You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE Ô TÔ CON DƯỚI 9 CHỔ

Họ và tên: Nguyễn Phan Duy Quốc

MSSV: 1951080339

Lớp: CO19D

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Thắng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP............................................... 2


1.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................................. 2

1.1.1. Tổ chức nhân sự........................................................................................................................................2

1.1.2. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm....................................................................................................................3

1.1.3. Các sản phẩm chính..................................................................................................................................3

CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC THIẾT BỊ........................................................................ 4


2.1. Năng lực thiết bị............................................................................................................................... 4

2.2. Các trang thiết bị chính trong cơ sở.................................................................................................. 4

2.2.1. Thiết bị kiểm tra đèn.................................................................................................................................4

2.2.2. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng...............................................................................5

2.2.3. Thiết bị kiểm tra hiệu quả phanh..............................................................................................................6

2.2.4. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ xăng (MGT 5)....................................................................................7

2.2.5. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ diesel (MDO 2 LON).........................................................................8

2.2.6. Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.....................................................................................................................9

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE Ô TÔ CON DƯỚI 9 CHỔ.............11


3.1. Thủ tục kiểm định........................................................................................................................... 11

3.2. Quy trình kiểm định trong dây chuyền........................................................................................... 13

3.2.1. Công đoạn 1: Kiểm tra và nhận dạng tổng quát:.................................................................................13

3.2.2. Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện..............................................................................22

3.2.3. Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang.......................................................................29

3.2.4. Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường......................................................................................................32

3.2.5. Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của phương tiện............................................................................35

3.3. Tổng hợp kết quả.............................................................................................................................. 43

3.4. Cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định........................................................................................43


GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

2
GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

LỜI NÓI ĐẦU

Qua thời gian thực tập hơn một tháng tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới
An Giang – 6701S, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi
trên ghế nhà trường em chưa được hiểu rõ.

Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân
thành cảm ơn các quý thầy cô trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ
Chí Minh, các giảng viên trong viện Cơ Khí đã giảng dạy và trang bị cho em
những kiến thức cơ bản, đồng thời dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn
Văn Thắng trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân
thành đến Ban Giám Đốc trung tâm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các quý thầy cô chỉ bảo
thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

An Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2023.

Sinh viên

Nguyễn Phan Duy Quốc

Trang 1
GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Hình 1.1. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới An Giang 6701S

Trung tâm đăng kiểm XCG An Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GTVT
tỉnh An Giang thực hiện nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
các phương tện cơ giới đường bộ. theo quyết định số 200 QĐ/NS ngày 20/07/1995 của
Cục đăng kiểm Việt Nam; tiền thân là Trạm Đăng Kiểm PTCGĐB 6701V sau khi
chuyển giao cho Sở Giao Thông vận tải An Giang quản lý với tên Trạm đăng kiểm
6701S. Ngày 08/04/2004 Trạm đăng kiểm 6701S đổi trên thành Trung tâm đăng kiểm
xe cơ giới có mã 6701S theo Quyết định số 568/QĐ-UB-NV của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang. Trung tậm được bổ nhiệm nhiệm vụ đăng kiểm phương tiện thủy bộ nội địa
và đổi tên thành Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy, bộ tỉnh An Giang theo Quyết
định số 2409/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh An Giang.

1.1. Cơ cấu tổ chức

1.1.1. Tổ chức nhân sự


Trung tâm hiện có tổng số CBVC LĐ: 22 người;

Trong đó Ban lãnh đạo: Giám Đốc, Phó Giám Đốc

Trang 2
GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Các phòng chuyên môn:

1/ Phòng tổ chức hành chính và tài vụ

2/ Phòng nghiệp vụ (Nhân viên nghiệp vụ)

3/ Phòng quản lý kiểm định (ĐKV)

4/ Tổ bảo vệ cơ quan

– Trình độ chuyên môn:

+ Đăng kiểm viên bậc cao: 6 người

+ Đăng kiểm viên XVG: 7 người

+ Nhân viên nghiệp vụ : 7 người

+ Đăng kiểm viên thực tập: 2

– Trung tâm luôn quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ năng
lực tay nghề cho CBCNV học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

1.1.2. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm

Hình.1.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

1.1.3. Các sản phẩm chính


Các sản phẩm chính của trung tâm là các loại xe cơ giới như : Ô tô con, ô tô tải,
xe buýt, xe khách, xe chuyên dùng, sơ mi rơ móc, rơ móc

Trang 3
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

CHƯƠNG 2: NĂNG LỰC THIẾT BỊ

2.1. Năng lực thiết bị

Gồm 2 dây chuyền kiểm định ôtô được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại kiểm tra
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, đúng theo quy định của Bộ GTVT.

Thiết bị PCCC, camera chụp ảnh phương tiện vào kiểm định. Camera IP giám
sát và lưu trữ hình ảnh; hệ thống tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm định.

2.2. Các trang thiết bị chính trong cơ sở

2.2.1. Thiết bị kiểm tra đèn

Hình 1.3. Thiết bị kiểm tra đèn.

Thiết bị này thường kết hợp chặt chẽ cảm biến tế bào quang điện để tạo ra lực
điện động bằng năng lượng ánh sáng. Nó xác định cường độ chiếu sáng và sự lệch
hướng trục đo sáng của đèn chiếu sáng phía trước bằng đánh giá lực điện động.

Trang 46
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

2.2.2. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng


2.2.2.1. Cấu tạo

Hình 1.4. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng.

Thiết bị có cấu tạo gồm tấm mặt trượt, tấm mặt đáy chứa các rãnh bi, khung giá
trượt, cảm biến nhận biết, cảm biến trượt. Thiết bị có gắn hai cảm biến nhận biết
phương tiện vào ra, được đặt ở hai đầu thiết bị. Mặt trượt của thiết bị gồm 1 tấm mặt
phẳng bằng thép được gắn với một khung giá bên dưới bằng các bulông. Khung giá
được chế tạo bằng các thép ống hình vuông để chịu lực, nó được định vị với thanh
trượt ở mặt đáy bằng các bulông.

