You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG MIỄN DỊCH HỌC

Câu 1: Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch dịch thể lần đầu và lần thứ 2? Tại sao khi tiêm
vaccine thường nhắc lại nhiều lần?
- Đáp ứng miễn dịch lần đầu có thời gian tiềm tàng dài, cường độ đáp ứng kém và thời gian duy trì
đáp ứng ngắn. Nhưng một số lympho bào B và T đã được mẫn cảm sẽ trở thành các tế bào trí nhớ,
nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm các lần sau sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch lần hai.
Trong đáp ứng lần hai và các lần sau đó các tế bào trí nhớ sẽ phát triển rất mạnh, tạo thành một clon
tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể đặc hiệu. Vì thế mà đáp ứng lần hai có thời gian tiềm tàng ngắn
hơn, cường độ đáp ứng mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.
- Khi tiêm vaccine thường nhắc lại nhiều lần vì:
+ Tạo trí nhớ miễn dịch: đối với một số loại vắc-xin, sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể chỉ có
tác dụng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi lượng kháng thể này giảm đi, cơ
thể sẽ không được bảo vệ tối ưu trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh nên rất dễ mắc bệnh nếu
không được tiêm chủng nhắc lại. Độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin,
công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể,... Do vậy, cần tiêm nhắc lại để hệ miễn dịch được
tăng cường và kháng thể bảo vệ cơ thể được duy trì lâu dài nhằm tăng khả năng chống lại bệnh
truyền nhiễm.
Câu 2: Trình bày cấu trúc và vai trò của kháng thể miễn dịch. Tại sao khi bị chó dại cắn,
người ta tiêm huyết thanh kháng dại ngay mà không tiêm vaccine.
a. Kháng thể miễn dịch: IgG
- Kháng thể miễn dịch là những kháng thể được tạo ra do một quá trình đáp ứng miễn dịch rõ ràng.
- Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 vai trò chính là:
+ Liên kết với kháng nguyên: Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và còn giúp gắn kết
một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ vào các vùng biến đổi. Trong đó phản ứng
chống độc tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, giúp ngăn ngừa sự bám dính của
các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt tế bào. Điều này khiến các tế bào của cơ thể tránh được
các rối loạn do các độc tố đó gây ra.
+ Kích hoạt hệ thống bổ thể: Bổ thể là một tập hợp protein huyết tương khi các hoạt hóa sẽ có tác
dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng cách:
_Đục các lỗ thủng trên vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập vào cơ thể.
_Có thể tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào.
_Thanh thải các phức hợp miễn dịch.
_Làm phóng thích các phân tử hóa hướng động.
+ Huy động các tế bào miễn dịch: sau khi gắn vào kháng nguyên đầu biến đổi, các kháng thể có thể
liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định. Khi đó các tương tác này có tầm quan trọng đặc
biệt trong đáp ứng miễn dịch và bằng cách này, các kháng thể có khả năng gắn với một vi khuẩn với
mọt đại thực bào và kích hoạt hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho giết tự nhiên có thể thực hiện
chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn hoặc tế bào ung thư đã bị gắn kết bởi các kháng thể.
b. Vì:
- Nhằm mục đích tạo miễn dịch thụ động kháng virus dại.
- Kháng thể có trong huyết thanh có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho
các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế, nhờ đó bảo vệ được người bệnh cho tới khi các
kháng thể kháng dại được sản sinh sau khi tiêm vắc-xin phòng dại.
Câu 3: Các cơ quan, tế bào của hệ thống miễn dịch.
1. Cơ quan lympho trung ương: là nơi mà quá trình biệt hóa của các tế bào lympho không cần sự
kích thích của kháng nguyên.
Bao gồm: tủy xương, tuyến ức, túi Bursa Fabricius
Chức năng:
- Tủy xương
+ Là nơi sản sinh tất cả các tế bào máu lưu động kể cả tế bào lymphô non.
+ Là nơi trưởng thành của tế bào B.
- Tuyến ức: tế bào tiền lympho T -> tb lympho T
+ Chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và điều hòa đáp ứng miễn dịch.

