You are on page 1of 6

HÓA HỌC ĐA SẮC MÀU ĐỀ THI TOCO 2022 DÀNH CHO KHỐI 10

Ngày thi: 01/08/2022


Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 10 câu, in trong 06 trang
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Cho: 1 eV = 1,602.10‒19 J; ZH = 1; ZC = 6; O = 16; F = 19; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ag = 108; I = 127; hằng
số khí lí tưởng R = 8,314 J.mol‒1.K‒1 = 0,082 L.atm.mol‒1.K‒1; hằng số Faraday F = 96485 C.mol‒1; khối lượng
electron me = 9,1094.10‒31 kg.

Câu 1. (2 điểm)
Uranium là nguyên tố phóng xạ được sử dụng phổ biến trong công nghệ và kỹ thuật hạt nhân hiện nay. Nguyên
tố này còn có biệt danh là “đồng hồ tuổi”.
1. Trong một mẫu đá, người ta thấy có các đồng vị U và
238
92
206
82 Pb .
a) Chỉ ra rằng 206
82 Pb là sản phẩm phân rã tự nhiên của 238
92 U mà không phải là sản phẩm phân rã tự nhiên của U.
235
92

b) Hỏi sau bao nhiêu lần phóng xạ α và phóng xạ β‒ thì U bị chuyển hóa thành
238
92
206
82 Pb ?
c) Hãy nêu ra 2 giả thiết quan trọng để có thể tính được tuổi của mẫu đá chỉ dựa vào chu kỳ bán hủy của 238
92 U
và đo khối lượng của U và
238
92
206
82 Pb trong mẫu đá. Biết rằng 206
82 Pb là đồng vị bền.
2. U được sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân vì nó có khả năng tham gia phản ứng phân hạch
235
92

hạt nhân. Quá trình phân hạch của 235


92 U có phát ra tia gamma (γ) rất nguy hiểm đối với sinh vật sống vì tia γ
có khả năng ion hóa cao.
a) Tại sao tia γ có khả năng gây ion hóa cao?
b) Xét phản ứng phân hạch 01n + 235
92 U → 39Y + 53 I + 3 0 n . Tính năng lượng tỏa ra của phản ứng này theo đơn vị
94 139 1

kJ.mol‒1. Biết khối lượng của 01n , U , 94


235
92 39Y ,
139
53 I lần lượt là 1,00870u; 234,99332u; 93,89014u; 138,89700u.
Cho: 1 u = 931,5 MeV/c2.
c) Việt Nam đang có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Hãy nêu ra 2 ưu điểm và 2 nguy cơ
của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân?

Câu 2. (2 điểm)
Nguyên tố hydrogen chiếm đến 74% khối lượng của Mặt Trời. Ánh sáng của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là
một dải quang phổ liên tục, trong đó có chứa quang phổ của nguyên tử hydrogen.
R
Năng lượng En của electron trong nguyên tử hydrogen được tính bằng biểu thức En = − H2 (1) . Trong đó: RH là
n
hằng số Rydberg, n là số lượng tử chính (n = 1, 2, 3, …).
Dãy phổ Layman được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng ứng với n > 1 về trạng thái
năng lượng ứng với n = 1.
Dãy phổ Balmer được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng ứng với n > 2 về trạng thái năng
lượng ứng với n = 2.
1. Bước sóng dài nhất của dãy phổ Layman là λ1; bước sóng ngắn nhất của dãy phổ Balmer là λ2. Tính bước
sóng ngắn nhất λ của dãy phổ Layman theo λ1 và λ2.
Sử dụng giá trị RH = 13,6 eV; để giải quyết ý 2.
Trang 1/6
2. Nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon có năng lượng 16,5 eV. Chứng minh rằng nguyên
tử hydrogen bị ion hóa và tính vận tốc của electron (theo đơn vị m.s‒1) khi bị bật khỏi nguyên tử hydrogen.
3. Năng lượng của electron trong hệ nhiều electron một hạt nhân được tính bởi biểu thức
(Z −  )2
 = −13, 6 (eV ) , trong đó: Z là điện tích hạt nhân; σ là hằng số chắn; n* là số lượng tử chính hiệu
n *2
dụng. Biết ái lực electron của nguyên tử hydrogen là ‒0,757 eV. Tính hằng số chắn của electron trong AO 1s,
biết AO 1s có n* = 1.
4. Có ý kiến cho rằng: “Trong bảng tuần hoàn nên xếp nguyên tố H vào nhóm halogen”. Dựa vào đặc điểm cấu
tạo nguyên tử H và nguyên tử halogen, hãy nêu ra 2 lí do làm cơ sở của ý kiến này?

