You are on page 1of 26

Game Theory – Phân tích chiến

lược của NowFood và Shopee [Document subtitle]

trong thị trường cạnh trạnh –


Nhóm 09
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Giảng viên: Đặng Thị Tố Như

Lớp: 47K32.1 – Nhóm 09

01. Đỗ Thị Nhi Trâm (Nhóm trưởng)

02. Phạm Thị Linh Trang

03. Cao Thị Cẩm Tú

04. Ksor Rô Trí

05. Nguyễn Anh Tuấn


Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1 Lý thuyết trò chơi..........................................................................................2
1.1 Lý thuyết trò chơi là gì?............................................................................2
1.2 Các yếu tố của trò chơi.............................................................................2
2 Tìm hiểu về thị trường Delivery Food và sự hợp tác giữa 2 thương hiệu:
NowFood và Shopee.............................................................................................2
2.1 Khi NowFood và Shopee quyết định lựa chọn cạnh tranh với nhau........4
2.1.1 Nguồn gốc của NowFood................................................................4
2.1.2 Nguồn gốc của Shopee....................................................................5
2.1.3 Sẽ ra sao nếu 2 thương hiệu tiếp tục hoạt động riêng lẻ?................6
2.2 Khi NowFood và Shopee đưa ra hướng đi hợp tác với nhau....................7
2.2.1 Nguyên nhân nào dẫn đến quyết định hợp tác của 2 thương hiệu
này? .........................................................................................................8
2.2.2 Quy trình hợp tác.............................................................................9
2.2.3 Kết luận.........................................................................................17
2.3 Phân tích kết cục, lợi ích của trò chơi này dựa vào lý thuyết trò chơi và
tư duy chiến lược.............................................................................................17
2.3.1 Trò chơi 01: Cuộc khảo sát Online................................................17
2.3.2 Trò chơi 02: Nghiên cứu GMV.....................................................20
3 Lời kết.........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại thương mại điện tử dần trở nên phổ biến, ngày càng có xu
hướng thay đổi phương thức mua sắm thông thường; các ứng dụng mua sắm,
giao hàng hóa, thức ăn, ... xuất hiện ngày càng nhiều đòi hỏi các doanh nghiệp
kinh doanh ở mảng này cần phải có những chiến lược khôn ngoan và phù hợp
với thời đại đi đôi cùng cải tiến để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.

NowFood là doanh nghiệp có thể xem là tiên phong trong lĩnh vực đặt đồ
ăn trực tuyến (Delivery food) tại Việt Nam. Là người đến sớm nhất, doanh
nghiệp đã chiếm được cho mình một thị phần nhất định nhưng sau khi hàng loạt
ứng dụng giao thức ăn khác xuất hiện như Grab Food (2018), BAEMIN
(2019), ... thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Các ứng dụng sinh sau
đẻ muộn với những kinh nghiệm được rút ra từ những người đi trước và những
yếu tố mới phù hợp với thời đại, thị hiếu của người dùng hiện nay chính là
những đối thủ đáng gờm đối với NowFood. Trong tình cảnh này, khi NowFood
cần đổi mới để tiếp tục kinh doanh thì Shopee là một đối tượng thích hợp để
xem xét giữa việc hợp tác hay cạnh tranh vì Shopee - một ứng dụng mua sắm
trực tuyến lâu năm cũng muốn tiến vào mảng này.

Vấn đề được đặt ra cho cả hai doanh nghiệp là cùng nhau hợp tác để phát
triển để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hay là Shopee sẽ tạo ra một ứng
dụng giao thức ăn mới để cạnh tranh với NowFood và các ứng dụng khác. Và để
có thể đưa ra lựa chọn đem lại nhiều lợi ích nhất, các doanh nghiệp sẽ vận dụng
Lý thuyết trò chơi để tìm ra chiến lược tối ưu nhất.
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

1 Lý thuyết trò chơi


1.1 Lý thuyết trò chơi là gì?
 Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định liên quan đến
một số người và các quyết định của mỗi người có ảnh hưởng đến lợi ích
của tất cả các người tham gia vào tình huống đó.
 Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn hành vi tối ưu khi chi phí và
lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của
cá nhân khác.
 Trong lý thuyết trò chơi, người chơi cần dự đoán hành động của những
người chơi khác hay cách thức mà những người chơi khác phản ứng đối
với hành động họ thực hiện, từ đó đưa ra hành động tốt nhất cho mình.
 Lý thuyết trò chơi có nhiều ứng dụng trong kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2 Các yếu tố của trò chơi
 Người chơi (Players): Những người tham gia vào trò chơi, gây ảnh hưởng
và chịu ảnh hưởng bởi quyết định của những người chơi khác.
 Luật chơi (Rules): Những nguyên tắc trong một trò chơi.
 Chiến lược (Strategy): Các kế hoạch khả thi của mỗi người chơi.
 Kết cục (Payoff): Là lượng hữu dụng mà một người chơi khi thắng hoặc
thua của mộtchiến lược cụ thể trong trò chơi.

