You are on page 1of 5

I)Tìm hiểu chung

1.Cố hương có cốt truyện đơn giản, kể lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi”
cùng những suy ngẫm của “tôi” về cố hương. Xuyên suốt cả tác phẩm là dòng tâm
tư của nhân vật “tôi” về cố hương, về những đổi thay tiêu điều của cảnh vật và con
người ở quê hương cùng những suy ngẫm về hiện tại và tương lai của con người và
xã hội Trung Quốc. Vì thế, truyện đậm màu sắc trữ tình.
“Tôi” và Nhuận Thổ đều là nhân vật chính của truyện nhưng “tôi” có thể coi là nhân
vật trung tâm. “Tôi” không chỉ là nhân vật có chức năng kể chuyện mà còn giữ vai
trò trung tâm, liên kết mọi nhân vật, cảnh vật, sự việc trong truyện, Đồng thòi, “tôi”
chính là nhân vật thể hiện cái nhìn, sự đánh giá đối vói các hiện tượng đòi sống
được miêu tả trong truyện và thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật “tôi” trở về cố hương trên con thuyền vào ban đêm và rời khỏi quê hương
cũng trên một con thuyền vào lúc hoàng hôn. Không gian và thời gian của hai hành
động đó dường như lặp lại nhau, nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt. Cái khác
trước hết là ở hướng của hành động: trở về và ra đi. Cái khác cơ bản còn là ở tâm
trạng và suy tư của nhân vật “tôi”. Khi trở về thì mong mỏi, háo hức, xen với nỗi
buồn phảng phất vĩ đây là lần cuối trở về quê, và vì nhận thấy những biến đổi, sa sút
của quê hương trong cảnh vật bên đường. Khi ròi cố hương, dòng suy tư của nhân
vật đi từ nỗi buồn đau trước sự biến suy của cuộc sống và con người quê hương
(hình ảnh Nhuận Thổ, thím Hai Dương), đến niềm mong mỏi cho các thế hệ con
cháu sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, cuối cùng là niềm hi vọng về một con đường mói
và khẳng định quyết tâm hành động. Niềm hi vọng dấy lên trong lòng “tôi” không
phải là vô cớ, nó được khơi nguồn từ hình ảnh rất đẹp, vừa thực vừa như hư ảo
trong kí ức của “tôi” về cố hương, gần giống vói hình ảnh từng hiện lên khi “tôi” nghe
bà mẹ nhắc đến Nhuận Thổ ở phần trước. Từ niềm hi vọng chuyển sang niềm tin
vào một con đường mới sẽ mở ra cho cố hương, cũng như cho cả xã hội. Suy nghĩ
ấy không chỉ khích lệ con người cần có hi vọng, mà hơn thế nữa cần dám hành
động để những ước vọng ấy được hiện thực hoá.
2. Đặc sắc về nghệ thuật:
Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận: Kết hợp miêu tả với biểu cảm trong phần một và phần hai của truyện: cảnh
trên đường về cố hương gọi cảm xúc cho “tôi” vừa háo hức vừa vương vấn nỗi
buồn khi nhận ra sự đổi thay tiêu điều của quê hương; miêu tả cảnh ngôi nhà, miêu
tả các nhân vật bà mẹ, thím Hai Dương, Nhuận Thổ xen với những cảm nghĩ và hồi
ức của “tôi”. Kết họp tự sự vói biểu cảm, bình luận rõ nhât trong phân cuôi truyện.
Sử dụng biện pháp hồi tưởng và đối chiếu để làm rõ sự đổi thay, suy tàn của cố
hương: Yếu tố hồi tưởng có ở cả ba phần của truyện, nhưng nổi bật ở phần thứ hai
khi nhớ về Nhuận Thổ hồi nhỏ, về thím Hai Dương khi còn là nàng “Tây Thi đậu
phụ”. Sự đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại cũng thường xuyên xuất hiện trong
truyện, đặc biệt là khi miêu tả nhân vật Nhuận Thổ.