- Túi Fabricius (chỉ có ở loài chim và là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở gần ổ nhớp)
• Chứa các nang lympho và cũng gồm vùng vỏ và vùng tủy.
• Tham gia sản xuất globulin miễn dịch Ig, tương bào và các trung tâm mầm của dòng B ở các mô
lympho ngoại vi.

2. Cơ quan miễn dịch ngoại vi.


Bao gồm: Hạch lympho, lách, mô lympho không có vỏ bọc (các mô lympho ruột, mô lympho ở phế
quản, hạch hạnh nhân).
-  Hạch lympho: 
+ Có hai hệ thống mạch vào-ra khỏi hạch cho nên hầu hết các tế bào và các chất của cơ thể
đều đi qua hạch; đường ra của bạch huyết của hạch trước chính là đường vào của bạch huyết của
hạch sau cho nên đáp ứng miễn dịch nhanh chóng được lan rộng.
- Lách: 
+ Lọc và dự trữ máu cho cơ thể.
+ Là nơi tập trung kháng nguyên bằng đường máu.
- Các mô lympho ruột (GALT).
+ Hệ thống lympho của ruột trực tiếp tiếp xúc với kháng nguyên vào cơ thể bằng đường tiêu
hóa. Giúp cơ thể loại trừ các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, do vậy nó
đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ tại chỗ.
- Mô lympho ở phế quản (BALT).
+ Sự hiện diện của iBALT rõ ràng đóng một vai trò trong quá trình miễn dịch bằng cách điều
chỉnh các phản ứng miễn dịch tại chỗ theo cách tăng tốc độ miễn dịch đối với mầm bệnh và trong
một số trường hợp, cải thiện tình trạng viêm mãn tính.
- Hạch hạnh nhân:  Nơi bắt giữ vi sinh vật chui vào niêm mạc vùng miệng.
Các tế bào của hệ thống MD
1. LYMPHO BÀO
- Lympho bào chiếm khoảng 20 - 30% tổng số bạch cầu trong máu. Đa số các lympho bào là loại
nhỏ, đường kính 8 - 12 µm, nhân to, đậm đặc, chiếm gần hết tế bào.

2. LYMPHO BẢO T
- Các tế bào tiền thân dạng lympho từ tủy đi đến tuyến ức (thymus). phân chia, biệt hóa thành các
lympho bào chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào được gọi là lympho bào T.
- Chức năng chính của lympho bào T: gây độc qua trung gian tế bào, hỗ trợ tế bào lympho B, diều
hòa miễn dịch thông qua các cytokin (IL, yếu tố kích thích quần thể bạch cầu hạt, đại thực bào,
interferon, yếu tố hoại tử u...).

3. LYMPHO BÀO B
- Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, tế bào lympho B có rất nhiều lông nhung trên bề mặt. Đó chính
là vô số phân tử kháng thể (Ig, ở đây là Ig bề mặt, hay sIg). sIg có khả năng nhận biết một kháng
nguyên đặc hiệu, nghĩa là có vai trò thụ thể.

4. TẾ BẢO DIỆT TỰ NHIÊN (NK: Natural Killer Cell)


- NK là một tiểu quần thể tế bào có khả năng diệt một số tế bào đích: tế bào u, tế bào vật chủ bị
nhiễm virus.
- Chức năng: kiểm soát miễn dịch, ngăn chặn sự di cư của tế bào u qua máu, bảo vệ cơ thế chống lại
sự nhiễm virut.

5. TẾ BÀO THỰC BÀO ĐƠN NHÂN


- Đặc điểm: Mono bào có tính hoạt động mạnh, vận động bằng giả túc, lách qua được thành mao
mạch để vào tổ chức.
6. CÁC TẾ BÀO MÁU KHÁC
- Bao gồm: bạch cầu hạt trung tính, ái toan, ái kiểm, tiểu cầu trong đáp ứng miễn dịch.
6.1. Bach cầu hạt trung tính (BCTT)
- BCTT còn gọi là tiểu thực bào vì chúng ăn các phân tử nhỏ. BCTT sống khoảng 4 - 5 ngày, vận
động mạnh bằng giả túc, chúng dễ dàng lách qua thành mạch đến các ổ viêm. Sau khi thực bào,
BCTT chết và trở thành đối tượng thực bào của đại thực bào.
6.2. Bạch cầu ái kiểm (BCAK), tế bào mast.
- BCAK và tế bào mast có vai trò quan trọng trong phản vệ và dị ứng. BCAK còn tiết yếu tố hóa
hướng động bạch cầu ái toan.
6.3. Bạch cầu ái toan (BCAT)
- Có tác dụng tiêu các hoạt chất do các hạt của BCAK và tế bào mast tiết ra.
6.4. Tiểu cầu
- Chức năng chủ yếu của tiểu cầu là đông máu.

