You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
🕮

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Học phần: Chính trị học


Đề tài: So sánh Chủ nghĩa toàn trị và Chủ nghĩa tự do cá nhân
Giảng viên hướng dẫn: TS. Võ Châu Thịnh

Sinh viên thực hiện : 1. Bùi Thị Nam Giang - 2056200120


2. Trần Thúy Hường - 2156031016
3. Phạm Thanh Thư - 2156031116
4. Lê Hồng Thái - 21560310555
5. Phạm Trần Bảo Ngọc - 2156031036

Lớp : BÁO CHÍ K21C_CLC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2023


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Tiêu chí Nội dung Bố cục Trình bày Tổng

Điểm

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN


….……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày…..tháng….năm 2023

2
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT MSSV Tên Đánh giá

1 2056200120 Bùi Thị Nam Giang Hoàn thành tốt nội dung được giao
gồm phần: Lý do chọn đề tài;
chương IV: Tình hình chính trị Việt
Nam hiện nay đặt trong tương quan
giữa chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa
tự do cá nhân và phần Kết luận.

2 2156031116 Phạm Thanh Thư Hoàn thành tốt các nội dung được
giao gồm phần: Đối tượng và phạm
vi nghiên cứu của đề tài; Kết cấu tiểu
luận và nội dung chương III: Những
kiến giải về con người trong chủ
nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá
nhân.
3 2156031036 Phạm Trần Bảo Ngọc Hoàn thành tốt nội dung được giao
gồm phần: tổng hợp, trình bày nội
dung tiểu luận; nội dung chương I về
chủ nghĩa toàn trị: khái quát khái
niệm, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
đặc điểm, phân tích mô hình nhà
nước theo chủ nghĩa toàn trị.

4 2156031016 Trần Thúy Hường Hoàn thành tốt nội dung được giao
gồm phần: Ý nghĩa đề tài và danh
mục tài liệu tham khảo; nội dung
chương II về chủ nghĩa tự do cá
nhân: Khái niệm, hoàn cảnh lịch sử,
đặc điểm của chủ nghĩa tự do cá
nhân, chủ nghĩa tự do cá nhân trong
thời đại ngày nay.
5 2156031056 Lê Hồng Thái Hoàn thành tốt nội dung được giao
gồm phần: lý do chọn đề tài, kết
luận; chương IV về tình hình chính trị
Việt Nam hiện nay đặt trong tương
quan giữa chủ nghĩa toàn trị và chủ
nghĩa tự do cá nhân.

3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 5
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................... 5
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................................................... 6
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................................................. 6

III. Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................................................... 6


1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................................................................................................... 6
2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................................................................... 6

IV. Kết cấu tiểu luận ............................................................................................................................... 7

B. NỘI DUNG...................................................................................................................................... 8
I. Chủ nghĩa toàn trị................................................................................................................................. 8
1. Khái niệm ................................................................................................................................................................................. 8
2. Hoàn cảnh lịch sử ................................................................................................................................................................. 8
3. Đặc điểm của chủ nghĩa toàn trị .................................................................................................................................12
4. Các mô hình nhà nước theo chủ nghĩa toàn trị ...................................................................................................12

II. Chủ nghĩa tự do cá nhân...............................................................................................................18


1. Khái niệm ...............................................................................................................................................................................18
2. Hoàn cảnh lịch sử ...............................................................................................................................................................19
3. Đặc điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân ....................................................................................................................27
4. Chủ nghĩa tự do cá nhân trong thời đại ngày nay .............................................................................................29

III. Những kiến giải về con người theo chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá nhân ......30
IV. Tình hình chính trị Việt Nam hiện nay đặt trong tương quan giữa chủ nghĩa toàn trị
và chủ nghĩa tự do cá nhân........................................................................................................................34
1. Tác động của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa toàn trị đến tình hình chính trị Việt Nam hiện nay:
.................................................................................................................................................................................................................34
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và công tác xây dựng Đảng hiện nay
.................................................................................................................................................................................................................41
3. Giải pháp nhằm phòng, chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay ................................................41

C. KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 45


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 47
I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................................................47
II. Tài liệu tiếng anh ............................................................................................................................47
III. Website ..............................................................................................................................................47

4
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Con người luôn đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng và vận hành xã hội. Bản
thân mỗi người luôn trang bị cho mình những lý tưởng sống, quan điểm và góc nhìn
khác nhau có liên quan đến nhân sinh quan của mỗi người. Trong một xã hội rộng lớn
luôn bao trùm rất nhiều kiểu người theo những chủ nghĩa khác nhau, dù có cùng màu
da, quốc tịch hay đang sinh sống, học tập và làm việc dưới dùng một chế độ. Con người
ta vẫn có thể mang trong mình những chủ nghĩa, lý lẽ sống khác nhau. Mặt khác, ngay
cả trong những nhóm xã hội dù là nhỏ nhất vẫn có khả năng phát sinh mâu thuẫn hay
có sự tương đồng trong cách nhìn nhận quan điểm của bản thân. Từ đó, có sự phân chia
giữa những người theo chủ nghĩa toàn trị và những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân.
Hai chủ nghĩa này cần được nhìn nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc đặt trong
bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại với sự thay đổi chóng mặt. Những người theo một
trong hai chủ nghĩa cũng dần xuất hiện sự giao thoa lẫn nhau về mục đích so với thời
kỳ lịch sử phân chia rạch ròi trước đây của hai chủ nghĩa nêu trên.
Thực tế cho thấy, chủ nghĩa toàn trị hay chủ nghĩa cá nhân đều hướng điều đầu tiên
là sự thăng tiến của xã hội. Hai hệ tư tưởng luôn hướng đến sự thúc đẩy xã hội dần tiến
lên trong những thời đại chính trị mới, thế giới phát triển không ngừng.
Mỗi cá nhân trong chúng ta đều có một tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn xã hội riêng
biệt được sử dụng để giúp chúng ta có quan điểm cá nhân về những vấn đề xã hội. Lấy
ví dụ, trong xã hội văn minh hiện đại của chúng ta, sẽ chẳng có con người tỉnh táo nào
chấp nhận hành vi giết người vô nhân tính. Nhưng một khi đã bị bịt mắt bởi lý tưởng,
con người đơn giản sẽ trở thành một con rối cho lý tưởng, và họ sẽ răm rắp thực hiện
mệnh lệnh của chế độ độc tài. Những con người sống trong chế độ toàn trị, toàn quyền
sẽ phải tuân theo những kẻ mang trong mình quyền lực biến đổi và cầm trịch xã hội.
Những kẻ độc tài toàn trị trói buộc con người bằng cách khiến họ quên đi rằng họ có sự
tự do đó. Người Đức đã phải mất một thế hệ mới tìm lại được giá trị tự do trong chính
trị. Ngược lại, trong chủ nghĩa tự do cá nhân mỗi chúng ta đều hoàn toàn có khả năng
biến đổi môi trường sống xung quanh chúng ta và làm những gì mà chúng ta muốn. Lý
5
tưởng có thể che mắt con người, có thể tìm cách trói buộc con người, những con người
hoàn toàn có thể phá vỡ xiềng xích đó, bởi trong tư tưởng của mình, con người là tự do.
Ngày nay, những vấn đề chính trị – xã hội trên thế giới đang vô cùng phức tạp. Ở nhiều
quốc gia, vùng miền, những tư tưởng của chủ nghĩa cực đoan đang tìm cách trỗi dậy.
Vì vậy, những nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị và tự do cá nhân chính là sự cảnh tỉnh
quan trọng, để giúp con người bảo vệ tự do và tránh lặp lại những sai lầm trong quá
khứ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để đi sâu tìm hiểu vấn đề quyền lực chính trị
trong toàn trị và tự do trong tiến trình phát triển của xã hội. Nhằm hiểu biết sâu rộng
hơn sự đối nghịch của hai chủ nghĩa chính trị toàn trị và tự do cá nhân, đó là lý do để
em chọn đề tài viết bài thu hoạch với tựa đề “So sánh chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự
do cá nhân”.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ nghĩa tự do cá nhân và chủ nghĩa toàn trị.
2. Phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn tình hình chính trị Việt Nam và một số nhà nước trên thế giới theo chủ
nghĩa tự do cá nhân hoặc chủ nghĩa toàn trị.
III. Ý nghĩa đề tài
1. Ý nghĩa lý luận
Bài tiểu luận góp phần làm rõ những khái niệm, bối cảnh ra đời, lịch sử hình thành
cũng như đặc điểm của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa toàn trị tại các nước trên thế giới.
Đồng thời, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau để thấy được những đặc trưng
cơ bản trong chính trị Việt Nam hiện nay đặt trong tương quan giữa chủ nghĩa toàn trị
và chủ nghĩa tự do cá nhân.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng quát, tìm hiểu thực tiễn về những đặc điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân và
chủ nghĩa toàn trị trên thế giới, thông qua một số mô hình nhà nước đặc trưng đã từng
theo các chủ nghĩa này.
Vận dụng kiến thức về chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá nhân để đưa ra
những kiến giải về con người theo chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá nhân.
6
Phân tích tình hình chính trị Việt Nam hiện nay đặt trong tương quan giữa chủ
nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá nhân.
IV. Kết cấu tiểu luận
Nội dung chính của tiểu luận chia làm 2 phần: phần mở đầu và phần nội dung.
Trong đó, phần mở đầu nêu khái quát về lý do, đặc điểm, ý nghĩa của tiểu luận. Phần
nội dung gồm phần lý luận và kết luận.

7
B. NỘI DUNG
I. Chủ nghĩa toàn trị
1. Khái niệm
Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là một khái niệm chính trị mô tả một chính thể
nhà nước áp đặt chế độ chuyên chế, mọi công dân trong xã hội, cả công và tư, đều bị
đảng chính trị cầm quyền giám sát, kiểm soát và điều hành. Nó được đặc trưng bởi sự
cai trị trung tâm mạnh mẽ nhằm kiểm soát và chỉ đạo tất cả các khía cạnh của cuộc sống
cá nhân thông qua sự ép buộc và đàn áp. Chủ nghĩa toàn trị không cho phép tự do cá
nhân, nhà nước kiểm soát mọi thứ và không có giá trị nào cho ý kiến của một cá nhân.
Các thể chế và tổ chức xã hội truyền thống khác bị cấm và đàn áp, khiến mọi người bắt
buộc phải tham gia vào một hình thức thống nhất duy nhất.
Trong chế độ toàn trị, luật và quy định được ban hành, công dân và các tổ chức dân
sự có nghĩa vụ tuân theo luật do đảng cầm quyền ban hành. Sự cai trị của chủ nghĩa toàn
trị được thành lập dựa trên những ý tưởng gắn liền với một triết lý chính trị thống trị. Ý
chí của đảng cầm quyền, hay đảng cầm quyền, thường được phản ánh trong khái niệm
quản trị toàn trị, nói cách khác, hệ tư tưởng của nhà nước và đảng cầm quyền gần như
được coi là giống nhau.
2. Hoàn cảnh lịch sử
2.1 Cơ sở lý luận
Tầm nhìn và “lý tưởng” của Platon đã trở thành nguồn cảm hứng và tiêu chuẩn cho
giai đoạn dài trong thế kỷ XX, dưới cái tên là Nhà nước toàn trị, diễn ra bằng cả hình
thức cộng sản lẫn phát xít. Chính vì lý do đó mà Platon được xem là cha đẻ của nhà
nước toàn trị.
2.1.1 Sơ lược về Platon
Platon (tên thật là Aristocles) là nhà triết học đa tài, tư tưởng triết học của ông bao
trùm lên rất nhiều lĩnh vực như: chính trị, xã hội, nhà nước, giáo dục, mỹ học. Platon
(tiếng Hy Lạp: Πλάτων đọc là Platôn, tiếng Anh: Plato; tiếng Pháp: Platon đọc là
Platông) sinh khoảng năm 424 (có tài liệu: 428 TCN trong một gia đình quý tộc ở
Athens, qua đời khoảng năm 348 (hoặc 347) TCN, là một nhà triết học Hy Lạp xuất
sắc, một môn đệ của Socrates (Xôcrat), người thầy của Aristoteles (Arixtôt) và là người
8
sáng lập Học viện hay còn gọi là Viện Hàn lâm (Academia) ở Athens năm 387 TCN,
được phương Tây coi là trường đại học đầu tiên.
Có thể nói nhà triết học đạo đức Socrates (469 - 399 TCN) là người ảnh hưởng lớn
đến cả cuộc đời và tư tưởng của Platon. Tư tưởng đạo đức cùng với đức hạnh và lối
sống của Socrates là tấm gương mà Platon luôn luôn noi theo. Từ những vấn đề học hỏi
cho đến cái chết bất công của Socrates đã hình thành nên tư tưởng chính trị xã hội của
Platon. Thực ra Socrates cũng như những triết gia trước, không có đề cập gì nhiều đến
vấn đề chính trị xã hội mà chỉ nói đến đạo đức và lý trí. Ông nói: “một xã hội sáng suốt
là một xã hội mà trong đó người dân cảm thấy được hưởng quyền lợi thì nhiều, mà bị
hạn chế tự do thì ít. Trong xã hội ấy, ăn ngay ở thẳng là giữ đúng quyền lợi và nghĩa
vụ mình và an ninh trật tự cũng như thiện chí trong xã hội”.
Về phần chính quyền theo Socrates, là giai cấp lãnh đạo thì phải lo an dân, chăm sóc
đời sống và bảo vệ họ, còn ngược lại thì đó chỉ là một nhóm ô hợp hỗn độn và không
xứng đáng. Do vậy ông chủ trương chống chế độ chủ nô dân chủ mà ủng hộ chủ nô quý
tộc và đó là lý do mà ông đã bị kết án tử hình sau khi đám chủ nô dân chủ lên nắm
quyền. Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp thì mọi người phải nhận thức được
đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm soát được lòng ham
muốn và chịu trách nhiệm đối với bản thân mình (cái chết của ông là một lời khẳng định
về tính trách nhiệm đó) để khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và đi đến một xã hội kỷ cương. Và
tất nhiên, con người phải luôn cố gắng học hỏi và phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những
tham vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô minh.
Năm 399 TCN Socrates bị chính quyền Athens (do lân bang Sprata - kẻ thắng trận
trong cuộc chiến Peloponesia dựng lên) kết án tử hình, với hình phạt buộc uống thuốc
độc tại nhà tù. Chính cái chết của Socrates đã khiến Platon day dứt khôn nguôi và kết
quả dẫn tới thái độ cự tuyệt đối với chính trị, và thái độ đó đã đặc biệt ảnh hưởng đến
tâm trí Platon.
2.1.2 Quan điểm nhà nước và xã hội của Plato
Trong phần này, chúng tôi sẽ khái quát những nội dung sau: 1) về hạnh phúc và đạo
đức, 2) về mối quan hệ của đời sống tinh thần đối với cấu trúc giai cấp xã hội và công
việc quản lý đất nước.

