You are on page 1of 22

Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN


HỌC KÌ II – LỚP 10
(NĂM HỌC 2017 – 2018)
I/ PHẦN I: ĐỌC - HIỂU:
Đề 1: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
“…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu,
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá,
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.
Lại thêm quan bốn mặt vây thành,
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc.
Sĩ tốt kén tay hùng hổ,
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh.
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông ...”
a, Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
- Đoạn văn trích từ tác phẩm “Đại Cáo Bình Ngô”của tác giả Nguyễn Trãi.
b, Xác định nội dung chính của đoạn thơ?
- Tái hiện lại những trận chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược,
sức mạnh và khí thế chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.
- Sự thất bại thảm hại, nhục nhã của kẻ thù xâm lược.
c, Trong đoạn thơ, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn.
Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?
- Làm sống dậy những đợt tấn công ào ạt khẩn trương liên tiếp của ta vùi lấp kẻ thù, kẻ thù bị chia
cắt và tiêu diệt triệt để.

1
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

- Tạo nhịp điệu sảng khoái, khí thế hào hùng trong bản trường ca chiến thắng chống giặc Minh xâm
lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Đề 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
(…) Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra, như gia
thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,…mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự
BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong
mình những giá trị nhất định. Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin
sao?
Mặt khác, bản thân bạn chính là con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết
chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn
là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp
hay xấu, có tài hay bất tài, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết hát lào
khào như con vịt đực (…). Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như
thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn
phải biết trân trọng chính bản thân mình.
Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự
tin thì hãy bắt đầu từ đó, từ chính bản thân mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b, Theo tác giả, tại sao mỗi chúng ta đều có thể tự tin vào bản thân mình?
Theo tác giả, mỗi chúng ta đều có quyền tự tin vì:
- Dù là ai thì chúng ta vẫn luôn có sẵn những giá trị nhất định.
- Mỗi chúng ta là một cá thể độc đáo, riêng biệt.
c, Anh/ chị rút ra bài học gì từ văn bản trên?
Học sinh phải rút ra được những bài học sau:
- Biết trân trọng bản thân, tự tin thể hiện những giá trị riêng của mình.
- Biết tôn trọng giá trị của người khác.

2
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

Đề 3: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:


Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người
suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước
phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.
Bấy giờ có người hặc, vào ra mắt Thái Tông, khóc nói rằng:
- Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao?
Vua lập tức hạ lệnh xa giá đến nhà Thủ Độ và đem cả người hặc đó đi theo. Vua đem lời của
người hặc nói tất cả cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời :
- Đúng như lời người ấy nói.
Rồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta.
(Thái Sư Trần Thủ Độ - Đại Việt sử ký toàn thư)
a, Xác định câu văn chủ đạo của đoạn?
- Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy
tôn.
b, Nêu nội dung của đoạn văn?
- Đoạn văn miêu tả nhân cách của Thủ Độ rất đáng trọng khi biết nghe những lời phê bình mình.
c, Thái độ của tác giả trong đoạn văn?
- Ca ngợi, tự hào.
Đề 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi sau:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên
khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không
lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”
(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung)
a, Nêu nội dung của đoạn văn trên?
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước.
b, Giải thích nghĩa của từ “hiền tài”,“nguyên khí”?
- Hiền tài: Là người tài cao học rộng, có đạo đức tốt và được mọi người tín nhiệm suy tôn.
- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
c, Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
- Biện pháp tu từ phép đối: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao >< nguyên khí suy

thì thế nước yếu, rồi xuống thấp .

3
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

d, Đoạn văn gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về vai trò của trí thức – bậc hiền tài trong xã hội ta hiện
nay? (Trình bày khoảng 4-5 dòng)
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức, trí thức – bậc hiền tài ngày nay càng có vai trò rất lớn đối với sự
phát triển, hưng thịnh của đất nước và luôn được nhà nước quan tâm bồi dưỡng, trọng dụng.
- Ca ngợi nhiều tấm gương trí thức đóng góp có hiệu quả trong các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại
giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục… phê phán một số biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến giới trí
thức ní chung.
Đề 5: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
... (1) Vậy tìm hứng thú học Văn ở đâu?
(2) Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa
đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học Văn sẽ giúp
các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người
bình dị xung quanh.
(3) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào
ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình
đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tôi
mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo
sợ của tôi,... Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và
cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.
(4) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ
trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi
vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng
các em hứng thú học Văn.
(Trích “Tìm hứng thú học Văn”, Phong Thu,
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015)
a, Tìm câu chủ đề của đoạn trích trên?
- Câu chủ đề: Vậy tìm hứng thú học Văn ở đâu?
b, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn (3)?