Câu 4: Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Đặc điểm chung của miễn
dịch không đặc hiệu.
1. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
Đặc điểm Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch không dặc hiệu
Đặc điểm Có tính đặc hiệu riêng với từng Là khả năng tự vệ sẵn có và mang
tác nhân xâm nhập (hay gọi là tính di truyền ở cá thể cùng loài.
kháng nguyên). Với mỗi kháng Thể hiện sự miễn dịch với cả
nguyên thì gây ra đáp ứng nhóm. Hay các loại vi sinh vật
miễn dịch đặc hiệu là khác cùng cấu tạo chung.
nhau.
Loại Miễn dịch thích ứng. Miễn dịch bẩm sinh.
Tính đa dạng Rất nhiều, cho phép hệ thống miễn Ít.
dịch đáp ứng với nhiều loại KN.
Thời gian đáp Cần có thời gian. Gần như tức thì.
ứng
Thành Hàng Tế bào lympho niêm mạc, kháng Da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn.
phần rào lí, thể ở niêm mạc.
hóa,…
Các pr Kháng thể. Bổ thể.
máu
Tế bào Tế bào lympho Thực bào, tế bào NK
Trí nhớ miễn Mạnh lên sau mỗi lần tiếp xúc với Miễn dịch không đặc hiệu thì không
dịch kháng nguyên đã từng tiếp xúc. tạo ra bộ nhớ miễn dịch.
Tính hiệu quả Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít
hiệu quả hơn. hiệu qua hơn đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu.
Thời gian đáp Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu
ứng ra đáp ứng gần như tức thì. cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

