You are on page 1of 11

BÀI 19.

Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Câu 1: (Nhận biết): Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã diễn ra
A. đại hội đại biểu lần thứ II, tại Bắc Pó (Cao Bằng).
B. đại hội biểu dương các anh hùng.
C. đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang).
D. đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng.
Câu 2: (Nhận biết): Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đông Dương cộng sản Đảng.
Câu 3: (Nhận biết): Ngày 3/3/1951đến ngày 7/3/1951 đại hội toàn quốc đã thống nhất thành lập
A. hội Liên Việt. B. mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt. D. hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 4: (Nhận biết): Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boongke ), bình định vùng
tạm chiếm và vơ vét sức người, sức của; đánh phá hậu phương kháng chiến của ta là nội dung
của kế hoạch
A. Rơ ve. B. Đờ Lát đơ tátxinhi. C. Na va. D. Bô la éc.
Câu 5: (Nhận biết): Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ (9/1951) nhằm mục
đích
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
C. ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào mình.
D. giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 6: (Nhận biết): Ý nghĩa nào sau đây không phải là ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II
của Đảng (2/1951)?
A. Đánh dấu bước phát triển mới, bước trưởng thành của Đảng ta.
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến.
C. Đảng ta tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
D. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 7: (Thông hiểu): Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào thành lập (3/1951) nhằm
A. tăng cường phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của ba nước Đông Dương.
B. tăng cường phát triển kinh tế của ba nước Đông Dương.
C. tăng cường giao lưu văn hóa của ba nước Đông Dương.
D. tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Câu 8: (Thông hiểu): Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã quyết định xuất bản tờ
báo
A. Lao Động. B. Tiền Phong. C. Thanh Niên. D. Nhân Dân.
Câu 9: (Thông hiểu): Để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ
Tátxinhi còn sử dụng biện pháp gì?
A. Biện pháp ngoại giao, chiến tranh kinh tế. B. Chiến tranh tâm lý, chiến tranh kinh
tế.
C. Chiến tranh chính trị, chiến tranh kinh tế. D. Chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại
giao.
Câu 10: (Thông hiểu): Quyết định quan trọng nhất về công tác tổ chức Đảng của Đại hội đại
biểu lần thứ hai là
A. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng.
B. tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng.
C. bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
D. Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 11: (Thông hiểu): Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Dân chủ Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 12: (Thông hiểu): Ngày 11/3/1951, Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên -
Lào có sự tham dự của đại biểu
A. Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào Ítxala.
B. Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
C. Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
D. Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào Ítxala.
Câu 13: (Thông hiểu): Mục tiêu trước mắt của việc phát triển nguỵ quân trong kế hoạch Đờ Lát
đơ Tatxinhi (1950) là gì?
A. Xây dựng quân đội quốc gia mạnh. B. Giúp cho nguỵ quyền lớn mạnh.
C. Tăng cường lực lượng cho Pháp. D. Đánh phá vùng nông thôn của ta.
Câu 14: (Thông hiểu): Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi (1950) đã tác động gì đến cuộc kháng chiến
chống Pháp của ta?
A. Gặp khó khăn trong xây dựng lực lượng kháng chiến.
B. Làm cho cuộc kháng chiến trở nên khó khăn, phức tạp.
C. Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Thu hẹp vùng tự do, vùng giải phóng của ta.
Câu 15: (Vận dụng) Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ
Tatxinhi năm 1950 là gì?
A. Bảo vệ chính quyền tay sai do Pháp lập ra. B. Muốn xoay chuyển cục diện chiến
tranh.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp.
Câu 16: (Vận dụng) Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ quyết định
A. đẩy mạnh sản xuất, chấn chỉnh thuế khoá.
B. phát động phong trào thi đua yêu nước trong mọi ngành.
C. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
D. xây dựng nền ngân hàng, tài chính, thương nghiệp.
Câu 17: (Vận dụng) Để biểu dương phong trào thi đua ái quốc, ngày 1/5/1952, Chính phủ đã tổ
chức
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
C. cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D. ngày hội thi đua yêu nước và phát động phong trào thi đua yêu nước.
