của các công ty Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim tăng chậm với tốc độ tăng lần lượt là 21,03%,
13,56%, 3,51%. Giai đoạn 2020 – 2021, ghi nhận sự tốc độ tăng ổn định trở lại trong chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu bình quân của các
công ty Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim lần lượt là 40,18%, 44,46%, 43,66%.
- Vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2019 – 2021 của công ty CP Thép Tiến Lên có sự sụt giảm vào năm 2020, chỉ tiêu này năm
2020 giảm 64 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng tốc độ giảm 4,17%, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19.
Tuy nhiên đã ghi nhận sự tăng lại vào năm 2021, tuy nhiên tốc độ tăng chậm, chỉ ở mức 15,5%.

4
Nhận xét:
- Nợ phải trả bình quân giai đoạn 2019 – 2021 của Hoà Phát là cao nhất và có xu hướng tăng ổn định qua từng năm.
- Nợ phải trả bình quân giai đoạn 2019 – 2021 của các công ty Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên đều có sự sụt giảm
vào năm 2020 và có sự tăng lại vào năm 2021. Trong đó, tại Thép Nam Kim, chỉ tiêu này năm 2021 tăng đột biến so với năm 2020,
tăng 6.282 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 134,69%. Bên cạnh đó, tại CP Thép Tiến lên, cũng ghi nhận sự tăng mạnh của chỉ tiêu này
trong năm 2021 so với năm 2020, tăng 1.193 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 91,56%.

5
Nhận xét:
- Nhìn chung, trong năm 2019, cả 4 công ty đều có Nợ phải trả bình quân cao hơn so với Vốn chủ sở hữu.
- Năm 2019, tại Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Thép Tiến lên, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân chiếm phần lớn trong tổng
nguồn vốn, lần lượt là 56,6%, 72,40%, 62,87%, 57,04%. Điều này chứng tỏ, cả 4 công ty đều đã sử dụng hình thức huy động vốn
bằng vay nợ nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, tại Tôn Hoa Sen, việc Nợ phải trả bình quân chiếm đến hơn 70% tổng
nguồn vốn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể đang bị phụ thuộc vào hình thức huy động vốn vay dẫn đến rủi ro tại chính tại
doanh nghiệp này cũng cao hơn rất nhiều so với 3 doanh nghiệp còn lại.

6
Nhận xét:
- Trong năm 2020, tại Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân đều cao hơn so với Vốn chủ sở hữu
bình quân. Tuy nhiên, tại Thép Tiến Lên, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân lại thấp hơn so với Vốn chủ sở hữu, cơ cấu nguồn vốn có
thay đổi so với năm 2019.
- Trong năm 2020, tại Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân chiếm phần lớn tổng nguồn vốn, lần
lượt chiếm 59,5%, 64,71%, 60,52%. Điều này chứng tỏ, cả 3 công ty đều đã biết sử dụng hình thức huy động vốn bằng vay nợ nhằm
tăng hiệu quả kinh doanh. Khi so sánh với năm 2019, tỷ lệ Nợ phải trả bình quân trong tổng nguồn vốn tại Hoà Phát và Thép Nam
Kim tăng nhẹ, còn tỷ lệ này tại Tôn Hoa Sen đã giảm từ hơn 70% về mức 64,71%, điều này chứng tỏ Tôn Hoa Sen đã có những biện
pháp nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào vốn vay từ đó giảm rủi ro tài chính.
- Trong năm 2020, tại Thép Tiến Lên, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân không còn chiếm phần lớn, chiếm 48,15%. Khi so sánh với năm
2019, tỷ lệ Nợ phải trả bình quân trong tổng nguồn vốn tại doanh nghiệp này có sự giảm nhẹ, điều này có thể do ảnh hưởng của đại
dịch COVID – 19 làm cho việc vay vốn đầu tư tín dụng gặp nhiều khó khăn.
7
Nhận xét:
- Trong năm 2021, chỉ tiêu Nợ phải trả bình quân tại cả 4 công ty đều lớn hơn Vốn chủ sở hữu bình quân.
- Trong năm 2021, tại Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Thép Tiến Lên, Nợ phải trả bình quân chiếm phần lớn trong nguồn
vốn, lần lượt là 57,87%, 61,90%, 70,78%, 59,52%. Khi so sánh với năm 2020, tại Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, tỷ lệ Nợ phải trả bình
quân trong nguồn vốn giảm nhẹ; tại Thép Nam Kim, Thép Tiến Lên tỷ lệ này có sự tăng mạnh, tăng lần lượt 10,26% và 11,37%.
Nguyên nhân của sự tăng mạnh này có thể do năm 2021 là năm nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhà nước có những biện pháp
khuyến khích nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn đầu tín dụng, vì vậy đối với những
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây chính là cơ hội để phát triển, mở rộng quy mô của mình. Tuy nhiên với tỷ lệ Nợ phải trả bình quân
trong nguồn vốn khá cao thì cũng mang đến nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng phải chịu thêm phần chi
phí lãi vay cao, cho nên doanh nghiệp cần có những biện pháp kiểm soát những khoản nợ đó.

