You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


---------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


Mã lớp học lý thuyết: 133698

Môn học: Kỹ thuật đo lường và lý thuyết ĐKTĐ trong CN Thực phẩm


Mã học phần: BF3534
Học kỳ: 20212

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết - 20190604

Lớp: Kỹ thuật thực phẩm 01 – K64

Nhóm thí nghiệm: N05

Hà Nội, 7/2022
MỤC LỤC
BÀI 1: ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ MÔI CHẤT LỎNG .............. 1
I. Mục đích thí nghiệm ................................................................................................ 1
II. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................ 1
III. Kết quả tính toán .................................................................................................. 2
1. Vẽ đặc tính quá độ của đối tượng ........................................................................ 3
2. Tính toán hàm truyền đối tượng .......................................................................... 3
VI. Tổng kết ................................................................................................................ 4
BÀI 2: ĐO LƯỜNG ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ ............................................................. 5
I. Mục đích thí nghiệm ................................................................................................ 5
II. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................ 5
1. Khái niệm ............................................................................................................. 5
2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo trong của đầu đo độ ẩm theo phương pháp điện
học ............................................................................................................................ 6
3. Đặc điểm hình dạng bên ngoài và lưu ý lắp đặt của cảm biến đo độ ẩm theo
phương pháp điện học .............................................................................................. 8
III. Kết quả thí nghiệm .............................................................................................. 11
1. Tính toán xử lý số liệu: ................................................................................... 12
2. Đồ thị lượng ẩm theo thời gian ....................................................................... 12
3. Đồ thị tương quan độ ẩm tương đối, nhiệt độ và lượng ẩm ............................ 13
IV. Tổng kết .............................................................................................................. 14
BÀI 3: THIẾT LẬP SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG VÀ ĐO ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ
TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM ........................................................................ 15
I. Mục đích bài thí nghiệm ........................................................................................ 15
II. Cở sở lý thuyết...................................................................................................... 15
III. Kết quả thí nghiệm .............................................................................................. 16
IV. Tổng kết .............................................................................................................. 17
BÀI 1: ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ MÔI CHẤT LỎNG
Ngày thực hiện: 02/05/2022
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Tuấn Linh
I. Mục đích thí nghiệm
- Nắm được cơ sở lý thuyết về nguyên lý thay đổi điện trở suất của kim loại khi
thay đổi nhiệt độ và mạch đo của thiết bị đo nhiệt độ sử dụng nhiệt điện trở
- Kiểm tra khả năng bám nhiệt độ đặt
- Quan sát thiết bị đo, biết cách làm thí nghiệm, tính toán và xử lý số liệu
II. Cơ sở lý thuyết
Thiết bị và nguyên lý hoạt động

TSP C A ĐTĐK
Bộ điều Thiết bị Nước
khiển và gia nhiệt
-y hiển thị

S
Cảm biến

- Cảm biến: PT 100 được cấu tạo từ kim loại Platinum, được quấn tùy theo hình
dạng của đầu dò nhiệt, có giá trị điện trở khi ở 0oC là 100  . Đây là loại cảm
biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn ngoài ổn định. Giá trị
điện trở thay đổi tỉ lệ thuận với sự thay đổi nhiệt độ.
- Thiết bị gia nhiệt: Thanh gia nhiệt
- Bộ điều khiển và hiển thị: Thiết bị điều kiển theo chế độ ON/OFF
+) Nguyên lý hoạt động
- Sau khi cấp nước ổn định về thể tích thì tiến hành thí nghiệm.
- Chọn nhiệt độ muốn cấp cho nước. Tsp = 63oC rồi bật máy ở chế độ AUTO.
- Thông tin về nhiệt độ của nước sẽ thông qua cảm biến truyền đến bộ điều khiển
và hiển thị.