2 Tìm hiểu về thị trường Delivery Food và sự hợp tác


giữa 2 thương hiệu: NowFood và Shopee
Hiện nay, thị trường đặt đồ ăn trực tuyến (Thị trường Delivery Food) đang
ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhiều người hẳn không còn lạ gì với hình ảnh
hàng dài các anh shipper xếp hàng tại các quán trà sữa hay nhà hàng để chờ
nhận đồ ăn mang đi, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Theo giới chuyên gia nhận định xu hướng đặt đồ ăn online đã bắt đầu nở rộ từ
những năm 2018-2019. Và kể từ khi đại dịch toàn cầu bùng phát làm thay đổi
hành vi của khách hàng, xu hướng này lại càng có cơ hội bùng nổ mạnh mẽ.
Theo ước tính của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
International, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô 33
triệu USD trong năm 2018, dự kiến sẽ đạt quy mô khoảng 38 triệu USD vào
năm 2020 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

[Date] 5
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Còn theo Công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS, doanh thu thị trường
giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng
trưởng trung bình 28.5%/ năm. Dự kiến năm 2019, doanh số thị trường này sẽ
lên tới 207 triệu USD và năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.
Hiện nay, nhịp sống tất bật và sự phát triển của làn sóng đô thị hiện đại đã
dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người dân,
hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi, đặc biệt là thế hệ Millennial (sinh năm
1980 – 2000). Mặt khác, việc sử dụng các ứng dụng trên smartphone ngày càng
phổ biến, cùng với đó người dùng có thể trả tiền trên Mobile Banking, ví điện tử
nên rất thuận tiện cho người mua lẫn người bán, đặc biệt cả cho người giao
hàng. Và chính vì sự sôi động đó trên thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam, mà
hiện nay đã tạo nên cuộc chiến cạnh tranh khá nóng bỏng giữa các thương hiệu
lớn về lĩnh vực này với nhau. Có thể kể đến một số thương hiệu như NowFood,
GrabFood, Gojek, Baemin. Trong đó sự cạnh tranh giữa NowFood và GrabFood
là vô cùng gắt gao và khốc liệt. Tuy NowFood là người tiên phong và GrabFood
là người đến sau nhưng hiện nay GrabFood đang chiếm ưu thế mạnh mẽ nhất,
NowFood ngày càng thất thế với thương hiệu này. Bên cạnh đó, Shopee cũng
muốn phát hành một ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến gắn với thương hiệu của
mình. Liệu rằng NowFood và Shopee có thương lượng hợp tác với nhau để cạnh
tranh sòng phẳng hơn với GrabFood hay không? Ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó sau
đây.

Hình 2-1. Các thương hiệu Delivery Food nổi tiếng tại Việt Nam

[Date] 6
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

2.1 Khi NowFood và Shopee quyết định lựa chọn cạnh tranh với
nhau
2.1.1 Nguồn gốc của NowFood
Công ty cổ phần Foody được thành lập năm 2012 bởi Minh Đặng với ý
tưởng khởi nghiệp lĩnh vực website đề xuất đồ ăn và nhà hàng. Năm 2015, sau
khi gọi vốn thành công từ Garena (sau này được đổi tên thành tập đoàn Sea
Group năm 2017) và Tiger Global Management, Foody phát triển ý tưởng và ra
đời ứng dụng dịch vụ theo nhu cầu có tên là DeliveryNow - sau đổi tên thành
Now. Khi sử dụng dịch vụ của Now, khách hàng sẽ được lựa chọn đồ ăn từ các
nhà hàng liên kết của Now và đặt yêu cầu Now giao hàng.

Hình 2-2. Thương hiệu NowFood


2.1.2 Nguồn gốc của Shopee
Shopee là “công ty có nền tảng TMĐT lớn nhất ở Đông Nam Á và Đài
Loan, trực thuộc tập đoàn SEA và ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm
2015 sau đó được nhân rộng ra Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt
Nam và Philippines. Tại Việt Nam, Shopee gia nhập thị trường từ tháng 8/2016
với mô hình phát triển ban đầu là C2C Marketplace (Trung gian trong quy trình
mua bán giữa các cá nhân với nhau). Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã
trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng).
Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm. Tính tới
tháng 7/2016, ứng dụng đã ghi nhận hơn 1,8 triệu lượt tải và hơn 3 triệu sản

[Date] 7
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

phẩm đăng bán tại thị trường này”. “Việt Nam đang thể hiện tiềm năng trở thành
thị trường TMĐT trọng điểm với Shopee. Nhờ có Shopee, người bán có thể dễ
dàng tiếp cận thêm nhiều người mua với chi phí cực thấp, và người mua có thêm
vô vàn sự lựa chọn đa dạng ngay trong tầm tay mình.” ông Pine Kyaw, Giám
đốc điều hành Shopee Việt Nam khẳng định. Vào năm 2017, Shopee Việt Nam
cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương
hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Hình 2-3. Thương hiệu Shopee


2.1.3 Sẽ ra sao nếu 2 thương hiệu tiếp tục hoạt động riêng lẻ?
Khi NowFood và Shopee hoạt động riêng lẻ thì lợi ích thu được sẽ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như độ phủ sóng của mỗi nền tảng, chất lượng dịch vụ và
sản phẩm, chiến lược giá cả và quản lý khách hàng. Tuy nhiên, việc hai nền tảng
này hoạt động riêng lẻ có thể đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa chúng, đồng thời
giúp cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ có nhiều lựa chọn hơn trong
việc kết nối và hợp tác với các nền tảng này.
Nếu Nowfood và Shopee hoạt động riêng lẻ và cạnh tranh với GrabFood,
thì khả năng cao sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh, đẩy giá cả và chất lượng dịch vụ
lên. Việc hoạt động kinh doanh riêng lẻ như vậy cũng có thể sẽ tạo ra một số khó
khăn cho người dùng khi phải chia sẻ thông tin cá nhân và thực hiện các giao
dịch trên nhiều nền tảng khác nhau.