2.2.2.2. Nguyên lý hoạt động

Trang 5
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 1.5. Sơ đồ kết cấu thiết bị kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng

1, 2, 3, 5, 6- Các thanh chứa bi trượt; 4- Cảm biến đo độ trượt;

7- Vỏ ngoài của thiết bị; 8- Lò xo; 9- Thanh trượt ngang;10- Cảm biến nhận biết phương tiện

Khi bánh dẫn hướng của xe kiểm tra lăn lên tấm mặt trượt của thiết bị, dưới sức
nặng của tải trọng xe làm cho mặt trượt bị uốn xuống, cảm biến nhận biết đầu vào xác
nhận có phương tiện vào thiết bị, chương trình kiểm tra bắt đầu hoạt động.

2.2.3. Thiết bị kiểm tra hiệu quả phanh.

Hình 1.6. Thiết bị kiểm tra phanh.

2.2.3.1. Cấu tạo

Thiết bị kiểm tra hiệu quả phanh gồm có 02 bộ ru lô phanh được gá trên khung
giá của thiết bị bởi các ổ bi đỡ và quay đồng tốc với nhau, được kéo bởi động cơ điện
3 pha. Ru lô trượt nằm giữa 02 bộ ru lô phanh và được quay trơn. Bề mặt ru lô được
phủ lớp đá hoặc tạo vẩy thép để tạo ma sát với bánh xe. Cảm biến phanh được gắn với
thân vỏ động cơ điện.

Trang 6
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

2.2.3.2. Nguyên lý hoạt động

Khi kiểm tra phanh, hai bánh xe của một trục được đưa vào giữa 02 bộ ru lô
phanh. Động cơ điện quay kéo các ru lô phanh quay theo, bánh xe đặt trên ru lô cũng
quay theo, bánh xe tỳ lên ru lô quay trơn làm cho ru lô quay theo. Khi đạp phanh, các
bánh xe bị hãm sẽ ghì các ru lô phanh lại, làm cho động cơ bị ghì lại. Do vỏ động cơ
điện không bắt chặt với khung phanh nên nó quay, làm cho cảm biến phanh bị uốn, lực
phanh được báo trên màn. Đồng thời khi phanh, các bánh xe bị hãm đột ngột lại, làm
cho ru lô quay trơn bị trượt. Các cảm biến nhận biết sự trượt sẽ ngắt động cơ khi độ
trượt tới giới hạn quy đinh. Kết quả hiệu quả phanh sẽ được tính toán theo lực phanh
và trọng lượng xe.

2.2.4. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ xăng (MGT 5)

Hình 1.7. Máy kiểm tra khí thải động cơ xăng - MT5.

2.2.4.1. Cấu tạo

Vỏ được làm bằng thép cứng vững được sơn tĩnh điện màu xanh. Kết hợp bộ
tách ẩm và bộ lọc chính. Có bộ lọc than hoạt tính, đầu nối dẫn khí hiệu chuẩn máy,
cảm biến O2, đầu dò khí xả làm bằng thép với kẹp giữ và ống nhựa bịt đầu dò để kiểm
tra rò rỉ khi khởi động máy, ống thoát nước ngưng tụ, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết
bị. Có một bơm riêng để tách các hơi nước ngưng tụ.

2.2.4.2. Nguyên lý hoạt động

  Hướng dẫn sử dụng từng bước trên màn hình của máy tính. Cho phép kết nối
cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động cơ  (RPM). Máy có tính

Trang 7
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

năng tự động tắt để ngăn cản việc tự hấp thu hơi nước vào trong buồng đo. Hiển thị kết
quả trên màn hình của máy tính và in kết quả thông qua máy in tại máy tính server ở
trong văn phòng. Kết nối với máy tính qua cổng USB. Kiểm tra chẩn đoán Lambda.
Có chức năng tự động kiểm tra. Độ chính xác theo tiêu chuẩn OIML Class 0. Các chất
khí đo được: HC, CO, CO2, O2, (NO: option)….  Dựa vào nguyên lý đo: Hồng ngoại
không phân tán đối với khí HC, CO, CO2.  Phân tích điện hoá đối với khí O2, NO.

2.2.5. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ diesel (MDO 2 LON)

Hình 1.8. Máy kiểm tra khí thải động cơ diesel – MDO 2 LON.

2.2.5.1. Cấu tạo

Tích hợp cảm biến đo nhiệt độ ống kiểm tra. Bộ sấy ống kiểm tra công suất lớn.
Cho phép kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động cơ  
(RPM). Có 2 cổng giao tiếp RS 232 để nối với máy tính và nối với một thiết bị kiểm
tra khác  (như máy đo công suất). Chế tạo bằng vật liệu thép không gỉ chất lượng cao.
Vỏ bọc bằng vật liệu tổng hợp cách nhiệt. Đầu dò khí xả diesel đường kính 10mm, ống
dẫn dài 1,5 m, nhiệt độ tối đa 3000C.

2.2.5.2. Nguyên lý hoạt động

Kiểm tra khí xả theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí xả có gia tải. Có thể
kiểm tra từng lần đạp gas hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian. Dựa trên
nguyên lý kiểm tra: Phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng. Hiển thị kết quả trên màn
hình máy tính giúp vận hành thiết bị dễ dàng. Có thể in kết quả kiểm tra ra giấy dạng

Trang 8
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

số và biểu đồ. Đo độ mờ đục của khí xả bằng phương pháp quang học. Phần mềm cơ
bản có quy trình kiểm tra phù hợp quy trình của Cục ĐKVN. Cho phép nhập dữ liệu
khách hàng bằng tay hoặc truyền từ phần mềm quản lý kiểm định của Cục ĐKVN. Tự
động truyền dữ liệu kết quả kiểm tra. Phần mềm cho phép nối mạng các máy trong
mạng.

