You are on page 1of 23

Trường Đại học Dược Hà Nội

Bộ môn: Y học cơ sở

BỆNH ÁN
VIÊM PHỔI
Khoa Hô hấp

NHÓM 4 - TỔ 6 – LỚP A1K75

Nhóm sinh viên:


1. Đỗ Ngọc Tú MSV 2001678
2. Trịnh Cẩm Vân MSV 2001701
3. Lê Đình Văn MSV 2001703

NĂM HỌC 2022 - 2023


MỤC LỤC
I. Hành chính ......................................................................................................................... 2
II. Hỏi bệnh ............................................................................................................................. 2
1. Lý do vào viện .................................................................................................................. 2
2. Bệnh sử ........................................................................................................................... 2
3. Tiền sử ............................................................................................................................. 2
III. Khám bệnh ..................................................................................................................... 2
1. Toàn thân ......................................................................................................................... 2
2. Các cơ quan..................................................................................................................... 2
3. Diễn biến bệnh ................................................................................................................. 3
IV. Xét nghiệm ...................................................................................................................... 4
1. Công thức máu ................................................................................................................ 4
2. Sinh hóa máu ................................................................................................................... 7
3. Miễn dịch.......................................................................................................................... 8
4. Điện giải đồ ...................................................................................................................... 9
5. Xét nghiệm Khí máu ......................................................................................................... 9
6. Nước tiểu (Bằng máy tự động) ....................................................................................... 10
7. Điện giải niệu (Na, K, Cl) ................................................................................................ 11
8. Thử đường máu mao mạch ........................................................................................... 11
9. Siêu âm ổ bụng .............................................................................................................. 11
10. Chụp CT Scanner ....................................................................................................... 12
11. Xét nghiệm vi sinh: ..................................................................................................... 12
V. Kết luận ............................................................................................................................ 12
1. Tóm tắt bệnh án ............................................................................................................. 12
2. Chẩn đoán ..................................................................................................................... 14
3. Tiên lượng ..................................................................................................................... 14
4. Hướng điều trị ................................................................................................................ 14
CASE LÂM SÀNG .................................................................................................................... 18

1
BỆNH ÁN
I. Hành chính
1. Họ và tên: T.T.L
2. Tuổi: 71
3. Giới: Nữ
4. Nghề nghiệp: Tự do
5. Địa chỉ: Xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
6. Ngày vào viện: 04/11/2022
II. Hỏi bệnh
1. Lý do vào viện
Khó thở
2. Bệnh sử
Cách đây 3 tuần, bệnh nhân thấy khó thở tăng lên, sốt cao, ho có đờm vàng,
gầy sút 3kg trong vòng 1 tháng. Bệnh nhân nhập viện điều trị tại BV Đa khoa
tỉnh Nam Định. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, đã điều trị bằng
Ceftazidim, Piperacillin/ Tazobactam trong 18 ngày, sau khi cắt sốt 5 ngày đã
được xuất viện. Một ngày sau bệnh nhân có biểu hiện khó thở tăng trở lại và
đã được nhập viện khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
3. Tiền sử
a. Bản thân
- Bệnh tật: Bướu cổ 20 năm, đái tháo nhạt trung ương đã phát hiện 2 năm
trước (điều trị bằng desopressin không thường xuyên), đái tháo đường
typ II mới phát hiện
- Dị ứng: Không có tiền sử dị ứng
b. Gia đình
- Chưa ghi nhận thông tin bất thường
III. Khám bệnh
LÚC NHẬP VIỆN - NGÀY 04/11/2022
1. Toàn thân
- Bệnh nhân tỉnh, mệt
- DHST:
Mạch: 99 l/p Huyết áp: 95/60 mmHg
SpO2: 91% (khí phòng) Nhiệt độ: 36.8oC
Nhịp thở: 34 l/p
- Thể trạng: cân nặng 45kg, chiều cao 158cm, BMI 18 kg/m 2
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Hạch ngoại vi không sờ thấy
2. Các cơ quan
a. Tim mạch
● Tần số tim 99 l/p
● Nhịp tim nhanh đều, T1, T2 rõ, không có tiếng thổi bất thường
● Huyết áp 95/60 mmHg
2
b. Hô hấp
● Ho có đờm đục màu
● Khó thở nhiều, tần số thở 34 l/p
● Lồng ngực bình thường, cân đối
● Rung thanh rõ
● Gõ đục thùy giữa phổi phải
● Thở khò khè
● Nghe ran ẩm, ran nổ rải rác hai bên phế trường
c. Tiêu hóa
● Bụng mềm, không chướng
● Gan, lách không sờ thấy
d. Thận - Tiết niệu - Sinh dục
● Chưa phát hiện bất thường
e. Thần kinh - tâm thần
● Chưa phát hiện bất thường
f. Cơ xương khớp
● Chưa phát hiện bất thường
g. Nội tiết, dinh dưỡng và các bệnh lý khác
● Chưa phát hiện bất thường ngoài tiền sử đái tháo nhạt trung
ương
3. Diễn biến bệnh