Bố cục theo trình tự thòi gian sự việc (chuyến về thăm quê cũ lần cuối) nhưng bên
trong là kết cấu theo dòng tâm tư của nhân vật “tôi”, đan xen giữa thòi gian hiện tại
và những kỉ niệm quá khứ; sử dụng lối kết cấu đầu cuối tương ứng nhung không
phải là sự lặp lại mà có biến đổi, phát triển.
II)Phân tích:
Cố hương là một truyện ngắn trữ tình . Nhân vật trungtâm trong thiên truyện ngắn
là Nhuận Thổ . Nhuận Thổ là một nông dân .
Ðề tài của Cố hương là đề tài nông dân . Nhân vật Nhuận Thổ được nhà văn Lỗ
Tấn miêu tả trong hai thời điểm quá khứ và hiện tại . Khi xây dựng nhân vật Nhuận
Thổ , tác giả đã dùng lối đồng hiện về thời gian . Trình tự thời gian không tuân từ
quá khứ đến hiện tại , tương lai mà từ hiện tại đến quá khứ , từ quá khứ trở về hiện
tại , từ hiện tại trở về quá khứ rồi đến tương lai . Câu chuyện bắt đầu từ thì hiện tại .
Nhà văn kể lạichuyến về thăm quê hương lần cuối cùng sau hai mươi năm xa cách .
Ðó là thì hiện tại . Sau đó , nhân vật tôi nghe người mẹ nhắc đến Nhuận Thổ thì hình
ảnh Nhuận Thổ ba mươi năm về trước đã hiện lên theo dòng hoài niệm theo mạch
hồi tưởng . Ðó là thì quá khứ . Khoảng cách thời gian mà nhân vật tôi xa Nhuận Thổ
là ba mươi năm . Thời gian ấy so với lịch sử nhân loại hay một quốc gia thì ngắn
ngủi , nhưng so với cuộc đời của một con người thì rất dài . Thủ pháp đồng hiện về
thời gian đã rút ngắn khoảng cách thời gian để làm nổi bật SỰ TÀN TẠ VỀ THỂ
XÁC VÀ SỰ THA HÓA VỀ TINH THẦN MỘT CÁCH NHANH CHÓNG CỦA NHUẬN
THỔ .
Trong truyện ngắn này , tác giả đã nêu lên vấn đề : QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN TRUNG QUỐC DƯỚI CHẾ ÐỘ XÃ HỘI CŨ.
Khi xây dựng nhân vật Nhuận Thổ , nhà văn đã kết hợp miêu tả ngoại hình với
khắc họa nội tâm . Lỗ Tấn đã đặt nhân vật Nhuận Thổ trong mối quan hệ với hoàn
cảnh . Hoàn cảnh đó là nông thôn TrungQuốc dưới chế độ xã hội thuộc địa . Yếu tố
hoàn cảnh được tác giả phác họa ngay ở đầu truyện : nhìn qua khe hở mui thuyền
thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều hoang vắng nằm im lìm dưới bầu trời màu
vàng úa . Cảnh làng quê nông thôn Trung Quốc được miêu tả rất tàn tạ , tiêu điều ,
xơ xác . Màu vàng úa là màu của sự tàn lụi , in dấu của sự thê lương ảm đạm .
Trong hoàn cảnh nông thôn Trung Quốc tiêu điều xơ xác , có bao nhiêu người nông
dân như Nhuận Thổ đã rơi vào tình trạng bị tha hóa . Việc đặt nhân vật Nhuận Thổ
trong hoàn cảnh để miêu tả chứng tỏ Lỗ Tấn đã sáng tác truyện ngắn này bằng
phương pháp của chủ nghĩa hiện thực ( tha hóa : hóa khác tha hóa là sự đánh rơi
mất bản tính tốt vốn có của mình ) .
