You are on page 1of 89

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐAU ĐẦU

Ở KHOA CẤP CỨU

BS Nguyễn Khánh Huy


Bộ môn GMHS - Cấp cứu
MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đau
đầu
2. Nắm được các chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán
đau đầu
3. Chẩn đoán và xử trí ban đầu các trường hợp đau
đầu phổ biến
ĐẠI CƯƠNG

• Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở khoa cấp cứu.


• Khoảng 1% trường hợp đau đầu có tình trạng đe dọa
tính mạng
• Phân biệt đau đầu do các bệnh lý nặng với các
trường hợp đau đầu lành tính, điều trị hiệu quả cơn
đau đầu.
NGUYÊN NHÂN
- Thần kinh trung ương: xuất huyết dưới nhện, khối u não, tụ
máu dưới màng cứng, Migraine, đau đầu mạch máu, đau thần
kinh ba, đau đầu sau chấn thương, đau đầu sau chọc dịch
não tủy.
- Ngộ độc/ chuyển hóa: ngộ độc CO, đau khi lên cao.
- Bệnh mạch máu collagen: viêm động mạch thái dương
- Tai/ mắt: glocom, viêm xoang, đau răng/ viêm khớp thái
dương hàm
- Cơ xương khớp: đau đầu căng cơ, đau căng cột sống cổ
- Dị ứng: đau đầu chuỗi/histamine
- Nhiễm trùng: viêm màng não/viêm não, áp xe não, đau đầu
khi sốt
- Phổi/O2: đau đầu thiếu oxy, thiếu máu
- Tim mạch: tăng huyết áp cấp cứu
- Không đặc hiệu: đau đầu sau giao cấu
SINH LÝ BỆNH

Cấu trúc nhạy cảm đau Cấu trúc không gây đau

- Những cấu trúc ngoại sọ: da, Đa số những cấu trúc trong
niêm mạc, các mạch máu, các hộp sọ như nhu mô não,
dây thần kinh, cân cơ khoang dưới nhện và hầu hết
- Những động mạch chính ở màng cứng
nền sọ
- Những xoang tĩnh mạch lớn
và các nhánh của chúng.
- Màng cứng vùng nền sọ và
những động mạch màng cứng
SINH LÝ BỆNH
Ngoài sọ Nội sọ
Căng cơ/co kéo Đau đầu do căng cơ U nội sọ
Đau đầu căng thẳng Áp xe não
Xuất huyết nội sọ

Mạch máu Migraine Tăng huyết áp mức độ


nặng
Viêm Viêm động mạch thái dương Viêm màng não
Viêm xoang Xuất huyết dưới nhện
Viêm tai giữa
Viêm xương chũm
Áp-xe răng
Đau dây thần kinh
DẤU HIỆU NGUY CƠ CAO
ĐAU ĐẦU

Khởi• phát
Dấu Đột ngột
hiệu nguy cơ cao của đau đầu
Chấn thương
Gắng sức

Triệu chứng Thay đổi tri giác


Co giật
Sốt
Triệu chứng thần kinh
Thay đổi thị lực

Thuốc Chống đông


Dùng kháng sinh gần đây
Ức chế miễn dịch
Tiền sử Không đau đầu trước đây
Thay đổi kiểu đau, hoặc đau nặng hơn

Bệnh kèm Có thai hoặc sau khi mang thai


Lupus ban đỏ
Bệnh Behcet
Viêm mạch máu
Sarcoidosis
Ung thư

Khám thực thể Thay đổi tri giác


Sốt
Cứng cổ
Phù gai thị
Dấu thần kinh khu trú
TIẾP CẬN NHANH

• Có bị chấn thương đầu không?  ưu tiên.

• Có xảy ra co giật không?


 Đau đầu sau một hoặc nhiều cơn động kinh lớn
Tụ máu dưới màng cứng.

• Có dấu thần kinh khu trú không?


 Phù gai thị: khối u, tụ máu, áp xe
• Đau đầu mới hay khởi phát Cấp tính?

• Đau đầu với bệnh viêm màng não hoặc dấu màng
não không?  viêm màng não, xuất huyết dưới nhện

• Đau đầu do bệnh não tăng huyết áp hay tiền sản giật
- sản giật?
• Viêm động mạch thái dương không?
•  biến chứng mù một mắt không hồi phục

• Đau đầu do bệnh ở cấu trúc cạnh sọ não không?


