You are on page 1of 14

Phụ lục

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN


LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I. Thông tin tổng quát


1. Tên môn học tiếng Việt: Luật Hôn nhân và gia đình – Mã môn học: BLAW1203
2. Tên môn học tiếng Anh: Marriage and Family Law
3. Thuộc khối kiến thức/kỹ năng
☐ Giáo dục đại cương x Kiến thức chuyên ngành
☐ Kiến thức cơ sở ☐ Kiến thức bổ trợ
☐ Kiến thức ngành ☐ Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp
4. Số tín chỉ
Tổng số Lý thuyết Thực hành Số giờ tự học
2 2 0 60
5. Phụ trách môn học
a. Bộ môn: Dân sự
b. Giảng viên phụ trách bộ môn: TS. Lâm Tố Trang
c. Giảng viên biên soạn: Ths. Phạm Thị Kim Phượng
d. Địa chỉ email liên hệ: phuong.ptk@ou.edu.vn
e. Phòng làm việc: Phòng 102 cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn, Phường
Cô Giang, Quận 1.
6. Thông tin liên lạc:
6.1. Thông báo
Các thông báo của môn học sẽ được đăng tại Thông báo của trang môn học trên Hệ
thống quản lý học tập ELOLMS.
6.2. Thư điện tử và tin nhắn nội bộ
- Sinh viên và giảng viên sẽ dùng email được trường cấp để liên lạc. Giảng viên sẽ trả
lời cho sinh viên trong vòng 48 tiếng sau khi nhận được email. Trong trường hợp giảng viên đi
công tác ở nơi hạn chế về internet hoặc không thể trả lời email như thường lệ sẽ thông báo cho
sinh viên biết trước.
- Giảng viên và sinh viên có thể liên lạc qua kênh tin nhắn nội bộ trên ELOLMS.
II. Thông tin về môn học

2
1. Mô tả môn học
Luật hôn nhân và gia đình được thiết kế gồm hai tín chỉ lý thuyết, là môn học thuộc
khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này gắn liền với thực tiễn, cung cấp các kiến thức
tổng quát về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể như:
+ Quy định về kết hôn;
+ Quan hệ giữa vợ và chồng;
+ Quan hệ giữa cha, mẹ và con;
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng của các thành viên trong gia đình;
+ Chấm dứt hôn nhân.
Sau khi học xong, nắm được các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, người học
có thể làm việc tại các văn phòng luật, công ty luật chuyên tư vấn hoặc tranh tụng các vụ,
việc liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Môn học điều kiện
STT Môn học điều kiện Mã môn học
Môn học trước
1 Luật dân sự 1 BLAW1315
Luật dân sự 2 BLAW1321
3. Mục tiêu môn học
Chuẩn đầu ra
Mục tiêu
Mô tả CTĐT phân bổ
môn học
cho môn học

Hiểu được các quy định pháp luật về hôn nhân và gia
CO1 PLO5.1
đình.
Áp dụng được kiến thức pháp luật về hôn và gia đình để
CO2 PLO5.1
giải quyết các tình huống thực tế.
Xây dựng kỹ năng phản biện, tranh luận các vấn đề thực
CO3 PLO8.6
tiễn liên quan đến hôn nhân và gia đình.
CO4 Tôn trọng, chấp hành pháp luật hôn nhân và gia đình. PLO15.3
4. Chuẩn đầu ra (CĐR) môn học
Học xong môn học này, học viên có thể:
Mục tiêu
CĐR môn học
môn học Mô tả CĐR
(CLO)
(CO)
Phân tích được các quy định cụ thể về hôn nhân và gia
CO1 CLO1 đình như: kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ cha
mẹ và con; cấp dưỡng và chấm dứt hôn nhân.
3
Giải quyết các tình huống thực tế về hôn nhân và gia đình
CO2 CLO2
đơn giản.
Tham gia phản biện, tranh luận được các vấn đề về hôn
CO3 CLO3
nhân và gia đình cụ thể.
CO4 CLO4 Tuân thủ pháp luật hôn nhân và gia đình.

5. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương
trình đào tạo
PL PL PL
CL PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PL
O1 O1 O1 PLO15
Os 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 O11
2 3 4
1 4
2 3
3 3
4 5

Ghi chú
1: Không đáp ứng 2: Ít đáp ứng 3: Đáp ứng trung bình
4: Đáp ứng nhiều 5: Đáp ứng rất nhiều
6. Nội dung môn học
Chương mở đầu
Giới thiệu môn học
Chuẩn đầu ra chương:
- Giúp học viên có kiến thức tổng quát về môn học; quá trình học tập; hình thức kiểm tra
và thi cuối kỳ.
Nội dung
1. Khái quát môn học
2. Mục tiêu môn học
3. Kế hoạch và phương pháp đánh giá kết quả học tập
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Chuẩn đầu ra chương:

• Trình bày khái quát được các nội dung về hôn nhân và gia đình.
• Xác định được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật.
• Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của ngành luật.
• Xác định được các nguồn của luật hôn nhân và gia đình.
Chủ đề 1.1. Khái quát chung về Luật Hôn nhân và gia đình.
4
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày và phân tích được khái niệm, đặc điểm của hôn nhân.
▪ Phân tích khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.
▪ Xác định được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật.
▪ Phân tích được các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình.
Mô tả vắn tắt nội dung
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hôn nhân
1.1.2. Khái niệm, chức năng của gia đình
1.1.3. Khái niệm luật hôn nhân và gia đình
1.1.4. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình
Chủ đề 1.2. Nguồn của Luật hôn nhân và gia đình
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày được các loại nguồn của Luật hôn nhân và gia đình.
▪ Nêu được ý nghĩa của việc xác định nguồn pháp luật để giải quyết tranh chấp.
Mô tả vắn tắt nội dung
1.2.1. Khái niệm nguồn của Luật hôn nhân và gia đình
1.2.2. Các nguồn của Luật hôn nhân và gia đình
Chương 2
KẾT HÔN
Chuẩn đầu ra chương:

• Trình bày được các điều kiện kết hôn, nêu được ý nghĩa của các điều kiện này.
• Xác định được các căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật; nêu được ý nghĩa của việc hủy
kết hôn trái pháp luật.
• Xác định được các trường hợp chung sống như vợ chồng được Nhà nước thừa nhận
và không được thừa nhận.
Chủ đề: 2.1. Kết hôn
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày được các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ.
▪ Xác định được thẩm quyền đăng ký kết hôn cho từng đối tượng.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa kết hôn
2.1.2. Điều kiện kết hôn
5
2.1.3. Đăng ký kết hôn và ý nghĩa của đăng ký kết hôn
Chủ đề: 2.2. Kết hôn trái pháp luật
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nêu được khái niệm kết hôn trái pháp luật.
▪ Xác định được các căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật.
▪ Nhận biết được chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
▪ Trình bày được cách thức xử lý việc kết hôn trái pháp luật.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
2.2.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
2.2.2. Hình thức xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Chủ đề: 2.3. Chung sống như vợ chồng
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nhận diện được trường hợp chung sống như vợ chồng được Nhà nước thừa nhận.
▪ Xác định được các căn cứ không công nhận quan hệ vợ chồng.
▪ Phân tích được hậu quả pháp lý khi không được công nhận quan hệ vợ chồng.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
2.3.1. Chung sống như vợ chồng được Nhà nước thừa nhận.
2.3.2. Chung sống như vợ chồng không được Nhà nước thừa nhận.
Chương 3
QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Chuẩn đầu ra chương:

• Nêu được các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng.


• Xác định được các loại chế độ tài sản của vợ và chồng theo quy định của luật.
• Vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết tình huống thực tế.
Chủ đề 3.1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày được khái niệm quan hệ vợ chồng.
▪ Trình bày được nội dung nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
3.1.1. Khái niệm quan hệ vợ chồng
3.1.2. Nghĩa vụ và quyền nhân thân của vợ và chồng
Chủ đề 3.2. Chế độ tài sản của vợ và chồng