- Phương thức nghị luận

c, Tác giả đã khẳng định điều gì khi viết:


- Học Văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu
4
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

những con người bình dị xung quanh.


- ... học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có
ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.?
- Khẳng định tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng
thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn.
d, Viết 01 đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến ở trên: Có ước
mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của ước mơ với đời sống của con người.
- Giải thích, rút ra ý nghĩa của câu nói: Khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với cuộc sống
của con người. Chỉ khi có ước mơ, nuôi dưỡng được ước mơ, con người mới trở nên vững vàng,
cuộc sống mới có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
- Vai trò của ước mơ với sự lớn lên và trưởng thành của con người: Ước mơ tạo nên những cơ hội,
tạo nên sức mạnh giúp con người đạt được thành công, làm được những việc lớn lao có ích cho bản
thân, gia đình và xã hội…
Nếu không có ước mơ, không quyết tâm thực hiện ước mơ: Con người sống đơn điệu, dễ chán nản,
buông xuôi trước khó khăn thử thách, thậm chí dễ sa ngã, lầm lạc…
- Phê phán những người không có ước mơ hoặc có ước mơ mà không dám thực hiện
- Ước mơ phải phù hợp với khả năng và cần phải có những hành động cụ thể thì mới trở thành hiện
thực
- Bài học nhận thức và hành động
Đề 6: Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

5
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

Và chúng tôi một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
- Phương thức tự sự.
b, Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên?
- Lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt
trăng”).
c, Nội dung chính của đoạn thơ?
- Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; tình yêu, lòng biết ơn
công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ mẹ sẽ mất đi mà mình vẫn chưa nên người.
d,Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối là gì?
- Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự
chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người
con chí hiếu.
Đề 7: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay Nhân vừa qua ca phẫu thuật thứ tư, hai bên hông là hai túi nước được đặt để kéo
giãn da. Ấy vậy mà Nhân vẫn thoăn thoắt lò cò mỗi khi nghe tiếng mẹ gọi, vẫn hăng hái chơi trò
đá bóng với các anh ở khoảng sân nhỏ trước nhà. Mỗi lần được ông ngoại dẫn vào công viên Lê
Nin chơi, Nhân đạp xe đạp một chân còn thắng cả hai anh. Mỗi tuần phải bơm thêm nước, em
chỉ thầm thì “Quá đau, quá đau” rồi lại xuống nhà tự xúc cơm, cố gắng ăn nhiều hơn, nhanh
hơn hai anh theo lời bà ngoại.

Được mẹ cho đi học, Nhân thích lắm, tự chọn quần áo, tự xếp vở, bút, tự xem đồng hồ rất
đúng giờ. Tiếng cười giòn của Nhân làm mọi người nguôi đi những lo lắng cho em và mẹ Mai
Anh càng khẳng định: “Nhân sau này sẽ là một chàng trai rất mạnh mẽ và rất đẹp trai nữa”.
Tương lai ấy nhất định sẽ đến, còn hôm nay Nhân đã viết thư cho ông già Noel: “Con muốn khỏi
bệnh, muốn giống như các anh”. Năm tuổi, Nhân đã không còn mơ giấc mơ siêu nhân mà chỉ có
giấc mơ rất đời thường như thế.

6
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

Mọi người đều gọi Nhân là “chú lính chì”. Chú lính chì dũng cảm luôn đứng thẳng, giữ
đúng tư thế dù chỉ có một chân, chú lính chì không một tiếng kêu than khi trải qua thử thách,
hiểm nguy, chú lính chì luôn hướng đôi mắt mình về cái đẹp, sự hoàn thiện.