1
+ Nếu nhiệt độ nước ra không đạt: Tpy < Tsp cảm biến sẽ báo cấp nhiệt → bộ
điều khiển bật nguồn cấp điện cho thiết bị gia nhiệt → thanh gia nhiệt truyền
nhiệt cho nước.
+ Nếu nhiệt độ nước vượt xa Tpy > Tsp cảm biến sẽ báo ngừng cấp nhiệt → bộ
điều khiển sẽ ngừng cấp điện cho thiết bị gia nhiệt → thanh gia nhiệt ngừng
truyền nhiệt cho nước.
Kết luận:
Yêu cầu điều khiển:
- Cảm biến phải có dải đo lớn hơn hoặc bằng dải đo của bài thí nghiệm
- Cảm biến có khả năng truyền xa để đưa thông tin về bộ điều khiển
- Bộ điều khiển tự động nhận tín hiệu từ cảm biến và thực hiện bật/ tắt nguồn
- Bộ điều khiển có một rơ – le thường mở. Khi cần cấp nhiệt thì rơ – le đóng, thiết
bị gia nhiệt được nối với nguồn, thanh gia nhiệt cấp nhiệt. Khi đủ nhiệt thì rơ –
le trở về trạng thái mở, mạch của thiết bị gia nhiệt với nguồn hở, thanh gia nhiệt
ngừng cấp nhiệt.
III. Kết quả tính toán
Nhiệt độ đặt: 63°C
Nhiệt độ bình trước khi khởi động hệ thống điều khiển: 31°C
Bảng kết quả thí nghiệm

Thời gian Nhiệt độ T Thời gian Nhiệt độ T


STT t (s) (oC) STT t (s) (oC)

1 0 31 18 864 48
2 25 32 19 930 49

3 44 33 20 987 50

4 82 34 21 1040 51
5 135 35 22 1097 52
6 168 36 23 1188 53

7 211 37 24 1251 54

2
8 276 38 25 1295 55

9 312 39 26 1338 56

10 360 40 27 1383 57

11 434 41 28 1451 58
12 484 42 29 1576 59

13 561 43 30 1616 60
14 615 44 31 1671 61

15 689 45 32 1740 62
16 731 46 33 1834 63

17 788 47

Sau 10 phút, nhiệt độ không thay đổi


1. Vẽ đặc tính quá độ của đối tượng

Hình a: Đáp ứng quá độ của đối tượng quán tính bậc nhất có trễ
2. Tính toán hàm truyền đối tượng

− Giá trị xác lập của đáp ứng bước: y (∞) = 63

− u0 là độ lớn của xung bậc thang đầu vào. Chọn u0 =1

3
y 63
K= = = 63
− Hệ số truyền: uo 1

− Hệ số quán tính: T= Ta= AC = 929-25 = 904

− Thời gian trễ: τ = 25 (s)


➔ Mô hình quán tính bậc nhất trễ có dạng:

K .e − s 63.e −25 s
O( s ) = =
1 + T .s 1 + 904.s

VI. Tổng kết


− Qua bài biết các thực hiện các thao tác thí nghiệm, xử lý và tính toán số liệu và
từ đồ thị biết được đặc tính đối tượng có trễ hay không có trễ