9
2.1.2.1 Về hạnh phúc và đạo đức
Điều đầu tiên khi bàn về hạnh phúc, Platon luôn mong muốn xây dựng một xã hội
tốt đẹp, nơi mọi người đều có được hạnh phúc. Platon thông qua Socrates khi bàn về
hạnh phúc đã cho rằng: “… khi 19 thiết lập thành quốc, ngô bối không nhằm làm cho
một giai cấp hết sức sung sướng, mà nhằm làm cho toàn thể thành quốc đều sung sướng,
càng nhiều càng tốt…”.
Về đạo đức, Platon cho rằng đạo đức là nguyên nhân tất yếu của hạnh phúc. Người
hạnh phúc theo Platon là người đứng đắn. Người hạnh phúc nhất là người không có bất
kỳ xấu xa nào trong tâm hồn. Trong tác phẩm “Crito” đã làm rõ điều đó: “… điều quan
trọng hơn hết ở đời không phải sống, mà là sống tốt đẹp… Sống tốt đẹp nghĩa tương tự
sống lương thiện hoặc sống chính trực…”
2.1.2.2 Cấu trúc gia cấp xã hội và công việc quản lý đất nước
Quốc gia lý tưởng
Từ lập luận tâm hồn (linh hồn) con người có cấu trúc ba phần: phần dục vọng (the
appetite part), phần tinh thần (the spirited part) và phần lý trí (the rational part). Platon
đã đi đến xem xét bốn phẩm chất đạo đức cơ bản của con người: Thông thái (Wisdom),
Dũng cảm (Courage), Điều độ (Temperance) và Công chính (Justice). Theo Platon một
nhà nước công bằng là một nhà nước có sự phối hợp hài hòa giữa ba đẳng cấp với ba
loại linh hồn khác nhau và nhiệm vụ khác nhau trong nhà nước: đẳng cấp cầm quyền,
bảo vệ (Rulers hay Guardians), đẳng cấp vệ binh (Auxiliaries) và đẳng cấp người sản
xuất (Producers). Nhà triết học có phần lý trí là căn bản trong linh hồn nên thuộc đẳng
cấp cầm quyền; hai đẳng cấp còn lại có nhiệm vụ phòng vệ xã hội chống ngoại xâm và
lao động sản xuất vật chất để nuôi sống xã hội.
Con người chỉ có thể hoàn thiện nhân cách trong một nhà nước được tổ chức hợp lý,
mục đích của triết học là xây dựng một nhà nước hoàn toàn lý tưởng và hoàn thiện.
Nước cộng hòa lý tưởng của Platon là xã hội của mệnh lệnh.
Trong nhà nước lý tưởng của Plato có người cai trị và kẻ bị trị, những người giám hộ
đóng vai trò giúp mỗi thành viên trong xã hội lựa chọn cấp bậc và vị trí phải giữ. Mọi
khía cạnh của đời sống của mỗi cá nhân đều phải được nhà nước kiểm soát và chỉ đạo.
Plato từng nói: “Nguyên tắc căn bản là: không có người nào, cả nam lẫn nữ, bị bỏ lại
ngoài vòng kiểm soát; và cũng không có ai, dù đang làm việc hay đang chơi, được có ý
10
nghĩ trong đầu là tập hành động đơn lẻ và theo sáng kiến của mình, mà phải luôn luôn
sống, cả trong chiến tranh lẫn trong hòa bình, với đôi mắt thường xuyên nhìn vào người
chỉ huy của mình và đi theo hướng dẫn của người đó”.
Theo lời Platon thì: “...Những người cai trị phải kiểm soát và điều tiết tất cả các
ngành, cả thương mại lẫn sản xuất, cả bên trong thành bang và với các các thành bang
khác. Người dân sẽ không được tự do đi lại từ thành bang này sang thành bang khác.
Mối tương tác như vậy gây ra nguy cơ pha trộn giữa các nền văn hóa, có thể làm suy
yếu nghiêm trọng chính thể tốt dưới những bộ luật đúng đắn”.
Không có gì nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Không có khía cạnh nào của
cuộc sống cá nhân còn là vấn đề riêng tư. Đơn cử như vấn đề sinh sản sẽ được kiểm
soát nghiêm ngặt để đảm bảo duy trì dân số phù hợp với quy mô 5.040 người, thành
bang lý tưởng - đủ lớn để có sự phân công lao động cần cho việc thực hiện các nhiệm
vụ, nhưng vẫn đủ nhỏ, để cho tất cả mọi người đều quen biết nhau. Người cai trị sẽ
quyết định đối tượng tham gia sinh sản (dựa trên các tiêu chí: ngoại hình, trí tuệ, phẩm
cách) để đảm bảo toàn thể công dân đều “khỏe mạnh”. Dân cư dư thừa sẽ được gửi ra
nước ngoài để lập ra các khu định cư hoặc trẻ sơ sinh sẽ bị bỏ cho chết.
Người ta gọi Platon cha đẻ về mặt trí tuệ của chủ nghĩa tập thể về chính trị và kinh
tế, và nhà nước toàn trị vì theo Platon, các cá nhân chỉ còn là một mắt xích trong cái
bánh xe của nhà nước lý tưởng của Platon mà thôi. Mọi thứ đều được kế hoạch hoá:
Tiền lương và giá cả do nhà nước quy định; những người giám hộ quyết định việc phân
bổ dân số trong hệ thống phân công lao động bằng cách phân cho mỗi người, ngay từ
khi còn nhỏ, một nghề hoặc nhiệm vụ cụ thể, phải làm suốt đời. Toàn bộ công việc buôn
bán trong nước và quốc tế đều do nhà nước kiểm soát và điều tiết, theo “nhu cầu phù
hợp lý” của thành bang; nhà nước cũng quản lý chặt chẽ những thứ mà người dân có
thể học hỏi và chia sẻ về các xã hội khác.
Trong tác phẩm The Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù của
nó – 1945), triết gia Sir Karl Popper, đưa ra kết luận như sau: Chưa có người nào căm
thù cá nhân chân thành hơn…Platon căm thù cá nhân và quyền tự do của cá nhân…
Trong lĩnh vực chính trị, đối với Platon cá nhân chính là cái ác…Ông chỉ quan tâm tới
toàn bộ tập thể, và công lý, đối với ông, chỉ là sức khỏe, sự thống nhất, và ổn định của
tập thể.
11
2.2 Cơ sở thực tiễn
Vào đầu những năm 1920, thuật ngữ totalitario lần đầu được nhà độc tài người Ý
Benito Mussolini để mô tả nhà nước phát xít mới của Ý , mà ông mô tả thêm là “all
within the state, none outside the state, none against the state”(tạm dịch: tất cả trong nhà
nước, không ai ở bên ngoài nhà nước, không ai chống lại nhà nước).
Vào đầu Thế chiến II , chế độ toàn trị đã trở thành đồng nghĩa với chính phủ độc
đảng tuyệt đối và áp bức. Trên thực tế Mussolini đã đặt ra thuật ngữ này. Nhưng sự
kiểm soát của Mussolini với xã hội nước Ý không cứng rắn, triệt để như Hitler hay
Stalin, ảnh hưởng của ông ta cũng không rộng khắp đến vậy. Phát xít Ý vẫn còn để
trống nhiều lĩnh vực xã hội rộng lớn.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chuyên chính vô sản được nhân rộng ra nhiều nước
trên thế giới: ở Đông Âu, châu Á, châu Mỹ la-tinh,… Nhưng dù mang hình thức nào,
xô-viết hay dân chủ nhân dân, chuyên chính vô sản cũng là một chế độ toàn trị, biểu
hiện qua tình trạng độc quyền toàn diện.
3. Đặc điểm của chủ nghĩa toàn trị
Chủ nghĩa toàn trị thể hiện ở bốn yếu tố như sau: Thứ nhất, một đảng duy nhất nắm
độc quyền trong hoạt động chính trị. Thứ hai, Đảng chính trị độc quyền được trang bị
một ý thức hệ (hệ tư tưởng) và ý thức hệ này trở thành chân lý chính thống của Nhà
nước, mọi hoạt động đều là hoạt động của Nhà nước và đều lệ thuộc vào ý thức hệ. Thứ
ba, Nhà nước nắm độc quyền về các lực lượng vũ trang. Thứ tư, tất cả các phương tiện
thông tin đại chúng đều được lãnh đạo, chỉ huy bởi Đảng cầm quyền và Chính phủ. Thứ
tư, phần lớn các hoạt động kinh tế đều lệ thuộc vào Nhà nước và theo một cách nào đó,
trở thành một bộ phận của chính Nhà nước. Các hoạt động kinh tế này cũng được nhuộm
màu ý thức hệ, nói cách khác Nhà nước định hướng cho toàn bộ nền kinh tế xuất phát
từ trung ương.
4. Các mô hình nhà nước theo chủ nghĩa toàn trị
Ở phần này, chúng tôi xét cụ thể 3 mô hình nhà nước dựa trên 2 chế độ Phát xít và
Cộng sản tiêu biểu: Đệ tam đế chế (Đức Quốc Xã), Liên Minh Xô Viết thời Stalin, Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông.

12
4.1 Đệ tam đế chế (Đức Quốc Xã)
4.1.1 Khái quát chung chế độ Phát xít
Nổi bật trong chủ nghĩa Phát xít là mô hình nhà nước Đức Quốc Xã. Đức Quốc Xã,
còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Đức, là nước Đức trong thời kỳ 1933–1945 đặt
dưới một chế độ độc tài toàn trị chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc Xã
(NSDAP).
Có 3 nước phát xít lớn trên thế giới đó là Đức Quốc xã, Phát xít Ý (thời kỳ nước Ý
nằm dưới quyền thống trị của Đảng Phát xít Ý do Quốc trưởng Benito Mussolini lãnh
đạo từ năm 1922 đến năm 1943) và Đế quốc Nhật Bản (một nhà nước lịch sử của Nhật
Bản tồn tại từ cuộc Cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản
được ban hành năm 1947). Đây là 3 quốc gia đã hình thành khối Trục – phe chống lại
lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nước phát xít trong phe Trục đều có mục tiêu chung là: Thứ nhất, xây dựng một
nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo
loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ. Thứ hai, xây dựng quân đội hùng mạnh
với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt. Kế tiếp, chủ
trương đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ
nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ. Đồng thời,thủ tiêu kinh tế
thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ
cho lợi ích quốc gia. Đặc biệt, nhà cầm quyền chủ trương kích động tư tưởng dân tộc,
kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng
dân tộc và phân biệt chủng tộc
4.1.2 Chủ nghĩa toàn trị đặt trong nhà nước Đức Quốc Xã
Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn
trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống.
Ra đời trong bối cảnh Đức trở thành nước thua trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,
vì vậy Đức phải gánh chịu khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh theo quy định trong
Hòa ước Versailles năm 1919. Điều này đã đưa đến sức ép rất lớn cho nền kinh tế Đức.
Đặc biệt khi chính phủ in tiền để trả nợ cho đất nước, nước Đức đã lâm vào khủng hoảng
chưa từng có: siêu lạm phát khiến giá cả tăng cao, vấn đề lương thực dẫn đến nhiều
cuộc bạo động, nạn thất nghiệp ngày càng tồi tệ. Ngay lúc này, sự kiện thị trường chứng