Nhân vật Nhuận Thổ trong thì quá khứ ( ba mươi năm về trước ) là một chú bế
nông dân khỏe mạnh , đẹp về thể chất : ngây thơ , hồn nhiên trong trắng và thủy
chung về tinh thần . Nhà văn đã miêu tả Nhuận Thổ hiện lên vừa đẹp vừa hùng giữa
khung cảnh thơ mộng của quê hương bằng một đọan văn rất giàu tính tạo hình :
Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm , dưới là một bãi
cát bên cạnh bờ biển trồng toàn dưa hấu , bát ngát một màu xanh rờn . Giữa ruộng
dưa , một đứa bé trạc 11 , 12 tuổi , cổ đeo vòng bạc , tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba
đang cố sức đuổi theo một con tra . Con vật bỗng quay lại , luồn qua háng đứa bé ,
chạy mất ( tra là tên tác giả bịa ra trên cở sở con heo rừng ) , về ngoại hình của
Nhuận Thổ ba mươi năm về trước , Nhuận Thổ là một chú bé rất khỏe mạnh và rất
đẹp : nước da bánh mật , cổ đeo vòng bạc , đầu đội một chiếc mũ lông chiên bé tí .
Về nội tâm , ba mươi năm về trước , Nhuận Thổ là một chú bé nông dân rất hồn
nhiên chân thực . Mặc dù có sự cách bậc về tầng lớp giai cấp ( gia đình Nhuận
Thổ thuộc tầng lớp dưới , gia đình nhân vật tôi thuộc tầng lớp trên ) , nhưng khi
Nhuận Thổ gặp nhân vật tôi thì hoàn toàn không hề có sự cách bậc mà sống chan
hòa , cảm hòa với nhau . Nhuận Thổ gọi nhân vật tôi là anh và tự xưng là em rất
thân mật , chân tình . Nhuận Thổ khoe những đặc sản của mình : có nhiều vỏ sò và
lông chim rất đẹp , khoe trò bẫy chim và những đêm đi canh ruộng dưa dưới ánh
trăng . Ngôn ngữ của chú bé Nhuận Thổ thể hiện đầy đủ sự ngây thơ trong trắng
hồn nhiên của chú . Lúc Nhuận Thổ xa nhân vật tôi thì Nhuận Thổ khóc tỏ ra lưu
luyến , bịn rịn gắn bó với nhân vật tôi . Sau khi xa nhân vật tôi , Nhuận Thổ không
quên gửi cho nhân vật tôi một bịch vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp . Chi tiết này
thể hiện tấm lòng thủy chung của Nhuận Thổ đối với bạn .
Ðó là Nhuận Thổ ba mươi năm về trước .
Sau ba mươi năm nhân vật Nhuận Thổ đã khác trước . Nhà văn tiếp tục miêu tả
ngoại hình và nội tâm của nhân vật này . Về ngoại hình , trong thì hiện tại Nhuận
Thổ cao gấp hai trước , nước da vàng xạm , trên khuôn mặt đã có nhiều nếp nhăn
sâu hoắm , dáng co ro cúm núm , đầu đội một chiếc mũ lông chim rách bươm , da
bàn tay nứt nẻ như vỏ cây thông . Ngoại hình của Nhuận Thổ trong thì hiện tại trông
rất tiều tụy và tàn tạ .
Về nội tâm trong thì hiện tại , khi gặp lại nhân vật tôi , Nhuận Thổ đã chào cung
kính : bẩm ông . Tiếng chào này thể hiện cách bậc . Tiếng chào ấy đã đẩy hai
người ra hai bờ của đại dương xa thẳm . Nhuận Thổ nói bằng giọng than thở , siếc
lóc . Nhân vật than thở , siếc lóc về cảnh nghèo của mình . Cảnh nghèo của Nhuận
Thổ là làm ăn không đủ ăn , sống rất cực khổ . Nhà văn đã để cho nhân vật Nhuận
Thổ lý giải về nguyên nhân dẫn đến hòan cảnh nghèo khổ là: con đông , mùa mất ,
thuế khóa , lính tráng , trộm cắp . Ðể cho nhân vật lý giải như thê ú, Lỗ Tấn đã thể
hiện một quan điểm tiến bộ. Nhà văn không xem sự nghèo khổ của Nhuận Thổ là do
số phận , định mệnh mà là do chế độ xã hội . Trong hai nguyên nhân tự nhiên và xã
hội , Lỗ Tấn đã nghiêng về nguyên nhân xã hội . Nhuận Thổ xin nhân vật tôi đủ thư
ï. Nếu như 30 năm về trước , Nhuận Thổ là một chú bé vô tư thì giờ đây Nhuận thổ
là một người nông dân rất vụ lợi , rất thực dụng và nhân vật Nhuận Thổ theo lời của
thím Hai Dương thì Nhuận Thổ đã lấy cắp của gia đình nhân vật tôi dấu vào đống tro
để chờ ngày đem về nhà mình . Nhuận Thổ đã trở thành một kẻ gian dối .