Câu 5: Kháng nguyên là gì? Trình bày các đặc tính của kháng nguyên? 
1. Kháng nguyên là gì?
- Chất sinh miễn dịch: là chất có khả năng tạo ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Kháng nguyên: phân tử, chất liên kết được với kháng thể hoặc thụ thể trên tế bào T (TCR) một
cách đặc hiệu.
- Tất cả các chất sinh miễn dịch đều là kháng nguyên nhưng không phải kháng nguyên nào cũng là
chất sinh miễn dịch.
- Phân loại KN:
+ Không phụ thuộc vào tuyến ức: là những KN kích thích trực tiếp tế bào lympho B tạo đáp ứng
miễn dịch không có sự tham gia của tế bào T.
+ Phụ thuộc vào tuyến ức: là những KN cần có sự giúp đỡ của tế bào T hỗ trợ mới kích thích tế bào
B tạo ra đáp ứng miễn dịch.
2. Các đặc tính của kháng nguyên.
- Tính đặc hiệu: khả năng kết hợp một cách đặc hiệu của KN với các sản phẩm cuối cùng của các
ĐƯMD (Kháng thể hoặc các thụ thể của tế bào). Hapten: có tính KN nhưng không có tính sinh miễn
dịch.
- Tính sinh miễn dịch: khả năng kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào.
Tính sinh miễn dịch = tính kháng nguyên + khả năng đáp ứng của túc chủ
Tính lạ kiểu hình của túc chủ
Kích thước ptu liều lượng kháng nguyên và đường vào
Cấu trúc phức tạp sử dụng tá chất
Tế bào B + kháng nguyên = Tế bào B thực hiện + tế bào B mang trí nhớ miễn dịch
Tế bào T + kháng nguyên = Tế bào T thực hiện + tế bào T mang trí nhớ miễn dịch
- Một số đặc tính khác:
+ Tính lạ: KN càng “lạ” (khác biệt giữa cơ thể nhận và KN) thì khả năng kích thích tạo KT càng
mạnh.
+ Khối lượng cần đủ lớn: thường > 10000Da.
+ Cấu trúc phức tạp.
Câu 6: Tế bào lympho T và vai trò của các tế bào miễn dịch trong đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào?
1. Tế bào lympho T 
- Nguồn gốc: sinh ra ở tủy xương sau đó di chuyển đến vùng vỏ tuyến ức và trưởng thành ở vùng tùy
của tuyến ức. Sau đó thông qua máu đi tới ngoại vi.
-  Protein dấu ấn (CD) biến đổi theo giai đoạn biệt hóa của tế bào: 
+ Tế bào non: CD38 
+ Tế bào gần trưởng thành: CD2, CD7, CD4, CD8… 
+ Tế bào trưởng thành: T hỗ trợ và T ức chế.
2. Vai trò của các tế bào miễn dịch trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Chức năng nhận biết KN: Tế bào trình diện KN thực bào và xử lí KN, MHC trình diện KN cho tế
bào T.
- Chức năng điều hòa, kiểm soát miễn dịch: 
+ Chức năng điều hòa, chi phối TH thông qua các IL-2, IL-4, IL-5… kích thích sự sinh sản và hoạt
hóa của tế bào hiệu ứng đủ để loại trừ KN. Sự hoạt hóa TH bị kiểm soát bởi sản phẩn và hiệu quả
của tế bào hiệu ứng (lượng KT, lượng TNF…). 
+ Chức năng kiểm soát của Ts Ức chế phản ứng loại trừ KN do TH phát động nếu phản ứng quá
mạnh, gây hại. Kìm hãm TH tự phản ứng (bệnh tự miễn)
- Chức năng hoạt hóa:
Tín hiệu hoạt hóa + TH : Đại thực bào-MHC II-KN; ĐTB tiết IL-1 
TC : Tế bào nhiễm virus(ung thư)-MHC I-KN; TH tiết IL-2
- Chức năng loại trừ KN: T độc tiêu diệt kháng nguyên
- Chức năng ghi nhớ miễn dịch: 
+ Lần 1: cơ chế loại trừ, tạo tế bào nhớ TH, B, T C 6 ngày. 
+ Lần 2: đáp ứng sau 10 giờ.
Câu 7: Tế bào lympho B và các loại đáp ứng miễn dịch dịch thể.
1. Tế bào lympho B
a. Khái niệm
- Các tbào lympho B chỉ chiếm 5 – 15% trong tổng số lympho tuần hoàn và được xđ thông qua Slg
(Suface Immuno globulin).
- Tạo ra và trưởng thành tại tủy xương.
b. Quá trình biệt hóa:
- Có phân tử globulin miễn dịch trên bề mặt (sIg) có khả năng nhận biết KN nhưng chưa sản xuất
KT.
- Giai đoạn biệt hóa không cần KN: tế bào T gốc -> tiền tế bào lympho B: chưa có sIg, chỉ có IgM
trong bào tương -> tế bào lympho B chưa chín: sIgM, sIgD.
- Giai đoạn biệt hóa cần KN tại hạch lympho và lách: cơ quan lympho ngoại vi nơi các tế bào B
“trinh nữ” tiếp xúc với KN và được hoạt hóa.
+ Quá trình xử lí và trình diện KN: KN ngoại bào (các phân tử, tế bào, vi sinh vật ở dịch ngoài tế
bào) -> tế bào trình diện KN APC (đại thực bào, tế bào Dendritic, tế bào Langerhans của da, tế bào
nội mạc mạch, tế bào B): tiếp cận, nuốt, xử lí -> trình diện cho tế bào T và B.
+ Sự hỗ trợ của tế bào T: tăng sinh, biệt hóa tế bào B.
_ IL-4: phát triển mạnh mẽ tế bào B đặc hiệu với KN gây mẫn cảm.
_ IL-4, IL-5, IL-6: biệt hóa tế bào B sản xuất KT (IL-4,-5,-6 cần cho IgG, IgM, IL-5 cần cho
IgA, IL-4 cần cho IgE).
d. Chức năng của lympho B
-Chức năng chủ yếu của các TB lympho B là chuyển thành tương bào tiết kháng thể dịch thể đặc
hiệu như lgM trong đáp ứng tiên phát và lgG trong đáp ứng thứ phát.
-LymphoB có thể nhận biết trực tiếp kháng nguyên có bản chất là protein, carbonhydrat và một số ít
hapten.
-Là TB trình diện KN cho TB lympho T hỗ trợ.
2. Các loại đáp ứng miễn dịch dịch thể