13
khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 kéo theo cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933 càng khiến nước Đức trở nên bất ổn và hỗn loạn hơn bao giờ
hết. Tình trạng căng thẳng cùng sự bất lực của chính Đảng đã khiến người dân ngày
càng bất mãn. Lợi dụng thời cơ này, Đảng Quốc xã và Hitler đã đưa ra những lời hứa
hẹn về một chính quyền mạnh mẽ, giúp nước Đức vượt qua thời kỳ khó khăn và biến
Đức trở thành một cường quốc. Chính vì vậy, Đảng Quốc xã đã chiếm được lòng tin
của người dân, trở thành đảng nắm quyền kế tục thay cho Đảng Công dân Đức. Với sự
kiện Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, chủ
nghĩa phát xít đã thực sự lên nắm quyền tại Đức.
Độc quyền mọi mặt của xã hội
Một nét đặc trưng nổi bật của Đức Quốc Xã là vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt
là bài Do Thái. Các dân tộc German (chủng tộc Bắc Âu) được cho là chủng tộc Aryan
thuần khiết nhất, do đó là chủng tộc thượng đẳng. Hàng triệu người Do Thái và các nạn
nhân khác, bất kỳ ai mà Quốc xã cho là "đáng ghét, hạ đẳng, không mong muốn", đã bị
khủng bố và tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust. Những địch thủ đối lập chống lại
quy tắc của Hitler đều bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Quốc xã đã giam cầm, trục xuất và
giết hại những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các
Giáo hội Cơ đốc cũng bị áp bức, với hàng loạt lãnh đạo bị bắt giam. Nền giáo dục tập
trung vào sinh học về chủng tộc, chính sách dân số và rèn luyện thể lực để thực hiện
nghĩa vụ quân sự. Nữ giới bị hạn chế về nghề nghiệp và những cơ hội được học tập.
Các hoạt động du lịch và giải trí được tổ chức thông qua chương trình Kraft durch
Freude, và Thế vận hội mùa hè 1936 là một dịp để Đế chế Thứ ba giới thiệu mình ra
với thế giới. Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels đã sử dụng phim ảnh, các cuộc
mít tinh lớn, và tài hùng biện của Hitler một cách hiệu quả để khống chế dư luận. Chính
quyền kiểm soát biểu hiện nghệ thuật, thúc đẩy các hình thức nghệ thuật cụ thể và ngăn
chặn hoặc không khuyến khích các hình thức khác.
4.2 Liên Minh Xô Viết thời Stalin
4.2.1 Khái quát chung
Vào năm 1922, Liên Minh Xô Viết (viết tắt: Liên Xô) ra đời và được chính thức
tuyên bố là một “nhà nước thống nhất đơn nhất” gồm 4 nước cộng hòa Xô viết XHCN
thành viên (Nga, Ukraine, Belorussia, và Ngoại Kavkaz), do đảng Bolshevik thành lập.
14
Joseph Stalin (21-12-1879/5-3-1953) là một nhà cách mạng Bolshevik, người đã trở
thành tổng bí thư của đảng cộng sản và kế nhiệm Lenin làm thủ tướng của Liên
Xô,Stalin lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi
ông qua đời vào năm 1953. Ông chia sẻ ước mơ đưa Liên Xô trở thành nước cộng sản
hùng mạnh nhất thế giới cùng với Lenin. Ông tin vào chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa
Mác và trên thực tế, ông đã hứa với người dân của mình rằng ông sẽ thực hiện các chính
sách của Lenin để biến Liên Xô thành một siêu cường. Tuy nhiên, ông đã rời xa chính
sách kinh tế của Lenin và áp dụng các chính sách kinh tế mới của riêng mình.
4.2.2 Chủ nghĩa toàn trị đặt trong nhà nước Xô Viết
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa toàn trị ở Liên Xô bắt nguồn từ chính nguồn gốc
của Đảng bolshevik Nga - một bộ phận của Đảng Dân chủ – xã hội Nga (tên đầy đủ là
Đảng Công nhân Dân chủ – xã hội Nga, Russian Social Democratic Workers’ Party).
Trong hoàn cảnh của những nước lạc hậu về kinh tế, trình độ dân trí không cao, phong
trào cách mạng chịu sự đàn áp ác liệt của các thế lực bảo thủ, phản động, thì trong số
các đảng phái đấu tranh cho sự đổi mới, đảng cộng sản được tổ chức theo kiểu bolshevik
là tổ chức có sức chịu đựng cao nhất, có khả năng vượt qua được những sự đàn áp khốc
liệt nhất. Chính kỷ luật thép và ý chí cao đã giúp Đảng bolshevik giành được chính
quyền và lần lượt loại bỏ các đảng phái khác ra khỏi chính trường nước Nga. Nhưng ưu
điểm trong đấu tranh giành quyền lực lại cũng là nhược điểm trong thời kỳ nắm chính
quyền. Tính chất kỷ luật thép, tâm lý phục tùng là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
cho xu hướng tập trung quyền hành, độc đoán, chuyên quyền, nhất là khi Đảng
bolshevik độc chiếm chính quyền.
Đến thời Stalin, Liên Xô trở thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế
giới, trong thực tế đã trở thành một nhà nước tiêu biểu cho chế độ toàn trị, bao gồm các
đặc trưng:
Độc quyền về chính trị
Đến thời Stalin, ông đã gây ra một tác động khủng bố về mặt tâm lý chẳng những đối
với nhân dân Liên Xô mà đối với cả các đồng chí của ông. Stalin đã loại trừ tất cả những
đối thủ chính trị vào cuối năm 1934 và trở thành một lãnh tụ tuyệt đối trong đảng và
chính quyền. Tại Đại hội XX của Đảng cộng sản Liên Xô (năm 1956), Tổng bí thư Đảng
lúc đó là N. Khrushchev (người thường được coi là đại biểu cho chủ nghĩa xét lại hiện
15
đại) đã phát biểu như sau: “Chính Stalin đã phát minh ra khái niệm “kẻ thù của nhân
dân”. (…); danh từ đó mở ra khả năng sử dụng sự đàn áp khốc liệt nhất… chống lại
bất cứ ai tỏ ra, dù chỉ một chút, bất đồng ý kiến với Stalin”. (Trích theo: Isaac Deutscher,
Sđd, tr. 680)
Về nguyên tắc lãnh đạo, Stalin chủ trương tập trung quyền lực vào một người, tạo ra
chủ nghĩa sùng bái cá nhân. Trong một thời gian dài cho đến khi chết, Josef Stalin vừa
làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vừa làm Thủ tướng Chính phủ. Hơn 20 năm
cầm quyền của Stalin từ 1930 đến 1953 được đánh dấu bằng những đợt khủng bố quy
mô có hệ thống mà nạn nhân đầu tiên là các sắc dân thiểu số, rồi đến nông dân, tư sản
trí thức và thành phần quân đội bị nghi ngờ chống đảng.
Độc quyền về tư tưởng
Chủ nghĩa Marx trở thành hệ tư tưởng chính thống, và để phân biệt chủ nghĩa Marx
theo cách giải thích của Lênin với chủ nghĩa Marx theo cách giải thích của Bernstein
hay Kautsky, Stalin đã sáng tạo ra một tên gọi mới: chủ nghĩa Marx-Lenin.
Chủ nghĩa Marx-Lenin trở thành ý thức hệ quốc gia, chiếm địa vị thống trị trong toàn
bộ đời sống tư tưởng – văn hoá của xã hội. Chẳng những chi phối toàn bộ các môn khoa
học xã hội, nó còn thống trị cả các hoạt động văn học – nghệ thuật, thậm chí còn chi
phối cả các môn khoa học tự nhiên nữa.
Độc quyền kinh tế
Về mặt kinh tế, trái ngược với chính sách kinh tế mới của Lênin, chủ nghĩa Stalin
đặc trưng bằng sự xóa bỏ hẳn nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế sang một mô hình
tập trung cao độ, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước thông qua chỉ
hai hình thức "sở hữu toàn dân" và "sở hữu tập thể".
Toàn bộ nền kinh tế được điều hành theo mệnh lệnh từ trên xuống dưới nhất nhất
theo "kinh tế kế hoạch hóa" kế hoạch sản xuất là pháp lệnh rất nghiêm ngặt. Liên Xô
liên tiếp tiến hành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch 7 năm để thực hiện "công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa" trong công nghiệp và "tập thể hóa nông nghiệp". Bằng những kế
hoạch kinh tế ngắn hạn 5-7 năm, Stalin đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc công
nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử thế giới.

16
4.3 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông
4.3.1 Khái quát chung
Mao Trạch Đông - nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa - một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất trong lịch sử hiện đại Trung
Quốc. Ông là lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một trong những
người sáng lập ĐCSTQ từ tháng 7/1921.
Kể từ 1/10/1949, Trung Quốc được điều hành bởi một chính đảng - Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Vai trò lãnh đạo của đảng được ghi trong hiến pháp là đảng kiểm soát
chính phủ, cảnh sát và quân đội. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã kế tục truyền thống
toàn trị thời Liên Xô của Stalin, nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử Trung
Hoa. Phương thức toàn trị Xô Viết, với hệ thống tuyên huấn, dân vận, trại cải tạo, trại
tập trung, mạng lưới những tay chân của chế độ có mặt khắp nơi theo dõi dân chúng…,
đã được truyền từ đảng Cộng Sản Liên Xô sang đảng Cộng Sản Trung Quốc.
4.3.2 Chủ nghĩa toàn trị đặt trong nhà nước Trung Quốc
Mao Trạch Đông đã tái tạo mô hình toàn trị Liên Xô bằng các phương tiện tương tự,
như Cách mạng Đại nhảy vọt 1958 - 1962 bằng cách tập hợp những người lao động
nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc thành từng nhóm quy mô lớn. Mao Trạch Đông
chủ trương theo đuổi một thiên đường không tưởng, tất cả mọi thứ phải là sở hữu tập
thể. Trong bếp ăn tập thể, thức ăn, được phân phối theo thìa dựa theo công tội, đã trở
thành một vũ khí để buộc người dân phải theo sát từng mệnh lệnh của Đảng. Cuộc cách
mạng không tưởng này đã gây ra nạn đói lớn chưa từng thấy, khoảng 45 triệu người
chết.
Đỉnh điểm là cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1966 -1976), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách
mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan
trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt
một thập kỷ tại Trung Quốc. Đại Cách mạng Văn hoá Vô sản tạo ra hiện tượng sùng bài
cá nhân Mao Trạch Đông để “đè bẹp những người trong chính quyền theo con đường
tư bản”
Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo với mục tiêu
“đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề
thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo và tinh thần của toàn bộ xã hội".

17
"Phá bỏ bốn cũ" - phá bỏ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và tập quán cũ được
cho là khẩu hiệu chính trị nổi tiếng nhất trong thời kỳ lãnh đạo của cố chủ tịch Mao
Trạch Đông.
Đại Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ
binh hay Vệ binh đỏ - những thanh niên được giáo dục sùng bái chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Mao Trạch Đông, được coi là xung kích trong việc đấu tranh, xoá bỏ những
hủ tục trong xã hội. Tuy nhiên chiến dịch không có điều khoản cụ thể, các Hồng vệ binh
hoạt động tự do và diễn giải theo ý của họ, dần dần, lực lượng này trở nên quá khích,
họ sử dụng bạo lực tra tấn, phá hoại và cướp đoạt tài sản, nhà cửa, bức tử những cán bộ,
đảng viên, tướng lĩnh, người dân mà họ cho là thiếu tin tưởng, nghi ngờ bất đồng quan
điểm với Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Số lượng nạn nhân bị chết trong giai đoạn bi thương này của lịch sử Trung Quốc
cũng có nhiều ước tính khác nhau, người ta ước tính có khoảng từ 12 triệu đến 20 triệu
người, bao gồm 5,4 triệu Hồng vệ binh, phải đi lao động nặng nhọc ở nông thôn – trong
đó có 1 triệu người Thượng Hải, tương đương với 18% dân số thành phố vào lúc đó.
Khoảng 3 triệu Đảng viên bị kỷ luật và cầm tù, và khoảng 60% Đảng viên bị khai trừ,
nhiều người trong số họ phải lao động nặng nhọc trong suốt thời gian này. Ngoài ra các
trường đại học của Trung Quốc bị đóng cửa suốt trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa
khiến cả một thế hệ của Trung Quốc không được hưởng nền giáo dục đại học. Trong
những năm 1980, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang nói rõ ràng
khoảng 100 triệu người Trung Quốc phải chịu nhiều đau khổ trong Cách mạng Văn hóa.
II. Chủ nghĩa tự do cá nhân
1. Khái niệm
Chủ nghĩa tự do cá nhân là quan điểm cho rằng mỗi người đều có quyền sống theo
cách mà mình thích, miễn là người đó tôn trọng quyền của những người khác. Những
người theo chủ nghĩa tự do cá nhân bảo vệ quyền sống, quyền tự do và tài sản của mỗi
người – đấy là những quyền mà người ta được hưởng một cách tự nhiên, trước cả khi
nhà nước được thành lập. (David Boaz (1997) Libertarianism: A Primer. New York:
The Free Press).

