You are on page 1of 16

CHỮA BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Câu 1:
Trên đường đi học về, H và T trông thấy một đàn ong đang xây tổ ở trên cây. H
nói với T: “Những con ong kia đang lao đọng chăm chỉ quá !”. T lắc đầu: “Đúng
là những con ong đang làm một cái tổ nhưng hoạt đọng xây tổ của bầy ong kia
không phải là hoạt động lao động. H quả quyết: “Rõ ràng là những con ong kia
đang lao động rất chăm chỉ sao cậu lại khẳng định là không phải ?”
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Trả lời:
* Em đồng tình với ý kiến của bạn T vì:
+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm biến đổi những
yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
+ Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt con
người với loài vật. Hoạt động tự giác, có ý thức, có mục đích, biết chế tạo công cụ lao
động là phẩm chất đặc biệt của con người.
+ Trong tình huống trên, tuy con ong có hoạt động giống với con người nhưng là
hoạt động bản năng, không có ý thức.
==> Không phải là lao động.

Câu 2: Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu
tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?
Trả lời:
* Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng không phải mọi yếu tố tự
nhiên đều là đối tượng lao động vì:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Mọi đối tượng lao động mà con người tác động vào để tạo ra sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu của con người, dù ở dạng nào thì nó đều bắt nguồn từ tự nhiên.
+ Chỉ những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào thì mới được
gọi là đối tượng lao động. Những yếu tố tự nhiên mà con người chưa biết đến, chưa
khám phá, chưa tác động thì chưa trở thành đối tượng lao động.

Câu 3: Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động, em hãy cho biết yếu tố nào
là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
- Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm: sức lao động, đối tượng lao động,
sức lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất vì:
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
+ Sức lao động giữ vai trò là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt và quyết
định đến mọi quá trình sản xuất. Xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu lao động
chính là sự phản ánh sức sáng tạo của con người.
+ Một quốc giàu không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành
một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao.
+ VD: Nhật Bản, một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn luôn là một
trong những nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới bởi ở đó sức lao động của người dân
có chất lượng cao, có hiệu quả lao động cao.

Câu 4: Theo em, ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động
mang tính tương đối hay tính tuyệt đối (rạch ròi) ?
Trả lời:
* Ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động mang tính tương
đối vì:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Tư liệu lao động là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Một vật trong mối quan hệ này giữ vai trò là đối tượng lao động, nhưng trong mối
quan hệ khác lại là tư liệu lao động.
+ Một vật nào đó là tư liệu lao động hay là đối tượng lao động tùy thuộc vào mục
đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
+ VD: Khi xưa, con trâu là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng lại là đối
tượng lao động của lò giết mổ động vật.

Câu 5:
Chị Hà mở một cửa hàng nhỏ chuyên may áo dài, chị đã chuẩn bị vải, máy khâu,
kim, chỉ, thước, bàn là để tiến hành sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
a. Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất của chị Hà.
b. Theo em, trong quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết
định nhất ? Vì sao ?
c. Em thấy mình cần có trách nhiệm gì để góp phần nâng cao chất lượng các yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất ?
Trả lời:
a.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm: sức lao động, đối tượng lao động và
tư liệu lao động.
+ Trong tình huống trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của
chị Hà được vận dụng vào quá trình may áo dài.
+ Đối tượng lao động trong tình huống trên là: Vải.
+ Tư liệu lao động trong tình huống trên là: Máy khâu, kim, chỉ, thước, bàn là.
b.
* Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm: sức lao động, đối tượng lao động,
sức lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất vì:
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
+ Sức lao động giữ vai trò là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt và quyết
định đến mọi quá trình sản xuất. Xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu lao động
chính là sự phản ánh sức sáng tạo của con người.
+ Một quốc giàu không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành
một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao.
+ VD: Nhật Bản, một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn luôn là một
trong những nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới bởi ở đó sức lao động của người dân
có chất lượng cao, có hiệu quả lao động cao.
c.
* Trách nhiệm của em trong việc góp phần nâng cao chất lượng các yếu tố cơ bản của
QTSX là:
+ Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nên mỗi người
phải có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
+ Thường xuyên rèn luyện, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao sức
lao động.
+ Tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân trong nền kinh tế.
Câu 6:
a. Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất trong câu ca dao sau:
“ Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.”
b. Có người cho rằng: “Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên
nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động.” Nhận định trên
đúng hay sai ? Vì sao ?
c. Nêu trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần nâng cao chất lượng các yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Trả lời:
a.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
+ Trong tình huống trên, sức lao động là toàn bộ năng lực và thể chất của người vợ
và người chồng được vận dụng vào quá trình cày cấy tạo sản phẩm.
