You are on page 1of 6

HỆ THỐNG BỔ THỂ (COMPLEMENT)

Trần Khiêm Hùng


- Trong quá trình phát triển, khám phá và nghiên cứu hệ thống miễn dịch, kháng nguyên và kháng
thể là 2 phần được khám phá từ lâu.
- Khi cho kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng (bằng phản ứng ngưng kết) sẽ thấy được hiện
tượng ngưng kết của phức hợp kháng nguyên-kháng thể này, tuy nhiên sau 1 thời gian thì liên kết
này lại biến mất đi 🡪 Lúc bấy giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân.
- Năm 1900, Jules Bordet - 1 nhà bác học người Bỉ - đã khám phá ra được yếu tố bổ thể, đặt nền
móng để giải thích cho hiện tượng trên.
Mục tiêu:
1. Bổ thể là gì? Chức năng của bổ thể.
2. Danh pháp, 1 số quy định (rất quan trọng).
3. Các con đường hoạt hóa.
4. Điều hòa bổ thể.
1. Bổ thể và chức năng của bổ thể:
- Jules Bordet (1870-1961) phát hiện ra bổ thể vào năm 1900 (lúc đó ông đặt tên là “alexine”, về sau
mới được đổi thành bổ thể).
- Bổ thể là 1 hệ thống hiệu ứng (effector system) gồm các protein trong huyết tương:
+ Bình thường, bổ thể ở trạng thái bất hoạt.
+ Khi được hoạt hóa (theo 3 phương cách), bổ thể có tác dụng loại trừ các tác nhân lạ và tham gia
vào phản ứng viêm (tác dụng bảo vệ chưa được làm rõ).
- Nơi sản xuất bổ thể: Đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, gan (trừ C1), biểu mô đường tiêu hóa,
tiết niệu (C1).
- Tác nhân gây bệnh được loại trừ theo:
+ Opsonin hóa tác nhân gây bệnh (bao quanh tác nhân gây bệnh), làm chúng dễ bị thực bào.
+ Thu hút các tế bào có vai trò bảo vệ đến nhiều hơn (hóa hướng động).
+ Tạo lỗ thủng ở màng vi khuẩn, tế bào ngoại
lai, làm tổn thương tế bào và chết.
Chú thích hình: Hình bên mô tả sự opsonin
hóa của đại thực bào đối với vi khuẩn:
- Các vật chất bao quanh vi khuẩn có thể là
kháng thể, bổ thể,… 🡪 Gọi các vật chất này là
opsonin.
- Trên đại thực bào có những thụ thể với
những opsonin tương ứng (nếu là bổ thể thì
sẽ có thụ thể kết hợp bổ thể, kháng thể có
thụ thể kết hợp kháng thể), kết quả là khi vi
khuẩn được bao xung quanh bởi opsonin (đề
cập đến bổ thể), lúc bấy giờ đại thực bào sẽ
có thụ thể gắn với bổ thể 🡪 Dễ dàng bắt lấy
vi khuẩn và nuốt vào trong đại thực bào.
Chú thích hình: Hình bên mô tả sự tạo lỗ
thủng (hình thành phức hợp tấn công
màng MAC):
- Màng tế bào (màu xanh) được protein của bổ thể (màu vàng) gắn vào.
- Khi protein bổ thể gắn vào màng tế bào, nó sẽ tạo 1 lỗ thủng trên màng 🡪 Dịch từ ngoài sẽ đi vào
trong tế bào 🡪 Tế bào bị tổn thương khi có bổ thể gắn vào bên trên màng tế vào.
2. Danh pháp, 1 số quy định:
- Đôi khi điểm này là trở ngại cho sự thấu hiểu về hoạt động của bổ thể 🡪 Cần phải nắm rõ các
quy định để có thể hiểu rõ.
- Để hoạt hóa bổ thể, có thể theo con đường cổ điển, con đường MBL hoặc con đường thay đổi.
- Tuy 3 con đường khác nhau, nhưng chúng đều có những điểm tương đồng.
a. Toàn thể các phần của con đường cổ điển và phần đường tận cùng được đặt tên bằng chữ C,
theo sau là các số thứ tự.
VD: C1, C4, C2, C3, C5 và
C6.
Lưu ý:
- Các số trên không phải là
thứ tự phản ứng, mà là số
thể hiện thứ tự khám phá ra yếu tố bổ thể (C1
khám phá đầu tiên, sau đó tìm được C2,…).