Không có ông già Noel nên mẹ Mai Anh đã quyết sẽ cùng Nhân thực hiện giấc mơ đời
thường này. Từ bốn năm nay, hành trình đi đến giấc mơ “trở lại bình thường” của Nhân đã được
mẹ Mai dắt từng bước, từng bước, được bao nhiêu bố mẹ khác ủng hộ, dõi theo đầy yêu thương.
Con đường Nhân và mẹ đi dài, chậm, đau, mỏi, nhưng Nhân không dừng lại, mẹ không buông
tay…

(Hành trình Thiện Nhân, Phạm Vũ, nguồn: www.tuoitre.vn)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính?

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

b, Trong đoạn trích, giấc mơ rất đời thường của Nhân là gì?

- Theo văn bản, giấc mơ đời thường của Nhân là muốn khỏi bệnh, muốn trở thành cậu bé bình
thường giống các anh.

c, Hãy chỉ ra dụng ý của tác giả khi so sánh bé Nhân với chú lính chì?

- Dụng ý của tác giả khi so sánh bé Nhân với chú lính chì: Nhấn mạnh sự dũng cảm và nghị lực phi
thường của bé Nhân để vượt lên hoàn cảnh, hướng đến cái đẹp, sự hoàn thiện.

d, Bài học ý nghĩa nhất mà hành trình của Thiện Nhân cùng người mẹ nuôi Mai Anh trong đoạn
trích đã để lại cho em là gì?

- Học sinh trình bày bài học sâu sắc nhất với bản thân rút ra từ hành trình của Thiện Nhân cùng
người mẹ nuôi Mai Anh. Có thể trả lời theo nhiều hướng. Sau đây là một số gợi ý:
- Bài học về bản lĩnh vượt lên nghịch cảnh.
- Bài học về tình thương yêu, chia sẻ trong cuộc sống.
Đề 8: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin
tức Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay.
Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân.

7
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

Hôm ấy Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi lễ xong, nói chuyện
Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu
nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.
Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn
quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành.
(Trích Hồi trống cổ thành – La Quán Trung)
a, Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn ?
- Tự sự, miêu tả.
b, Nêu nội dung của đoạn văn ?
- Đoạn văn miêu tả tính cách Trương Phi khi đón tiếp Quan Công.
c, Tính cách Trương Phi thể hiện như thế nào ?
- Nóng nảy, tức giận, trung nghĩa.
Đề 9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Con truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát


Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)
a, Nhân vật trữ tình gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?
- Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc
giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
b, Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?
- Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: một đất nước luôn phải đối
đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng
vẫn bất khuất, hiên ngang.
c, Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

8
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu
sóng cả /Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát)
- Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của
dân tộc.
Đề 10: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
( Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm)
a, Đoạn thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? hãy nêu những đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ đó?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Ba đặc trưng cơ bản: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa
b, Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ trên?
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
- Điệp ngữ bắc cầu ( nối tiếp giữa cuối câu trước và đầu câu sau) : Ngọn đèn cứ trở đi trở lại trong
đoạn thơ
*Ý nghĩa :
+ Đêm khuya, một mình một bóng với ánh đèn, người chinh phụ hi vọng ngọn đèn sẽ thấu hiểu và
soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn là vật vô tri vô giác, không thể sẻ chia cùng nàng nỗi buồn đau cô đơn
-> Ngọn đèn là biểu tượng cho niềm khao khát được đồng cảm sẻ chia của người chinh phụ.

9
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Đèn xuất hiện nhiều lần : Chúng tỏ người chinh phụ thao thức suốt đêm để đợi chồng, Hoa đèn là
minh chứng cho điều đó
c, Tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả thông qua những yếu tố ngoại cảnh nào? đó là tâm
trạng gì?
- Các yếu tố ngoại cảnh: Hiên vắng, thước ( chim khách) , ngọn đèn
- Tâm trạng: Cô đơn, trống vắng, buồn rầu, mong mỏi đợi chờ trong vô vọng, khao khát được sẻ chia
của người chinh phụ ->những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người
chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Đề 11: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”

(Trích Tương tư, Nguyễn Bính)

a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình
cảm gì của nhân vật trữ tình?

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ: Biểu cảm

- Tâm trạng tương tư – nhớ nhung

b, Chỉ ra và phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ?

- Biện pháp tu từ: Hoán dụ: Dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó: Thôn Đoài – Thôn
Đông

- Tác dụng:

+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị

+ Tạo ra hai nỗi nhớ song hành, chuyển hoá: người nhớ người, thôn nhớ thôn; biểu đạt được qui luật
tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

c, Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong bài thơ Nguyễn Bính?

