You are on page 1of 27

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II.

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10


THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nội dung tra, đánh giá Vận
TT Đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận
kiến thức dụng
biết hiểu dụng
cao
Nhận biết:
CÁC – Nêu được những thành tựu cơ bản
CUỘC của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
CÁCH thứ ba.
MẠNG Bài 9: Cách – Nêu được những thành tựu cơ bản 2
CÔNG mạng công của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
NGHIỆP nghiệp thời hiện thứ tư.
TRONG đại
– Nêu được ý nghĩa của Cách mạng
LỊCH SỬ
1 THẾ GIỚI công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
về kinh tế, xã hội, văn hoá.

Nhận biết:
– Nêu được một số thành tựu tiêu biểu
của văn minh Đông Nam Á về tôn
Bài 11: văn
LỊCH SỬ giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học,
minh Đông
2 ĐÔNG 2 2
Nam Á thời cổ - kiến trúc và điêu khắc.
NAM Á
trung đại Thông hiểu:
– Phân tích được các thời kì phát triển
của văn minh Đông Nam Á.
Nhận biết:
– Nêu được những thành tựu tiêu biểu
MỘT SỐ của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc,
NỀN VĂN Phù Nam, Chăm pa (về đời sống vật
MINH chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã
TRÊN
Bài 12,13: Một hội, Nhà nước).
ĐẤT Thông hiểu:
số nền văn
3 NƯỚC 2 3
minh cổ trên đất - Lí giải được cơ sở hình thành của
VIỆT
nước Việt Nam văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn
NAM
(TRƯỚC minh Chăm – pa, văn minh Phù Nam.
NĂM 1858) - So sánh được sự tương đồng của các
nền văn minh trên đất nước VN với
các nền văn minh ở Đông Nam Á.

Nhận biết:
– Nêu được quá trình phát triển của
văn minh Đại Việt.
– Biết cách sưu tầm và sử dụng tư
liệu lịch sử để tìm hiểu về những
thành tựu của văn minh Đại Việt.
VĂN – Nêu được một số thành tựu cơ bản
4 MINH ĐẠI của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, 7 5 1**
VIỆT Bài 14,15: Văn chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá,
minh Đại Việt giáo dục, văn học, nghệ thuật.
Thông hiểu:
– Giải thích được khái niệm văn minh
Đại Việt.
– Lí giải được cơ sở hình thành văn
minh Đại Việt, sự kế thừa văn minh
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 10
MÔN: LỊCH SỬ – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút
Nội dung Mức độ nhận thức
kiến thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao %
TT Đơn vị kiến thức Số CH Thờ tổng
Thời Thời Thời Thời i
Số CH Số CH Số CH Số CH TN TL
gian gian gian gian gian
CÁC
CUỘC
CÁCH
MẠNG
Bài 9: Cách mạng
CÔNG
1 công nghiệp thời hiện 02 1.0 0 0 0 0 0 0 2 0 1.0
NGHIỆP 5%
đại
TRONG
LỊCH SỬ
THẾ
GIỚI
LỊCH SỬ Bài 11: văn minh
2 ĐÔNG Đông Nam Á thời cổ 02 1.0 2 2.0 0 0 0 0 4 0 3.0 10%
NAM Á - trung đại
3 CỘNG Bà 12,13: Một số nền
văn minh cổ trên đất 02 1.0 3 3.0 0 0 0 0 5 0 4.0
ĐỒNG nước Việt Nam
CÁC
DÂN
57.5%
TỘC Bài14,15: Văn minh 7 2.5 5 5.0 1* 10.0
0 0 10 1 17.5
Đại Việt
VIỆT
NAM
4 CỘNG Bài 16: Các dân tộc 3 1.5 2 2.0 0 0
0 0 5 0 3.5
ĐỒNG trên đất nước Việt
CÁC 27.5%
DÂN Nam
TỘC
VIỆT
NAM
Tổng 16 8.0 12 12 1 10 1 15 28 2 45 10
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung% 70 30 100

ĐỀ MINH HỌA
I. Trắc nghiệm (28 câu – 7đ)
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) còn được gọi là
<$> cách mạng chất xám.