4
BÀI 2: ĐO LƯỜNG ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
Ngày thực hiện: 09/05/2022
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Tuấn Linh
I. Mục đích thí nghiệm
- Nắm được cơ sở lí thuyết vê các khái niệm cơ bản liên quan đến độ ẩm không
khí và nguyên lí hoạt động, cấu tạo của đầu đo độ ẩm theo phương pháp điện
học.
- Tìm hiểu tương quan nhiệt độ, độ ẩm tương đổi và lượng ẩm.
II. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
Quá trình bay hơi: Ở một nhiệt độ bất kỳ trên bề mặt các chất lỏng luôn luôn
xảy ra hiện tượng một số phần tử có động năng lớn thắng được lực hút giữa các
phân tử và thoát khỏi khối chất lỏng và “bay hơi” khỏi khối chất lỏng. Cường độ
bay hơi phụ thuộc vào bản chất chất lỏng và các thông số trạng thái của chất lỏng:
áp suất và nhiệt độ. Quá trình nảy ra ở mọi nhiệt độ trên bề mặt thoáng của khối
chất lỏng
Quá trình sôi: Quá trình sôi là quá trình hóa hơi xảy ra trong toàn bộ khối chất
lỏng (không chỉ ở bề mặt). Nó xảy ra ở một nhiệt độ nhất định phụ thuộc vào áp
suất và bản chất chất lỏng (nhiệt độ sôi tăng với áp suất lớn: Ts = f(p) có đạo hàm
dương). Nhiệt độ ứng với trạng thái lúc chất lỏng sôi tại những áp suất nhất định
gọi là nhiệt độ sôi.
Quá trình ngưng tụ: Quá trình ngưng tụ là quá trình ngược lại với quá trình
bay hơi, trong đó hơi nước nhả nhiệt và ngưng tụ lại thành lỏng. Trong quá trình
ngưng tụ nếu duy trì áp suất không đổi thì nhiệt độ môi chất cũng không thay đổi.
Trạng thái bão hòa Khi chất lỏng ở trong một không gian nào đó có nhiệt độ
và áp suất của chúng đạt đến giá trị nhất định (ts; ps) thì đồng thời với quá trình
bay hơi có quá trình ngưng tụ. Nếu tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, thì hỗn
hợp hai pha (lỏng và hơi) đó sẽ ở trạng thái cân bằng động. Trạng thái đó gọi
là trạng thái bão hòa
Độ ẩm: Độ ẩm là đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước tồn tại trong không
khí, có hai loại độ ẩm là độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm được biểu
diễn dưới dạng độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm tuyệt đối ρ (kg/ m3) là
khối lượng hơi nước (kg) có trong một không khí có thể tích V=1m3, với công
thức ước lượng dưới đây:

5
Trong đó: Gh là khối lượng hơi nước hòa tan trong 1m3 không khí,

Trong đó: Gmax là lượng hơi nước cực đại có thể hòa tan trong 1m3 không khí có
cùng nhiệt độ T xác định.
Khi ấy, ta có công thức sau:

Với trạng thái độ ẩm tương đối đạt 100%, không khí bão hòa hơi nước: nước
không thể bốc hơi tiếp vào trong khối không khí. Nếu nhiệt độ không khí tk < 100
o
C thì khi tăng nhiệt độ lên, khả năng hòa tan hơi nước vào không khí tăng lên
(Pmax tăng lên). Như vậy khi tk < 100oC thì khi tăng nhiệt độ có thể chuyển trạng
thái không khí bão hòa hơi nước sang không bão hòa. Ngược lại khi giảm nhiệt
độ thì có thể chuyển trạng thái không khí không bão hòa hơi nước sang trạng thái
bão hòa hơi nước.
2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo trong của đầu đo độ ẩm theo phương pháp
điện học
Nguyên tắc cơ bản của các phép đo điện học là dựa trên sự biến đổi các thông
số điện học của đầu đo khi độ ẩm thay đổi, các thông tin đo khi ấy sẽ biến đổi theo
và phản ánh sự biến đổi trên. Tuy nhiên, hầu hết các thông số điện học của các
cảm biến này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của không khí cần đo độ ẩm.
Chính vì vậy, các dụng cụ đo hoạt động theo phương pháp này luôn được tích hợp
thêm các dụng cụ đo nhiệt độ như Hình 2.1 dưới đây. Các tín hiệu gửi về các bộ
hiển thị và bộ điều khiển thường gửi kèm cả tín hiệu nhiệt độ để xác định các
thông số khác như độ chứa ẩm của khối không khí, độ ẩm tuyệt đối,...

