You are on page 1of 48

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETNG


NHÓM: 03
LỚP HỌC PHẦN: 2111702028601

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


Dự án
CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TRÀ
SAFFRON SALAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SAFFRON VIỆT NAM CHO GIAI ĐOẠN TẾT 2022

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Vũ Quỳnh Thi

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Huyền : 2021001742


Nguyễn Thị Thảo Hương : 2021000100
Lê Đinh Phương Khanh : 2021001520
Tô Xíu Khanh : 2021001756
Đinh Kim Khánh : 2021001674

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETNG


NHÓM: 03
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Dự án
CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM TRÀ
SAFFRON SALAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SAFFRON VIỆT NAM CHO GIAI ĐOẠN TẾT 2022

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Huyền : 2021001742


Nguyễn Thị Thảo Hương : 2021000100
Lê Đinh Phương Khanh : 2021001520
Tô Xíu Khanh : 2021001756
Đinh Kim Khánh : 2021001674

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ

TỈ LỆ ĐÓNG GÓP

Câu Câu Câu Ký


STT Họ và tên MSSV Tổng
1 2 3 tên

1 Nguyễn Thị Thanh Huyền 2021001742 20% 20% 60% 100% Huyền

2 Nguyễn Thị Thảo Hương 2021000100 20% 20% 60% 100% Hương

3 Lê Đinh Phương Khanh 2021001520 20% 20% 60% 100% Khanh

4 Tô Xíu Khanh 2021001756 20% 20% 60% 100% Khanh

5 Đinh Kim Khánh 2021001674 20% 20% 60% 100% Khánh

i
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vi
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG VIỆT NAM GIỮA VÀ CUỐI NĂM 2021............................ 1
GIỚI THIỆU............................................................................................................... 1
1.1. Xu hướng chuyển đổi số - tiêu dùng số ............................................................. 1
1.2. Xu hướng đón Tết có phần khởi sắc .................................................................. 2
1.3. Xu hướng tập trung vào nhu cầu thiết yếu ....................................................... 3
1.4. Xu hướng tiết kiệm.............................................................................................. 3
1.5. Xu hướng tiêu dùng xanh/bền vững .................................................................. 4
1.6. Xu hướng tiêu dùng tốt cho sức khỏe ................................................................ 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KINH DOANH MẶT HÀNG PHỤC VỤ
CHO TẾT 2022 .................................................................................... 7
GIỚI THIỆU............................................................................................................... 7
2.1. Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt ............ 7
2.1.1. Yếu tố nhân khẩu học ...................................................................................... 7
2.1.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................................. 8
2.1.3. Yếu tố khoa học - kỹ thuật (Công nghệ) ......................................................... 8
2.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên ............................................................................. 8
2.1.5. Yếu tố chính trị - pháp luật ............................................................................. 9
2.1.6. Yếu tố văn hóa .............................................................................................. 10
2.1.7 Yếu tố xã hội .................................................................................................. 12
2.1.8. Yếu tố cá nhân tâm lý.................................................................................... 12
2.2. Cơ hội và thách thức ......................................................................................... 14
2.2.1. Cơ hội............................................................................................................ 14
2.2.2. Thách thức .................................................................................................... 15

ii
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM
TRÀ SAFFRON SALAM TỚI KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU ..... 17
GIỚI THIỆU............................................................................................................. 17
3.1. Giới thiệu doanh nghiệp ................................................................................... 17
3.2. Đặt mục tiêu ....................................................................................................... 21
3.3. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 22
3.4. Chiến lược STP .................................................................................................. 22
3.4.1. Phân khúc thị trường (Segmentation) ........................................................... 22
3.4.2. Thị trường mục tiêu (Targeting) ................................................................... 24
3.4.3. Định vị (Positioning) .................................................................................... 25
3.5. Chiến lược Marketing Mix ............................................................................... 27
3.5.1. Chiến lược sản phẩm .................................................................................... 27
3.5.2. Chiến lược giá............................................................................................... 30
3.5.3. Chiến lược phân phối ................................................................................... 34
3.5.4. Chiến lược chiêu thị ...................................................................................... 34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. a


BẢNG REPORT CHECK ĐẠO VĂN THEO DOIT ....................... c

iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thu nhập của nhiều hộ gia đình giảm hoặc mất hoàn toàn trong năm 2021
(Nguồn: YouGov) ............................................................................................................ 4

Hình 3.1. Logo thương hiệu Saffron ............................................................................. 17

Hình 3.2. Các loại sản phẩm Saffron ............................................................................. 19

Hình 3.3. Saffron đạt giải thưởng Sản phẩm Vàng vì Sức khỏe Cộng đồng ................ 20

Hình 3.4. Các danh hiệu mà Saffron đạt được .............................................................. 21

Hình 3.5. Lượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến trà Saffron tháng 11/2021 trên Google
rất lớn, thể hiện mức độ nhận biết về sản phẩm thương hiệu cao, tỷ lệ cạnh tranh cao.
....................................................................................................................................... 21

Hình 3.6. Định vị doanh nghiệp Saffron Việt Nam so với các đối thủ trong thị trường
ngành trà ........................................................................................................................ 26

Hình 3.7. Saffron SALAM ............................................................................................ 27

Hình 3.8. Logo thương hiệu .......................................................................................... 28

Hình 3.9. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 3632.......................................................... 29

Hình 3.10. Bao bì Tết Saffron ....................................................................................... 30

Hình 3.11. Set 1 Saffron SALAM ................................................................................. 31

Hình 3.12. Set 2 Saffron SALAM ................................................................................. 31

Hình 3.13. Set 3 Saffron SALAM ................................................................................. 32

Hình 3.14. Set 4 Saffron SALAM ................................................................................. 32

Hình 3.15. Set 5 Saffron SALAM ................................................................................. 32

Hình 3.16. Set 6 Saffron SALAM ................................................................................. 33

Hình 3.17. Set 7 Saffron SALAM ................................................................................. 33

Hình 3.18. Lượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến “quà Tết” trên Google tháng 11 lớn,
thể hiện nhu cầu được tư vấn về quà Tết cao. ............................................................... 35

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nền tảng mạng truyền thông mạng xã hội được người dân Việt sử dụng nhiều
nhất theo khảo sát Digital Việt Nam 2021 ...................................................................... 1

v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

GWI Global Web Index

GIF Graphics Interchange Format Định dạng Trao đổi Hình ảnh

Vlog Video Blog

COVID-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh vi-rút Corona 2019

Severe acute respiratory syndrome Vi-rút Corona gây hội chứng hô


Sars-CoV 2
coronavirus 2 hấp cấp tính nặng 2

UOB United Overseas Bank Ngân hàng UOB

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IEP Individualized Education Program Chương trình Giáo dục Cá nhân

HN Hà Nội

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Đài Truyền hình quốc gia trực


VTV Vietnam Television thuộc Chính phủ nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

International Organization for


ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Standardization

PR Public Relation Quan hệ công chúng

Gr Gram Gam

Km Kilometer Kilômét

VND Đồng Việt Nam (đơn vị tiền tệ)

vi
CHƯƠNG 1: XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG VIỆT NAM GIỮA VÀ CUỐI NĂM 2021
GIỚI THIỆU

Năm 2021 là một năm với nhiều sự kiện đáng nhớ, nước ta bị tác động bởi làn
sóng thứ 4 của đại dịch COVID -19 đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của
đời sống xã hội và kinh tế. Dẫn đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt cũng
có nhiều thay đổi rõ rệt.

1.1. Xu hướng chuyển đổi số - tiêu dùng số

Báo cáo thống kê tổng quan về kỹ thuật số Việt Nam năm 2021 của Hootsuite đã
tiết lộ rằng 70,3% dân số Việt Nam, tương đương 68,72 triệu người dân Việt đang sử
dụng Internet mỗi ngày cho đầy đủ các hoạt động thường nhật. Điển hình là các hoạt
động giải trí và kết nối số dường như lây lan một cách mạnh mẽ nhất khi đại dịch
COVID-19 quét qua, mất kết nối kéo dài khiến người dân Việt tìm đến nhiều hơn các
trải nghiệm tiêu dùng trực tuyến: 97,6% người dùng Internet tuổi 16 đến 64 đã tiêu dùng
Video online qua Internet mỗi tháng; 61,2% theo dõi Vlogs; 73,2% nghe nhạc
Livestream; 44,4% nghe Radio online và 37,9% sử dụng âm thanh số trên các nền tảng
Podcast.

Bảng 1.1. Nền tảng mạng truyền thông mạng xã hội được người dân Việt sử dụng
nhiều nhất theo khảo sát Digital Việt Nam 2021

Nền tảng truyền thông mạng xã Lượng truy cập/ Tổng lượng người
Vị trí
hội dùng Internet

1 YouTube 92%

2 Facebook 91,7%

3 Zalo 76,5%

4 Messenger 75,8%

5 Instagram 53,5%

1
6 Tik Tok 47,6%

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 triền miên, bất định gây ra nhiều lo lắng,
mạng xã hội đóng vai trò như một trung tâm thương mại online, nền tảng kết nối tốt nhất
của người dân Việt với nhau và với thế giới.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam
(Bộ Công Thương), với 53% dân số mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử
Việt Nam đạt mức tăng trưởng 18% vào năm 2020, tương đương 11,8 tỷ USD, chiếm
5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Từ đó khẳng định xu
hướng trực tuyến hóa các giao dịch chắc chắn xảy ra trong năm 2021 và triển vọng xa
hơn trong tương lai đối với ngành thương mại điện tử.

Ngoài ra, chuyển đổi số kích thích người tiêu dùng thay đổi phương thức thanh
toán truyền thống bằng tiền mặt sang nhiều hình thức thanh toán khác tiện lợi và dễ dàng
hơn: thanh toán qua ví điện tử; thẻ ngân hàng hay chuyển khoản ngân trực tuyến; cổng
thanh toán (xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử) - Theo báo cáo thị trường thanh
toán điện tử TOPDev, 2020.

1.2. Xu hướng đón Tết có phần khởi sắc

− Niềm vui tiếp tục là cảm xúc chủ đạo cho Tết 2022

Văn hóa Tết truyền thống ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là một kỳ nghỉ lễ bình
thường, ẩn sâu trong cái Tết là nét đẹp tinh thần người dân Việt. Tết là thời khắc sum
vầy, một dịp gặp gỡ thân mật, khi mà mọi người đã tạm gác lại tất cả những bộn bề,
toan tính trong suốt một năm và dành thời gian nghỉ ngơi, trở về quê hương, về với gia
đình, bạn bè. Năm nay tuy có phần đặc biệt hơn, toàn dân Việt Nam đã phải trải qua một
năm đầy biến động và thăng trầm, khi ở thời điểm hiện tại, Bộ Y Tế ghi nhận hơn một
triệu ca nhiễm COVID-19, gần 30 ngàn người đã tử vong để lại rất nhiều mất mát không
thể bù đắp bằng những thứ vật chất tầm thường. Nỗi lo sợ và cảm giác mệt mỏi thấm
vào tận tâm, người Việt lại càng thêm trân trọng những điều bình dị ở cuộc sống của họ,
những giá trị vô hình, vô giá - niềm vui trong cuộc sống.