Ngày Toàn thân Hô hấp Các cơ quan khác

5/11/2022 BN tỉnh, tiếp xúc Khó thở nhiều Tim đều, T1, T2 rõ
được.
Ho khạc đờm đục, Bụng mềm
Mệt mỏi vàng

Không sốt, không Phổi ran ẩm, ran nổ rải


phù rác 2 bên

SpO2: 93% (thở oxy 5


lít/phút)

3
8/11/2022 Bệnh nhân tỉnh, tiếp Thở khò khè Tim đều, T1, T2 rõ
xúc được
Ho khạc ít đờm đục Bụng mềm
Mệt mỏi
Phổi ran ẩm, ran nổ rải Ợ hơi, ợ chua, đau
Không sốt, không rác 2 bên vùng thượng vị
phù
SpO2: 96% (thở oxy 2
lít/phút)

9/11/2022 Bệnh nhân tỉnh, tiếp Thở khò khè Tim đều, T1, T2 rõ
xúc tốt
Ho khạc ít đờm đục Bụng mềm
Mệt mỏi
Phổi ít ran ẩm, ran nổ Đau vùng thượng vị
Không sốt, không rải rác 2 bên
phù Ợ chua
SpO2: 97% (thở oxy 1
lít/phút)

10/11/202 Bệnh nhân tỉnh, tiếp Ho giảm, vẫn còn đờm Tim đều, T1, T2 rõ
2 xúc tốt trong cổ họng
Bụng mềm, đại tiện
Mệt mỏi Phổi ít ran ẩm, ran nổ bình thường
rải rác hai bên
Không sốt, không
phù SpO2: 95% (khí
phòng)

IV. Xét nghiệm


1. Công thức máu

4
Yêu cầu xét Ngày Ngày Khoảng Đơn vị
nghiệm 04/11/202 08/11/202 tham chiếu
2 2

RBC 3.81 3.21 4.0-5.2 T/L

(số lượng
hồng cầu)

HGB 118 93 120-160 g/L


(hemoglobin)

HCT 0.34 0.28 0.36-0.46 L/L


(hematocrit)

MCV 87.9 88.2 80-100 fl

(thể tích
trung bình
hồng cầu)

MCH 31.0 29.0 26-34 pg

(lượng HGB
trung bình
hồng cầu)

MCHC 352 329 315-363 g/L

(nồng độ
HGB trung
bình hồng
cầu)

RDW-CV 13.6 13.4 10-15 %

(Phân bố
kích thước
HC)

PLT 315 416 150-400 G/L

(số lượng
tiểu cầu)

5
MPV (thể 11.3 9.0 5-20 fL
tích trung
bình TC)

WBC 13.67 10.44 4.0-10.0 G/L

(số lượng
bạch cầu)

NEUT% 85.0 68.5 45-75 %

(tỷ lệ % bạch
cầu trung
tính)

EO% 0.2 1.1 0-8 %

(tỷ lệ % bạch
cầu ưa acid)

BASO% 0.2 0.3 0-1 %

(tỷ lệ % bạch
cầu ưa
base)

MONO% 4.0 7.9 0-8 %

(tỷ lệ % bạch
cầu mono)

LYM% 10.6 22.2 25-45 %

(tỷ lệ % bạch
cầu lympho)

NEUT# 11.62 7.15 1.8-7.5 G/L

(số lượng
BC trung
tính)

EO# 0.03 0.12 0-0.8 G/L

6
(số lượng
BC ưa axit)

BASO# 0.03 0.03 0-0.1 G/L

(số lượng
BC ưa base)

MONO# 0.55 0.82 0-0.8 G/L

(số lượng
BC mono)

LYM# 1.45 2.32 1.0-4.5 G/L

(số lượng
BC lympho)

2. Sinh hóa máu

Yêu cầu xét Ngày Ngày Khoảng tham


Đơn vị
nghiệm 04/11/2022 09/11/2022 chiếu

Định lượng
53 52 25-90 µmol/L
Creatinin

Đo hoạt độ
38.4 20 <31 U/L
AST (GOT)

Đo hoạt độ
32.8 18 <31 U/L
ALT (GPT)

Định lượng
19.37 3.568 <0.5 mg/dL
CRP.hs

Định lượng
8.1 4.0-6.0 mmol/L
Glucose

7
Định lượng
Calci toàn 2.24 2.15-2.55 mmol/L
phần

Đo hoạt độ CK
(Creatine 54 26-140 U/L
kinase)

Định lượng RF
(Reumatioid 22.1 <14 IU/mL
Factor)