2.2.6. Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

2.2.6.1. Sơ đồ cấu tạo

Thiết bị kiểm tra gầm có sơ đồ cấu tạo như hình 1.9. Ngoài các bộ phận trên còn
một bộ phận nữa là đèn soi tích hợp các nút điều khiển . Đèn soi được nối với hộp điều
khiển của hệ thống. Trên đó có các nút chức năng dùng để điều khiển sự di chuyển
theo các phương khác nhau của tấm di chuyển.

Hình 1.9. Sơ đồ thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

1- Tấm di chuyển;2- Tay gạt chuyển hướng CĐ;3,6,7- Hệ thống ống dẫn thủy lực; 4,8- Ống thoát
nước;5- Bơm và thùng chứa dầu.

2.2.6.2. Nguyên lý kiểm tra

Khi kiểm tra một số tính năng nào đó của một đối tượng kiểm tra cụ thể bằng
thiết bị kiểm tra, đòi hỏi thiết bị kiểm tra đó phải tạo ra một số điều kiện gần giống
với điều kiện làm việc thực tế của đối tượng kiểm tra. Có như vậy thì kết quả kiểm tra
mới mong đạt được độ chính xác cao. Ở đây thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm hoạt động
cũng dựa trên nguyên lý đó. Nó có khả năng tạo ra một số điều kiện gần giống với
điều kiện thực tế như khi xe đang hoạt động như sự lắc ngang, lắc dọc…Trong điều

Trang 9
NĂNG LỰC THIẾT BỊ NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

kiện đó các chi tiết, cụm chi tiết thuộc hệ thống treo và hệ thống lái sẽ thể hiện khả
năng làm việc . Toàn bộ quá trình được Đăng Kiểm Viên quan sát và đánh giá.

2.1.6.3. Nguyên lý hoạt động

Sự hoạt động của tấm di chuyển dựa trên sự tác động của cơ cấu thuỷ lực. Trên
cơ cấu thuỷ lực này lắp van điều khiển, van điều khiển cho phép điều khiển dòng dầu
chuyển động theo những hành trình khác nhau. Do vậy làm cho tấm di chuyển có thể
chuyển động theo các phương khác nhau. Van được điều khiển thông qua tay gạt
chuyển hướng .

Trang 10
NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE Ô TÔ CON DƯỚI 9 CHỔ

3.1. Thủ tục kiểm định.

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Nhân viên nghiệp vụ kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của các giấy tờ nêu tại
Điều 5, Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT như :

– Giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ


quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận
đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn
cấp Giấy đăng ký;
– Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới
sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
– Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ
giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

Bước 2: Đăng ký kiểm định

– Nhân viên nghiệp vụ thực hiện:


– Thu phí, lập Phiếu theo dõi hồ sơ;
– Đăng ký kiểm tra xe cơ giới trên chương trình Quản lý kiểm định.

Bước 3: Kiểm tra xe cơ giới

– Đăng kiểm viên đưa xe vào dây chuyền và thực hiện:


+ Kiểm tra sự phù hợp giữa tài liệu kỹ thuật và thực tế của xe cơ giới;
+ Kiểm tra An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường xe cơ giới và đánh giá kết
quả kiểm tra theo quy định của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Các công
đoạn, hạng mục kiểm tra theo Phụ lục 2 của Hướng dẫn này;
+ Lập Biên bản kiểm tra cấp Sổ kiểm định (đối với kiểm tra lần đầu cấp Sổ kiểm
định); ghi nhận và truyền kết quả kiểm tra về máy chủ sau khi kết thúc kiểm
tra ở mỗi công đoạn;
– Phụ trách dây chuyền thực hiện:

Trang 46
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

+ Soát xét, hoàn chỉnh các nội dung của Phiếu kiểm định, kiểm tra và ký xác
nhận;
+ Đối với xe cơ giới không đạt, ghi các nội dung không đạt vào trang “Kết quả
kiểm định” tiếp theo của Sổ kiểm định và thông báo kết quả kiểm tra không
đạt;
+ Đối với xe cơ giới kiểm tra lại trong ngày, nếu các hạng mục đã đạt trong lần
kiểm tra trước đó không bị thay đổi hoặc hư hỏng, chỉ cần kiểm tra lại các
hạng mục không đạt. Riêng đối với các hạng mục liên quan đến hệ thống
phanh, nếu có hạng mục không đạt, phải kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục
liên quan đến hệ thống phanh. Các xe cơ giới kiểm tra lại vào ngày khác phải
tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các hạng mục.

Bước 4: Hoàn thiện Hồ sơ.

– Nhân viên nghiệp vụ thực hiện khi xe cơ giới kiểm tra đạt tiêu chuẩn:
+ In Phiếu lập Sổ kiểm định; in trang Đặc điểm phương tiện của Sổ kiểm định
đối với kiểm định cấp Sổ kiểm định (kiểm tra lần đầu, đổi, cấp lại Sổ kiểm
định);
+ Ghi Sổ kiểm định và dán trang Đặc điểm phương tiện vào Sổ kiểm định đối
với kiểm định cấp Sổ kiểm định;
+ In trang Cải tạo, thay đổi kết cấu đối với xe cơ giới cải tạo;
+ In Giấy chứng nhận và Tem kiểm định;
+ Dán Giấy chứng nhận kiểm định, trang Cải tạo, thay đổi kết cấu (nếu có) vào
Sổ kiểm định.
– Lãnh đạo đơn vị Đăng kiểm soát tổng hợp và ký duyệt.
– Nhân viên nghiệp vụ đóng dấu và dán phủ băng keo trong lên trang: đặc điểm
phương tiện và trang cải tạo, thay đổi kết cấu (nếu có).