6
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nhận diện được hai chế độ tài sản của vợ chồng.
▪ Nêu được các điều kiện Luật quy định đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận.
▪ Xác định được nguồn tài sản chung, riêng của vợ chồng.
▪ Nêu được các quyền và nghĩa của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng.
▪ Nêu được hai hình thức đại diện giữa vợ và chồng.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
3.2.1. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ và chồng
3.2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ và chồng
3.2.3. Chế độ tài sản theo luật định của vợ và chồng
3.2.4. Đại diện giữa vợ và chồng
Chương 4
QUAN HỆ GIỮA CHA, MẸ VÀ CON
Chuẩn đầu ra chương:

• Xác định được các căn cứ làm phát sinh mối quan hệ giữa cha mẹ và con.
• Phân tích được các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con và của con đối với cha mẹ.
• Trình bày được các quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác trong gia đình.
Chủ đề 4.1. Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nêu được căn cứ xác định con chung, con ngoài giá thú.
▪ Phân tích được các điều kiện để xác định cha mẹ con bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản.
▪ Trình bày được các điều kiện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
▪ Phân tích được các quy định pháp luật về con nuôi.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.1.1. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ
4.1.2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng
4.1.3. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung
Chủ đề 4.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Phân tích được quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con và của con
đối với cha mẹ.

7
▪ Xác định được giới hạn quyền của cha mẹ trong việc quản lý và định đoạt tài sản
riêng của con.
▪ Trình bày được các căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
▪ Nêu được ý nghĩa về hậu quả pháp lý hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.2.1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân của cha, mẹ, con
4.2.2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản của cha, mẹ, con
4.2.3. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
Chủ đề 4.3. Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày được các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa ông bà và cháu; giữa các
anh, chị em đối với nhau; giữa cô, cậu, dì, chú, bác ruột đối với cháu ruột.
▪ Trình bày được các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa ông bà và cháu; giữa các
anh,chị em đối với nhau; giữa cô, cậu, dì, chú, bác ruột đối với cháu ruột.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.3.1. Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nội, cháu ngoại
4.3.2. Quan hệ giữa anh, chị, em
4.3.3. Quan hệ giữa cô, cậu, dì, chú, bác, ruột và cháu ruột
Chương 5
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Chuẩn đầu ra chương:

• Trình bày được khái niệm, đặc điểm cấp dưỡng.


• Xác định được mức cấp dưỡng cho từng trường hợp cụ thể.
• Nêu được phương thức cấp dưỡng.
• Xác định được điều kiện cho từng trường hợp cấp dưỡng cụ thể.
Chủ đề 5.1. Các quy định chung về cấp dưỡng
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Phân tích được khái niệm và các đặc điểm của cấp dưỡng.
▪ Vận dụng được quy định của Luật về mức cấp dưỡng để giải quyết các trường hợp cụ
thể.
▪ Nêu được phương thức cấp dưỡng.
▪ Xác định được người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

8
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.1.1. Khái niệm, đặc điểm cấp dưỡng
5.1.2. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng
5.1.3. Chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Chủ đề 5.2. Các trường hợp cấp dưỡng cụ thể
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Xác định được các điều kiện cấp dưỡng trong trường hợp của cha mẹ đối với con và
ngược lại.
▪ Xác định được các điều kiện cấp dưỡng trong trường hợp của anh, chị, em đối với
nhau.
▪ Xác định được các điều kiện cấp dưỡng trong trường hợp của ông bà đối với cháu và
ngược lại.
▪ Xác định được các điều kiện cấp dưỡng trong trường hợp của cô, cậu, dì, chú, bác
ruột đối với cháu ruột và ngược lại.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.2.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con
5.2.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
5.2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
5.2.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
5.2.5. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Chủ đề 5.3. Thay đổi, tạm ngưng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nhận biết được các trường hợp thay đổi và tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng.
▪ Phân tích được các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Lấy được ví dụ cụ thể.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.3.1. Thay đổi, tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng
5.3.2. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Chương 6
CHẤM DỨT HÔN NHÂN
Chuẩn đầu ra chương:

• Nêu được các trường hợp chấm dứt hôn nhân theo quy định hiện hành.
• Phân tích được quyền yêu cầu ly hôn.