Định lượng
Lactat (Acid 1.3 0.70-2.50 mmol/L
Lactic)

3. Miễn dịch

Yêu cầu xét


Ngày 04/11/2022 Khoảng tham chiếu Đơn vị
nghiệm

Định lượng FT4


16.1 12-22.0 pmol/L
(Free Thyroxine)

Định lượng TSH


(Thyroid
0.874 0.27-4.2 uU/ml
Stimulating
hormone)

Định lượng
13.11 =<14 ng/L
Troponin T hs

Định lượng AM: 171-536 / PM:


545.7 nmol/L
Cortisol 64-327

Định lượng NT-


6.38 <14.47 pmol/L
proBNP

8
4. Điện giải đồ

Yêu cầu xét Ngày Ngày Khoảng tham


Đơn vị
nghiệm 04/11/2022 09/11/2022 chiếu

Natri 140 139 133-147 mmol/L

Kali 4.40 3.5 3.4-4.5 mmol/L

Clo 97.2 101 94-110 mmol/L

5. Xét nghiệm Khí máu

Khoảng tham
Yêu cầu xét nghiệm Ngày 04/11/2022 Đơn vị
chiếu

pH 7.492 7.35-7.45

pCO2 30 35-45 mmHg

PO2 88 83-108 mmHg

SO2 98 95-100 %

HCT 31 35-45 %

Hb 9.7 11.7-15.5 g/dL

TCO2 26.9 22-29 mmol/L

Be-eef 2.3 mmol/L

BE-b 3.3 -2.00-3.00 mmol/L

SBC 27.4 mmol/L

HCO3 21.85 22-28 mmol/L

RI 0.5

9
PO2/FIO2 381.0 mmHg

O2Cap 13.5 mL/dL

O2Ct 13.7 mL/dL

A 138.9 mmHg

A-aDO2 43.7 mmHg

a/A 0.7

Temperature 37.0 *C

FIO2 25.0 %

Mg++ 0.60 0.45-0.60 mmol/L

6. Nước tiểu (Bằng máy tự động)

Yêu cầu xét Ngày 04/11/2022 Khoảng tham Đơn vị


nghiệm chiếu

LEU Negative Âm tính cells/ul

PRO Negative Âm tính g/L

SG 1.006 1.003-1.030

GLU Negative Âm tính mmol/L

NIT Negative Âm tính

PH 7.0 5.5-6.5

KET Negative Âm tính mmol/L

UBG 3.2 3.2-16 umol/L

10
ERY Negative Âm tính cells/ul

BIL Negative Âm tính

A/C 17.0 Normal mg/mmol

7. Điện giải niệu (Na, K, Cl)

Ngày Khoảng tham


Yêu cầu xét nghiệm Đơn vị
04/11/2022 chiếu

120-220
Natri 71 mmol/L
mmol/24h

35-120
Kali 12.1 mmol/L
mmol/24h

120-140
Clo 61 mmol/L
mmol/24h

8. Thử đường máu mao mạch

Khoảng
Ngày 6h 11h 17h 21h
đối chiếu
05/11/2022 4.9 6.5 8
06/11/2022 6.7 8.6 6.3 8.0 4.0-6.0
07/11/2022 7 mmol/L
Từ 11h ngày 07/11/2022 bỏ thử đường huyết

9. Siêu âm ổ bụng

Gan: không to, nhu mô gan đều, không thấy khối khu trú.

Tĩnh mạch cửa: không giãn, không có huyết khối.

Đường mật: trong gan không giãn, không có sỏi. OMC không giãn.

Túi mật: thành dày bình thường, dịch mật trong, không có sỏi.

Tụy: kích thước bình thường, nhu mô tụy đều, ống tụy không giãn.

Lách: không to, nhu mô đều


11
Thận phải: kích thước bình thường, nhu mô dày và đều bình thường. Đài bể
thận không giãn, không có sỏi. Niệu quản không giãn.

Bàng quang: Ít nước tiểu hạn chế thăm khám vùng tiểu khung. Không có dịch
tự do ổ bụng.

Kết luận: Hiện tại không thấy hình ảnh bất thường ổ bụng trên siêu âm.