18
2. Hoàn cảnh lịch sử
2.1. Bối cảnh ra đời
Giống như hầu hết các tư tưởng hiện đại, chủ nghĩa tự do xuất hiện vào khoảng thế
kỷ XVII và nó có ý định chữa trị căn bệnh bất công tràn lan từ thuở khởi nguyên của
thế giới chúng ta.
Vào thời điểm này, mọi người bắt đầu mắc “căn bệnh” nghèo trong khi lại làm người
giàu càng giàu hơn. Tức là vào thời điểm này, đa số mọi người bị thống trị bởi một số
kiểu lãnh chúa và cống nạp cho lãnh chúa với sưu thuế theo dạng tiền, thức ăn, quân
nhu hay bất cứ thứ gì họ làm ra.
Một quý ngài tên Thomas Paine đã nói là: “Có hai tầng lớp riêng biệt trong quốc gia,
những người đóng thuế, và những kẻ nhận nó và sống bằng nó”. Cho nên cái ý niệm về
chủ nghĩa tự do cá nhân thật sự xuất hiện như cái cách của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản xuất hiện.
2.2. Tiến trình lịch sử
2.2.1. Lịch sử hình thành
“Quyền Tự nhiên” của John Locke
Về phương diện lịch sử thì người đầu tiên hình thành nên chủ nghĩa tự do cá nhân
phải kể đến là John Locke (1632–1704). Locke được giáo dục tại trường Westminster
và Christ Church ở Oxford, và sau đó tiếp tục nghiên cứu y khoa. Vào năm 1666 ông
trở thành bác sĩ cá nhân cho Anthony Ashley Cooper, mà sau này là Earl Shaftesbury,
và được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng khi Shaftesbury trở thành Chủ tịch thượng
viện năm 1672. Sau đó khi Shaftesbury tham gia vào âm mưu đưa Công tước vùng
Monmouth lên làm vua, và Locke dù không đóng bất cứ vai trò nào trong âm mưu này,
ông nghĩ tốt hơn nên rời Anh tới Hà Lan năm 1683. Năm 1684 Charles II cắt trợ cấp
giảng dạy mà ông vốn hưởng từ năm 1659, và Jame II đã cố gắng tác động để dẫn độ
ông. Nhưng cuối cùng ông được tha thứ và trở lại Anh sau sự lên ngôi của William
Orange. Ngoài “Lá thư bàn về lòng khoan dung”, luận văn “Bàn về Chính quyền dân
sự”, và các tác phẩm chính trị khác, ông còn có một đóng góp quan trọng cho lý thuyết
về nhận thức với tác phẩm “Một nghiên cứu về giác tính con người”. Tư tưởng chính
trị của Locke được thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền
(1689).
19
Khi phát triển diễn giải riêng của ông về tự do trong Khảo luận thứ hai về chính
quyền để phản ứng với các các hoàn cảnh và những mối bận tâm chính trị này, cũng
như các vấn đề lý thuyết mà chúng ta vừa nêu lên, như John Plamenatz thấy, Locke hiểu
về tự do không như Hobbes hiểu – như là sự vắng mặt bổn phận trong trạng thái tự
nhiên, hoặc như quyền làm điều gì luật pháp không cấm trong xã hội dân sự - mà như
một quyền đạo đức mà chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ. Do đó, ngay lúc khởi đầu, Locke
phân biệt giữa hai dạng tự do: thứ nhất, tự do tự nhiên, mà con người thụ hưởng trong
trạng thái tự nhiên trước khi hình thành xã hội dân sự hay xã hội chính trị; và thứ hai,
tự do dân sự, mà con người có thể thụ hưởng trong xã hội dân sự hay chính trị dưới sự
bảo vệ của chính phủ dân sự.
Locke giải thích sự phân biệt này trong các thuật ngữ:
“Sự tự do tự nhiên của con người là sự tự do khỏi bất cứ quyền lực tối cao trên trái
đất, và không nằm dưới ý chí hay thẩm quyền lập pháp của con người, nhưng chỉ có
duy nhất luật tự nhiên cai trị anh ta. Sự tự do của con người, trong xã hội, là không
nằm dưới bất cứ quyền lực lập pháp nào ngoài quyền lực pháp lý được thiết lập trong
một công quốc bởi sự đồng thuận, cũng không nằm dưới sự chi phối của bất cứ ý chí
hay sự ràng buộc của bất cứ luật pháp nào, ngoài những điều mà cơ quan lập pháp ban
hành theo sự ủy thác đặt vào nó.”
Locke nói thêm rằng sự tự do trong xã hội dân sự không phải là sự tự do mà Sir
Filmes nói với chúng ta, một sự tự do cho mọi người để sống như họ muốn, và không
bị trói buộc bởi bất cứ luật nào. Vì sự tự do dân sự, Locke nhấn mạnh, không được đánh
đồng với sự phóng túng bừa bãi như vậy. Mà theo ông đúng hơn là:
“Sự tự do của con người dưới sự cai trị của một chính quyền, là sống với một Luật
lệ lâu dài, áp dụng chung cho mọi người, và được ban hành bởi cơ quan lập pháp; một
sự tự do theo sau ý chí của tôi trong mọi sự nơi đâu mà luật không quy định; và không
phải phục tùng ý chí tùy tiện của kẻ khác.”
Rõ ràng từ định nghĩa mở rộng này, khái niệm về tự do của Locke, cũng giống như
lý thuyết về nghĩa vụ chính trị của ông, chắc chắn bắt nguồn từ quan niệm của ông về
một “trạng thái tự nhiên” tiền chính trị. Với ông, đó là tình trạng trong đó mọi người,
như là tạo vật của Thượng đế, thụ hưởng một số quyền tự nhiên cơ bản và thực hiện
một số nghĩa vụ tự nhiên tương ứng trước khi hình thành xã hội và chính phủ dân sự.
20
Đặc biệt, Locke tin rằng trong trạng thái tự nhiên này, mỗi cá nhân có một quyền tự
nhiên bất khả xâm phạm đối với sinh mạng, sự tự do, và tài sản.
Theo quan điểm của Locke, trạng thái tự nhiên được quản lý bởi các luật tự nhiên,
đó là một tập hợp các quy tắc đạo đức do thượng đế mang lại, có giá trị khách quan,
phổ quát, sẽ chỉ dẫn cho con người biết phải hành động như thế nào. Ngoài ra, luật tự
nhiên đó còn có thể khám phá ra bởi lý tính con người và “dạy con người… rằng tất cả
là bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tự do, và
tài sản của người khác.”
Với Locke, thì các dạng tự do mà ông phân biệt trong Khảo luận thứ hai về chính
quyền – tự do tự nhiên và tự do dân sự - được giới hạn bởi luật. Trong trạng thái tự
nhiên sự tự do tự nhiên của con người bị giới hạn bởi luật tự nhiên, luật quy định các
quyền và nghĩa vụ tự nhiên của con người cá nhân. Trong xã hội dân sự, sự tự do dân
sự của con người bị giới hạn bởi luật thực định, luật phù hợp với luật tự nhiên, được
ban hành và củng cố bởi nhánh lập pháp của chính quyền. Theo lý giải của Locke, sức
mạnh lập pháp vẫn còn tiếp tục, dựa vào sự đồng thuận và bị giới hạn trong thẩm quyền
pháp lý của nó bởi mục đích trung tâm mà từ đó nó được hình thành – cụ thể là, bảo vệ
các quyền tự nhiên của chủ thể cá nhân, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.
“Bàn về tự do” của John Stuart Mill
Người tiếp theo tiếp tục phát triển chủ nghĩa tự do cá nhân trong thế kỷ 19 là John
Stuart Mill(1806-1873). Là một “thần đồng” có học vấn rất cao và có nhiều thành tựu
trong nhiều ngành khoa học khác nhau (lôgíc học, khoa học luận, luật học, kinh tế chính
trị…), J.S.Mill là tác giả được học giới đặc biệt quan tâm và ngưỡng mộ. Vào thế kỷ
19, Thủ tướng Anh Gladstone đã gọi ông là “vị Thánh của thuyết duy lý”. J. S. Shapiro,
năm 1943, gọi ông là “người phát ngôn hàng đầu của chủ nghĩa tự do trong thế kỷ 19”.
Mười năm sau, Karl Britton, người viết tiểu sử của Mill, viết:“Mill tạo nên một ảnh
hưởng đến tư duy triết học trong và ngoài nước mà ít có nhà tư tưởng hàng đầu nào
khác có thể vượt qua được”. Leopold von Wiese, nhà xã hội học Đức, gần đây lại cho
rằng: “Trong lịch sử tư tưởng Âu Châu hiện đại, chỉ có một số ít các học giả được nhiều
ngành khoa học xem trọng như trường hợp của Mill”. Tư tưởng của ông được thể hiện
chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về tự do”. Ngay trong khói lửa của Thế chiến II, J. S.
Shapiro, năm 1943, đã nhận định:
21
“Thậm chí đến ngày nay, tác phẩm “Bàn về Tự do” vẫn giữ nguyên giá trị như là
biểu hiện tốt nhất và hoàn chỉnh nhất về niềm tin vào sự tiến bộ của nhân loại bằng sự
tự do tư tưởng. Trong mọi nước và mọi thời, chưa có quyển sách nào trình bày rõ ràng
và bảo vệ kiên quyết cho học thuyết về tự do cá nhân đến như thế”
Khi phát triển định nghĩa riêng của mình về tự do, Mill bắt đầu với khái niệm tiêu
cực về tự do như sau: sự tự do của cá nhân để làm những gì mình muốn mà không chịu
sự can thiệp của người khác. Quan điểm này về tự do có cơ sở trong niềm tin là con
người cá nhân có khả năng tự do lựa chọn. Con người là một tác nhân tự trị, tự do thực
hành sự kiểm soát tối cao đối cuộc sống của anh ta. Tuy nhiên, từ quan điểm tự do cổ
điển này, Mill đi đến một quan niệm tích cực hơn về tự do, tự do là sự tự phát triển của
con người. Vì theo ông, tự do không đơn thuần bao gồm khả năng không bị cản trở để
làm điều gì mình muốn. Mà ông thấy tự do là điều kiện không thể thiếu cho sự tự phát
triển về mặt đạo đức, trí tuệ và văn hóa của con người và từ đó hiện thực hóa tính cách
của mình.
Trong tác phẩm này, Mill quan tâm đến những vấn đề mới nảy sinh trong thời đại
công nghiệp, dân chủ hiện đại như sự chuyên chế của đa số, của công luận, tình trạng
đồng phục hóa, và sự nghèo nàn của đời sống tinh thần. Trong thời đại công nghiệp với
sự phát triển của báo chí, sự mở rộng quyền, cũng như sự tham gia của người dân vào
các vấn đề xã hội đã hình thành nên một quyền lực mới, bên ngoài quyền lực của chính
quyền, đó là quyền lực của đa số, của công luận.
Quyền lực này bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng có những mặt tiêu cực đối với
sự tự do, sự phát triển của cá nhân. Trong một xã hội mà công luận quá mạnh, tiếng nói,
thị hiếu của số đông trở thành tiêu chuẩn, thì cá nhân sẽ không còn cất lên tiếng nói,
mọi người cố gắng hòa vào đám đông, cá tính mất đi, và toàn bộ xã hội chỉ còn là một
đám đông tầm thường. Để khắc phục điều này, Mill đề nguyên tắc tự do, trong đó vạch
ra ranh giới mà ở đó cá nhân hoàn toàn được tự do khỏi sự can thiệp từ cộng đồng và
công luận, đó chính là các quyền như tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tự do lập hội, và
tự do theo đuổi cá tính của mình. Mill tin rằng chỉ khi cá nhân với các quyền như vậy
được bảo vệ không những khỏi chính quyền, mà còn khỏi công luận, đa số thì anh ta sẽ
có cơ hội phát triển thịnh vượng, và từ đó chính cộng đồng cũng phát triển thịnh vượng.

22
2.2.2. Thoái trào của chủ nghĩa tự do cá nhân
Đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tự do cổ điển bắt đầu nhường chỗ cho những hình
thức mới của chủ nghĩa tập thể và quyền lực của nhà nước. Làm sao lại xảy ra chuyện
đó, nếu chủ nghĩa tự do đã thành công đến như thế - giải phóng biết bao nhiêu người
khỏi gánh nặng của chủ nghĩa quốc gia và giải phóng những lực lượng dẫn đến sự cải
thiện vô tiền khoáng hậu mức sống của người dân? Câu hỏi này đã làm đau đầu những
người theo phái tự do và phái tự do cá nhân trong suốt thế kỷ XX.
Một trong những vấn đề là những người theo phái tự do đã trở nên lười biếng, họ đã
quên lời cảnh báo của Jefferson “cảnh giác thường trực là cái giá của tự do” và nghĩ
rằng chủ nghĩa tự do đã mang tới sự hài hòa xã hội và giàu có như vậy cũng có nghĩa là
không ai còn muốn tái lập trật tự cũ nữa. Một số nhà khoa bảng theo phái tự do còn làm
cho người ta có cảm tưởng rằng chủ nghĩa tự do là hệ thống đã hoàn bị, không thể làm
được việc gì hay ho. Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là nhánh Marxist, xuất hiện với một lý
thuyết mới cần phải phát triển, đã lôi cuốn được nhiều nhà khoa bảng thuộc thế hệ trẻ
hơn.
Cũng có thể là người ta đã quên mất rằng, xây dựng xã hội thịnh vượng là công việc
khó khăn đến mức nào. Người Mỹ và người Anh sinh ra trong nửa sau thế kỷ XIX bước
vào thế giới đang cải thiện rất nhanh về của cải, công nghệ và mức sống; họ không biết
rằng thế giới không phải bao giờ cũng như thế. Và, thậm chí, ngay cả những người hiểu
rằng ngày xưa thế giới khác hẳn cũng có thể đã nghĩ rằng vấn đề nghèo khó trước đây
đã được giải quyết rồi. Không cần phải bảo vệ những thiết chế đã giúp giải quyết vấn
đề đó nữa.
Đến giai đoạn chuyển tiếp giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, một số người theo chủ
nghĩa tự do còn lại đã mất hết hy vọng vào tương lai. Tờ Nation tung ra bài xã luận nói
rằng “sự sung túc về vật chất đã làm lóa mắt thế hệ hiện nay, họ không còn biết nó từ
đâu ra nữa” và thể hiện sự lo lắng cho rằng “nhất định sẽ xảy ra những cuộc chiến tranh
quốc tế khủng khiếp trước khi người ta từ bỏ [chủ nghĩa quốc gia]”. Herbert Spencer
xuất bản tác phẩm Chế độ nô lệ đang đến gần (The Coming Slavery) và trước khi chết,
năm 1903, đã than thở rằng thế giới đang trở về với chiến tranh và tình trạng dã man.
Thực vậy, đúng như những người theo phái tự do lo sợ, thế kỷ hòa bình ở châu Âu,
bắt đầu từ năm 1815, đã chấm dứt cùng với Thế chiến I. Lý do chính là chủ nghĩa quốc
23
gia và tinh thần dân tộc chủ nghĩa đã thế chỗ cho chủ nghĩa tự do và cuộc chiến tranh
này là đòn giáng chí tử vào chủ nghĩa tự do. Nhằm đối đầu với chiến tranh, các chính
phủ ở Mỹ và châu Âu đã mở rộng lĩnh vực hoạt động và quyền lực của mình. Thuế khóa
cắt cổ, cưỡng bách tòng quân, kiểm duyệt, quốc hữu hóa và kế hoạch hóa tập trung –
chưa nói tới 10 triệu người chết trên chiến trường Flanders, trên chiến trường Verdun
và những nơi khác – là tín hiệu rõ ràng rằng chủ nghĩa tự do, tức là thời đại vừa mới
bước lên vũ đài nhằm thế chỗ cho trật tự cũ đã bị thời đại của siêu nhà nước choán chỗ.
2.2.3. Sự vùng lên của phong trào tự do cá nhân trong thời hiện đại
Đứng trước sự thoái trào của chủ nghĩa tự do cá nhân, những người tin tưởng vào
chủ nghĩa cá nhân tìm cách khôi phục lại chủ nghĩa tự do cá nhân, cũng như phát triển
nó cho phù hợp với hoàn cảnh mới, và nỗ lực này giành được thắng lợi vào cuối thế kỉ
20 khi chủ nghĩa tự do cá nhân đã trở thành một ý thức hệ chính, chi phối trong lý thuyết
chính trị. Tiêu biểu cho giai đoạn này, chúng ta kể đến ba đại diện cho ba cách tiếp cận
khác nhau nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa tự do cá nhân đó là: Friedrich August von Hayek
– người bảo vệ chủ nghĩa tự do cá nhân dựa trên nền tảng công lợi, Robert Nozick –
người bảo vệ chủ nghĩa tự do cá nhân dựa trên nền tảng quyền tự nhiên, và Ayn Rand
– người bảo vệ chủ nghĩa tự do cá nhân trên nền tảng đạo đức học khách quan.
Friedrich August von Hayek (1899)
Friedrich August von Hayek sinh ngày 08/05/1899 tại Vienna, thủ đô của Áo, trong
một gia đình có truyền thống học thuật lâu đời. Ông nội Hayek là giáo sư động vật học
của trường Đại học Tổng hợp Vienna. Ông ngoại, vốn là bạn thân của nhà kinh tế học
nổi tiếng Eugen von Bohm-Bawerk, là giáo sư luật học tại trường Đại học Tổng hợp
Innsbruck (Áo). Và, bố của Hayek là một nhà tự nhiên học, giảng dạy về thực vật học
tại Đại học Tổng hợp Vienna. Trong thế chiến I, Hayek tham gia vào binh chủng pháo
binh của quân đội Hoàng gia Áo. Ông nhập học vào khoa Luật, Đại học Tổng hợp
Vienna, ngay sau khi thế chiến kết thúc. Tại đây, ông quan tâm nghiên cứu cả kinh tế
học và tâm lý học. Sau khi nhận bằng Dr. Juris. vào tháng 11 năm 1921, Hayek quyết
định tiếp tục nghiên cứu về khoa học chính trị và ông nhận bằng Tiến sĩ về khoa học
chính trị vào tháng 3 năm 1923. Ông nhận bằng Dr. Habil. vào năm 1929 cho công trình
nghiên cứu về lý thuyết tiền tệ và chu kỳ kinh doanh – công trình giúp ông được nhận
giải Nobel về kinh tế học năm 1974.
24
Trong thời gian Thế chiến thứ II, bên cạnh việc phê phán chủ nghĩa xã hội xuất phát
từ góc độ kinh tế, Hayek cũng tiến hành phê phán chủ nghĩa xã hội xuất phát từ góc độ
chính trị. Quan niệm phổ biến lúc bấy giờ là, vì chủ nghĩa tư bản không bị kiểm soát
nên khủng hoảng kinh tế mới xảy ra, và hậu quả là, chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Nhưng
Hayek lại không nghĩ như vậy. Đối với ông, Stalin và Hitler chỉ là hai cái vỏ của cùng
một nhân: chủ nghĩa tập thể. Ông trình bày quan điểm của mình qua cuốn Đường về nô
lệ (The Road to Serfdom) (1944). Ông chống lại không chỉ chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa
xã hội toàn trị kiểu Liên Xô, mà còn cả chủ nghĩa nhà nước phúc lợi đang nảy nở ở Anh
sau thời hậu chiến. Ông lập luận rằng, một khi chủ nghĩa tập thể được lựa chọn, hoạch
định tập trung tất yếu sẽ diễn ra; để hoạch định tập trung có thể diễn ra, quyền lực cần
được tập trung vào một nhóm thiểu số hay chế độ độc tài; một khi quyền lực được tập
trung vào tay một nhóm thiểu số, dân chủ và pháp trị sẽ bị thủ tiêu; một khi dân chủ và
pháp trị bị thủ tiêu, hệ thống toàn trị và các hình thức phân biệt tầng lớp xã hội cũng
như sắc tộc xuất hiện; và chế độ phát xít, chế độ nô lệ quay trở lại.
Và một điều quan trọng nữa đó là, khi mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào trong
đời sống, thì quyền lực của nhà nước ngày một gia tăng, và chính điều này trở thành
một mối đe dọa cho sự tự do của con người, và thế kỷ 20 đã chứng minh cho điều đó.
Hayek ủng hộ các quyền tư hữu, thị trường tự do dựa trên các ý tưởng về tri thức phân
hữu, trật tự tự phát,…
Luận điểm chủ yếu của Hayak trong cuốn sách được coi là “Tuyên ngôn của chủ
nghĩa tự do cá nhân” này, tập trung vào một số những vấn đề sau:
Thứ nhất, sự từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do cổ điển, TẤT YẾU sẽ dẫn đến
tới sự tước đoạt tự do, sự hình thành một xã hội áp bức, sự bạo ngược của nền độc tài
và sự nô dịch cá nhân.
Thứ hai, trong hoàn cảnh nào chủ nghĩa độc tài toàn trị có thể soán ngôi chủ nghĩa tự
do?
Thứ ba, trong nền độc tài toàn trị, những kẻ xấu xa nhất lại là những kẻ dễ đạt được
những vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo?
Thứ tư, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xã hội ĐỀU CÓ CHUNG GỐC RỄ là nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung và sự tăng cường quyền lực nhà nước lên mọi cá nhân.

