You are on page 1of 11

KHOA Y DƯỢC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC

LỚP QUẢNG NAM


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

BỆNH ÁN NỘI KHOA


BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC QUẢNG NAM
KHOA NỘI TỔNG HỢP
ĐIỂM NHẬN XÉT

I. HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên bệnh nhân: Đ.D
2. Tuổi : 75 tuổi
3. Giới tính: Nam
4. Dân tộc: kinh
5. Nghề nghiệp: Già
6. Địa chỉ: Điện An – Điện Bàn -Quảng Nam.
7. Ngày vào viện:9 giờ 00 phút ngày 06/06/2022
8. Ngày làm bệnh án:19 giờ 00 phút ngày 08/06/2022
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: khó thở
2. Quá trình bệnh lý:
 Cách nhập viện 4 ngày bệnh nhân cảm thấy khó thở ngay cả
khi nghỉ ngơi, khó thở tăng khi vận động như đi lại, thay quần áo, khó
thở thành cơn, cường độ tăng dần (2-3 cơn/ ngày), mỗi cơn kéo dài
khoảng 15 phút, khó thở ở cả hai thì, khó thở nhiều hơn ở thì thở ra,
có tiếng khò khè ở cổ họng, kèm ho có đờm, khạc đờm trắng đục,
lượng ít khoảng 20 ml/ ngày, ho nhiều vào buổi sáng. Mỗi khi lên cơn
khó thở, bệnh nhân xịt 2 nhát Berodual và thở khí dung Sabutamol
2,5 mg/ml thì đỡ khó thở.
 Đêm trước nhập viện, bệnh nhân có 3 cơn khó thở nặng hơn
với tính chất như trên, cường độ mỗi cơn tăng dần, ngồi dậy dễ thở
hơn khi nằm nên bệnh nhân phải ngồi dậy để thở. Mỗi khi lên cơn
khó thở bệnh nhân xịt 2 nhát Berodual và thở khí dung Sabutamol 2,5
mg/ml nhưng không đỡ. Trước nhập viện 1 tiếng, bệnh nhân lên cơn
khó thở với tính chất như trên nhưng mức độ nặng hơn, bệnh nhân xịt
liên tục 3-4 nhát Berodual và ngay sau đó được người nhà đưa đến
khoa Cấp cứu bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam bằng xe cứu
thương.
 Trong quá trình bệnh lý: bệnh nhân không sốt, không đau
tức ngực, bệnh nhân thường xuyên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi
lại, đi vệ sinh vì khó thở.
 Ghi nhận tại khoa cấp cứu: 9 giờ 00 phút ngày 06/06/2022
 Sinh hiệu:
+ Mạch : 79 lần/ phút.
+ Nhiệt độ: 37oC.
+ Huyết áp:200/100 mmHg.
+ Nhịp thở: 26 lần/phút.
 Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được
 Da niêm mạc hồng
 Khó thở, phổi thông khí kém
 Ran rít, ngáy 2 phế trường.
 Tim đều
 Bụng mềm, tiểu thường.
 Xử trí tại khoa cấp cứu:
 Thở oxy 3 lít/ phút.
 Sabutamol 2.5 mg/ ml x 02 ống + thở khí dung.
 Smidex 40 mg/ml x 01 ống: Tiêm TM.
 Theo dõi sinh hiệu.
 Chỉ định cận lâm sàng: Ghi điện tim cấp cứu tại giường,
tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
 Chẩn đoán tại khoa cấp cứu:
 Bệnh chính: Đợt cấp COPD mức độ vừa.
 Bệnh kèm: Tăng huyết áp
 Biến chứng: chưa.
 Ghi nhận tại khoa nội tổng hợp: 10 giờ 45 phút ngày 06/06/2022
 Sinh hiệu:
+ Mạch : lần/ phút.
+ Nhiệt độ: 37oC.
+ Huyết áp:140/80 mmHg.
+ Nhịp thở: 24 lần/phút.
 Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
 Da niêm mạc hồng
 Khó thở, SpO2 98% (khí O2 3l/p)
 Ho khạc đàm.
 Phổi nghe ran ẩm, rít, ngáy ở cả 2 phế trường.
 Nhịp tim đều, T1, T2 rõ.
 Bụng mềm
 Đại, tiểu tiện bình thường
 Chẩn đoán tại khoa:
 Bệnh chính: đợt cấp COPD.
 Bệnh kèm: Tăng huyết áp
 Biến chứng: Chưa
 Diễn biến tại bệnh phòng: 06/06/2022-07/06/2022
 Ngày 06/06/2022:
+ Bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn
+ Khó thở nhiều, co kéo cơ hô hấp
+ Ho khạc đàm trắng đục
+ Phổi nghe ran rít, ngáy ở cả 2 phế trường
+ Nhịp tim đều, T1 T2 nghe rõ
+ Đại, tiểu tiện bình thường
 Ngày 07/06/2022
+ Vẫn khó thở nhiều, co kéo cơ hô hấp.
+ Ho đàm trắng đục
+ Phổi ran rít, ngáy 2 phế trường.
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
 Nội khoa:
 Cách 6 năm, bệnh nhân xuất hiện khó thở, sau khi bưng vác
đồ nặng, khó thở ở cả 2 thì, nhiều hơn ở thì thở ra, mỗi cơn kéo dài
15-30p, giảm dần khi nghỉ. Kèm ho khạc đàm màu trắng đục, lượng
khoảng 20ml/24h. Bệnh nhân đi khám, đo hô hấp ký và được chẩn
đoán COPD tại bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Sau xuất
viện, bệnh nhân được kê đơn thuốc, bình xịt Berodual và thở khí
dung.
 2 năm gần đây, BN khó thở nhiều hơn, với tính chất như trên
nhưng khó thở khi đi lại khoảng 80m kèm ho khạc đàm tăng khi khó
thở. 6 tháng nay, bệnh nhân khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thường
xuyên nằm nghỉ tại giường. Bệnh nhân nhập viện vì khó thở 10 lần
trong 1 năm gần đây, mỗi đợt kéo dài 1-2 tuần, cách nhau mỗi đợt 1
tuần-1 tháng. Mỗi cơn khó thở xịt 2 nhát Berodual và thở khí dung
sabutamol 2,5 mg/ml. Dự phòng thường xuyên ngày 2 lần mỗi lần 2
nhát Formonide 200 HFA.
 Không có tiền sử hen phế quản, lao phổi
 Tăng huyết áp 3 năm, không dung thuốc thường xuyên, có
thói quen ăn mặn.
 Ngoại khoa: Chưa ghi nhận tiền sử bệnh lý ngoại khoa
 Thói quen:
 Hút thuốc lá 45 gói-năm.
 Không uống rượu bia.
 Chưa ghi nhận dị ứng thuốc, thức ăn.
2. Gia đình: Chưa ghi nhân bệnh lý liên quan.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI: 16 giờ ngày 08/06/2022
1. Toàn thân:
 Sinh hiệu:
 Mạch: 90 lần/ phút
 Nhiệt độ: 37ºC
 Huyết áp: 130/80 mmHg
 Nhịp thở: 22 lần/ phút
 Thể trạng bình thường (Theo IDI & WPRO BMI dành cho
người Châu Á):
+ Cân nặng: 55kg
+ Chiều cao: 1m60
 BMI: 21,5
 Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được.
 Da niêm mạc hồng nhạt, không tím tái môi, đầu chi
 Không có ngón tay dùi trống.
 Không phù, không xuất huyết dưới da, không tuần hoàn
bàng hệ
 Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy.
 Lông, tóc, móng bình thường.
2. Cơ quan:
a. Hô hấp:
 Khó thở dai dẳng, khó thở nhiều từng cơn, khoảng 4-5 cơn
trội/ngày, khó thở 2 thì, nhiều hơn thì thở ra, khó thở ngay cả khi nghỉ
ngơi, tăng khi đi lại (50-60m), ngồi dậy dễ thở hơn khi nằm
 Ho rải rác cả ngày, nhiều hơn vào buổi sáng, ho từng cơn, có
khạc đờm, màu trắng đục không lẫn máu, sệt, lượng ít khoảng 20ml/
24 giờ,
 Lồng ngực hình thùng ( đường kính trước sau/ đường kính
ngang = 26/30> 2/3), di động theo nhịp thở, khoang gian sườn giãn
rộng.
 Co kéo nhẹ cơ hô hấp phụ.
 Rung thanh đều 2 bên phổi
 Gõ vang vùng đỉnh phổi 2 bên
 Rì rào phế nang giảm cả 2 bên
 Nghe thấy ran rít rõ ở đáy phổi (T) và rải rác ở phổi (P), rale