Câu 18: (Vận dụng) “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến” là lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ
A. nhà báo Việt Nam. B. văn nghệ sĩ Việt Nam.
C. trí thức Việt Nam. D. nhà giáo Việt Nam.
Câu 19: (Vận dụng cao): Củng cố và phát triển hậu phương vững mạnh trong cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Pháp là
A. một nhân tố quyết định to lớn nhất đối với thắng lợi của chiến tranh.
B. điều kiện không thể thiếu được cho sự bùng nổ của chiến tranh.
C. một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
D. yếu tố quan trọng làm cho cuộc chiến tranh diễn ra trên cả nước.
Câu 20: (Vận dụng cao): Từ việc thành lập Mặt trận Liên Việt (3-1951) Việt Nam có thể rút ra
bài học kinh nghiệm gì về xây dựng mặt trận hiện nay?
A. Xây dựng khối liên minh công-nông. B. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
C. Đoàn kết các tôn giáo. D. Đoàn kết các dân tộc.
BÀI 15 + 19
Câu 1: (Nhận biết) Ngay từ năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương thành
lập mặt trận để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân với tên gọi
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 2: (Nhận biết) Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cuộc vận
động dân chủ 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào?
A. Triệu tập Đông Dương đại hội.
B. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội.
C. Thành lập các Ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
D. Đón phái viên của chính phủ Pháp sang Đông Dương.
Câu 3: (Nhận biết) Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời
kì 1936 -1939 là
A. thực dân Pháp nói chung. B. địa chủ phong kiến.
C. thực dân phản động Pháp và tay sai. D. các quan lại của triều đình Huế.
Câu 4: (Nhận biết) Kẻ thù của cách mạng thế giới được Đại hội VII (7/1935) của Quốc tế Cộng
sản xác định là
A. chủ nghĩa phát xít. B. chủ nghĩa đế quốc.
C. bọn phản động thuộc địa. D. chủ nghĩa thực dân.
Câu 5: (Nhận biết) Hình thức hoạt động của Đảng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951) là
A. Hợp pháp. B. Bí mật. C. Công khai. D. Bất hợp
pháp.
Câu 6: (Nhận biết) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương
(02/1951) đã quyết định đổi tên Đảng là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 7: (Nhận biết) Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp
chuyển biến như thế nào?
A. Liên tiếp thất bại trên các mặt trận.
B. Chuyển sang thế phòng ngự bị động.
C. Được đẩy mạnh nhờ sự giúp đỡ của Mĩ.
D. Tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 8: (Nhận biết) Đại hội đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951)
thông qua văn kiện nào dưới đây ?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. B. Tuyên ngôn và Điều lệ Đảng Cộng
sản.
C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuôc địa. D. Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ
mới.
Câu 9: (Nhận biết) Ngày 23/12/1950, Mĩ đã kí với Pháp
A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ. B. Hiệp định phòng thủ chung Đông
Dương.
C. Hiệp ước công nhận chính phủ Bảo Đại. D. Hiệp định viện trợ kinh tế - tài chính.
Câu 10: (Nhận biết) Ngày 11/3/1951, Hội nghị đại biểu của nhân dân ba nước Đông Dương đã
tuyên bố thành lập tổ chức nào?
A. Liên minh Việt- Miên- Lào. B. Mặt trận Việt- Miên- Lào.
C. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào. D. Mặt trận thống nhất Việt- Miên- Lào.
Câu 11: (Nhận biết) Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, Mĩ tiếp tục
A. củng cố chính quyền Bảo Đại để hất Pháp khỏi Đông Dương.
B. từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
C. trực tiếp đưa quân Mĩ vào chiến trường Đông Dương.
D. ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 12: (Nhận biết) “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi nhằm xây dựng lực lượng cơ động chiến
lược mạnh…”. Đó là một trong bốn điểm chính của kế hoạch nào?
A. Rơve. B. Nava. C. Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. Đờ cát Tơ-
ri.