Thực tế báo cáo toàn cầu của GWI (Connecting the dots 2021) cũng đã chỉ ra
rằng, cứ 3 người tiêu dùng thì sẽ có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải
trí hơn so với hình thức mua sắm truyền thống. Trong đó, hình thức video dạng ngắn
vẫn đang chiếm ưu thế hơn cả. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Nielsen khi 83%

2
người dùng ghi nhận rằng họ yêu thích việc nhận thông điệp từ quảng cáo dưới định
dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.

− Phong vị Tết truyền thống vẫn được ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng

Bên cạnh xu hướng đón chờ niềm vui vào dịp Tết ở người tiêu dùng, dựa theo kết
quả nghiên nghiên cứu với hơn 500 người dùng Việt Nam tháng 7/2021, TikTok kết
luận rằng COVID-19 có thể sẽ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động thường ngày trong
dịp Tết 2022, tuy nhiên người Việt vẫn lựa chọn đón Tết theo phong cách riêng của
mình. Trong đó, 99% người dùng TikTok đã chia sẻ rằng họ có nhu cầu và vẫn giữ ý
định mua sắm cũng như tặng quà lễ nhân dịp Tết 2022.

Dẫn đến xu hướng tiêu dùng Tết 2022: Theo đuổi mô hình trực tuyến hóa mua
sắm, đón nhận thông điệp tích cực hướng tới trải nghiệm vui vẻ, độc đáo nhưng vẫn phải
đảm bảo giữ gìn được phong vị Tết truyền thống, gần gũi.

1.3. Xu hướng tập trung vào nhu cầu thiết yếu

Kết quả khảo sát được cung cấp bởi Deloitte Việt Nam thực hiện gần đây cho
thấy người tiêu dùng Việt đang dịch chuyển và thích nghi với điều kiện cuộc sống bình
thường mới sau đại dịch. Thứ tự ưu tiên trong thói quen tiêu dùng của đa số người tiêu
dùng đã thay đổi rất lớn, từ tiêu dùng ngẫu hứng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm
thiết yếu nhằm giảm chi phí sinh hoạt gia đình hạn chế các gánh nặng về giảm thu nhập
cá nhân và hộ gia đình trong và sau COVID-19.

Theo các chuyên gia đến từ Deloitte, việc ưu tiên đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu chính là hành động mà người tiêu dùng cắt giảm tối đa ngân sách sử dụng cho danh
mục các sản phẩm dịch vụ khác; nhiều khả năng bao gồm cả những sản phẩm tiện ích
phục vụ cho cuộc sống tối ưu trước đây (trừ hai nhóm dịch vụ mạng và vật dụng gia
đình). Các hạng mục sản phẩm như: thư giãn giải trí, hàng quán, karaoke, bar, mua,
trung tâm thương mại... dường như được cắt giảm đến mức tối đa, chủ yếu là do tình
trạng tạm ngưng hoạt động, hoặc hạn chế hoạt động trong tình huống căng thẳng của
dịch bệnh.

1.4. Xu hướng tiết kiệm

Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh tài chính cá nhân tại Việt Nam, khi người tiêu
dùng giờ đây thận trọng hơn về thói quen tiêu dùng ngắn hạn cũng như các kế hoạch tài
chính dài hạn của họ. Theo dữ liệu cập nhật từ YouGov, niềm tin “tình hình dịch bệnh
tại Việt Nam đang dần cải thiện” đã tăng vọt kể từ khi quy định giãn cách xã hội được
nới lỏng ở Việt Nam. Với sự lạc quan tăng khoảng 30% vào tháng 9 năm 2021 lên đến
80%. Tuy nhiên, bất chấp triển vọng tích cực đối với “bình thường mới”, hoạt động tài

3
chính cá nhân của các gia đình vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực của COVID-19. Vào
năm 2021, khoảng 48% người tiêu dùng đã bị giảm thu nhập, 28% trong số đó có xu
hướng giảm từ 10-20%. Trong khi, 20% chứng kiến mức giảm lớn, ít nhất 20% so với
mức lương trước đó. Một tín hiệu đáng mừng phải kể đến đó là 28% người tiêu dùng
Việt đã tăng mức tiết kiệm trong thời gian đại dịch diễn ra. Với yêu cầu, quy định làm
tại nhà, học tập tại nhà dẫn đến các khoản chi phí tiêu dùng không thiết yếu như du lịch,
giải trí và ăn uống bị cắt giảm. Tuy nhiên, kém may mắn hơn, khoảng 34% người tiêu
dùng Việt phải sử dụng đến khoản tiết kiệm của họ trong thời gian đại dịch hoành hành
và 21% phải đi vay, mượn để vượt qua thời buổi dịch bệnh vô cùng khó khăn này. Nhiều
người tiêu dùng đã phải đánh giá lại thói quen tiêu dùng hiện tại và kế hoạch tài chính
dài hạn của mình do những thay đổi khó lường của đại dịch COVID-19. Trong 6 tháng
qua, có hơn 53% người tiêu dùng Việt Nam phải cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết
yếu. Bên cạnh đó, 80% người tiêu dùng dự định sẽ tiếp tục cắt giảm trong tương lai.
67% người tiêu dùng Việt Nam cẩn thận hơn với tài chính cá nhân của họ so với trước
đại dịch, được đánh giá là thận trọng nhất trên thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng Việt
Nam 34% cũng ưu tiên bảo vệ các khoản tài chính của hộ gia đình mình để đề phòng
những trường hợp khẩn cấp.

Hình 1.1. Thu nhập của nhiều hộ gia đình giảm hoặc mất hoàn toàn trong năm 2021
(Nguồn: YouGov)

1.5. Xu hướng tiêu dùng xanh/bền vững

Sống xanh đặc biệt là tiêu dùng xanh đang là xu hướng nổi bật ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Đây được coi là một bước triển khai thực tiễn, quan trọng của khái niệm
tiêu dùng bền vững, nhằm giảm tác động của xã hội đối với môi trường.

Tiêu dùng xanh là việc mua, đồng thời sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường, không gây tác động xấu cho sức khỏe của con người và không đe dọa đến tự
nhiên. Trong xu hướng này, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường được ưu tiên
lựa chọn hàng đầu và được coi như một tiêu chuẩn cần có cho các sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao.

4
Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang từng bước ảnh hưởng đến thói quen của
người tiêu dùng Việt. Dù COVID-19 gây ra nhiều bất lợi và khó khăn nhưng đây cũng
chính là lúc doanh nghiệp có thể chớp lấy cơ hội để phát triển theo hướng bền vững hơn
và hướng tới các giá trị cho cộng đồng, xã hội.

Ở Việt Nam, mặc dù sau sự xuất hiện của COVID-19 chưa có số liệu chính thức
về chuyển đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với các giá trị bền vững. Nhưng chúng
ta có thể nhận thấy rằng, xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng nhận được sự quan
tâm từ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Nhiều chiến dịch truyền thông về cắt giảm rác thải nhựa và túi nilon đã được
nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn triển khai thực hiện trong những năm gần đây như:
Saigon Co.op, Vingroup, Vietnam Airlines,… Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp
vừa và nhỏ cũng có nhiều cách thức để thay đổi, mục tiêu hướng tới tiêu dùng bền vững:
dùng túi đựng bằng vải hoặc giấy thay thế cho túi nilon. Ngành công nghiệp thời trang
cũng là một ví dụ điển hình, trong việc chuyển đổi xu hướng sản xuất cho tiêu dùng
xanh.

Hiện nay, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hầu hết đều sử dụng các sản
phẩm dùng một lần, ví dụ như ống hút, hộp, đĩa, chén,… được sản xuất từ bã mía, gạo,
lá chuối,...

Mặc dù COVID-19 gây ra nhiều bất lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp, nhưng
nó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng bền vững và
hướng tới các giá trị xã hội, cộng đồng nhiều hơn.

1.6. Xu hướng tiêu dùng tốt cho sức khỏe

Đại dịch COVID diễn ra đột ngột khiến người dân không lường trước được hay
có sự chuẩn bị chu đáo cho sức khỏe cá nhân và gia đình. Những tin tức, nguồn lây của
bệnh cứ bùng phát liên tục và bất định khiến toàn dân điêu đứng và nảy sinh các trạng
thái lo âu, sợ hãi. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà mọi người bắt đầu quay trở lại quan tâm
hơn đến sức khỏe thể chất cũng như là vấn đề về sức khỏe tinh thần để đối phó với cơn
khủng hoảng đại dịch. Từ đó hình thành xu hướng tiêu dùng điển hình mới phù hợp với
bối cảnh hiện nay, xu hướng tiêu dùng đặt sức khỏe làm ưu tiên.

Theo dữ liệu của Google về tỷ lệ tìm kiếm từ/ cụm từ khóa về chăm sóc sức khỏe
tăng mạnh, “tập luyện tại nhà” tăng 60%, “thiết bị chăm sóc sức khỏe” tăng 50%, cụm
từ “ứng dụng tập luyện sức khỏe” tăng 38%. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng đang
cực kì quan tâm tới các biện pháp nhằm hỗ trợ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cơ
thể trong thời gian dịch bệnh COVID-19 có nguy cơ kéo dài.

5
Theo các chuyên gia, việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng
cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của người bệnh trong trường hợp bị nhiễm
COVID-19. Hệ miễn dịch là cơ chế bảo vệ và phát hiện vi-rút, vi khuẩn ngoại lai xâm
nhập của cơ thể, từ đó chống lại tác nhân gây bệnh chúng đem đến. Những người có thói
quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ cảm nhận được chức năng hô hấp cải thiện
rõ ràng, khí oxi cũng nhờ đó mà hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, sức khỏe thể chất được cải
thiện cũng sẽ hỗ trợ phát triển sức khỏe tinh thần tạo ra trạng thái thoải mái, thư giãn từ
đó con người điều hòa tốt hơn tình trạng căng thẳng của bản thân. Nhất là trong thời
gian nhạy ở thời điểm hiện tại. Ngược lại, với người không tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe cao hơn ở người bình thường, điển
hình là bệnh huyết áp cao, cholesterol cao, sức đề kháng yếu. Do vậy mà dễ lây nhiễm
COVID-19 hơn.

Nhờ đặc tính chuyên dụng của mình, các sản phẩm như: máy theo dõi sức khỏe
cá nhân, máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim, nhiệt kế, đồng hồ đếm bước, xe đạp tại
chỗ,... được ưa chuộng và tìm kiếm nhiều hơn trong giai đoạn này. Mọi người bắt đầu ý
thức được tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe trong cuộc sống thường nhật và ưu tiên
tiêu dùng các sản phẩm chức năng đạt chuẩn về chất lượng.