ngáy ở 2 bên phổi khi bệnh nhân thở ra gắng sức
b. Tuần hoàn:
 Không đau ngực, không hồi hộp đánh trống ngực.
 Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở, không sẹo mổ cũ,
không tuần hoàn bàng hệ, không sao mạch
 Tĩnh mạch cổ không nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (-)
 Mỏm tim nằm ở khoang liên sườn V trên đường trung đòn
trái.
 Nhịp tim đều, T1, T2 nghe rõ, chưa nghe tiếng tim bất
thường.
 Mạch quay bắt rõ, trùng với nhịp tim.
 Dấu hiệu Harzer (-)
c. Tiêu hóa:
 Không đau bụng
 Không buồn nôn, không nôn.
 Ăn uống được.
 Đại tiện bình thường, phân vàng, thành khuôn, không nhầy.
 Bụng cân đối 2 bên, di động theo nhịp thở, không u, không
sẹo mổ cũ, không tuần hoàn bàng hệ
 Âm ruột rõ, nhu động ruột 10 lần/ phút
 Không âm thổi động mạch chủ
 Gõ trong khắp bụng
 Bụng mềm, phản ứng thành bụng (-), cảm ứng phúc mạc (-),
Mac-Burney (-), Murphy (-), rung gan (-)
 Gan lách không sờ thấy.
d. Thận tiết niệu:
 Tiểu tiện tự chủ, nước tiểu vàng trong
 Không tiểu buốt, không tiểu rát
 Vùng hố thắt lưng không u, không phù nề
 Ấn các điểm niệu quản trên và giữa không đau.
 Cầu bàng quang (-)
 Rung thận (-), chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
e. Thần kinh:
 Không đau đầu, không chóng mặt.
 Không có dấu hiệu TK khu trú.
 Không tê bì, không yếu liệt chi
f. Cơ xương khớp: Vận động các chi bình thường, không tê bì, co
rút.
g. Tai- mũi- họng:
 Tai: nghe rõ, không ù tai, không đau
 Mũi: Không nghẹt mũi, không chảy mũi
h. Mạch máu:
 Chi ấm, tưới máu ngoại biên tốt
 Không có dấu di lệch cách hồi
i. Mắt:
 Không đau, không nhìn mờ, không nhìn đôi, không có dấu
xuất huyết dịch kính, không có hiện tượng ruồi bay.
j. Các cơ quan khác: Chưa ghi nhận bất thường
V. CẬN LÂM SÀNG
1. Tại khoa cấp cứu:
a. Công thức máu: 13/05/2022.
XÉT NGHIỆM KẾT QUẢ BÌNH THƯỜNG
WBC (Số lượng bạch cầu) 86.3 3.6 – 10.2 103/uL
RBC (Số lượng hồng cầu) 4.82 4.06 – 5.63 106/uL
HGB (Lượng huyết sắc tố) 14.4 12.5 – 16.3 g/dL
HCT (Thể tích khối hồng cầu) 44.1 36.7 – 47.1 %
MCV (Thể tích trung bình HC) 91.4 73.0 – 96.2 fL
MCH (Lượng HST trung bình HC) 29.9 23.8 – 33.4 pg
MCHC (Nồng độ HST trung bình HC) 32.7 32.5 – 36.3 g/dL
PLT (Số lượng tiểu cầu) 292 152 – 348 103/uL
NE (Tỷ lệ BCĐNTT) 63.8 43.5 – 73.5 %
NE# (Số lượng BCĐNTT) 4.0 1.7 – 11.6 103/uL
LY (Tỷ lệ % lymphocyte) 19.9 15.2 – 43.3 %
LY# (Số lượng lymphocyte) 1.2 1.0 – 3.2 103/uL
MO (Tỉ lệ % monocyte) 12.1 5.5 – 13.7 %
MO# (Số lượng BC monocyte) 0.8 0.3 – 1.1 103/uL
EO (Tỉ lệ % BC ưa acid) 33.8 0.8 – 8.1 %
EO# (Số lượng BC ưa acid) 2.0 0.0 – 0.5 103 /uL
BA (Tỷ lệ % BC ưa baso) 0.3 0.2 – 1.5 %
BA# (Số lượng BC ưa baso) 0.0 0.0 – 0.1 103/uL
b. Ghi điện tim cấp cứu tại giường:
Nhịp xoang, trục trung gian.
2. Tại khoa nội tim mạch:
a. Sinh hóa máu: 13/05/2022
XÉT NGHIỆM KẾT QUẢ BÌNH THƯỜNG
Ure 5.5 2.5-7.5 mmol/L
Creatinin 84 44-106 umol/L
Glucose 6.4 3.9-6.4 mmol/L
b. Điện giải đồ: 13/05/2022
XÉT NGHIỆM KẾT QUẢ BINH THƯỜNG
Na+ 132 135-145 mmol/L
K+ 4.23 3.5-5 mmol/L
Cl- 93 95-102 mmol/L