<$> cách mạng kĩ thuật số.
<$> cách mạng kĩ thuật.
<$> cách mạng khoa học.
2. Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> trí tuệ nhân tạo.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
3. Tín ngưỡng tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á là
<$> tiếp thu Hồi giáo.
<$> thờ thần tự nhiên.
<$> tiếp thu Nho giáo.
<$> tiếp thu phật giáo.
4. Cư dân Đông Nam Á chủ yếu tiếp thu tôn giáo nào?
<$> Phật giáo và Hồi giáo.
<$> Phật giáo và Hin-đu giáo.
<$> Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
<$> Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
5. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
<$> Hin-đu giáo.
<$> Phật giáo.
<$> Nho giáo.
<$> Hồi giáo.
6. Văn học Việt Nam thời quân chủ chịu ảnh hưởng sâu sắc của
<$> văn học Ấn Độ.
<$> văn học Trung Quốc.
<$> văn học phương Tây.
<$> văn học Ả-rập.
7. Truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần thời Văn Lang, Âu Lạc là?
<$> Bánh chưng bánh giày.
<$> Hai Bà Trưng.
<$> Mai An Tiêm.
<$> Sơn Tinh - Thủy Tinh.
8. Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện ở huyện Nam Xang (tỉnh Hà Nam ngày nay) vào khoảng thời gian nào?
<$> Năm 1883.
<$> Năm 1890.
<$> Năm 1893.
<$> Năm 1900.
9. Đâu không phải là phong tục thời Văn Lang, Âu Lạc?
<$> Tục thờ cúng tổ tiên.
<$> Gói bánh chưng, bánh giày ngày Tết.
<$> Làm lễ thôi nôi cho trẻ nhỏ.
10. Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để
<$> tránh thú dữ.
<$> tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
<$> dễ tìm kiếm nguyên vật liệu làm nhà.
<$> theo truyền thống có từ xa xưa.
11. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường xây nhà sàn ở đâu?
<$> Trên các cao nguyên để chăn nuôi gia súc.
<$>Trên các sườn núi, cao nguyên để tránh ngập lụt.
<$> Trên lưu vực các con sông lớn để thuận lợi canh tác nông nghiệp.
<$> Những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ.
12. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
<$> Phật giáo, chữ viết, cách thức xây dựng hệ thống để điều.
<$> Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử.
<$> Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc.
<$> Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật.
 13. Công cụ lao động chủ yếu của cư dân Đại Việt được làm từ chất liệu chủ yếu gì?
<$> Sắt
<$> Đồng thau
<$> Đá, gỗ
<$> Gang, thép
14. Cư dân Đại Việt trồng bao nhiêu vụ lúa mỗi năm?
<$> một vụ
<$> Hai, ba vụ
<$> Bốn, năm vụ
<$> Hai vụ
16. Vào đầu xuân năm mới, vua thường làm gì cùng với nông dân để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?
<$> đi khai hoang
<$> cày tịch điền
<$> đi đắp đê
<$> Miễn giảm thuế
17.Để tăng diện tích đất trồng trọt trong nông nghiệp, các triều đại phong kiến Đại Việt đã thi hành chính sách gì?
<$> Đắp đê, làm thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước
<$> Khai hoang, phục hóa, lấn biển
<$> Lập thêm nhiều đồn điền
<$> Chia bình quân ruộng đất cho nông dân
18. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?
<$> Triều Lý.
<$> Triều Trần.
<$> Triều Lê sơ.
<$> Triều Nguyễn.
19. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là
<$> Cục bách tác.
<$> Quốc sử quán.
<$> Quốc tử giám.
<$> Hàn lâm viện.
20. Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
<$> Tiền Lê.
<$> Lý.
<$> Trần.
<$> Lê sơ.
21. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
<$> Ngô - Đinh.
<$> Đinh - Tiền Lê.
<$> Lý - Trần.
<$> Lê - Nguyễn.
22. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng
<$> Chùa Quỳnh Lâm.
<$> Văn miếu.
<$> Chùa Một Cột.