25
Thứ năm, chủ nghĩa xã hội đã và vẫn có thể tồn tại dai dẳng vì trong học thuyết của
nó có chứa rất nhiều những liều “thuốc phiện” phù hợp với nhiều người, từ bình dân tới
những trí thức, và những kẻ cơ hội, tham vọng.
Robert Nozick (1938)
Nozick nổi tiếng với tác phẩm Vô chính phủ, Nhà nước, và Không tưởng (1974).
Robert Nozick sinh ra trong một gia đình Do Thái nhập cư ở Brooklyn, New York vào
năm 1938 và qua đời năm 2002 vì ung thư dạ dày. Ông là một triết gia với sự quan tâm
rất rộng, nghiên cứu trong các lĩnh vực như: siêu hình học, nhận thức luận, lý thuyết
quyết định, triết học chính trị, và lý thuyết về giá trị nói chung. Thời gian đầu trong sự
nghiệp, Nozick giảng dạy tại trường Đại học Princeton và Rockefeller, nhưng trong
phần lớn sự nghiệp của mình ông giảng dạy tại Đại học Harvard.
Mặc dù Robert Nozick không tự coi mình là một triết gia chính trị, nhưng ông được
biết đến nhiều nhất với những đóng góp của mình cho nó. Chắc chắn là, các đóng góp
của Nozick trong các lĩnh vực nhận thức luận và siêu hình học (đặc biệt là về tự do ý
chí và lý thuyết "closest continuer" về bản sắc cá nhân) có một ảnh hưởng lớn trong các
lĩnh vực này.
Tuy nhiên, chính sự xuất bản quyển sách đầu tiên của ông, tác phẩm Vô chính phủ,
Nhà nước và Không tưởng đã làm hồi sinh chính trị cánh hữu và tạo ra một một sự bùng
nổ các phản hồi và bình luận phê phán. Trong khi ông lập luận rằng nhà nước là chính
đáng, thì ông nghĩ rằng chỉ một nhà nước tối thiểu, trong đó cung cấp an ninh cho các
cá nhân và bảo vệ tài sản tư nhân, là có thể được biện minh. Nhà nước hợp pháp của
Nozick đôi khi còn được gọi là nhà nước "cảnh sát đêm" vốn nhấn mạnh điều mà ông
xem là chức năng cơ bản của nó: bảo vệ cá nhân và tài sản cá nhân của họ. Điều này có
nghĩa rằng để đảm bảo sự tôn trọng hợp đồng và giải quyết tranh chấp tài sản, thì một
cơ quan tư pháp là cần thiết, và còn việc bảo vệ con người và tài sản của họ thì một lực
lượng cảnh sát và quân đội là cần thiết, và công dân có thể bị đánh thuế một cách chính
đáng để hỗ trợ cho các chức năng cơ bản này. Ngoài ra, theo Nozick không chức năng
nào của nhà nước ngoài các chức năng trên có thể được biện minh, điều này có nghĩa là
việc đánh thuế nhằm gây quỹ để tái phân phối nhằm các mục đích phúc lợi (ví dụ, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục, cứu đói) đều là bất hợp pháp. Điều này rất khác với lý thuyết
chính trị của đồng nghiệp Harvard cùng thời của ông John Rawls. Rawls cho rằng ngoài
26
việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản, thì việc nhà nước sử dụng sức mạnh cưỡng chế của
mình (thông qua thuế để tái phân phối) nhằm cải thiện hoàn cảnh của những người kém
may mắn là hợp pháp.
Ayn Rand (1905)
Và cuối cùng là Ayn Rand (1905) một triết gia và văn hào người Mỹ gốc Nga. Suối
nguồn (The Fountainhead) là cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn những sự kiện viết về kiến
trúc và tính toàn vẹn. Đề tài chủ nghĩa cá nhân của tác phẩm không phù hợp với tinh
thần thời đại và những người điểm sách đã công kích nó một cách quyết liệt. Nhưng nó
đã tìm được những độc giả mà nó nhắm tới. Ban đầu doanh số có chậm, nhưng sau đó
thì tăng lên nhanh chóng. Tác phẩm này nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy
nhất của tờ New York Times trong suốt hai năm sau đó. Hàng trăm ngàn người đã đọc
tác phẩm này trong những năm 1940, và cuối cùng, hàng triệu người đã đọc nó, tác
phẩm này đã làm hàng ngàn độc giả tiếp tục làm quen với tư tưởng của Ayn Rand. Rand
tiếp tục sáng tác và năm 1957 đã cho xuất bản một cuốn tiểu thuyết Atlas nhún vai
(Atlas Shrugged), thậm chí còn thành công hơn cả cuốn trước, rồi bà thành lập hiệp hội
những người chia sẻ triết lý của mình, mà bà gọi là Chủ nghĩa khách quan (Objectivism)
- một học thuyết nổi tiếng của Rand. Trong đó khẳng định rằng tiêu chuẩn thích đáng
nhất của đạo đức là sự tồn tại của con người với tư cách cá nhân. Và đó cũng là đòi hỏi
từ ngay chính bản chất con người – mà họ cho là bản chất lý tính. Chủ nghĩa khách quan
bác bỏ chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa vị tha,… vì cho rằng những chủ nghĩa đó không
phản ánh đúng bản chất của con người, mà chúng đang đè bẹp con người, đè bẹp niềm
hạnh phúc và quyền mưu cầu hạnh phúc, đè bẹp những thành đạt và thụ hưởng cá nhân.
Rand đề cao tính vị kỷ lý tính của con người, coi đó là bản chất khách quan của con
người, trên cơ sở đó bà ủng hộ thị trường tự do và nhà nước tối thiểu, những thiết chế
cho phép sự tự do của con người, để con người cá nhân có thể phát triển thịnh vượng.
3. Đặc điểm của chủ nghĩa tự do cá nhân
Chủ nghĩa tự do cá nhân mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối với người tự do, một cá nhân con người đơn lẻ là chủ thể của tất cả
thân thể họ, mở rộng ra là cả cuộc sống, tự do và tài sản. Như vậy, người tự do xác định
tự do là hoàn toàn tự do hành động, với điều kiện không khởi xướng bạo lực hoặc gian
lận lên cuộc sống, tự do hoặc tài sản của người khác. Hay còn gọi là nguyên lý bất xâm
27
phạm hay rút gọn là NAP (Non-Aggressive Principle). Điều này có nghĩa là bất cứ luật
lệ nào nhà nước làm ra không nên là thứ luật ép buộc mọi người tuân theo nếu nó không
áp dụng cho việc bảo vệ quyền tự nhiên của con người.
Thứ hai, chủ nghĩa tự do cá nhân khác với chủ nghĩa tư bản vô chính phủ và chủ
nghĩa tự do cổ điển. Những người theo chủ nghĩa tư bản vô chính phủ tin rằng ngay cả
nhà nước tối thiểu là quá lớn, và sự tôn trọng đúng đắn cho các quyền cá nhân đòi hỏi
loại bỏ hoàn toàn nhà nước và việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ sẽ được dành cho thị
trường tư nhân. Những người tin theo chủ nghĩa tự do cổ điển, trong khi chia sẻ niềm
tin vào thị trường tự do, cũng như sự bi quan về quyền lực của chính phủ với chủ nghĩa
tự do cá nhân, họ sẵn sàng cho phép một phạm vi lớn hơn cho các hoạt động mang tính
cưỡng bức của nhà nước, như cung cấp các tiện ích chung hay thậm chí tái phân phối ở
một mức độ giới hạn nào đó.
Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân lại cho rằng cần thiết có
chính phủ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền của công dân. Điều này bao hàm cả
việc bảo vệ người dân và tài sản của họ khỏi hành vi tội phạm của người khác cũng như
là việc bảo vệ quốc gia. Theo đó, họ cho rằng nhà nước có thể cung cấp một cách hợp
pháp các dịch vụ cảnh sát, tòa án, và quân đội, ngoài ra không còn gì khác. Bất cứ các
chính sách nào của nhà nước như: kiểm soát hay ngăn cấm việc buôn bán, và sử dụng
thuốc cấm, nhập ngũ bắt buộc, thuế để hỗ trợ người nghèo, và thậm chí xây dựng các
con đường công cộng… là vi phạm các quyền (cá nhân) và do đó là bất hợp pháp.
Thứ ba, điều gắn kết giữa những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân chính là sự kiên
trì tin tưởng của họ đối với ngầm định về sự tự do đối với các vấn đề liên quan đến con
người. Nói như David Boaz, một học giả của Viện nghiên cứu Cato, “Chỉ có việc sử
dụng quyền lực mới cần lý do, tự do không bao giờ cần”. Những người theo chủ nghĩa
tự do cá nhân luôn luôn bảo vệ những nguyên tắc về tự do và có thể hợp tác với nhiều
cá nhân, nhóm khác nhau để cùng giải quyết những vấn đề liên quan đến tự do cá nhân,
hòa bình, và hạn chế quyền lực của chính phủ.
Thứ tư, trong một hoàn cảnh thông thường hoặc bất ngờ nào đó, một số người có thể
tin tưởng và ủng hộ tự do, tuy nhiên những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân luôn
luôn tán thành tự do như là một điều cơ bản cốt lõi.