9
• Phân tích được hậu quả pháp lý do ly hôn.
• Vận dụng được các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Chủ đề 6.1. Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ hoặc chồng chết
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Nêu được thời điểm hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết sinh học và
chết do bị Tòa án tuyên.
▪ Giải quyết được hậu quả pháp lý về tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết.
▪ Nêu được quy định của Luật khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố chết mà trở về.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
6.1.1. Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
6.1.2. Hậu quả pháp lý của trường hợp chấm dứt hôn nhân khi một bên vợ chồng chết hoặc
bị Tòa án tuyên bố chết
Chủ đề 6.2. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn
Chuẩn đầu ra chủ đề
▪ Trình bày được khái niệm ly hôn.
▪ Phân tích được quyền yêu cầu ly hôn và nêu được điểm mới đối với quy định này.
▪ Xác định được các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn.
▪ Phân tích được các hậu quả pháp lý của ly hôn.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
6.2.1. Các vấn đề chung về chấm dứt hôn nhân do ly hôn
6.2.2. Hậu quả pháp lý của ly hôn
7. Học liệu
7.1. Học liệu chính
a. Tài liệu học tập đa phương tiện: videos, slides, scripts, ...
b. Giáo trình và văn bản pháp luật
✓ Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hôn
nhân và gia đình, Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
✓ Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, NXB
Hồng Đức;
✓ Luật hôn nhân và gia đình 2014;
✓ Luật nuôi con nuôi 2010;
✓ Luật hộ tịch 2014;
✓ Văn bản hướng dẫn khác.
7.2. Học liệu bổ trợ (Tài liệu tham khảo)

10
* Lưu ý: Sinh viên được sử dụng thư viện của Trường, bao gồm việc đọc sách, mượn
sách và download các ebook theo quy định của thư viện.
8. Đánh giá môn học
CĐR
Thành phần Tỷ lệ Hình
Bài đánh giá Thời điểm môn
đánh giá % thức
học
Trong suốt thời
Diễn đàn (2 DĐ) gian học trực CLO1 20%
A1. Đánh giá tuyến CLO2 Trực
quá trình CLO3 tuyến
Bài tập kiểm tra kết Trong suốt thời
CLO4
thúc chương (trắc gian học trực 30%
nghiệm) tuyến
Trực
Cuối kỳ CLO1 tiếp
A2. Đánh giá Bài kiểm tra cuối kỳ
CLO2 50% hoặc
cuối kỳ (tự luận)
trực
tuyến
Tổng cộng 100%

III. Lịch trình học tập


Thời lượng: 07 tuần chính thức. Thời gian gia hạn đối với các bài tập có tính điểm và bài
kiểm tra kết thúc của cho mỗi chương là 01 tuần ngay sau tuần chính thức kết thúc.

Chuẩn Tiến độ*


Tuần Nội dung học tập Các hoạt động học tập
đầu ra Bắt đầu Kết thúc
Chương
mở đầu: Xem video bài giảng
Giới thiệu Chương giới thiệu
Hạn nộp bài
môn học
kiểm tra cuối
Chương 1 - Xem video bài giảng
Chương 1:
KHÁI - Làm bài tập tự đánh
- Chính thức:
1 QUÁT giá chủ đề Thứ 2
23h55 ngày
- Chủ đề - Làm bài tập kết thúc tuần 1
VỀ thứ hai tuần 2
1.1 CLO1 chương.
LUẬT - Gia hạn:
- Chủ đề CLO4 - Làm bài tập kiểm tra
HÔN 23h55 ngày
1.2 kết thúc chương (tính
NHÂN thứ hai tuần 3
điểm quá trình).
VÀ GIA - Làm diễn đàn 1
ĐÌNH - Video Conference 1