+ Nội dung: Tâm trạng tương tư – đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca.

10
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Hình thức: Thể thơ lục bát, địa danh, nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm
tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao…

Đề 12: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
(Nỗi thương mình – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b, Chỉ ra những phương thức biểu đạt ? Phương thức nào là chủ yếu ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Phương thức biểu cảm là chủ yếu.
c, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Ước lệ tượng trưng, đối lập, từ láy, so sánh, dùng điển cố, điển tích…
d, Nội dung của đoạn thơ ?
- Đoạn thơ diễn tả nỗi tủi nhục của Thúy Kiều khi ở lầu xanh, nỗi cô đơn, buồn bã khi nhớ về quá
khứ hạnh phúc.
Đề 13: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục – 2006, trang 83)
a, Nêu chủ đề của bài ca?
- Chủ đề: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân.

11
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

b, Muối và gừng là những hình ảnh biểu trưng cho điều gì?
- Muối và gừng : là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta, hơn thế nữa nó còn được dùng như
những vị thuốc của người lao động nghèo trong lúc đau ốm.
- Trong bài ca, vị cay của gừng và vị mặn của muối thực chất là hương vị mặn nồng của tình người,
tình yêu trong cuộc sống.
-> Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người, của tình yêu đôi lứa.
c, Các đơn vị thời gian: ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày là xác định hay mang tính chất
ước lệ? Các từ ngữ đó góp phần khẳng định điều gì?
- Các đơn vị thời gian: ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày chỉ mang tính chất ước lệ; kết hợp
với các từ: đang còn, hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người.
d, Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) nêu cảm nhận về ý nghĩa của bài ca?
HS viết đoạn văn, nêu cảm nhận về văn bản văn học.
- Bài ca thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa người với người, của tình yêu đôi lứa.
- Tình nghĩa đó được thể hiện sâu sắc thông qua các biểu tượng gừng, muối; các hư từ chỉ sự tiếp
diễn đang còn, hãy còn; các từ chỉ thời gian ước lệ ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày; câu
bát biến thể (13 tiếng).
Đề 14: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“… Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
a, Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ?.
- Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy
b, Qua đoạn thơ tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?.

12
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

- Qua đoạn thơ tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của
con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
c, Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai
nấu/Chết cả cá cờ”.
- Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu
- Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước, mức độ khắc nghiệt của
thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.
d, Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi
người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.
- HS có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu trân
trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy.
Đề 15: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"...Cậy em, em có chịu lời,


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai..."

(Trao duyên – Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai).

a, Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

- Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Thúy Vân nghe về mối
tình của mình với sự kiềm nén tình cảm và nỗi đau.
b, Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ
đó?

- Từ cậy: thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa như nhờ cậy, tin cậy vừa như sự nài ép buộc người nghe
không thể chối từ.

- Từ lạy, thưa: thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình hàm ơn.
13
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

→ Các từ ngữ mang sắc thái trang trọng.

c, Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên"

- Tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.

- Thân phận bất hạnh của Thúy Kiều - thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Nhân cách cao thượng của Thúy Kiều

II/ PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Khái quát lịch sử tiếng Việt:

a) Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt


- Nguồn gốc: Bản địa, thuộc họ Nam Á.
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Họ Nam Á, gần gũi với tiếng Mường, Môn – Khmer.
b) Quá trình phát triển của tiếng Việt:
- Thời dựng nước: Chưa có thanh điệu, còn có những phụ âm kép: pr, pl. kr…
- Thời Bắc thuộc: Tiếng Việt vay mượn rất nhiều tiếng Hán để phát triển. Việt hóa tiếng Hán từ âm
điệu, ý nghĩa và phạm vi sử dụng.
- Thời độc lập, tự chủ:
+ Tiếp tục Việt hóa tiếng Hán, vay mượn tiếng Hán để tạo chữ Nôm.
+ Kho từ vựng phong phú, hệ thống thanh điệu hình thành.
- Thời thuộc Pháp:
+ Chữ quốc ngữ thông dụng thúc đẩy tiếng Việt phát triển.
+ Việt hóa từ gốc Pháp làm kho từ vựng càng phong phú hơn. Câu văn mềm mại, trong sáng hơn.
- Thời cách mạng tháng Tám:
+ Lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ chính thống quốc gia.
+ Chuẩn hóa tiếng Việt.
2. Những yêu cầu của việc sử dụng tiếngViệt:
a) Sử dụng đúng theo chuẩn mực của tiếng Việt:
- Về ngữ âm và chữ viết:
+ Nói: Phát âm chuẩn.