10. Chụp CT Scanner


- Phổi hai bên: các nốt, đám đông đặc rải rác, một số hang hóa bên trong và các
nốt trung tâm tiểu thùy, nốt dạng chồi cây phân bố chủ yếu ngoại vi các nhánh
phế quản hai phổi, nhiều hơn ở thùy dưới hai bên. Thùy giữa phổi phải có tổn
thương tạo khối
- Trung thất cân đối, không thấy khối choán chỗ
- Khoang màng ngoài hai bên không có dịch, khí
- Khoang màng ngoài tim không có dịch
- Động mạch phổi không phát hiện thấy huyết khối, khẩu kính bình thường, thành
đều
11. Xét nghiệm vi sinh:
- Cấy đờm (+) A.baumannii
V. Kết luận
1. Tóm tắt bệnh án
Bệnh nhân nữ (71 tuổi), có tiền sử đái tháo nhạt trung ương đã được phát hiện
2 năm trước và đái tháo đường typ II mới phát hiện. Cách đây hơn 3 tuần,
bệnh nhân xuất hiện khó thở gia tăng, sốt cao kèm ho có đờm vàng, sụt 3kg
trong 1 tháng và đã nhập viện điều trị tại BVĐK tỉnh 18 ngày. Tại đây, bệnh
nhân được điều trị viêm phổi do nhiễm khuẩn. Sau khi cắt sốt 5 ngày, bệnh
nhân được xuất viện. Tuy nhiên, một ngày sau đó bệnh nhân có khó thở trở
lại, không sốt, đi khám tại BV Bạch Mai. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh
nhân có các hội chứng và các triệu chứng, xét nghiệm khác cần chú ý sau:
a) Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS)
 Nhịp tim: 99 l/p
 Nhịp thở: 34 l/p
 PaCO2: 30 mmHg
 Bạch cầu 13.67 G/L
b) Hội chứng đông đặc rải rác
 Triệu chứng lâm sàng:
- Khó thở, ho có khạc đờm đục đến vàng
- Gõ đục một vùng thùy giữa phổi phải
- Nghe có ran ẩm, ran nổi rải rác hai bên phế trường
 Cận lâm sàng
- CTScanner: Các nốt, đám đông đặc rải rác hai bên phổi. Khối đông
đặc ở thùy giữa phổi
c) Hội chứng suy hô hấp
12
 Triệu chứng lâm sàng:
- Khó thở, thở nhanh 34 l/p
- Thở khò kè
- Mạch nhanh
- SpO2: 91% (khí phòng)
 Cận lâm sàng: (Khí máu)
- PaCO2: 30 mmHg [35-45]
- HCO3-: 21.85 mmol/L [22-28]
- pH: 7.492 [7.35-7.45]
d) Các triệu chứng lâm sàng khác
- Ngày thứ 5 bệnh nhân xuất hiện ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị
- Ngày thứ 6: ợ chua, đau vùng thượng vị
e) Xét nghiệm cận lâm sàng khác

- Công thức máu:

Thông số Giá trị Thang đo

NEUT# 11.62 G/L (4/11/2022) [1.8-7.5]

- Hóa sinh máu

Thông số Giá trị Thang đo

CRP.hs 19.37 mg/dL < 0.5


(4/11/2022)
3.568 mg/dL
(9/11/2022)

Glucose 8.1 mmol/L [4.0-6.0]


(4/11/2022)

- Miễn dịch (4/11/2022)

Thông số Giá trị Thang đo

Cortisol 545.7 nmol/L AM: [171 - 536]

- Hóa sinh nước tiểu (4/11/2022)

Thông số Giá trị Thang đo

pH 7.0 [5.5-6.5]

Na 71 mmol/L 120-220mmol/24h

13
Kali 12.1 mmol/L 35-120 mmol/24h

Clo 61 mmol/L 120-140 mmol/24h

- Chụp cắt lớp (CTScanner): Các nốt, đám đông đặc rải rác hai bên phổi.
Khối đông đặc ở thùy giữa phổi
- Vi sinh: Cấy đờm (+) A. Baumannii
2. Chẩn đoán
- Suy hô hấp cấp - Phế quản phế viêm do A.Baumannii trên nền đái tháo
nhạt 2 năm và đái tháo đường
- Nguy cơ loét dạ dày, tá tràng xuất hiện trong quá trình điều trị
3. Tiên lượng
- Dè dặt
4. Hướng điều trị

NGÀY THUÔC ĐIỀU TRỊ VÀ DỊCH VỤ CHỈ ĐỊNH

Chăm sóc cấp 2


04/11/2022 Đợi kết quả xét nghiệm về xử trí tiếp
Thở oxy kính 2l/ph
Ngày 1
Ceftazidime Gerda 1g x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch
chia làm 3 lần, lấy mỗi 2 lọ pha với 250ml NaCl 0,9%, truyền
TM xxg/ph, 10h – 16h – 22h30ph
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 15h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 3 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 10h
– 15h – 19h

Chăm sóc cấp 2


05/11/2022 Thở oxy kính 2l/ph
Thử DMMM 6h-11h-17h-21h
Ngày 2
Desmopressin 1v/ngày
Piperacillin/ Tazobactam Kabi 4g/0.5g x 4 Chai: Thuốc
truyền tĩnh mạch chia làm 4 lần, lấy 1 lọ pha với 250ml
NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 14h – 20h – 02h
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 14h