Người tiêu dùng Việt ngày càng có ý thức cao hơn về những gì họ ăn. Hàng triệu
người đang tìm kiếm các chế độ ăn uống lành mạnh với mong muốn cải thiện sức khỏe
của mình. TikTok và YouTube là những nền tảng được lựa chọn hàng đầu để cập nhật
các xu hướng mới nhất về ẩm thực và chế độ ăn uống. Các kênh YouTube về ẩm thực
phổ biến: Quynh Tran JP, Nino’s home, Ninh Titô,... Nhiều cụm từ tìm kiếm liên quan
đến thực phẩm có lợi cho sức khỏe được đẩy lên “xu hướng”: “tập gym nên ăn gì cho
nhanh tăng cơ?”, “ăn gì tốt cho xương”, “ăn gì để bổ não”,… Tiếp sau đó là hàng ngàn
lượt tìm kiếm về các công thức nấu ăn tại nhà.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng
nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Do đó, xu hướng tiêu dùng của người tiêu
dùng Việt Nam cũng bị tác động và có những thay đổi đáng kể. Tiêu biểu như xu hướng
chuyển đổi số - tiêu dùng số, xu hướng đón Tết có phần khởi sắc, xu hướng tập trung
vào nhu cầu thiết yếu, xu hướng tiết kiệm, xu hướng tiêu dùng xanh/bền vững, xu hướng
tiêu dùng tốt cho sức khỏe.

Những xu hướng người tiêu dùng này sẽ là thông tin quan trọng đối với các nhãn
hàng để đưa ra các chiến dịch hiệu quả, đúng xu hướng và tràn đầy cảm hứng cho dịp
Tết 2022.

6
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KINH DOANH MẶT
HÀNG PHỤC VỤ CHO TẾT 2022
GIỚI THIỆU

Dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến công việc sản xuất, kinh doanh của hàng
ngàn doanh nghiệp trên cả nước. Hơn hết, nó đưa ra nhiều bài toán hóc búa cho các
doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết 2022. Trong những xu hướng tiêu
dùng đã nêu ở chương 1, nổi bật nhất phải kể đến là “xu hướng tiêu dùng tốt cho sức
khỏe”. Thời điểm giãn cách xã hội kéo dài đã giúp cho người tiêu dùng có nhiều thời
gian ở nhà dành cho bản thân, gia đình cũng như nhìn nhận lại giá trị mà sức khỏe đem
lại. Chỉ số tìm kiếm về các sản phẩm và ngành hàng liên quan đến sức khỏe tăng cao,
trong đó ngành hàng trà là một trường hợp điển hình. Dưới đây, chúng tôi xin phân tích
những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng trà phục vụ mùa
Tết 2022.

2.1. Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Việt

2.1.1. Yếu tố nhân khẩu học

Dân số Việt Nam, được xem là cơ cấu dân số vàng và đang có xu hướng già hóa,
hiện tại là 98.167.657 người tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 theo số liệu mới nhất
từ Liên hợp quốc. Độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 32,9.

Ngoài ra, mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/km2. Với tổng đất diện tích
310.060 km vuông. 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019).

Người Việt Nam thường bắt đầu có thu nhập từ việc lao động ở tuổi 14. Thu nhập
từ lao động có xu hướng tăng nhanh trong nhóm độ tuổi từ 14 đến 31, sau đó có xu
hướng giảm tới tuổi 51 tuổi và tiếp tục giảm dần đến 70 tuổi. Và tiệm cận 0 lúc tới 90
tuổi. Việc chi tiêu giữa các nhóm tuổi có sự khác nhau, đặc biệt dân số trong nhóm độ
tuổi từ 23-53 (nhóm tuổi chiếm tỷ lệ dân số cao nhất) có mức thu nhập từ lao động cao
hơn mức tiêu dùng. Vì vậy, họ có thể tạo ra nguồn tiết kiệm mà có thể được tái đầu tư
cho nền kinh tế. Từ đó, kích thích tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời, khi có mức thu
nhập cao, thì xu hướng chi tiêu các cho lĩnh vực giáo dục, y tế, sức khỏe của họ càng
cao. Trong đó có các sản phẩm giúp hỗ trợ, nâng cao sức khỏe như thực phẩm chức
năng, trà,...Từ đây có thể thấy, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để các doanh
nghiệp kinh doanh về lĩnh vực trà đầu tư và phát triển.

7
2.1.2. Yếu tố kinh tế

Quý 3 năm 2021, GDP của Việt Nam giảm 6,17% do giãn cách kéo dài, trong 9
tháng đầu năm tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 1,42%. Diễn biến này khiến UOB hạ dự
báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam từ 5% trước đó xuống còn 3%. Các chỉ số hoạt
động khác cũng phản ánh mức độ gián đoạn trong sản xuất và chi tiêu của người tiêu
dùng. Sản lượng sản xuất công nghiệp sụt giảm 3,6% trong hai tháng liên tiếp của quý
3. Cả 3 phân khúc chính là bán lẻ, lưu trú, ăn uống và dịch vụ đều giảm dẫn đến tổng
thương mại bán lẻ giảm kỷ lục 7,1% trong 9 tháng đầu năm.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến xu hướng tiêu dùng của người dân. Họ
hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, mua những mặt hàng thiết yếu và giảm chi tiêu cho nhóm
sản phẩm tùy ý vì họ cảm thấy lo lắng trước tác động của dịch bệnh.

2.1.3. Yếu tố khoa học - kỹ thuật (Công nghệ)

Công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh chóng, con người đã quá quen thuộc với
việc sử dụng Internet. Với 68,17 triệu người sử dụng Internet, Việt Nam hiện được xếp
hạng là một trong 20 quốc gia có tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất thế giới (chiếm 70%
dân số). Khoảng 94% người dùng Internet Việt Nam sử dụng nó một cách thường xuyên,
với thời lượng sử dụng trung bình lên đến 6 giờ mỗi ngày. Đó là điều thuận lợi cho các
doanh nghiệp khi giao tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Công nghệ kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, kéo theo sự bùng nổ của
thương mại điện tử và thương mại mạng xã hội, cho thấy khách hàng Việt Nam ngày
càng coi trọng sự nhanh chóng và tiện lợi. Các trang thương mại điện tử như Shopee,
Tiki, Lazada và những trang khác cho phép những người bận rộn có thể mua bất cứ thứ
gì họ muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây cũng là nơi khách hàng có thể đọc
đánh giá từ những người dùng khác trước khi mua hàng. Bên cạnh thương mại điện tử,
thương mại mạng xã hội cũng khá phổ biến. Người tiêu dùng trên mạng xã hội, đặc biệt
là Facebook, có thể nhắn tin trực tiếp cho nhà cung cấp để đặt hàng hoặc chỉ cần bình
luận dưới bài đăng và sản phẩm sẽ được giao đến địa điểm.

Không chỉ vậy, nhờ việc ứng dụng công nghệ trong việc đo lường các chiến dịch
Marketing mà giờ đây các công ty có thể ghi lại các phân tích trực tuyến và nhanh chóng
đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị của họ - điều mà tiếp thị truyền thống không
thể thực hiện được.

2.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên

− Miền Bắc: Một năm có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), có mùa hạ nóng, và
có một mùa đông lạnh và gió rét và thường xuyên xảy ra mưa giông.

8
− Miền Trung: Đây là miền thường xuyên chịu nhiều các thiên tai nhất cả nước, lũ
lụt và hạn hán là thiên tai xảy ra nhiều nhất ở nơi đây (chẳng hạn như đợt lũ lụt
lớn kỷ lục vào năm ngoái)
− Miền Nam: Khí hậu nóng bức quanh năm, hanh khô; đến mùa mưa thời tiết sẽ
bớt nóng, nhưng mùa mưa cũng đi rất nhanh.

Có thể thấy, khí hậu của mỗi vùng miền khác nhau tạo thuận lợi cho việc kinh
doanh sản phẩm theo từng mùa, đây là cơ hội cho nhiều dòng sản phẩm đa dạng thâm
nhập vào thị trường. Từ đó, tạo nên các hành vi mua hàng khác nhau của người tiêu
dùng và ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế
Giới đang ở mức báo động. Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hai
thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 08 tấn nhựa và túi
ni lông/ngày. Lượng chất thải nhựa và túi ni-lông của cả nước chiếm khoảng 8-12%
trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi
ni-lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi ni-
lông thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm
chí dẫn tới thảm họa ô nhiễm trắng. Từ những hậu quả của ô nhiễm môi trường đem lại,
người tiêu dùng ngày nay đặc biệt là giới trẻ luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường, có xu hướng mua những sản phẩm xanh, ủng hộ những doanh nghiệp sử dụng
những sản phẩm túi, bao bì thân thiện môi trường. Đây là những cơ hội cho doanh nghiệp
có thể sử dụng những chính sách sử dụng những loại bao bì tái chế, tự phân hủy nhằm
gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và ghi điểm trong mắt người tiêu
dùng.

2.1.5. Yếu tố chính trị - pháp luật

Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích bằng việc ban hành nhiều quyết định về
các chính sách hội nhập kinh tế giúp việc kinh doanh cho các doanh nghiệp được ổn
định và phát triển lâu dài.

Việt Nam là quốc gia độc đảng, điều này có nghĩa là chỉ có một đảng chính trị
duy nhất theo luật pháp quy định có quyền nắm quyền cai trị. Tại Việt Nam hoàn toàn
không xảy ra các cuộc khủng bố hay nổ súng gây nguy hiểm đến an ninh trật tự và an
toàn của người dân, là một địa điểm an bình và thân thiện. Vào năm 2016 theo thống kê
của IEP, các chỉ số cho biết Việt Nam nằm trong 10 quốc gia hoàn toàn không có xung
đột. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bảo vệ và được hưởng nhiều ưu đãi
theo luật đầu tư của Việt Nam. Đây sẽ là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.

9
Mặt khác, người tiêu dùng cũng sẽ được pháp luật bảo vệ trên nhiều phương diện.
Các sản phẩm của doanh nghiệp trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng sẽ phải trải
qua một quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo pháp luật quy định. Điều đó
sẽ bảo vệ được sức khoẻ của người tiêu dùng, tạo sự an tâm và tin tưởng đến với khách
hàng cho các doanh nghiệp.

2.1.6. Yếu tố văn hóa

− Giá trị văn hóa:

Từ trước đến nay, dân tộc ta luôn có truyền thống bảo vệ và giữ gìn những giá trị
văn hóa mà ông cha ta đã gìn giữ, nuôi dưỡng từ ngàn đời. Một số những giá trị văn hóa
cần phải kể đến là truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, tự lập, tự cường, ý chí vượt
qua mọi gian khổ, khó khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động.
Cùng với các truyền thống quý báu được liệt kê ở trên, dân tộc ta còn có hàng loạt các
truyền thống khác mà chúng ta không thể không nhắc đến như tinh thần hiếu học, lòng
tôn sư trọng đạo, lòng nhân ái, khoan dung. Đặc biệt là sự tôn trọng gia đình, quan niệm
phát triển và giữ gìn gia đình bền vững là một giá trị tồn tại lâu đời cùng với những
thăng trầm của đất nước và dân tộc.