14
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Viết: Đúng chính tả.


- Về từ ngữ: Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt.
- Về ngữ pháp: Viết câu đúng ngữ pháp tiếng Việt, quan hệ giữa các thành phần phải rõ ràng.
- Về phong cách ngôn ngữ: Nói và viết đúng theo từng phong cách ngôn ngữ.
b) Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
Có thể sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ làm cho lời văn có nghệ thuật và hiệu quả giao tiếp cao.
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
a) Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:
Chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm văn chương, có chức năng thông tin và thẩm mĩ, được lựa
chọn, sắp xếp tinh luyện và có tính nghệ thuật.
b) Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Tính hình tượng: Cách diễn đạt thông qua hệ thống các hình ảnh, màu sắc, âm thanh… để xây dựng
hình tượng. Hình tượng có tính cụ thể, cảm tính và đa nghĩa.
- Tính truyền cảm: Tình cảm của người viết đối với đối tượng được đề cập, hay đối với người nghe
(đọc).
- Tính cá thể hóa:
+ Phong cách riêng của nhà văn khi sử dụng ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ dùng phù hợp với từng đối tượng được đề cập.
Bài tập:
Phân tính tính hình tượng và tính truyền cảm trong đoạn thơ trong Truyện Kiều:
- Tính hình tượng: Qua đoạn thơ chúng ta có thể hình dung cụ thể một bức tranh của cuộc sống (tái
hiện cuộc sống bằng hình tượng): Chiều tối mùa xuân, khi Thúy Kiều trở về nhà thì mặt trời sắp lặn,
tiếng chiêng thu không nổi lên. Sau đó mặt trăng bắt đầu lên, chênh chếch nhìn qua song cửa, ánh
vàng gieo trên mặt nước, lồng vào hàng cây trước sân. Giọt sương gieo nặng trên cành cây và hoa hải
đường.
- Tính truyền cảm: Bức tranh cuộc sống rất thơ mộng, êm đềm, gợi cảm, truyền đến bạn đọc những
cảm xúc đẹp.
4. Tu từ về từ:
a) Định nghĩa phép điệp: Phép điệp là phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản ( ngữ
âm, từ, câu ) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ
thuật.

15
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

b) Định nghĩa phép đối: Phép đối là sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng về âm thanh,
nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà
trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định.
Bài tập: Phân tích giá trị biểu đạt của phép điệp và phép đối:
a) Đoạn trích (a):
Phép điệp: Điệp từ sao thể hiện một thái độ đay nghiến với số phận, Kiều đau khổ vì thấy mình đã
lún sâu vào ô nhục.
b) Đoạn trích (b): Phép đối cho thấy hai tâm trạng đối lập khi họ lại cùng nghe một bản đàn. Điều
thú vị đó nhằm mục đích khắc họa sâu sắc tính cách các nhân vật ở các tuyến đối lập nhau.
III/ PHẦN LÀM VĂN:
Đề 1: Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Du:
1. Mở bài:
- Nguyễn Du là tác gia văn học lớn, tiêu biểu vào bậc nhất các tác gia trung đại, có vị trí quan trọng
trong nền văn học Việt Nam.
2. Thân bài:
a. Cuộc đời:
- ND tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Sinh ngày 3/1/1765 ở Thăng Long. Gia đình đại quí tộc. Cha là Nguyễn Nghiễm, Tể tướng triều Lê,
mẹ là Trần Thị Tần, giỏi ca xướng. Lớn lên ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Lên 10 cha mất, lên 13 mẹ mất.
- Năm 1783 đỗ tam trường, ra làm một chức quan võ nhỏ.
- Năm 1789 Nguyễn Huệ ra Bắc, Lê Chiêu Thống sang TQ, ND về Thái Bình, sống vất vả, long
đong.
- 8/1802 Gia Long bổ nhiệm Tri huyện -> Học sĩ điện Cần chánh -> Chánh sứ đi TQ -> Tham tri Bộ
Lễ.
- 1820 chuẩn bị đi TQ lần 2, đột tử.
=> Cuộc đời nhiều thăng trầm. Là quí tộc nhưng có điều kiện tiếp xúc và cảm thông với dân cùng
khổ.
b. Sự nghiệp
- Tác phẩm chính:
+ Chữ Hán:
16
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

. Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi làm quan triều Nguyễn .
. Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết lúc làm quan ở Huế và Quảng Bình.
Hai tập thơ trên thể hiện tâm trạng day dứt, buồn đau trước xã hội.
. Bắc hành tạp lục: 13 bài, viết lúc đi sứ. Tư tưởng nhân văn rộng mở.
+ Chữ Nôm:
. Truyện Kiều: viết về số phận bất hạnh của một phụ nữ tài sắc.
. Văn chiêu hồn: lòng nhân ái bao la đối với những kiếp bất hạnh.
- Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Du:
+ Nội dung:
. Tố cáo chế độ phong kiến thối nát, bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người:
. Cảm thông, bênh vực cho những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, nhất là người phụ nữ bị áp bức
nặng nề:
+ Nghệ thuật:
. Về thơ chữ Hán:
Làm thơ các thể cổ thi hoặc luật Đường Trung Quốc, bảo đảm luật thơ, vừa linh hoạt, sáng tạo.
. Về thơ Nôm:
Đỉnh cao là Truyện Kiều: kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Sử
dụng thể lục bác điêu luyện, dẫn truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh vi, sắc sảo.
3. Kết bài
- Nguyễn Du là một con người tài năng, đức độ.
- Đóng góp xuất sắc nhất là tư tưởng nhân đạo và việc sử dụng thể loại thơ lục bát với ngôn ngữ dân
tộc.
Đề 2: Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
1. Hoàn cảnh sáng tác:Tháng 1 năm 1428, sau khi thắng giặc Minh, giải phóng đất nước, Lê Lợi lên
ngôi vua giao cho Nguyễn Trãi soạn bài cáo nhằm tổng kết quá trình cuộc kháng chiến, mở ra một
kỉ nguyên thanh bình độc lập của đất nước.
2. Nội dung:
- Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, lập trường chính nghĩa của cuộc chiến.
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- Tố cáo tội của giặc Minh.

17
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

- Tổng kết quá trình của cuộc kháng chiến từ giai đoạn đầu khó khăn cho đến cuối cùng thắng lợi vẻ
vang.
3. Nghệ thuật:
- Sử dụng câu văn biền ngẫu điêu luyện, biến hóa, có sức biểu hiện cao.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn; vừa thể hiện trí tuệ sắc sảo vừa cảm xúc sâu đậm.
- Ngơn ngữ hình tượng tái hiện sinh động cuộc kháng chiến vừa có tính khi quát vừa rất cụ thể.
4. Đánh giá chung:
Người đọc bao thế hệ đều công nhận BNĐC là một thiên cổ hùng văn có một không hai của dân tộc.
Vừa là một văn kiện chính trị trọng đại, có tính lịch sử vừa là một tác phẩm văn học bất hủ, đạt đến
đỉnh cao của thể loại văn nghị luận VN thời trung đại.
Đề 3: Thuyết minh về danh nhân văn hoá Phan Bội Châu
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về danh nhân văn hoá Phan Bội Châu (Ông là ai? Có ý nghĩa như thế nào?...)
2. Thân bài:
- Giới thiệu cụ thể thân thế danh nhân: tên tuổi, nguồn gốc gia đình, quê hương.
- Giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời danh nhân, những kì tích, công lao đối với quê hương, đất
nước, lí do được tôn vinh là danh nhân văn hoá.
- Ý nghĩa từ những bài học cuộc đời danh nhân, liên hệ với thế hệ trẻ sẽ học tập gì để đóng góp cho
quê hương, đất mước.
3. Kết bài:
- Chốt lại những ý nghĩa từ cuộc đời của danh nhân và tình cảm của nhân dân, cá nhân mình với
danh nhân.
Đề 4: Thuyết minh về nghề làm bánh tráng nước dừa ở Hoài Nhơn - Bình Định.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về nghề.
2. Thân bài:
- Đặc điểm riêng của bánh tráng nước dừa ở Hoài Nhơn: hình dáng, mùi vị…
- Quy trình sản xuất:
+ Chuẩn bị nguyên liệu.
+ Tráng bánh, phơi, bảo quản.
- Công dụng:
+ Làm món khai vị.

