You are on page 1of 3

BÀI TẬP QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

Bài 1:
Công ty Mỹ Phước có nhu cầu sử dụng một loại hàng hóa với số lượng 200.000 sản phẩm/năm.
Chi phí mỗi lần đặt hàng là 10 triệu đồng, giá bán một đơn vị sản phẩm là 3 triệu đồng, chi phí
tồn trữ bình quân là 1 triệu đồng/sản phẩm, thời gian chờ hàng là 3 ngày. Công ty làm việc 300
ngày/năm
a. Theo mô hình EOQ, hãy xác định: Số lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần, số lần đặt hàng
trong năm, điểm đặt hàng lại, tổng chi phí tồn kho, đặt hàng và mua hàng

b. Nếu nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau:
Số lượng đặt 1 lần (sản phẩm) Tỷ lệ chiết khấu
0 – 3999 0%
4000 – 5999 1%
6000 trở lên 2%
Xác định lượng đặt hàng mỗi lần để được hưởng chiết khấu tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả mua
hàng
sản lượng đặt hàng tối ưu:
Q=
√ 2∗200.000∗10
1
=2.000 sp
số lần đặt hàng tối ưu = 200.000/2.000=100 lần
chi phí tồn kho thấp nhất:
2.000 200.000
TC =200.000∗3+ ∗1+ ∗10=602.000 trd
2 2.000

điểm đặt hàng lại:


200.000
R= ∗3=2.000 sp
300

b.
Q C
DC Q/2*c D/Q*F TC
2.000 3 600.000 1.000 1.000 602.000
4.000 2,97 594.000 2.000 500 596.500
6.000 2,94 588.000 3.000 333,3 591.333,3
 Lượng đặt hàng hiệu quả nhất là 6.000 sản phẩm.
Bài 2:
Công ty Thanh Ngân có nhu cầu sử dụng một loại hàng hóa với số lượng 196.000 sản phẩm/năm.
Chi phí mỗi lần đặt hàng là 5 triệu đồng, giá bán một đơn vị sản phẩm là 2 triệu đồng, chi phí tồn
trữ bình quân là 1 triệu đồng/sản phẩm, thời gian chờ hàng là 5 ngày. Công ty làm việc 280
ngày/năm.
a. Theo mô hình EOQ, hãy xác định: số lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần, số lần đặt hàng trong
năm, điểm đặt hàng lại, tổng chi phí tồn kho, đặt hàng và mua hàng.
b. Nếu nhà cung cấp đưa ra các mức chiết khấu như sau:
Số lượng đặt 1 lần (sản phẩm) Tỷ lệ chiết khấu
0 – 1999 0%
2000 – 4999 1%
5000 trở lên 2%
Xác định lượng đặt hàng mỗi lần để được hưởng chiết khấu tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả mua
hàng
Bài 3:
Công ty A có nhu cầu sử dụng một loại hàng hoá với số lượng 1.200.000 đơn vị sản phẩm/năm.
Chi phí mỗi lần đặt hàng là 12 triệu đồng, giá bán một đơn vị sản phẩm là 5 triệu đồng, chi phí
tồn trữ bình quân là 0,002 triệu đồng/sản phẩm, thời gian chờ hàng là 2 ngày làm việc. Công ty
làm việc 250 ngày/năm.
a. Theo mô hình EOQ, Anh/Chị hãy xác định: số lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần, số lần đặt hàng
trong năm, khoảng cách thời gian giữa hai lần đặt hàng, điểm đặt hàng lại, tổng chi phí mua
hàng, đặt hàng và tồn kho.
b. Nếu nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau:
Số lượng đặt 1 lần (sản phẩm) Tỷ lệ chiết khấu
0 – 299.999 0%
300.000 – 599.999 1%
600.000 trở lên 2%
Anh/Chị hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần để được hưởng chiết khấu tối ưu nhằm tối
đa hóa hiệu quả mua hàng.
Bài 4:
Công ty B có nhu cầu sử dụng một loại hàng hoá với số lượng 2.400.000 đơn vị sản phẩm/năm.
Chi phí mỗi lần đặt hàng là 24 triệu đồng, giá bán một đơn vị sản phẩm là 10 triệu đồng, chi phí
tồn trữ bình quân là 0,05 triệu đồng/sản phẩm, thời gian chờ hàng là 3 ngày làm việc. Công ty
làm việc 250 ngày/năm.
a. Theo mô hình EOQ, Anh/Chị hãy xác định: số lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần, số lần đặt hàng
trong năm, khoảng cách thời gian giữa hai lần đặt hàng, điểm đặt hàng lại, tổng chi phí mua
hàng, đặt hàng và tồn kho.
b. Nếu nhà cung cấp đưa ra chính sách chiết khấu như sau:
Số lượng đặt 1 lần (sản phẩm) Tỷ lệ chiết khấu
0 – 199.999 0%
200.000 – 399.999 1%
400.000 trở lên 2%

Anh/Chị hãy xác định lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần để được hưởng chiết khấu tối ưu nhằm tối
đa hóa hiệu quả mua hàng.

You might also like