You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT


----o0o----

TIỂU LUẬN
Môn: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

PHÂN TÍCH PHẠM TRÙ Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG


GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
VẬN DỤNG TRONG VIỆC VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ NGẠI
TRONG CUỘC SỐNG

Thứ: 3
Tiết: 123
GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm: 7
- Nguyễn Ngọc Khang
- Nguyễn Thụy Trâm Anh
- Phan Trần Thảo Vy
- Nguyễn Phương Anh
- Bùi Phạm Anh Thơ
- Lương Thị Thúy Hằng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên STT Nhiệm vụ Tinh thần Mức độ Ý kiến
làm việc hoàn của
thành nhóm
Nguyễn Phương 1 Word, nội chung
Anh II mục 3
Nguyễn Thụy 3 Nội dung I mục
Trâm Anh 2,3
Lương Thị 20 Nội dung III mục
Thúy Hằng 2
Nguyễn Ngọc 21 Thuyết trình, thiết
Khang kế PPT, nội dung
I mục 1
Bùi Phạm Anh 50 Nội dung II mục
Thơ 1,2
Phan Trần Thảo 66 Nội dung III mục
Vy 1
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Thời gian Địa điểm Thành viên Nội dung Ghi chú
21/02/2023 Group Zalo Tất cả thành Phân công
20h viên công việc
… … … …
Nhóm trưởng
(Ký ghi rõ họ tên, SĐT)
MỤC LỤC
I. Quan niệm của triết học Mác- Lênin về ý thức................................................1
1. Nguồn gốc ý thức.................................................................................................1
1.1. Nguồn gốc tự nhiên.......................................................................................1
1.2. Nguồn gốc xã hội..........................................................................................1
2. Bản chất ý thức.....................................................................................................2
2.1. Khái niệm......................................................................................................2
2.2. Bản chất ý thức..............................................................................................3
3. Kết cấu ý thức.......................................................................................................4
3.1. Tri thức..........................................................................................................4
3.2. Tình cảm........................................................................................................5
3.3. Ý chí..............................................................................................................5
II.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức..............................................6
1. Vật chất quyết định ý thức.....................................................................................6
2. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.....7
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................................7
III. Vận dụng trong việc vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 9
I. Quan niệm của triết học Mác- Lênin về ý thức
1. Nguồn gốc ý thức
1.1. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức
chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con
người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo
ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm
lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.
a) Phản ánh là sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác khi
tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là một thuộc tính từ tất cả các dạng
vật chất nhưng phản ánh dưới nhiều hình thức như phản ánh sinh học, phản ánh
tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo. Trong đó, hình thức
này sẽ tương ứng quá trình tiến hóa vật chất tự nhiên.
b) Phản ánh về hóa học vật lý: là một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất
vô sinh. Phản ánh đó được thể hiện qua biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động
lẫn nhau bởi các dạng vật chất vô sinh. Hình thức được phản ánh chưa định hướng
lựa chọn mà chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động.
c) Phản ánh tâm lý: là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được phát triển đến
trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới cơ chế phản xạ
có điều kiện lên những tác động môi trường sống.
d) Phản ánh ý thức: là hình thức để phản ánh năng động và sáng tạo bởi con người
e) Phản ánh sinh học: là hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự
nhiên hữu sinh. Quá trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện qua tính
kích thích, phản xạ và tính cảm ứng.
1.2. Nguồn gốc xã hội của ý thức
Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn
gốc xã hội của ý thức.
a) Lao động là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự
nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Trong quá trình lao
động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu,

1
thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để
con người quan sát được.
b) Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới khách quan
qua quá trình lao động.
c) Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có
vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức.
d) Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính
tập thể ngay từ đầu. Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao
đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng con người.
e) Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại
trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao
tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ
này sang thế hệ khác.
f) Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được thể hiện thông qua hoạt
động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người. Và thông qua bằng bộ
não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri thức và ý thức.
2. Bản chất ý thức.
2.1. Khái niệm .
2.1.1. Ý thức là gì?
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
2.1.2. Bản chất ý thức là gì?
Bản chất ý thức là sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách
năng động, sáng tạo.
2.2. Bản chất của ý thức.
2.2.1. Ý thức mang bản chất xã hội.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Chỉ khi loài người xuất
hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích
của mình thì ý thức mới ra đời và tồn tại. Như vậy ý thức không phải là hiện tượng