Bước 5: Trả kết quả.

Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới phải
do các đăng kiểm viên thực hiện; mỗi xe cơ giới có thể phân công một hoặc

Trang 12
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

nhiều đăng kiểm viên. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của
xe cơ giới được chia làm 05 công đoạn, nội dung kiểm tra của mỗi công đoạn
được quy định (tại Bảng 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-
BGTVT) bao gồm 05 công đoạn bao gồm:
– Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
– Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
– Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
– Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
– Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.

3.2. Quy trình kiểm định trong dây chuyền.

3.2.1. Công đoạn 1: Kiểm tra và nhận dạng tổng quát:

3.2.1.1. Biển số đăng ký (biển kiếm soát):

– Quan sát bằng mát: Số lượng theo quy định, hợp quy cách, các chữ số phải rõ ràng,
có quốc huy đầy đủ; màu nền phải đúng với giấy chứng nhận.
– Dùng tay kiểm tra: biển phải được lắp đặt cố định và chắc chắn.

Hình 2.1. Huy hiệu nhận dạng biển số kiểm soát.

Trang 13
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.1.2. Số khung số động cơ:

Hình 2.2. Ký tự và số khung hợp lý.

Quan sát đối chiếu hồ sơ phương tiện: Vị trí đóng phải đúng vị trí, và đầy đủ; Không
được sửa chữa hay tẩy xóa; Các chữ số phải rõ ràng và đúng theo hồ sơ phương tiện;

3.2.1.3. Màu sơn:

Quan sát tổng thể xe: màu sơn phải đúng theo màu trong Giấy đăng ký xe;

3.2.1.4. Kiểu loại và kích thước xe:

Dùng thước kiểm tra chính xác kích thước tổng thể (dài х rộng х cao) phải đúng theo
hồ sơ kỹ thuật

3.2.1.5. Kiểm tra động cơ, các hệ thống liên quan và động cơ:

a. Tình trạng chung:


– Lắp đặt đúng kiểu loại, đúng vị trí và chắc chắn;
– Không rò rỉ chất lỏng;
– Dây cu-roa đúng kiểu loại, không chùng lỏng hoặc nứt gãy, rách;
– Các chi tiết không có hiện tượng nứt gãy, vỡ;
– Các bu lông đai ốc phải chặt và cố định;
b. Bình chứa ống dẫn nhiên liệu:

Trang 14
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Lắp đặt đúng quy định, chắc chắn và có thành bảo vệ ngăn cách với động cơ;
– Bình chứa và ống dẫn phải nguyên vẹn không được biến dạng, nứt ăn mòn, rò rỉ, có
dấu vết va chạm, cọ sát với các chi tiết khác;
– Bình chứa phải có đủ nắp và kín khít; có cơ chế khóa và hoạt động bình thường
(nếu có);
c. Bơm chân không, bình chứa dung dịch, các van an toàn và van xả khí:
– Phải đầy đủ, đúng kiểu loại, lắp đặt đúng vị trí và chắc chắn;
d. Ắc quy:
– Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn và không bị rò rỉ môi chất;

Hình 2.3. Vị trí và cách lắp đặt bình accu.

3.2.1.6. Bánh xe và bánh xe dự phòng:

a. Bánh xe:
– Đầy đủ, đúng thông số của lốp do nhà sản xuất xe cơ giới quy định, tài liệu kỹ thuật;
– Áp suất lốp phải đủ; lắp đặt chắc chắn và có đầy đủ các chi tiết đi kèm;
– Vành đĩa còn nguyên vẹn không nứt mẻ hoặc cong vênh;
– Vòng hảm phải khít vào lốp xe;
– Lốp nguyên vẹn; không được nứt vỡ, phồng rộp làm hỡ lớp sợi mành;
– Lốp dẫn hướng hai bên phải cùng kiểu loại, chiều cao phải đồng đều;

Trang 15
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Độ mòn phải đồng đều và nằm trong giới hạn của nhà sản xuất lốp;

Hình 2.4. Thông số lốp và vị trí kiểm tra độ mòn lốp xe


.
b. Giá lắp và bánh xe dự phòng:
– Giá lắp phải chắc chắn không nứt gãy;
– Bánh xe dự dòng phải gá lắp chắc chắn và an toàn;
c. Cơ cấu khóa hãm:
– Phải đúng kiểu loại, hoạt động bình thường;

Trang 16
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.1.7. Đèn chiếu sáng phía trước(pha-cốt):

a. Tình trạng và sự hoạt động:


– Phải đầy đủ, đúng kiểu loại và còn nguyên vẹn;
– Lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn;
– Công tắc phải còn hoạt động bình thường;
– Màu của ánh sáng phải đúng theo quy định gồm: màu trắng, trắng xanh hoặc vàng
nhạt;
b. Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa:
– Hình dạng chùm sáng phải đúng;
– Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên dưới đường nằm ngang 0%;
– Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với
các đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc không được
nằm trên đường nằm ngang -2,75% đối với các đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850
mm so với mặt đất;
– Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không lệch trái so đường nằm dọc 0%;
– Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không lệch phải so đường nằm dọc 2%;
– Cường độ sáng phải lớn hơn 10.000 cd;

Trang 17
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.5. Kiểm tra đèn bằng thiết bị LITE 3.

c. Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần:


– Hình dạng chùm sáng phải đúng;
– Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng
không được lệch sáng trái của đường nằm dọc 0%;
– Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng
không được lệch sáng phải của đường nằm dọc 2%;
– Đường ranh giới tối sáng không nằm trên đường ngang -0,5% đối với đèn có chiều
cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc không được trên đường nằm
ngang 1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt đất;
– Đường ranh giới tối sáng không nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với đèn có
chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc không nằm dưới đường
nằm ngang -2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất.