- Thực tế trong phản ứng: C1 🡪 C4 🡪 C2 🡪 …
b. Protein của con đường thay đổi có phần khởi
đầu được đặt tên theo chữ in hoa:
VD: B, D,…
c. Protein để hoạt hóa con đường MBL (con đường lectin) là MASP (mannan binding serine
proteases), sau phần này thì phần tận cùng tương tự con đường cổ điển:
VD: MASP1, MASP2,…
d. Protein ở trạng thái nguyên vẹn thì bị bất hoạt, tuy nhiên khi bị cắt thì chúng có các chức năng
quan trọng (thường bị cắt thành 2 mảnh không đều nhau):
- Mảnh gắn vào bề mặt tế
bào vi khuẩn, tế bào lạ gọi là
mảnh lớn, ký hiệu là mảnh b,
mảng tự do (mảnh nhỏ) ký
hiệu là mảnh a (là yếu tố hóa
hướng động), tuy nhiên 1 số
sách lại có cách đặt tên khác
nhau.
Lưu ý: Số trên bổ thể là thứ
tự phát hiện trước sau!
3. Hệ thống bổ thể nguyên
thủy:
- Ở động vật cấp thấp, hệ
thống bổ thể đơn giản chỉ là
yếu tố C3, B, D (phức tạp nhất
ở loài người).
- Sự hoạt hóa ở hệ thống bổ
thể này xảy ra thường xuyên,
nhưng rất yếu; khi có sự hiện
diện của vi khuẩn sẽ làm thay đổi.
4. Các con đường hoạt hóa: Gồm 3 con đường hoạt hóa khác nhau (con đường cổ điển (classical
pathway), con đường MBL (mannan-binding lectin pathway) và con đường thay đổi (alternative
pathway)); tuy nhiên cả 3 con đường này đều có những bước chung là hình thành C3 convertase,
hình thành C5 convertase và hình thành phức hợp MAC.
a. Hình thành C3 convertase:
- Là 1 loại men, có tác dụng phân tách C3.
- Có 3 cách hình thành C3 convertase như sau:
Con đường cổ điển:
- Khởi đầu: Phức hợp C1 bao gồm C1q (gồm 6 đầu),
(C1r, C1s)2.
- Khởi phát khi C1q kết hợp với phức hợp kháng
nguyên-kháng thể (đặc biệt là kháng thể IgM, IgG
1,2,3), đầu C1q sẽ gắn vào Fc của kháng thể 🡪 Làm thay đổi
cấu trúc của C1r 🡪 Tạo nên C1s hoạt hóa.
- Khi hoạt hóa, C1s sẽ cắt C4 thành C4a và C4b; tương tự
với C2 (C2 cắt thành C2a và C2b).
- C4b kết hợp C2b, tạo thành C3 convertase.
Chú thích hình: Hình bên
minh họa lại quá trình
trên:
- Khi kháng nguyên kết
hợp với kháng thể, lúc
bấy giờ C1q sẽ gắn vào
phức hợp kháng
nguyên-kháng thể ở
phần Fc (phải gắn lên
nhiều Fc khác nhau).
- Sau đó, C1s được hoạt
hóa, tác động như 1 men
cắt C4 thành C4a và C4b.
- C2 tới để bị cắt thành C2a và C2b, C4b và C2b kết hợp với nhau
tạo C3 convertase, có tác dụng cắt C3 thành C3a và C3b.
Con đường MBL (mannan-binding lectin):
- MBL có cấu trúc tương tự C1q (con đường cổ điển).
- MASP gắn lên cấu trúc đường manose trên bề mặt tác nhân gây
bệnh (TB bình thường của ĐV có xương sống là sialic acid 🡪 Có
tính đặc hiệu với tác nhân gây bệnh).
- MASP1 có cấu trúc tương tự C1r, MASP2 có cấu trúc tương tự
C1s.
- MBL gắn kết lên bề mặt, hoạt hóa MASP1 và MASP2, biến MASP2
thành men cắt C4 thành C4a và C4b, C2 thành C2a và C2b.
- Sau đó, C4b và C2b kết hợp lại tạo thành C3 convertase.
Con đường thay đổi:
- Không phụ thuộc vào việc kết hợp với bệnh
nguyên cho quá trình khởi phát.
- Thông qua việc thủy phân tự động của C3
thành (C3 H2O).
- (C3 H2O) kết hợp với yếu tố B (factor B), tạo
điều kiện thuận lợi cho phép enzyme yếu tố D
(factor D) cắt nhỏ yếu tố B thành Bb, Ba.
- (C3 H2O) kết hợp với Bb tạo thành C3
convertase, men này sẽ cắt C3 thành C3a và
C3b.
- C3b sau khi được cắt ra sẽ kết hợp với Bb
để tạo thành C3 convertase 🡪 C3 convertase
có 2 phương thức hình thành trong con
đường.
Chú thích hình: Hình bên minh họa lại quá
trình hoạt hóa bổ thể theo con đường thay
đổi và 2 kết quả của quá trình này:
- Ở 2 hình dưới cùng bên phải trình bày
trường hợp của C3 convertase khi có yếu tố
bệnh sinh xâm nhập, lúc này C3 convertase
sẽ được bảo vệ bởi yếu tố B, trở thành 1 yếu
tố để cắt C3 thành C3a và C3b.
