You are on page 1of 27

CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

TRONG NỀN KTQT

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH


QUỐC TẾ

PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia sẽ
nảy sinh một vấn đề là tiền tệ. Bởi vì tiền tệ sử dụng
trong thương mại quốc tế là những đồng tiền của các
quốc gia khác nhau. Ví dụ: nhà xuất khẩu Việt Nam bán
hàng sang Mỹ sẽ thu được ngoại tệ là đô la, nếu qua
Anh sẽ thu được ngoại tệ là đồng Bảng Anh, qua Nhật
thu được ngoại tệ là đồng Yên Nhật…Tuy nhiên ở trong
nước, để sản xuất ra hàng hóa, nhà xuất khẩu cần phải
chi trả các khoản chi phí: tiền lương, nguyên vật liệu,
điện, nước, vận chuyển.v.v… Do vậy, họ phải tìm cách
đổi ngoại tệ ra đồng nội tệ
MỞ ĐẦU
• Sự phát triển TMQT đã hình thành hệ thống tiền
tệ quốc tế. Ngược lại, hệ thống tiền tệ quốc tế lại
đóng vai trò then chốt trong việc làm trơn các
bánh xe thương mại quốc tế và đảm bảo sự hoạt
động nhịp nhàng của nền kinh tế thế giới.
• Trong một nền kinh tế mở, chính sách kinh tế vĩ
mô có có 2 mục tiêu cơ bản: cân đối bên trong
(việc làm đầy đủ và ổn định giá) và cân đối bên
ngoài (tránh thâm hụt quá lớn trong thanh toán
quốc tế)
Kết cấu của chương
4.1: Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô trong
một nền kinh tế mở

4. 2: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Quỹ tiền tệ quốc


tế

4.3: Các cân đối bên trong và cân đối bên ngoài dưới hệ
thống tiền tệ Bretton Woods

