5 Traditional Vaccine

You might also like

You are on page 1of 33

Sản xuất vaccine

truyền thống
Tổng quan
• Kháng nguyên trong vaccine truyền thống: các
tác nhân gây bệnh nguy hiểm, các thành phần
hoặc các sản phẩm của chúng; các kháng
nguyên này không còn đặc tính gây bệnh
nhưng còn đặc tính cảm ứng phòng vệ
• Phương pháp sản xuất vaccine: phụ thuộc
vào giá thành, điều kiện bảo quản, chuyên
chở vaccine và nhất là đặc tính sinh học của
các tác nhân gây bệnh dùng sản xuất
Hệ thống giống
• Điểm khởi đầu của tất cả các vaccine vi sinh
vật: phân lập vi sinh vật thích hợp
 Phân lập từ các vị trí nhiễm trùng ở người
 Có ngay chủng thích hợp để sản xuất
 Phải thao tác và chọn lọc trong phòng thí
nghiệm thêm
Hệ thống giống
• Lô giống
 Nhân các vi sinh vật đơn lẻ lên khi đã có
chủng thích hợp
 Phân vào nhiều ống, bảo quản ở -70oC hay
đông khô
 Kiểm tra độ an toàn cũng như hiệu quả lâm
sàng trước khi dùng sản xuất vaccine
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
• Sản xuất được bằng những phương pháp lên
men đã biết
• Thu sản phẩm lên men cuối, cô đặc và tinh
chế các thành phần dùng làm vaccine
• Bảo quản trong điều kiện thích hợp để giữ
được thời gian dài và pha chế thành phẩm
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Lên men
• Hoạt hóa giống vi khuẩn
• Cấy chuyền 1 hay vài lần vào môi trường
nhân giống
• Khi đủ số lượng vi khuẩn → chuyển vào môi
trường lên men, môi trường thường được
chứa trong các nồi lớn có bộ phận khuấy trộn
liên tục
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Lên men
• pH và thế oxy hóa khử của môi trường được
theo dõi và điều chỉnh suốt quá trình nuôi
nhằm thu được hiệu suất vi khuẩn tối đa (sau
1 ngày – 2 tuần tùy theo vi khuẩn)
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Thu hoạch
• Hỗn hợp thu được sau lên men bao gồm tế
bào vi khuẩn, các sản phẩm chuyển hóa và
môi trường cạn kiệt
• Nếu sản xuất vaccine sống giảm độc, vi khuẩn
được tách ra và hòa vào dung môi thích hợp
rồi đông khô
• Nếu sản xuất vaccine chết, vi khuẩn được xử
lý bằng tác nhân vật lý hoặc hóa học
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Bất hoạt vi khuẩn
• Quá trình bất hoạt giết chết vi khuẩn → chúng
trở nên vô hại
• Phương pháp bất hoạt: đun nóng và dùng
chất tẩy trùng
• Ví dụ
 Đun nóng hoặc/và dùng formalin giết chết
các tế bào Bordetella pertussis trong
vaccine ho gà
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Bất hoạt vi khuẩn
• Ví dụ
 Dùng phenol để giết Vibrio cholerae trong
vaccine tả và Salmonella typhi trong vaccine
thương hàn
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Tách chiết vi khuẩn ra khỏi dịch nuôi cấy
• Phương pháp thường dùng tách vi khuẩn ra
khỏi dịch nuôi cấy là ly tâm
• Nếu vaccine làm từ tế bào: dịch lỏng được bỏ
đi và tế bào được hòa vào hỗn hợp muối
• Nếu làm vaccine từ thành phần hòa tan trong
dịch lỏng, tế bào được bỏ đi
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Phân đoạn
• Chiết các thành phần từ tế bào hoặc từ môi
trường nuôi vi khuẩn và tinh chế thu dạng tinh
khiết
• Ví dụ
 Kháng nguyên polysaccharide của Neisseria
meningitidis được tách từ tế bào vi khuẩn
bằng cách xử lý với hexadecyl-trimethyl-
ammonium bromide
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Phân đoạn
• Ví dụ
 Kháng nguyên của Streptococcus
pneumoniae được xử lý với ethanol
• Tinh chế nguyên liệu bằng dung môi thích hợp
và kết tủa
• Sau khi tinh chế các thành phần được làm
khô, bảo quản và hợp nhất vào vaccine
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Khử độc tố
• Làm độc tố vi khuẩn chuyển thành dạng
không có hại
• Ví dụ
 Dùng formalin khử độc tố của
Corynebacterium diphteriae và Clostridium
tetani
• Khử độc tố có thể tiến hành trên dịch nuôi cấy
trong nồi lên men hay trên độc tố tinh khiết
sau phân đoạn
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Hấp phụ
• Các thành phần của vaccine được hấp phụ
vào tá chất khoáng
• Các tá chất khoáng hoặc chất mang thường
được dùng: Al(OH)3, AlPO4, Ca3(PO4)2 → làm
tăng tính kháng nguyên và giảm độc tính (tại
chỗ cũng như hệ thống) của vaccine
• Ví dụ
 Vaccine bạch hầu / uốn ván thường điều
chế dạng vaccine hấp phụ