Trong thì hiện tại , Nhuận Thổ là một nông dân tàn tạ về thể xác , tha hóa về tinh
thần . Lỗ Tấn đã miêu tả sự tha hóa của nhân vật Nhuận Thổ trong một quá trình và
nhà văn đã lý giải một cách đúng đắn về nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của
Nhuận Thổ . Ðó là một nguyên nhân xã hội . bên cạnh nhân vật Nhuận Thổ , tác giả
còn xây dựng nhân vật thím Hai Dương - nàng Tây Thi đậu phụ - con người có dáng
hình như một chiếc compa trong bộ đồ vẽ . Ngọai hình của nhân vật này cũng được
tác giả phác họa : cao gầy , khô cứng . Nội tâm của nhân vật thiam Hai Dương được
tác giả miêu tả qua ngôn ngữ và hành động của chính nhân vật này . Ngôn ngữ và
hành động của nhân vạt nảythê hiện sự tham lam vụ lợi . Nhân vật phụ thím Hai
Dương đã góp phần làm nổi bật thêm nhân vật trung tâm là Nhuận Thổ . thông qua
hình tượng nhân vật phụ này , nhà văn đã khái quát được rằng : dưới chế độ xã hội
cũ ở Trung Quốc thì sự tha hóa của Nhuận Thổ không phải là cá biệt mà là phổ
biến . Trong truyện Cố hương Lỗ Tấn còn sử dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh đối
lập song song để làm tăng thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm . Tình bạn của Nhuận
Thổ với nhân vật tôi trong thì quá khứ đối lập với tình bạn của nhân vật tôi Nhuận
Thổ trong thì hiện tại ( quá khứ thì tình bạn gắn bó thủy chung , hiện tại cách bậc ,
xa vời ) . Tình bạn giữa nhân vật Nhuận Thổ với nhân vật tôi trong thì hiện tại đối lập
với tình bạn của nhân vật bé Hoằng và nhân vật Thủy Sinh trong thì hiện tại . Thủ
pháp này một mặt tiếp tục làm rỏ thêm sự tha hóa của Nhuận Thổ , nhưng mặt khác
quan trọng hơn là đề cao tình bạn của tuổi thơ . Tình bạn của nhân vật Nhuận Thổ
và nhân vật tôi trong thì quá khứ ba mươi năm về trước ) là tình bạn của tuổi thơ và
tình bạn của bé Hoằng và Thủy Sinh trong thì hiện tại cũng là tình bạn của tuổi thơ .
Hai tình bạn này giống nhau ở chỗ đều là tình bạn của tuổi thơ , đều có sự gắn bó ,
thủy chung trong trắng . Ðề cao tình bạn của tuổi thơ là tình bạn của lứa tuổi ngây
thơ , hồn nhiên trong trắng và chưa hề dính chút bụi đời . Tình bạn của tuổi thơ cũng
là tình bạn rất đẹp . Ðề cao tình bạn của tuổi thơ là rất nhân đạo .
Ở cuối truyện , nhà văn đã tạo dựng hình ảnh tượng trưng . Ðó là hình ảnh con
đường đi đến tương lai , hiện thân của niềm tin , niềm hi vọng của tác giả : Tôi nghĩ
bụng : đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư . cũng gjiống như
những con đường trên mặt đất ; kỳ thực ,trên mặt đất vốn làm gì có đường . Người
ta đi mãi thì thành đường thôi . Hình ảnh tượng trưng này cũng đã bộc lộ khát vọng
về sự đổi thay của tác giả nên nó có giá trị . Khát vọng này chính là nhu cầu trần tục
của con người trần tục của Lỗ Tấn .