11
Hạn chót nộp
- Xem video bài giảng
bài kiểm tra
- Làm bài tập tự đánh
- Chủ đề cuối Chương
giá chủ đề
2.1 2:
Chương 2 - Làm bài tập kết thúc
- Chủ đề CLO1 Thứ 2 - Chính thức:
2 KẾT chương.
2.2 CLO4 tuần 2 23h55 ngày
HÔN - Làm bài tập kiểm tra
- Chủ đề thứ hai tuần 3
kết thúc chương (tính
2.3 - Gia hạn:
điểm quá trình).
23h55 ngày
- Làm diễn đàn 1 (TT)
thứ hai tuần 4
Hạn chót nộp
- Xem video bài giảng
bài kiểm tra
- Làm bài tập tự đánh
cuối Chương
Chương 3: - Chủ đề giá chủ đề
CLO1 3:
QUAN HỆ 3.1 - Làm bài tập kết thúc
CLO2 Thứ 2 - Chính thức:
3 GIỮA VỢ - Chủ đề chương.
CLO3 tuần 3 23h55 ngày
VÀ 3.2 - Làm bài tập kiểm tra
CLO4 thứ hai tuần 4
CHỒNG kết thúc chương (tính
- Gia hạn:
điểm quá trình).
23h55 ngày
- Làm diễn đàn 2
thứ hai tuần 5
Hạn chót nộp
- Xem video bài giảng
bài kiểm tra
- Chủ đề - Làm bài tập tự đánh
CLO1 cuối Chương
Chương 4: 4.1 giá chủ đề
4:
QUAN HỆ - Chủ đề CLO2 - Làm bài tập kết thúc
Thứ 2 - Chính thức:
4 GIỮA 4.2 chương.
CLO3 tuần 4 23h55 ngày
CHA, MẸ - Chủ để - Làm bài tập kiểm tra
CLO4 thứ hai tuần 5
VÀ CON 4.3 kết thúc chương (tính
- Gia hạn:
điểm quá trình).
23h55 ngày
- Làm diễn đàn 2 (TT)
thứ hai tuần 6
Chương 5:
Hạn chót nộp
NGHĨA - Xem video bài giảng
bài kiểm tra
VỤ CẤP - Chủ đề - Làm bài tập tự đánh
cuối Chương
DƯỠNG 5.1 CLO1 giá chủ đề
5:
GIỮA - Chủ đề - Làm bài tập kết thúc
CLO3 Thứ 2 - Chính thức:
5 CÁC 5.2 chương.
tuần 5 23h55 ngày
THÀNH - Chủ đề CLO4 - Làm bài tập kiểm tra
thứ hai tuần 6
VIÊN 5.3 kết thúc chương (tính
- Gia hạn:
TRONG điểm quá trình).
23h55 ngày
GIA
thứ hai tuần 7
ĐÌNH
Chương 6: - Chủ đề - Xem video bài giảng Thứ 2 Hạn chót nộp
6 CLO2
CHẤM 6.1 - Làm bài tập tự đánh tuần 6 bài kiểm tra

