You are on page 1of 3

Nhu cầu rèn luyện sức khỏe trải dài trên các phân khúc khách hàng.

Khách hàng
tầm trung hoặc có thu nhập trung bình cho đến người nổi tiếng, có thu nhập cao.
Kinh doanh phòng tập gym là một thị trường đầy tiềm năng rất năng động. Và có
xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nếu nhắm đúng, nhắm trúng tâm lý,
khách hàng mục tiêu, chắc chắn sẽ mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho
phòng tập.

Nguồn doanh thu khi mở phòng tập gym


- Doanh thu từ lệ phí tập:
Đây là doanh thu chính chiếm tỉ lệ cao nhất trong phòng tập. Bao gồm lệ
phí thu từ member đến phòng tập và PT cá nhân hướng dẫn. Điều này
xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng. Thông thường doanh thu PT
cá nhân sẽ tương ứng với các phòng tập fitness chuyên nghiệp. Đối tượng
khách hàng cao cấp( diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng, người mẫu, nghệ sĩ,
doanh nhân,...). Đây là tệp khách hàng có nhu cầu được thiết kế những
bài tập riêng biệt, phù hợp với thân hình mong muốn của họ. Họ sẽ được
tập luyện theo kiểu “ 1 thầy 1 trò ’’.
Doanh thu từ PT sẽ theo từng nhu cầu của khách hàng, không có giá cố
định. Tùy từng gói tập có thể từ 20tr đồng
Doanh thu từ các member có ở tất cả các quy mô phòng tập: từ phòng
tập gym bình dân giá rẻ đến phòng gym cao cấp. Với mỗi quy mô sẽ có
gói chi phí phù hợp.
+ Phòng gym tầm trung có mức phí từ 800.000- 1.000.000đ/ tháng
+ Phòng tập yoga tầm 300-500k/ tháng
- Doanh thu từ quầy bán phụ kiện kèm theo:
Khách hàng khi đến phòng gym ngoài việc tập luyện với máy móc được chủ
phòng lắp đặt sẵn thì yêu cầu phải có những phụ kiện đi kèm nhằm hỗ trợ tập luyện tốt
hơn và tránh những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra.
Hầu như tất cả các khách hàng sẽ mua phụ kiện tại chính phòng tập để thuận tiện hơn.
Cho nên ngoài doanh thu chính từ các gói tập, việc bán phụ kiện trong phòng tập cũng
đem lại một khoảng doanh thu không hề nhỏ cho chủ phòng gym.
Chủ phòng gym có thể bán cho hội viên một số phụ kiện đi kèm như: đai lưng, bao tay,
khăn lau… Ước tính gía bán cho mỗi sản phẩm dao động từ một trăm nghìn cho đến năm
trăm nghìn nhưng nếu bán số lượng khoảng 100 cái thì doanh thu phòng gym sẽ tăng
thêm từ 10 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng.
Doanh thu từ việc bán nước

Nhằm tận dụng khoảng không gian tiếp khách ngoài quầy lễ tân và tăng thêm doanh thu
phòng gym nên hầu hết các phòng tập đều set up một quầy nước để tiện phục vụ cho
khách hàng.
Do phải tập luyện nhiều dẫn đến cơ thể sẽ thiếu nước và nhanh đói nên quầy bán nước là
nơi tiện dụng nhất cho khách hàng nạp thêm năng lượng. Đối với một số quầy nước hiện
nay còn set up việc bán thêm những hũ thực phẩm chức năng dành cho các gymmer hoặc
tinh dầu xông hơi.
● Tính trung bình mỗi ngày chỉ cần bán 100 chai nước với giá bán 10.000 cho đến
15.000 các chủ phòng gym có thể bỏ túi 1 triệu cho đến 1,5 triệu mỗi ngày.
=> Tổng doanh thu ước tính từ 200 triệu đồng/ tháng.
Chi phí mở phòng tập
Chi phí mở phòng tập tầm trung

-Chi phí mở phòng tập gym tầm trung dao động từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ.
- Diện tích của phòng tập thường trong khoảng 250m2 đến 350m2.
- Mức phí phòng tập: 400.000 – 700.000đ.

Chi phí cố định:


 tiền cọc, thuê mặt bằng trả theo đợt (3 tháng/6 tháng/ 1 năm): 50-60tr/
tháng
 điện, nước ~ 15tr
 bảo trì: 5tr
 tiền máy móc: 150 -250 tr /10 tháng
 nhân sự ( 3pt + 2 ng dạy yoga ) = 30 – 35tr
Chi phí thay đổi

 chi phí dụng cụ/phụ kiện tập: 30tr


 marketing / quảng cáo: 10tr
 ban đầu có thể lỗ 35tr ( nếu trong TH chỉ có 1 gói tạo / tháng và 10ng đk
vé tháng tập gym, +10 người đk vé tháng tập yoga) , dự kiến lời 20tr/tháng
Câu hỏi phụ: Mô hình các em dự định kinh doanh ở dạng thị trường nào, và em
thấy sức mạnh thị trường của sản phẩm/ mô hình kinh doanh của em ntn?
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

You might also like