Việc tác giả đề cao tình bạn của tuổi thơ cũng như thể hiện niềm khát vọng về sự
đổi thay trong lai là rất nhân đạo . Song tinh thần nhân đạo của Lỗ Tấn thời mà ông
viết Cố hương đã chịu sự chi phối của yhuyết tiến hóa , nên có hạn chế . Ông đề
cao quan điểm tình bạn tuổi thơ theo quan điểm sinh mệnh của thế hệ trẻ sẽ hơn
sinh mệnh của thế hệ già . Hình ảnh tượng trưng con đường đi tới tương lai ở cuối
truyện là sự thể hiện của quan điểm : ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay . Những quan
điểm này đều mang đậm nét màu sắc của thuyết tiến hóa Thuyết tiến hóa lý giải qui
luật tiến hóa mang tính đặc thù của tự nhiên . Qui luật của xã hội không thể đồng
nhất với quy luật của tự nhiên .Trong xã hội có qui luật riêng của xã hội . Ngày mai
hơn ngày hôm nay trong xã hội không thể theo quy luật tự nhiên mà muốn như thế
thì phải có đông lực đấu tranh bằng nhiều hình thức . Lỗ Tấn tin vào ngày mai có
phần mơ hồ.
III)Về câu nói: ‘’Kì thực trên đời này làm gì có đường….”
Đã bao giờ bạn tự thả hồn mình vào một khoảng lặng bình yên - nơi không có
những bụi bặm, những xô bồ của cuộc sống hối hả ngoài kia, để đặt cho mình một
câu hỏi về lâu đài bí ẩn mà bấy lâu nay bạn ngỡ rằng mình đã hoàn toàn ngự trị nó -
cuộc sống? Câu hỏi tưởng chừng quá giản đơn của những thiên thần bé bỏng lần
đầu tiên nhìn thây cuộc đời “Tại sao con đường tồn tại?” dường như lại mang một
ẩn số mông lung về tòa lâu đài cuộc sống. Trả lời câu hỏi này, nhà văn Lỗ Tấn đã
đem đến một đáp án gợi mở và cũng rất sâu xa khi khẳng định: “Cũng giống như
những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta
đi mãi thì thành đường thôi...”.
Đó là những suy nghĩ chợt đến trong tâm hồn nhân vật “tôi”, khép lại tác phẩm Cố
hương khi “ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần”, con đường cũ
nhạt dần, xóa nhòa bóng dáng của cuộc sống khốn khổ, trì trệ. Chiếc thuyền đang
đưa “tôi” đi trên một con đường mới - con đường chứa đầy niềm tin của “tôi”, của
gia đình, của những người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX về một sự đổi thay của xã
hội, một tương lai tươi sáng.
“Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường” và “Người ta đi mãi thì thành đường
thôi”. Con đường thứ nhất xuất hiện trên thế giới này là gì nếu không phải là những
bước chân đầu tiên của tổ tiên loài người khi xuất hiện trên Trái Đất? Con đường sự
nghiệp, con đường ước mơ - những con đường biểu tượng ấy là gì nếu không phải
được vẽ nên từ những suy nghĩ, hành động, những ước mơ và hoài bão của con
người? Hãy thử để ý mà xem, có thể tại giây phút này, hàng chục con người đang
cùng đi trên một con đường của Hà Nội, nhưng chỉ một vài phút sau, có thể mỗi
người đã rẽ sang một hướng đi khác, vì điểm đến của họ là không giốhg nhau. Cứ
như thế, họ đan nhập rồi tách rời, chung mà riêng, và rõ ràng, không ai đi lại trên
bước chân của ai cả bởi một lẽ đơn giản: mỗi người đều đi trên con đường của họ,
con đường do chính họ tạo ra.
Mỗi con người sinh ra đều có một con đường của riêng mình - con đường mang tên
cuộc đời họ. Từ khi còn chập chững những bước chân đầu tiên trong tiếng vỗ tay
động viên của cha mẹ, mỗi đứa trẻ đã bắt đầu tạo cho mình một con đường riêng.