12
DỨT HÔN - Chủ đề CLO3 giá chủ đề cuối Chương
NHÂN 6.2 - Làm bài tập kết thúc 5:
CLO4
chương. - Chính thức:
- Làm bài tập kiểm tra 23h55 ngày
kết thúc chương (tính thứ hai tuần 6
điểm quá trình). - Gia hạn:
23h55 ngày
thứ hai tuần 7
Thời gian sẽ
Ôn tập- được giảng
7 Video Conference 2
Video viên thông
báo cụ thể.
* Lưu ý: Tiến độ học tập của từng chương sẽ do giảng viên phân sẽ tuỳ theo khối lượng kiến
thức của mỗi chương. Một chương (trừ chương mở đầu) có thể kéo dài hơn 01 tuần.
IV. Các yêu cầu của môn học
Môn học này được triển khai theo phương thức trực tuyến với sáu chương và học theo trình tự
trước sau từ chương mở đầu đến chương kết thúc. Học viên tham gia môn học bằng cách đăng nhập
vào hệ thống quản lý học tập elolms.edu.vn của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và
hoàn thành các hoạt động học tập theo quy định.
1. Quy định về việc thực hiện hoạt động học tập trực tuyến
Sinh viên phải tham gia đầy đủ và theo thứ tự các chương của môn học theo Lịch trình học
tập. Mỗi chương bao gồm các hoạt động học tập cơ bản sau:
1.1. Xem bài giảng: Videos, slides, scripts, tài liệu giấy (nếu có).
1.2. Tham gia diễn đàn thảo luận trên ELOLMS
1.2.1. Các loại diễn đàn: Trong môn học có 2 loại diễn đàn:
- Diễn đàn thảo luận nội dung môn học (có tính điểm): là nơi dành cho Giảng viên
tạo các chủ đề thảo luận cho môn học. Sinh viên tham gia thảo luận các chủ đề theo thời
gian quy định để tích lũy điểm quá trình cho môn học.
- Diễn đàn thảo luận chung (không tính điểm): là nơi để sinh viên tạo các chủ đề
thảo luận và đưa ra những thắc mắc liên quan đến môn học.
1.2.2. Quy định về cách tính điểm tham gia diễn đàn thảo luận nội dung môn học:
- Sinh viên tham gia thảo luận đầy đủ và đáp ứng đúng yêu cầu của nội dung các chủ
đề trên diễn đàn Thảo luận nội dung môn học.
- Điểm của phần này là trung bình của điểm tất cả các chủ đề thảo luận của môn học.
- Sinh viên chú ý thực hiện thảo luận trong thời hạn của từng chủ đề.
1.3. Làm bài tập tự đánh giá (không tính điểm)
- Các bài tập tự đánh giá là bài ôn tập kiến thức sau mỗi chủ đề/chương.
- Sinh viên được khuyến khích làm các câu hỏi này để tự ôn tập và chuẩn bị tốt cho
việc thực hiện các bài kiểm tra kết thúc chương và bài kiểm tra kết thúc môn học.
- Sinh viên có thể làm lại nhiều lần các bài tập tự đánh giá.
- Các thắc mắc sinh viên trao đổi trên diễn đàn Thảo luận chung.
1.4. Làm bài kiểm tra kết thúc chương (có tính điểm)
- Mỗi chương sẽ có bài kiểm tra lấy từ ngân hàng đề thi.
13
- Sinh viên phải hoàn tất các hoạt động của chương mới được làm bài kiểm tra
chương.
- Điểm của bài kiểm tra chương là trung bình của điểm tất cả các bài kiểm tra chương
của môn học.
- Sinh viên chú ý hoàn tất bài kiểm tra chương trong thời gian quy định
1.5. Làm bài kiểm tra kết thúc môn học (thi kết thúc môn học)
- Bài kiểm tra kết thúc môn học: bài thi dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm. Hình thức
tổ chức là thi trực tiếp tại cơ sở hoặc trực tuyến.
- Sinh viên tập trung tham gia thi kết thúc môn tại các cơ sở học tập của Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên xem lịch thi đã được công bố vào đầu học kì.
1.6. Các hoạt động khác: Thực hiện các phần tự học theo yêu cầu của môn học
* Lưu ý:
- Thời gian học tập: Mỗi tuần sinh viên cần dành từ 03 đến 05 giờ để hoàn thành các
hoạt động trên.
- Đạo văn: Đạo văn được hiểu là hành động sao chép hoặc sử dụng từ ngữ hoặc ý
tưởng của người khác và sử dụng như là sản phẩm của mình mà không có trích dẫn đúng
quy định. Sinh viên tự thực hiện các hoạt động học tập, không sao chép bài của sinh viên
khác hoặc sử dụng nguồn tài liệu tham khảo mà không có trích dẫn. Tỷ lệ trích dẫn tham
khảo từ các nguồn không quá 27%. Các hành động đạo văn sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả
bài làm của sinh viên.
2. Quy định về thực hiện lịch trình học tập trực tuyến
- Các hoạt động học tập của các chương được mở từ đầu học kỳ.
- Sinh viên phải hoàn thành tất cả các hoạt động học tập của chương trước mới được
tham gia học tập chương tiếp theo.
- Sinh viên có trách nhiệm hoàn thành các hoạt động học tập và đánh giá đúng thời
hạn.
- Các bài tập có tính điểm và bài kiểm tra kết thúc chương được gia hạn 01 tuần ngay
sau khi kết thúc thời hạn làm bài chính thức của mỗi bài tập/kiểm tra.
- Điểm số của những bài tập được thực hiện trong thời gian gia hạn sẽ bị trừ 20%.
TRƯỞNG KHOA/BAN TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS Dư Ngọc Bích TS. Lâm Tố Trang ThS. Phạm Thị Kim Phượng

14

You might also like