2
tự nhiên thuần túy mà là hiện tượng xã hội, bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử xã hội,
phản ánh quan hệ xã hội khách quan.
Theo C.Mác: “Ngay từ đầu ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy
chừng nào con người còn tồn tại”.
Ví dụ: Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, để điều chế được vắc-xin
phòng ngừa vi-rút thì chúng ta đã có rất nhiều thông tin về nó. Điều này nghĩa là để
thế giới sống tốt hơn, không còn Covid-19 thì chúng ta tự có ý thức tìm hiểu mọi
thứ về chủng loại vi-rút đó, để bào chế ra vắc-xin phòng ngừa.
2.2.2. Ý thức mang bản chất phản ánh xã hội.
Ý thức là sự phản ánh có sự chọn lọc theo mục đích, yêu cầu của loài người, có thể
dự báo những khía cạnh, thuộc tính mới. Nghĩa là, không phải sự vật tác động như
thế nào thì ý thức sẽ sao chép lại y nguyên sự vật.
Tính năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt
động tâm – sinh lí của con người trong việc tiếp nhận – chọn lọc – xử lí thông tin
và dựa trên cơ sở thông tin đó để sáng tạo ra nhiều thông tin, tri thức mới. Ngoài ra
còn được thể hiện trong quá trình con người tạo ra những giả tưởng, huyền thoại,
… trong đời sống tinh thần hay tiên đoán, dự báo trong tương lai.
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức tạo ra vật chất mà sáng tạo của
nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh.
Ví dụ 1: Giáo viên Ngữ Văn đưa ra dàn ý đề văn và học sinh có thể sáng tạo ra
nhiều cách thể hiện khác nhau trong phạm vi đề tài đó.
Ví dụ 2: Trong bàn cờ, người chơi có thể sáng tạo ra nhiều nước cờ khác nhau
trong khuôn khổ đúng luật chơi, không phải rập khuôn theo sách hướng dẫn.
2.2.3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy
định về nội dung lẫn về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế
giới khách quan mà nó đã được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con
người.
Theo Mác thì ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó.

3
3. Kết cấu ý thức
Ý thức có kết cấu cực kì phức tạp. Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận,
nghiên cứu về kết cấu của ý thức nhưng ở đây, chúng ta chỉ nên tiếp cận theo các
yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm có 3 yếu
tố cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí.
3.1. Tri thức
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức. Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi
biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức.
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, là điều kiện để ý thức phát triển. Và đây
cũng là yếu tố quan trọng nhất trong kết cấu ý thức.
Mác cho rằng: “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn
tại đối với ý thức là tri thức”.
Trong yếu tố tri thức được chia thành nhiều loại tùy theo từng lĩnh vực như:
- Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức có: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri
thức về nhân văn.
- Căn cứ vào trình độ phát triển nhận thức có: tri thức đời thường và tri thức
khoa học, tri thức cảm tính và tri thức lí tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lí
luận,…
3.2. Tình cảm
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ, là
một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát
những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh.
Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống con người, là một
yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực
tiễn.
Lê-nin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm
tòi chân lí”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô
sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng.

4
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó
trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau như tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…
3.3. Ý chí
Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong
quá trình thực hiện mục đích của con người
Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực
tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với
mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực
của con người đối với mình, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng
đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản
thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu
mà chủ yếu thể hiện ở nọi dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến.
Lê-nin cho rằng: “Ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng
của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng
mình, giải phóng nhân loại”.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
1. Vật chất quyết định ý thức.
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Các thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên
có trước con người; vật chất là cái có trước còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính
thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao
nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt
động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Ý thức dưới bất kì hình thức nào, suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực khách
quan. Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong đầu óc con người. Hay nói cách khác, có thế giới hiện