[Date] 8
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Đối với các công ty này, việc hoạt động riêng lẻ sẽ yêu cầu phải đầu tư
nhiều hơn vào chiến lược marketing, phát triển sản phẩm, cải thiện trải nghiệm
người dùng và quản lý dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng có thể giúp cho các công ty
này tập trung hơn vào lĩnh vực của mình, đẩy mạnh các dịch vụ và sản phẩm đặc
trưng, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh.
Để quảng bá thương hiệu của mình, Nowfood và Shopee có thể sử dụng
nhiều chiến lược marketing khác nhau, bao gồm:
 Chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội: Nowfood và Shopee có thể
đưa ra các quảng cáo trên Facebook, Instagram hoặc TikTok để
tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình và thu hút khách
hàng mới.
 Chiến dịch khuyến mãi: Nowfood và Shopee có thể giảm giá sản
phẩm, miễn phí vận chuyển hoặc tặng quà tặng để thu hút khách
hàng mới hoặc giữ chân khách hàng hiện tại.
 Tạo ra các sự kiện hoặc chương trình đặc biệt: Nowfood và Shopee
có thể tổ chức các sự kiện như hội chợ ẩm thực, các hoạt động giải
trí để thu hút khách hàng.
 Đầu tư vào quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng:
Nowfood và Shopee có thể quảng bá trên các phương tiện truyền
thông như truyền hình, báo chí để tăng khả năng nhận diện thương
hiệu.
Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không chỉ phụ thuộc vào chiến lược
marketing mà còn phải dựa trên chất lượng dịch vụ, sản phẩm cũng như kinh
nghiệm của khách hàng khi sử dụng các nền tảng này. Kết cục cuối cùng của
mỗi bên trong trường hợp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiệu quả kinh
doanh, số lượng khách hàng, tiềm năng phát triển, sức cạnh tranh với các đối thủ
khác và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu Nowfood và Shopee hoạt động hiệu
quả và tạo được tiếng vang trên thị trường, thì khả năng cao sẽ giúp cho các
công ty này tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
2.2 Khi NowFood và Shopee đưa ra hướng đi hợp tác với nhau
Chính vì sự thất thế trong việc cạnh tranh với, Nowfood và Shopee đã hợp
tác với nhau, cụ thể là Nowfood sẽ đổi tên thành ShopeeFood.
Theo đó từ ngày 18/08/2021, Now sẽ chính thức thay đổi tên thương hiệu
NowFood thành ShopeeFood. Các dịch vụ hiện có của Now vẫn hoạt động bình
thường như trước đây nhưng được đổi tên lần lượt gồm dịch vụ NowFood đổi
tên thành ShopeeFood và dịch vụ NowShip đổi tên thành Shopee Express

[Date] 9
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Instant. ShopeeFood sẽ tiếp tục cung cấp đa dạng thực phẩm, đồ uống và nhu
yếu phẩm hằng ngày từ hệ thống các đối tác, bao gồm nhà hàng, siêu thị, cửa
hàng tiện lợi. Đây không hẳn là một thương vụ M&A bởi từ năm 2017, Sea - tập
đoàn mẹ của Shopee - đã sở hữu 82% cổ phần của Foody Corporation.
2.2.1 Nguyên nhân nào dẫn đến quyết định hợp tác của 2 thương hiệu này?
Ở thời điểm DeliveryNow vừa được thành lập, dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyến ở Việt Nam còn khá xa xỉ, chủ yếu tiếp cận được với các đối tượng là
người nước ngoài hoặc người có thu nhập cao ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy khi Now phát triển dịch vụ này, NowFood giữ lợi thế dẫn đầu đối
thủ cạnh tranh, bởi Grab hay Go-jek còn chưa gia nhập thị trường. Tuy nhiên
trong suốt 3 năm cho đến năm 2018, NowFood lại chưa để lại nhiều bước đi nổi
bật, gây ấn tượng cho người dùng. Đến năm 2018, NowFood vẫn chưa tiếp cận
được với đa dạng người dùng như các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là GrabFood.
Grab gia nhập năm 2018 nhưng đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho thị trường
giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. GrabFood phát triển mạng lưới hoạt động tại
18 thành phố và tận dụng những lợi thế sẵn có trong hệ sinh thái nhờ tài xế ô tô
và xe ôm của họ hoạt động thêm cả mảng dịch vụ mới này. Và sau khi hợp tác
với ví điện tử Moca, Grab đa dạng hóa phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt, cùng nhiều ưu đãi cho khách hàng. Theo thống kê của Grab, sau 1 năm hoạt
động, số lượng đơn hàng bình quân hằng ngày của GrabFood tăng 250 lần tính
tại thời điểm giữa tháng 5/2019 so với cuối tháng 6/2018. Theo khảo sát được
công bố vào cuối tháng 4/2019 của Kantar, 81% người dùng tại Hà Nội và
TP.HCM chọn GrabFood là thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất trong
số các dịch vụ giao nhận thức ăn.
Ngày càng thất thế trong việc cạnh tranh với GrabFood, tháng 9/2019,
NowFood được chính thức tích hợp trên ứng dụng Shopee. Shopee lúc này là
mô hình thương mại điện tử đang phát triển mạnh. Tận dụng được lượng người
dùng ứng dụng lớn, đa số là các bạn trẻ ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Theo Công ty cổ phần Foody/Now, việc đổi tên sẽ giúp hãng đồng nhất
được thương hiệu trong hệ sinh thái với nhiều tiện ích của kinh tế số như thương
mại điện tử (Shopee), đồ ăn (ShopeeFood), thanh toán (ShopeePay), qua đó gia
tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Sự thay đổi tên là một chiến lược với
tham vọng xâm chiếm thị phần mạnh mẽ của Shopee. Việc hợp nhất tất cả các
nền tảng dưới một cái tên có thể tăng độ nhận diện thương hiệu đối với người
dùng. Khi cần sử dụng dịch vụ như mua sắm, thanh toán, vận chuyển, đặt đồ ăn,
khách hàng có thể dễ dàng nhớ tới Shopee thay vì những ứng dụng khác.
ShopeeFood ra đời đã cho thấy sự liên kết rộng lớn của nền tảng này trên thị