Trang 18
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.1.8. Cách đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số:

a. Đèn kích thước phía trước, phía sau và hai bên:


– Lắp đặt đầy đủ, chắc chắn, đúng kiểu loại, vị trí và nguyên vẹn;
– Hoạt động ổn định, màu sắc đúng theo quy định bao gồm: màu trắng hoặc vàng nhạt
đối với phía trước, màu đỏ đối với phía sau;
– Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm phải theo từng cặp đối xứng
và đồng bộ về màu sắc, kích thước;
– Cường độ sáng và diện tích phát sáng phải đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày;

Hình 2.6. Vị trí, màu sắc và tình trạng hoạt động của đèn kích thích.

b. Đèn rẻ và đèn báo nguy hiểm:


– Lắp đặt đầy đủ, chắc chắn, đúng kiểu loại, vị trí và nguyên vẹn;
– Hoạt động ổn định, màu sắc đúng theo quy định bao gồm: màu vàng đối với phía
trước, màu đỏ hoặc vàng đối với phía sau;
– Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm phải theo từng cặp đối xứng
và đồng bộ về màu sắc, kích thước;
– Cường độ sáng và diện tích phát sáng phải đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày;
– Đèn sáng sau 3 giây kể từ khi bật công tắc;
– Tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút.

Trang 19
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.7. Vị trí, màu sắc và tình trạng hoạt động của đèn báo rẻ.

c. Đèn phanh:
– Lắp đặt đầy đủ, chắc chắn, đúng kiểu loại, vị trí và nguyên vẹn;
– Hoạt động ổn định, màu sắc đúng theo quy định: màu đỏ;
– Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm phải theo từng cặp đối xứng và
đồng bộ về màu sắc, kích thước;
– Cường độ sáng và diện tích phát sáng phải đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày;

Trang 20
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.8. Vị trí, màu sắc và tình trạng hoạt động của đèn phanh.

d. Đèn lùi:
– Lắp đặt đầy đủ, chắc chắn, đúng kiểu loại, vị trí và nguyên vẹn;
– Vẫn còn hoạt động ổn định khi cài số lùi;
– Ánh sáng đúng theo màu quy định: màu trắng;
– Cường độ sáng và diện tích phát sáng phải đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày;

Hình 2.9. Vị trí, màu sắc và tình trạng hoạt động của đèn báo lùi.

Trang 21
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.2. Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện

3.2.2.1. Tầm nhìn, kính chắn gió

– Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai
bên.
– Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
– Kính chắn gió phải đúng quy cách, phải là kính an toàn;
– Không vỡ, rạn nứt ảnh hưởng đến tầm nhìn người lái. Hình ảnh quan sát không bị
méo, rõ ràng;

3.2.2.2. Gạt nước, phun nước rửa kính

– Phải lắp đặt đầy đủ, chắc chắn;


– Lưỡi gạt không quá mòn; Đảm bảo tầm nhìn của người lái;
– Tình trạng hoạt động bình thường;
– Nước rửa kính phải phun đúng vào phần được quét của gạt nước;

Hình 2.10. Vị trí và tình trạng hoạt động của phun rửa kính và gạt nước.

3.2.2.3. Gương, camera quan sát phía sau:

– Lắp đặt đầy đủ và chắc chắn;

Trang 22
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Kính phải còn nguyên vẹn không nứt vỡ và điều chỉnh các hướng;
– Phía bên trái quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về
phía sau;
– Phía bên phải của xe con, xe tải có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn phải
quan sát được ít nhất chiều rộng 4m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; đối với các
loại xe khác không quan sát được ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí cách gương 30 m về
phía sau;
– Hình ảnh quan sát rõ ràng;

3.2.2.4. Các đồng hồ và đèn báo trên bảng điều khiển:

– Đồng hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ phải còn
hoạt động và không báo lỗi;
– Các loại đồng hồ (trừ đồng hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ nhiệt độ nước làm
mát động cơ), đèn báo trên bảng điều khiển hoạt động (Không thuộc hư hỏng nghiêm
trọng);

Trang 23
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.11. Đồng hồ taplo không có cảnh báo hư hỏng.

3.2.2.5. Thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát

a. Thiết bị giám sát hành trình:


– Có thể truy cập vào tài khoản đăng kí, có dấu hợp quy;
– Hiển thị sai thông tin của xe cơ giới trên website;
– Lắp đặt chắc chắn, không ảnh hưởng đến việc vận hành xe, không gây nguy hiểm
cho người ngồi trên xe;
b. Camera giám sát:
– Có thể truy cập vào tài khoản đăng kí, có dấu hợp quy;
– Hiển thị sai thông tin của xe cơ giới trên website;
– Lưu trữ, ghi dữ liệu hình ảnh trên xe theo quy định;
– Lắp đặt chắc chắn, không ảnh hưởng đến việc vận hành xe, không gây nguy hiểm
cho người ngồi trên xe;

3.2.2.6. Vô lăng lái

– Đúng kiểu loại và lắp đặt đúng vị trí;


– Lắp đặt chắc chắn tránh sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái và trục lái;
– Độ rơ của vô lăng lái không vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái tính từ khoảng
cách hai điểm đã xác định;

3.2.2.7. Trụ lái và trục lái

– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn;


– Còn nguyên vẹn không nứt gãy, biến dạng;
– Trục lái không có tình trạng rơ dọc, rơ ngang;
– Cơ cấu thay đổi độ nghiêng đảm bảo khoá vị trí chắc chắn.