c. Điện tim ECG: 13/05/2022


 Nhịp xoang
 Trục trung gian.
d. XQuang ngực thẳng: 14/05/2022
 Hình ảnh mờ xơ rải rác vùng phổi 2 bên
 Giãn phế quản trường phổi 2 bên (chủ yếu bên P)
 Các khoang gian sườn giãn rộng.
 Phổi tăng sáng bên (T) nhiều hơn (P)

e. Siêu âm
 Siêu âm ổ bụng: 16/05/2022: Chưa phát hiện bệnh lý bất
thường trên siêu âm
 Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực: 16/05/2022: Các
buồng tim, chức năng tim nằm trong giới hạn bình thường
VI. TÓM TẮT, BIỆN LUẬN, CHẨN ĐOÁN
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nam 75 tuổi,vào viện vì khó thở. Bệnh nhân có tiền sử
COPD 6 năm, hút thuốc lá 45 gói-năm, tăng huyết áp 3 năm trước.
Qua ghi nhận tại khoa Cấp cứu, hỏi bệnh sử tiền sử, thăm khám lâm
sàng và cận lâm sàng em rút ra được một số triệu chứng, dấu chứng
sau:
 Hội chứng co thắt tiểu phế quản
 Khó thở từng cơn, khó thở 2 thì, nhiều hơn thì thở ra, khó
thở ngay cả khi nghỉ ngơi, tăng khi đi lại (50-60m), ngồi dậy dễ thở
hơn khi nằm
 Ho có đờm, khạc ra đờm màu trắng đục
 Nghe thấy ran rít rõ ở đáy phổi (T) và rải rác ở phổi (P), rale
ngáy ở 2 bên phổi khi bệnh nhân thở ra gắng sức.
 Hội chứng viêm phế quản mạn:
 Tiền sử hút thuốc lá 45 gói-năm.
 Ho khạc đàm màu trắng đục, lượng khoảng 20ml/24h kéo
dài > 3 tháng/ năm và trong 2 năm liên tiếp.
 Dấu chứng khí phế thủng:
 Lồng ngực hình thùng.
 Các khoang gian sườn giãn rộng.
 Rì rào phế nang giảm.
 Xquang: Các khoang gian sườn giãn rộng, tăng sáng 2 phế trường (
T>P).
 Dấu chứng của đợt cấp COPD:
 Tăng khó thở trong 2 ngày trở lại đây
 Tăng ho có đàm, khạc ra đàm trắng đục, lượng ít khoảng
20ml/ngày
 Số lượng bạch cầu ái toan tăng (2.0 . 10^3/u L) và tỷ lệ bạch
cầu ái toan tăng (33.8%)
 Dấu chứng có giá trị khác:
 Hút thuốc lá 45 gói-năm.
 Bệnh nhân nhập viện vì khó thở 10 lần trong 1 năm gần đây,
mỗi đợt kéo dài 1-2 tuần, cách nhau mỗi đợt 1 tuần-1 tháng.