Những giá trị văn hóa này đã ảnh hưởng không ít đến thói quen mua sắm, hành
vi tiêu dùng đến người Việt. Đặc biệt vào những ngày lễ lớn của năm như Tết Trung
Thu, Tết Nguyên Đán,... thì văn hóa mua sắm của người tiêu dùng tập trung vào các mặt
hàng như: bánh kẹo, mứt, bánh tét, các loại hoa, trà,... trong đó còn phải kể đến văn hóa
tặng quà để tặng cho những người thân những món quà ý nghĩa để thay cho lời cảm ơn
và sự quan tâm đến nhau

Văn hóa uống trà đã có mặt trong đời sống của người dân Việt Nam từ rất lâu
đời. Trà có mặt trong các sự kiện thờ cúng quan trọng cũng như các cửa hàng ven đường
đầu chợ. Chén trà có thể được tìm thấy ở cả những ngôi nhà giàu có và những ngôi nhà
có mái tranh. Người Việt Nam thường uống trà để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, đạo lý
uống nước nhớ nguồn với người đi trước.

Mỗi gia đình Việt Nam, không phân biệt tầng lớp nào đều có một bộ ấm trà pha
sẵn được bày biện độc đáo trên bàn khách. Những người giàu có sẽ phục vụ trà trong
những bình vàng và bạc. Chè được gia đình nghèo đựng trong một chiếc ấm nhỏ với vài
chiếc cốc thủy tinh đã mòn. Điều quan trọng hơn cái ấm, là cách người Việt chăm chút
cho từng lá trà, nấu từng ngụm nước để tạo trà, giữ ấm cho ấm trà.. Người ta uống trà
để mời nhau, mở những câu chuyện thân mật bên chén trà thơm, để lời nói thấm đẫm vị
trà, khiến những lời đã nói cũng thật đáng yêu và nhân hậu. Kết quả là mọi người ngày
càng gần nhau hơn.

10
Người Việt Nam dùng tách trà không chỉ để gửi gắm lòng hiếu khách mà còn là
tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đứng bên dưới bài vị tổ tiên trong các nghi lễ
cưới hỏi truyền thống, những người con thường dâng lên đấng sinh thành một chén trà
ấm với lòng biết ơn và tình cảm vô bờ bến. Người già thưởng thức từng tách trà của
người trẻ, trong lòng lại hân hoan bên con cháu, con dâu ngoan, con cháu sum vầy. Từ
đó, hương vị trà len lỏi vào đạo lý gia đình truyền thống, kín đáo bồi đắp tình thương
yêu thánh thiện, gắn kết các thành viên về chung một cội, một nguồn.

− Phong tục tập quán:

Phong tục tập quán là những thói quen từ lâu đời đã ăn sâu vào đời sống xã hội
được đại đa số người thừa nhận và làm theo. Những phong tục nào không phù hợp với
nếp nghĩ, nếp sống của xã hội hiện đại đã và sẽ bị mai một. Phong tục tập quán biểu hiện
về mặt hình thức là những nghi lễ như phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục hôn nhân,
tang ma, lễ Tết và lễ hội.

+ Tập tục uống trà trong ngày hôn lễ

Trà là loại cây sống quanh năm nên người xưa quan niệm rằng những lời chúc
tốt đẹp về tình yêu, cuộc sống, hôn nhân sẽ được gói gọn trong những tách trà thơm
ngon, tinh khiết.

Những gói trà được gói tinh tế trên mâm sính lễ của nhà trai, những tách trà ấm
mời khách trong tiệc hai họ,... đều là những cảnh đẹp tuyệt vời trong ngày hỷ sự.
Chúng đã phần nào thể hiện được phong tục uống trà con người Việt, đồng thời để lại
dấu ấn văn hóa đậm nét trong lòng mỗi người con đất Việt.

+ Phong tục thưởng trà trong những nghi lễ cúng tế

Nhiều gia đình Việt Nam hiện đại vẫn duy trì tập tục tôn kính tổ tiên bằng ấm
trà/ấm trà. Đây là một tập tục cổ truyền của người Việt xưa. Chén trà thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” và sự kính trọng đối với thế hệ đi trước. Vì thế mà cao dao
Việt cũng có câu “Chè ngon, nước chát xin mời/Nước non non nước, nghĩa người chớ
quên”.

+ Uống trà vào ngày đầu Xuân:

Ông bà ta có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Chính vì vậy, ở nơi giao
thoa giữa đất trời, mỗi khi khách đến chơi nhà đầu xuân, có một thức uống quen thuộc
mà gia chủ giao cho khách đầu năm không thể thiếu đó là trà. Uống trà và mời trà là
một nét đẹp văn hóa truyền thống trong ngày Tết. Khi bắt đầu năm mới, mọi người
chúc nhau mọi điều tốt lành, mọi điều tốt đẹp bên tách trà. Người Việt Nam coi việc
uống trà là một tập tục văn hóa quan trọng thể hiện sự tôn trọng, lòng hiếu thảo và
11
lòng hiếu khách. Uống trà ngày Tết là để giao hòa với đất trời trong ngày xuân mới,
vì vậy các hộ gia đình thường ưu ái chọn những loại trà ngon nhất để mời khách thập
phương vui xuân mới.

2.1.7 Yếu tố xã hội

Nhóm xã hội - nơi tập hợp nhóm từ hai người trở lên có cùng những tương tác,
suy nghĩ, nhận thức, nguồn gốc dân tộc nhằm theo đuổi mục tiêu và lợi ích chung. Từ
thời xưa đến hiện đại, rất nhiều nhóm xã hội được hình thành và những tương tác từ các
thành viên trong nhóm xã hội tạo nên thói quen gây ảnh hưởng, điển hình là trong 3
nhóm xã hội chính: gia đình, các nhóm tham khảo, tầng lớp xã hội. Từ khi bắt đầu quá
trình hình thành nhận thức, con người đã là một thành viên của gia đình, nhận những hỗ
trợ về vật chất và tinh thần từ bố mẹ, ông bà và những người thân. Dần dần, con người
lớn lên bắt đầu những tiếp xúc xã hội mới tại trường học, bạn bè và không ngừng tăng
lên theo thời gian sống với nhiều nhóm xã hội khác. Trong một nhóm xã hội, các nhân
gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt kể cả hành vi tiêu dùng.

Nhóm xã hội là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng quyết định hành vi tiêu
dùng của một người. Những ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè mà một cá nhân nhận được
từ nhỏ có tác động lớn nhất đến cách các nhân đó tiêu dùng sau này. Các thông tin và
trải nghiệm từ việc tiêu dùng của những người xung quanh sẽ gây ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng trong quyết định và kết quả mua sắm của một cá nhân trong nhóm xã hội,
và có thể sẽ thay đổi hoàn toàn nhận thức của cá nhân về một sản phẩm cụ thể.

Giai tầng xã hội thường dựa trên địa vị xã hội để phân biệt. Để phân cấp địa vị
xã hội người ta thường căn cứ vào mức thu nhập cá nhân mà một người tạo ra cho mình,
hoặc những thành tựu, trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc tài sản mà họ nắm giữ để
phân bậc.

Sự phân hóa giai tầng xã hội tạo ra những niềm tin giá trị, những cảm quan, thị
hiếu tiêu dùng, thói quen mua sắm và nhận thức thương hiệu khác nhau. Vậy nên người
tiêu dùng thường mua những sản phẩm phù hợp với vai trò, địa vị của họ (Wright, 2000)

2.1.8. Yếu tố cá nhân tâm lý

Đối với thế giới, Trà là loại nước uống phổ biến thứ hai chỉ sau nước lọc. Còn
đối với Việt Nam trà là một nét văn hóa lâu đời ảnh hưởng từ Trung Quốc. Trà có thể
được sử dụng trong mọi trường hợp, từ lễ Tết đến các dịp cưới hỏi, ma chay, hay chỉ là
được dùng trong những cuộc gặp gỡ đời thường. Nam, nữ, già, trẻ đều có thể dùng loại
thức uống này. Trà cũng thường được chọn làm quà để biếu tặng trong các dịp lễ Tết
được nhiều người yêu thích bởi nó vừa tốt cho sức khỏe, vừa thể hiện tấm lòng của

12
người tặng mà không tạo cảm giác xa cách, ngượng ngùng trong mối quan hệ đôi bên.
Trà đem con người lại gần nhau hơn.

2.1.8.1. Cá nhân

Từng nhóm cá nhân khác nhau sẽ có những đặc điểm về kinh tế, cá tính và lối
sống khác nhau.

− Những bạn dưới 18 tuổi hầu như đều phụ thuộc vào kinh tế gia đình, có chủ kiến
riêng nhưng những quyết định chưa đủ chín chắn. Sẽ còn ham chơi, dễ thay đổi sở
thích, cá tính chưa được định hình rõ ràng. Ở các dịp lễ Tết sẽ không thích uống trà,
nếu có chỉ uống vì tò mò, muốn nếm thử vị. Những món như bánh kẹo và nước ngọt
có ga sẽ thu hút được những người ở độ tuổi này hơn.
− Đối với các loại sản phẩm trà giới trẻ có tìm hiểu và từng mua thường sẽ nằm trong
khoảng độ tuổi từ 18-24, là lứa tuổi sinh viên và sinh viên vừa ra trường. Ở độ tuổi
này hầu hết các bạn trẻ vẫn chưa kết hôn và vẫn còn phụ thuộc một phần kinh tế từ
gia đình hoặc có thu nhập thấp, chưa ổn định về kinh tế. Nhưng đây là độ tuổi năng
động và sáng tạo nhất. Họ sẵn sàng tìm hiểu và thử những cái mới.
− Độ tuổi 25-40, đây có thể được xem là độ tuổi ổn định, họ có sự nghiệp của mình,
kinh tế ổn định. Hầu hết người ở độ tuổi này đã có gia đình vì thế họ còn nhiều mối
lo khác ngoài cá nhân họ như chi phí cho con cái và chi phí sinh hoạt chung khác.
− Từ 41-60 là độ tuổi ổn trọng nhất, họ ổn định về cả cuộc sống và kinh tế. Có thể ở
độ tuổi này đã có người về hưu nhưng họ sẽ có một khoản tiết kiệm của riêng mình.
Thường những người ở độ tuổi này sẽ thích ổn định, là người hoài cổ nên sẽ không
quá chủ động thay đổi thói quen trong cuộc sống từ ăn uống đến các vật dụng hằng
ngày.
− 60 tuổi trở lên là độ tuổi về hưu, thường sẽ sống chung với con cháu của mình. Họ
sẽ có những chịu thay đổi thói quen, có xu hướng sống tiết kiệm. Ở độ tuổi này họ
sẽ không cập nhật được nhiều thông tin mới bên ngoài, hầu như đều biết được từ
con cháu. Là người hoài cổ và có chút cổ hữu nên sẽ không thích thay đổi vật dụng.