Câu 3. (2 điểm)
Phản ứng hydrogen hóa alkene trên bề mặt kim loại là một quy trình lâu đời và có tính ứng dụng cao. Trong công
nghiệp, xúc tác phổ biến nhất cho quá trình này là Nickel. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét cơ chế phản ứng.
1. Quá trình hấp phụ H2 trên bề mặt xúc tác Ni được cho ở hình 3a dưới đây

a) Sử dụng thuyết MO, vẽ giản đồ năng lượng của phân tử H2 và cho biết bậc liên kết HH trong phân tử H2. Cho
biết ở hình 3a, liên kết nào giữ nguyên tử hydrogen trên bề mặt Ni?
b) Sử dụng thuyết MO, hãy cho biết trong quá trình hấp phụ trên bề mặt kim loại, khoảng cách giữa 2 hạt nhân
hydrogen trong phân tử H2 thay đổi như thế nào? Giải thích?
c) Khi cho khí HD (D là kí hiệu của đồng vị 12 H ) dư hấp phụ trên bề mặt nickel, sau một thời gian người ta phát hiện
được trong pha khí có 3 chất khí có khối lượng mol khác nhau. Cho biết công thức của 3 chất khí đó và giải thích?
2. Quá trình hấp phụ phân tử alkene và phản ứng cộng H2 vào alkene trên bề mặt xúc tác được cho ở hình 3b
dưới đây

a) Vẽ (không cần giải thích) sự lai hóa và xen phủ các AO trong phân tử ethylene H2C=CH2.
b) Khi phân tử ankene bị hấp thụ trên bề mặt kim loại chuyển tiếp, liên kết π hay liên kết σ bị cắt đứt? Tại sao?
c) Tại sao hàm lượng sản phẩm ở vị trí anti (2 nguyên tử H nằm khác phía) gần như bằng không mà sản phẩm chủ
yếu ở vị trí syn (2 nguyên tử H nằm cùng phía)? (not formed: không hình thành)

d) So sánh tốc độ hấp phụ trên bề mặt xúc tác kim loại chuyển tiếp của ethylene và propylene (H2C=CH-CH3). Giải thích?

Trang 2/6
Câu 4. (2 điểm)
Cấu trúc của tinh thể hợp chất tạo thành bởi 2 nguyên tố có thể được hình dung
như sau: một nguyên tố đóng vai trò tạo mạng tinh thể, nguyên tố còn lại sẽ điền
vào các hốc trống tạo ra bởi mạng lưới này. Hình 4a đây mô tả mạng tinh thể γ-
AgI (hằng số mạng a = 647,3 pm).
1. Lập luận để xác định vị trí của ion Ag+ và ion I‒ trong vẽ
2. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa ion Ag+ và I‒ trong tinh thể và khối lượng
riêng của γ-AgI. Hình 4a
3. Khi thay đổi nhiệt độ và áp suất, tinh thể AgI có thể biến đổi thành kiểu tinh thể NaCl. Phương pháp nhiễu xạ
tia X cho biết góc xiên (θ) của phản xạ mặt (200) (h = 2, l = 0, k = 0) của loại tinh thể này là 14,7°. Tính độ
dài cạnh ô mạng và độ dài liên kết Ag-I trong loại trên. Biết bước sóng tia X đã sử dụng là 154,2 pm, phương

trình của định luật Braggs có dạng sin  = h2 + l 2 + k 2 .
2a
4. Trong tinh thể α-AgI (a = 504 pm), các anion I‒ được sắp xếp theo
kiểu lập phương tâm khối (bcc). Các hốc bát diện và tứ diện tạo bởi
mạng này được biểu diễn bên dưới. Khi có mặt của từ trường ngoài,
các cation Ag+ có thể di chuyển tự do qua các lỗ tam giác như ΔABC
ở hình 4b. Xác định bán kính anion I‒ và bán kính lớn nhất có thể có
của cation Ag+.