• Viêm mống mắt, bệnh tăng nhãn áp cấp tính, viêm
xoang, viêm tai giữa, sâu răng hoặc áp xe răng.
• Có nhiều bệnh nhân gần nhau Không?
•  Ngộ độc carbon monoxide hoặc tiếp xúc với chất
độc khác.
BỆNH SỬ
- Tuổi: > 50 với đau đầu mới, nặng dần
- Khởi phát: đau đầu dữ dội trong vòng vài giây hoặc vài
phút
- Thời gian xuất hiện đau đầu: mới bị hay đã lâu.
NGUYÊN NHÂN ĐAU ĐẦU SÉT ĐÁNH

• Xuất huyết não


• Xuất huyết dưới nhện
• Xuất huyết nội sọ
• Bóc tách động mạch cảnh hoặc sống nền
• Hội chứng co mạch não có hồi phục
• Huyết khối tĩnh mạch mạch não
• Hội chứng bệnh não có hồi phục tuần hoàn sau
• Đau đầu liên quan nghiệm pháp Valsava
• Hạ áp lực động mạch não tựphats
• Não ứng thủy cấp
• Đột quỵ tuyến yên
BỆNH SỬ

- Kiểu đau đầu:


• Sự thay đổi về kiểu đau, tần suất, mức độ hoặc
cường độ của hội chứng đau đầu đã có từ trước
- Sốt:
• Tăng khả năng về nhiễm trùng thần kinh trung ương,
như viêm màng não, viêm não hoặc áp xe não.
TIỀN SỬ

• Tiền sử suy giảm miễn dịch, HIV tăng nguy cơ mắc


bệnh lý nội sọ như toxoplasmosis, đột quỵ, áp xe não,
viêm màng não, u não.
• Tiền sử bệnh lý ác tính, chấn thương, mang thai hiện
tại và mang thai gần đây gợi ý nguyên nhân thứ phát
của đau đầu.
TIỀN SỬ

• Tiền sử dùng thuốc


- Steroid, ức chế miễn dịch, kháng sinh: nguy cơ nhiễm
trùng cao
- Thuốc giảm đau, chống viêm: gây đau đầu do cai
thuốc
- Thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu: tăng
nguy cơ xuất huyết
- Cocaine, amphetamine: tăng nguy cơ xuất huyết nội
sọ, hội chứng co mạch não có hồi phục
- Lạm dụng rượu: chảy máu nội sọ do ngã.
TIỀN SỬ

• Tiền sử gia đình:


- Phình mạch hoặc chết đột ngột ở thế hệ thứ nhất.
- Migraine.
KHÁM LÂM SÀNG

• Dấu hiệu sống:


- Sốt: viêm màng não, viêm não hoặc đau đầu liên
quan đến nhiễm vi-rút. Viêm động mạch thái dương.
- Tăng huyết áp: Hội chứng não sau có hồi phục và
tăng huyết áp khẩn cấp.

KHÁM LÂM SÀNG

• Biểu hiện chung: tỉnh hoàn toàn, hay mê, loạn thần,
kích động, tưới máu kém, da nhạt màu, sốt, vã mồ
hôi.
• Da: U sợi thần kinh hoặc đốm cà phê của bệnh
Recklinghausen: khối u nội sọ lành tính hoặc ác tính.
KHÁM LÂM SÀNG
Nhiễm trùng
Xuất huyết
• Khám đầu và cổ
- Dấu màng não

- Khám tai, mũi, họng: viêm tai giữa và viêm xoang.

- Sờ da đầu và động mạch thái dương


KHÁM LÂM SÀNG
• Khám mắt
- Kiểm tra thị lực, khám đồng tử,
- Dấu hiệu hội chứng Horner
- Nghe âm thanh ống nghe đặt trên nhãn cầu trên mí
mắt đang nhắm lại có thể gợi ý AVM nội sọ.