14
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 4 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 4 lần, pha ks
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h

Chăm sóc cấp 2


06/11/2022 Thở oxy kính 2l/ph
Thử DMMM 6h-11h-17h-21h
Ngày 3
Desmopressin 1v/ngày
Piperacillin/ Tazobactam Kabi 4g/0.5g x 4 Chai: Thuốc
truyền tĩnh mạch chia làm 4 lần, lấy 1 lọ pha với 250ml
NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 14h – 20h – 02h
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 14h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 4 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 4 lần, pha ks
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h

Chăm sóc cấp 2


07/11/2022 Thở oxy kính 2l/ph
Thử DMMM 6h
Ngày 4
Desmopressin 1v/ngày
Tienam 500mg x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm
3 lần, pha với 250ml NaCl 0,9%, xxxg/ph, 9h – 17h – 01h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 4 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 4 lần, pha ks
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 14h
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 4 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần, pha Tienam

15
Chăm sóc cấp 2
08/11/2022 Thở oxy kính 2l/ph
Desmopressin 1v/ngày
Ngày 5
Tienam 500mg x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm
3 lần, pha 2 lọ với 250ml NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 16h –
0h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 3 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần, pha Tienam
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 10h
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h

Chăm sóc cấp 2


09/11/2022 Thở oxy kính 2l/ph
Desmopressin 1v/ngày
Ngày 6
Tienam 500mg x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm
3 lần, pha 2 lọ với 250ml NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 16h –
0h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 3 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần, pha Tienam
Levofloxacin/ cooper solution for inf 500mg/100ml x 2
Chai: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm 1 lần, lấy 1,5 lọ,
truyền TM xx g/ph, 10h
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h
Kagasdine 20mg x 1 Viên: Thuốc uống chia làm 1 lần,
8h

16
Chăm sóc cấp 2
10/11/2022 Ngừng thở oxy
Desmopressin 1v/ngày
Ngày 7
Tienam 500mg x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm
3 lần, pha 2 lọ với 250ml NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 16h –
0h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 3 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần, pha Tienam
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h
Tavanic 500mg x 2 Viên: Thuốc uống chia làm 2 lần, 8h-
20h
Kagasdine 20mg x 1 Viên: Thuốc uống chia làm 1 lần,
8h

Chăm sóc cấp 2


11/11/2022 Desmopressin 1v/ngày
Tienam 500mg x 6 Lọ: Thuốc truyền tĩnh mạch chia làm
Ngày 8
3 lần, pha 2 lọ với 250ml NaCl 0,9%, xxxg/ph, 8h – 16h –
0h
Sodium Chloride 0,9% 250ml x 3 Chai: Thuốc truyền tĩnh
mạch chia làm 3 lần, pha Tienam
Medovent 30mg x 3 Viên: Thuốc uống chia làm 3 lần, 8h
– 14h – 20h
Tavanic 500mg x 2 Viên: Thuốc uống chia làm 2 lần, 8h-
20h
Kagasdine 20mg x 1 Viên: Thuốc uống chia làm 1 lần,
8h

17
CASE LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ (71 tuổi), có tiền sử đái tháo nhạt trung ương đã được phát hiện 2 năm
trước và đái tháo đường typ II mới phát hiện. Cách đây hơn 3 tuần, bệnh nhân xuất
hiện khó thở gia tăng, sốt cao kèm ho có đờm vàng, sút 3kg trong 1 tháng và đã nhập
viện điều trị tại BVĐK tỉnh 18 ngày. Tại đây, bệnh nhân được điều trị viêm phổi do
nhiễm khuẩn. Sau khi cắt sốt 5 ngày, bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên, một ngày
sau đó bệnh nhân có khó thở trở lại, không sốt, đi khám tại BV Bạch Mai

Một số thông tin khám bệnh và xét nghiệm


Thời Triệu chứng lâm sàng Xét nghiệm
gian
- Không sốt XN máu – sinh hóa
- Khó thở, nhịp thở 35l/p Hồng cầu: 3.81 T/L Cortisol: 545.7 nmol/L
- SpO2: 91%(khí phòng) [4.0-5.2] [171-536]
- Ho có đờm đục WBC: 13.68 G/L CRP.hs: 19.37 mg/dL
Khám phổi [4.0-10.0] [<0.5]
- Thở khò kè NEUT: 11.62 G/L pH: 7.492
Ngày - Gõ đục thùy giữa phổi [1.8 – 7.5] [7.45 – 7.45]
-
nhập phải HCO3 : 21.85mmol/L pCO2: 30mmHg
viện - Ran ẩm, ran nổ rải rác [22-28] [35-45]
2 bên Chụp cắt lớp: các nốt, đám đông đặc nhiều rải
Khám tim rác 2 bên phổi, khối đông đặc thùy giữa phổi phải
- Tim đều, T1, T2 rõ Nước tiểu
pH: 7.0 [5.5-6.5]
Na+: 71 mmol/L [120-220]
K+: 12.1 mmol/L [34 – 120]
- Không sốt Cấy đờm: (+) A. Baumannii
- Khó thở
- SpO2: 93% (thở oxy
Ngày 2 5l/p)
- Ho khạc đờm vàng
- Phổi ran ẩm, ran nổ rải
rác 2 bên
- Phổi giảm ran ẩm, ran XN máu – sinh hóa
nổ CRP.hs: 3.568 WBC: 10.44
Ngày 5
- Ợ hơi, ợ chua, đau mg/dL G/L
vùng thượng vị