3.2.2.8. Trợ lực lái

– Tình trạng hoạt động ổn định; làm việc êm ái;

Trang 24
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái;

3.2.2.9. Trục bàn đạp phanh

– Đầy đủ chi tiết lắp ghép, chắc chắn;


– Trục xoay ổn định, nhẹ nhàng không bó kẹt;
– Ổ đỡ, trục quá không bị mòn, rơ;

3.2.2.10. Các bàn đạp điều khiển: ly hợp, phanh, ga

a. Chân phanh (bàn đạp phanh)


– Lắp đặt đúng kiểu loại, chắc chắn không rạn, nứt, cong vênh;
– Bàn đạp tự trả lại đúng khi nhả phanh;
– Bàn đạp phanh có hành trình tự do, dự trữ hành trình;
– Mặt chống trượt lắp chặt, không quá mòn;

Hình 2.12. Vị trí và tình trạng của bàn đạp phanh.

b. Chân ly hợp (bàn đạp ly hợp)


– Bàn đạp ly hợp có hành trình tự do, mặt chống trượt còn vân;
– Đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;

Trang 25
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Các chi tiết còn nguyên vẹn không nứt, gãy, biến dạng.

Hình 2.13. Vị trí và tình trạng của bàn đạp ly hợp.

c. Chân ga (bàn đạp ga)


– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không rạn, nứt, cong vênh;
– Bàn đạp tự trả lại đúng khi nhả ga;
– Mặt chống trượt lắp chặt, không bị mất hoặc quá mòn;

Trang 26
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.14. Vị trí và tình trạng của bàn đạp ga.

3.2.2.11. Sự làm việc của bộ ly hợp

– Ly hợp đóng, cắt hoàn toàn;


– Đóng, cắt nhẹ nhàng, êm dịu, không có tiếng động lạ;

3.2.2.12. Cơ cấu điều khiển hộp số

– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, không rạn, nứt;
– Vào số nhẹ nhàng, êm ái, không tự nhảy số;

3.2.2.13. Cơ cấu điều khiển phanh đỗ

– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn không rạn, nứt, cong vênh;
– Cong vênh;
– Cóc hãm không có tác dụng;
– Chốt, cơ cấu cóc hãm quá mòn;
– Hành trình làm việc không đúng quy định của nhà sản xuất.

Hình 2.15. Vị trí cóc hãm của phanh đỗ.

Trang 27
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.2.14. Van phanh, nút bấm điều khiển phanh đỗ xe

– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn;


– Bộ phận điều khiển không nứt, hỏng, quá mòn;
– Van điều khiển làm việc đúng chức năng, ổn định; các mối liên kết chặt, không có
sự rò rỉ trong hệ thống;
– Có tín hiệu khi đóng mở nút bấm;

3.2.2.15. Tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý

– Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn không nứt, gãy;


– Đúng quy cách, chia khoang theo quy định;

3.2.2.16. Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm, dây đai an toàn

a. Ghế người lái, ghế ngồi:


– Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) có tác dụng;
– Đúng hồ sơ kỹ thuật, bố trí và kích thước ghế, giường đúng quy định;
– Lắp đặt chắc chắn.
b. Dây đai an toàn:
– Khóa cài đóng mở nhẹ nhàng, không tự mở;
– Đầy đủ theo quy định, lắp đặt chắc chắn;
– Dây còn nguyên vẹn, bị kẹt, kéo ra, thu vào được;
– Cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật dây đột ngột;

3.2.2.17. Bình chữa cháy

– Có bình chữa cháy theo quy định;


– Bình chữa cháy phải còn hạn sử dụng;

3.2.2.18.Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, kích thước thùng hàng

– Không lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái;
– Dúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn, cân đối trên khung;
– Không nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng, sơn bong tróc;

Trang 28
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.2.19. Sàn bệ, khung xương, bậc lên xuống

– Đầy đủ, lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí;


– Tình trạng không nứt, gãy, mục gỉ, biến dạng;

3.2.2.20. Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa

– Đóng, mở nhẹ nhàng;


– Lắp đặt đầy đủ, chắc chắn;
– Bản lề, chốt không bị mất, lỏng, hư hỏng;
– Khóa cửa hoạt động ổn định, đóng chặt và cửa không tự mở;

3.2.3. Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang.

3.2.3.1.Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng

– Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không được vượt quá 5mm/m.

Hình 2.16. Độ trượt ngang của bán xe là +6.5mm/m

Trang 29
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.3.2. Sự làm việc của phanh chính

a. Hiệu quả phanh trên băng thử:

Hình 2.17. Bàn thử phanh hổ trợ kiểm tra độ hiệu quả phanh tại các trục.

– Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục (KSL) lớn hơn 25%;
– Hiệu quả phanh toàn bộ của xe (KP) phải đạt mức giá trị tối thiểu quy định đối với
các loại phương tiện như sau: Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng bản thân không
lớn hơn 12.000 kg và ô tô chở người: 50%

Trang 30
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.18. Màn hình hiển thị lực cản lăn của 2 bánh xe đồng trục.

Hình 2.19. Màn hình hiển thị độ chênh lệch lực cản lăn
và hiệu quả phanh của 2 bánh xe đồng trục.

Trang 31
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

b. Hiệu quả phanh trên đường

– Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 8o so với phương chuyển động
ban đầu và xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;
– Quãng đường phanh (SPh) vượt quá giá trị tối thiểu sau:
– Ô tô con, kể cả ô tô con chuyên dùng có số chỗ (kể cả người lái) đến 9 chỗ: 7,2 m
– Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở
người có số chỗ (kể cả người lái) trên 09 chỗ và có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5
m: 9,5 m
– Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở người
có số chỗ (kể cả người lái) trên 09 chỗ và có tổng
– chiều dài lớn hơn 7,5 m: 11 m.

c. Hiệu quả phanh đỗ trên băng thử

– Có tác dụng phanh trên cả hai bên bánh xe.


– Thử trên đường: quãng đường phanh nhỏ hơn 6 m;
– Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ giữ được xe đứng yên trên mặt dốc;
– Thử trên băng thử phanh: hiệu quả phanh đỗ lớn hơn 16%.

