You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỊCH SỬ 10

II. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì II, năm học 2022-2023
Số câu hỏi theo mức độ
Đơn vị nhận thức
T Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng
kiến Vận
T kiến thức cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận
thức biết hiểu dụng
dụng
cao
- Nêu được cơ sở hình thành, những thành tựu
chính của văn minh Văn Lang- Âu lạc
Văn minh - Hiểu được ý nghĩa sự ra đời nhà nước Văn
Văn Lang- Âu Lạc; Dặc điểm đời sống vật chất, tinh 2 1* 1**
thần của người Việt cổ
Lang- Âu - So sánh đời sống kinh tế, văn hoá của cư dân 2
Chủ đề 6: Lạc Văn Lang- Âu Lạc với cư dân cổ Chăm-pa và cư
dân cổ Phù Nam
Một số - Có thái độ trân trọng giá trị trường tồn của văn
nền văn minh
minh trên
Văn minh - Nêu được cơ sở hình thành, những thành tựu
1 đất nước chính của văn minh Chăm-pa
Chăm-pa - Hiểu được đặc điểm nền văn minh Chăm-pa 2 1
Việt Nam
(trước
- Nêu được cơ sở hình thành, những thành tựu
năm Văn minh chính của văn minh Chăm-pa
2 1
1858) Phù Nam - Hiểu được đặc điểm nền văn minh cổ Phù Nam

- Nêu được khái niệm, cơ sở hình thành, những


thành tựu chính của văn minh Đại Việt.
Văn minh - Hiểu được đặc điểm đời sống kinh tế, văn hoá 4 1* 1**
3
Đại Việt của cư dân Đại Việt
- Phân tích được ý nghĩa một số thành tựu của văn
minh Đại Việt và liên hệ thực tiễn
Đời sống
vật chất,
tinh thần - Nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của các
của cộng dân tộc. 2 3
Chủ đề 7: đồng các - Phân tích tính đa dạng, thống nhất của văn hóa
Cộng dân tộc các dân tộc.
2 đồng các Việt Nam
dân tộc Khối đại - Nêu được sự hình thành khối đại đoàn kết dân
Việt Nam đoàn kết tộc.
dân tộc - Hiểu được vai trò của khối đại đoàn kết trong
2 2
trong lịch
sử Việt thời kỳ dựng nước và đấu tranh chống ngoại xâm
Nam của đất nước và thời kỳ phong kiến độc lập.