8
Yêu cầu 2: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của các công ty (doanh thu, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận gộp )? Nhận xét tổng thể về 4
công ty?
Bảng 2.Bảng các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của các Công ty CP SX Thép năm (2019 – 2021)

Tên công Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch
ty 2019 2020 2021 2020 – 2019 2021 - 2020

+/- % +/- %
1. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 7.578 13.506 34.520 5.928 78,23 21.014 155,59
Công ty
2. Doanh thu (tỷ đồng) 64.678 91.279 150.865 26.601 41,13 59.586 65,28
Hòa Phát
3. Lợi nhuận gộp (tỷ đồng) 11.185 18.904 41.108 7.719 69,01 22.204 117,46

4. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 361 1.153 4.313 792 219,39 3.160 274,07
Công ty
Tôn Hoa 5. Doanh thu (tỷ đồng) 28.081 27.765 48.987 -316 -1,13 21.222 76,43
Sen 6. Lợi nhuận gộp (tỷ đồng) 3.199 4.628 8.874 1.429 44,67 4.246 91,75

7. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 47 295 2.225 248 527,66 1.930 654,24
Công ty
Thép Nam 8. Doanh thu (tỷ đồng) 12.224 11.613 28.206 -611 -5,00 16.593 142,88
Kim
9. Lợi nhuận gộp (tỷ đồng) 341 869 4.269 528 154,84 3.400 391,25

10. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) (146) 79 456 225 154,11 377 477,22
Công ty CP
11. Doanh thu (tỷ đồng) 5.400 4.085 4.645 -1.315 -24,35 560 13,71
Thép Tiến
Lên 12. Lợi nhuận gộp (tỷ đồng) 166 265 677 99 59,64 412 155,47

9
Nhận xét:
- Nhìn chung, trong giai đoạn 2019 – 2021, Lợi nhuận sau thuế của cả 4 công ty đều có xu hướng tăng, trong đó, Lợi nhuận sau thuế
của Hoà Phát là cao nhất.
- Trong giai đoạn 2019 – 2020, Lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên đều tăng mạnh
với tốc độ tăng lần lượt là 78,23%, 219,39%, 527,66%, 154,11%. Trong đó, Thép Nam Kim đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ với
tốc độ tăng đột biến và CP Thép Tiến Lên có dấu hiệu bắt đầu kinh doanh có lãi.

10
Nhận xét:
- Trong giai đoạn 2019 – 2021, Doanh thu của Hoà Phát luôn giữ vị trí đứng đầu, có xu hướng tăng nhưng tăng mạnh trong giai đoạn
2020 – 2021. Doanh thu năm 2021 của Hoà Phát tăng 59.586 so với năm 2020 tương ứng tốc độ tăng 65,28%.
- Trong giai đoạn 2019 – 2021, tại Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, Thép Tiến Lên, doanh thu tuy có sự sụt giảm vào năm 2020 nhưng
tăng lại vào năm 2021. Khi so sánh doanh thu của Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trong năm 2021 với năm 2020, đều ghi nhận sự
tăng doanh thu mạnh mẽ với tốc độ tăng lần lượt là 76,43%, 142,88%. Bên cạnh đó, doanh thu của Thép Tiến Lên năm 2021 có xu
hướng tăng so với năm 2020 nhưng chỉ tăng nhẹ với tốc độ tăng 13,71%.
- Giai đoạn 2019 - 2020 là giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID – 19, cộng thêm các công ty có quy mô
nhỏ và vừa thường rất nhạy cảm với các biến động của nền kinh tế, vì vậy các công ty như Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép
Tiến lên không tránh khỏi việc doanh thu bị sụt giảm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2020 – 2021, nhờ có những chính sách của nhà
nước nhằm phục hồi nền kinh tế, doanh thu của các công ty đã tăng đáng kể.
11
Nhận xét:
- Nhìn chung, trong giai đoạn 2019 – 2021, Lợi nhuận gộp ở cả 4 công ty đều có xu hướng tăng. Trong đó, Lợi nhuận gộp của Hoà
Phát vẫn giữ vị trí số một, tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2020 – 2021 với tốc độ tăng 117,46%.
- Trong giai đoạn 2019 – 2020, mặc dù Lợi nhuận gộp ở Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên đều tăng nhưng
tốc độ tăng chậm hơn so với giai đoạn 2020 – 2021, nguyên nhân là do giai đoạn 2019 – 2020 là giai đoạn nền kinh tế chịu nhiều
ảnh hưởng nhất bởi đại dịch COVID – 19.
- Tại năm 2020, xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu Lợi nhuận gộp và Doanh thu tại Tôn Hoa Sen, Thép Nam Kim, CP Thép Tiến Lên ta
thấy mặc dù Doanh thu của cả 3 công ty này trong năm 2020 đều giảm so với năm 2019 nhưng Lợi nhuận gộp vẫn tăng so với năm
2019, điều này chứng tỏ cả 3 doanh nghiệp đã có những biện pháp kiểm soát tốt chi phí.

12
13

You might also like