+ Đối tượng lao động trong tình huống trên là: Đồng ruộng.
+ Tư liệu lao động trong tình huống trên là: Con trâu, cái cày.
b.
* Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng không phải mọi yếu tố tự
nhiên đều là đối tượng lao động là một nhận định đúng vì:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Mọi đối tượng lao động mà con người tác động vào để tạo ra sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu của con người, dù ở dạng nào thì nó đều bắt nguồn từ tự nhiên.
+ Chỉ những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào thì mới được
gọi là đối tượng lao động. Những yếu tố tự nhiên mà con người chưa biết đến, chưa
khám phá, chưa tác động thì chưa trở thành đối tượng lao động.
c.
* Trách nhiệm của em trong việc góp phần nâng cao chất lượng các yếu tố cơ bản của
QTSX là:
+ Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nên mỗi người
phải có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
+ Thường xuyên rèn luyện, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao sức
lao động.
+ Tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân trong nền kinh tế.
Câu 7: Trong bài hát “Hát về câu lúa hôm nay” có đoạn: “Và bàn tay xưa cấy
trong gió bấc, chân lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay
trâu... Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang
ngồi máy cày..”
a. Hãy chỉ ra những yếu tố của quá trình sản xuất được nhắc đến trong đoạn
trích trên.
b. Phân tích các yếu tố của QTSX và mối quan hệ giữa chúng.
Trả lời:
a.
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
+ Trong tình huống trên, sức lao động là toàn bộ năng lực và thể chất của những
chàng trai và những cô gái được vận dụng vào quá trình cày cấy tạo sản phẩm.
+ Đối tượng lao động trong tình huống trên là: Đồng ruộng.
+ Tư liệu lao động trong tình huống trên là: Con trâu, mày cày, máy cấy.
b.
* Sức lao động
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của những
chàng trai và những cô gái được vận dụng vào quá trình cày cấy tạo sản phẩm.
* Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là đồng ruộng mà những chàng trai,
những cô gái tác động vào để tạo ra sản phẩm phù hợp mục đích của họ.
→ Đây là đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là con trâu, máy cấy, máy cày làm nhiệm vụ
truyền dẫn sự tác động của những chàng trai, cô gái lên đồng ruộng, nhằm biến đổi
đồng ruộng thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
→ Trong trường hợp trêm, tư liệu lao động là công cụ lao động.
* Mối quan hệ giữa 3 yếu tố cơ bản của QTSX:
+ Quá trình = sức lao động + TLSX (ĐTSX + TLLĐ) → Sản phẩm
→ Vì vậy QTSX là sự kết hợp giữa giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.
+ Trong các yếu tố cơ bản của QTSX thì TLLĐ, ĐTLĐ đều bắt nguồn nguồn từ tự
nhiên, còn sức lao động với tính sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất.
Câu 8: Vải sợi tre là loại vải được chiết xuất từ sợi tre có gia giảm thêm một số
loại phụ gia khác để tạo nên cấu trúc bền vững cùng những đặc tính nổi bật hơn
hẳn so với loại vải thông thường. Sau khi thu hoạch, tre được đưa đến nhà máy.
Phần lõi trong thân và lá tre là nguyên liệu làm thành vải sợi tre. Để tạo ra các
sợi tre, những người công nhân sẽ tiến hành bóc tách và cho vào máy nghiền
phần thân của cây tre cho đến khi nó tạo thành sợi mỏng thì bắt đầu cho vào
máy kéo sợi và máy dệt để tạo thành tấm vải, sau đó hoàn tất bằng công đoạn
nhuộm màu.
a. Em hãy phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất vải sợi tre.
b. Em rút ra bài học gì từ việc nghiên cứu các yếu tố của quá trình sản xuất.
Trả lời:
a.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
* Sức lao động:
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của những
người công nhân được vận dụng vào quá trình sản xuất vải sợi tre.
* Đối tượng lao động:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là tre mà những người công nhân tác
động vào để tạo ra vải sợi tre phù hợp mục đích của con người.
→ Đây là đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là nhà máy, máy nghiền, máy kéo sợi, máy dệt
có nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của những người công nhân lên cây tre để tạo ra
vải sợi tre thỏa mãn nhu cầu của con người.
==> Trong đó:
+ Máy nghiền, máy kéo sợi, máy dệt là công cụ lao động.
+ Nhà máy là hệ thống bình chứa.
b.