Glocom góc đóng


Viêm nội nhãn
Viêm màng cứng
SOI ĐÁY MẮT

• Soi đáy mắt: phù gai thị


• Khám thần kinh
- Tình trạng tri giác
- Khám thần kinh sọ, khám đồng tử
- Khám vận động
- Khám cảm giác: phản xạ Babinski, dáng đi, khả năng
phối hợp
- Dấu hiệu chấn thương: rách da đầu, bầm tím quanh
mắt, bầm tím quanh tai
DẤU HIỆU NGUY CƠ CAO
ĐAU ĐẦU

Khởi• phát
Dấu Đột ngột
hiệu nguy cơ cao của đau đầu
Chấn thương
Gắng sức

Triệu chứng Thay đổi tri giác


Co giật
Sốt
Triệu chứng thần kinh
Thay đổi thị lực

Thuốc Chống đông


Dùng kháng sinh gần đây
Ức chế miễn dịch
Tiền sử Không đau đầu trước đây
Thay đổi kiểu đau, hoặc đau nặng hơn

Bệnh kèm Có thai hoặc sau khi mang thai


Lupus ban đỏ
Bệnh Behcet
Viêm mạch máu
Sarcoidosis
Ung thư

Khám thực thể Thay đổi tri giác


Sốt
Cứng cổ
Phù gai thị
Dấu thần kinh khu trú
SNOOP
Systemic (toàn thân) Cứng cổ, nôn trước đau đầu, sốt, vã mồ hôi ban, đau cơ, sụt cân;
đau đầu khi có thai hoặc sau sinh, bệnh hệ thống đi kèm (HIV, ác
tính)
Neurologic symtoms (TC Thay đổi tri giác; phù gai thị, song thị mất cảm giác, yếu, thất điều,
thần kinh) đau khu trú (Đm thái dương); đau đầu kèm nghiệm pháp valsava;
đau rối loạn giấc ngủ; tiền sử co giật/ngất/ mất ý thức

Older Khởi phát sau 50 tuổi

Onset (khởi phát) Khởi phát đột ngột và/hoặc lần đầu tiên; đau đầu nghiêm trọng

Pattern change (thay Thay đổi tần suất, mức độ, hoặc đặc điểm lâm sàng cơn đau; nặng
đổi kiểu đau) lên qua từng ngày/tuần, đau đầu liên tục hoặc dai dẳng; đau khi
giao hợp, nghiệm pháp Valsava, ngủ, nặng lên khi thay đổi tư thế
XÉT NGHIỆM

• Giá trị hạn chế


• Đối tượng nguy cơ cao: sinh hóa cơ bản, CTM, Chức
năng đông máu, tốc độ lắng máu (ESR), cấy máu.
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
• CT scan không thuốc cản quang là chọn lựa nhanh
nhất và thích hợp nhất, cũng như nhạy nhất để phát
hiện xuất huyết nội sọ.
CT scan đầu không thuốc

Chấn thương
Đau đầu dữ dội
Đau đầu kết hợp dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc phù gai thị
Đau đầu mạn tính kết hợp thay đổi đặc điểm lâm sàng (vd HIV…)
CHỌC DỊCH NÃO TỦY
• Chẩn đoán: viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, hạ áp
lực nội sọ, viêm màng não do ung thư
• Điều trị: giả u não
• Tư thế nằm nghiêng

• Bệnh nhân không có tiền sử suy giảm miễn dịch, có cảm


giác bình thường, không có dấu thần kinh khu trú

Không cần chụp CT scan trước khi chọc


CHỌC DỊCH NÃO TỦY

• Bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não:


• Nguy cơ bất thường trên CT scan: giảm tri giác (GCS
≤ 11), dấu hiệu thân não (đồng tử, tư thế, nhịp thở bất
thường), dấu hiệu thần kinh khu trú, tiền sử co giật
gần đây, tiền sử bệnh thần kinh trước đó, tiền sử suy
giảm miễn dịch.
CHẨN ĐOÁN