2. Chẩn đoán sơ bộ:


 Bệnh chính: đợt cấp COPD
 Bệnh kèm: Tăng huyết áp
 Biến chứng: Suy hô hấp.
3. Biện luận:
 Bệnh chính:
 Bệnh nhân nam 75 tuổi, vào viện vì khó thở, có tiền sử phơi
nhiễm các yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá 45 gói- năm, được chẩn đoán
COPD 6 năm trước( đã từng đo hô hấp kí). Trên bệnh nhân có hội
chứng co thắt tiểu phế quản, hội chứng viêm phế quản mạn và dấu
chứng khí phế thủng nên em nghĩ nhiều đến bệnh cảnh COPD. Đề
nghị đo chức năng hô hấp FEV1/FVC < 70% để làm rõ chẩn đoán.
Bệnh nhân nhập viện với các dấu hiệu: khó thở tăng lên, ho khạc đờm
tăng nên em nghĩ đến đợt cấp COPD.
+Phân loại khó thở (theo mMRC): Bệnh nhân này thuộc loại
khó thở độ 4 ( khó thở khi đi lại khoảng 80m)
+ Tiền sử đợt cấp trước đó: 1 năm gần đây bệnh nhân nhập viện
10 lần do đợt cấp COPD.
 Bệnh nhân thuộc COPD nhóm D (theo GOLD 2018)- Nguy cơ
cao, nhiều triệu chứng.
 Về đợt cấp COPD: Bệnh nhân có 2/3 triệu chứng của đợt cấp
COPD bao gồm khó thở tăng, khạc đờm tăng trong 4 ngày trở lại đây,
ngoài ra bệnh nhân có ho tăng lên nên em nghĩ bệnh nhân có đợt cấp
COPD mức độ trung bình theo tiêu chuẩn Anthonisen 1987.
 Về nguyên nhân xuất hiện đợt cấp:
+ Lần nhập viện này bệnh nhân không sốt, ho có đờm nhưng
đờm màu trắng đục, lượng ít khoảng 20ml/24h, tuy nhiên kết
quả công thức máu cho thấy bạch cầu ái toan tăng cao (2.0 x
10^3/uL) và chiếm ưu thế (33.8%) so với những loại bạch cầu
khác nên em nghĩ khả năng cao nguyên nhân thúc đẩy đợt cấp
COPD này là do viêm phế quản do virus và viêm theo hướng
tăng bạch cầu ái toan.
 Chẩn đoán phân biệt:
 Hen phế quản: Thường khởi phát khi còn trẻ, do tiếp xúc các
yếu tố dị nguyên, thay đổi thời tiết. Bệnh nhân 75 tuổi, tiền sử hút
thuốc lá 45 gói- năm, không ghi nhận tiền sử hen, không ghi nhân dị
ứng thức ăn, thuốc, gia đình không có ai bị hen. Bệnh nhân không ho
dai dẳng về đêm, tình trạng ho và khó thở tiến triển xấu dần theo thời
gian nên em ít nghĩ đến hen trên bệnh nhân này. Em xin đề nghị đo
chức năng thông khí phổi sau test hồi phục phế quản để chẩn đoán
phân biệt
 Suy tim: Bệnh nhân có hạn chế đi lại, đi vệ sinh vì mệt, khó
thở, có nghe ran ẩm sau cơn khó thở lúc nhập viện. Nhưng trên BN
không có tiền sử tim mạch, không tăng huyết áp kèm không phù,
không đau ngực, tĩnh mạch cổ không nổi ở tư thế fowler, hartez(-).
Trên Xquang không có hình ảnh bóng tim lớn, siêu âm tim không
thấy bất thường nên em ít nghĩ đến khả năng suy tim trên bệnh nhân
này.
 Giãn phế quản: bệnh nhân không sốt, không ho ra máu, có
khạc đờm ít về buổi sáng, không có ngón tay dùi trống, nhưng trên
Xquang phổi có dày thành phế quản nên em đề nghị chụp CLVT phổi
để chẩn đoán phân biệt
 Lao phổi: Bệnh nhân không có tiền sử lao phổi và gia đình
không ai mắc lao phổi, không sốt, không sụt cân, không ho ra máu.
Tuy nhiên trên x quang thấy có hình ảnh mờ xơ rải rác hai bên phổi
nên chưa loại trừ được nguyên nhân này. Em đề nghị xét nghiệm đờm
AFB nhiều lần (>3) để loại trừ nguyên nhân này.