Đến khi trưởng thành, mỗi con người chúng ta đi là một sự lựa chọn, một quyết định
cho tương lai. Đôi khi tôi tự hỏi rằng liệu bến đỗ của cuộc đời Bill Gate có phải là sự
thành công hay không nếu ngày xưa cậu bé Bill Gate tiếp tục theo học Đại học
Harvard như một đứa con ngoan và từ bỏ những giấc mơ về công nghệ thông tin
cậu hàng theo đuổi? Liệu chúng ta có được mỉm cười và rơi nước mắt theo những
trang văn hay đến nghẹt thở Thời thơ ấu nếu chú bé A-li-ô-sa (tên gọi thân mật của
Mác- xim Go-rơ-ki hồi nhỏ) không quyết tâm theo đuổi đến cùng hoài bão văn
chương của mình chỉ vì những tủi nhục, đắng cay của một tuổi thơ bất hạnh và hoàn
cảnh sống đầy chật vật? Tưởng tượng như vậy để thấy rằng việc chọn lựa con
đường đời của bản thân mỗi người không hề đơn giản. Cuộc sống không phải lãnh
địa của riêng bạn, càng không phải là một bức tranh màu hồng chỉ có những ước
vọng và đam mê. Một con chim với đôi cánh dang rộng đến mấy trên bầu trời tự do
rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn bởi mưa dông bão tố. Một mầm sống dù mãnh liệt
đến đâu cũng có thể lụi tàn bởi mảnh đất cằn cỗi xác xơ. Có thể nói, những tác động
của hoàn cảnh sống, của gia đình, của thời đại đều có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự hình thành con đường đời của mỗi cá nhân. Điều đó càng đòi hỏi bản thân mỗi
chúng ta phải có nhận thức đúng đắn trong từng hành động, từng quyết định, từng
bước đi của cuộc đời mình. Song dù thế nào thì yếu tố quan trọng hơn cả vẫn là
tiếng gọi từ trong sâu thẳm con người bạn. Bởi bạn chỉ có thể trở thành người do
chính bạn tạo ra, và bạn chỉ có thể đi trên con đường do chính bạn lựa chọn!
Mỗi con người sinh ra đều có một con đường của riêng mình
Không chỉ dừng lại ở vâh đề nhận thức, nhận định của nhà văn Lỗ Tấn còn có một
tầng ý nghĩa nữa liên quan đến thói quen của con người trong cuộc sống hằng ngày:
“người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đôi khi trong dòng chảy cuộc đời, con người
ta thường quên đi những việc làm rất đỗi bình thường mà chỉ quan tâm đến những
điều lớn lao mà không biết rằng chính những hành động tưởng chừng rất nhỏ
nhưng lặp đi lặp lại đó sẽ tạo thành một cái bóng đi theo bạn suốt con đường đời,
làm nên chính cuộc đời bạn. Theo năm tháng, những thói quen ấy rồi sẽ trở thành
chất men say đốì với bạn — thứ men do chính bạn tạo nên.
Con đường của bạn và tôi sẽ bằng phẳng hay mấp mô, phía cuối chân trời kia sẽ là
thiên đường hay địa ngục? Câu trả lời nằm trong chính nhận thức và hành động của
mỗi chúng ta. Số phận của một người do chính người đó tạo nên.
Cuộc sống này không có ngõ cụt, chỉ có những con đường. Con đường này khép lại
sẽ có con đường khác mở ra, giống như mọi dòng chảy đều có mạch ngầm và đại
dương phải bắt đầu từ những dòng suối nhỏ. vấn đề là ở chỗ chúng ta sẽ chọn con
đường nào và chính con đường đó sẽ dẫn ta đến đâu.
Cuộc sống này thật là thú vị! Có những điều quá đỗi giản dị, thân quen đến mức
nhiều khi ta không để ý như con đường lại mang trong nó những vẻ đẹp tiềm ẩn của
thế giới. Mỗi chúng ta đều đang đi trên con đường riêng của mình. Hãy vững bước
trên con đường mà bạn lựa chọn bởi “không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu
chuyện do cuộc sống viết nên” (An-đéc-xen)

You might also like