[Date] 10
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

trường. Đây là một chiến lược Marketing hợp lý để tăng độ nhận diện, mở rộng
thị trường, xây dựng một hệ sinh thái tích hợp của công ty mẹ tại thị trường Việt
Nam cũng như Đông Nam Á.
Nhìn chung, tổng thể lại thì có nhiều lý do khiến hai bên quyết định hợp
tác với nhau trong trường hợp này như:
 Tăng cường sức mạnh cạnh tranh: Bằng cách hợp nhất, Shopee và
Nowfood sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ hơn, với quy mô lớn hơn và
khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường ứng dụng đặt món.
 Tận dụng lợi thế của các công ty: Shopee đã có một hệ thống phân phối
rộng khắp cả nước, trong khi Nowfood có kinh nghiệm và tài nguyên
trong lĩnh vực đặt món. Kết hợp hai công ty sẽ tận dụng tối đa lợi thế của
mỗi bên để đạt được mục tiêu kinh doanh.
 Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng: Hợp nhất Nowfood và Shopee
thành ShopeeFood sẽ mang đến cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm
và đặt món thuận tiện hơn, với nhiều ưu đãi hấp dẫn và dịch vụ chất lượng
hơn.
 Đáp ứng nhu cầu của thị trường: Thị trường đặt món trực tuyến đang
phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ứng
dụng như Grab, Nowfood và ShopeeFood. Hợp nhất giữa Nowfood và
Shopee sẽ giúp tạo ra một người chơi mới mạnh mẽ trên thị trường này.

2.2.2 Quy trình hợp tác


Tháng 9/2019, NowFood được chính thức tích hợp trên ứng dụng Shopee.
Để đánh dấu quá trình cạnh tranh trực tiếp với Grabfood, Go-food. Trong dịp
tích hợp vào ứng dụng Shopee, NowFood tung ra khá nhiều khuyến mãi để thu
hút khách hàng sử dụng như giảm 80.000đ cho đơn hàng đầu tiên và 50.000đ
cho các đơn hàng tiếp theo.
Song song với đó, Sea Group cũng tích hợp Airpay vào Shopee làm
phương thức thanh toán cho NowFood và cả cho hoạt động mua hàng trên sàn
thương mại của mình với hàng ngàn ưu đãi, voucher giảm giá.
Cuối năm 2019, khi có sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, ngoài dịch vụ
giao đồ ăn, Now cũng đã tích hợp thêm các tính năng: đi chợ, mua thuốc…vào
Shopee tăng thêm lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng ứng dụng thương mại
điện tử này. Cho đến ngày 18/8/2021, ShopeeFood sẽ là cái tên mới thay thế cho
NowFood.

[Date] 11
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Hình 2-4. Hai thương hiệu NowFood đổi tên thành ShopeeFood
Quy trình hợp tác để tạo ra ứng dụng mới trên thị trường của Shopee bao
gồm các bước sau:
 Xác định mục tiêu: Các bên cần xác định rõ mục tiêu hợp tác của mình,
trong trường hợp này là tạo ra ứng dụng mới để cạnh tranh trực tiếp với
Grab. Sự ra đời của ShopeeFood.
 Nghiên cứu thị trường: Trước khi bắt đầu phát triển ứng dụng mới, các
bên cần tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng, các đối thủ cạnh tranh và cách tiếp cận thị trường.
 Thiết kế và phát triển: Sau khi có ý tưởng và đã nghiên cứu thị trường,
các bên cần thiết kế và phát triển ứng dụng mới. Các bên cần đưa ra các
kế hoạch và chiến lược phát triển để đảm bảo ứng dụng được hoạt động
một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
 Kiểm thử và cải tiến: Trước khi ứng dụng mới được tung ra thị trường,
các bên cần tiến hành kiểm thử để đảm bảo ứng dụng hoạt động một cách
ổn định và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sau đó, các bên cần
tiến hành cải tiến và tối ưu hóa ứng dụng để tăng tính ổn định và hiệu quả
của nó.
 Phát triển thị trường và quảng bá: Sau khi ứng dụng mới đã được hoàn
thiện, các bên cần tiến hành phát triển thị trường và quảng bá để thu hút
người dùng. Các bên có thể sử dụng các kênh quảng cáo, hoạt động
truyền thông và chương trình khuyến mãi để tăng tính nhận diện của ứng
dụng mới trên thị trường.
 Theo dõi và cập nhật: Sau khi ứng dụng mới đã ra mắt trên thị trường,
các bên cần tiếp tục theo dõi và cập nhật ứng dụng để đảm bảo nó hoạt
động một cách ổn định và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