*Globulin miễn dịch
a. IgG.
- IgG1, IgG2, IgG3 có khả năng hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển.
- Trừ IgG2, các IgG khác có khả năng ‘cắm’ phần Fc lên thụ thể trên màng nhiều loại bạch cầu: tế
bào mast, tế bào đơn nhân to, đại thực bào,..vì các tế bào này có recepter với phần Fc của các IgG.
- IgG1, IgG2, IgG3, IgG4 đều có khả năng chuyển qua nhau thai, từ mẹ vào máu thai nhi => IgG
giúp trẻ sơ sinh cá khả năng phòng ngự ở những tháng đầu tiên của cuộc sống.
=> IgG là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp miễn dịch thứ phát, nó cũng là lớp globulin miễn dịch
độc quyền kháng độc tố vi khuẩn.
b. IgA
- IgA trong huyết thanh: ở người hơn 80% tồn tại dưới dạng monomer với 4 chuỗi cơ bản
- IgA tiết ở dịch niêm mạc: nươc mắt, nước mũi, mồ hôi,...
- Hợp phần tiết ngoài chức năng nối hai monomer IgA với nhau còn giúp IgA tiết chống lại các
enzym tiêu protein.
- IgA có 2 lớp phụ: IgA1 và IgA2. IgA là kháng thể bảo vệ niêm mạc của cơ thể.
c. IgM
- IgM do 5 đơn vị cơ bản hợp thành, có háo tính cao trong việc kết hợp với KN, thuận lợi trong việc
tạo phản ứng ngưng kết hoặc ngưng tụ.
- Có vai trò quan trọng trong những trường hợp nhiễm khuẩn sớm.
d. IgD
- Chiếm 1% tổng lượng Ig huyết thanh.
- Chức năng chưa được xác định rõ, không đặc hiệu cho loài nào.
e. IgE:
- Chiếm 0,004% tổng lượng huyết thanh.
- Tồn tại dưới dạng monomer.
*Chức năng của globulin miễn dịch
- Chức năng nhận biết, kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên: Vai trò của Fab
+ Được thực hiện thông qua việc phân tử Ig kết hợp đặc hiệu với epitop
+ Nhờ kháng nguyên kết hợp đặc hiệu mà Ig có thể tác động trực tiếp lên KN và làm:
• Bất hoạt các phân tử có hoạt tính.
• Bất hoạt virus.
• Bất hoạt vi khuẩn, kí sinh vật và ấu trùng của chúng.
=> Globulin miễn dịch với phần Fab kết hợp đặc hiệu KN sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, ngưng kết
dẫn đến KT làm cho KN tập chung lại, không di chuyển, xâm nhập dẫn đến hạn chế khả năng lan
rộng của chúng.
- Chức năng hoạt hóa miễn dịch không đặc hiệu: đây là chức năng của phần Fc, chỉ thực hiện được
khi phần Fab đã kết hợp đặc hiệu với KN
+ Chức năng hoạt hóa bạch cầu: phần Fc của phân tử Ig thuộc một số lớp và dưới lớp có khả năng
gắn với một số tế bào và hoạt hóa chúng.
+ Hoạt hóa tế bào gây độc.
+ Hoạt hóa tế bào ái kiềm, tế bào mast.
- Hoạt hóa cơ chế vận chuyển Ig qua màng tế bào.
- Hoạt hóa bổ thể.
- Chức năng KT trong phối hợp miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
Câu 8: Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, hay nêu các khả năng về đường đi di
chuyển của kháng nguyên và sự tiêu diệt kháng nguyên của cơ thể?
Câu 9: Vai trò của MHC và tế bào trình diện KN ngoại lai cho T CD4+ trong đáp ứng miễn
dịch?
- MHC là phức hợp hòa hợp mô chủ yếu.
- Vai trò:
+ Trình diện KN và tham gia vào đáp ứng miễn dịch.
+ Tế bào trình diện KN (APC): xử lí các phân tử protein lớn thành protein nhỏ, mạch thẳng phù hợp
với MHC của chính APC đó.
+ Các phân tử MHC như các phân tử liên lạc, phân tử để nhận biết peptide lạ (kháng nguyên lạ) –
không phải của mình và phản ứng để loại bỏ kháng nguyên đó.
+ Chỉ có các hapten là được tế bào miễn dịch nhận biết trực tiếp. Còn các KN kích thước lớn, dù ở
dạng nào (hòa tan, dạng hạt, dạng kết hợp trên màng tế bào) đều không thể trình diện được cho tế
bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào T. Các KN ấy phải được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC)
xử lí, nghĩa là phải chuyển các protein hình cầu lớn thành các peptide đủ nhỏ, thẳng (từ 10-20 aa)
phù hợp với kích thước các rãnh gắn peptide lạ của các phân tử MHC của chính tế bào APC đó.
+ Các KN lạ được tổng hợp từ bên ngoài các APC được gọi là KN ngoại bào. Các APC thực bào,
giáng hóa tạo ra các đoạn peptide được đưa ra bề mặt tế bào ở dạng gắn với các phân tử MHC (MHC
lớp II). Phức hợp peptide lạ - MHC lớp II này được trình diện trên bề mặt APC và được các tế bào
TCD4+ có cùng phân tử MHC lớp II nhận biết.
+ Các KN lạ được tổng hợp từ bên trong tế bào APC (kháng nguyên nội sinh) được xử lí trong một
khu vực nội bào khác với KN ngoại bào. Các đoạn peptide mới tổng hợp này thường được kết hợp
với các phân tử MHC (MHC lớp I). Phức hợp này được trình diện trên bề mặt APC và thường được
tế bào TCD8+ có cùng các phân tử MHC lớp I nhận biết
=> Tóm lại: các tế bào miễn dịch (cả B và T) đặc biệt là các tế bào T chỉ nhận biết và có đáp ứng
miễn dịch với peptide lạ khi peptide này kết hợp với các phân tử MHC tương đồng và tương ứng.