• Nguy cơ cao
- Đau đầu sét đánh khởi phát đột ngột:
+ Xuất huyết dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch não
- Đau đầu nghi ngờ viêm màng não hoặc viêm não:
- Đau đầu với dấu thần kinh khu trú hoặc phù gai thị:
+ U não, áp xe, tụ máu, não ứng thủy
+ Xuất huyết tiểu não.
- Đau đầu ở người lớn tuổi: u hoặc xuất huyết
- Đau đầu ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch: áp xe, viêm
não
- Đau đầu ở bệnh nhân ung thư: u não di căn, nhiễm trùng
hệ TKTW
- Đau đầu với đau cổ và/hoặc hội chứng Horner: bóc tách
ĐM cảnh hoặc đốt sống.
- Đau đầu bán cấp: viêm màng não, khối choán chỗ, áp xe
não, máu tụ
- Đau đầu sau chấn thương: tụ máu DMC, ngoài màng
cứng
- Các đau đầu liên quan đến bệnh lý chuyên khoa:
+ Chuyên khoa mắt: glocom cấp, viêm, khối u liên
quan mắt.
+ Tai mũi họng: u vòm mũi họng, viêm xoang.
+ Răng hàm mặt: bệnh lý răng, sai khớp cắn, đau dây
V.
- Đau đầu liên quan bệnh lý toàn thân: THA, ngộ độc
CO
CHẨN ĐOÁN

 Nguy cơ thấp
• Tiền sử đau đầu trước đó, bệnh sử không có dấu hiệu
đáng lo ngại mới (sốt, co giật),
• Tỉnh táo và nhận thức bình thường, không có dấu
màng não, dấu hiệu sống bình thường, dấu hiệu
khám thần kinh bình thường hoặc không đặc hiệu,
không có bệnh kèm nguy cơ cao và cải thiện khi theo
dõi và điều trị.
 Nhóm bệnh nhân này không cần làm xét nghiệm và
chẩn đoán hình ảnh thêm.
CÁC BỆNH LÝ ĐAU ĐẦU PHỔ BIẾN
VIÊM MÀNG NÃO

• Là bệnh lý cấp cứu đe dọa tính mạng.


• Tỉ lệ tử vong và tàn phế cao.

• Nguyên nhân: vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng


- Đối tượng suy giảm miễn dịch: Cryptococcus
• Sinh lý bệnh:
Đáp ứng viêm của màng não gây ra:
Tăng độ bền vững của hàng rào máu não  tăng
protein dịch não tủy
Giảm vận chuyển glucose  giảm nồng độ glucose
dịch não tủy
• Dấu hiệu lâm sàng
• Đau đầu, lú lẫn và cứng cổ xuất hiện trong nhiều giờ
tới nhiều ngày là những đặc điểm cổ điển của bệnh
viêm màng não.
• Đau đầu liên tục, đau nhói và, mặc dù lan tỏa, thường
nổi bật nhất ở vùng chẩm. Tăng lên khi lắc đầu, chèn
ép tĩnh mạch cổ hoặc bất kỳ động tác nào khác làm
tăng áp lực nội sọ. Đau không thuyên giảm khi thay
đổi tư thế.
• Khám: dấu thần kinh: liệt nửa người, tổn thương thị
lực, rối loạn mắt
• Tăng áp lực nội sọ: phù gai thị, giảm máu tĩnh mạch,
liệt dây sọ (3,4,6,7)
• Dấu kích thích màng não: Brudzinski, Kernig.
• Khám da: ban, xuất huyết.
• Khám xoang, tai.
VIÊM MÀNG NÃO

• Chẩn đoán : Chọc dịch não tủy


- Nếu chậm chọc dịch não tủy (CT, bệnh đông máu,
giảm tiểu cầu, kích thích, dấu thần kinh khu trú, phù
gai thị), chỉ định kháng sinh không chậm trễ.
• Điều trị:
- Điều trị hỗ trợ: đường thở, co giật, corticoid
- Kháng sinh: Vancomycin + ceftriaxon và Ampicillin
nếu sơ sinh, > 60 tuổi, uống rượu, suy nhược.
XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN

• XHDN là sự rỉ máu vào khoang dưới nhện.