[Date] 12
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Chiến lược Marketing cho ShopeeFood của Foody sau khi hợp nhất:
a. Sản phẩm:
Gồm các sản phẩm đồ ăn, thức uống được tích hợp trên app để khách hàng có
thể dễ dàng lựa chọn: Đồ ăn, đồ uống, đồ chay, tráng miệng, hình thức đi chợ hộ
(được thêm vào kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện).
b. Giá
Giá bán sử dụng tại các cửa hàng liên kết, được hiện rõ giá trên ứng dụng và
cam kết không có sự tăng giá so với giá thật
Giá cho dịch vụ giao đồ ăn:
0-3 km: 15.000 vnd
Mỗi km tiếp theo: 5.000 vnd
Nếu chọn thêm dịch vụ “giao hàng tận cửa” thì sẽ thêm phí: 5000vnd
c. Địa điểm:
Shopee Food thuộc Công ty cổ phần Foody có trụ sở tại 244 Cống Quỳnh,
phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng mọi hoạt động
trên Shopee Food đều được hoạt động trên nền tải trực tuyến thông qua ứng
dụng Shopee Food có trên Google Play và App Store. Hiện nay, Shopee Food
còn được tích hợp chung trên ứng dụng Shopee giúp người dùng có thể thuận
tiện cho việc sử dụng
 Khách hàng có thể tải một trong hai ứng dụng để thực hiện
việc đặt đồ ăn, đồ uống của mình.
Shopee Food giúp kết nối các nhà hàng lại trên một ứng dụng từ đó,
khách hàng có thể lên và tìm kiếm món ăn mà mình yêu thích. Các món ăn sẽ
được các tài xế có liên kết với Shopee Food nhận và thực hiện giao hàng đến
khách hàng.
Shopee Food thực hiện giao hàng tại 16 tỉnh thành trong đó có 2 thành
phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có thể nói địa bàn hoạt động của
Shopee Food còn khá ít, đa số là những thành phố lớn, phát triển có mật độ dân
số cao.
d. Chiến lược khuyến mãi
Sau khi Nowfood nhập chung với Shopee, ShopeeFood đã tung ra:

[Date] 13
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

 Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn


 Flash sale vào các khung giờ
 Deal 0đ
 Tặng các voucher: Freeship, giảm giá cho người bán hay các đơn hàng
đầu tiên
 Cho phép khách hàng khi thanh toán có thể thanh toán trừ tiền bằng cách
sử dụng shopee xu được tích lũy trực tiếp trên app Shopee, hay thanh toán
bằng Shopeepay và hoàn tiền cho mỗi đơn hàng mà họ đặt.
 Thực hiện chạy quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube
về các deal giảm món, giảm phần trăm món của họ. Giúp cho khách hàng
đặc biệt là giới trẻ, khi họ sử dụng mạng xã hội thì sẽ rất dễ dàng nhìn
thấy và tiếp cận đến với ShopeeFood
e. Huy động nguồn nhân lực:
Là những đối tác, cộng sự có nhiệm vụ giao đồ ăn, thức uống đến cho
khách hàng của mình. Shopee Food luôn tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các tài
xế của mình. Vì muốn dịch vụ tốt, khách hàng quan tâm đến dịch vụ thì đầu tiên
phải quan tâm đến những người cung cấp dịch vụ.
Trong mùa dịch Covid 19, Shopee Food đã thực hiện hỗ trợ các đối tác tài
xế của mình bằng các chính sách như “Gói hỗ trợ tài xế Shopee Food”, “Gói hỗ
trợ tài xế bị cách ly tập trung/tại nhà”, “Bảo hiểm tai nạn giành riêng cho tài xế
Shopee Food”. Với các gói hỗ trợ nhằm giúp cho các tài xế có thể yên tâm trong
công việc của mình, cũng đồng thời giúp đỡ một phần cho các tài xế có hoàn
cảnh khó khăn.
Hoạt động đăng ký làm đối tác tài xế của Shopee Food rất dễ dàng, tuy
nhiên các đối tác tài xế luôn có hệ thống điểm đánh giá từ người tiêu dùng ( từ 1
đến 5 sao). Nếu như tài xế bị đánh giá quá thấp điểm thì sẽ bị cảnh cáo cũng như
là khóa tài khoản đối tác. Điều này giúp cho các tài xế có ý thức hơn trong việc
mang dịch vụ đến cho khách hàng và có hành vi cư xử phù hợp. - Ngoài ra,
Shopee Food còn có đội ngũ nhân viên tổng đài chuyên phản hồi ý kiến, giải đáp
mọi thắc mắc của khách hàng 24/7.
f. Quy trình:
Chỉ đơn giản với 4 bước:
Bước 1: Khách hàng thực hiện mở app ShopeeFood hoặc vào app Shopee chọn
ShopeeFood

[Date] 14
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Hình 2-5. Thực hiện mở App ShopeeFood

Bước 2: Khách hàng thực hiện chọn cửa hàng và món ăn mình muốn đặt. Có thể
tìm kiếm trên thanh tìm kiếm hoặc tìm theo gợi ý sau đó chọn món và nhấn giao
hàng

Hình 2-6. Thực hiện tìm kiếm thức ăn muốn đặt

[Date] 15
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Bước 3: Tại mục thanh toán khách hàng có thể chọn mục mã giảm giá,
voucher,...

Hình 2-7. Chọn các ưu đãi giảm giá (nếu có)

Bước 4: Chọn phương thức thanh toán (thanh toán qua ShopeePay đã liên kết
với ngân hàng hoặc thanh toán bằng tiền mặt). Sau đó nhấn đặt hàng

[Date] 16
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Hình 2-8. Chọn phương thức thanh toán


g. Cơ sở vật chất:
Các tài xế Shopee Food có đồng phục riêng giúp nâng cao tính chuyên
nghiệp cũng như là tăng độ nhận diện của khách hàng đối với Shopee Food.
Đồng thời cáctế xế cũng được cung cấp túi giữ nhiệt giúp bảo quản đồ ăn một
cách tốt nhất trướckhi đến tay khách hàng.
App Shopee Food được thiết kế dễ sử dụng phù hợp với đối tượng khách
hàng. Hầu như ai cũng có thể sử dụng được.
Các loại đồ ăn, thức uống được sắp xếp theo danh mục cục thể rõ ràng để
khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra Shopee Food còn gợi ý các món ăn gần
nhà, hay danh sách cửa hàng mà khách hàng đã ghé thăm.
Thực hiện tương tác với khách hàng, lắng nghe khách hàng thông qua
việc đánh giá điểm và bình luận của họ về món ăn tại cửa hàng và tài xế giao đồ
ăn đến. Đồng thời từ đó giúp cho Shopee Food có thể thấy được những hạn chế,
từ đó đưa ra những chính sách tốt hơn để cải thiện dịch vụ cũng như là trải
nghiệm của kháchhàng tại Shopee Food.