Hình 4b
Câu 5. (2 điểm)
Các động cơ tên lửa hiện nay thường sử dụng nhiên liệu là hydrazine (N2H4) và chất oxide hoá là dinitrogen
tetraoxide (N2O4). Các dữ kiện nhiệt động ở 298 K và 1,0 bar của một số phản ứng liên quan đến N2H4 và N2O4
được cho dưới đây
(1) NH3 (k) → 1/2N2 (k) + 3/2H2 (k) ∆𝑟 𝐻10 = +46,19 kJ mol‒1
(2) 2N2H4 (l) + N2O4 (k) → 3N2 (k) + 4H2O (k) ∆𝑟 𝐻20 = −1077,69 kJ mol‒1
(3) 2NH3 (k) → N2H4 (l) + H2 (k) ∆𝑟 𝐻30 = +142,80 kJ mol‒1
(4) NO2 (k) + 2H2 (k) → 1/2N2 (k) + 2H2O (k) ∆𝑟 𝐻40 = −516,82 kJ mol‒1
Ở điều kiện thường, N2O4 có thể bị phân ly theo phương trình: (5) N2O4 (k, không màu) ⇌ 2NO2 (k, màu nâu đỏ).
1. Không tính toán, bằng lập luận và đánh giá hợp lý hãy dự đoán dấu của r H và r S của phản ứng (5).
2. Cân bằng (5) được thiết lập trong một bình kín trong suốt. Sử dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng của Le
Chatelier, hãy cho biết sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp khí trong mỗi trường hợp sau (có giải thích)
a) Tăng nhiệt độ. b) Tăng áp suất.
3. Tính r H và r S của phản ứng (5). ở 298 K và 1,0 bar. Khả năng diễn biến của phản ứng (5) thế nào ở
điều kiện này? Giải thích bằng tính toán?
4. Xác định nhiệt độ tối thiểu để phản ứug (5) có thể tự diễn biến mà không cần năng lượng nào từ bên ngoài.
5. Một lượng N2O4 (k) được nạp vào trong bình kín chân không ở nhiệt độ 300 K. Sau khi cân bằng được thiết
lập, áp suất tổng cộng của hệ là 1,25 bar. Xác định khối lượng riêng (theo g L‒1) của hỗn hợp khí ở trạng thái
cân bằng.

Trang 3/6
Cho:
- Thể tích của cylinder trong các thí nghiệm trên được thiết kế sao cho các khí là khí lý tưởng.
- Giả sử ∆𝑟 𝐻 0 và ∆𝑟 𝑆 0 không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Entropy chuẩn của N2O4 (k) và NO2 (k) lần lượt là 304,29 J.K‒1.mol‒1 và 240,06 J.K‒1.mol‒1.

Câu 6. (2 điểm)
Ion nitrite ( NO2− ) là độc tố cho nhiều vi sinh vật, vì vậy nó thường được sử dụng làm tác nhân bảo quản quan trọng
trong công nghiệp thực phẩm. Khi có mặt vi khuẩn nitrobacter, ion nitrite có thể bị oxid hóa thành ion nitrate bằng
oxygen trong môi trường acid (phản ứng 1) để tổng hợp ATP (được tạo thành từ ADP và phosphate tự do).
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng 1 dưới dạng ion thu gọn với hệ số tối giản.
2. Tính biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn của phản ứng 1.
3. Thế chuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong khoảng nhiệt độ hẹp, biến thiên thế chuẩn có thể biểu diễn bằng hệ
E
thức  r S  = nF (1) .
T
a) Bằng cách kiến thức về nhiệt động học đã biết, hãy chứng minh hệ thức (1).
b) Áp dụng: biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1K thì thế chuẩn của phản ứng 1 giảm đi 3,69.10‒4 V. Tính biến
thiên entropy chuẩn và biến thiên enthalpy của phản ứng 1.
4. Giả sử sự oxid hóa nitrite xảy ra trong môi trường có nhiệt độ 37°C, pH = 7,4 và áp suất oxygen là 0,21 bar.
Khi 1 mol nitrite bị oxid hóa thành nitrate thì có bao nhiêu mol ATP được tạo thành?
Cho: ENO
o

, H + / HNO
= 0,94 V; EOo , H+ / H O = 1,23V; pKa (HNO2) = 3,3; khi 1 mol ATP chuyển thành 1 mol ADP
3 2 2 2

và phosphate vô cơ sẽ giải phóng năng lượng là 30,6 kJ.

Câu 7. (2 điểm)
1. Iodomethane (CH3I) là tác nhân được sử dụng phổ biến trong tổng hợp hữu cơ. Chất này có nguy cơ gây ung
thư do phản ứng với DNA theo phương trình: CH3I + DNA → DNA‒CH3+ + I‒. Tiến hành các thí nghiệm nghiên
cứu động học của phản ứng này trong điều kiện nhiệt độ không đổi, người ta thu được kết quả trong bảng sau
[CH3I]0 [DNA]0 Tốc độ đầu của phản ứng
Thí nghiệm ‒1 ‒1
(μmol.L ) (μmol.L ) (μmol.L‒1.s‒1)
1 0,100 0,100 3,20.10‒4
2 0,100 0,200 6,40.10‒4
3 0,200 0,200 1,28.10‒3
a) Xác định bậc riêng phần của CH3I, DNA và bậc tổng cộng của phản ứng.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng tại nhiệt độ nghiên cứu (có ghi rõ đơn vị).
2. Thí nghiệm trong mùa hè trên một số loài đom đóm (Lampyridaes photinus) cho thấy khoảng thời gian trung
bình giữa các lần nhấp nháy ở loài côn trùng này: 16,3 giây tại 21,0 °C và 13,0 giây tại 27,8 °C.
a) Tính năng lượng hoạt hóa biểu kiến của phản ứng điều khiển sự nhấp nháy theo kJ.mol‒1?
b) Tính khoảng thời gian trung bình giữa các lần nhấp nháp của một cá thể đom đóm ở 30,0 °C?