* Bài học rút ra từ việc nghiên cứu các yếu tố của quá trình sản xuất là:
+ Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nên mỗi người
phải có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
+ Thường xuyên rèn luyện, đẩy mạnh học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao sức
lao động.
+ Tích cực tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân trong nền kinh tế.
Câu 9:
Để sản xuất ra những chiếc ống hút tre, người ta phải tuyển chọn những cây tre,
cây nứa đủ độ tuổi, sau đó đưa vào máy mà để đảm bảo độ nhẵn bóng rồi đưa
vào máy cắt thành từng đoạn, cuối cùng những chiếc ống hút được chuyển vào lò
sấy để triệt ẩm mốc và giảm nguy cơ mối mọt. Tất cả các công đoạn đều được
làm bởi những người thợ lành nghề đã qua đào tạo. Ống hút tre là sản phẩm
được khách hàng rất ưa chuộng nên nhu cầu của thị trường về mặt hàng này vào
khoảng 70 triệu ống hút mỗi năm nhưng thực tế các cơ sở chỉ sản xuất được
khoảng 50 triệu ống hút năm.
c. Em hãy phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ống hút tre và
cho biết yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
* Sức lao động
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của những
người thợ lành nghề được vận dụng vào quá trình sản xuất ống hút tre.
* Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là cây tre, cây nứa mà những người thợ
lành nghề tác động vào để tạo ra ống hút tre phù hợp mục đích của con người.
→ Đây là đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là máy mài, máy cắt, lò sấy có nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của những người thợ lành nghề lên cây tre, cây nứa để tạo ra ống hút
tre thỏa mãn nhu cầu của con người.
==> Máy mài, máy cắt, lò sấy là những công cụ lao động.
* Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm: sức lao động, đối tượng lao động,
sức lao động thì sức lao động là yếu tố quan trọng nhất vì:
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
+ Sức lao động giữ vai trò là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt và quyết
định đến mọi quá trình sản xuất. Xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu lao động
chính là sự phản ánh sức sáng tạo của con người.
+ Một quốc giàu không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành
một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao.
+ VD: Nhật Bản, một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn luôn là một
trong những nền kinh tế lớn mạnh trên thế giới bởi ở đó sức lao động của người dân
có chất lượng cao, có hiệu quả lao động cao.
Câu 10:
Để sản xuất ra những chiếc ống hút= cỏ bàng, người ta phải tuyển chọn những
cây cỏ bàng đủ độ tuổi, rửa sạch= nước, rồi dùng dao cắt thành từng đoạn, cuối
cùng những chiếc ống hút được chuyển vào lò sấy để triệt ẩm mốc và nguy cơ
mối mọt. Tất cả đều được làm thủ công bởi những người thợ lành nghề đã qua
đào tạo. Ừ mặt hàng ống hút cỏ bàng được khách hàng rất ưa chuộng, nhưng
hiện nay chỉ có một vài cơ sở sản xuất được loại sản phẩm này, những người thợ
đã làm tăng ca liên tục mà vẫn không đủ hàng để cung ứng cho thị trường.
a. Hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ống hút cỏ bàng và
cho biết yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
+ Trong tình huống trên, sức lao động là toàn bộ năng lực và thể chất của những
người thợ lành nghề được vận dụng vào quá trình sản xuất ống hút cỏ bàng.
+ Đối tượng lao động trong tình huống trên là: Cây cỏ bàng
+ Tư liệu lao động trong tình huống trên là: Nước, dao, que sắt, lò sấy.
==> Trong đó: + Dao, que sắt, lò sấy là công cụ lao động.
+ Nước là kết cấu hạ tầng.
Câu 11:
Bánh mì thanh long đang là một món bánh lạ mà ngon được rất nhiều người ưa
chuộng, mang một ý nghĩa rất nhân văn trong thời điểm Việt Nam nói chung và
nông dân trồng thanh long nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid – 19. Để làm được loại bánh này, người ta phải lựa chọn những quả thanh
long ruột đỏ đã đạt đến độ 9 mọng, không bị sâu bệnh. sau khi sơ chế sạch sẽ
bằng nước, những quả thanh long sẽ được tách lấy phần ruột rồi cắt nnhỏ bằng
dao để cho vào máy nhồi cùng với bột mì và nhồi bột trong khoảng 20 phút. Tiếp
theo, phần bột sẽ được chia thành các phần bằng nhau để nặn thành một chiếc
bánh hoàn chỉnh và đem đi ủ trong proof box. Cuối cùng là công đoạn đặt bánh
vào lò nướng ở nhiệt độ 230oc. Toàn bộ quá trình trên được thực hiện bởi những
người thợ làm bánh chuyên nghiệp có tay nghề cao.
a. Em hãy phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra bánh mì
thanh long
b. Trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào là quan trọng
nhất ? vì sao ?