Câu 13: (Thông hiểu) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương
(02/1951) được gọi là “đại hội kháng chiến thắng lợi” vì
A. đánh dấu sự thắng thế của xu hướng cộng sản.
B. đánh dấu bước phát triển mới trong lãnh đạo của Đảng.
C. đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.
D. đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng Đông Dương.
Câu 14: (Thông hiểu) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương
(02/1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì
A. muốn tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng.
B. phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước.
C. phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng.
D. muốn nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Câu 15: (Thông hiểu) Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược thời kì
1936-1939 dựa trên cơ sở nào ?
A. Tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
B. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.
C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Câu 16: (Thông hiểu) Nguyên nhân trực tiếp nào làm bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ?
A. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
B. Do đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn.
C.Do thực dân Pháp tiến hành đàn áp phong trào cách mạng.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã phát động phong trào đấu tranh.
Câu 17: (Thông hiểu) Một trong những bài học kinh nghiệm chủ yếu được rút ra từ phong trào
dân chủ 1936-1939 là
A. chớp thời cơ trong cách mạng. B. xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
C. xây dựng khối liên minh công nông trí thức D. giành và xây dựng chính quyền.
Câu 18: (Thông hiểu) Hình thức đấu tranh mới được Đảng vận dụng trong phong trào dân chủ
1936-1939 là gì?
A. Míttinh, biểu tình đòi quyền sống. B. Đấu tranh nghị trường, hội họp.
C. Đấu tranh nghị trường, đấu tranh báo chí. D. Biểu tình có vũ trang, bãi công chính
trị.
Câu 19: (Thông hiểu) Phong trào dân chủ 1936-1939 thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia vì lí do nào ?
A. Có sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
B. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị.
C. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp.
D. Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ.
Câu 20: (Thông hiểu) Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương được
Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939 là
A. đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập dân tộc
B. đánh đổ phong kiến để người cày có ruộng.
C. chống phát xít, chống phản động thuộc địa và tay sai.
D. chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 21: (Thông hiểu) Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc
kháng chiến của ta?
A. Hậu phương của ta bị đánh phá. B. Vùng kiểm soát của ta bị thu hẹp
C. Quân chủ lực của ta bị phân tán. D. vùng sau lưng địch thêm khó khăn,
phức tạp.
Câu 22: (Thông hiểu) Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ
nhằm
A. trực tiếp rang buộc chính phủ Pháp vào Mĩ.
B. tìm một giải pháp hòa bình cho chiến trường Đông Dương.
C. đẩy mạnh can thiệp về kinh tế vào Việt Nam.
D. trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Câu 23: (Thông hiểu) Mục tiêu chủ yếu của Pháp khi tiến hành kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi là
A. nhanh chóng tiêu diệt quân chủ lực của ta.
B. mong muốn kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương.
C. củng cố chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.
D. giữ vững thế chủ động củ PHáp trên chiến trường Đông Dương.
Câu 24: (Thông hiểu) Ý nghĩa của việc phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt giai đoạn
1951-1953 là gì ?
A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
B. Tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiếm của ta đến thắng lợi hoàn toàn.
C. Tạo bước ngoặt cùa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Là sự đồng tình của nhân dân trong cuộc kháng chiến.
Câu 25: (Thông hiểu) Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, hai sự kiện nào là tiêu biểu nhất
?
A. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và đòi các quyền dân sinh dân chủ.
B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và đấu tranh nghị trường.
C. Phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và đấu tranh nghị trường.
D. Phong trào Đông Dương đại hội và cuộc mittinh 1/5/1938 ở Hà Nội.
Câu 26: (Thông hiểu) Trong hai năm 1951-1952, về chính trị, sự kiện nào được xem là quan
trọng nhất ?
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
B. Đại hội thống nhất Việt Minh- Liên Việt.
C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên – Lào.
D. Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I.
Câu 27: (Thông hiểu) Trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951-1953 để xây dựng hậu
phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất ?
A. Thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951).
B. Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp (1951).
C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).
