You are on page 1of 1

Trước khi mất, vua Phổ cầm tay Moda và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự,

ngươi tiêu biểu cho cái đẹp.


Biết đâu hậu thế sẽ quên ta mà vẫn luôn nhắc đến ngươi”. Con người chỉ xuất hiện một lần trong
đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ
thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian và nguyên vẹn nguyên giá trị. Có lẽ, mãi về sau, ta
vẫn gặp một “Tràng giang” – tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu của Huy Cận. Bài thơ là nỗi cô đơn trước
vũ trụ bao la rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát được hòa nhập với cuộc đời và tình cảm
quê hương đất nước vô cùng sâu đậm của tác giả. Qua khổ (thứ 3/ cuối), nhà thơ để lại trong lòng
độc giả những xúc cảm khó quên về (nỗi buồn bơ vơ vô tận/nỗi nhớ nhà).

Huy Cận là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu. Ông không phải là ngọn cờ tiên phong nhưng
lại là một trong những người cắm ngọn cờ thơ mới lên đỉnh cao nghệ thuật. Như Hoài Thanh đã
nhận định: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình
yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy
Cận.”. Nếu như Xuân Diệu chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Tây và ám ảnh về thời gian
thì Huy Cận lại chịu tác động cả phương Đông và văn học lãng mạn Pháp, luôn ám ảnh về không
gian

You might also like