18
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Làm món ăn chính.


+ Chế biến các thực phẩm khác.
+ Quà tặng như một đặc sản của địa phương.
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh bản sắc riêng của bánh.
- Ý nghĩa của nghề đối với đời sống một vùng quê, vật chất và tinh thần.
Đề 5: Thuyết minh về con sông Lại Giang ở Hoài Nhơn - Bình Định.
1. Mở bài:
Lại Giang l một trong những con sông lớn ở Bình Định, tạo vẻ đẹp tự nhiên và đem lại nhiều lợi ích
cho người dân nơi đây.
2. Thân bài:
- Sông được hình thnh từ lu đời, bắt nguồn từ hai con sông là sông An Lão thuộc huyện An Lão và
sông Kim Sơn thuộc huyện Hoài Ân. Hai con sông này hội lại tại thôn Phú Văn, nơi giáp giới Hoài
Ân và Hoài Nhơn. Bắt đầu từ đó sông có tên là Lại Giang. Từ Phú Văn sông phình to ra và dòng
chảy tương đối thẳng, cuối cùng đổ ra cửa biển An Dũ, xã Hoài Hải.
- Tên sông, theo các nhà nghiên cứu, chữ “giang” có nghĩa là sông, chữ “lại” có nghĩa là sức sống.
- Lưu lượng nước không đều trong năm. Mùa đông nước dâng tràn, mùa hạ thì rất ít.
- Từ xưa, những ích lợi do con sông đem lại là rất lớn:
+ Sông là đường giao thông rất quan trọng của các cư dân nơi thượng nguồn và hạ nguồn.. Thuở ấy
nước sông khá ổn định quanh năm nên đã hình thnh một con đường buôn bán thông thương của các
huyện dọc theo sông.
+ Sông tải phù sa và cung cấp nước cho cây trồng, hình thành một vùng dân cư rộng lớn trù phú
thuộc huyện Hoài Nhơn và một phần Hoài Ân, An Lão.
+ Sông còn cung cấp nguồn thủy sản đáng kể cho người dân nơi đây. Thời xưa có một số người
chuyên sống bằng nghề chài lưới trên con sông này.
+ Sông Lại Giang còn góp phần tạo vẻ đẹp sơn thanh thủy tú để người dân nơi này mãi ngợi ca tự
hào.
. Nước nguồn hai ngọn giao chi / Bồng Sơn hai huyện thiếu gì vợ anh.
. ...Ai vô Bình Định với mình thì vô / Chẳng lịch bằng chốn kinh đô / Năm dòng sông chảy /Bảy dãy
núi cao…

19
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Tuy nhiên sông cũng gây ra không ít phiền toái cho người dân sống ven bờ đó là lũ lụt xảy ra vào
các tháng mùa đông trôi đi những chiếc cầu cây làm tạm, những bánh xe quay nước lên ruộng và
cuốn trôi cả nhà cửa, heo gà…
- Ngày nay sông Lại Giang không còn nhiều nước như xưa nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong
đời sống của người dân ở đây:
+ Vẫn cung cấp nguồn nước uống, nước tưới tiêu và phù sa vô cùng quí giá để phát triển nông
nghiệp.
+ Sông hằng năm cung cấp một lượng lớn cát và sạn phục ngành xây dựng.
+ Bồng Sơn đã trở thành một thị trấn nhộn nhịp, sông còn có ý nghĩa tô điểm cho đô thị thêm thơ
mộng.
+ Một số công trình liên quan đến sông được dựng lên phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, giải trí của
con người hiện đại:
. Cầu Bồng Sơn là một trong những chiếc cầu dài nhất Việt Nam. Ngoài lợi ích giao thông chiếc cầu
còn có một nét kiến trúc đẹp mắt.
. Đập và bờ đê được bê tông hóa vững chắc, vừa giữ cho lượng nước bảo đảm tưới đều quanh năm
cho đồng ruộng, chống lũ lụt, vừa là nơi sinh hoạt giải trí cho người dân như bơi lội, đi dạo…
3. Kết bài:
Sông Lại Giang với tất cả vẻ đẹp của mình luôn là niềm tự hào của cư dân xứ sở và còn khích lệ lòng
khát khao được thưởng ngoạn của khách thập phương.
Đề 6: Thuyết minh về cây dừa ở Hoài Nhơn, Bình Định.
1. Mở bài:
Ở Việt Nam có hai nơi nổi tiếng về cây dừa là Bến Tre và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Cây dừa hoài
nhơn có những nét riêng rất đặc trưng.
2. Thân bài
- Phân bố: Huyện Hoài Nhơn có rất nhiều dừa nhưng mật độ cao nhất là tại hai xã Tam Quan và
Bồng Sơn. Dừa trồng thành từng vườn, từng đám, có khi được trồng ở bờ rào, bờ sông…
- Lịch sử về cây dừa: trồng nhiều từ lâu đời, nay đã trở thành một đặc trưng của xứ sở.
- Các loại: Có mặt hầu hết các loại dừa ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là dừa xanh, dừa xiêm. Sau đó
là dừa gáo và dừa lửa.
- Hình dáng:+ Thân dừa xanh cao to như cột đình còn dừa xiêm nhỏ và thấp hơn có thể đứng dưới
đất hái trái được.