28
4. Chủ nghĩa tự do cá nhân trong thời đại ngày nay
Chủ nghĩa tự do cá nhân đôi khi bị cáo buộc là cứng nhắc và giáo điều, nhưng trên
thực tế, đấy chỉ là những nguyên tắc căn bản cho xã hội, trong đó, những con người tự
do có thể sống với nhau trong hòa bình và hòa hợp, mỗi người tự làm những điều mà
Jefferson gọi là “theo đuổi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện sống theo cách riêng của
mình”. Các xã hội được tạo ra trên khuôn khổ của chủ nghĩa tự do cá nhân là những xã
hội năng động và sáng tạo nhất từng thấy trên trái đất, những tiến bộ chưa từng có trong
khoa học, trong công nghệ, và mức sống kể từ cuộc cách mạng tự do hồi cuối thế kỷ
XVIII. Trong xã hội dựa trên chủ nghĩa tự do cá nhân, lòng từ thiện lan tràn rộng khắp,
đấy là kết quả của lòng bác ái của các cá nhân, không cần bất cứ sự ép buộc nào của
nhà nước.
Chủ nghĩa tự do cá nhân cũng là nền tảng năng động và sáng tạo cho hoạt động trí
tuệ. Ngày nay chính tư tưởng của những người quốc gia mới là những tư tưởng cũ kĩ và
mệt mỏi, trong khi những công trình nghiên cứu của những người theo chủ nghĩa tự do
cá nhân trong các lĩnh vực như kinh tế, pháp luật, lịch sử, triết học, tâm lý học, nữ quyền,
phát triển kinh tế, quyền công dân, giáo dục, môi trường, lý thuyết xã hội, sinh học, các
quyền tự do dân sự, chính sách đối ngoại, công nghệ, thời đại thông tin, và những lĩnh
vực khác lại đang phát triển như vũ bão. Chủ nghĩa tự do cá nhân đã tạo lập được nền
tảng cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề, nhưng hiểu biết của chúng ta về tính
năng động của xã hội tự do và phi tự do sẽ còn tiếp tục phát triển.
Hiện nay, sự phát triển về mặt trí tuệ của những tư tưởng của chủ nghĩa tự do cá nhân
vẫn đang tiếp tục; ảnh hưởng của những tư tưởng đó cũng đang lớn dần lên, đấy là do
số lượng những tờ tạp chí và những cơ sở nghiên cứu (think tank) theo đường lối của
chủ nghĩa tự do cá nhân đang gia tăng một cách nhanh chóng, ngoài ra, đấy còn là do
sự hồi sinh của thái độ ác cảm truyền thống của người Mỹ đối với chính phủ trung ương
tập quyền và quan trọng nhất là, chính phủ lớn không thể thực hiện được những lời hứa
hẹn của họ.

29
III. Những kiến giải về con người theo chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do cá
nhân
1. Đối với chủ nghĩa toàn trị
Chế độ toàn trị là một chế độ kiểm soát thành công mọi mặt của xã hội, xóa bỏ sự
khác biệt giữa nhà nước và tư nhân, thậm chí tham vọng kiểm soát được cả những mặt
riêng tư nhất của đời sống và suy nghĩ từng cá nhân. Những bức chân dung lột tả chân
thực và mạnh mẽ về những chế độ như vậy có thể tìm thấy trong các cuốn sách “1984”
của Orwell, “Thế giới mới can đảm” (Brave New World) của Aldous Huxley, bộ phim
“Brazil” của Terry Gilliam, và các tác phẩm khác. Những người phản đối việc sử dụng
phạm trù này trong khoa học chính trị tranh luận rằng những xã hội như vậy chưa từng
tồn tại trong lịch sử, kể cả khi chế độ đó có tham vọng đạt được sự kiểm soát ở mức cao
như thế. Nếu chế độ toàn trị đã từng tồn tại, thuật ngữ này có thể áp dụng gần nhất với
Đệ tam đế chế (Đức Quốc Xã), Liên Xô dưới thời Stalin, Iraq dưới thời Saddam Hussein
(còn tranh cãi), và có thể là Triều Tiên. Phát xít Ý không nên được liệt vào danh sách
này.
Một số người phản đối đã coi thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị là trống rỗng về mặt lý
luận bởi, ví dụ như, nó đơn giản chỉ là một nhánh cụ thể của chế độ chuyên chế (Barber,
1969). Tuy vậy, nhiều người khác vẫn muốn áp dụng thuật ngữ này rộng rãi trong việc
xác nhận tham vọng của nhiều chế độ chuyên chế hiện đại, ngay cả khi các chế độ này
thất bại trong việc quản lý toàn diện xã hội (Friedrich, 1969). Nhưng một trong những
đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này của Juan Linz (1975) là đưa ra sự phân biệt
giữa ba chế độ: toàn trị chuyên chế và dân chủ (loại bỏ những chế độ như chuyên quyền
Hồi giáo), và lí luận rằng chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế là những thể loại khác
biệt thuộc chế độ phi dân chủ, thay vì chỉ là những ví dụ của cùng một hệ trục. Theo
Linz, chế độ chuyên chế có những đặc trưng riêng phân biệt với chế độ toàn trị, đó là
sự hạn chế về đa nguyên chính trị, sự rã đám , không vận động quần chúng, hoặc sự vận
động quần chúng bị hạn chế hoặc bị kiểm soát.
Con người trong chủ nghĩa toàn trị theo Platon gồm người cai trị và kẻ bị trị. Con
người trong xã hội bị giám sát và chỉ đạo chặt chẽ về mọi khía cạnh bởi nhà nước. Khác
với tư tưởng của con người theo chủ nghĩa tự do cá nhân, với chủ nghĩa toàn trị, con
người trong một xã hội được trang bị một hệ tư tưởng theo Đảng chính trị cầm quyền.

30
Việc lệch lạc trong suy nghĩ, tư tưởng, có khuynh hướng tư tưởng khác so với Nhà nước
lãnh đạo là điều vô cùng nghiêm cấm.
Trong chế độ toàn trị, luật và quy định được ban hành, công dân và các tổ chức dân
sự có nghĩa vụ tuân theo luật do đảng cầm quyền ban hành. Đối với chủ nghĩa toàn trị,
mỗi công dân sống dưới chế độ này đều phải có lòng trung thành tuyệt đối, tin hoàn
toàn và làm theo hoàn toàn những quy định và luật pháp của Đảng và nhà nước. Công
dân có nghĩa vụ phục tùng vì lợi ích của tập thể, của xã hội, không được đặt lợi ích,
mong muốn cá nhân cao hơn lợi ích, mong muốn tập thể. Có thể nói, tư tưởng cá nhân
đã bị triệt tiêu triệt để dưới sự giám sát của chủ nghĩa toàn trị.
Có thể hiểu, một xã hội dưới chủ nghĩa toàn trị sẽ là một xã hội được sắp xếp theo
khuôn mẫu, kỷ luật, thống nhất. Điều này phần nào cũng tạo nên sự ổn định trong xã
hội, hạn chế các phát sinh và rắc rối không mong muốn từ các quan hệ xã hội. Tuy
nhiên, chính sự hạn chế về quyền tự do đối với các cá nhân trong xã hội gây nên sự trì
trệ, chậm phát triển và thiếu sáng tạo trong đời sống kinh tế, văn hóa. Nếu chủ nghĩa
toàn trị đi quá giới hạn và quyền hạn của mình sẽ có nguy cơ tạo nên một chế độ độc
tài.
2. Đối với chủ nghĩa tự do cá nhân
Chủ nghĩa tự do cá nhân là một học thuyết triết học tập trung đề cao tầm quan trọng
của tự do cá nhân. Một người theo chủ nghĩa tự do cá nhân có thể là một người “bảo
thủ” hoặc “tiến bộ”, sống ở thành thị hay nông thôn, theo một tôn giáo nào đó hoặc
không, đã lập gia đình hoặc độc thân,... Điều này có nghĩa rằng bất cứ cá nhân nào đều
có quyền sống và lựa chọn theo chủ nghĩa tự do cá nhân.
Chủ nghĩa tự do cá nhân không phải là chủ nghĩa phóng túng hay chủ nghĩa khoái
lạc. Nó không đòi hỏi rằng "con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, mà không ai
có thể phàn nàn bất cứ điều gì". Thay vào đó, chủ nghĩa tự do cá nhân đề xuất một xã
hội tự do dưới luật, trong đó các cá nhân được tự do để theo đuổi cuộc sống riêng của
họ, miễn là họ tôn trọng các quyền tương tự của người khác. Sự cai trị theo pháp luật
có nghĩa rằng cá nhân được quản lý bởi các nguyên tắc pháp lý được phát triển một cách
tự phát và áp dụng chung cho tất cả, chứ không phải bởi các mệnh lệnh tùy tiện; và các
nguyên tắc này không nhắm đến bất cứ mục đích hay kết quả cụ thể nào, mà là để bảo
vệ sự tự do từ đó cho phép cá nhân theo đuổi hạnh phúc theo cách riêng của họ.
31
Điều gắn kết giữa những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân chính là sự kiên trì tin
tưởng của họ đối với ngầm định về sự tự do đối với các vấn đề liên quan đến con người.
Nói như David Boaz, một học giả của Viện nghiên cứu Cato: “Chỉ có việc sử dụng
quyền lực mới cần lý do, tự do không bao giờ cần.”.
Những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân luôn luôn bảo vệ những nguyên tắc về tự
do và có thể hợp tác với nhiều cá nhân, nhóm khác nhau để cùng giải quyết những vấn
đề liên quan đến tự do cá nhân, hòa bình, và hạn chế quyền lực của chính phủ.
Người theo chủ nghĩa tự do thường không phản đối bạo lực được sử dụng để chống
lại những biện pháp gây hấn khác đã được khởi xướng từ trước đó, bao gồm cả bạo lực,
gian lận và vi phạm phạm vi sở hữu của người khác. Người theo chủ nghĩa tự do ủng
hộ một thứ đạo đức tự chịu trách nhiệm trước bản thân và phản đối kịch liệt nhà nước
phúc lợi, vì họ tin rằng áp đặt ai đó phải hỗ trợ người khác là sai trái về mặt đạo đức,
cuối cùng chỉ là phản tác dụng, hoặc là do cả hai. Việc những người theo chủ nghĩa tự
do cá nhân ủng hộ thứ đạo đức tự chịu trách nhiệm có nghĩa là dù tự do, song không
phải cá nhân đó có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn mà bỏ mặc những lợi ích của xã hội.
Những điều họ làm ít nhất phải không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, đến
lợi ích của những người xung quanh, và cá nhân mỗi người phải có khả năng chịu trách
nhiệm với những gì mình đã làm. Người theo chủ nghĩa tự do cũng phản đối kịch liệt
chế độ cưỡng bách tòng quân, vì họ chống lại chế độ nô lệ và lao động không tự nguyện.
Đây là điều đương nhiên, bởi tự do thì không tồn tại sự phục tùng, lệ thuộc, bắt buộc.
Một số tác giả coi chủ nghĩa tự do cá nhân, đặc biệt là chủ nghĩa tự do cá nhân có
liên quan mật thiết với chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism). Về thuật ngữ,
nhiều người dùng cách gọi "triết học tự do" (freedom philosophy) để đề cập chủ nghĩa
tự do cá nhân, chủ nghĩa tự do cổ điển, hay cả hai.
Người tự do thường xem các rắc rối là do nhà nước gây ra đối với cá nhân hay tài
sản của họ nằm ngoài phạm vi cần thiết để trừng phạt sự xâm phạm của người này đối
với quyền của người khác, tức là vi phạm tự do. Người tự do vô chính phủ không ủng
hộ bất cứ một ràng buộc nào cả, dựa trên giả thuyết cho rằng người cai trị và luật pháp
là không cần thiết vì nếu không có chính phủ thì cá nhân sẽ tự nhiên tự mình quản lý
các mối quan hệ và quy tắc xã hội. Ngược lại, người tự do chính phủ lại cho rằng cần
thiết có chính phủ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền của công dân. Điều này bao
32
hàm cả việc bảo vệ người dân và tài sản của họ khỏi hành vi tội phạm của người khác
cũng như là việc bảo vệ quốc gia.
Nhiều nhà tự do xem cuộc sống, tự do và tài sản là quyền tối cao của mỗi cá nhân,
và cần thỏa hiệp để quyền của người này không ảnh hưởng đến những người còn lại.
Trong các nền dân chủ, các nhà tự do xem sự thỏa hiệp của các quyền cá nhân này được
thực hiện qua hành động chính trị gọi là "sự chuyên chế của số đông ", một thuật ngữ
lần đầu tiên được Alexis de Tocqueville nhắc đến, và sau đó trở nên quen thuộc bởi
John Stuart Mill, trong đó nhấn mạnh đến nguy cơ số đông áp đặt chuẩn mực của số
đông lên thiểu số và vi phạm quyền của thiểu số trong cả quá trình. "...Cần có sự bảo vệ
bằng các biện pháp khác thay vì là các biện pháp trừng phạt dân sự để chống lại sự
chuyên chế của các ý kiến và cảm nhận đang phổ biến, chống lại xu hướng xã hội áp
đặt ý tưởng và thực tiễn của mình thành quy tắc luật lệ điều khiển hành vi của những ai
bất đồng với số đông...
Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân có thể
tạo ra được ảnh hưởng kể trên mặc dù không hoạt động trong mô hình đảng phái nào?”
Thực ra đôi khi chúng ta cũng hình thành những đảng phái riêng, ngày nay có thể kể
tên rất nhiều các đảng tự do (cổ điển) ở Châu Âu và ở các quốc gia khác. Có lúc chúng
ta lại hoạt động trong những đảng nhỏ như Đảng Tự do cá nhân (Libertarian Party) ở
Mỹ. Vào năm 2012, ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng này, ông Governor Gary
Johnson đã tuyên truyền, giúp mọi người hiểu rõ hơn tác động tiêu cực của những chiến
dịch chống buôn bán ma túy và các chương trình khác của chính phủ. Đôi khi những
người theo chủ nghĩa tự do cá nhân hoạt động trong những chính đảng khác. Ví dụ như
ứng cử viên tổng thống Ron Paul của đảng Cộng Hòa năm 2008 và 2012, ông đã sử
dụng hình thức diễn thuyết trên đường phố trong chiến dịch vận động để gây ảnh hưởng
đến hàng nghìn người trẻ ở Mỹ và trên thế giới. Hoạt động chính trị của người theo chủ
nghĩa tự do cá nhân có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo quốc gia và
bối cảnh chung, nhưng có thể nói tư tưởng của chúng ta đã được phổ biến rộng rãi trong
lĩnh vực chính trị.