- Ở 2 hình dưới cùng bên trái trình bày
trường hợp của C3 khi không có yếu tố gây
bệnh, lúc này những tế bào vật chủ bình
thường sẽ không bảo vệ C3 convertase, do
có những yếu tố như CR1, DAF, H,… sẽ gắn với
C3b và tách C3b khỏi phức hợp C3b-Bb; sau
đó yếu tố ức chế (yếu tố I) sẽ tiêu hủy C3b 🡪
C3b và Bb không còn nguyên vẹn 🡪 C3
convertase không thực hiện được chức năng
🡪 Cơ chế bảo vệ, kiểm soát quá trình hoạt
hóa bổ thể không đi quá mức.
*Tóm tắt: Quá trình hình thành C3 convertase
ở 3 con đường như sau:
Con đường cổ điển: C4b + C2b = C3 convertase.
Con đường MBL (con đường lectin): C4b + C2b = C3 convertase.
Con đường thay đổi: (C3 H2O) + Bb = C3 convertase hay C3b + Bb = C3 convertase.
b. Hình thành C5 convertase:
- C3b hình thành sẽ kết hợp với C3 convertase 🡪 Tạo C5 convertase.
Với con đường cổ điển và con đường MBL: C5 convertase = C3b + C4b + C2b.
Với con đường thay đổi: C5 convertase = C3b + C3b + Bb hay (C3b H2O) + Bb
c. Hình thành phức hợp tấn công màng (MAC - Membrane-attacking complex):
- C5 convertase khi hình thành sẽ tách C5 thành C5b và C5a.
- C5b gắn lên màng tế bào, trong vòng 2 phút sẽ bất hoạt nếu C6 không tới kết hợp làm ổn định.
- Tiếp đó, C7 đến gắn vào phức hợp C5b-C6 🡪 Tạo thành phức hợp C5b-C6-C7, cấu trúc này
xuyên qua lớp lipid kép của màng tế bào.
- Tiếp đó, C8 đến tạo thành phức
hợp C5b-C6-C7-C8.
- Tiếp đó, khoảng 10-17 phân tử C9
đến kết hợp với phức hợp trên và
polymer hóa các phân tử C9, kết
quả là tạo nên 1 lỗ hổng ở màng tế
bào có kích thước khoảng 70-100
Å (amstrong).
Chú thích hình: Hình bên minh họa
quá trình hình thành phức hợp tấn
công màng (như đã trình bày ở
trên).
5. Điều hòa bổ thể:
- Giống như tất cả các yếu tố khác
trong cơ thể (VD như yếu tố đông
máu,…), bổ thể cần phải có sự điều
hòa (khi cần thì sẽ có lượng bổ thể kích hoạt, khi không cần thì bổ thể sẽ tồn tại ở dạng không
hoạt động).
- Để làm được điều này, cơ thể sẽ có hàng loạt cơ chế như sau:
a. Bổ thể ở dạng không hoạt động.
b. Một số thành phần được kích hoạt khi có sự hiện diện của tác nhân gây bệnh: Chuỗi phản ứng
xảy ra ở gần nơi khởi phát.
c. Sản phẩm hoạt hóa ở trạng thái tự do rất dễ bị thủy phân.
d. Đời sống ngắn của các thành phần bổ thể:
- Tồn tại từ vài giờ đến 60 giờ.
- Phản ứng enzyme dễ bị cặn nguồn cơ chất.
- Tác dụng sinh học không bền.
- Để duy trì phản ứng, cơ thể cần phải tích cực tạo ra các thành phần mới.
e. Các thành phần có thể tự hoạt hóa và gắn vào tế bào chủ, tuy nhiên cơ thể vẫn điều hòa được
theo những cách sau:
- C3b rất dễ bị thủy phân nếu như không gắn lên bề mặt tế bào chủ hay tác nhân gây bệnh.
- Ở tế bào chủ, có các protein điều hòa bổ thể như DAF, yếu tố I (factor I), yếu tố H (factor H),…
(nằm ở con đường thay đổi) có ái lực cao với sialic acid; các protein này gắn vào màng tế bào và
cạnh tranh với Bb, gắn vào C3b và làm bất hoạt yếu tố này nhờ vào yếu tố I (yếu tố ức chế).
- Ở tế bào gây bệnh, do không có sialic acid và các protein điều hòa làm phức hợp C3b-Bb hay C3
convertase cho phép hình thành và tồn tại; ngoài ra còn có thêm yếu tố properdin (hay yếu tố P)
kết hợp và làm ổn định C3 convertase.

You might also like