Sản xuất vaccine ngừa vi khuẩn
Kết hợp
• Liên kết thành phần vaccine tạo đáp ứng miễn
dịch yếu với thành phần vaccine tạo đáp ứng
miễn dịch tốt
• Ví dụ
 Liên kết nang polysaccharide ở H.
influenzae type b với độc tố bạch hầu và
uốn ván hay albumin trứng gà
Sản xuất vaccine ngừa virus
• Virus chỉ sinh sôi trong tế bào sống → các
vaccine virus phải được sản xuất từ tế bào
(động vật)
• Ví dụ
 Vaccine đậu mùa trong tế bào hạ bì của của
bê và cừu
 Vaccine dại trong tủy sống của thỏ và não
chuột
Sản xuất vaccine ngừa virus
• Chủ thể được sử dụng hiện nay: trứng gà có
phôi do nuôi cấy tế bào động vật tốn kém
• Hầu hết các virus cần để sản xuất vaccine
được từ nuôi cấy tế bào nhiễm chủng virus
thích hợp
Sản xuất vaccine ngừa virus
• Trứng gà có phôi là 1 loại chủ thể có thể dùng
nuôi cấy nhiều loại virus khác nhau
• Ví dụ
 Virus cúm: tích tụ trong dịch túi niệu của
trứng
 Virus sốt vàng da: tích tụ trong hệ thống
thần kinh của phôi
Sản xuất vaccine ngừa virus
Thu virus
• Tùy virus lây nhiễm ở phần nào của phôi
trứng gà
• Trường hợp virus trong dịch túi niệu
 Ly tâm thu huyền trọc virus tinh khiết 1 phần
và đậm đặc
 Dịch đậm đặc này được xử lý với ether
hoặc với tác nhân phá vỡ khác để cắt virus
thành các thành phần khác nhau nếu muốn
có vaccine virion hoặc kháng nguyên bề mặt
Sản xuất vaccine ngừa virus
Thu virus
• Trong trường hợp virus sốt vàng da
 Phôi gà được đồng hóa trong nước thành
bột nhuyễn chứa virus
 Ly tâm kết tủa hầu hết các mảnh vỡ của
phôi và virus sốt vàng da trong huyền trọc
nước
Sản xuất vaccine ngừa virus
Thu virus
• Nếu nuôi virus trên tế bào, dịch nhiễm thường
chứa ít mảnh vỡ và được làm trong bằng cách
lọc
• Hầu hết các vaccine ngừa virus đều là virus
sống làm yếu nên khi sản xuất không có giai
đoạn bất hoạt
Sản xuất vaccine ngừa virus
Bất hoạt virus
• Vaccine virus dạng bất hoạt
 Vaccine bại liệt (Salk): bất hoạt với formalin
loãng hoặc beta-3-propiolactone
 Vaccine dại được bất hoạt bằng beta-3-
propiolactone
• Sau khi bất hoạt làm đậm đặc bằng cách
 Hấp phụ và rửa virus trong trường hợp
vaccine bại liệt
 Siêu lọc trong trường hợp vaccine dại
Phối trộn
• Khi hoàn tất xử lý kháng nguyên, khối nguyên
liệu được bảo quản ở nhiệt độ -70oC cho đến
khi trộn thành vaccine cuối
• Được thực hiện trong bình kín, to, có khuấy và
cổng để bổ sung các thành phần và rút khối
cuối cùng
• Khi trộn vaccine, các thành phần có hoạt tính
thường cần được pha loãng đến nồng độ cần
thiết, bình chứa chất pha loãng phải có chất
bảo quản như thiomersal
Phối trộn
• Với khối cuối cùng 1 thành phần: huyền trọc vi
khuẩn, thành phần vi khuẩn hay độc tố được
thêm vào với số lượng để có nồng độ mong
muốn trong thành phẩn
• Với khối cuối cùng đa thành phần: thêm lần
lượt từng thành phần vào
• Khi trộn vaccine virus cần duy trì kháng
nguyên đầy đủ và ngăn lây nhiễm
• Sau khi trộn đều khối cuối cùng được phân
thành các cỡ thể tích vừa cho đóng gói
Đóng ống và làm khô
• Vaccine được đóng ống, hàn kín ở dạng lỏng
hay đông khô trước khi hàn
• Vaccine 1 thành phần được kiểm tra hoạt lực
và độ an toàn trước khi đóng ống
• Vaccine đa thành phần được trộn từ 2 hay vài
vaccine 1 thành phần, phải kiểm tra hoạt lực
và độ an toàn của từng vaccine 1 thành phần
mà nó chứa
Đóng ống và làm khô
• Vaccine virus đa thành phần duy nhất được
sử dụng rộng rãi: vaccine sởi, quai bị và
rubella (MMR)
• Vaccine bại liệt (Salk lẫn Sabin) là hỗn hợp
của 3 type huyết thanh khác nhau của virus
bại liệt
• Vaccine cúm: vaccine tổ hợp chứa 3 chủng
virus (2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B)
• Vaccine đa giá cần được kiểm tra như vaccine
đa thành phần
Kiểm tra chất lượng
• Nhằm bảo đảm hiệu quả và độ an toàn của
mỗi lô sản phẩm.
• Việc kiểm tra được thực hiện ở 2 giai đoạn
 Kiểm tra trong quá trình sản xuất
 Kiểm tra sản phẩm cuối
• Phương pháp kiểm tra phải phù hợp cho mỗi
loại nguyên liệu sản xuất ban đầu, trung gian,
sản phẩm cuối và phải phương pháp xử lý
nếu có sai sót
Kiểm tra chất lượng
• Các kết quả kiểm tra chất lượng luôn phải
được ghi chi tiết gồm các kiểm tra về
 Độ vô trùng
 Độc tố bất thường
 Sự hiện diện của Al và Pb
 Formalin tự do
 Nồng độ phenol

You might also like