2.1.8.2. Tâm lý

− Tuổi dưới 18 thường sẽ không có sự chủ động về kinh tế. Nhận thức đối với các mặt
hàng Tết đều là nước ngọt, mứt quả và bánh kẹo. Hầu như không có nhận thức gì
về các loại trà. Trong tư duy của họ trà chỉ đơn giản là một loại thức uống mà cha
mẹ dùng để đãi khách.
− Độ tuổi 18-24 đã có chủ động hơn về kinh tế tuy nhiên kinh tế vẫn chưa ổn định và
thu nhập cá nhân còn thấp. Vì vậy, động cơ mua hàng sẽ không xảy ra thường xuyên
nhất là trong các dịp lễ Tết. Tết của họ là có trà có mứt quả và có những trò chơi

13
sum vầy. Người trong độ tuổi này đã có hiểu biết hơn về trà và có khả năng sẽ có
hành vi mua trà để biếu tặng ông bà, cha mẹ. Nhưng khả năng này không quá cao.
− 25-40 là độ tuổi chủ động về mọi mặt, họ là người chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ cho
ngày Tết của gia đình, và cũng là người có sự am hiểu về trà nhất. Họ có đủ tài chính
để đưa ra các hành vi mua hàng của mình mà không cần dựa vào bất kỳ ai. Trà đối
với họ cũng là một nét truyền thống văn hóa không thể thiếu khi tiếp khách cũng
như những ngày lễ quan trọng như Tết, ngày đoàn viên. Họ sẽ thường dùng trà để
biếu tặng bạn bè, đồng nghiệp, sếp và người thân.
− Tuổi từ 41-60 sẽ thường xuyên uống trà nhất, nhất là các dịp lễ Tết. Bởi nước ngọt
có ga hay bánh kẹo đã không còn phù hợp với sức khỏe và khẩu vị của họ nữa. Xu
hướng lựa chọn đồ uống của họ cũng thiên về các nhãn hiệu và loại trà quen thuộc
thường dùng. Là người tiêu dùng trà nhiều nhất trong các độ tuổi cũng là người hiểu
trà nhất. Đối với họ uống trà là một việc thanh tao.
− Trên 60 tuổi thường sẽ được con cháu biếu tặng trà trong ngày Tết sẽ không chủ
động mua hàng hóa bên ngoài.

2.2. Cơ hội và thách thức

2.2.1. Cơ hội

− Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng chú
trọng đến sức khỏe bản thân. Họ bắt đầu có nhu cầu cao về các sản phẩm lành tính,
làm từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe; đặc biệt quan tâm đến nguyên liệu và thành
phần của sản phẩm đó.
− Việt Nam đang trong quá trình ứng dụng công nghệ 4.0. Nhờ vậy, doanh nghiệp có
thể tiếp cận khách hàng tốt hơn và phát triển trên các sàn thương mại điện tử. Ngày
nay trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã nhanh
chóng nắm bắt được xu hướng mua hàng online và thói quen sử dụng mạng xã hội
của người tiêu dùng từ đó đã phân phối hàng hóa đa dạng trên các sàn thương mại
điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…và truyền thông mạnh mẽ trên các nền tảng
mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram,...
− Trong thời điểm đại dịch căng thẳng, mọi người dân đều được yêu cầu hạn chế đi ra
đường để đảm bảo công tác phòng chống COVID-19. Dẫn đến nhiều công việc buộc
phải chuyển về hình thức trực tuyến như làm việc tại nhà, học online,… Việc ở trong
nhà nhiều ngày, nhiều tháng liền khiến trạng thái tinh thần của con người dễ bị ảnh
hưởng. Nhiều người cảm thấy ngột ngạt, bí bách, chán nản, thậm chí tỷ lệ trầm cảm
tăng cao ở người trẻ. Vì vậy, mọi người có xu hướng tìm kiếm, muốn trải nghiệm
những thứ mới mẻ, độc lạ nhằm làm cuộc sống của mình trở nên bớt nhàm chán
hơn.

14
2.2.2. Thách thức

− Do chịu tác động kép từ sự bùng phát mạnh trên toàn cầu của dịch COVID-19,
những hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa làm giảm nhu cầu tiêu thụ trà.
− Cuối năm 2019, đầu năm 2020 cả thế giới đang đối mặt với dịch bệnh mang tên
Sars-CoV-2, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch bệnh như một đòn giáng
mạnh vào nền kinh tế Việt Nam, khiến nhiều ngành nghề phải tạm ngừng kinh
doanh, sản xuất và ngưng hoạt động trong một thời gian dài. Trước tình hình đó cho
thấy rằng nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã tác động mạnh đến chi tiêu đời
sống của các đối tượng khách hàng, có tâm lý e ngại sử dụng và hạn chế sử dụng
sản phẩm và điều đó sẽ làm giảm doanh số bán hàng của mặt hàng trà.
− Doanh nghiệp sẽ đối đầu và cạnh tranh với các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng
nhanh về ngành thực phẩm và đồ uống giải khát; các sản phẩm nước giải khát: có
ga, không ga; nước khoáng; nước ép trái cây; nước tăng lực là những sản phẩm thay
thế và là đối thủ cạnh tranh khốc liệt đối với sản phẩm. Cùng với đó, doanh nghiệp
cũng sẽ chịu sức ép cạnh tranh chung về ngành trà với nhiều thương hiệu nổi tiếng
trên thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tết được coi là một dịp trao đổi buôn bán đắt hàng nhất trong năm khi mọi người
chủ động tìm đến các doanh nghiệp và tư nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và
chuẩn bị của họ trong thời gian 2 tháng trước khi Tết đến. Năm 2021 với nhiều biến
động trên thị trường, đặc biệt là vấn đề thay đổi hành vi tiêu dùng ở khách hàng, hình
thành những xu hướng tiêu dùng mới đã được trình bày ở chương 1.

Đến chương 2, chúng tôi đi sâu hơn, phân tích về nguyên nhân hình thành nên xu
hướng tiêu dùng ở Việt Nam. Một số yếu tố môi trường đã gây ảnh hưởng và làm thay
đổi hành vi tiêu dùng như: Yếu tố nhân khẩu học; yếu tố kinh tế; yếu tố công nghệ; yếu
tố môi trường tự nhiên; yếu tố chính trị - pháp luật; yếu tố văn hóa; yếu tố xã hội; yếu
tố cá nhân - tâm lý. Từ đó, xác định rõ những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh các mặt hàng ngày Tết.

Về cơ hội, chúng tôi nhận ra khách hàng đang quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề
về sức khỏe và thành phần của các sản phẩm mà họ tiêu dùng, hướng tới các thực phẩm
chức năng hỗ trợ sức khỏe. Bên cạnh đó, nhờ quá trình chuyển đổi số và thương mại
điện tử phát triển vượt trội giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, hỗ trợ
tăng nhận diện thương hiệu và chuyển tải thông điệp tới khách hàng qua truyền thông
đa kênh. Từ đó tăng lượt chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp.

Về thách thức, do hạn chế vận chuyển kết hợp ảnh hưởng kinh tế khiến người
tiêu dùng hạn chế chi tiêu trong dịch làm giảm tiêu thụ lượng sản phẩm không thiết yếu
15
làm giảm lượng tiêu thụ trà trong năm 2021. Trong khi đó, các sản phẩm nước uống, trà
đóng chai của ngành hàng thực phẩm tiêu dùng nhanh lại phát triển gây ra sức ép cạnh
tranh lớn đối với ngành hàng trà khô.

16
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN
PHẨM TRÀ SAFFRON SALAM TỚI KHÁCH HÀNG
MỤC TIÊU
GIỚI THIỆU

COVID-19 và giãn cách xã hội tạo nhiều thách thức nhưng cũng mở ra vô vàn
cơ hội để các thương hiệu thử nghiệm những sáng kiến mới. Trong ngành hàng trà đầy
truyền thống nhưng không kém phần đa dạng, phong phú, nhãn hàng Saffron nổi bật lên
với sản phẩm trà nhụy hoa nghệ tây khá mới lạ cùng với nhiều công dụng tốt cho sức
khỏe. Trên cương vị Giám đốc Marketing cho nhãn hàng Saffron phục vụ cho giai đoạn
Tết 2022, chúng tôi xin đề xuất một chiến lược marketing mới nhằm giúp doanh nghiệp
có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3.1. Giới thiệu doanh nghiệp

Saffron VIETNAM

Saffron VIETNAM là công ty đầu tiên nhập khẩu Saffron chính hãng từ Iran về
Việt Nam. Hiện nay, Saffron VIETNAM đang không ngừng nỗ lực, nghiên cứu và phát
triển để cung cấp, cập nhật thêm nhiều sản phẩm giá trị. Đồng thời, Saffron VIETNAM
luôn liên tục hoàn thiện chất lượng dịch vụ, nhằm hướng tới tầm nhìn trở thành Trung
tâm phân phối nhụy hoa nghệ tây – Saffron lớn nhất tại Đông Nam Á.

Hình 3.1. Logo thương hiệu Saffron

Tầm nhìn

Trở thành Trung tâm phân phối Saffron lớn nhất Đông Nam Á.

Sứ mệnh

Kể từ tháng 8 năm 2017, Saffron tại Việt Nam đã từ một cái tên không ai biết đến
và giờ đây trở thành một thị trường rộng lớn, nhận được sự quan tâm của đông đảo người
tiêu dùng Việt Nam.

17
Là nơi đầu tiên và cũng là nơi duy nhất nhập khẩu chính ngạch Saffron từ Iran –
Thủ phủ của nhuỵ hoa nghệ tây, đây chính là thế mạnh cho Saffron VIETNAM trong
quá trình thực hiện mong muốn, biến việc sử dụng Saffron chất lượng trở thành thói
quen để mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giá trị

− Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
− Tận tâm: Hết mình phục vụ khách hàng, đối tác và xã hội.
− Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan.
− Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức.

Hình thành và phát triển

− 5/2017-7/2017: Nghiên cứu thị trường

Thời điểm này, Saffron hầu như không được biết đến và nhắc tới ở Việt Nam.
Đây là một cơ hội đồng thời cũng là thách thức rất lớn cho việc trở thành doanh
nghiệp đầu tiên chính thức mang Saffron về Việt Nam.

− 14/8/2017: Thành lập công ty


− 9/2017: Ký hợp đồng

Ký hợp đồng nhập khẩu độc quyền với Gohar Saffron – Một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu Saffron lớn và uy tín nhất Iran.

− 10/2017: Bộ Y Tế cấp phép

Saffron được Bộ Y Tế cấp phép, lần đầu tiên chính thức nhập khẩu vào Việt Nam

− 16/12/2017: Ra mắt thương hiệu Saffron VIETNAM


− 2/2018: Truyền thông đưa tin

Saffron VIETNAM được nhắc đến trên các kênh VTV3, VTV1, Đài truyền hình
HN, Đài truyền hình TP. HCM, và hàng loạt các báo uy tín trong nước như một
món quà độc, lạ, sang trọng dịp Tết Mậu Tuất.