<$> Quốc tử giám.
23. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?
<$> Năm 1070.      
<$> Năm 1071.
<$> Năm 1073.      
<$> Năm 1075.
24. Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều vua?
<$> Lý Nhân Tông.
<$> Trần Thái Tông.
<$> Lê Thái Tổ.
<$> Lê Thánh Tông.
25. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là
<$> Lục Vân Tiên.
<$> Truyện Kiều.
<$> Quốc âm thi tập.
<$> Chinh phụ ngâm.
26. Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài?
<$> Thờ Phật.
<$> Thờ anh hùng dân tộc.
<$> Thờ ông Thành hoàng.
<$> Thờ cúng tổ tiên.
27. Hầu hết các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều liên quan đến
<$> Sản xuất nông nghiệp
<$> Các hoạt động kinh tế
<$> Đời sống vật chất
<$> Đời sống tâm linh
28. Trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Kinh, hoạt động kinh tế chính là 
<$> canh tác lúa nước.
<$> chăn nuôi gia súc.
<$> nuôi trồng thủy sản.
<$> trồng cây lúa nương.
1. Sưu tầm và giới thiệu thuyết trình với thầy cô, bạn bè về 1 di sản, hoặc 1 thành tựu trong văn minh Đại Việt mà em thích.
(Gợi ý: HS tự lựa chọn một di sản, một thành tựu nào đó để trình bày. Bài viết khoảng 10 câu, trình bày khái quát được vấn đề. Ví dụ chọn một di sản:
Hoàn cảnh ra đời, cấu trúc, quá trình tồn tại, hiện nay…)
2. Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
- Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân.
- Chứng minh sự phát triển của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
- Góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.
- Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh.
- Khẳng định vị trí trong khu vực và trên TG.

NGÂN HÀNG CÂU HỎI


BÀI 9
<NB> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) còn được gọi là
<$> cách mạng chất xám.
<$> cách mạng kĩ thuật số.
<$> cách mạng kĩ thuật.
<$> cách mạng khoa học.
<NB> Một trong những thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) là
<$> rô bốt.
<$> vệ tinh.
<$> tàu chiến.
<$> máy tính.
<NB> Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở
<$> Nhật Bản.
<$> Đức.
<$> Anh.
<$> Mĩ.
<NB> Năm 1957 Văn phòng ARPA đã phát minh ra
<$> máy tính.
<$> điện thoại.
<$> ti vi.
<$> Internet
<NB> Giao thức mang tên World Wide Web (WWW) là phát minh của
<$> Cờ-lau Xva-bơ.
<$> E.K Len-xơ.
<$> Vin-bơ Rai.
<$> Tim Béc-nơ-ly.
<NB> Máy tính điện tử
<$> Nhật Bản.
<$> Đức.
<$> Anh.
<$> Mĩ.
<NB> Rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
<$> Xô-phi-a.
<$> Robear.
<$> Paro.
<$> Asimo.
<NB> Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là
<$> Cách mạng kĩ thuật số.
<$> Cách mạng công nghiệp nhẹ.
<$> Cách mạng kĩ thuật.
<$> Cách mạng 4.0.
<NB> Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
<$> máy tính, Internet, thiết bị điện tử, dữ liệu lớn.
<$> máy tính, Internet, thiết bị điện tử, trí tuệ nhân tạo.
<$> máy tính, Internet, thiết bị điện tử, công nghệ sinh học.
<$> máy tính, Internet, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin.
<NB> Cuộc cách mạng số hóa là hệ quả sự ra đời của
<$> máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và các thiết bị điện tử.
<$> máy tính cá nhân, trình duyệt web, internet và các thiết bị điện tử.
<$> máy tính cá nhân, các nền tảng công nghệ, internet và các thiết bị điện tử.
<$> máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web.
<NB>Thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) gắn liền với hai cường quốc Mỹ

<$> Anh.
<$> Trung Quốc.
<$> Liên Xô.
<$> Ấn Độ.
<NB> Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là
<$> Cách mạng kĩ thuật số.
<$> Cách mạng công nghiệp nhẹ.
<$> Cách mạng kĩ thuật.