Tổng 16 12 1 1

Tỉ lệ % từng mức độ 40 30 2 1
nhận thức
Tỉ lệ chung 70 30
ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước.
C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp.
Câu 2. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là
A. nhà tranh vách đất. B. nhà mái bằng xây từ gạch.
C. nhà trệt xây từ gạch. D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành
của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển.
B. Có nhiều sông lớn, đồng bằng màu mỡ.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.
C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.
D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.
Câu 5. Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên cơ sở
A. văn hóa Đồng Nai. B. văn hóa Đông Sơn.
C. văn hóa Sa Huỳnh. D. văn hóa Óc Eo.
Câu 6. Giống với cư dân Việt cổ, nguồn lương thực chính của cư dân Chăm-pa là
A. lúa mì. B. lúa mạch.
C. gạo nếp, gạo tẻ. D. ngô, lúa mì.
Câu 7. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển?
A. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp.
B. Là quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
C. Chi phối nền thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á.
D. Sự phát triển của nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp.
Câu 8. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên đất nước Việt Nam ngày nay?
A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Nam bộ.
C. Đồng bằng Sông Hồng. D. Trung bộ và Nam bộ.
Câu 9. Cư dân Phù Nam đã tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà. B. Chữ Phạn của Ấn Độ.
C. Chữ Nôm của Đại Việt. D. Chữ La-tinh của La Mã.
Câu 10. Điểm giống nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là
gì?
A. Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
B. Là nhà nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến.
C. Đứng đầu nhà nước là vua, dưới là Lạc Hầu, Lạc tướng.
D. Bộ máy nhà nước đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
Câu 11. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành?
A. Hình luật. B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 12. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là
A. Cục bách tác. B. Quốc sử quán.
C. Quốc tử giám. D. Hàn lâm viện.
Câu 13. Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp. B. Nhà nước coi trọng bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. D. Khuyến khích nhân dân phát triển thương nghiệp.
Câu 14. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, với
kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội). B. Phú Xuân (Huế).
C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 15. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư
tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử… từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ. B. văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Phục hưng. D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt?
A. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam.
B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài.
C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến.
D. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta.
Câu 17. Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Tiền Lê.
B. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt.
C. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền
thống ở Đại Việt?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
B. Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn.
C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng.
D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp Đại Việt phát triển.
Câu 19. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh là
A. đồng bằng. B. ven biển. C. đồi núi. D. trung du.
Câu 20. Trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Kinh, hoạt động kinh tế chính là
A. canh tác lúa nước.
B. chăn nuôi gia súc.
C. nuôi trồng thủy sản.
D. trồng cây lúa nương.
Câu 21. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dùng nguyên liệu nào để may trang phục?
A. Vải lụa, vải thổ cẩm, vải lanh.
B. Vải thổ cẩm, vải lụa, vải tơ tằm.
C. Vải lanh, vải phi bóng, vải thổ cẩm.
D. Vải bông, vải tơ tằm, vải lanh.
Câu 22. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phát triển đa dạng ngành nghề nào?
A. Nghề nông trồng lúa.
B. Nghề chăn nuôi.
C. Ngành nghề thủ công.
D. Nghề đánh bắt thủy, hải sản.
Câu 23. Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho
mình?
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Thành phần dân cư.
C. Phân hóa xã hội.
D. Yếu tố tâm lí.
Câu 24. Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội
của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
B. Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
C. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
D. Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
Câu 25. Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ
A. thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
B. khi thắng lợi 1000 năm Bắc thuộc.
C. khi giành được nền độc lập tự chủ.
D. khi giặc phương Bắc sang xâm lược.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
D. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng thời kỳ.
Câu 27. Nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về văn
hóa là xây dựng nền văn hóa
A. theo từng đặc điểm của vùng miền.
B. tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
C. trên nên nền tảng dân tộc Kinh.
D. hài hòa trên nền tảng nhiều dân tộc.
Câu 28. Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và giữ gìn ổn định xã hội, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì?
A. Củng cố an ninh quốc phòng.
B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
C. Huy động sức mạnh toàn dân tộc.
D. Chống lại các thế lực thù địch.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Thành tựu nổi bật về đời sống vật chất của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Ý nghĩa,
giá trị của những thành tựu trên.
Câu 2 (1 điểm). Trình bày những thành tựu văn học, nghệ thuật của nền Văn minh Đại Việt.

ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới
đây?
A. Văn hóa Óc Eo. B. Văn hóa Đông Sơn.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2. Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?
A. Ăn trầu. B. Xăm mình.
C. Làm bánh chưng, bánh dày. D. Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?
A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.
B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.
C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn
Lang - Âu Lạc?
A. Hoạt động kinh tế chính là thương nghiệp.
B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên.
C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen.
D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn.
Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là
A. phát triển thương nghiệp. B. nông nghiệp lúa nước.
C. săn bắn, hái lượm. D. trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 6. Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung của Việt
Nam là những người nói tiếng
A. Mã Lai cổ. B. Môn cổ. C. Khơ-me cổ. D. Thái cổ.
Câu 7. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?
A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.
D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Phù Nam là
A. nông nghiệp. B. buôn bán. C. thủ công nghiệp. D. chăn nuôi, trồng trọt.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?
A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.
B. Dùng vải quấn làm váy.
C. Đi dép bằng gỗ cây bao hương.
D. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
B. Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài.
D. Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
Câu 11. Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam?
A. Triều Tiền Lý.
B. Triều Ngô.
C. Triều Lê.
D. Triều Nguyễn.
Câu 12. Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là
A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Thăng Long. D. Hội An.
Câu 13. Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến là
A. văn học nhà nước và văn học dân gian.
B. văn học viết và văn học truyền miệng.
C. văn học nhà nước và văn học tự do.
D. văn học dân gian và văn học viết.
Câu 14. Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng.
B. văn minh Việt cổ.
C. văn minh Thăng Long.
D. văn minh sông Mã.
Câu 15. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh
Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
C. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt nhằm khuyến
khích nông nghiệp phát triển?
A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập.
B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất.
D. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến?
A. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước.
B. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp.
C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
D. Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Câu 18. Cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831 – 1832) và vua Lê Thánh Tông (vào những năm
60 của thế kỷ XV) có điểm chung nào sau đây?
A. Đều chia nước ta thành nhiều tỉnh để thuận lợi trong việc quản lý.
B. Nhằm củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. Không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
D. Bãi bỏ cấp trung gian, không lập Tể tướng và không lấy đỗ Trạng nguyên.
Câu 19. Nhà ở truyền thống của người Kinh là
A. nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
C. nhà nửa sàn, nửa trệt, xây tường.
B. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
D. nhà nhiều tầng được dựng bằng gỗ.
Câu 20. Về thủ công nghiệp, sản phẩm của người Kinh rất đa dạng và tinh xảo, không những đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn
A. xuất khẩu. B. nhập khẩu. C. giao lưu. D. biếu, tặng.
Câu 21. Ở Việt Nam, những nghề thủ công ra đời sớm và phát triển mạnh ở các dân tộc thiểu số là
A. nghề dệt và nghề đan.
B. nghề rèn, đúc và nghề mộc.
C. nghề gốm và nghề rèn đúc.
D. nghề gốm và làm đồ trang sức.
Câu 22. Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
A. Dẫn nước từ các dòng suối trên cao xuống.
B. Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
C. Cho khoan cây nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
D. Sử dụng máy bom nước đưa từ đồng bằng lên.
Câu 23. Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho
mình?
A. Hoạt động kinh tế, văn hóa.
B. Thành phần dân cư.
C. Phân hóa chính trị, xã hội.
D. Yếu tố tâm lí xã hội.
Câu 24. Nhận định nào dưới đây là đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng
đồng dân tộc Việt Nam?
A. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
B. Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
C. Góp phần quyết định nâng cao đời sống của người dân.
D. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
Câu 25. Một trong những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là từ yêu cầu
A. giúp đỡ, chia sẻ nhau trong trong cuộc sống.
B. tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm.
C. tập hợp chống thú dữ khi cuộc sống còn sơ khai.
D. chế tạo công cụ lao động trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng vùng miền.
D. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
Câu 27. Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam được hình thành dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Cùng xây dựng và phát triển đất nước.
B. Bảo vệ những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt.
C. Tập hợp lực lượng chống ngoại xâm.
D. Phát huy ảnh hưởng văn hóa ra bên ngoài.
Câu 28. Nội dung nào sau đây được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm xây dựng khối
Đại đoàn kết dân tộc?
A. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
B. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn.
C. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
D. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Thành tựu nổi bật về đời sống tinh thần của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 2 (2 điểm). Trình bày thành tựu văn minh Đại Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử. Theo em, mỗi
cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày
nay?