− 3/2018 - 6/2018: Tháp tùng Nguyên Thủ Quốc Gia

18
Saffron VIETNAM vinh hạnh được tháp tùng Thủ tướng Chính Phủ, Nguyên
Chủ tịch Nước trong các chuyến công du, thăm và làm việc tại New Zealand,
Singapore, Nhật Bản, Canada.

− 11/2018: Thăm và làm việc tại Iran

Đại diện Saffron VIETNAM trở thành 1 trong những người Việt hiếm hoi được
chứng kiến hoa Saffron nở, tiếp tục làm việc và ký hợp đồng với các đối tác uy
tín.

− 11/2018 - nay: tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

Các sản phẩm chính

Hình 3.2. Các loại sản phẩm Saffron

Thành tựu

− Giải thưởng Sản phẩm Vàng vì Sức khỏe Cộng đồng

Saffron VIETNAM vinh dự là thương hiệu uy tín được trao cúp vàng danh hiệu
Sản phẩm vàng vì Sức khỏe Cộng đồng. Đây là sự ghi nhận lớn lao trong nỗ
lực đem đến những sản phẩm chất lượng nhất cho cộng đồng.

19
Hình 3.3. Saffron đạt giải thưởng Sản phẩm Vàng vì Sức khỏe Cộng đồng

− Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản

Saffron VIETNAM vinh dự là một trong số ít tên tuổi được lựa chọn để đại diện
cho doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng Nguyên thủ quốc gia thăm và làm việc tại
Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản.

− Tham dự diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Saffron Việt Nam tự hào là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu được lựa
chọn tham dự Đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng và tham dự Diễn đàn
Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc 2019 tại Seoul.

Hợp tác với các Thương hiệu Saffron nổi tiếng tại IRAN

Saffron VIETNAM hiện đang là đối tác phân phối của nhiều thương hiệu Saffron
hàng đầu tại IRAN như Gohar, Edman, Badiee,…Từ những Công ty có truyền thống
sản xuất Saffron lâu đời (Edman Company) cho tới Doanh nghiệp xuất khẩu Saffron lớn
nhất tại IRAN (Gohar Company) đều là đối tác thân quen của Saffron VIETNAM.

Với vị thế là Trung tâm phân phối Saffron lớn nhất hiện nay, Saffron VIETNAM
cam kết tất cả các sản phẩm Saffron đều là hàng nhập khẩu chính ngạch từ các thương
hiệu nổi tiếng hàng đầu tại IRAN, cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

20
Hình 3.4. Các danh hiệu mà Saffron đạt được

3.2. Đặt mục tiêu

− Cơ sở đặt mục tiêu:

Hình 3.5. Lượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến trà Saffron tháng 11/2021 trên
Google rất lớn, thể hiện mức độ nhận biết về sản phẩm thương hiệu cao, tỷ lệ cạnh
tranh cao.

− Đặt mục tiêu (Setting Up Goal):

+ Mục tiêu doanh nghiệp (Business Objective):

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên cơ sở lấy uy tín và chất lượng làm
trọng.

Thu hút khách hàng mới: tăng 10.000 khách hàng trực tuyến trên các sàn thương
mại điện tử và trên website trong vòng 1 năm.

+ Mục tiêu marketing (Marketing Objective):

21
Tăng 12% tỷ lệ khách hàng trung thành đối với phân khúc khách hàng mục tiêu
của Saffron tại Việt Nam.

+ Mục tiêu truyền thông (Communication Objective):

Tăng độ nhận biết về thương hiệu tới 1.000.000 khách hàng mục tiêu sau chiến
dịch Tết 2022.

Tăng độ nhận biết từ các kênh Digital: đạt 100.000 lượt truy cập và tìm kiếm từ
các kênh trực tuyến trong suốt chiến dịch Tết 2022.

3.3. Đối thủ cạnh tranh

− Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

+ Saffron Vietfarm ra mắt tại Việt Nam vào ngày 20/05/2021, phân phối 2 dòng
nhụy hoa nghệ tây chính, gồm loại nhập khẩu Iran và Tây Ban Nha. Việc nhập khẩu
từ Tây Ban Nha là một điểm nhấn của Saffron Vietfarm trên thị trường Việt Nam nên
dù có ra mắt muộn thì đây vẫn là một đối thủ cạnh tranh.

+ Saffron Tây Á ra mắt tại Việt Nam trong năm 2019, tuy không phải là sớm nhất
nhưng cũng là một trong những công ty đầu tiên kinh doanh mặc hàng Saffron trên
thị trường Việt Nam đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và đã được chứng
nhận sản phẩm. Thời điểm 2019, Saffron cũng đã đạt được nhận thức nhất định trong
lòng khách hàng vì vậy Saffron Tây Á càng dễ tiếp cận khách hàng hơn nữa. Với
nhiều đặc tính sản phẩm giống nhau và cũng là một trong những hãng Saffron đời
đầu. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Saffron VIETNAM.

− Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Star Kombucha, Trà xanh Thái Nguyên, Trà Tân
Cương, Trà Lipton,... là những loại trà quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam
được ưa chuộng và tin tưởng trong nhiều năm vừa qua. Vì vậy, những nhãn hàng
này đã sở hữu một lượng lớn khách hàng riêng của mình.
− Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm hàng kém chất lượng, hàng giả,
hàng nhái của Saffron. Đây cũng là một thách thức đối với Saffron.

3.4. Chiến lược STP

3.4.1. Phân khúc thị trường (Segmentation)

Việc phân khúc thị trường là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp vì để nhận
rõ nhu cầu của khách hàng trong từng khúc nhờ vậy giúp doanh nghiệp triển khai hỗn
hợp các chiến lược Marketing phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu đó của họ, đồng thời
việc sử dụng các nguồn lực cũng được tối ưu hóa hơn.
22
Dưới đây là bảng phân khúc thị trường mà công ty sử dụng cho sản phẩm “Saffron
SALAM”.

Từ 25 đến 35
Độ tuổi Dưới 25 tuổi Trên 35 tuổi
tuổi

Giới tính Nam - Nữ Nam - Nữ Nam - Nữ

Học sinh
Nghề Sinh viên Đa dạng ngành Đa dạng ngành
nghiệp Sinh viên mới ra nghề nghề
Nhân trường
khẩu
học
Thu nhập Dưới 5 triệu 6 - 30 triệu 10 - trên 30 triệu

Chịu ảnh hưởng


Ảnh hưởng Chịu ảnh hưởng Chịu ảnh hưởng
nhiều từ lối sống,
bởi nhóm nhiều từ bạn bè, nhiều từ gia
thói quen của gia
xã hội đồng nghiệp đình, người thân
đình và bạn bè

Nhận thức về trà Có hiểu biết về Hiểu biết nhiều


Nhận thức
còn ít các loại trà về các loại trà

Tìm kiếm những


Tìm kiếm những sản phẩm bổ trợ
Sở Tìm kiếm những
hương vị mới lạ. cho sức khỏe.
thích/Mối sản phẩm có lợi
Dễ bị thu hút bởi Thích sử dụng
quan tâm cho sức khỏe
bao bì bắt mắt những loại trà
Tâm lý
hiếm và ngon

Cẩn trọng, trầm


Năng động, sáng
Sáng tạo, mạo ổn, thường
tạo, thích khám
hiểm và dám hướng đến
Cá tính phá, sẵn sàng trải
đương đầu với thử những thứ an
nghiệm những điều
thách toàn và được
mới lạ
bảo đảm

23
Phong cách đã và
Dễ thay đổi phong
Lối sống đang được định Ổn định, hoài cổ
cách sống
hình rõ

Ưa chuộng các Thường chọn


Thường lựa chọn
loại trà tốt cho các loại trà có
các loại trà đáp ứng
sức khỏe, và sắc công dụng cải
Nhu cầu được các sở thích
đẹp. Sản phẩm dễ thiện giấc ngủ,
cơ bản (như bao bì
pha chế hoặc có tốt cho hệ tiêu
đẹp, vị trà ngọt,…)
mối hóa
Hành
vi tiêu Tần suất sử
dùng dụng sản Thấp Trung bình Cao
phẩm là trà

Mức độ
trung thành
Thấp Khá Cao
với sản
phẩm là trà

Khu vực Chủ yếu các thành phố lớn của Việt Nam
Địa lý
Khí hậu Nhiệt đới gió mùa

3.4.2. Thị trường mục tiêu (Targeting)

Sản phẩm trà Saffron hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu là những người độ
tuổi 25-35, và chủ yếu là khách hàng nữ giới. Những phụ nữ hiện đại, tự tin, độc lập,
luôn lạc quan trong cuộc sống, biết nắm bắt cơ hội và chủ động trên con đường tìm kiếm
hạnh phúc đồng thời cũng rất nâng niu, trân quý những giá trị gia đình. Những người ở
độ tuổi 25-35 là đối tượng có xu hướng quan tâm nhiều đến những sản phẩm tốt cho sức
khỏe. Vấn đề thường thấy trong nhóm khách hàng mục tiêu này là tình trạng căng thẳng
kéo dài. Gốc rễ của vấn đề này đến từ áp lực cuộc sống cộng thêm lối sống, cách sinh
hoạt của mỗi người. Nên ngoài việc chăm chút trong ăn uống cũng như nghỉ ngơi thì họ
còn cần được bổ sung dưỡng chất để duy trì sức khỏe và sắc đẹp mà vẫn an toàn cho sức
khỏe.

24
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu nói sản phẩm trà Saffron chỉ dành riêng cho đối tượng
25-35 tuổi thì quả thật không công bằng. Bởi lẽ xu hướng quan tâm đến các sản phẩm
healthy của người tiêu dùng Việt đang tăng nhanh dẫn đến phân khúc khách hàng quan
tâm đến sức khỏe ngày càng được mở rộng và không phải là của riêng ai. Thế nên có
thể nói thị trường mục tiêu của trà Saffron không thuộc độc quyền về cá nhân hay cộng
đồng cụ thể nào mà hướng đến đại đa số khách hàng mà đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi từ
25-35.

Hành vi tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe của những khách hàng ở phân
khúc này không dừng lại ở việc chăm sóc cho bản thân, mà còn vì sức khỏe của người
thân xung quanh họ (ông bà, cha mẹ, chú bác,...). Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy xu
hướng chuẩn bị Tết ở người tiêu dùng Việt đang dần hiện rõ hơn trong giai đoạn chuyển
giao cuối năm, khi nhóm khách hàng mục tiêu bắt đầu nảy sinh ý định chuẩn bị quà Tết
cho gia đình và người thân (dựa theo kết quả nghiên cứu của TikTok đã chỉ ra: 99%
trong số 500 người dùng chia sẻ rằng họ có nhu cầu và vẫn giữ ý định mua sắm cũng
như tặng quà lễ nhân dịp Tết 2022).

Từ những phân tích trên, kết hợp với tính chất sản phẩm phù hợp với mọi đối
tượng của Saffron SALAM, có thể nói ngoài việc tập trung vào tệp khách hàng mục
tiêu, chúng tôi mong muốn có thể tiếp cận được đa dạng người tiêu dùng thông qua
chiến dịch Tết 2022.