<$> Cách mạng 4.0.
<NB> Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là
<$> Cloud.
<$> AI.
<$> In 3D.
<$> Big Data.
<NB> Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> kĩ thuật số.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> công nghệ sinh học.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> công nghệ liên ngành, đa ngành.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> trí tuệ nhân tạo.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> internet kết nối vạn vật.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
<$> Dữ liệu lớn.
<$> máy tính.
<$> internet.
<$> thiết bị điện tử.
<NB> Dữ liệu lớn bao gồm các khâu
<$> phân tích, thu thập, giám sát, tìm kiếm, chia sẽ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
<$> phân tích, thu thập, liệt kê, tìm kiếm, chia sẽ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
<$> phân tích, thu thập, đánh giá, tìm kiếm, chia sẽ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.
<$> phân tích, thu thập, giám sát, tìm kiếm, chia sẽ, lưu trữ, truyền nhận, logic, truy vấn và tính riêng tư.
<NB> Ba công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ sinh học tác động đến sự thay đổi cuộc sống của con người
<$> công nghệ gen, nuôi cấy mô, nhân bản.
<$> công nghệ na nô, nuôi cấy mô, nhân bản.
<$> công nghệ na nô, điện toán đám mây, nhân bản.
<$> công nghệ na nô, nuôi cấy mô, điện toán đám mây.
BÀI 11
NB> Tín ngưỡng tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á là
<$> tiếp thu phật giáo.
<$> thờ thần động vật.
<$> tiếp thu Nho giáo.
<$> tiếp thu Hồi giáo.
<NB> Tín ngưỡng tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á là
<$> tiếp thu Hồi giáo.
<$> thờ thần tự nhiên.
<$> tiếp thu Nho giáo.
<$> tiếp thu phật giáo.
<NB> Tín ngưỡng tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á là
<$> tiếp thu phật giáo.
<$> thờ cúng tổ tiên.
<$> tiếp thu Nho giáo.
<$> tiếp thu Hồi giáo.
<NB> Cư dân Đông Nam Á chủ yếu tiếp thu tôn giáo nào?
<$> Phật giáo và Hồi giáo.
<$> Phật giáo và Hin-đu giáo.
<$> Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
<$> Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
<NB> Cư dân Việt chủ yếu tiếp thu tôn giáo nào?
<$> Phật giáo và Hồi giáo, Nho giáo.
<$> Nho giáo và Phật giáo.
<$> Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Hoa.
<$> Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
<NB> Đông Nam Á là nơi hội tụ các tôn giáo lớn trên thế giới, gồm
<$> Phật giáo, Hin-đu giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
<$> Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
<$> Phật giáo, Hin-đu giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
<$> Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo và Thiên Chúa giáo
<TH> Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
<$> Hin-đu giáo.
<$> Phật giáo.
<$> Nho giáo.
<$> Hồi giáo.
<TH> Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, văn minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực nào?
<$> Văn tự, chữ viết.
<$> Văn học, nghệ thuật.
<$> Tín ngưỡng, tôn giáo.
<$> Kiến trúc, điêu khắc.
<TH> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
<$> Thờ cúng tổ tiên.
<$> Thờ các vị thần tự nhiên.
<$> Thờ thần Shiva.
<$> Thờ thần động vật
<TH> Văn học Việt Nam thời quân chủ chịu ảnh hưởng sâu sắc của
<$> văn học Ấn Độ.
<$> văn học Trung Quốc.
<$> văn học phương Tây.
<$> văn học Ả-rập.
<TH> Thành tựu nào sau đây cùa các nền văn minh cổ trên đất nước Viêt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
<$> Trống đồng Đông Sơn.
<$> Phật viện Đồng Dương.
<$> Thánh địa Mỹ Sơn.
<$> Đồng tiền cổ óc Eo
<TH> Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -
trung đại?
<$> Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
<$> Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
<$> Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
<$> Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
<TH> Nhận xét nào dưới đây đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
<$> Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài.
<$> Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài.
<$> Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa.
<$> Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài.
<TH> Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
<$> Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
<$> Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
<$> Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
<$> Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
<TH> Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
<$> Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
<$> Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
<$> Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
<$> Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
<TH> Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
<$> khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).