Chẩn đoán: suy hô hấp cấp, phế quản phế viêm trên nền đái tháo nhạt, ĐTĐ
typ 2 mới phát hiện

CASE LÂM SÀ

18
MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH CASE LÂM SÀNG
Câu 1: Anh chị hãy nêu các triệu chứng và xét nghiệm phù hợp với chẩn đoán phế
quản phế viêm của bệnh nhân này

Câu 2: Anh chị hãy nêu nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi trên bệnh
nhân này. Từ đó giải thích vì sao bệnh nhân này dễ có nguy cơ bị phế quản phế
viêm.

Câu 3: Với trường hợp này, anh chị sẽ đề xuất chỉ định ưu tiên sử dụng những loại
thuốc gì khi bệnh nhân nhập viện? Và giải thích cho sự lựa chọn đó.

Câu 4: Anh chị hãy cho biết tại sao bệnh nhân không có biểu hiện sốt mặc dù được
chẩn đoán phế quản phế viêm

Câu 5: Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp trong đó thông qua chỉ số xét nghiệm
cho thấy pH máu và nước tiểu bệnh nhân đều tăng. Anh chị hãy lý giải hợp lý cho
điều này?

Câu 6: Anh chị hãy cho biết ý nghĩa của chỉ số CRP.hs. Từ đó giải thích tại sao sau
5 ngày điều trị CRP.hs và WBC của bệnh nhân giảm?

Câu 7: Anh chị hãy cho biết vì sao Na+, K+ nước tiểu bệnh nhân giảm? Từ đó giải
thích tính hợp lý của việc sử dụng Demopressin (thuốc chống lợi tiểu)

Câu 8: Anh chị hãy cho biết tại sao nồng độ cortisol tăng nhẹ trong máu bệnh nhân?

Câu 9: Đến ngày thứ 7, bệnh nhân được kê thêm Kagasinde (omeprazol 20mg).
Anh chị hãy giải thích sự hợp lý của việc kê thuốc này

Câu 10: Phác đồ điều trị kháng sinh của bệnh nhân như sau
Ngày 1 Ceftazidime Truyền TM (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Ngày 2 +3 Piperacillin/ Tazobactam Truyền TM (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Ngày 4 + 5 + 6 Imipenem Truyền tĩnh mạch (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Sau đó Imipenem Truyền tĩnh mạch (chính)
Levofloxacin Uống (bổ sung)

Biết rằng các kháng sinh chính đều là kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam và
levofloxacin thuộc nhóm quinolon. Anh chị hãy cho biết tại sao có sự phối hợp như
vậy. Giải thích hợp lý nguyên nhân có sự thay đổi kháng sinh chính và việc đến
ngày thứ 7 bệnh nhân không truyền levofloxacin nữa mà truyền sang đường uống?

TRẢ LỜI CÂU HỎI


19
Câu 1: Anh chị hãy nêu các triệu chứng và xét nghiệm phù hợp với chẩn đoán
phế quản phế viêm của bệnh nhân này
TTLS:
- Khó thở, nhịp thở nhanh 35 l/p
- Ho có đờm đục đến vàng
- Gõ đụ thùy giữa phổi phải
- Nghe phổi có ran ẩm, ran nổ rải rác hai bên
Cận lâm sàng
- Chụp cắt lớp: các nốt, các đám đông đặc rải rác hai bên phổi
- Công thức máu: WBC tăng, NEUT tăng, CRP.hs tăng
- Vi sinh: Cấy đờm (+) A. Baumannii