4.4.: Phân tích các lựa chọn chính sách


dưới hệ thống tiền tệ B. W
4.1. Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ
mô trong một nền kinh tế mở
• 4.1.1. Cân đối bên trong việc làm đầy đủ và
mức giá
• Cân đối bên trong đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ
các nguồn lực của một nước và ổn định mức
giá cả trong nước.
• Khi các nguồn lực sản suất của một nước được
sử dụng đầy đủ và mức giá của nước đó ổn
định thì nước đó ở trong tình trạng cân đối bên
trong
4.1. Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ
mô trong một nền kinh tế mở
• 4.1.1. Cân đối bên trong việc làm đầy đủ và
mức giá
• Điều rõ ràng là lãng phí và khó khăn xuất hiện khi
các nguồn lực không được sử dụng đầy đủ.
• Tuy nhiên, nếu nền kinh tế của một nước bị “quá
nóng” và các nguồn lực bị sử dụng quá mức thì lãng
phí ở một dạng khác (mặc dù ít tác hại hơn) sẽ xẩy ra.
Ví dụ: máy móc hoạt động nhiều hơn bình thường sẽ
có xu hướng hỏng thường xuyên hơn và giảm giá trị
nhanh hơn.v.v…
4.1. Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ
mô trong một nền kinh tế mở
• 4.1.2. Cân đối bên ngoài: mức tối ưu của tài khoản
vãng lai
• Trong thực tế, chỉ hạn hữu ngoại thương của một
nước mới hoàn toàn cân bằng. Sự khác nhau giữa
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ được gọi là cán cân tài khoản vãng
lai (Ta thường gọi là tài khoản vãng lai). Nếu ta gọi
tài khoản vãng lai là CA, ta có thể thể hiện định nghĩa
này như sau:
• CA = EX - IM
4.1. Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ
mô trong một nền kinh tế mở
• 4.1.2. Cân đối bên ngoài: mức tối ưu của tài khoản
vãng lai
• Khi nhập khẩu của một nước vượt quá xuất khẩu của
nước đó, ta nói rằng nước đó có thâm hụt tài khoản
vãng lai. Một nước có thặng dư tài khoản vãng lai khi
xuất khẩu nước đó vượt quá nhập khẩu.
• “ Trong khi nhìn chung mục tiêu của tài khoản vãng
lai không phải bằng không, các chính phủ thường cố
gắng tránh tình trạng dư thừa hoặc thâm hụt quá
lớn…” (Học liệu 2, tr.416)
4.1. Những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ
mô trong một nền kinh tế mở
• 4.1.2. Cân đối bên ngoài: mức tối ưu của tài
khoản vãng lai.
• Những vấn đề do thiếu hụt tài khoản vãng lai quá lớn
gây ra. Một sự thâm hụt tài khoản vãng lai (có nghĩa
là nền kinh tế đó đang đi vay ở nước ngoài)…
• Những vấn đề do dư thừa tài khoản vãng lai quá lớn
gây ra.
• Sự dư thừa trong tài khoản vãng lai nói lên rằng một
nước đang tích tụ tài sản của họ ở nước ngoài…
4.2. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Quỹ
tiền tệ quốc tế
• Tháng Bảy năm 1944, đại diện của 44 nước gặp nhau
ở Bretton Woods, bang New Hampshire (Mỹ), đã dự
thảo và ký kết những điều khoản của hiệp định về
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). IMF bắt đầu hoạt động
vào tháng 5 năm 1946.
• 4.2.1. Các mục tiêu và cơ cấu của Quỹ tiền tệ quốc tế
• IMF có mục tiêu là: (i) Điều tiết chế độ tỷ giá của
các quốc gia, giám sát các quốc gia tuân thủ theo các
nguyên tắc trong hoạt động thương mại và tài chính;
(ii) Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành
viên khi vay vốn quốc tế nhằm cải thiện thiếu hụt tạm
thời trong cán cân thanh toán.
4.2. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Quỹ tiền tệ
quốc tế
• 4.2.1. Các mục tiêu và cơ cấu của Quỹ tiền tệ quốc tế
• Vốn của IMF do các nước đóng theo cổ phần. Cổ
phần đóng góp phụ thuộc vào kim ngạch xuất nhập
khẩu của từng quốc gia so với kim ngạch xuất nhập
khẩu trên thế giới. Cụ thể, mỗi nước thành viên đóng
góp cho quỹ một số lượng vàng có giá trị bằng ¼ hạn
ngạch của nước đó. ¾ còn lại của hạn ngạch là đóng
góp dưới hình thức đồng tiền quốc gia của chính nước
đó. Số phiếu của mỗi nước tùy thuộc vào sức đóng
góp của mỗi nước trong quỹ.
4.2. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Quỹ tiền tệ
quốc tế
• 4.2.1. Các mục tiêu và cơ cấu của Quỹ tiền tệ
quốc tế
• “ Hiện tại Mỹ chiếm vị trí thứ nhất với số cổ phần là 19,3%,
sau là Anh: 6,6%, Đức: 5,75%, Pháp: 4,8%, Nhật: 4,55%. Hiện
nay IMF có vốn là 118 tỷ USD và có 173 nước thành viên”
(Theo GS.TS.Hoàng Thị Chỉnh, Giáo trình KTQT, NXB
Thống kế 2005, tr.360
• 4.2.2. Tính chuyển đổi
Để đẩy mạnh TM đa phương có hiệu quả , các điều khoản của
hiệp định IMF thuyết phục các nước thành viên làm cho các đồng
tiền quốc gia có thể chuyển đổi được càng sớm càng tốt.
4.2. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Quỹ
tiền tệ quốc tế