- Vai trò tế bào trình diện KN ngoại lai cho T CD4+:


+ Có khả năng bắt giữ, xử lí KN ngoại bào (bằng thực bào).
+ Có biểu lộ các sản phẩm của gen MHC lớp 2 trên bề mặt.
+ Trình diện các sản phẩm của KN ngoại bào cho các tế bào miễn dịch nhận diện.
Câu 10. Tại sao HIV xâm nhập vào cơ thể gây suy giảm miễn dịch cơ thể?
HIV xâm nhập vào bên trong cơ thể chủ yếu thông qua đường máu, và đường tình dục, chúng gây
bệnh trực tiếp lên những tế bào Lympho T bên trong máu (là một tế bào của bạch cầu) , đây là phòng
tuyến sau cùng giúp cơ thể chống lại những yếu tố gây hại sức khỏe) và vô hiệu hóa lympho T và sử
dụng tế bào lympho bị bệnh khiến cho tế bào chủ sinh sản và tạo thành những HIV con, sau đó HIV
con này lại tiếp tục vô hiệu hóa tế bào lympho khác dẫn tới cơ thể mất đi khả năng đề kháng lại với
những loại bệnh khác xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Virus này tự gắn vào các tế bào của hệ thống miễn dịch được gọi là tế bào lympho CD4, có chức
năng bảo vệ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, vi rút và vi trùng khác.
Sau khi được gắn vào, nó đi vào các CD4 và sử dụng nó để tạo ra hàng nghìn bản sao của chính
nó. Các bản sao này sau đó rời khỏi các tế bào CD4, giết chết chúng.
Quá trình này tiếp tục cho đến khi cuối cùng số lượng tế bào CD4, giảm xuống thấp đến mức hệ
thống miễn dịch của bạn ngừng hoạt động.

You might also like