Hình 2.1. Đầu đo nhiệt độ và độ ẩm tích hợp trên cùng một phiến

6
Các cảm biến đo độ ẩm theo phương pháp này có hai loại phổ biến:
Cảm biến đo có điện trở biến thiên theo độ ẩm hay còn được gọi là ẩm kế
điện trở có nguyên lý sau: điện trở của vật liệu cách điện sẽ xác định được độ ẩm
của nó, mà độ ẩm của vật liệu lại trực tiếp phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường
không khí bao quanh nó. Mối quan hệ giữa điện trở với độ ẩm tương đối thường
có dạng hàm mũ với hệ số mũ âm như ở trên hình dưới đây (Hình 2.2).
Đặc trưng của mối quan hệ là sự suy giảm nhanh chóng của điện trở khi độ
ẩm vật liệu tăng lên do độ ẩm không khí môi trường tăng lên.
Có thể sử dụng nguyên lý tạo sự cân bằng áp suất hơi nước trong khí quyển
và áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt chất hút ẩm bằng cách thay đổi nhiệt độ
của chất hút ẩm.

Hình 2.2. Quan hệ điện trở với độ ẩm tương đối

Hình 2.3. Quan hệ điện dung với độ ẩm tương đối


Cảm biến có điện dung biến thiên theo độ ẩm hay còn được gọi là ẩm kế tụ
điện polyme. Ẩm kế tụ điện sử dụng điện môi là một màng mỏng polyme có khả

7
năng hấp thụ phân tử nước. Hằng số điện môi tương đối εr của lớp polyme thay
đổi theo độ ẩm, do đó điện dung của tụ điện polyme phụ thuộc vào giá trị độ ẩm
này. Điều này hoàn toàn dễ hiểu và có thể giải thích thông qua công thức tính điện
dung C của tụ điện như sau:

Trong đó: εr là hằng số điện môi màng polyme, ε0 là hằng số điện môi chân
không, A là diện tích bản cực, còn L là chiều dày của màng polyme.
Quan hệ giữa điện dung và độ ẩm tương đối được biểu thị như trên Hình
1.3. Quan hệ trên có thể được xấp xỉ hồi qui thành dạng quan hệ tuyến tính với hệ
số biến thiên của điện dung theo độ ẩm tương đối phụ thuộc vào nhiệt độ.

Hình 2.4. So sánh cấu tạo phân lớp của hai loại cảm biến
Hình 2.4 thể hiện sự khác biệt về mặt cấu tạo (lỗ trống và hình chữ U nối tiếp: cài
răng lược) của hai loại cảm biến đo độ ẩm.
Hai loại cảm biến này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong nội dung dưới đây
về hình dạng, lắp đặt, cấu tạo theo yêu cầu đo cụ thể.
3. Đặc điểm hình dạng bên ngoài và lưu ý lắp đặt của cảm biến đo độ ẩm theo
phương pháp điện học
Xét ở góc độ lắp đặt cảm biến, hai loại cảm biến này có phương pháp lắp đặt
khá giống nhau với đặc trưng về tính chất tích hợp trên mạch điện tử và đưa ra tín
hiệu chuẩn. Các mạch điện tử cũng như đầu cảm biến thường được bảo vệ bằng
vỏ nhựa.
Trong một số trường hợp, đầu cảm biến và mạch điện tử được tách ra với các
yêu cầu đo độ ẩm của môi trường có nhiệt độ cao hoặc có đặc trưng về hóa chất
(ăn mòn) hoặc yêu cầu lắp đặt (nhỏ gọn). Hình 2.5 dưới đây thể hiện đặc điểm của
cảm biến có đầu đo (phần tử nhạy cảm) tách rời (2 chân) hoặc tích hợp với mạch
điện tử (4 chân).

8
Hình 2.5. Cảm biến đo độ ẩm cỡ nhỏ
Dạng cảm biến có chân cắm được thò ra luôn đòi hỏi kỹ sư lắp đặt thiết kế các bộ
cắm phù hợp. Nhằm thuận tiện trong kết nối với hệ thống công nghiệp cũng như
ứng dụng dân dụng, các cảm biến thường có các dạng điển hình như sau:

9
Hình 2.6. Cảm biến đi kèm đầu bảo vệ dạng tròn (tiện lắp đặt)
với dây kéo dài (tiện đấu nối)

Hình 2.7. Cảm biến có hiển thị tại chỗ với dạng treo tường hoặc kết nối với quá
trình công nghệ quai đầu đo dạng tròn đi kèm hoặc tách biệt với mạch xử lý tín
hiệu (truyền xa hoặc không truyền tín hiệu đi xa - điều khiển tại chỗ)
Việc lắp đặt các thiết bị đo nhiệt ẩm cần hết sức chú ý việc tiếp xúc trực tiếp
đầu đo với môi trường dầu nhớt, dịch đường, ... có thể làm đầu đo bị hỏng hoàn
toàn. Trong các trường hợp đầu đo kém nhạy, cần vệ sinh lại đầu đo và tách bụi
ra khỏi bộ phận chống bụi.
4. Mô tả thiết bị thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
Tương tự như cảm nhiệt độ, các cảm biến đo độ ẩm trong công nghiệp có kết cấu
chống ẩm và thoát nước thường được kết nối tới các bộ điều khiển công nghiệp có hệ
số bảo vệ công nghiệp (IP) nhất định (ví dụ IP65, IP67 ...).
Thiết bị thí nghiệm có hình dáng và cấu tạo của đầu đo tương tự hình 2.6 và hệ
thống hiển thị và điều khiển tại chỗ tương tự trên hình 2.7.

10
Hình 2.8. Hình ảnh mô tả đầu đo và bộ hiển thị - điều khiển độ ẩm trong BTN
III. Kết quả thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm: Lấy dữ liệu về nhiệt độ (t: oC) và độ ẩm tương đối (φ:
%) của không khí tại các điểm đo và so sánh sự thay đổi của lượng chứa ẩm (d: g
ẩm/kg KKK) trong các trường hợp khác nhau.
Kết quả
Nhiệt độ ban đầu : 29.9°C
Độ ẩm ban đầu : 81.1%
Bảng số liệu:
Δd =
Thời 𝑡1 𝜑1 𝑃𝑏ℎ1 𝑑1 𝑡2 𝜑2 𝑃𝑏ℎ2 𝑑2
𝑑2 − 𝑑1
gian (oC) (%) (bar) (g/kg) (oC) (%) (bar) (g/kg)

0 29,9 81,1 0,042 22 29,9 81,1 0,042 22 0

3 29,9 81,1 0,042 22 29,9 82,4 0,042 22,4 0,4


6 29,9 81,1 0,042 22 30 81,8 0,0422 22,35 0,35
9 29,9 81,1 0,042 22 30,3 80,6 0,043 22,45 0,45