ĐỀ 3
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là
A. văn minh Đại Việt. B. văn minh sông Mã.
C. văn minh Việt Nam. D. văn minh sông Hồng.
Câu 2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại đâu?
A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?
A. Thờ Thiên Chúa. B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thờ các vị thủ lĩnh.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
A. Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế đạt trình độ cao.
B. Bộ máy nhà nước đảm bảo thực hiện quyền dân chủ.
C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền.
D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền.
Câu 5. Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau
đây?
A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo.
B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật.
C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp.
D. Phát triển kinh tế thương nghiệp, hàng hải.
Câu 6. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc. B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ Nôm của Đại Việt. D. chữ La-tinh của La Mã.
Câu 7. Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên cơ sở
A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ.
C. hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh.
D. tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Ấn Độ.
Câu 8. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. nhà tranh vách đất. B. nhà sàn dựng bằng gỗ.
C. nhà trệt xây bằng gạch. D. nhà mái bằng xây bằng gạch.
Câu 9. Giống với cư dân Chăm-pa, nguồn lương thực chính của cư dân Phù Nam là
A. lúa mì. B. lúa mạch. C. lúa gạo. D. ngô, lúa mì.
Câu 10. Điểm giống nhau trong tổ chức xã hội của các quốc gia cổ trên trên lãnh thổ Việt Nam là gì?
A. Gồm có vua, quan, quý tộc, dân thường.
B. Chia làm hai giai cấp thống trị và bị trị.
C. Đứng đầu nhà nước là vua có mọi quyền hành.
D. Gồm quý tộc, quan lại và bình dân.
Câu 11. Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế
A. Quân chủ lập hiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 12. Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương nào sau đây?
A. Phát triển Thăng Long với 36 phố phường.
B. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
C. Cho phát triển các chợ làng, chợ huyện.
D. Xây dựng một số địa điểm trao đổi hàng hóa ở biên giới.
Câu 13. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống của dân tộc Việt Nam dưới triều đại phong kiến nào sau
đây?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Lê sơ.
D. Tây Sơn.
Câu 14. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
A. văn minh Chăm-pa.
B. văn minh Phù Nam.
C. văn minh sông Mã.
D. văn minh Việt cổ.
Câu 15. Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước?
A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán ngoài nước.
B. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác.
C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình.
D. Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Viêt?
A. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam.
B. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài.
D. Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm Bắc thuộc.
Câu 18. Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang
ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân.
B. Chứng minh sự phát triển của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
C. Góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.
D. Là nền tảng để Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Câu 19. So với dân tộc Kinh, điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số là gì?
A. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
B. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
C. Trang phục chủ yếu là áo và quần (hoặc váy).
D. Trang phục có sự thay đổi theo mùa.
Câu 20. Bữa ăn của người Kinh có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ
A. thịt gia cầm.
B. tôm hùm.
C. bào ngư.
D. cua biển.
Câu 21. Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số nào thường tổ chức các lễ hội liên quan đến chùa chiền?
A. Người Khơ-me.
B. Người Kinh.
C. Người Chăm.
D. Người Mường.
Câu 22. Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
A. Cho khoan cây nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
B. Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
C. Tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
D. Sử dụng máy bom nước đưa từ đồng bằng lên.
Câu 23. Vì sao cư dân các dân tộc thiểu số ở miền núi (Việt Nam) chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng
gùi?
A. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp.
B. Địa hình bằng phẵng, lộ xi măng.
C. Địa hình phức tạp, độ dốc thấp, rộng.
D. Có nhiều cây cối chặng các lối đi.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và cư dân các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
B. Tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong con người khỏe mạnh.
C. Đều đang duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.
D. Tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong vật nuôi tốt tươi.
Câu 25. Nhân tố nào sau đây quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng phát triển,
bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
B. Sự liên kết chặt chẽ của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
C. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và mở rộng.
D. Ý thức xây của toàn dân tham gia đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng địa phương.
D. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
Câu 27. Ngày nay sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy cao độ và trở thành
nhân tố nào sau đây?
A. Động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
B. Nền tảng trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
C. Cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đất nước.
D. Tiền để của công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập.
Câu 28. Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số để từng bước khắc phục
vấn đề nào sau đây?
A. Chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc.
B. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.
C. Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật.
D. Cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Sự ra đời của nhà nước
Văn Lang - Âu Lạc đã đáp ứng được những yêu cầu nào của cư dân Việt cổ?
Câu 2 (1 điểm). Nêu những thành tựu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn
minh Đại Việt.