3.4.3. Định vị (Positioning)

Saffron SALAM đang định vị mình là một thương hiệu có mức giá cao hơn đối
thủ, cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao. Bởi vì, đây là
dòng nhụy hoa nghệ tây cao cấp nhất có hàm lượng giá trị dưỡng chất cao nhất, hương
thơm đậm vị, màu nước vàng sáng trong như ánh mặt trời của Mashhad được tuyển chọn
từ những loại cây 5 năm tuổi, quá trình trồng trọt được kiểm soát nghiêm ngặt từ giống
thuần không biến đổi gen.

25
Hình 3.6. Định vị doanh nghiệp Saffron Việt Nam so với các đối thủ trong thị trường
ngành trà

Với thị trường mục tiêu và mức giá sản phẩm cao, Saffron Việt Nam chỉ cạnh
tranh với các doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm gồm 2 đối thủ chính: Saffron
Vietfarm và Saffron Tây Á. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam với mức
thu nhập tương đối thấp thì các dòng sản phẩm cao cấp như Saffron là mặt hàng xa xỉ
đối với thị trường này. Do đó, các dòng sản phẩm với mức giá thấp và trung bình chiếm
được thị phần cao hơn cũng được xem là đối thủ gián tiếp của Saffron Việt Nam như
Star Kombucha, trà Dr. Thanh (Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát), trà Lipton
(Unilever, PepsiCo),...

Tuy nhiên, bên cạnh những đối thủ đã nêu trên, trên thị trường vẫn tồn tại rất
nhiều nhãn hiệu trà Saffron đạo nhái, kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng và tác động xấu đến hình ảnh thương hiệu Saffron chính hãng.

26
3.5. Chiến lược Marketing Mix

3.5.1. Chiến lược sản phẩm

3.5.1.1 Chiến lược từng sản phẩm (Product item)

Saffron SALAM – “Nữ hoàng Saffron” 5 năm tuổi của Ba Tư huyền thoại.

Hình 3.7. Saffron SALAM

Saffron SALAM còn được gọi là “Nhụy hoa nghệ tây Salam” được trồng ở trang
trại riêng của Gohar Saffron tại Mashhad Iran, nơi có không khí trong lành và không bị
ảnh hưởng bởi khói bụi thành phố, nhiệt độ thường lên đến 40 độ C, chịu được gió khô
hạn thổi vào mùa hè nên những cây sống sót là những cây có sức sống mãnh liệt nhất.
Đặc biệt, Saffron SALAM được tưới bằng sương và chỉ được thu hoạch từ những cây
hoa nghệ tây 5 năm tuổi để cho ra những sợi Saffron Super Negin cao cấp nhất với hàm
lượng crocin trong mỗi sợi nhụy >270, hiện nay chưa có loại Saffron nào trên thị trường
vượt qua con số này. Để có được những sợi Saffron SALAM chất lượng, thì đã phải trải
qua một quá trình trồng trọt kiểm soát nghiêm ngặt từ nguồn giống thuần không biến
đổi gen, nguồn đất. Và đặc biệt không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình
sản xuất. Sau khi thu hoạch Saffron SALAM được kiểm nghiệm chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 3632, để đảm bảo không có tạp chất, phẩm màu, độ ẩm ở mức cho phép đạt
được sản phẩm hoàn toàn hữu cơ và tinh khiết. Sau đó sản phẩm mới được đóng gói

27
thành thành phẩm rồi đưa đến tay khách hàng. Saffron SALAM ngày càng trở nên quý
giá và được săn lùng trên khắp thế giới.

3.5.1.2 Thương hiệu (Brand)

Hình 3.8. Logo thương hiệu

− Ý nghĩa của logo:

+ Phông chữ của logo viết với ký tự chữ cái latin “Saffron” và được cách điệu
bằng nét chữ Ba Tư (ngôn ngữ chính của đất nước Iran) nhằm nhấn mạnh nguồn
gốc của loài hoa nghệ tây này.

+ Hai chữ “f” trong “Saffron” cũng được thiết kế, lồng ghép thành hình ảnh tối
giản của hoa nghệ tây.

+ Màu sắc chủ đạo: màu đỏ - màu của nhụy hoa, màu vàng - màu của nhụy hoa
nghệ tây khi được pha cùng với nước.

− Sản xuất theo phương pháp Organic


− Được kiểm nghiệm chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 3632

28
Hình 3.9. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 3632

3.5.1.3 Bao bì (Packaging)

Đem không khí Tết từ chính sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng là một trong
những tiêu chí của doanh nghiệp đề ra. Thiết kế trong mùa Tết bắt mắt với màu chủ đạo
là đỏ truyền thống đại diện cho không khí Tết, kết hợp cùng màu tím của hoa nghệ tây
đặc trưng của sản phẩm Saffron. Với thiết kế này sản phẩm vừa giữ được hình ảnh cá
nhân, vừa truyền tải được nét đẹp của Tết đến với khách hàng.

Bao bì của mùa Tết sang trọng, thanh lịch, hương sắc của mùa xuân đong đầy.
Đây sẽ là món quà phù hợp để tặng cho người thân, bạn bè và cả cấp trên của mình.

Trong đợt sản phẩm lần này, chúng tôi cũng sẽ thay đổi các lọ đựng sản phẩm
Saffron bằng nhựa cũng được thay thế bằng lọ thuỷ tinh. Bên cạnh việc nhằm tăng tính
sang trọng của sản phẩm và đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng của mình còn giảm
thiểu được vấn đề các sản phẩm từ nhựa thải ra môi trường.

29
Hình 3.10. Bao bì Tết Saffron

3.5.1.4. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

− Dịch vụ hỗ trợ mua hàng: doanh nghiệp có website “http://saffron.vn” và


fanpage Facebook “Saffron VIETNAM”. Tại đây có đầy đủ thông tin sản phẩm
để khách hàng dễ dàng nắm bắt và lựa chọn. Bên cạnh đó, website của thương
hiệu cũng thiết kế thêm khung nhắn tin tư vấn khách hàng trực tuyến, cũng như
đặt các thông tin liên hệ như địa chỉ, hotline, e-mail,... trong trường hợp khách
hàng chưa hiểu rõ thông tin sản phẩm và cần tư vấn thêm.
− Dịch vụ giao hàng: nhằm tạo điều kiện cho khách hàng mua sản phẩm một cách
thuận tiện nhất, doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao hàng khắp 63
tỉnh thành.
− Dịch vụ hỗ trợ sau khi mua: sau khi mua, nếu gặp các vấn đề về sản phẩm,
khách hàng có thể khiếu nại để được đổi trả sản phẩm mới. Các sản phẩm đều
có thông tin cần thiết để người dùng có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất.

3.5.2. Chiến lược giá

3.5.2.1. Chiến lược giá theo gói

Với chiến lược này, chúng tôi sử dụng giá gói sản phẩm hỗn hợp, kết hợp cùng
với một số sản phẩm và bán chúng với giá thấp hơn so với khi các sản phẩm được mua
riêng lẻ.

30
Set 1 (650.000 VND): Saffron SALAM 1Gr, Trà hoa cúc mật, Trà hoa nhài

Hình 3.11. Set 1 Saffron SALAM

Set 2 (690.000 VND): Saffron SALAM 1Gr, Trà hoa cúc mật, Trà hoa nhài, Bình nước
Saffron Tea

Hình 3.12. Set 2 Saffron SALAM

31
Set 3 (900.000 VND): Saffron SALAM 1Gr, Đông trùng hạ thảo, Trà hoa cúc mật

Hình 3.13. Set 3 Saffron SALAM

Set 4 (1.350.000 VND): 3 Saffron SALAM 1Gr, 1 Saffron SALAM 1Gr

Hình 3.14. Set 4 Saffron SALAM

Set 5 (2.250.000 VND): 2 Saffron SALAM 3Gr, 1 hũ bột Saffron 1Gr, 1 bộ cối nghiền
Saffron

Hình 3.15. Set 5 Saffron SALAM


32
Set 6 (4.500.000 VND): 3 Saffron SALAM 4Gr, 2 hũ bột Saffron 1Gr, 1 bộ cối nghiền
Saffron.

Hình 3.16. Set 6 Saffron SALAM

Set 7 (11.250.000 VND): 5 Saffron SALAM 5Gr, 3 hũ bột Saffron 1Gr, 1 bộ cối nghiền
Saffron

Hình 3.17. Set 7 Saffron SALAM

3.5.2.2. Chiến lược giá đánh vào tâm lý

Chiến lược giá đánh vào tâm lý mà chúng tôi áp dụng là định giá sản phẩm đuôi
có số lẻ. Với chiến lược này nhằm tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về
giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

33
3.5.3. Chiến lược phân phối

Nhằm giúp sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất, chúng tôi mở
rộng kênh phân phối như sau:

Trong đại dịch COVID-19, việc mua hàng theo cách truyền thống gặp nhiều khó
khăn do phải giãn cách xã hội trong nhiều tháng liền. Vì vậy, để vừa đáp ứng được nhu
cầu mua sắm mà vẫn đảm bảo được sức khỏe, nhóm thực hiện phát triển kênh phân phối
online trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,…để giúp khách hàng
dễ dàng hơn trong việc mua sắm.

Tiếp tục phát triển trên kênh website bán hàng chính thống của Saffron
(http://saffron.vn) như cập nhật thêm nhiều thông tin, thiết kế trang web đẹp mắt để thu
hút khách hàng. Ngoài ra, còn để giới thiệu về sản phẩm, khuyến khích người tiêu dùng
tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ
thể về cách sử dụng. Đồng thời nhằm mục đích điều tra thị trường thông qua hệ thống
dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ.

Tiếp tục phát triển kênh phân phối bằng cách phân phối tại các điểm bán lẻ của
Saffron và tại các siêu thị và trung tâm thương mại như: Coop.mart, Vinmart, Vincom,
Aeon, Lotte, GO, Annam Gourmet,...

3.5.4. Chiến lược chiêu thị

3.5.4.1. Khán giả mục tiêu (Target Audience)

− Độ tuổi: 25 - 35 tuổi.
− Giới tính: nam, nữ.
− Sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
− Có lối sống lành mạnh, quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe đặc biệt
là trà.
− Nhu cầu chưa được đáp ứng: Mỗi dịp Tết đến xuân về, người tiêu dùng Việt đều
gặp chung một trăn trở, đó là: “Tết này mua gì làm quà cho gia đình” hay “Chọn
quà gì cho Tết thật ý nghĩa”.

34
Hình 3.18. Lượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến “quà Tết” trên Google tháng 11 lớn,
thể hiện nhu cầu được tư vấn về quà Tết cao.