12 29,9 81,1 0,042 22 30,6 79,4 0,0437 22,48 0,48


15 29,9 81,1 0,042 22 30,9 78,3 0,0444 22,52 0,52

11
18 29,9 81,1 0,042 22 31,2 77,1 0,0452 22,58 0,58

21 29,9 81,1 0,042 22 31,4 76,4 0,0457 22,62 0,62

24 29,9 81,1 0,042 22 31,6 75,6 0,0462 22,63 0,63

27 29,9 81,1 0,042 22 31,8 75 0,0467 22,7 0,7


30 29,9 81,1 0,042 22 32 74,4 0,0473 22,81 0,81

33 29,9 81,1 0,042 22 32,1 73,8 0,0475 22,71 0,81


36 29,9 81,1 0,042 22 32,3 73,3 0,048 22,8 0,8

39 29,9 81,1 0,042 22 32,4 73 0,0483 22,85 0,85


42 29,9 81,1 0,042 22 32,5 72,7 0,0486 22,9 0,9

45 29,9 81,1 0,042 22 32,5 72,2 0,0486 22,7 0,7

48 29,9 81,1 0,042 22 32,6 71,9 0,0489 22,79 0,79

51 29,9 81,1 0,042 22 32,7 71,7 0,049 22,77 0,77

54 29,9 81,1 0,042 22 32,7 71,2 0,049 22,6 0,6

57 29,9 81,1 0,042 22 32,7 70,6 0,049 22,4 0,4

60 29,9 81,1 0,042 22 32,7 70,3 0,049 22,31 0,31

1. Tính toán xử lý số liệu:


Áp suất hơi bão hòa tương ứng với nhiệt độ tính theo công thức:
4026,42 4026,42
12 − 12 −
𝑃𝑏ℎ1 = 𝑒 235,5+𝑡1 =𝑒 235,5+29,9 = 0.042 (bar)
Lượng chứa ẩm d:
𝜑1 .𝑃𝑏ℎ1 0,811.0,042 𝑔
d1 = 0.621× = 0,621 × 745 = 0,022 (𝑘𝑔/𝑘𝑔) = 22 ( )
𝑃−𝜑1 𝑃𝑏ℎ1 – 0,811.0,042 𝑘𝑔
750

Tương tự tính 𝑃𝑏ℎ2 và d2 điền vào bản số liệu trên

4026,42
12−
𝑃𝑏ℎ2 = 𝑒 235,5+𝑡2 (𝑏𝑎𝑟)
𝜑2 .𝑃𝑏ℎ2 𝑔
𝑑2 = 0,621 × ( )
𝑃−𝜑2 .𝑃𝑏ℎ2 𝑘𝑔

2. Đồ thị lượng ẩm theo thời gian

12
Đồ thị lượng ẩm theo thời gian
23.1

22.8

22.5
Lượng ẩm d (g/kg)

22.2

21.9

21.6

21.3

21
0 10 20 30 40 50 60 70
Thời gian (phút)

Hình 3.1 : Đồ thị lượng ẩm theo thời gian


Nhận xét:
Đồ thị biểu diễn lượng ẩm theo thời gian. Về tổng thể thì lượng ẩm tăng lên theo
thời gian, ban đầu tăng khá nhanh sau đó tăng từ từ, đến một số thời điểm lại có
xu hướng giảm dần.
3. Đồ thị tương quan độ ẩm tương đối, nhiệt độ và lượng ẩm

Đồ thị tương quan độ ẩm tương đối, nhiệt độ và


lượng ẩm
23.1 84

22.8
81
Độ ẩm tương đối (%)
Lượng ẩm d (g/kg)

22.5

22.2 78

21.9 75
21.6
72
21.3

21 69
29.5 30 30.5 31 31.5 32 32.5 33
Nhiệt độ (độ C)

Lượng ẩm d với nhiệt độ Độ ẩm tương đối với nhiệt độ

Hình 3.2: Đồ thị tương quan độ ẩm tương đối, nhiệt độ và lượng ẩm

13
Nhận xét:
- Đồ thị biểu diễn mối tương quan của độ ẩm tương đối và lượng ẩm theo nhiệt
độ.
- Từ đồ thị ta thấy khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tương đối giảm dần ngay cả khi nhiệt
độ ổn định không tăng nữa, còn đối với lượng ẩm về cơ bản tăng khi nhiệt độ
tăng tuy nhiên ở một số điểm nhiệt độ thì giảm đáng kể đặc biệt là khi về gần
cuối khi nhiệt độ đạt ổn định là 32.7oC.
- Nguyên nhân có thể do sai số dụng cụ, thao tác thực hành đo chưa chuẩn, hay
một số yếu tố tác động từ môi trường…
IV. Tổng kết
Qua bài thí nghiệm, biết cách thực hiện các thao tác thí nghiệm cũng như biết cách
xử lý kết quả thí nghiệm, nhận biết được tương quan giữa độ ẩm không khí, nhiệt
độ và lượng ẩm.