<$> trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
<$> chùa Phật Ngọc (Thái Lan).
<$> Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
BÀI 12,13
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Tục thờ thần - vua.
C. Thờ các vị thần tự nhiên.
D. Chôn cất người chết.
Câu 2. Truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần thời Văn Lang, Âu Lạc là?
A. Bánh chưng bánh giày.
B. Hai Bà Trưng.
C. Mai An Tiêm.
D. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
 Câu 3. Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện ở huyện Nam Xang (tỉnh Hà Nam ngày nay) vào khoảng thời gian nào?
A. Năm 1883.
B. Năm 1890.
C. Năm 1893.
D. Năm 1900.
Câu 4. Đâu không phải là phong tục thời Văn Lang, Âu Lạc?
A. Tục thờ cúng tổ tiên.
B. Gói bánh chưng, bánh giày ngày Tết.
C. Làm lễ thôi nôi cho trẻ nhỏ.
D. Chôn cất người chết.
Câu 5.Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
A. Ăn trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.
B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
D. Trồng
Câu 6. Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ nhất tài năng người thợ đúc ở dụng cụ tiêu biểu nào?
A. Lưỡi cày, mũi giáo.
B. Trống đồng, thạp đồng với văn hoa tinh xảo.
C. Vũ khí, cung tên bằng đồng.
D. Mũi tên, lưỡi liềm đồng với độ sắc bén cao.
Câu 7. Vua nào làm ra bánh chưng, bánh dày cho người Việt?
A. Hùng Vương thứ V.
B. Hùng Vương thứ VI.
C. Hùng Vương thứ VII.
D. Hùng Vương thứ VIII.
Câu 8. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì?
A. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
B. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
 Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.
Câu 11 Người Văn Lang, Âu Lạc thường sử dụng nhà sàn để
A. tránh thú dữ.
B. tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi.
C. dễ tìm kiếm nguyên vật liệu làm nhà.
D. theo truyền thống có từ xa xưa.
Câu 12. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường xây nhà sàn ở đâu?
A. Trên các cao nguyên để chăn nuôi gia súc.
B. Trên các sườn núi, cao nguyên để tránh ngập lụt.
C. Trên lưu vực các con sông lớn để thuận lợi canh tác nông nghiệp.
D. Những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ.
Câu 13. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Trung Hoa trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại
Việt?
A. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử.
B. Bộ thủy nhà nước, tín ngưỡng cổ truyền, Nho học, kĩ thuật canh tác lúa thượng.
C. Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, chữ viết, Đạo giáo,
D. Quan chế, luật pháp, tiếng nói, giáo dục, khoa cử, hệ thống thuỷ lợi.
Câu 14. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Phật giáo, chữ viết, cách thức xây dựng hệ thống để điều.
B. Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử.
C. Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc.
D. Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật.
BÀI 14,15
<#> Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
<$> lúa mì.
<$> lúa mạch.
<$> lúa nước.
<$> ngô.
<#> Công cụ lao động chủ yếu của cư dân Đại Việt được làm từ chất liệu chủ yếu gì?
<$> Sắt
<$> Đồng thau
<$> Đá, gỗ
<$> Gang, thép
<#> Cư dân Đại Việt trồng bao nhiêu vụ lúa mỗi năm?
<$> một vụ
<$> Hai, ba vụ
<$> Bốn, năm vụ
<$> Hai vụ
<#> Để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, các triều đại phong kiến thường nghiêm cấm nhân dân
<$> Trộm gia súc
<$> Giết trâu bò
<$> Mua bán trâu bò
<$> Chăn thả gia súc
<#> Để đắp đê phòng lụt trên quy mô lớn, Nhà nước phong kiến Đại Việt tăng cường vận động
<$> Binh lính
<$> Nhân dân
<$> Nông dân
<$> Học sinh
<#> Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo
<$> Chế độ “ngụ binh ư nông”.
<$> Chế độ nghĩa vụ quân sự.
<$> Chế độ lao dịch.
<$> Chế độ trưng binh
<#> Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây?
<$> Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp.