D. Đề ra cuộc vận động lao động sản xuất, thực hiện tiết kiệm (1952).
Câu 28: (Thông hiểu) Pháp tăng cường bình định vùng tạm chiếm trong kế hoạch Đờ Lát đơ
Tátxinhi nhằm mục đích chủ yếu là
A. làm lung lay tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
B. vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh.
C. tăng cường kiểm soát nhân dân ta trong vùng vùng tạm chiếm.
D. hạn chế sự chi viện của nhân dân cho lực lượng kháng chiến.
Câu 29: (Vận dụng): Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là
gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng nhân dân.
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng
viên được nâng cao.
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D. Đảng tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức,
phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 30: (Vận dụng): So với phong trào 1930 - 1931 điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh
của thời kì 1936 -1939 là kết hợp đấu tranh
A. chính trị và đấu tranh vũ trang. B. nghị trường và đấu tranh trên mặt
trận.
C. công khai và nửa công khai. D. ngoại giao với vận động quần chúng.
Câu 31: (Vận dụng): Đặc điểm nổi bậc nhất của phong trào dân chủ 1936-1939 là gì ?
A. Là phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
B. Quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để.
C. Lần đầu tiên công – nông thể hiện sự đoàn kết đấu tranh.
D. Mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.
Câu 32: (Vận dụng): So với phong trào 1930 – 1931, mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ
1936-1939 có sự thay đổi gì ?
A. Tập trung vào nhiệm vụ phản đế. B. Tập trung vào nhiệm vụ phản phong.
C. Đòi giảm tô, giảm tức, xoá nợ cho nông dân. D. Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ,
hoà bình.
Câu 33: (Vận dụng): So với giai đoạn 1946-1950, điểm mới trong xác định kẻ thù của cách
mạng Việt Nam giai đạon 1951-1953 là gì ?
A. Chống Pháp và phong kiến.
B. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
C. Chống Pháp và tay sai.
D. Chống thực dân Pháp và các đảng phái phản động.
Câu 34: (Vận dụng): Điểm chung trong kế hoạc Rơ ve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát Tátxinhi năm
1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là
A. Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. B. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. Phô trương thanh thế,tiềm lực, sức
mạnh.
Câu 35: (Vận dụng): Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về lí do phong trào dân chủ 1936 - 1939
được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Phong trào đã xác định đúng kẻ thù của cách mạng.
B. Phong trào đã sử dụng phương pháp đấu tranh hiệu quả.
C. Phong trào đã để lại bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Phong trào đã kết nối cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
Câu 36: (Vận dụng): So với kế hoạch Rơ ve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi (1950)
được xem là
A. Một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
B. Một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
C. Sự bế tắt của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
D. Sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Câu 37: (Vận dụng cao): Từ phong trào dân chủ 1936-1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong
thời đại ngày nay ?
A. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
B. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
C. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
D. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin vào cách mạng nước ta.
Câu 38: (Vận dụng cao): Đánh giá nào là đúng nhất về tình thế của Pháp trên chiến trường Đông
Dương khi thực hiện kế hoạch Đờ Lát Tátxinhi ?
A. Là kế hoạch quân sự phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến
tranh.
B. Là kế hoạch quân sự đánh dấu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ để tiếp tục cuộc
chiến tranh ở Đông Dương.
C. Là kế hoạch quân sự phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực của Mĩ
nhằm sớm kết thúc chiến tranh.
D. Là kế hoạch quân sự phản ánh tình thế trên chiến trường không gì cứu vãn nỗi của Pháp ở
Đông Dương.
Câu 39: (Vận dụng cao): Từ việc thành lập Mặt trận Liên việt, Việt Nam có thể rút ra bài học
kinh nghiệm gì trong công tác xây dựng mặt trận hiện nay ?
A. Đoàn kết các dân tộc. B. Đoàn kết các tôn giáo.
C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. D. Xây dựng khối liên minh công-nông.
Câu 40: (Vận dụng cao): Từ thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần II (2/1951), bài học cơ
bản nào Việt Nam có thể rút ra để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay ?
A. Tăng cường sự đoàn kết quốc tế. B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
C. Tăng cường khối đoàn kết dân tộc. D. Tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc
phòng.
-HẾT-

You might also like