14
BÀI 3: THIẾT LẬP SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG VÀ ĐO ĐIỀU KHIỂN
THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM
Ngày thực hiện: 16/05/2022
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Ngọc Viễn
I. Mục đích bài thí nghiệm
- Hiểu được nguyên lí cấu tạo của một số thiết bị: Thiết bị cô đặc chân không và thiết
bị thanh trùng băng tải.
- Tiếp thu được kiễn thức thực tiễn về môn Kĩ thuật đo lường và lí thuyết điều khiển
tự động trong CNTP.
- Thực hành phân tích và hiểu được cách chọn vị trí đặt các thiết bị đo lường để đảm
bảo công nghệ, cũng như hiểu được cách hoạt động và chức năng của nó.
- Trang bị cho sinh viên khả năng phân tích, thiết lập sơ đồ chức năng đo và điều
khiển thiết bị/ hệ thống trong thực tế.
II. Cở sở lý thuyết
Tên thiết bị: Thiết bị cô đặc chân không 1 nồi
Hệ thống này chỉ sử dụng 1 nồi cô đặc chân không, có thể hoạt động theo phương
pháp liên tục hay gián đoạn. Hệ thống cô đặc 1 nồi liên tục được sử dụng cho dung
dịch có độ nhớt thấp hay tương đối thấp. Còn hệ một nồi gián đạn dùng khi cần
nâng cao nồng độ sản phẩm.
Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không gián đoạn một nồi:
- Nồi cô đặc chân không 3
- Thiết bị ngưng tụ 6
- Động cơ 4
- Các van khóa 1,2,5,7,9,10,14
- Bơm li tâm 8
- Các thiết bị hiển thị nhiệt độ, áp suất 11,12,13.
- Bình chứa nước ngưng
- Bảng điều khiển
Ưu điểm của thiết bị:
- Giữ được chất lượng, tính chất sarnphaamr, hay các cấu tử dễ bay hơi.
- Nhập liệu và tháo sản phẩm đơn giản, không cần ổn điịnh lưu lượng.
- Thao tác dễ dàng với thiết bị, máy cô đặc chân không.
15
- Có thể cô đặc đến các nồng độ khác nhau.
- Không cần phải gia nhiệt ban đầu cho dung dịch.
- Cấu tạo đơn giản, giá thành thấp.
Nhược điểm:
- Quá tình không ổn định, tính chất hóa lí của dung dịch thay đổi liên tục
theo nồng độ, thời gian.
- Nhiệt độ hơi thư thấp, không dùng được cho mục đích khác.
- Khó giữ được chân không trong thiết bị.
III. Kết quả thí nghiệm

Sơ đồ chức năng của thiết bị cô đặc chân không

Thuyết minh sơ đồ

16
- Nguyên liệu được cấp vào thiết bị cô đặc chân không thông qua van 1, đồng thời
cung cấp hơi thứ vào thiết bị để gia nhiệt thông qua van 2. Đồng hồ đo áp suất và
hiển thị PI 11 dùng để đo áp suất của nước cấp vào thiết bị.
- Sau khi gia nhiệt thực hiện cô đặc, vừa gia nhiệt vừa khuấy (nhờ động cơ 4) để
tăng hiệu suất cửa quá trình gia nhiệt, hơi nước bốc hơi lên cuốn hơi nước kèm
theo một phần chất rắn nhỏ bé vào thiết bị ngưng tụ 6 được điểu chỉnh lưu lượng
bằng van 5, phần cặn bã được tháo ra ngoài bằng van 14.
- Hơi nước được đưa sang thiết bị ngưng tụ được làm mát bằng nước lạnh đưa vào
thiết bị ngưng tụ 6.
- Bơm li tâm 8 bơm nước vào trong thiết bị ngưng tụ thông qua van 7, nước ngưng
tụ theo van 10 đi ra ngoài. Còn cặn, chất rắn được tháo ra ngoài thông qua van 9.
- Nhiệt độ tâm sản phẩm được đo nhờ thiết bị đo nhiệt độ và hiển thị TI 12
IV. Tổng kết
Mỗi một hệ thống thiết bị đều có thể thiết lập được sơ đồ chức năng giúp nhận biết
chức năng điều khiển dễ dàng hơn
Qua bài thí nghiệm, em biết được cách phân tích và thiết lập được một sơ đồ chức
năng nguyên lý hoạt động của thiết bị cô đặc chân không cũng như có thể vận
dụng để có thể áp dụng phân tích ở các thiết bị khác sau này

17

You might also like