• Nguyên nhân: Do vỡ phình mạch não, dị dạng động
tĩnh mạch, bẩm sinh.
• Tỉ lệ sống sót 30 ngày chỉ 50%
• Nguy cơ: tiền sử gia đình, bệnh thận đa nang, tăng
huyết áp, hút thuốc lá.
• Biến chứng: chảy máu tái phát, não ứng thủy
• Triệu chứng:
- Đau đầu dữ dội với cường độ tối đa chỉ trong vài
phút, không giống như bất kỳ cơn đau đầu nào mà
bệnh nhân đã từng trải qua trước đó
- Buồn nôn/ nôn
- Cứng cổ
- Co giật
- Mất ý thức
TIÊU CHUẨN OTTAWA

• Tuổi ≥ 40
• Đau cổ hoặc cứng cổ
• Mất ý thức có chứng kiến
• Khởi phát khi gắng sức
• Đau đầu dữ dội (cường độ > 7/10 ít hơn 1 phút)
• Hạn chế gập cổ

 Không có tất cả triệu chứng trên: loại trừ XHDN


TIÊU CHUẨN OTTAWA

• Đối tượng: trên 15 tuổi, đau đầu dữ dội không do


chấn thương, cường độ đỉnh dưới 1 giờ.
• Loại trừ: dấu thần kinh, tiền sử phình mạch, xuất
huyết dưới nhện, u não, đau đầu tái phát (≥3 cơn
trong ≥6 tháng)
• Chẩn đoán:
- Chụp CT scan sọ não/ CTA
+ Trong vòng 6-12 giờ khởi phát đau đầu độ nhạy 98%
+ trong vòng 1 tuần – độ nhạy 50%
- Chọc dịch não tủy: hồng cầu hoặc xanthochromia
trong dịch não tủy
• Điều trị:
- Theo dõi tích cực
- Kiểm soát huyết áp (SBP < 160 mmHg)
- Nimodipine
- Chống nôn, giảm đau
- Hội chẩn BS thần kinh
TỤ MÁU DƯỚI MÀNG CỨNG

• Nguyên nhân: có/không tiền sử chấn thương.

• Triệu chứng: Đau đầu mới hoặc tiến triển


- Có hoặc không có dấu thần kinh khu trú.
- Thay đổi tri giác, mất trí
• Chẩn đoán: CT scan
• Điều trị:
-Điều trị hỗ trợ
- Điều chỉnh bệnh đông máu
- hội chẩn BS thần kinh
XUẤT HUYẾT NÃO

• Tỉ lệ tử vong và tàn phế cao


• Tỉ lệ tử vong 7 ngày xấp xỉ 30%
• 1/5 người sống sót độc lập chức năng sau 1 năm.
• Nguy cơ: tăng huyết áp lâu dài, dị dạng động tĩnh
mạch, phình mạch não, dùng thuốc chống đông,
thuốc giao cảm (cocaine, phenylpropylamine), u não.
• Triệu chứng:
• Đau đầu không như mạch đập nhẹ đến trung bình và
Cơn đau đầu có thể xảy ra trước hoặc đi kèm với cơn
đột quỵ
• Buồn nôn, nôn
• XH tiểu não: chóng mặt, nôn, thất điều, liệt dáng đi,
giảm tri giác
CHẨN ĐOÁN
Điều trị:
• Theo dõi tích cực.
• Đường thở
• Điều trị tăng thân nhiệt, chống co giật, tăng đường
máu ( > 160 mg/dL), điều trị huyết áp, phục hồi rối
loạn đông máu.
• Điều trị tăng áp lực nội sọ: nâng đầu, giảm đau thích
hợp, an thần.
• Kiểm soát huyết áp:
 HATT > 220 mmHg : giảm tích cực
 HATT 150 – 220 mmHg: giảm xuống 140 mmHg
U NÃO

• Nguyên nhân: di căn từ phổi hoặc u vú (phổ biến


nhất)
• Triệu chứng:
- Đau đầu mức độ nhẹ đến trung bình, đau sâu, đau
nhức và ban đầu không liên tục. Đau tối đa khi thức
dậy và trong các cơn tăng áp lực nội sọ.
- Tăng về tần suất và thời gian trong nhiều tuần đến
vài tháng với sự tiến triển của các dấu hiệu thần
kinh khu trú.
- Dấu thần kinh khu trú, co giật, thay đổi tri giác.
Chẩn đoán: CT hoặc MRI
Điều trị: hội chẩn BS thần
kinh
- Dexamethasone
- Nhập viện.