5
thực vận động phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh
vào ý thức mới có nội dung của ý thức.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức.
Nhưng sự phản ánh của con người không phải là “ soi gương”, “chụp ảnh” hoặc là
“phản ánh tâm lý” như con vật mà là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tác thông qua
thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con
người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa
phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật
chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo. Con
người - một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả thể chất và tinh thần, thì
dĩ nhiên ý thức - một hình thức phản ánh của óc người cũng phát triển cả về nội
dung và hình thức phản ánh của nó. Đời sống xã hội ngày càng văn minh và khoa
học ngày càng phát triển đã chứng minh điều đó.
Ví dụ :
Trước khi thực hiện một trận đánh chúng ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê
bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.
Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ
địa phương và đạo đức giả.
Hay giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận
thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách
đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.
Hay một ví dụ trong thực tế về mặt kinh tế và chính trị: Vận dụng của ĐCS Việt
Nam vào sự nghiệp đổi mới – Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm
những thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng đó là “Mọi đường lối, chủ
trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

6
2. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì “Ý thức có sự tác động trở
lại vật chất”. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều
kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho
cuộc sống của con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện
thực.
Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật
khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để
thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một
khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân – lực lượng vật chất xã hội, thì có vai trò
rất to lớn. "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán
của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng
lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần
chúng".
3. Ý nghĩa phương pháp luận
3.1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc
quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào chúng, ta sẽ
bắt đối tượng vật chất phải thể hiện những thuộc tính, quy luật của nó. Khi đó, ta
sẽ thu nhận được tri thức. Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con
người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới.
Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con
người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định
phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.
Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng. Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh,
điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.

7
Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy trì ý chí trong cuộc sống. Đó là việc
tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành
động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
3.2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát huy
hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái
mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con người mới
ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để nâng
cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt qua khó
khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.
Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có nghĩa
là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra
giải pháp khả thi.
Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
III. Vận dụng trong việc vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
1. Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống sinh viên thường gặp.
Thứ nhất, đó là khó thích nghi với cách học và môi trường học tập do sự khác
biệt cách xa với cách học ở phổ thông. Chủ yếu là tự học, phải hoàn thành các bài
thuyết trình tiểu luận của các môn, chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Thứ hai, sinh viên những ngày đầu sẽ gặp khó khăn trong việc quản lí chi tiêu
hàng tháng dẫn đến việc đầu tháng tiêu xài quá mức, cuối tháng không có gì để ăn.
Thứ ba, những sinh viên khi sống xa nhà rất dễ mắc phải những căn bệnh như
cảm sốt, đau đầu, đau bao tử,... do thay đổi chỗ ở, khí hậu, giờ giấc sinh hoạt,...

8
Thứ tư, do mới vô đại học nên có nhiều sinh viên nghĩ rằng còn tận 3 năm nữa
còn rất nhiều thời gian nên cứ từ từ. Đến khi sắp tốt nghiệp thì thấy thành tích của
mình không quá giỏi, không có kinh nghiệm, không có nỗi một mối quan hệ tốt.

2. Vận dụng vai trò tác động trở lại vật chất của ý thức để vượt qua khó khăn,
trở ngại.
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động phải xuất
phát từ thực tế khách quan. Phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng
đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan.
Ví dụ: Trong cuộc sống sinh viên vốn đã khó khăn, chúng ta phải nhận thức được
những tài sản, của cải vật chất mà chúng ta đang sở hữu. Từ đó ý thức được bảo vệ
tài sản cá nhân để không mất tiền cũng như của cải một cách đáng tiếc. Ngoài ra,
chúng ta nên cảnh giác và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn tài sản cá nhân.
Thứ hai, ý thức cũng có tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức. Phải chủ động tìm kiếm và trao dồi tri thức cho
bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ
thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học, phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để
đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học thường xuyên phát biểu và
thảo luận để hiểu rõ hơn về bài học. Sau giờ học, tìm thêm bài tập và tài liệu để
luyện thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm thì nên
tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào....không chỉ bồi dưỡng
kiến thức mà còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua việc đọc
sách, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận. Không thể chủ quan “trong mặt mà bắt
hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội.
[2]. Khoa Chính trị - Luật (2022), Hướng dẫn học tập Triết học Mác – Lênin, NXB
Lao Động, TP.HCM.
[3]. Bản chất ý thức [Internet]: https://www.vatgia.com/hoidap/4808/391647/ban-
chat-cua-y-thuc-la-gi-cho-vi-du.html
[4]. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức [Internet]: https://luathoangphi.vn/moi-
quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc/
[5]. Ý nghĩa phương pháp luận [Internet]:
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/y-nghia-
phuong-phap-luan-tu-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc/30543910

10

You might also like