20
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

+ Lá dừa như chiếc lược chải vào không trung. Có khi như đuôi chim phụng khổng lồ.
- Công dụng: phong phú, đa dạng:
+ Nước uống ngọt thơm, trong lành và bổ dưỡng, nhất là nước dừa xiêm ngọt thanh, dịu dịu.
+ Cơm dừa (cùi dừa) ăn rất ngon, vừa ngọt vừa béo. Có thể dùng làm bánh mức hoặc xay lấy nước
nấu các món súp, hầm…ngành công nghiệp dùng chế biến dầu dừa, làm xà phòng…
+ Thân dừa làm cột kèo.
+ Tàu dừa làm củi đốt.
+ Lá dừa bện lại lợp nhà, cọng dừa làm chổi.
+ Sọ dừa làm gáo múc nước, hoặc làm đồ thủ công mĩ nghệ như rèm, túi xách, đồ trang trí...
+ Xơ dừa kết làm sợi dây dừa, làm thảm.
- Ca dao về cây dừa Hoài Nhơn :
+ Ai về Bình Định đang trưa / Dừng chân ghé uống nước dừa Tam Quan.
+ Công đâu công uổng công thừa / Công đâu xách nước tưới dừa Tam Quan.
+ Em về Bình Định cùng anh / Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
- Tương lai của cây dừa Hoài Nhơn :
+ Sản phẩm từ cây dừa ngày càn phong phú và mới mẻ nhờ sự phát triển của công nghệ chế biến.
Giá trị hiệu dụng ngày càng cao, sự phổ biến ngày càng rộng rãi.
+ Tuy nhiên cây dừa có xu hướng bị thu hẹp lại vì nhiều lí do của thời hiện đại: lấy đất làm nhà ở,
làm mặt bằng sản xuất công nghiệp, chuyển đổi cây trồng...
3. Kết luận :
- Cây dừa đem lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Hoài Nhơn nói riêng và cho con người nói chung,
vật chất và tinh thần.
- Thời hiện đại cần có sự quy hoạch hợp lí nhằm duy trì và phát triển cây dừa ở Hoài Nhơn..
Đề 7: Thuyết minh về bánh chưng của người Việt Nam
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng
2. Thân bài
- Nguồn gốc của bánh chưng: liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc
nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

21
Trường THPT Phan Bội Châu Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 10 – HK II

- Quan niệm về loại bánh này: bánh chưng thì tượng trưng cho đất nhắc đến sự biết ơn, tôn trọng
mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân
tộc.
- Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lá dong, lá chuối
+ Gạo nếp thơm ngon
+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
- Quá trình chế biến:
+ Gói bánh
+ Luộc bánh
+ Ép và bảo quản sau khi bánh chín
- Sử dụng bánh
+ Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thớ tổ tiên
+ Làm quà biếu cho người thân
+ Dùng để đãi khách
+ Dùng để dùng trong gia đình
- Vị trí của bánh trong ngày tết
3. Kết bài:
- Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam

  HẾT  

22

You might also like