Case courtesy of A.Prof Frank Gaillard, Radiopaedia.org


HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NÃO

• Nguyên nhân:
- Nhiễm trùng gần đó
- Chấn thương trực tiếp
- Tăng đông máu: dùng thuốc tránh thai, bệnh máu, đột
biến yếu tố V Leiden, thiếu hụt protein S hoặc protein
C, thiếu hụt anti-thrombin III, ung thư
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NÃO

• Triệu chứng:
• - Đau đầu lan tỏa, vài ngày tới vài tuần, đau đầu dữ
dội
• - Phù gai thị, nhìn đôi
- Thay đổi tri giác, dấu thần kinh khu trú
- Co giật

• Chẩn đoán: CT, MRI, MRV


• Điều trị: Heparin, hội chẩn BS thần kinh
VIÊM ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG

• Viêm mạch hệ thống phổ biến nhất, liên quan đến các
động mạch cỡ lớn đến trung bình.
• Phụ nữ gấp đôi nam giới và hiếm khi gặp trước tuổi 50.
• Khó chịu, đau cơ, giảm cân, đau khớp và sốt.
• Đau đầu thường khởi phát nhanh, không giảm và nằm trên
các động mạch thái dương. Một bên. Đau da đầu liên
quan, đặc biệt là khi bệnh nhân nằm gối đầu hoặc chải tóc.
Đau khi nhai (nhai hàm) gợi ý nhiều đến bệnh viêm động
mạch thái dương.
• Mù một bên vĩnh viễn, thường khởi phát đột ngột, nếu điều
trị chậm trễ;
VIÊM ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG

• Chẩn đoán: 3/5


Tuổi > 50
 Đau đầu mới xuất huyết
Động mạch thái dương bất thường
Tốc độ lắng máu ≥ 50 mm/h
Sinh thiết động mạch bất thường

• Điều trị: prednisone 60 mg hàng ngày.


• Mất thị lực: hội chẩn nhãn khoa, corticoid TM
ĐAU DÂY THẦN KINH SINH BA
• Cơn đau mặt lặp đi lặp lại, ngắn một bên, giới hạn ở
sự phân bố của dây thần kinh sinh ba.
• Cơn đau dữ dội thường tái phát trong vài giây đến vài
phút và giảm tự nhiên.
• Hiếm khi xảy ra khi ngủ. Kích thích cảm giác ở má,
mũi hoặc miệng làm dẫn đến các cơn đau kịch phát.
• Thường sau 40 tuổi, phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
• Điều trị
• Phenytoin , 250 mg IV trong 5–10 phút, có thể cắt cơn cấp
tính. Giảm các triệu chứng với carbamazepine: test chẩn
đoán. Liều ban đầu 100 mg, uống hai lần mỗi ngày, và tăng
100 mg cách ngày cho đến khi bệnh nhân hết đau hoặc
xuất hiện các tác dụng phụ.
• Baclofen (Lioresal, những loại khác) cũng có lợi và có tác
dụng hiệp đồng khi dùng với carbamazepine hoặc
phenytoin .
• Lamotrigine (Lamictal):liều khởi đầu 25 mg mỗi ngày và
tăng 25 mg mỗi tuần cho đến khi đạt được liều duy trì.
ĐAU THẦN KINH CHẨM

• Đau dữ dội vùng sau đầu, vùng phân bố của thần kinh
chẩm
• Liên quan căng cổ mạn tính, thoái hóa khớp hoặc thoái
hóa cột sống cổ trên.
• Điều trị:
• Block thần kinh chẩm
ĐAU ĐẦU DO TĂNG HUYẾT ÁP

• Do tăng huyết áp không kiểm soát như u tủy thượng


thận, hội chứng bệnh não sau có hồi phục, tăng
huyết áp ác tính, tiền sản giật và sản giật.
VIÊM XOANG
• Đau đầu + Chảy mũi đục, sung huyết mũi hoặc mặt,
chậm phát triển, hoặc mất khướu giác có hoặc không
có sốt, đau tai hoặc ù tai, hơi thở hôi, đau răng.
• Điều trị: kháng sinh.
GLOCOM CẤP

• Triệu chứng:
-Đau nhiều một bên mắt
- Nhìn mờ
- Đau đầu
- Giác mạc mờ
- Đồng từ giãn

• Chẩn đoán: tăng nhãn áp (> 30mmHg)