Câu 8. (2 điểm)
Khi đem phân tích một mẫu bùn chứa CdS, người ta thấy rằng có thể nhận biết được mùi trứng thối khi nồng độ H2S
trong không khí đạt mức 1 ppm và mùi này vượt ngưỡng chịu đựng khi nồng độ H2S trong không khí đạt mức 10 ppm.
Trang 4/6
1. Tính pH của dung dịch thu được khi sục H2S đến bão hòa vào:
a) Dung dịch HCl 0,01 M. b) Dung dịch Na2S 0,01 M.
2. Tính độ tan (mol.L ) của CdS trong nước cất và trong dung dịch H2SO4 10‒3 M.
‒1

3. Tính pH của mẫu bùn khi người ta có thể nhận biết được mùi trứng thối và pH của mẫu bùn khi mùi này vượt
ngưỡng chịu đựng của con người. Giả sử các thành phần khác trong mẫu bùn không làm ảnh hưởng đến pH
và độ tan của CdS, CdS là nguồn cung cấp sulfide duy nhất của mẫu bùn.
Cho: Ở 298K: H2S có pKa1 = 6,98; pKa2 = 17,24; KH (H2S) = 9,71.10‒2 (mol.L‒1.atm‒1); pKa ( HSO4− ) = 1,99;
pKs (CdS) = 27,0; lg *β (CdOH+) = -11,7; 1 ppm = 10‒6 L/1 L không khí.

Câu 9. (2 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hóa của các hợp chất Ai (i = 1, 2, 3, 4, 5, 6) được tạo thành từ 2 nguyên tố (1) và (2):

Biết rằng: X là đơn chất khí, rất độc; Y và Z là các anion mang điện tích 1‒ chứa (1) và (2). Dữ kiện về phần trăm
khối lượng nguyên tố và một số tính chất vật lí của các hợp chất từ A1 đến A6 được cho trong bảng sau
Hợp chất A1 A2 A3 A4 A5 A6
%m(1) – %m(2) (%) 5.2 63.2 19.3 5.2 -15.0 -22.4
Chất lỏng Khí màu Kém bền Khí màu Chất lỏng Chất lỏng
Tính chất vật lí
màu vàng vàng nhiệt vàng màu đỏ không màu
1. Lập luận để xác định các nguyên tố (1) và (2).
2. Cho biết công thức hóa học của các chất từ A1 đến A6, đơn chất X, các anion Y và Z (không cần giải thích).
Vẽ công thức cấu trúc của các chất từ A1 đến A6.
3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên.
4. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sục khí A4 qua dung dịch Na2[Pb(OH)4].
5. Giải thích tại sao các chất lỏng A5 và A6 lại có khả năng dẫn điện?

Câu 10. (2 điểm)


1. Vẽ công thức cấu trúc tất cả các đồng phân lập thể của 1,2,3,4,5,6-hexafluorocyclohexane? (Biết số đồng phân
lập thể của chất này nhỏ hơn 10). Trong số các đồng phân đó, hãy xác định một cặp đồng phân là đối phân?
2. Tính acid – base rất quan trọng trong hóa học hữu cơ. Cho ba chất A, B, C với các giá trị pKa tương ứng như
sau. Hãy giải thích tại sao pKa của A lại chênh lệch rõ rệt so với hai chất còn lại.

Chất A B C
pKa 2,70 3,76 3,82
Trang 5/6
3. Giải thích tại sao azulene lại có momen lưỡng cực cao bất thường (µ = 1,08 D) so với naphthalene (µ ≈ 0)?

Naphthalene Azulene
4. Hai dạng trans và cis của 4-t-buthylcyclohexanol được thiết lập cân bằng bởi chất xúc tác nickel Raney

Tỉ lệ của hai đồng phân cấu dạng này trong một số dung môi ở gần 80 °C được cho trong bảng sau
Dung môi trans (%) cis (%)
Cyclohexane 70,0 30,0
Tetrahydrofuran 72,5 27,5
Alcohol isopropylic 79,0 21,0
Nhận xét và giải thích mối quan hệ tương quan giữa hằng số của cân bằng (*) với tính chất solvate hóa của
dung môi?
----------HẾT----------
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 6/6

You might also like