Câu 2: Anh chị hãy nêu nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây viêm phổi trên
bệnh nhân này. Từ đó giải thích vì sao bệnh nhân này dễ có nguy cơ bị phế
quản phế viêm.
Nguyên nhân: vi khuẩn A. Baumannii
Điều kiện thuận lợi
- Tuổi cao
- Điều trị trong viện dài ngày
- Có bệnh nền đái tháo đường
Do tuổi cao, miễn dịch suy giảm khiến giảm khả năng khu trú tổn thương  Tổn
thương viêm dễ lan tỏa sang cả 2 phế trường.
Câu 3: Với trường hợp này, anh chị sẽ đề xuất chỉ định ưu tiên sử dụng những
loại thuốc gì khi bệnh nhân nhập viện? Và giải thích cho sự lựa chọn đó.
- Thở O2 để cấp cứu tình trạng suy hô hấp
- Kháng sinh (vì bệnh nhân có tiền sử ngay trước đó viêm phổi, ho có đờm
đục, và cộng thêm thời gian nằm viện trước đó kéo dài tại BVĐK tỉnh trước
mặc dù đã cắt sốt nhưng ngay sau đó khó thở trở lại, xét nghiệm vẫn thấy
dấu hiệu của viêm nhiêm trùng nên nguy cơ đã nhiễm khuẩn bệnh viện trong
thời gian điều trị tại BVĐK tỉnh cao, do đó cần phải sử dụng kháng sinh theo
kinh nghiệm trong thời gian chờ kết quả của kháng sinh đồ)
- Thuốc long đờm (vì bệnh nhân ho có đờm, chụp cắt lớp thấy các nốt, đám
đông đặc do đó cần dùng thuốc long đờm để hạn chế tình trạng đờm, dịch
nhày làm tắc nghẽn đường thở càng gây khó khăn cho bệnh nhân khi đang
trong tình trạng suy hô hấp)
- Thuốc điều trị đái tháo nhạt (vì bệnh nhân có tiền sử đái tháo nhạt trước đó,
nên việc duy trì dùng thuốc là hợp lý)
- Thuốc điều trị đái tháo đường type II
Câu 4: Anh chị hãy cho biết tại sao bệnh nhân không có biểu hiện sốt mặc dù
được chẩn đoán phế quản phế viêm
- Do tuổi già, hệ miễn dịch suy giảm, phản ứng sốt của cơ thể nói chung không
mạnh mẽ
- TH1: Nếu bệnh nhân không nhiễm thêm vi khuẩn bệnh viện trong thời gian
nằm ở BVĐK tỉnh. Khi đó với việc BN đã điều trị 18 ngày tại bệnh viện tỉnh
và đã cắt sốt 5 ngày, chứng tỏ căn nguyên gây sốt ngoại sinh là vi khuẩn đã
suy giảm đáng kể nên không có biểu hiện sốt

20
- TH2: Mặc dù đã cắt sốt, nhưng có thể trong lúc đó bệnh nhân đã nhiễm
khuẩn bệnh viện, tuy nhiêm do nồng độ vi khuẩn chưa đủ cao cộng thêm
miễn dịch của bệnh nhân kém nên phản ứng sốt không xuất hiện

Câu 5: Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp trong đó thông qua chỉ số xét
nghiệm cho thấy pH máu và nước tiểu bệnh nhân đều tăng. Anh chị hãy lý
giải hợp lý cho điều này?
- Bệnh nhân khó thở, tần số thở 35 l/p  Tăng đào thải CO2  Giảm phân áp
CO2 trong máu  Nhiễm kiềm hô hấp  pH máu tăng
- pH nước tiểu tăng có thể do:
+ BN có tiền sử đái tháo nhạt, H2O không được tái hấp thu ở đoạn cuối ống
lượn xa và ống góp do suy giảm chứng năng của ADH dẫn đến nước tiểu bị
pha loãng
+ Cơ chế bù trừ của thận trong trường hợp nhiễm kiềm hô hấp: Tăng đào
thải HCO3-
Câu 6: Anh chị hãy cho biết ý nghĩa của chỉ số CRP.hs. Từ đó giải thích tại
sao sau 5 ngày điều trị CRP.hs và WBC của bệnh nhân giảm?
- Xét nghiệm CRP.hs nhằm định lượng protein phản ứng C siêu nhạy trong
máu bệnh nhân. Protein phản ứng C là một protein ở pha cấp được gan sản
xuất và giải phóng và máu sau một vài giờ khi mô bị tổn thương do nhiễm
trùng, hoặc các nguyên nhân khác gây viêm. Thông qua xét nghiệm này có
thể đánh giá nguy cơ có các phản ứng viêm trong cơ thể của bệnh nhân
- Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh để điều trị, tình trạng viêm nhiễm trùng
của bệnh nhân đã thuyên giảm. Do đó CRP.hs và WBC của bệnh nhân cũng
giảm là hợp lý.
Câu 7: Anh chị hãy cho biết vì sao Na+, K+ nước tiểu bệnh nhân giảm? Từ đó
giải thích tính hợp lý của việc sử dụng Demopressin (thuốc chống lợi tiểu)
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo nhạt do giảm bài tiết ADH  Dẫn đến thể tích
nước tiểu tăng, pha loãng điện giải  Nồng độ điện giải giảm tương ứng
- Thể tích nước tiểu tăng, nước không được tái hấp thu  Thể tích tuần hoàn
giảm  Kích thích hệ RAAs  Bài tiết Aldosteron gây tăng tái hấp thu Na+
 Càng làm giảm nồng độ của các ion Na+ trong nước tiểu
- Bệnh nhân được sử dụng Demopressin có vai trò như là ADH giúp kiểm soát
tình trạng đái tháo nhạt.