• Điều trị: hội chẩn nhãn khoa
ĐAU ĐẦU CHUỖI

• Cơn đau đầu dữ dội, một bên với các triệu chứng thần kinh sọ tự
động một bên. Sa mi mắt, chảy nước mắt, chảy nước mắt, tiêm
thuốc kết mạc, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
• Nam giới > phụ nữ
• Đau xảy ra ở vùng phân bố của dây thần kinh sinh ba và thường
gặp nhất ở vùng mắt, trán và thái dương. Mỗi cơn có cường độ
trong 10–15 phút và có thể kéo dài đến 3 giờ. Các cơn đau một
đến ba lần mỗi ngày, thường xảy ra gần như cùng một thời điểm
trong khoảng thời gian từ 2 đến 12 tuần, có thể cách nhau bằng
các khoảng thời gian thuyên giảm không đau đầu trung bình từ 6
tháng đến 2 năm.
• Kích thích bởi rượu hoặc thuốc giãn mạch.
• Đặc điểm lâm sàng

Ít nhất 5 cơn: Liên quan triệu chứng 1 bên


Nghiêm trọng (≥1):
1 bên Chảy nước mắt
Kéo dài 15-180 phút (nếu chưa Sung huyết kết mạc
điều trị) Sung huyết mũi hoặc chảy nước
Theo chu kỳ/nhịp sinh học mũi
Mí mắt rũ/ co đồng tử
Phù mi mắt và/hoặc mặt
Vã mồ hôi trán và/hoặc mặt
• Điều trị:
- Thở oxy 100% 12L/phút trong 15 phút qua mặt nạ
không thở lại
- Sumatriptan 6 mg tiêm dưới da, CCĐ: bệnh tim
mạch
- Điều trị chuyển tiếp: trong 2 tuần sau cơn đau cuối
cùng. Corticosteroid (prednisone 60–80 mg / ngày
giảm dần trong 2 tuần), naratriptan 2,5 mg hai lần
mỗi ngày và ergotamine 2 mg trước khi đi ngủ hoặc
hai lần mỗi ngày.
MIGRAINE

• Giãn mạch máu gây đau và kích hoạt thêm dây thần
kinh.
• Phụ nữ, di truyền và khởi phát có thể sớm nhất là
thập kỷ đầu tiên.
• Nôn trớ tái diễn trong thời thơ ấu: biểu hiện sớm nhất
của chứng đau nửa đầu.
• Tiền sử gia đình thường mắc chứng đau nửa đầu.
• Đau nửa đầu không aura:
Cơn đau nhói hoặc theo nhịp, một bên và cường độ
trung bình hoặc nặng.
Buồn nôn và nôn, sợ ánh sáng hoặc sợ âm thanh. Đau
liên tục có thể gây co cơ vùng cổ.
• Đau nửa đầu kèm theo aura: rối loạn thị giác: tổn thương
thị trường một bên, ám điểm, và đốm sáng mở rộng và lan
ra ngoại vi. Các triệu chứng cảm giác hoặc rối loạn ngôn
ngữ khó nói.
• Yếu tố thúc đẩy: pho mát chứa tyramine, rượu vang, thịt có
chất bảo quản nitrit, sô cô la chứa phenylethylamine và
monosodium glutamate (một chất tăng hương vị). Nhịn ăn,
xúc động, kinh nguyệt, thuốc (đặc biệt là thuốc tránh thai
đường uống và thuốc giãn mạch như nitroglycerin), và ánh
sáng rực rỡ cũng có thể gây ra các cơn đau.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu không tiền triệu theo Hiệp
hội quốc tế về đau đầu:

A. Có ít nhất 5 cơn đau đầu hội đủ các tiêu chuẩn B-D


B. Các cơn đau đầu kéo dài 4 – 72 giờ (không điều trị hoặc điều trị không
kết quả)

C. Đau đầu có ít nhất hai trong số các đặc điểm sau:


- Khu trú ở một bên.
- Có tính chất mạch đập.
- Cường độ đau từ vừa đến nặng.
- Gia tăng nặng thêm do hoặc khiến bệnh nhân phải tránh các hoạt động
thể lực thường ngày (vd: đi bộ hoặc leo cầu thang)