3.2.4. Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường

3.2.4.1. Độ ồn ngoài:

– Độ ồn trung bình của Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ,
xe lam, xích lô máy có khối lượng toàn bộ G ≤ 3500 kg sau khi đã hiệu chỉnh không
được vượt quá các giá trị: 103 dB(A);
– Còi:
– Âm thanh phát ra phải liên tục, âm lượng ổn định.
– Công tắt hoặc điều khiển còn hoạt động, điều khiển dễ dàng và lắp đặt chắc chắn.
– Âm lượng cho phép phải lớn hơn 90 dB(A) và nhỏ hơn 115 dB(A).

Trang 32
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.2.4.2. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức: Nồng độ CO, HC:

a. Nồng độ CO phải nhỏ hơn 4,5 % thể tích đối với các xe sản xuất trước năm 1999
hoặc nhỏ hơn 3,5 % thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau.
b. Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương): Đối với động cơ 4 kỳ phải nhỏ hơn
1200 phần triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc nhỏ hơn
800 phần triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau;
– Đối với động cơ 2 kỳ: nhỏ hơn 7800 phần triệu (ppm) thể tích;
– Đối với động cơ đặc biệt: nhỏ hơn 3300 phần triệu (ppm) thể tích.
c. Số vòng quay không tải (số vòng quay cầm chừng): Số vòng quay không tải phải
theo quy định của nhà sản xuất hoặc không được vượt quá 1000 vòng/phút.

Hình 2.20. Thiết bị kiểm tra số vòng quay của động cơ.

Trang 33
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.21. Thiết bị đo nồng độ khí xả tại số vòng quay cầm chừng.

Hình 2.21. Màn hình hiển thị chỉ số CO2, CO, HC và số vòng quay cầm chừng.

3.2.4.3. Khí thải động cơ do cháy nén:

– Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất không quá
10% HSU;

Trang 34
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo lớn nhỏ 72% HSU đối với các xe sản xuất
trước năm 1999 hoặc nhỏ hơn 60% HSU thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999
trở về sau.
– Giá trị số vòng quay không tải của động cơ nằm trong phạm vi quy định của nhà sản
xuất hoặc phải nhỏ hơn 1000 vòng/phút;
– Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất không vượt quá 5 giây
hoặc vượt quá 5 giây đối với động cơ có kết cấu đặc biệt (là động cơ có đặc tính theo
thiết kế nguyên thủy khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn
90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại và thời gian gia tốc lớn);
– Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ khi kiểm tra phải lớn hơn 90% số vòng
quay lớn nhất khi kiểm tra thực tế;
– Giá trị số vòng quay lớn nhất của động cơ khi kiểm tra lớn hơn 90% số vòng quay
ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt;

3.2.5. Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của phương tiện.

3.2.5.1. Khung liên kết và các móc kéo

– Lắp đặt đúng kiểu loại;


– Không nứt, gẫy, biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt;
– Liên kết phải chắc chắn;
– Không bị mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu.

3.2.5.2. Hệ thống phanh chính

– Lắp đặt đúng kiểu loại, đúng vị trí và cố định chắc chắn;
a. Ống cứng ống mềm
– Không có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
– Ống cứng không biến dạng hoặc quá mòn; ống mềm không bị nứt, vặn xoắn hoặc
quá quá mòn, quá ngắn.
– Ống, chỗ kết nối không bị rò rỉ; ống cứng không bị rạn, nứt, mọt gỉ; ống mềm
không bị nứt, phồng rộp.
– Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

Trang 35
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.22. Ống cứng và ống mềm được lắp dưới gầm.

b. Dây cáp, cần đẩy, thanh kéo và các liên kiết


– Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn;
– Không có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác;
c. Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh)
– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn;
– Không bị rạn, nứt, vỡ, biến dạng, quá mòn;
– Hoạt động ổn định, không bị rò rỉ;
– Đầy đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
d. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất:
– Lắp đặt đầy đủ, đúng kiểu loại, chắc chắn;
– Áp suất ổn định, không nghe rõ tiếng rò khí;
– Bình chứa bình nguyên vẹn không rạn, nứt, biến dạng, mọt gỉ;
– Các van an toàn, van xả nước, có tác dụng;
e. Các van phanh
– Đúng kiểu loại, lắp đặt đúng và chắc chắn;
– Không bị hư hỏng hay rò rỉ.
f. Trợ lực phanh xi lanh phanh chính

Trang 36
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Trợ lực có tác dụng;


– Châm dầu phanh đầy đủ, không báo đèn dầu phanh sáng;
– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn;
– Xi lanh phanh chính không hư hỏng hoặc rò rỉ;

Hình 2.23. Vị trí và tình trạng hoạt động của bầu trợ lực phanh và xylanh phanh chính.

3.2.5.3. Hệ thống lái

a. Cơ cấu lái: tình trạng chung


– Nguyên vẹn và đầy đủ các chi tiết, không rách, vỡ cao su chắn bụi;
– Không rò rỉ dầu thành giọt đối với trợ lực lái dầu;
– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn và các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
b. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái
– Không bó kẹt, di chuyển liên tục, trơn tru;
– Lực đánh lái bình thường; không có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải;
– Góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải phải đồng bộ;
– Hoạt động êm ái không có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái;
c. Thanh và đòn dẫn động lái
– Lắp đúng kiểu loại, đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt chắc chắn;

Trang 37
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Không nứt, gãy, biến dạng;


– Không có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
– Di chuyển không bị chạm vào các chi tiết khác;
– Di chuyển liên tục, không bị giật cục hay quá giới hạn;

Hình 2.24. Vị trí lắp đặt và trình trạng của thanh dẫn động lái.