33
IV. Tình hình chính trị Việt Nam hiện nay đặt trong tương quan giữa chủ nghĩa
toàn trị và chủ nghĩa tự do cá nhân
1. Tác động của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa toàn trị đến tình hình chính
trị Việt Nam hiện nay:
1.1 Tác động của chủ nghĩa toàn trị:
Có ý kiến cho rằng “Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị
sang dân chủ”. Thực chất, đây không phải là ý kiến mới. Ở phương Tây, đã có nhiều
người từng so sánh và đồng nhất chủ nghĩa phát xít Đức với chủ nghĩa xã hội (CNXH)
ở Liên Xô là một và cho rằng đó cũng đều là những “biến thái của thể chế chính trị toàn
trị”. Friedrich von Hayek trong tác phẩm Đường về nô lệ cũng đã trình bày tư tưởng
này. Như vậy là, những người có quan điểm này muốn khẳng định rằng Việt Nam hiện
nay đang thực hiện thể chế chính trị toàn trị. Vậy thể chế chính trị toàn trị là gì?
Chúng ta đều rõ, chủ nghĩa toàn trị là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu chính
trị, triết học,... sử dụng để mô tả một thể chế chính trị, trong đó nhà nước áp đặt chế độ
chuyên chế, độc đoán, áp đặt mọi hành vi cá nhân và cộng đồng trên mọi khía cạnh. Các
đại biểu điển hình như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew
Brzezinski, Friedrich von Hayek, Juan Linz,... cho rằng, chủ nghĩa toàn trị
(totalitarianism) là một thể chế chính trị độc đoán, ép buộc, huy động toàn thể dân
chúng vào việc bảo vệ hệ tư tưởng, mục đích của nhà nước và không khoan nhượng với
những hoạt động đi ngược lại hệ tư tưởng, mục tiêu của nhà nước. Các thể chế chính trị
toàn trị duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát, các phương tiện
truyền thông một chiều, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, bắt bớ, đàn áp
những người không ủng hộ nhà nước. Theo họ, các quốc gia đi theo định hướng XHCN,
các chế độ độc tài quân sự, quân chủ, phát xít đều thuộc thể chế chính trị toàn trị.
Nếu thể chế chính trị toàn trị là như vậy thì rõ ràng, mặc dù thể chế chính trị của Việt
Nam có thể còn có những khiếm khuyết nhưng không thể gọi là thể chế chính trị toàn
trị và không thể đồng nhất với nó. Các quốc gia dân tộc trong quá trình tìm tòi con
đường phát triển của mình cũng không thể có ngay được những kết quả tốt đẹp trọn vẹn,
mà thường phải trải qua những bước thăng trầm nhất định, thậm chí có cả sai lầm, thất
bại. Bởi lẽ, chèo lái con thuyền đưa cả một dân tộc phát triển đi lên là điều không đơn
giản. Vấn đề là con đường phát triển đi lên ấy có vì lợi ích của toàn thể dân tộc, nhân
dân hay không. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, với thiện ý hết lòng
34
vì lợi ích của dân tộc, của toàn thể nhân dân nhưng trong quá trình đổi mới cũng không
tránh khỏi những hạn chế, bất cập, thậm chí cả những thất bại tạm thời. Nhưng độc lập
dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, nhìn chung đời sống của nhân dân được nâng
lên, dân chủ ngày càng được hoàn thiện; an toàn, trật tự xã hội ngày càng được bảo đảm
tốt hơn, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng,v.v.. Do vậy, không
nên và không thể đồng nhất thể chế chính trị Việt Nam với thể chế toàn trị. Điều này
còn bởi các lý do sau:
Thứ nhất, ngay từ việc xây dựng Hiến pháp - nền tảng pháp lý để xây dựng thể chế
chính trị - Nhà nước Việt Nam đã công khai cho toàn thể các tầng lớp nhân dân và tạo
cơ hội, điều kiện tốt nhất để đông đảo các tầng lớp nhân dân được tham gia trực tiếp
góp ý. Nhà nước Việt Nam cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các
cơ quan, trường đại học, các viện nghiên cứu, các xã, phường,v.v.. đã tổ chức hàng
nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi về nội dung sửa đổi Hiến pháp, tạo cơ hội cho
hàng chục triệu nhân dân thuộc các tầng lớp bày tỏ ý kiến, góp ý vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp. Các tầng lớp nhân dân cũng được tham gia trực tiếp, gián tiếp vào việc xây
dựng pháp luật. Để Hiến pháp thực sự là của toàn dân, trong đợt lấy ý kiến nhân dân về
sửa đổi Hiến pháp 1992, các địa phương, ban ngành đã in 2 bộ tài liệu (Hiến pháp 1992
và Hiến pháp 1992 sửa đổi), kèm theo bộ tài liệu này là phiếu lấy ý kiến tập trung vào
hai phần. Phần thứ nhất là ý kiến, nhận định chung về Hiến pháp, về sửa đổi Hiến pháp.
Phần thứ hai là ý kiến bổ sung cụ thể vào từng điều, khoản... gửi đến từng hộ gia đình,
sau đó địa phương tập hợp gửi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp và góp ý cho sửa đổi Hiến
pháp diễn ra cho tới khi Quốc hội thông qua. Trong đợt lấy ý kiến này cả nước đã tổ
chức được 28 nghìn hội thảo, hội nghị, tọa đàm và thu được 26 triệu lượt ý kiến góp ý
về nội dung Hiến pháp. Một thể chế chính trị mà cả hệ thống cầu thị, mong muốn người
dân góp ý sửa đổi Hiến pháp như vậy thì không thể là thể chế toàn trị. Tất nhiên, việc
tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân cho sửa đổi Hiến pháp có thể
chưa được mỹ mãn như mong muốn, nhưng rõ ràng đây là mong muốn thực sự của
Đảng và Nhà nước ta.
Thứ hai, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 28-11-2013 đã quy định rõ chế độ chính trị của nước Việt Nam:
“Điều 1
35
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện”.
Với những quy định như vậy, Nhà nước Việt Nam hiện nay không thể là toàn trị.
Hơn nữa, Hiến pháp còn quy định rõ Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người và
quyền công dân như là mục đích cao nhất của mình:
“Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Như vậy, quyền con người chỉ bị hạn chế trong 4 trường hợp cụ thể vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Cụ thể hơn nữa, Hiến pháp 2013 còn quy định nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền
công dân của Chính phủ (Khoản 6, Điều 96); của Tòa án nhân dân (Khoản 3, Điều 102);
của Viện Kiểm sát nhân dân (Khoản 3, Điều 107). Một nhà nước mong muốn và quy
định trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân như vậy
36
thì không thể là nhà nước của thể chế toàn trị. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận rằng, trên
thực tế có thể có trường hợp cá biệt cụ thể nào đó mà quyền con người của một cá nhân
cụ thể chưa được bảo đảm thực sự. Nhưng không thể vì trường hợp cụ thể, cá biệt đó
mà cho rằng Nhà nước Việt Nam là nhà nước toàn trị.
Thứ ba,các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam đều được nhân
dân tự do lựa chọn bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân của các công dân được Hiến pháp quy định và bảo đảm.
Điều 7 Hiến pháp quy định rõ:
“1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành
theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng
nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”. Quốc
hội cũng ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân để bảo đảm
quyền và việc bầu cử của nhân dân được thực hiện tốt trên thực tế.
Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định rõ:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do
luật định”.
Điều 28
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và
kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân”.
Như vậy, những công dân đủ 18 tuổi trở lên không chỉ có quyền bầu cử các đại biểu
Quốc hội, Hội đồng nhân dân mà còn có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi, quyền giám sát, phản
biện xã hội, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý, v.v.. Nghĩa là, công dân
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân của một nước độc lập, tự
37
do, dân chủ. Chỉ trong một nước độc lập, tự do, dân chủ, công dân mới có những quyền
đó. Một nước độc lập, tự do, dân chủ không thể là nước của thể chế chính trị toàn trị.
Thứ tư, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có lực lượng Công an nhân
dân, nhưng lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm chứ không phải trấn
áp nhân dân như những nhà nước toàn trị vẫn làm. Điều 67 Hiến pháp 2013 nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng,
chống tội phạm”. Như vậy, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng không chỉ bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mà còn phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc
sống an bình cho nhân dân. Lực lượng công an nhân dân Việt Nam hoạt động trên cơ
sở của Hiến pháp, pháp luật và Luật Công an nhân dân. Do vậy, lực lượng Công an
nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là lực lượng
“đàn áp, khủng bố nhân dân” như một số kẻ thường gán ghép. Hơn nữa, nhà nước nào
cũng có lực lượng cảnh sát, an ninh chứ không phải chỉ có Nhà nước Việt Nam mới có.
Thứ năm, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ,
quyền lực nhà nước về bản chất là thuộc về nhân dân. Điều này được cả Hiến pháp, cả
thực tế lịch sử chứng minh. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận, có những trường hợp cá
biệt, cụ thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có người nào đó, công dân nào đó bị
xâm phạm quyền dân chủ. Nhưng không thể lấy một vài trường hợp cá biệt, cụ thể để
từ đó đồng nhất Nhà nước ta với nhà nước của thể chế toàn trị. Những trường hợp vi
phạm dân chủ, nhân quyền cụ thể, cá biệt thì ở quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Điều
quan trọng là xem bản chất, mục tiêu nhà nước đó là gì. Trong quá trình đổi mới, Đảng,
Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng hạn chế, khắc phục những yếu kém trong việc phát
huy dân chủ của nhân dân. Chẳng hạn, để bảo đảm dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khoá XI đã thông qua Pháp lệnh số 34/2007/PL-
UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (20-4-2007) có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-7-2007. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm phát huy quyền dân
chủ của nhân dân và bảo đảm thực hiện dân chủ của nhân dân từ cơ sở. Một nhà nước

38
có những quy định trách nhiệm pháp lý trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân như vậy không thể là nhà nước của thể chế toàn trị.
Thứ sáu, Đảng, Nhà nước ta thẳng thắn thừa nhận còn những điều chưa được tốt
trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đại hội XI của Đảng nhận rõ: “Dân chủ
trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm” (1). Về công
tác xây dựng Đảng, Đại hội XI cũng thừa nhận, công tác xây dựng, chỉnh đốn chưa đạt
yêu cầu: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ
nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công
chức diễn ra nghiêm trọng, nhiều tổ chức cơ sở Đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ
năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác tư tưởng còn thiếu tính
thuyết phục. Công tác lý luận chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong
công cuộc đổi mới. Công tác tổ chức cán bộ còn nhiều mặt yếu kém. Chất lượng và hiệu
quả kiểm tra giám sát chưa cao”(2). Một Đảng mà dám thừa nhận những hạn chế, khiếm
khuyết chưa chăm lo được cho dân nhiều hơn, tốt hơn thì Đảng đó phải là Đảng vì nhân
dân, phục vụ nhân dân chứ không thể là một đảng độc đoán, chuyên quyền, theo tư
tưởng toàn trị.
Rõ ràng, ý kiến cho rằng “Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ
toàn trị sang dân chủ” về bản chất là ý kiến không có cơ sở cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Về lý luận, ý kiến này đã đồng nhất thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay là thể
chế toàn trị, không phân biệt được những hiện tượng cá biệt, cụ thể với bản chất của thể
chế. Về mặt thực tiễn, những kết quả của công cuộc đổi mới trên các mặt kinh tế, văn
hóa, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo,... cũng như quá trình sửa đổi Hiến pháp, xây dựng
luật,... cho thấy ý kiến này không thuyết phục. Dù vậy, với mục tiêu phục vụ lợi ích của
nhân dân tốt hơn nữa, Đảng, Nhà nước ta tôn trọng mọi ý kiến góp ý chân thành và cũng
sẽ tự rèn luyện, phấn đấu, hạn chế đến mức thấp nhất những yếu kém của thể chế để
phục vụ nhân dân tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, thực chất hơn nữa.
1.2 Tác động của chủ nghĩa tự do cá nhân:
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới những tác động tích cực đến từ
việc đề cao việc sáng tạo, học tập và trau dồi phát triển hoàn thiện bản thân trên mọi
mặt. Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
tiến hành nhiều cuộc vận động, chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị;
39
ban hành các chỉ thị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh,…
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn coi trọng và xác định lợi ích cá nhân là
động lực trực tiếp cho sự phát triển. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, coi
lợi ích cá nhân là động lực duy nhất thì đó là tư tưởng cực đoan, dễ sa ngã vào chủ nghĩa
cá nhân. một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn
vị, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm
sút ý chí, “lợi ích nhóm”, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, thờ ơ, vô cảm trước khó khăn,
bức xúc của nhân dân. Sự suy thoái trên, suy cho cùng là do mắc phải chủ nghĩa cá nhân
vị kỷ, thể hiện trong quan hệ giữa đảng viên với nhau, giữa đảng viên và nhân dân,
nhiều người chỉ nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình; đặt lợi ích của mình lên trên, lên
trước lợi ích của Đảng, Nhà nước, của tập thể, cơ quan, đơn vị. Trong công việc, không
ít đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn, núp bóng việc chung để mưu cầu lợi ích cá
nhân, đánh bóng tên tuổi. Ở đây là cả lợi ích vật chất và tinh thần. Những người này bề
ngoài lấy danh nghĩa là tập thể, việc chung của cơ quan, đơn vị, nhưng thực chất thì chỉ
nghĩ làm sao có lợi nhất cho bản thân mình.
Vì cá nhân chủ nghĩa, tham danh lợi, tiền tài, một số cán bộ, đảng viên sẵn sàng sử
dụng mọi âm mưu, thủ đoạn để tranh quyền, đoạt lợi nhằm đạt được mục đích của mình.
Họ nói xấu, hãm hại người tốt, người giỏi, đứng về phe này chống phe kia, hình thành
“nhóm lợi ích” cục bộ, bè phái, ê kíp để loại bỏ đối thủ của mình. Không ít cán bộ, đảng
viên đã lồng ghép, đan xen lợi ích, phe nhóm mình trong quá trình hoạch định và thực
thi chính sách, khiến nhiều chủ trương, chính sách tốt đẹp bị méo mó, người dân không
được thụ hưởng đầy đủ các lợi ích mà chính sách mang lại. Cũng vì lợi ích cá nhân,
trong thực thi công vụ, không ít cán bộ, đảng viên đã gây khó dễ, tìm cách “vòi vĩnh”
người dân và doanh nghiệp để trục lợi, nhất là trong những ngành, lĩnh vực nhạy cảm,
nhiều lợi ích, dễ phát sinh tham nhũng, như quản lý đất đai, bất động sản, tài chính -
ngân hàng, đầu tư công,…; thậm chí, có sự móc ngoặc giữa cán bộ, đảng viên trong cơ
quan và giữa các đơn vị, cơ quan khác nhau nhằm bòn rút tiền của, tài sản của nhân dân.
Những vụ án, vụ việc trong thời gian gần đây, ví như vụ Việt Á, vụ án ở Công ty cổ
phần Tiến bộ quốc tế (AIC)… đã minh chứng cho điều này, làm suy giảm vai trò, năng
40
lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; suy giảm niềm tin của nhân dân, đe dọa đến sự tồn
vong của Đảng và chế độ.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và công tác xây
dựng Đảng hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “sinh trưởng trong một xã hội cũ, chúng ta ai cũng
mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói
quen… Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân” (Hồ
Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 601 - 602).
Để xây dựng được chính phủ phục vụ nhân dân, thì việc phòng, chống chủ nghĩa cá
nhân có ý nghĩa quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan từ Chính phủ
cho đến các làng phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, trước hết, phải chú ý giải
quyết hết các vấn đề liên quan tới đời sống của dân, phải có tinh thần chí công vô tư;
đồng thời, nghiêm khắc phê phán, lên án những căn bệnh, như cậy thế, tư túng, chia rẽ,
kiêu ngạo, óc bè phái đang ngự trị trong đầu óc của không ít cán bộ, đảng viên.
Con người phát triển toàn diện trong chế độ xã hội chủ nghĩa là con người biết kết
hợp đầy đủ và hài hòa các lợi ích giữa cá nhân - tập thể - xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”.
Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia
đình mình” và “Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân
mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân
phải phục tùng lợi ích chung của tập thể” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 610,
610). “Người nhấn mạnh, đây là nguyên tắc tối cao của Đảng, là tính Đảng. Mỗi đảng
viên phải khắc ghi điều đó” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 290).
3. Giải pháp nhằm phòng, chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
trong tình hình hiện nay
3.1. Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình
cho cán bộ, đảng viên
Để chống chủ nghĩa cá nhân, cần tăng cường, đổi mới hơn nữa công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng theo hướng gắn với việc thực hành chức trách, nhiệm vụ của người
cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo

41
đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, phải khắc sâu lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi “Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” được
đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan
của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân…”
Cán bộ, đảng viên cần xây dựng tác phong liêm chính, chí công vô tư, tính tổ chức,
ý thức kỷ luật, đi sâu, đi sát, gần gũi với nhân dân, tôn trọng, lắng nghe nhân dân. Từ
lời ăn tiếng nói đến mỗi cử chỉ, hành động phải chuẩn mực, đúng đắn. Trong giải quyết
công việc, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên, lên trước. Nếu lợi ích chung của Đảng,
của nhân dân mâu thuẫn với lợi ích của cá nhân thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của
cá nhân cho lợi ích của Đảng, của nhân dân. Chỉ khi làm được điều đó, uy tín, vị thế,
niềm tin của nhân dân với Đảng cầm quyền mới được củng cố và tăng cường.
Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, xem đây là vũ khí sắc bén để giáo dục cán bộ,
đảng viên, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thông qua đó,
mỗi cán bộ, đảng viên sửa chữa được khuyết điểm, phát huy ưu điểm, ngày càng tiến
bộ. Cần thực hiện tự phê bình và phê bình với một thái độ thành khẩn, tinh thần xây
dựng, đoàn kết, thân ái, vì sự tiến bộ của tổ chức, đoàn thể, của đồng chí và của chính
bản thân mỗi người.
3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng, chống tham nhũng, kiểm soát quyền
lực.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực, khắc phục những hạn chế, bất cập
trong quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng,
tiêu cực.
Chú trọng hoàn thiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức, viên chức, nhất là của những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy
cơ tham nhũng cao; cũng như cơ chế bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tham nhũng;
kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, các chế tài
trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.
Rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền
lực của người có chức, có quyền theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó,
quyền càng cao trách nhiệm càng lớn, không để bất kỳ quyền lực nào, dù lớn đến đâu,
42
đứng ngoài sự kiểm tra, giám sát; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm tập thể và cá
nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm đối với các
hành vi vi phạm.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường
quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; khắc phục những
bất hợp lý trong công tác cán bộ. Đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm phải xử lý
kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời, công khai, bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật.
3.3 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội, của nhân dân và báo chí.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhất là nhân dân có vai
trò rất lớn trong việc giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tham
nhũng, tiêu cực. Thiết lập và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài
nhà nước thông qua vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội và hoạt động của báo chí, truyền thông. Nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền để nhân dân tích cực, chủ động tham gia chống tham nhũng, tiêu
cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan”
dù không muốn liêm cũng phải hóa ra LIÊM. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình,
phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM” (8) Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Sđd, t. 8, 127).
Phát huy tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội và của báo chí, các cấp ủy, chính quyền cần nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực
hiện nghiêm quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm
túc việc tiếp dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của
nhân dân, nhất là những phản ánh về các biểu hiện suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí, “lợi ích nhóm” trong cán bộ, đảng viên; xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ,
khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái,
tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị -
xã hội với các cơ quan báo chí, giữa các cơ quan báo chí với nhau trong việc thông tin,
tuyên truyền về công tác phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, tham nhũng, tiêu
43
cực, lãng phí; có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan báo chí, Mặt trận Tổ quốc, các cơ
quan kiểm tra, thanh tra, các bộ, ngành liên quan… để giải quyết, xử lý những vụ việc
do báo chí phát hiện.
3.4 Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống. Tấm gương của người đứng đầu có tác động rất lớn đến suy nghĩ, tư tưởng,
hành động của mỗi cán bộ, đảng viên.
Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa
tập thể và cá nhân, xử lý nghiêm người đứng đầu trong việc để xảy ra tham nhũng, tiêu
cực, “lợi ích nhóm” tại tổ chức, cơ quan, đơn vị mình trực tiếp quản lý. Thực tế cho
thấy, “nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở nhiều nơi rơi vào hình thức do
không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót,
xảy ra khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào
tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có
nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ
hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, cần đổi
mới phương thức tuyển chọn, đánh giá bổ nhiệm cán bộ, đổi mới việc bầu cử trong
Đảng. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ
năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ.

44
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa cá nhân được xem như những mặt đối lập
của nhau, có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau trong quan điểm. Tuy nhiên, điểm giao
nhau là cả hai đều nhằm hướng tới mục tiêu chung là nhằm đạt được kết quả và hiệu
suất cao, phát triển và đem lại lợi ích cho xã hội. Chủ nghĩa toàn trị muốn xây dựng,
định hướng xã hội bằng những quy củ tập trung vào những tập hợp quyền lực. Theo chủ
nghĩa này muốn xã hội sẽ phát triển theo một giá trị cốt lõi và được ràng buộc bởi sự
thống trị. Còn về chủ nghĩa cá nhân, Mỗi người trong chúng ta đều hoàn toàn có khả
năng biến đổi môi trường sống xung quanh chúng ta và làm những gì mà chúng ta muốn.
Lý tưởng có thể che mắt con người, có thể tìm cách trói buộc con người, nhưng con
người hoàn toàn có thể phá vỡ xiềng xích đó, bởi trong tư tưởng của mình, con người
là tự do. Quan trọng hơn, một khi con người nhận ra rằng họ tự do trong tư tưởng, họ
sẽ có khả năng xây dựng lại cho bản thân những giá trị đạo đức mà kẻ độc tài toàn trị
đã phá hủy. Và lúc con người hiện thực hóa những giá trị đạo đức thành những giá trị
xã hội, đó là lúc mà con người đi tới đỉnh cao của tự do.
Ngày nay, những vấn đề chính trị – xã hội trên thế giới đang vô cùng phức tạp. Ở
nhiều quốc gia, vùng miền, những tư tưởng của chủ nghĩa cực đoan đang tìm cách trỗi
dậy. Vì vậy, những nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa cá nhân chính là sự cảnh
tỉnh quan trọng, để giúp con người bảo vệ tự do và tránh lặp lại những sai lầm trong quá
khứ.
Về phần Việt Nam, trong điều kiện lịch sử mới, nhiệm vụ của Đảng rất nặng nề, mọi
thành tựu và khuyết điểm của công cuộc đổi mới gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của
Đảng, vai trò của Đảng không ngừng tăng lên, đòi hỏi Đảng phải có đội ngũ đảng viên
mạnh, có trình độ trí tuệ cao, có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự gương mẫu trong mọi
lĩnh vực mới hoàn thành được nhiệm vụ Đảng giao. Song, đáng tiếc rằng trong Đảng
vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng cơ hội, thực dụng, thoái hoá biến chất về đạo đức lối sống làm giảm lòng tin của
quần chúng đối với Đảng. Đây là một trong những trở lực lớn nhất trên con đường đi
tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) coi
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng là một trong những
45
nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận hiện nay. Thực hiện tốt các nội dung
biện pháp trên đây nhất định sẽ làm hạn chế tiến tới đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng
cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên.

46
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Lưu, Trang Lê, Đình Quý. (2016). Đảng Quốc xã ở Đức từ 1918-1939. Việt Nam:
Nxb Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
2. Nhóm Tinh Thần Khai Minh. (2016). Chủ nghĩa Tự do cá nhân và các nhà tư tưởng
chính của nó, danh mục sách “Nhập môn Triết học chính trị”.
3. Nguyễn Văn Thanh. (2005). Nhận diện chủ nghĩa tự do mới. Việt Nam: Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng anh
1. Edward Webb, “Totalitarianism and Authoritarianism”, in John T. Ishiyama and
Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science, A Reference Handbook,
(Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 249 – 257.
2. David Boaz. (1997). Libertarianism: A Primer. New York: The Free Press.
3. Arendt, H. and Applebaum, A. (2022). The origins of Totalitarianism. London: The
Folio Society Ltd.
4. Hayek, Friedrich A. (1945). The Road to Serfdom. Reader’s Digest, 1945, tr. 37-38,
45-46
5. Albert Einstein. (1949). The World as I See It . New York, Philosophical Library, tr.
10. Sách được dịch ra tiếng Việt với tiêu đề “Thế giới như tôi thấy”. (2006). Nxb Tri
thức, tr. 24.
III. Website
1. Bùi Thị Nhung. (2021). Tự do cá nhân là gì? Lịch sử hình thành và ghi nhận quyền tự
do cá nhân ở Việt Nam. Truy cập ngày 16/3/2023 tại: https://luatminhkhue.vn/tu-do-
ca-nhan-la-gi-lich-su-hinh-thanh-va-ghi-nhan-quyen-tu-do-ca-nhan-o-viet-
nam.aspx#33-hien-phap-nam-1980
2. Greelane. (2020). Chủ nghĩa toàn trị là gì? Định nghĩa và ví dụ?. Truy cập ngày
16/3/2023 tại: https://www.greelane.com/vi/nh%C3%A2n-
v%C4%83n/v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81/totalitarianism-definition-
and-examples-5083506/
47
3. Lê Thị Khuyên. (2015). Quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con người
qua một số tác phẩm. Truy cập ngày 15/3/2023 tại:
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/6173/1/LeThiKhuyen.TT.pdf
4. Nghiên cứu quốc tế. (2014). Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế.
Truy cập ngày 15/3/2023 tại: https://nghiencuuquocte.org/2014/01/21/cn-toan-tri-va-
cn-chuyen-che/
5. Rfi. (2018). Chủ nghĩa toàn trị và phát xít trong một châu Âu hoang tàn (1918-1945).
Truy cập ngày 15/3/2023 tại: https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20180523-chu-nghia-toan-
tri-va-phat-xit-trong-mot-chau-au-hoang-tan-1918-1945
6. Thị trường tự do Academy. (2013). Chủ nghĩa tự do cá nhân như là một chủ nghĩa
trung dung triệt để. Truy cập ngày 16/3/2023 tại: http://www.thitruongtudo.vn/chi-
tiet/chu-nghia-tu-do-ca-nhan-nhu-la-mot-chu-nghia-trung-dung-triet-de.html
7. TS Trần Mai Hùng, TS Tống Đức Thảo. (2018). Chủ nghĩa cá nhân trong tư tưởng
phương Tây cận, hiện đại và những ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Truy cập ngày
17/3/2023 tại:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/268122/CVv238S122018
078.pdf
8. Tạp chí Cộng sản. (2022). Phòng, chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Truy cập ngày
15/3/2023 tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-
/2018/826930/phong%2C-chong-chu-nghia-ca-nhan-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-de-
xay-dung-dang-va-he-thong-chinh-tri-trong-sach%2C-vung-manh.aspx#
9. Studocu. (2023). Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng,
chặn đà suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên hiện nay.
Truy cập ngày 17/3/2023 tại: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-
noi-vu-ha-noi/giao-trinh-tu-tuong-ho-chi-minh/123doc-tieu-luan-dau-tranh-chong-
chu-nghia-ca-nhan-tu-tuong-co-hoi-thuc-dung-ngan-chan-da-suy-thoai-dao-duc-loi-
song-cua-mot-bo-phan-can-bo-dang-vien-hien-nay/27778829
10. Viện chiến lược và chính sách tài chính. (2019). Quan điểm của Hồ Chí Minh
về chống chủ nghĩa cá nhân và công tác xây dựng Đảng hiện nay. Truy cập ngày

48
15/3/2023 tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM157313

49

You might also like