− Thông điệp của thương hiệu (Key Message): “Saffron SALAM - lựa chọn hoàn
hảo cho sắc đẹp và sức khỏe gia đình, cho Tết truyền thống trọn yêu thương”
− Slogan: “Trà trao tận tâm - Tết trọn tình”

3.5.4.2. Chiến thuật hỗ trợ (Supporting Tactics)

− PR articles: Kênh 14; Yeah1!; Báo Thanh Niên; Báo Mới; Zing news…
− Social seeding: hot group - Maybe You Could Live A Healthier Life; Đẹp Chanh
Sả, Thánh Riviu,...
− KOLs & Influencers: Giang Ơi, Sunhyun, Nino’s home, Meichan, Baby
Kopohome, Mỡ mỡ, Ngọc Khánh đây, Phượng Vỹ, Bông Tím…

3.5.4.3. Khuyến mãi (Sale Promotions)

− Tặng voucher khuyến mãi cho lần mua sắm tiếp theo (đối với khách hàng giữ lại
vỏ hũ thủy tinh sản phẩm trà Saffron).
− Tung ra các hộp quà ngẫu nhiên trị giá 400.000 VNĐ, với mỗi hộp quà sẽ bao
gồm các sản phẩm ngẫu nhiên: chai nhỏ, chai lớn, combo... Khi mua hộp quà
ngẫu nhiên này của Saffron, khách hàng may mắn có thể nhận được combo sản
phẩm với trị giá lên đến 1.000.000 VNĐ.

35
3.5.4.4. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Chạy quảng cáo Facebook, YouTube; chạy quảng cáo Google Search, quảng cáo
hiển thị.

3.5.4.5. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Tại các điểm bán lẻ của Saffron, chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại như:
Coop.mart, Vinmart, Vincom, Aeon, Lotte Mart, GO, Annam Gourmet,...

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Saffron VIETNAM - doanh nghiệp đi đầu trong nhập khẩu, không ngừng cung
cấp và cập nhật thêm các sản phẩm giá trị, đồng thời liên tục hoàn thiện chất lượng dịch
vụ để hướng tới tầm nhìn trở thành Trung tâm phân phối nhụy hoa nghệ tây – Saffron
lớn nhất Đông Nam Á.

Với mong muốn có thể biến việc sử dụng Saffron chất lượng trở thành thói quen
để mang lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người Việt, chúng tôi đã tìm hiểu và cho
ra một đề xuất chiến lược marketing cho sản phẩm Saffron SALAM hướng tới người
tiêu dùng Việt Tết 2022.

Sơ lược về công ty và đối thủ cạnh tranh, trên thị trường hiện tại có rất nhiều
doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh các sản phẩm trà khác nhau với những mức giá cho
từng phân khúc khách hàng riêng. Với định vị là sản phẩm trà cao cấp, Saffron SALAM
hiện đang có 2 nhóm đối thủ cạnh tranh chính và thứ chính - Saffron Vietfarm, Saffron
Tây Á và một số sản phẩm trà giá thấp trên thị trường.

Từ những thông tin về doanh nghiệp, đối thủ và thị trường đã được sàng lọc kỹ,
kết hợp mức độ nhận biết về sản phẩm thương hiệu Saffron trên thị trường cao thông
qua truy xuất kết quả tìm kiếm từ khóa từ Google tháng 11, chúng tôi đặt ra mục tiêu
chính cho chiến dịch Tết 2022 là tập trung phát triển sản phẩm trà Saffron chia làm 3
mục tiêu nhỏ hơn, bắt đầu từ việc tăng nhận thức thương hiệu đến tăng tỷ lệ khách hàng
trung thành và sau cùng, thông qua chiến dịch Tết 2022 chúng tôi khát khao mở rộng
thị phần khách hàng cho Saffron VIETNAM để từ đó tiếp tục xây dựng một thương hiệu
Việt lấy uy tín và chất lượng làm trọng tâm.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi chọn tệp khách hàng có độ tuổi từ 25 -
35 tuổi, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, là nhóm khách hàng tầm trung và cao cấp
với mức thu nhập từ 6 - 30 triệu có mối quan tâm về các sản phẩm quà Tết hướng tới
gia đình, người thân để trở thành phân khúc thị trường tiềm năng xuyên suốt chiến dịch.

36
Đi sâu hơn vào tìm hiểu tệp khách hàng mục tiêu, chúng tôi nhận ra một xu hướng
tiêu dùng đang hình thành của họ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn ra bất
định, đó là họ dần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của
bản thân và gia đình mình. Nhìn vào áp lực công việc và áp lực cuộc sống thời Covid
mà nhóm khách hàng của chúng tôi đang phải đối mặt, chúng tôi nhận ra một nhu cầu
ngầm hiểu rằng, tuy kinh tế khó khăn và áp lực cuộc sống nặng nề, nhưng họ vẫn hướng
sự quan tâm về các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và sắc đẹp đồng cải thiện sức khỏe tinh
thần trong gia đình nhân dịp Tết 2022 sau một năm đầy biến động - Tết 2022 là Tết của
niềm vui và sức khỏe tình thân.

Để những đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu Tết 2022, chúng tôi đề xuất cải
tiến bao bì sắc đỏ truyền thống kết hợp màu tím hoa nghệ tây đặc trưng cùng một số hoa
văn hoạ tiết đặc sắc của người Việt đồng thời thay đổi hình thức đóng hộp từ sử dụng
hộp nhựa sang dùng lọ thủy tinh nhằm tăng cảm xúc tiêu dùng cho và đáp ứng nhu cầu
làm quà tặng cho người thân và gia đình của khách hàng.

Bên cạnh việc cung cấp giá trị hữu hình của sản phẩm, chúng tôi kết hợp các dịch
vụ hỗ trợ mua hàng, giao hàng và hỗ trợ sau mua, củng cố niềm tin thương hiệu trong
nhận thức của khách hàng xuyên suốt chiến dịch Tết 2022.

Với chiến lược này, chúng tôi sử dụng giá gói sản phẩm hỗn hợp, kết hợp cùng
với một số sản phẩm và bán chúng với giá thấp hơn so với khi các sản phẩm được mua
riêng lẻ, đảm bảo chất lượng và đa dạng lựa chọn cho mọi nhu cầu sử dụng của khách
hàng dựa trên hai đề xuất về giá, chiến lược giá theo gói và chiến lược giá đánh vào tâm
lý.

Hơn hết, nhằm giúp sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất, chúng
tôi đề xuất mở rộng kênh phân phối bao phủ từ trực tuyến đến các điểm bán lẻ và chuỗi
siêu thị uy tín trên phạm vi toàn quốc, luôn đảm bảo các biện pháp phòng tránh dịch cho
khách hàng tại các điểm bán hàng trực tiếp của Saffron VIETNAM.

Về chiến lược truyền thông, chúng tôi đề xuất mở rộng truyền thông đa kênh kết
hợp khuyến mãi, các chiến thuật hỗ trợ, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp cùng
thông điệp “Saffron SALAM - lựa chọn hoàn hảo cho sắc đẹp và sức khỏe gia đình, cho
Tết truyền thống trọn yêu thương” hướng tới tệp khán giả mục tiêu xuyên suốt chiến
dịch Tết 2022.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Armstrong, G. (2017). Principles of Marketing (17th ed). Pearson.
N. X. Trường, N. V. Q. Thi, N. T. Hà, N. T. & N. Đ. C. Nhật (2019). Giáo trình Hành
vi người tiêu dùng. Trường Đại học Tài chính – Marketing.
FLIX (2021, August 23). Dự đoán về xu hướng tiêu dùng của người Việt trong dịp Tết
2022. https://flix.com.vn/du-doan-ve-xu-huong-tieu-dung-cua-nguoi-viet-trong-
dip-tet-2022/
TOPDev (2020). Vietnam IT Landscape 2020 – Vận hội mới của ngành IT Việt Nam
trước sóng đầu tư. https://topdev.vn/TopDev_VietnamITLandscape_2020.pdf
Jason, M. (2021). Connecting the Dots 2021. GWI.
https://bluesyemre.files.wordpress.com/2020/12/connecting-the-dots-2021.pdf
NielsenIQ (2021). Cơ hội nào cho sự sáng tạo hoạt động khuyến mãi cho các dịp lễ
trong đại dịch?.https://nielseniq.com/global/vi/insights/education/2021/co-hoi-
nao-cho-su-sang-tao-hoat-dong-khuyen-mai-cho-cac-dip-le-trong-dai-dich/
Phòng Bảo vệ người tiêu dùng (2021). Xu hướng và thói quen mới của người tiêu dùng
– Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid – 19. Bộ Công
Thương – Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=8043f8d7-
862c-4498-bfd8-4287db457bd3
Mỹ Phương (2021). Mua sắm thời dịch COVID-19 - Bài 1: Xu hướng tiêu dùng mới.
TTXVN. https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/mua-sam-thoi-dich-covid-19-bai-1-xu-
huong-tieu-dung-moi/b5c2f850-ee88-4c8e-85ac-b1d17bb9db53
Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (2021). Người Việt kiểm soát chi tiêu 'tốt nhất thế
giới' trong đại dịch. https://thitruongtaichinhtiente.vn/nguoi-viet-kiem-soat-chi-
tieu-tot-nhat-the-gioi-trong-dai-dich-37991.html
Vũ Phong Energy Group JSC (2021). Lối sống xanh: Người tiêu dùng thay đổi, doanh
nghiệp cũng phải “chuyển mình”. https://vuphong.vn/san-xuat-xanh/
Hoàng Lan (2021). Covid-19 là “cơ hội” đẩy mạnh tiêu dùng xanh. Công Thương.
https://congthuong.vn/covid-19-la-co-hoi-day-manh-tieu-dung-xanh-162652.html
vmcvietnam.org (2021). Xu hướng chăm sóc sức khỏe tại nhà mùa Covid - 19.
https://vmcvietnam.org/xu-huong-cham-soc-suc-khoe-tai-nha-mua-covid-19

a
Tổng cục Thống kê (n.d.). Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm
2021. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-
hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/
Hiền Minh (2020). Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam.
http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=417161
Chính Long (n.d.). Uống trà – Phong tục độc đáo trong đời sống người Việt.
https://chinhlong.vn/tin-tuc/section-1-10-33-of-de-finibus-bonorum-et-malorum-
written-by-cicero-in-22ac/
Travel News (n.d.). Uống trà – Một tập tục tao nhã. http://www.didulich.net/dich-vu-
du-lich/am-thuc/uong-tra-mot-tap-tuc-tao-nha-5836
Saffron Việt Nam. Công Ty Saffron Việt Nam - Cty Saffron Việt Nam.
https://saffron.vn
Bảo Yến (2021). BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020: CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI
VIỆT NAM. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-
hoi.aspx?ItemID=55024
Dân số (2021). Dân số Việt Nam. https://danso.org/viet-nam/
A. Hồng (2021). UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống
3%. Tuổi trẻ Online. https://tuoitre.vn/uob-ha-du-bao-tang-truong-gdp-nam-
2021-cua-viet-nam-xuong-3-20211001190305472.htm

b
BẢNG REPORT CHECK ĐẠO VĂN THEO DOIT

You might also like