Trả lời:
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
* Sức lao động
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của những
người thợ làm bánh chuyên nghiệp được vận dụng vào quá trình sản xuất ống hút tre.
* Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là quả thanh long ruột đỏ, bột mì mà
những người thợ làm bánh cchuyên nghiệp tác động vào để tạo ra bánh mì thanh long
đáp ứng nhu cầu của con người.
→ Trong đó:
+ Quả thanh long ruột đỏ là đối tượng có sẵn trong tự nhiên.
+ Bột mì là đối tượng đã trải qua tác động của lao động.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là nước, dao, máy nhồi, proof box, lò nướng có
nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của những người thợ làm bánh chuyên nghiệp lên
quả thanh long ruột đỏ và bột mì để tạo ra bánh mì thanh long thỏa mãn nhu cầu của
con người.
==> Trong đó:
+ Dao, máy nhồi, lò nướng là những công cụ lao động.
+ Proof box là hệ thống bình chứa.
+ Nước là kết cấu hạ tầng.
Câu 12:
Để có được những bông cúc sấy khô đạt chuẩn, người công nhân sẽ lựa chọn
những bông cúc vàng đảm bảo độ tươi, sạch nhất định. Hoa vừa nở hoặc đang hé
nụ lựa chọn lý tưởng để chế biến trà. Sau đó, người công nhân nhẹ nhàng dùng
kéo cắt cuống hoa, chỉ giữ lại bông, đem ngâm hoa trong nước loại sạch hết bụi
bẩn. Tiếp nữa hoa được xếp vào khay, vừa kín một lớp, rồi đưa vào trong máy
sấy lạnh. Người công nhân sẽ điều chỉnh nhiệt độ, thời gian sấy và độ ẩm thích
hợp, thông thường, trà hoa cúc sấy lạnh ở nhiệt độ không quá 35oc. nhờ đó, hoa
cúc vẫn đảm bảo được màu sắc và hương vị, đặc biệt là hàm lượng dinh dữơng
không hề bị mất đi.
a. Phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất trà hoa cúc và cho biết
yếu tố nào là quan trọng nhất vì sao ?
b. Có người cho rằng: “Ranh giới phân chia đối tượng lao động và tư liệu lao
động chỉ mang tính tương đối". theo em, nhận định này đúng hay sai ? Tại
sao ?
Trả lời:
a.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
* Sức lao động
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của người
công nhân được vận dụng vào quá trình sản xuất trà hoa cúc.
* Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là những bông cúc vàng mà người công
nhân tác động vào để tạo ra trà hoa cúc đáp ứng nhu cầu của con người.
→ Bông cúc vàng là đối tượng có sẵn trong tự nhiên.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là kéo, nước, khay, máy sấy lạnh có nhiệm vụ
truyền dẫn sự tác động của người công nhân lên những bông cúc vàng để tạo ra ttrà
hoa cúc thỏa mãn nhu cầu của con người.
==> Trong đó:
+ Kéo, máy sấy lạnh là những công cụ lao động.
+ Khay là hệ thống bình chứa.
+ Nước là kết cấu hạ tầng.
b.
* Ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động mang tính tương
đối vì:
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Tư liệu lao động là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Một vật trong mối quan hệ này giữ vai trò là đối tượng lao động, nhưng trong mối
quan hệ khác lại là tư liệu lao động.
+ Một vật nào đó là tư liệu lao động hay là đối tượng lao động tùy thuộc vào mục
đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
+ VD: Khi xưa, con trâu là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng lại là đối
tượng lao động của lò giết mổ động vật.
Câu 13:
Để lấy được tinh dầu Sở, người công nhân phải hái quả sở tươi rồi ủ cho đến khi
nứt, sau đó tách lấy hạt rồi đem phơi khô. Tiếp đó người thợ sẽ cho hạt sở vào
máy để tách riêng vỏ và phần lõi bên trong. Khi được tách vỏ, phần lõi hạt được
đen rang khô bằng máy ở nhiệt độ 150oc trong vòng 30 phút. Hạt rang khô đủ độ
xe được cho vào máy ép lấy dầu thô. Dầu thô được ép trực tiếp từ hạt, không
thêm bất kỳ hương liệu gì. Dầu thô được chảy qua máy lọc để gạn sạch phần bã
còn lại, sau khi lọc xong dầu có màu vàng giống nhiều loại dầu khác nhưng mang
mùi thơm đặc trưng, hơi hắc nhẹ của dầu sở.
a. Phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất dầu gió và cho biết yếu
tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
b. Có ý kiến cho rằng: Con châu khi kéo cày trên đồng ruộng thì nó được coi
là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng khi con trâu đó bị đưa vào
lò mổ thì nó trở thành đối tượng lao động của những người làm nghề giết
mổ gia súc. em có đồng tình với ý kiến trên không ? Tại sao ?