 Nhờ những chính sách giảm giá và chương trình freeship


sau khi tích hợp vào Shopee mà đến tháng 12/2020, lượng
người sử dụng ứng dụng của Shopee đã tương đương với
Grab mở mức 73%. Cụ thể ở dưới biểu đồ sau:

[Date] 17
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Hình 2-9. Khảo sát về thị trường giao đồ ăn của Qandme từ tháng 4 - tháng 12/2020
2.2.3 Kết luận
Công ty mẹ của Shopee đã có những bước đi chậm mà chắc cho hành trình
đổi tên thương hiệu NowFood để khẳng định sở hữu của mình. Bước đầu đã có
được thành công trong việc thu hút người dùng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyến trên ứng dụng Shopee. Để khẳng định và giữ vững được thị phần trong
mảng giao đồ ăn, chắc chắn ShopeeFood sẽ cần nhiều chiến lược kinh doanh
ngắn, trung và dài hạn để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cũng như cạnh
tranh với các đối thủ hiện tại, đặc biệt GrabFood; các chuỗi cửa hàng muốn tận
dụng nguồn nhân lực cho dịch vụ giao hàng riêng, cũng như những đối thủ mới
sẽ gia nhập thị trường trong tương lai.
2.3 Phân tích kết cục, lợi ích của trò chơi này dựa vào lý thuyết
trò chơi và tư duy chiến lược
2.3.1 Trò chơi 01: Cuộc khảo sát Online
Trong trò chơi này, Sau khi thông qua các quyết định Now và Shopee đã
tiến hành khảo sát online mức độ hài lòng của 300.000 người tiêu dùng (mỗi
công ty khảo sát 300.000 khách hàng riêng lẻ của mình) thông qua các ứng dụng
mạng xã hội là Facebook, Instagram và thu được kết quả như sau:
Số liệu của hàm cục ở đây số lượng người tiêu dùng đồng tình cho quyết
định của mỗi bên:

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

[Date] 18
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Số lượng người ủng hộ cho Số lượng người ủng hộ cho


Hợp tác NowFood; Số lượng người ủng hộ NowFood; Số lượng người ủng hộ
cho Shopee cho Shopee

Số lượng người ủng hộ cho Số lượng người ủng hộ cho


Cạnh tranh NowFood; Số lượng người ủng hộ NowFood; Số lượng người ủng hộ
cho Shopee cho Shopee

Sau khi khảo sát, 2 bên có kết quả như sau:


Số người ủng hộ NowFood hợp tác là 286.609 người, còn Shopee là
218.416 người, số lượng người còn lại của mỗi bên ủng hộ việc tiếp tục cạnh
tranh (13.391 đối với NowFood và 81.584 người đối với Shopee).
 Ta sẽ phân tích ma trận kết cục của trò chơi như sau:
Trong cuộc khảo sát có 2 người chơi chính đó chính là NowFood và
ShopeeFood: N = [NowFood; Shopee]
Các chiến lược của NowFood: S Now = [ Hợp tác; Cạnh tranh]
Các chiến lược của Shopee: S Shopee = [Hợp tác; Cạnh tranh]
Các tổ hợp chiến lược thuần: S= S Now x S Shopee = [ (Hợp tác; Hợp tác); (Hợp
tác; Cạnh tranh); (Cạnh tranh; Hợp tác); (Cạnh tranh, Cạnh tranh)]
Sau khi có kết quả khảo sát, ta có kết cục (sự đồng thuận) của mỗi người
chơi như sau:
U Now [ Hợp tác ; Hợp tác ] = 286.609 người ủng hộ

U Now [Hợp tác; Cạnh tranh] = 286.609 người ủng hộ

U Now [Cạnh tranh; Hợp tác] =13.391 người ủng hộ

U Now [Cạnh tranh; Cạnh tranh] =13.391 người ủng hộ

U Shopee [Hợp tác; Hợp tác] = 218.416 người ủng hộ

U Shopee [Hợp tác; Cạnh tranh] = 81.584 người ủng hộ

U Shopee [Cạnh tranh; Hợp tác] = 218.416 người ủng hộ

U Shopee [Cạnh tranh; Cạnh tranh] = 81.584 người ủng hộ

[Date] 19
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Từ đây ta có thể suy ra được ma trận kết cục của cuộc khảo sát trên như
sau:

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

Hợp tác 286.609; 218.416 286.609; 81.584

Cạnh tranh 13.391; 218.416 13.391; 81.584

 Ta tiến hành tìm phản ứng tốt nhất của 2 bên


 Xét NowFood:
 Nếu Shopee quyết định chọn hợp tác => Phản ứng của
NowFood là sẽ chọn Hợp tác
 Nếu Shopee quyết định chọn cạnh tranh => Phản ứng của
NowFood là sẽ chọn hợp tác
=> Qua đây ta có thể thấy rằng Hợp tác là chiến lược áp đảo của
NowFood
 Xét Shopee:
 Nếu NowFood quyết định chọn hợp tác => Phản ứng của
Shopee là sẽ chọn hợp tác
 Nếu NowFood quyết định chọn cạnh tranh => Phản ứng của
Shopee là sẽ chọn hợp tác
=> Qua đây ta cũng có thể thấy rằng Hợp tác cũng là chiến lược áp đảo
của Shopee