 Bệnh kèm:
Bệnh nhân nam 75 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp từ 3 năm trước
không dùng thuốc thường xuyên, có thói quen ăn mặn và hút thuốc lá
45 gói- năm, ghi nhận tại khoa Cấp cứu huyết áp bệnh nhân là
200/100 (trước đó không dùng thuốc huyết áp) nên em nghĩ bệnh
nhân nhập viện với cơn tăng huyết áp. Về phân độ: Theo ESC/ESH
2018 em nghĩ bệnh nhân tăng huyết áp độ 3.
 Về biến chứng của tăng huyết áp:
+ Não: Bệnh nhân không đau đầu, không chóng mặt, không có dấu
thần kinh khu trú, chi vận động bình thường nên em tạm thời chưa
nghĩ đến biến chứng về não như đột quỵ, xuất huyết não.
+ Tim: Bệnh nhân không đau ngực, mỏm tim nằm ở khoang liên
sườn V trên đường trung đòn trái, nhịp tim đều, T1, T2 nghe rõ, chưa
nghe tiếng tim bất thường, dấu hiệu Harzer (-) kết hợp siêu âm tim
không nhận thấy bất thường nên em tạm thời chưa nghĩ đến biến
chứng này.
+ Thận: Không phù,tiểu tiện bình thường, nước tiểu vàng trong, số
lượng bình thường nên em tạm thời chưa nghĩ đến biến chứng này.
+ Động mạch ngoại biên: Mạch quay bắt được trùng với nhịp tim
90 lần/ phút, chi ấm, không có dấu cơn đau cách hồi nên em tạm thời
chưa nghĩ đến biến chứng này.
+Mắt: Không đau, không nhìn mờ, không có dấu xuất huyết dịch
kính, không có hiện tượng ruồi bay nên em tạm thời chưa nghĩ đến
biến chứng ngày, tuy nhiên em đề nghị soi đáy mắt bệnh nhân để
kiểm tra lại.
 Đánh giá nguy cơ tim mạch của tăng huyết áp trên bệnh
nhân này:Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch: 75 tuổi , tăng
huyết áp độ 3 theo ESC/ESH 2018, giới tính nam, chế độ ăn nhiều
muối, hút thuốc lá nên em nghĩ bệnh nhân có nguy cơ rất cao về bệnh
tim mạch (có nhiều hơn 3 yếu tố nguy cơ, tăng huyết áo độ 3).
 Bệnh nhân nhập viện với huyết áp 200/100 mmHg tuy nhiên
chưa nhận thấy tổn thương cơ quan đích nên em nghĩ cơn tăng huyết
áp của bệnh nhân khi vào viện không phải tăng huyết áp khẩn cấp.
 Về nguyên nhân: Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp
từ 3 năm trước tuy nhiên không dùng thuốc thường xuyên, bệnh nhân
có thói quen ăn mặn nên em nghĩ nguyên nhân tăng huyết áp lần này
ở bệnh nhân là do không tuân thủ điều trị và chế độ ăn uống.

 Biến chứng
Suy hô hấp mạn: Bệnh nhân có khó thở dai dẳng, khó thở tăng dần
trong vòng 2 năm gần đây, 6 tháng nay khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
Để đánh giá tình trạng suy hô hấp mạn của bệnh nhân thì cần có khí
máu động mạch PaO2 < 65-70 mmHg và PaCO2 > 45 mmHg nên em
đề nghị làm thêm khí máu động mạch trên bệnh nhân.
Tâm phế mạn: Bệnh nhân chưa có dấu hiệu của suy tim phải như:
Không đau tức ngược, gan không to, lách không lớn, tĩnh mạch cổ
không nổi ở tư thế fowler, phản hồi gan tĩnh mạch cổ(-), không ứ trệ
tuần hoàn ngoại biên nên hiện tại em chưa nghĩ đến biến chứng này.

4. Chẩn đoán xác định


 Bệnh chính: Đợt cấp COPD mức độ trung bình (theo
Anthonisen 1987) , COPD nhóm D theo GOLD 2018.
 Bệnh kèm : Tăng huyết áp độ 3 theo ESC/ESH năm 2018
 Biến chứng: Chưa

You might also like