ĐỀ 4
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Câu 2. Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?
A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc.
B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.
C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất.
D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh
Văn Lang - Âu Lạc?
A. Xã hội phân hóa thành 2 tầng lớp: chủ nô và nô lệ.
B. Quý tộc là những người giàu, có thế lực.
C. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư.
D. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
Câu 4. Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
A. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn.
B. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài.
C. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
D. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính.
Câu 5. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày
nay?
A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
B. Trung và Nam Trung bộ.
C. Khu vực Nam bộ.
D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước.
Câu 6. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là
A. nhà sàn dựng bằng gỗ.
B. nhà tranh vách đất.
C. nhà trệt xây bằng gạch.
D. nhà mái bằng xây bằng gạch.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa?
A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.
B. Xây dựng nhiều công trình theo kiến trúc Ấn Độ.
C. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú.
D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển.
Câu 8. Nền văn minh Phù Nam được phát triển dựa trên nền văn hóa
A. Đồng Đậu. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Óc Eo.
Câu 9. Cư dân Chăm-pa sùng mộ những tôn giáo nào của Ấn Độ?
A. Nho giáo và Đạo giáo. B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 10. Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam là
A. lấy thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính.
B. kinh tế đa dạng dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
C. có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
D. chỉ có hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 11. Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại
nào sau đây?
A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ. D. Thời Hồ.
Câu 12. “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo.
B. Phật giáo - Nho giáo - Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng dân gian.
D. Nho giáo - Phật giáo - Ấn Độ giáo.
Câu 13. Việc cho dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây
của các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
B. Ghi danh những anh hùng có công với nước.
C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
Câu 14. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là
A. Đại Ngu. B. Đại Việt. C. Đại Nam. D. Đại Cồ Việt.
Câu 15. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về: tôn giáo (Phật giáo), nghệ thuật, kiến trúc…
từ nền văn minh nào dưới đây?
A. Văn minh Ấn Độ.
B. văn minh Lưỡng Hà.
C. Văn minh Phục hưng.
D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Câu 16. Dưới triều Lê sơ (thế kỉ XV), nhà nước cho dựng bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào
sau đây?
A. Khuyến khích nhân tài.
B. Vinh danh hiền tài.
C. Đề cao vai trò của nhà vua.
D. Răn đe hiền tài.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh-
Tiền lê?
A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao.
C. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.
D. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
Câu 18. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân tộc.
B. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, lâu đời và có tính dân chủ.
C. Là sự kết hợp hoàn toàn giữa văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
D. Thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến đều mang tính dân chủ.
Câu 19. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng cao (Việt Nam) có đặc điểm nổi
bật nào sau đây?
A. Lúa nước được trồng ở ruộng bậc thang.
B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
D. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn.
Câu 20. Bữa ăn của người Kinh có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ
A. thịt gia súc. B. tôm hùm. C. bào ngư. D. cua biển.
Câu 21. Ở Việt Nam, các lễ hội của dân tộc thiểu số chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. từng làng/bản và tộc người. B. nhiều làng/bản hay cả khu vực.
C. tập trung ở các đô thị lớn. D. diễn ra trên phạm vi cả nước.
Câu 22. Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho
mình?
A. Địa bàn sinh sống. B. Thành phần dân cư.
C. Phân hóa xã hội. D. Yếu tố tâm lí.
Câu 23. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước?
A. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
C. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng.
D. Do cư trú chủ ở vùng có địa hình cao.
Câu 24. Điểm tương đồng về phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam là
A. không ngừng giao lưu, tiếp thu, phát triển văn hóa tiên tiến bên ngoài.
B. lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng/bản và tộc người.
C. lễ hội được tổ chức tại cộng đồng làng, của vùng, quốc gia, quốc tế.
D. tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong cho cây trồng, vật nuôi tốt tươi.
Câu 25. Nhân tố quan trọng nào sau đây quyết định sự thành công các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
bảo về nền độc lập dân tộc ở Việt Nam?
A. Khối Đại đoàn kết dân tộc.
B. Tinh thần đấu tranh anh dũng.
C. Nghệ thuật quân sự độc đáo.
D. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
B. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng dân tộc.
C. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
D. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân
tộc hiện nay?
A. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và chia rẽ các dân tộc.
B. Các dân tộc có quyền dùng chữ viết và tiếng nói riêng.
C. Các dân tộc có quyền gìn giữ bản sắc dân tộc mình.
D. Nghiêm cấm mọi hình thức tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng.
Câu 28. Dựa trên cơ sở nào để Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số?
A. Đặc điểm chung và đường lối riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đặc điểm và đường lối riêng biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Đường lối và đặc điểm hài hòa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên cơ sở nào?
Câu 2 (2 điểm). Những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng.
Giá trị của các lĩnh vực này đối với ngày nay.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM


ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM – 0,25 đ/câu)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đ/án B D C B C C C B B A C A A A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đ/án B C C A A A A A A A A D B C
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1. Thành tựu nổi bật về đời sống vật chất của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Ý nghĩa, giá trị của
những đặc trưng trên.
Câu 2. Trình bày những thành tựu văn học, nghệ thuật của nền Văn minh Đại Việt.
Câu Đáp án Điểm
1 Thành tựu nổi bật về đời sống vật chất của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 2.0
Ý nghĩa, giá trị của những đặc trưng trên.
Thành tựu nổi bật về đời sống vật chất của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 1.0
- Đời sống vật chất:
+ Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra họ còn biết chăn 0,25
nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó luyện kim và kĩ thuật đúc
đồng đạt đến đỉnh cao.
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các 0,25
loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,..) và các loại thuỷ sản (cá, tôm,
cua,...). 0,25
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất.
+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ
gắn lông vũ... 0,25
+ Họ sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
Nhà ở phổ biến là kiểu nhà làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên
sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
Ý nghĩa, giá trị của những thành tựu trên. 1.0
- Xác lập lối sống mang đặc trưng Việt Nam. 0,5
- Đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự phát triển của quốc gia- dân tộc. 0,5
2 Trình bày những thành tựu văn học, nghệ thuật của nền Văn minh Đại Việt. 1.0
- Văn học: phong phú, đa dạng, chia làm 2 bộ phận: văn học viết và văn học dân
gian
+Văn học dân gian: gồm nhiểu thể loại: truyện cổ tích, sử thi, truyền thuyết, truyện 0.25
ngụ ngôn, ca dao, dân ca… phản ánh đời sống xã hội, đúc kết kinh nghiệm và răn
dạy…
+Văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm gồm các thể loại: thơ, cáo, hịch, phú, 0.25
truyện. Nội dung thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin tôn giáo…
Tác phẩm chữ Hán tiêu biểu Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt),…. Hịch tướng sĩ
(Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu), Bình Ngô đại cáo
(Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)…..
+ Văn học chữ Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), các bài thơ của Hồ Xuân Hương,
Bà Huyện Thanh Quan…..
- Nghệ thuật
+Kiến trúc: tiêu biểu là các kinh đô Hoa Lư (thời Đinh – Tiền Lê), Thăng Long (Lý 0.25
- Trần - Lê), Tây Đô (Hồ), Phú Xuân – Huê (Nguyễn) Các công trình Phật giáo như
chùa, đình, miếu, tháp, tiêu biểu có Chùa Một cột (thời Lý), Chùa Tây Phương,
chùa Thiên Mụ, tháp Phổ Minh…
+ Điêu khắc: đạt trình độ cao, tiêu biểu như Tượng Phật bà Quan Âm (Chùa Bút 0.25
Tháp), Tượng Các vị La Hán (Chùa Tây Phương)…
+ Tranh dân gian: xuất hiện nhiều dòng tranh dân gian, như tranh Đông Hồ, tranh
Hàng Trống…
ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM – 0,25 đ/câu)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đ/án B D B A B B C B D C B C D C
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đ/án A A D B A A A A A D B C A D
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1. Thành tựu nổi bật về đời sống tinh thần của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 2. Trình bày thành tựu văn minh Đại Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử. Theo em, mỗi cá nhân
cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày nay?

Câu Đáp án Điểm


1 Thành tựu nổi bật về đời sống tinh thần của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 1.0
+ Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư 0,25
duy khá cao, thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm
gốm. Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống của
người Việt cổ.
+ Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các 0,25
hoạt động ca múa giao duyên nam nữ cùng với loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng,
cồng, chuông,...
+ Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức: thờ thần 0,25
Mặt Trời, thần núi, thần sông; thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành nghi lễ
nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.
+ Lễ hội: cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật. Phong tục tập quán có những 0,25
nét đặc sắc như ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
2 Trình bày thành tựu văn minh Đại Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa cử. Theo 2.0
em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu
văn minh Đại Việt thời đại ngày nay?
Thành tựu văn minh Đại Việt trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử 1.25
*Về giáo dục 0,25
Thời nhà Lý:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu
tiên để tuyển chọn nhân tài. 0,25
- Từ thời Trần:
+ Quốc Tử Giám mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có
trường học.Triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Bên cạnh
trường học của nhà nước, còn có lớp học tư nhân ở các làng xã. 0,25
-Từ thời Lê sơ: Con bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường mở
rộng trên cả nước
- Thời Tây Sơn.Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, ban Chiếu
khuyến học
Về khoa cử
- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hóa để tuyển 0,25
chọn người tài. Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ - Hương, thì
Hội, thi Đình).
+ Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho những người đỗ kì thi
Đình
+ Từ năm 1463, dưới thời Lê sơ, thi Hội tại kinh thành, cứ ba năm triều đình lại tổ
chức thi Hương tại địa phương
+ Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn 0,25
Miếu.
+ Thời Lê sơ, những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được
vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gọi là bia
Tiến sĩ.
b, Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta 0,75
cần:
+ Nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại.
+ Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt.
+ Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người
bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt…
ĐỀ 3
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM – 0,25 đ/câu)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đ/án D A A D B B B B C B D B D D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đ/án B C A D A A A C A A C C A A
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Sự ra đời của nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc đã đáp ứng được những yêu cầu nào của cư dân Việt cổ?
Câu 2. Nêu những thành tựu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại
Việt.