• 4.2.2. Tính chuyển đổi


• Một đồng tiền chuyển đổi được là đồng tiền có thể được công
dân của bất kỳ nước nào sử dụng một cách tự do trong hoạt
động giao dịch quốc tế. Các đồng đôla của Mỹ và Canađa trở
thành các đồng tiền chuyển đổi vào năm 1945.
Chế độ Bretton Woods là chế độ bản vị vàng hối đoái vàng. Mỹ
phải giữ giá vàng cố định 35 USD/OUNCE và sẵn sàng đổi theo
nhu cầu từ USD sang vàng tại mức giá đó mà không có giới hạn
nào. 1 ounce = 31, 1035 gram vàng nguyên chất hay là 1 USD =
0, 888671 gram vàng. Các quốc gia khác phải gắn đồng tiền của
mình với đồng đôla, từ đó gián tiếp gắn với vàng, và chỉ được
4.2. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và
Quỹ tiền tệ quốc tế
• 4.2.2. Tính chuyển đổi
• Phép thay đổi các mức ngang giá chính thức khi có sự
đồng ý của IMF. Các điều khoản của IMF đòi hỏi tính
chuyển đổi được chỉ đối với với tài khoản vãng lai.
Sự chuyển đổi sớm đồng đôla Mỹ cùng với vị trí đặc
biệt của Mỹ trong hệ thống Bretton Woods, đã làm
cho đồng đôla trở thành đồng tiền then chốt của thế
giới sau chiến tranh.
• Do vị trí thống trị của đồng đôla nên hệ thống còn
được gọi là chế độ bản vị vàng – đôla.
4.3. Cân đối bên trong & cân đối bên ngoài dưới
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BW)
• 4.3.1. Sự thay đổi ý nghĩa của cân đối bên ngoài
Trong thập kỳ đầu của hệ thống BW, nhiều nước có
thâm hụt tài khoản vãng lai vì họ phải xây dựng nền
kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Vì vấn đề quốc tế chính
của các nước này, được xem xét như một nhóm nước,
là có đủ đôla để tài trợ cho việc mua những mặt hàng
cần thiết từ Mỹ, nên những năm đó thường được gọi
là thời kỳ “thiếu đôla”. Thông qua kế hoạch Marshall,
một chương trình cung cấp đôla từ Mỹ sang các nước
châu Âu bắt đầu từ năm 1948 đến năm 1952. v.v…
4.3. Cân đối bên trong & cân đối bên ngoài
dưới Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BW)
• 4.3.2. Sự lưu chuyển vốn mang tính đầu cơ và
các cuộc khủng hoảng
• Một nước có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn
và kéo dài có thể bị nghi là đang ở trong tình
trạng “mất cân đối trầm trọng” theo các điều
khoản của Hiệp định IMF, và như vậy là đã
đến lúc nó phải phá giá đồng tiền.
• Các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán trở
nên ngày càng thường xuyên và dữ dội trong
4.3. Cân đối bên trong & cân đối bên ngoài
dưới Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BW)
• 4.3.2. Sự lưu chuyển vốn mang tính đầu cơ và
các cuộc khủng hoảng
• trong suốt những năm 1960 & đầu những năm
1970. Sự thâm hụt cán cân thương mại kỷ lục
của Anh vào đầu năm 1964 đã dẫn tới một thời
kỳ đầu cơ từng đợt đối với đồng bảng làm
phức tạp thêm cho việc hoạch định chính sách
của Anh cho đến tận tháng 11 – 1969, khi đồng
bảng cuối cùng bị phá giá.
4.3. Cân đối bên trong & cân đối bên ngoài
dưới Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (BW)
• 4.3.2. Sự lưu chuyển vốn mang tính đầu cơ và
các cuộc khủng hoảng
• Pháp phá giá đồng phrăng và Đức định giá lại
đồng mác vào năm 1969 sau những cuộc đầu
cơ tương tự. Vào đầu những năm 1970 các
cuộc khủng hoảng này trở thành phổ biến đến
mức cuối cùng làm sụp đổ cơ cấu BW với tỷ
giá hối đoái cố định.
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.1. Duy trì cân đối bên trong
• Giả định: P & P* (giá cả trong nước & nước ngoài cố
định). R = R* (lãi suất trong nước bằng lãi suất nước
ngoài). E là tỷ giá hối đoái cố định – là giá của đồng