<$> Nhà nước coi trọng bảo vệ độc lập dân tộc.
<$> Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
<$> Khuyến khích nhân dân phát triển thương nghiệp.
<#> Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
<$> Yêu nước, thương dân.
<$> Yêu chuộng hòa bình.
<$>Tương thân tương ái.
<$> Nhân nghĩa, đoàn kết.
<#> Đến thời Lê sơ, Nho giáo
<$> được du nhập vào Đại Việt.
<$> được nâng lên địa vị độc tôn.
<$> bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
<$> bị nhân dân bài trừ triệt để.
<#> Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
<$> Tiền Lê.
<$> Lý.
<$> Trần.
<$> Lê sơ.
<#> Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
<$> Ngô - Đinh.
<$> Đinh - Tiền Lê.
<$> Lý - Trần.
<$> Lê - Nguyễn.
<#> Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
<$> Nho giáo, Đạo giáo.
<$> Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
<$> Phật giáo, Nho giáo.
<$> Phật giáo, Hin-đu giáo.
<#> Dưới thời kì văn minh Đại Việt, tín ngưỡng nào của nhân dân vẫn được tiếp tục duy trì?
<$> Thờ Thành Hoàng
<$> Thờ cúng tổ tiên
<$> Thờ các anh hùng
<$> Thờ tổ nghề
<#> “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây?
<$> Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo.
<$> Phật giáo - Nho giáo - Thiên Chúa giáo.
<$> Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng dân gian.
<$> Nho giáo - Phật giáo - Ấn Độ giáo.
<#> Việc cho dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam?
<$> Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
<$> Ghi danh những anh hùng có công với nước.
<$> Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
<$> Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
<#> Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng
<$> Chùa Quỳnh Lâm.
<$> Văn miếu.
<$> Chùa Một Cột.
<$> Quốc tử giám.
<#> Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?
<$> Năm 1070.      
<$> Năm 1071.
<$> Năm 1073.      
<$> Năm 1075.
<#> Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều vua?
<$> Lý Nhân Tông.
<$> Trần Thái Tông.
<$> Lê Thái Tổ.
<$> Lê Thánh Tông.
<#> Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?
<$> Thế kỉ XI – triều Lý.
<$> Thế kỉ X – triều Tiền Lê.
<$> Thế kỉ XV – triều Lê sơ.
<$> Thế kỉ XIV – triều Trần.
<#> Khi xây dựng Văn Miếu, nhà Lý cho tác tượng ai?
<$> Chu Công, Khổng Tử
<$> Lão Tử, Mạnh Tử
<$> Tôn Tử, Khổng Tử
<$> Khổng Tử, Lão Tử
<#> Mục đích ban đầu của nhà Lỹ khi xây dựng Quốc Tử Giám là gì?
<$> Để dạy học cho Hoàng tử, công chúa
<$> Để dạy học cho con em quan lại trong triều
<$> Để dạy học cho con em người giàu có trong xã hội
<$> Để dạy học cho con em nông dân
<#> Để khuyến khích việc học tập cho con em quan lại, Thời Trần đã thành lập
<$> Văn Miếu
<$> Quốc Tử Giám
<$> Quốc học viện
<$> Hàn Lâm viện
<#> Đến triều đại phong kiến nào thì con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi?
<$> Nhà Trần
<$> Nhà Lý
<$> Nhà Lê Sơ
<$> Nhà Tây Sơn
<#> Đến triều đại phong kiến nào thì trường học được mở rộng trên cả nước?
<$> Nhà Trần
<$> Nhà Lý
<$> Nhà Lê Sơ
<$> Nhà Tây Sơn
<#> Chiếu khuyến học được ban ra để khuyến khích nhân dân học tập được thực hiện tiêu biểu nhất là triều đại phong kiến nào?
<$> Nhà Trần
<$> Nhà Lý
<$> Nhà Lê Sơ
<$> Nhà Tây Sơn
<#> Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Đại Việt là gì?
<$> Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo
<$> Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị
<$> Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc
<$> Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã
<#> Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
<$> Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
<$> Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
<$> Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
<$> Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ).
<#> Chữ Nôm chính thức được đưa vào nội dung thi cử từ
<$> Triều Mạc.