Câu 8: Anh chị hãy cho biết tại sao nồng độ cortisol tăng nhẹ trong máu bệnh
nhân?
- Do bệnh nhân bị viêm phổi, cortisol tăng cao để đáp ứng lại các phản ứng
viêm
- Xét nghiệm này được thực hiện vào buổi sáng thời điểm nồng độ Cortisol
theo chu kì sinh học là cao nhất
- Bệnh nhân khó thở, có thể dẫn đến mất ngủ, căng thẳng gây ra tình trạng
stress cho bệnh nhân, từ đó dẫn đến tăng tiết cortisol
Câu 9: Đến ngày thứ 7, bệnh nhân được kê thêm Kagasinde (omeprazol
20mg). Anh chị hãy giải thích sự hợp lý của việc kê thuốc này
- Omeprazol là một thuốc ức chế bơm proton ở tế bào viền của dạ dày từ đó
làm giảm tiết acid dịch vị
- Đối với bệnh nhân trên, bệnh nhân có thể gặp stress do khó thở, viêm phổi
 làm tăng [cortisol] trong máu (thực tế khi BN nhập viện, XN cũng cho thấy
21
nồng độ cortisol trong máu bệnh nhân tăng), nếu tình trạng này kéo dài sẽ
là YTNC có thể gây loét dạy dày – tá tràng
- Ngoài ra trong quá trình điều trị, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, nằm viện
nhiều ngày cũng làm tăng nguy cơ bị loét dạy dày – tá tràng
- Thực tế bệnh nhân có BHLS: ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị  Dấu hiệu
của tăng tiết acid dịch vị và có thể có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực
quản (một nguyên nhân góp phần gây viêm phổi)
Do đó bệnh nhân được kê Kadasinde để dự phòng loét dạ dày tá tràng, trào
ngược thực quản là hợp lý
Câu 10: Phác đồ điều trị kháng sinh của bệnh nhân như sau
Ngày 1 Ceftazidime Truyền TM (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Ngày 2 +3 Piperacillin/ Tazobactam Truyền TM (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Ngày 4 + 5 + 6 Imipenem Truyền tĩnh mạch (chính)
Levofloxacin Truyền TM (bổ sung)
Sau đó Imipenem Truyền tĩnh mạch (chính)
Levofloxacin Uống (bổ sung)

Biết rằng các kháng sinh chính đều là kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam
và levofloxacin thuộc nhóm quinolon. Anh chị hãy cho biết tại sao có sự phối
hợp như vậy. Giải thích hợp lý nguyên nhân có sự thay đổi kháng sinh chính
và việc đến ngày thứ 7 bệnh nhân không truyền levofloxacin nữa mà truyền
sang đường uống?
- Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc viêm phổi bệnh viên do quá trình điều trị
kéo dài ở BV ĐK tỉnh mặc dù đã cắt sốt nhưng xét nghiệm cho thấy vẫn còn
dấu hiệu của viêm nhiễm trùng. Cộng thêm bệnh nhân không có bệnh lý nền
không nghiêm trọng, chứng năng thận bình thường. Do đó việc phối hợp
kháng sinh là hợp lý để tiêu diệt nhanh và mạnh nhất với vi khuẩn để tránh
vi khuẩn trở nên đa kháng, bệnh tình diễn biến nặng không kiểm soát
- Bệnh nhân được điều chỉnh thay đổi kháng sinh chính do có kết quả của
kháng sinh đồ có thể vi khuẩn đã giảm nhạy cảm với các kháng sinh trước
đó
- Đến những ngày sau, bệnh nhân được chuyển từ levofloxacin đường tiêm
sang đường uống phù hợp theo chiến lược “Xuống thang điều trị kháng sinh”
bởi vì
+ Bệnh nhân không còn phải thở oxy, dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng
đã có tiến triển
+ Levofloxacin có sinh khả dụng đường uống cao gần như 100%, thâm nhập
tốt vào mô phổi
Do đó việc chuyển sang đường uống sẽ giúp cải thiện sự thoải mái cho bệnh
nhân, giảm phơi nhiễm với mầm bệnh qua vị trí truyền, giảm nguy cơ viêm
tĩnh mạch hoặc sốc phản vệ do truyền kháng sinh cũng như giảm chi phí
(thuốc, ống truyền, ống tiêm, bơm tiêm,...)

22

You might also like