đôla tính bằng tiền nội địa) đều được cố định lâu dài
thì lạm phát trong nước trước tiên phụ thuộc vào sức
ép tổng cầu trong nền kinh tế, chứ không phải các dự
kiến về lạm phát trong tương lai. Như vậy, cân đối
bên trong chỉ đòi hỏi đảm bảo công ăn việc làm đầy
đủ, Yf .
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.1. Duy trì cân đối bên trong
• Tổng cầu đối với sản lượng trong nước là tổng tiêu
dùng C, đầu tư I, chi tiêu của chính phủ G và tài
khoản vãng lai CA. Tiêu dùng là hàm số đồng biến
của thu nhập có thể sử dụng Y – T, trong đó T biểu thị
lượng thuế ròng (net taxes). Thặng dư tài khoản vãng
lai là hàm số nghịch biến của thu nhập có thể sử dụng
và là hàm số đồng biến của tỷ giá hối đoái thực tế
EP*/ P (chương 16 của học liệu 3). Đầu tư là được giả
thiết là cố định.
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.1. Duy trì cân đối bên trong
• Như vậy điều kiện cân đối bên trong là
• Yf = C (Yf - T) + I + G + CA ( EP*/P, Yf - T) (4.1)
• Phương trình (4.1) cho thấy những công cụ của chính
sách tác động đến tổng cầu và do đó tác động đến sản
lượng trong ngắn hạn. Sự mở rộng về tài chính (tăng
G hoặc giảm T) sẽ kích thích tổng cầu và làm cho sản
lượng tăng. Tương tự như vậy, sự phá giá đồng tiền
(sự tăng lên của E) làm cho hàng hóa và dịch vụ trong
nước rẻ hơn so với hàng hóa và dịch vụ bán ở nước
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.1. Duy trì cân đối bên trong
• Ngoài đồng thời cũng làm tăng cầu và sản
lượng.
• Người hoạch định chính sách có thể duy trì sản
lượng ở mức sử dụng đầy đủ nhân công , Yf,
thông qua những thay đổi về chính sách tài
khóa hoặc tỷ giá hối đoái.
• V.V…(Nghiên cứu thêm học liệu 3, tr.445-446)
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.2. Duy trì cân đối bên ngoài
• Chúng ta đã thấy cách thức sử dụng chính sách tài
khóa hoặc sự thay đổi tỷ giá hối đoái để tác động đến
sản lượng và như vậy giúp cho chính phủ đạt được
mục tiêu trong nước sử dụng đầy đủ nhân công.
Những công cụ chính sách này tác động tới sự cân đối
bên ngoài của nền kinh tế như thế nào? Để trả lời câu
hỏi này, chúng ta hãy giả sử rằng chính phủ có mục
tiêu đảm bảo mức thặng dư của tài khoản vãng lai có
giá trị là X
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.2. Duy trì cân đối bên ngoài
• Mục tiêu cân đối bên ngoài này đòi hỏi chính phủ
phải quản lý chính sách tài khóa và tỷ giá hối đoái sao
cho phương trình:
• CA ( EP*/ P, Y – T) = X (4.2) được thỏa mãn
• Với P & P* cho trước, một sự gia tăng trong E sẽ làm
cho hàng hóa trong nước rẻ hơn và cải thiện được tài
khoản vãng lai. Tuy nhiên, sự mở rộng tài chính lại có
tác động ngược lại đối với tài khoản vãng lai. T giảm
sẽ làm tăng sản lượng Y, sự gia tăng đạt được trong
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.2. Duy trì cân đối bên ngoài
• Trong phần thu nhập có thể sử dụng sẽ làm
tăng tiêu thụ hàng nước ngoài ở trong nước và
tác động tiêu cực tới tài khoản vãng lai. Tương
tự như vậy, G tăng sẽ làm cho CA giảm do
việc tăng Y.
Để duy trì tài khoản vãng lai ở mức X khi phá giá
đồng tiền (có nghĩa là khi tăng E), chính phủ phải
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế (NC.HL 3, tr.446 – 448)
4.4. Phân tích các lựa chọn chính sách dưới
hệ thống BW
• 4.4.3. Các chính sách thay đổi chi tiêu và
chuyển hướng chi tiêu
• (Sinh viên tự nghiên cứu học liệu bắt buộc 3)
Trân trọng cảm ơn!

You might also like