D. Trong cơn đau đầu có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Sợ ánh sáng và sợ tiếng động.

Đối với đau nửa đầu có tiền triệu, chỉ cần 2 cơn đau là đủ để kết luận
bệnh.
• Điều trị:
• Nằm nghỉ trong phòng tối
• Bù dịch tĩnh mạch
• Kết hợp giảm đau (acetaminophen, NSAIDS) và thuốc
chống nôn ± Hydroxyzine
• Triptan
• Steroid: giảm nguy cơ tái phát đau đầu sau khi xuất
viện
• Morphine: ít chỉ định
• Thuốc đối kháng dopamine: Prochlorperazine và
metoclopramide.
• Liều Prochlorperazine là 10 mg IV. Các tác dụng phụ
bao gồm hạ huyết áp và mất ngủ.
• Metoclopramide cũng có hiệu quả với liều 10 mg IV.
Diphenhydramine được sử dụng cùng với
metoclopramide để ngăn ngừa phản ứng loạn dưỡng
và loạn dưỡng cơ.
• Triptan
• Chất chủ vận thụ thể serotonin 5HT.
• Có hiệu quả trong giảm đau nửa đầu cấp tính.
• Tác dụng phụ đáng kể bao gồm co thắt động mạch
vành dẫn đến nhồi máu cơ tim.
• Sumatriptan :tiêm dưới da và hiệu quả được cải thiện
so với chế phẩm uống.
• Sumatriptan - 6 mg tiêm dưới da, có thể lặp lại sau 1
giờ; hoặc 25–100 mg uống, có thể lặp lại sau 2 giờ.
ĐAU ĐẦU CĂNG CƠ

• Nguyên nhân:
- Stress hay lo âu
- Tư thế cơ thể sai
- Trầm cảm
• ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
• Phụ nữ phổ biến hơn nam giới.
• Tuổi khởi phát bệnh: 25–30 tuổi.
• Liên quan đến căng thẳng cảm xúc và không có tiền triệu.
Cơn đau thường xuất hiện dần dần, ở vị trí hai bên, chẩm
hoặc trán và như một dải chặt hoặc áp lực lên đầu.
• Cơn đau liên tục, không như mạch đập và kéo dài hàng
giờ hoặc cả ngày.
• Buồn nôn và sợ ánh sáng.
• Nôn mửa không phải là một đặc điểm của đau đầu kiểu
căng thẳng. Khám thần kinh bình thường.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu căng cơ từng
hồi:
• Có ít nhất 10 cơn đau đầu lấp đầy tiêu chuẩn sau, ít hơn
15 cơn/tháng
• Đau kéo dài 30 phút đến 7 ngày
• Có ít nhất 2 trong các đặc điểm sau:
- Tính chất như ép hay siết chặt
- Cường độ nhẹ đến vừa
- Vị trí hai bên
- Không tăng khi hoạt động cơ thể
• Có cả hai đặc điểm sau:
- Không buồn nôn hay ói
- Không sợ ánh sáng và âm thanh hoặc chỉ bị một
• Loại trừ nguyên nhân đau đầu thứ phát
ĐIỀU TRỊ

• Thuốc giảm đau: paracetamol, NSAIDS


• Thuốc dãn cơ eperisone: co cơ quanh sọ, cơ vùng cổ
vai
• Amitryptyline: trầm cảm hoặc lo lắng gây đau đầu
• Điều trị không dùng thuốc: liệu pháp tâm lý, luyện tập
thư giãn, liệu pháp hành vi, xoa bóp liệu pháp
ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU CHƯA RÕ
NGUYÊN NHÂN
• Điều trị triệu chứng
- Đối kháng dopamine (prochloperazine,
Chlorpromazine)
- NSAIDs
- Paracetamol
- Dexamethasone: giảm đau đầu tái phát
- Dihydroergotamine, sumatriptan, olanzapine
- Truyền dịch
- Opioid, block thần kinh
BỐ TRÍ

• Bệnh nhân với đau đầu thứ phát cần nhập viện khoa
thích hợp
• Bệnh nhân với đau đầu nguyên phát, sau khi giảm
đau có thể cho xuất viện
• Hướng dẫn theo dõi với bác sĩ định kỳ, nguy cơ quá
liều thuốc, tầm quan trọng của luyện tập/ ngủ/ chế độ
ăn

You might also like