d. Trợ lực lái


– Lắp đúng kiểu loại và chắc chắn;
– Không rạn, nứt, biến dạng;
– Không chảy dầu thành giọt hay thiếu dầu trợ lực.
– Trợ lực lái phải có tác dụng;
e. Khớp cầu và khớp dẫn hướng
– Khớp cầu và khớp chuyển hướng đúng kiểu loại không thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn
bụi;
– Lắp đầy đủ các chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt chắc chắn;

Trang 38
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Không nứt, gãy, biến dạng;


– Khớp cầu, khớp chuyển hướng không rơ, lỏng, bị giật cục hoặc không bị bó kẹt khi
di chuyển;
f. Ngõng quay lái
– Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn, đầy đủ các chi tiết lắp ghép;
– Vỏ bọc chắn bụi còn nguyên vẹn không rách, thủng hoặc vỡ;
– Trục, khớp cầu không rơ, lỏng hoặc nứt, gãy biến dạng;
– Di chuyển trơn tru, liên tục, không giật cục hay bó kẹt;

Hình 2.25. Vị trí lắp đặt và tính trạng của ngõng quay lái.

g. Moay ơ bánh xe
– Moay ơ phải ổn định, chắc chắn;
– Bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt hay cọ sát vào phần khác;

3.2.5.4. Hệ thống treo

a. Bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn)

Trang 39
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

– Lắp đặt đúng kiểu loại, số lượng, chắc chắn, đầy đủ các chi tiết lắp ghép;
– Các chi tiết không bị nứt, gẫy, biến dạng;
– Ắc nhíp cố định không rơ, lỏng;
b. Hệ thống treo khí nén
– Lắp đặt đầy đủ, đúng kiểu loại, chắc chắn;
– Hệ thống hoạt động ổn định;
– Không có hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng hệ thống;
c. Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
– Lắp đặt đầy đủ, đúng kiểu loại, chắc chắn;
– Các chi tiết không bị nứt, gẫy, biến dạng, hen gỉ, các chi tiết cao su không bị vỡ nát;
d. Giảm chấn
– Lắp đặt đầy đủ, đúng kiểu loại, chắc chắn;
– Giảm chấn có tác dụng, hoặc động bình thường;
– Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng; chi tiết cao su bị vỡ nát;
e. Các khớp nối của hệ thống treo
– Lắp đặt đầy đủ, đúng kiểu loại, chắc chắn;
– Vỏ bọc chắn bụi lắp đầy đủ, không nứt,vỡ;
– Các chi tiết không bị nứt, gẫy, biến dạng;
– Hoạt động trơn tru không có tình trạng rơ, bó kẹt hoặc quá mòn;

3.2.5.5. Hệ thống truyền lực.

f. Trục các đăng


– Lắp đặt đúng kiểu loại, vị trí theo nhà sản xuất;
– Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ hoạt động ổn định, chắc chắn. Ổ đỡ trung gian chắc
chắn, còn nguyên vẹn;
– Không có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe hay hư hỏng các khớp nối mềm;
– Đầy đủ các chi tiết lắp ghép, lắp đặt chắc chắn;
– Các chi tiết không nứt, gãy, biến dạng, cong vênh.

Trang 40
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.26. Vị trí lắp đặt và tình trạng hoạt động của trục các đăng.

g. Hộp số
– Đúng kiểu loại, lắp đặt chắc chắn;
– Không bị rò rỉ dầu;
– Hoạt động ổn định, không nứt mẻ hay biến dạng;

Trang 41
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Hình 2.27. Vị trí và tình trạng bên ngoài của hộp số.

h. Cầu xe
– Đúng kiểu loại, không nứt, gãy hoặc biến dạng;
– Đầy đủ chi tiết lắp ghép, lắp đặt chắc chắn;
i. Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm.
– Lắp đặt chắc chắn, đúng kiểu loại;
– Không bị mục, hen rỉ hay biến dạng;

3.2.5.6. Dây dẫn điện

– Dây dẫn còn nguyên vẹn, không bị mất vỏ cách điện hoặc gãy;
– Không có dấu vết cọ sát với các chi tiết khác;

Trang 42
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

3.3. Tổng hợp kết quả.

Phụ trách dây truyền tổng hợp kết kiểm định từ các công đoạn do đăng kiểm viên
thực hiện. Kiểm tra và nhập thông tin vào Phiếu kiểm định, đối chiếu với thông số kỹ
thuật để đánh giá chất lượng và niên hạn kiểm định tiếp theo.

3.4. Cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định


Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem
kiểm định theo mẫu quy định:
a. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số
seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam
thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên
chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh
doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho
xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh
doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh
doanh vận tải.
b. Xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận
kiểm định và không cấp Tem kiểm định.
c. Đối với xe cơ giới có Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới nhập
khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT ô tô sản xuất lắp ráp có ghi
nội dung chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và các xe quá khổ quá tải theo quy định tại
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không
cấp Tem kiểm định, trên Giấy chứng nhận kiểm định có ghi dòng chữ: “Khi tham gia
giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ”.
d. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định cấp theo chu kỳ
kiểm định quy nhưng không vượt quá ngày hết hạn của Giấy đăng ký xe (nếu có) hoặc
ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
e. Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao
thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía
trước xe ô tô; đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào
khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.

Trang 43
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

f. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi
kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
g. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xoá; Giấy chứng
nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định,
đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm
định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực) và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt
Nam.
h. Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định hết hiệu lực khi:
– Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mới;
– Đã có khai báo mất của chủ xe với đơn vị đăng kiểm;
– Đã có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm;
– Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
theo quy định;
– Đã có xác nhận của đơn vị đăng kiểm về sự không phù hợp giữa thông số kỹ thuật trên
Giấy chứng nhận kiểm định và thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới;

Trang 44
NGUYỄN PHAN DUY QUỐC

Tài liệu tham khảo:

[1] Thông tư số 16/2021/ TT-BGTVT.

[2] Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT.

[3] Nghị định số 100/2019/NĐ.

-Hết-

Trang 46

You might also like