Trả lời:
a.
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: Sức lao động, đối tượng lao động
và tư liệu lao động.
* Sức lao động
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận
dụng vào QTSX.
+ Trong tư liệu trên, sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của người
công nhân được vận dụng vào quá trình sản xuất trà hoa cúc.
* Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Đối tượng lao động được chia thành 2 loại:
· Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trên rừng, cá tôm dưới biển,... chỉ cần khai
thác là có thể sử dụng, là sản phẩm của ngành CN khai thác.
· Loại đã trải qua tác động của lao động, đã được cải biến ít nhiều như sợi đẻ dệt
vải, sắt thép để chế tạo máy móc,..., là sản phẩm của ngành CN chế biến.
+ Trong tình huống trên, đối tượng lao động là quả sở tươi mà người công nhân tác
động vào để tạo ra tinh dầu Sở đáp ứng nhu cầu của con người.
→ Quả sở tươi là đối tượng có sẵn trong tự nhiên.
* Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Tư liệu lao động gồm 3 loại:
· Công cụ lao động hay công cụ sản xuất (cái cày, con dao, máy gặt,...) là yếu tố
quan trọng nhất, cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản
để phân biệt các thời đại kinh tế.
· Hệ thống bình chứa như ống đựng, lọ, túi, giỏ,...
· Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân ga, sân bay, điện, nước,...
+ Trong tư liệu trên, tư liệu lao động là máy tách hạt, máy rang khô hạt, máy ép lấy
dầu thô và máy lọc có nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của người công nhân lên
những quả sở tươi để tạo ra tinh dầu Sở thỏa mãn nhu cầu của con người.
==> Máy tách hạt, máy rang khô hạt, máy ép lấy dầu thô và máy lọc là công cụ lao
động.
b.
* Em đồng ý với ý kiến: con trâu khi kéo cày trên đồng ruộng thì nó được coi là tư
liệu lao động của người nông dân, nhưng khi con trâu đó bị đưa vào lò mổ thì nó trở
thành đối tượng lao động của những người làm nghề giết mổ gia súc vì:
+ Ranh giới phân chia đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ mang tính tương
đối.
+ Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động
vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
+ Tư liệu lao động là 1 vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Một vật trong mối quan hệ này giữ vai trò là đối tượng lao động, nhưng trong mối
quan hệ khác lại là tư liệu lao động.
+ Một vật nào đó là tư liệu lao động hay là đối tượng lao động tùy thuộc vào mục
đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
Câu 14:
a. Hãy phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động của ngành sản xuất
nông nghiệp, ngành dệt may và ngành khai thác khoáng sản.
b. Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao
động thực hiện được quá trình lao động.
Trả lời:
a.
Đối tượng lao động và tư liệu lao động của một số ngành là:
Ngành khai thác khoáng sản:
+ Đối tượng lao động: Quặng trong lòng đất.
+ Tư liệu lao động: Máy móc dùng để khai thác, ô tô chuyên chở,...
Ngành sản xuất nông nghiệp:
+ Đối tượng lao động: Ruộng đất, giống cây trồng,...
+ Công cụ lao động: Máy móc nông nghiệp (máy cày, máy cấy, máy làm đất,
máy thu hoạch các loại,...), thùng chứa, xe vận chuyển,...
Ngành dệt may:
+ Đối tượng lao động: Bông, sợi để dệt vải, ...
+ Công cụ lao động: Máy quay sợi, máy dệt, máy may,...
b.
- Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động.
- Lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Vì vậy, để
có quá trình lao động diễn ra trên thực tế thì cần phải có đủ điều kiện khách quan và
chủ quan.
- Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút lao
động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. Trong quá trình lao động: thời tiết
khi lao động, không gian nhà xưởng, máy móc vận hành có tốt hay không, nguyên liệu
tạo ra hàng hóa sản phẩm có tốt hay không, v.v..
- Về chủ quan: Người lao động phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm; thường
xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực, trí lực để đáp ứng
yêu cầu của xã hội. Trong quá trình lao động: sức khỏe của người lao động, tay nghề
của người lao động, tinh thần của người lao động, v.v..

You might also like