Câu Đáp án Điểm


1 Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Sự ra đời của 2.0
nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã đáp ứng được những yêu cầu nào của cư dân
Việt cổ?
Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức 1.0
Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 0,5
208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước
Văn Lang còn khá sơ khai.
Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ 0,25
Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương
Vương,
Đứng đầu nhà nước là Vua, giúp việc cho vua là Lạc hầu; địa phương: chia thành 0,25
bộ đứng đầu là Lạc tướng; Chiềng (chạ) đứng đầu là Bồ chính…
1.0
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã đáp ứng được những yêu cầu

Bảo vệ, phát triển sản xuất duy trì an ninh trật tự cho các xóm làng. 0,25
Chống lũ lụt, chống lại những cuộc xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc. 0,25
Cần một lực lượng, một tổ chức quản lý, chỉ đạo và điều hành chung cho một cộng 0,5
đồng người có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng chung sống trên 1 lãnh
thổ.
2 - Thành tựu về luật pháp 0.5
+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ. 0.25
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu
tiên của Đại Việt.
+ Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.
+ Năm 1483, dưới thời Lê sơ, bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là: Luật Hồng Đức)
0.25
được ban hành.
+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và
được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.
Vai trò của luật pháp 0.5
- Luật pháp ra đời trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm bảo vệ quyền hành của giai 0.25
cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước cũng
như trật tự xã hội..
- Sự ra đời của luật pháp cho đã phản ánh sự phát triển về trình độ tư duy và trình 0.25
độ tổ chức, quản lí nhà nước và xã hội của Đại Việt.

ĐỀ 4
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM – 0,25 đ/câu)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đ/án A C A B B A B D C B C A A B
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đ/án A C B A A A A A A A A B D C
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên cơ sở nào?
Câu 2. Những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng. Giá trị của
các lĩnh vực này đối với ngày nay.
Câu Đáp án Điểm
1 Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành dựa trên cơ sở 1.0
- Kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỉ 0.25
I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến; ngoài ra con người còn biết rèn
sắt. Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cuộc khai khẩn đất đai,
mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sống
định cư cố định. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu, bò 0.25
đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.
+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm
các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ
công nghiệp đã hình thành.
- Xã hội: có sự phân hóa
+ Thời Phùng Nguyên mới bắt đầu phân hoá giàu nghèo.Đến thời Đông Sơn, mức 0.25
độ giàu nghèo trở nên sâu sắc hơn.
+ Xã hội phân hoá giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và nhà nước. 0.25
2 Những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo và tín 2.0
ngưỡng. Giá trị của các lĩnh vực này đối với ngày nay.
Những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo và tín 1.5
ngưỡng
- Về tư tưởng: 0.25
+ Tư tưởng yêu nước, trọng dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh
giá con xuất người, các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách
của nhà nước trong việc quan tâm đệ sa và đời sống của nhân dân. Đó là cội nguồn
của tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
+ Tư tưởng Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý,
Trần. Thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng 0.25
chính thống nhà nước quân chủ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ tri
thức, quan lại và bồi dưỡng như người hiền tài.
- Về tôn giáo: 0.25
+ Phật giáo du nhập từ thời kỳ Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và
trở thành giáo thời Lý, Trần. PG được truyền bá sâu rộng, ngày càng thấm sâu vào
đời sống tinh thần của nhân dân và được giai cấp thống trị tôn sùng. Các nhà sư
được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước như nhà sư Ngô Chấn
Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận.
+ Thời Lý- Trần, PG trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến, cuối
thế kỉ XIV, Phật giáo suy dần.
- Nho giáo: Thời kì phong kiến độc lập, hệ tư tưởng Nho Giáo được giai cấp thống 0.25
trị tiếp nhận và từng bước nâng cao, dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp
thống trị, Tuy nhiên, ở các thế kỉ X-XIV ảnh trưởng của Nho giáo trong nhân dân
còn ít.
+ Thời Lê Sơ, NG chính thức được nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì
đến thế kỉ XIX.
- Đạo Giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến 0.25
coi trọng, đã biệt là thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
+ Trong các thế kỉ XIII - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.
- Tín ngưỡng 0.25
+ Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; Tín ngưỡng thờ
Thành hoàng (người có công với làng nước) ngày càng phổ biến ở các làng xã.; tín
ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề, tín ngưỡng phồn thực…
b. Giá trị của nền các lĩnh vực này đối với ngày nay. 0.5
Các thành tựu về tư tưởng, tôn giáo hiện nay vẫn được thấm sâu trong đời sống tinh
thần người dân Việt như: Phật giáo,... Đặc biệt là những công trình khoa học kĩ
thuật và kiến trúc nghệ thuật như chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bia
Tiến Sĩ,... góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa Việt Nam

You might also like