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

Hợp tác 286.609; 218.416 286.609; 81.584

Cạnh tranh 13.391; 218.416 13.391; 81.584

[Date] 20
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Vậy trong cuộc khảo sát này nếu áp dụng lý thuyết trò chơi đồng thời
trong tư duy chiến lược thì kết quả sẽ thu được 1 cân bằng chiến lược áp đảo đó
là [Hợp tác; Hợp tác] => Cân bằng Nash của cuộc khảo sát này cũng là [Hợp
tác; Hợp tác].
Như chúng ta đã biết thì cân bằng Nash là tình huống mà cả 2 bên đều hài
lòng với chiến lược của mình, họ không có động cơ chuyển qua cạnh tranh với
nhau khi mà hợp tác với nhau đều đem lại số lượng người tiêu dùng ủng hộ
nhiều hơn.
2.3.2 Trò chơi 02: Nghiên cứu GMV
Bên cạnh cuộc khảo sát trên, ta sẽ phân tích thêm 1 trường hợp nữa:
Các công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế họ luôn có các nhà chiến
lược kinh tế lão làng làm việc, họ có nhiệm vụ phân tích, đánh giá và dự đoán
GMV (tổng giá trị giao dịch) của doanh nghiệp mình khi chuẩn bị đưa ra quyết
định như thế nào. Sau đây là GMV dự đoán của các nhà chiến lược đưa ra (thời
điểm năm 2020 - năm đầu tiên sau khi hợp tác) sau khi nghiên cứu của mỗi công
ty:

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

GMV của NowFood/ GMV GMV của NowFood/ GMV


Hợp tác
của Shopee của Shopee

GMV của NowFood/ GMV GMV của NowFood/ GMV


Cạnh tranh
của Shopee của Shopee

Sau khi nghiên cứu, các nhà chiến lược của mỗi bên đã đưa ra số liệu như
sau:
Nếu NowFood và Shopee quyết định hợp tác, GMV của cả 2 có khả năng
sẽ chiếm tới 40% tổng giá trị giao dịch (GMV) trên thị trường Food Delivery.
Còn nếu họ tiếp tục hoạt động riêng lẻ (cạnh tranh) với nhau, thì GMV của
NowFood được dự đoán ở mức 12% và Shopee là 24%
Tương tự như cuộc khảo sát ở trên, ta sẽ phân tích kết quả nghiên
cứu này như sau:

[Date] 21
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Trong cuộc nghiên cứu này có 2 người chơi chính đó chính là NowFood
và Shopee: N = [NowFood; Shopee]
Các chiến lược của NowFood: S Now= [Hợp tác; Cạnh tranh]
Các chiến lược của Shopee: S Shopee = [Hợp tác; Cạnh tranh]
Các tổ hợp chiến lược thuần: S= S Now x S Shopee = [ (Hợp tác; Hợp tác); (Hợp
tác; Cạnh tranh); (Cạnh tranh; Hợp tác); (Cạnh tranh, Cạnh tranh)]
Sau khi nghiên cứu, ta có kết cục GMV của mỗi bên như sau:
U Now [Hợp tác; Hợp tác] = 40%

U Now [Hợp tác; Cạnh tranh] = 40%

U Now [Cạnh tranh; Hợp tác] = 12%

U Now [Cạnh tranh; Cạnh tranh] = 12%

U Shopee [Hợp tác; Hợp tác] = 40%

U Shopee [Hợp tác; Cạnh tranh] = 24%

U Shopee [Cạnh tranh; Hợp tác] = 40%

U Shopee [Cạnh tranh; Cạnh tranh] = 24%

[Date] 22
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Từ đây ta có thể rút ra được ma trận kết cục của cuộc nghiên cứu như sau:
Đơn vị: %

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

Hợp tác 40; 40 40; 24

Cạnh tranh 12; 40 12; 24

 Ta tiến hành tìm phản ứng tốt nhất của 2 bên


 Xét NowFood:
 Nếu Shopee quyết định chọn hợp tác => Phản ứng của
NowFood là sẽ chọn Hợp tác
 Nếu Shopee quyết định chọn cạnh tranh => Phản ứng của
NowFood là sẽ chọn hợp tác
=> Qua đây ta có thể thấy rằng Hợp tác là chiến lược áp đảo của
NowFood
 Xét Shopee:
 Nếu NowFood quyết định chọn hợp tác => Phản ứng của
Shopee là sẽ chọn hợp tác
 Nếu NowFood quyết định chọn cạnh tranh => Phản ứng của
Shopee là sẽ chọn hợp tác
=> Qua đây ta cũng có thể thấy rằng Hợp tác cũng là chiến lược áp đảo
của Shopee

Shopee
Hợp tác Cạnh tranh
NowFood

Hợp tác 40; 40 40; 24

[Date] 23
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Cạnh tranh 12; 40 12; 24