<$> Triều Nguyễn.
<$> Triều Tiền Lê.
<$> Triều Tây Sơn.
<#> Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền văn học nước ta tồn tạo nhiều bộ phận phong phú, ngoại từ
<$> Văn học chữ Hán
<$> Văn học dân gian
<$> Văn học chữ Nôm
<$> Văn học chữ Quốc ngữ
<#> Tình hình văn học nước ta thế kỉ XI-XV:
<$> Văn học đã phát triễn với nhiều thể loại phong phú.
<$> Văn học chữ Hán phát triển là chủ yếu, với hàng loạt các bài thơ, phú, hịch.
<$> Nội dung văn học còn mang nặng tư tưởng tôn giáo, nhất là tư tưởng của đạo phật.
<$> Văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.
<#> Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
<$> Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Tiền Lê.
<$> Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt.
<$> Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
<$> Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam.
<#> Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
<$> Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
<$> Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
<$> Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
<$> Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước
<#> Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
<$> Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
<$> Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
<$> Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
<$> Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
<#> “Hà đê sứ” là chức quan của nhà nước phong kiến đặt ra để
<$> Quan sát nhân dân đắp đê
<$> Trông coi việc sửa chữa, đắp đê
<$> Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết
<$> Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai
<#> Vào đầu xuân năm mới, vua thường làm gì cùng với nông dân để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?
<$> đi khai hoang
<$> cày tịch điền
<$> đi đắp đê
<$> Miễn giảm thuế
<#> Để tăng diện tích đất trồng trọt trong nông nghiệp, các triều đại phong kiến Đại Việt đã thi hành chính sách gì?
<$> Đắp đê, làm thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước
<$> Khai hoang, phục hóa, lấn biển
<$> Lập thêm nhiều đồn điền
<$> Chia bình quân ruộng đất cho nông dân
<#> Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển?
<$> Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập.
<$> Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
<$> Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất.
<$> Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
<#> Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến?
<$> Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước.
<$> Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp.
<$> Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
<$> Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật.
<#> Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là
<$> Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp
<$> Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề
<$> Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài
<$> Nhu cầu trong nước ngày càng tăng
<#> Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
<$> Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
<$> Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
<$> Thế kỉ XVI - XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
<$> Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
<#> Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt?
<$> Nghề đúc đồng, làm gốm
<$> Nghề rèn sắt
<$> Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa
<$> Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ
<#> Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
<$> Có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước
<$> Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
<$> Một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
<$> Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước
<#> Câu ca sau chứng tỏ điều gì
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
<$> Sự phát triển của thủ công nghiệp
<$> Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
<$> Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
<$> Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
<#> Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước?
<$>Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán ngoài nước.
<$> Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác.
<$> Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình.
<$> Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển.
<#> Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt?
<$> Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
<$> Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn.
<$> Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng.
<$> Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp Đại Việt phát triển.

BÀI 16
NHẬN BIẾT
<#> Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là
<$> tín ngưỡng phồn thực.
<$> thờ các thần tự nhiên.
<$> thờ tổ nghề.
<$> thờ cúng tổ tiên.
<#> Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Tây Ninh và An Giang theo
<$> Hin-đu giáo.
<$> Phật giáo.
<$> Thiên Chúa giáo.
<$> Hồi giáo.
<#> Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo
<$> Hin-đu giáo.
<$> Phật giáo.
<$> Thiên Chúa giáo.
<$> Hồi giáo.
<#> Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài?
<$> Thờ Phật.
<$> Thờ anh hùng dân tộc.
<$> Thờ ông Thành hoàng.
<$> Thờ cúng tổ tiên.
<#> Hầu hết các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều liên quan đến
<$> Sản xuất nông nghiệp
<$> Các hoạt động kinh tế
<$> Đời sống vật chất
<$> Đời sống tâm linh
<#> Thuyết “vạn vật hữu linh” là gì?
<$> Mọi vật đều có linh hồn
<$> Các Thần trong tự nhiên
<$> Vạn vật đều không có linh hồn
<$> Các Thần trong nông nghiệp có linh hồn
<#> Tôn giáo nào đã từng trở thành quốc giáo trong một số giai đoạn của các triều đại phong kiến?
<$> Đạo giáo
<$> Nho giáo
<$> Phật giáo
<$> Thiên chúa giáo
<#> Tôn giáo nào dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc?
<$> Hin-đu giáo
<$> Nho giáo
<$> Phật giáo
<$> Thiên chúa giáo
<#> Tôn giáo nào được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI?
<$> Hin-đu giáo
<$> Nho giáo
<$> Phật giáo
<$> Thiên chúa giáo
<#> Công giáo được truyền bá vào Việt Nam vào thời gian nào?
<$> Thế kỉ XV
<$> Thế kỉ XVI
<$> Thế kỉ XVII
<$> Thế kỉ XVIII
<#> Tôn giáo nào dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
<$> Hin-đu giáo
<$> Nho giáo
<$> Phật giáo
<$> Công giáo
<#> Công giáo còn có tên gọi khác là
<$> Đạo giáo
<$> Đạo Gia-tô
<$> Đạo Tin lành
<$> Đạo Hồi
<#> Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
<$> Dẫn nước từ các dòng suối trên cao xuống.
<$> Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
<$> Cho khoan cây nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
<$> Sử dụng máy bom nước đưa từ đồng bằng lên.
<#> Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
<$> Cho khoan cây nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
<$> Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
<$> Tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
<$> Sử dụng máy bom nước đưa từ đồng bằng lên.
<#> Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho mình?
<$> Địa bàn sinh sống.
<$> Thành phần dân cư.
<$> Phân hóa xã hội.
<$> Yếu tố tâm lí.
<#> Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho mình?
<$> Điều kiện tự nhiên.
<$> Thành phần dân cư.
<$> Phân hóa xã hội.
<$> Yếu tố tâm lí.
<#> Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho mình?
<$> Hoạt động kinh tế, văn hóa.
<$> Thành phần dân cư.
<$> Phân hóa chính trị, xã hội.
<$> Yếu tố tâm lí xã hội.
<#> Vì sao cư dân các dân tộc thiểu số ở miền núi (Việt Nam) chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi?
<$> Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp.
<$> Địa hình bằng phẵng, lộ xi măng.
<$> Địa hình phức tạp, độ dốc thấp, rộng.
<$> Có nhiều cây cối chặng các lối đi.
<#> Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước?
<$> Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
<$> Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
<$> Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng.
<$> Do cư trú chủ ở vùng có địa hình cao.
<#> Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người Kinh ở Việt Nam?
<$> Trồng lúa nước phổ biến ở ruộng bậc thang.
<$> Phát triển ngành nuôi trồng thủy - hải sản.
<$> Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
<$> Ngoài lúa nước còn trồng cây lương thực khác.
<#> Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
<$> Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
<$> Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
<$> Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
<$> Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
<#> Nhận định nào dưới đây là đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
<$> Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
<$> Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
<$> Góp phần quyết định nâng cao đời sống của người dân.
<$> Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
<#> Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
<$> Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
<$> Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
<$> Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
<$> Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
<#> Nhận định nào dưới đây là đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
<$> Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
<$> Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
<$> Góp phần quyết định nâng cao đời sống của người dân.
<$> Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
<#> Nội dung nào sau đây không phải là vai trò quan trọng trong canh tác lúa nước của người Kinh ở Việt Nam?
<$> Là nguồn lương thực chính.
<$> Đáp ứng nhu cầu trong nước.
<$> Mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
<$> Chủ yếu hỗ trợ các nước nghèo.
<#> Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?
<$> Đều sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
<$> Đều canh tác lúa nước ở vùng có địa hình dốc.
<$> Đều đánh bắt và nuôi trồng thủy – hải sản.
<$>Đều canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng.
TỰ LUẬN
1. Sưu tầm và giới thiệu thuyết trình với thầy cô, bạn bè về 1 di sản, hoặc 1 thành tựu trong văn minh Đại Việt mà em thích.
2. Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
3. Phân tích một trong những nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của các dân tộc VN.
4. Sưu tầm và giới thiệu thuyết trình với thầy cô, bạn bè về đời sống tinh thần của 1 dân tộc thiểu số mà em thích

You might also like