Vậy trong cuộc khảo sát này nếu áp dụng lý thuyết trò chơi đồng thời
trong tư duy chiến lược thì kết quả sẽ thu được 1 cân bằng chiến lược áp đảo đó
là [Hợp tác; Hợp tác] => Cân bằng Nash của cuộc khảo sát này cũng là [Hợp
tác; Hợp tác].
=> Qua 2 cuộc khảo sát ta có thể thấy rằng nếu áp dụng Game Theory thì
NowFood và Shopee sẽ đưa ra lựa chọn quyết định hợp tác với nhau để có thể
cùng mang lại lợi ích cạnh tranh lớn hơn trong nền kinh tế thị trường Food
Delivery với các đối thủ như Baemin, Gojek và đặc biệt là GrabFood - Kẻ chiếm
lĩnh ưu thế mạnh mẽ nhất trong thị trường Food Delivery.
Kết luận: Bất kể kết quả như nào thì việc hợp nhất với nhau cũng sẽ là
chiến lược thông minh và khả quan nhất dành cho NowFood và Shopee. Bởi
trong thời điểm lúc bấy giờ, NowFood đang ngày càng mất dần chỗ đứng trong
thị trường Delivery Food, còn Shopee khi ra mắt ứng dụng mới sẽ thất thế trước
đối thủ cạnh tranh trực tiếp là GrabFood, thậm chí là NowFood. Mặc dù sự hợp
tác này vẫn chưa mang lại cạnh tranh vượt trội qua GrabFood nhưng chắc chắn
nó sẽ giúp cho Shopee cạnh tranh tốt hơn, có nhiều thị phần hơn để cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, làm cho cuộc cạnh tranh giữa các thương
hiệu trở nên nóng bỏng hơn. Và có thể trong tương lai gần thì sự hợp tác này sẽ
giúp cái tên mới là ShopeeFood vượt mặt qua được sự độc tôn của GrabFood.

3 Lời kết
Việc áp dụng lý thuyết trò chơi vào các vấn đề kinh tế có thể giúp hiểu rõ
hơn về các quyết định kinh doanh, tác động của các bên liên quan và cách tối ưu
hóa lợi ích của mỗi bên. Việc áp dụng lý thuyết trò chơi vào vấn đề kinh tế giúp
cho các bên trong một tình huống kinh doanh hiểu rõ hơn về cách hành động của
đối tác, tối ưu hóa lợi ích của mình và cân nhắc một cách chính xác các quyết
định kinh doanh.
Với ví dụ của Nowfood và Shopee, việc áp dụng lý thuyết trò chơi đã
giúp hai bên nhìn nhận rõ hơn về lợi ích của mình và các quyết định kinh doanh
cần đưa ra để tối ưu hóa lợi ích của cả hai bên. Khi hai công ty quyết định hợp
nhất để tạo ra một thương hiệu mới mạnh mẽ hơn, họ đã sử dụng lý thuyết trò
chơi để đưa ra quyết định đúng đắn và mang lại lợi ích tối đa cho cả hai bên.

[Date] 24
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

Áp dụng lý thuyết trò chơi trong các vấn đề kinh tế có thể giúp nâng cao
hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh sự cạnh tranh trong thị trường và tạo ra lợi ích
cho các bên liên quan. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết trò chơi cần được thực
hiện một cách thận trọng và chính xác để tránh tình trạng mất cân bằng lợi ích
và gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội.
Nhìn chung, lý thuyết trò chơi và tư duy chiến lược ngày nay vẫn đóng vai
trò quan trọng đối với kinh tế học vi mô hiện đại hay kinh tế học hành vi vì nó
trao cho các nhà kinh tế học khả năng chọn ra người thắng cuộc và người thua
cuộc. Không phải khi nào nhường nhịn cũng tốt; lấn lướt cũng xấu, cái chính là
phải biết xem xét tình thế như thế nào để mình có giải pháp tối ưu. Bằng cách
vận dụng “Lý thuyết trò chơi” vào thực tiễn nói chung và kinh doanh nói riêng,
chúng ta đã có tư duy toàn diện hơn về tình huống, đối phương, hành động. Qua
đó giúp chúng ta có cách giải quyết phù hợp và thu về kết quả tốt nhất. Lý
thuyết trò chơi đã được chứng minh ở các nước tiên tiến là có ảnh hưởng rất lớn
trong giáo dục kĩ năng phối kết hợp, kĩ năng phán đoán, kĩ năng giải quyết xung
đột, … trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù điều đáng tiếc là lý thuyết trò chơi
vẫn chưa thực sự được biết đến rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, sự ra đời của lý
thuyết trò chơi vẫn xứng đáng là một lý thuyết, công cụ có tác động tích cực đối
với đời sống mỗi người cũng như các doanh nghiệp, giúp họ đưa ra được những
quyết định, kế hoạch, chiến lược trong cuộc sống hay trong kinh doanh.

[Date] 25
Game Theory – Phân tích chiến lược của NowFood và Shopee trong thị
trường cạnh trạnh – Nhóm 09

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(n.d.). Retrieved from 02: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-


hoc-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh/marketing/xay-dung-marketing-
mix-cho-shopee-food-cua-foody/24950504
(n.d.). Retrieved from 03: https://thesaigontimes.vn/dang-sau-cau-chuyen-now-
doi-ten-thanh-shopeefood/
(n.d.). Retrieved from 04: https://toanphatcorp.vn/tin-tuc/tong-quan-thi-truong-
dat-do-an-truc-tuyen-va-cac-thuong-hieu-top-dau-c150a1050.html
(n.d.). Retrieved from 05: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-sai-gon/marketing-management/ly-thuyet-tro-choi-va-ung-dung-cua-
no-trong-kinh-te-hoc/18938587
(n.d.). Retrieved from 06: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-
hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-minh/kinh-te-hoc-vi-mo/tl-
ktvm2/36734253
(n.d.). Retrieved from 07: https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-tai-
chinh/kinh-te-vi-mo1/chuong-7-ly-thuyet-tro-choi/39718394
01. (n.d.). Retrieved from https://phapluatbanquyen.phaply.vn/hanh-trinh-
thuong-hieu-now-va-thau-tom-cua-cong-ty-me-shopee-a506.html

[Date] 26

You might also like